WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một đề xuất khá độc đáo: thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo”

Phong Uyên – Mt đ xut khá đc đáo : thay thế “đng Lãnh đo” bng “người  Lãnh đo” thông qua ph thông đu phiếu

Cách đây 2 tuần, báo Thanh niên tường thuật vắn tắt buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp  (UB Thường vụ Quốc hội) tổ chức ngày 23 tháng Bẩy tại TP Hồ Chí Minh mà nội dung chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong buổi hội thảo  GS-TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra đề xuất “Hoàn thin chế đnh Nguyên th quc gia trong Hiến pháp Mi“. Trong đề xuất này, ông Dung đưa ra một đề nghị khá độc đáo:

Ch tch nước do dân bu trc tiếp, nhim kỳ ca Ch tch nước là 5 năm, không theo nhim kỳ Quc hi, nhm bo đm s thường xuyên, không b gián đon ca quyn  lc  Nhà nước. Bên cnh đó, đ đm bo cho vic thc hin quyn thng lĩnh các lc lượng võ trang, Ch tch nước phi trc tiếp phong hàm các tướng lãnh cao cp trong quân đi

Ngay trong buổi hội thảo có 2 phản ứng: một của TS Tô Văn Hòa (Đại học Luật Hà Nội), một của TS Bùi Ngọc Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội):

Ông Hòa có vẻ muốn bảo vệ chức năng hành pháp của Thủ tướng khi đưa ra đề xuất: “phi phân bit rõ chc năng  hành pháp vi  chc năng hành  chính  ca chính ph“. Ông cho là trong trường hợp  bầu trực tiếp nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, người đứng đầu chính  phủ, sẽ bị mất chức năng hành pháp, chỉ còn  giữ chức năng hành chính.

Ông Sơn đưa ra một bài tham luận nói về “quyn lc  hn chế  ca s sa đi Hiến pháp, không được thay đi cu trúc cơ bn ca chính quyn“. Ông có ý muốn cảnh cáo bầu  cử trực tiếp Nguyên thủ quốc gia có thể làm thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền đã được quy định trong Điều 4  Hiến pháp khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất.

Ngoài báo Thanh Niên, giới truyền thông trong nước đều im lìm, không hề nói đến buổi hội thảo. Ở hải ngoại cũng chỉ có một mạng đăng lại bài tường thuật của Thanh Niên, có lẽ vì cho đó chỉ là những cuộc đối chọi nhau giữa một phái đang trỗi dậy trong Đảng muốn giành  giật quyền hành với 2 phái kia : phái Chủ tịch Trương Tấn Sang  muốn  “Hiến pháp Mới” tạo một chỗ đứng cho mình trong quyền Hành pháp. phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không muốn bị cắt xén quyền lực hành pháp để chỉ còn giữ quyền lực hành chính, phái TBT Nguyễn Phú Trọng muốn Điều 4 vẫn được duy trì để không bị mất quyền “Lãnh đạo”. Nói tóm lại 3 nhân vật chóp bu muốn chia 3 thiên hạ.

Tôi thì nghĩ ngược lại:

Trước khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung đã phân tích kỹ càng tình trạng nội bộ của ĐCSVN từ trước tới nay và thấy là dù có sửa đổi hay làm lại Hiến pháp mới, Điều 4 cũng sẽ vẫn được duy trì dưới hình thức này hay dưới hình thức khác, vì nó là nền tảng của chế độ “độc đảng hai phái” đã có từ thời ĐCSVN mới được thành lập . Ông cũng thấy như mọi người là thời kỳ đầu của VNDCCH, Ông Hồ với cương vị Chủ tịch Nước, có nhiều thanh  thế  vì được quần chúng  ngưỡng mộ, có thể đứng giữa làm trọng tài giữa 2 phái trong Đảng và giữa dân với Đảng. Nhưng khi gần cuối đời, uy thế  của ông Hồ bị Lê Đức Thọ và Lê Duẩn khuynh loát nên địa vị của ông  mỗi ngày một lu mờ. Vai trò Chủ tịch Nước của những người kế nghiệp ông Hồ sau  này cũng chỉ hoàn toàn có tính cách  tượng trưng.

Khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung không những muốn khôi phục lại vai trò trọng tài của Chủ tịch Nước mà còn muốn lá phiếu của người dân hợp pháp hóa chức vị Lãnh đạo duy nhất đất nước của Chủ tịch Nước và qua đó vô hiệu hóa  phái “Lãnh đạo” mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng, đồng thời cũng nắm một phần quyền Hành pháp, trở thành đối trọng với phái “Cầm quyền” mà người đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Nói tóm lại, ông Nguyễn Đăng Dung muốn một  Chủ tịch có quyền thế, lãnh đạo đất nước như Chủ tịch Trung Quốc  Hồ Cẩm Đào, nhưng được dân bầu như ở những nước dân chủ theo chế độ Tng thng chế. Dưới thể chế này, ĐCSVN  sẽ mất vai trò lãnh đạo để chỉ còn là một đảng cầm quyền.

Trên thế giới có hai hệ thống Tổng thống chế:

Tng thng chế kiu M.

Trong định chế này ba quyền lực:

Hành pháp, hoàn toàn dưới quyền Tổng thống vì không có chức vị thủ tướng

Lp pháp, hoàn toàn dưới quyền Thượng viện và Hạ viện

Tư pháp, dưới quyền các thẩm phán đều biệt lập và được tạo ra từ lá phiếu của người dân, nên đều chính đáng như nhau, độc lập với nhau và là những cơ cấu song song với nhau, có thể theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.

Nhiệm kỳ tổng thống 4 năm chỉ được gia hạn một lần, không trùng hợp với các nhiệm kỳ Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), các thẩm phán Tối  cao Pháp viện – tòa án cao cấp nhất được thiết lập bởi Hiến pháp – được bổ nhiệm đời đời, cũng là những bảo đảm  cho sự độc lập  của ba cơ cấu Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp và tránh được sự lạm quyền.

Tuy có nhiều nước bắt chước Tổng thống chế kiểu Mỹ, nhưng sự thành công có lẽ chỉ có ở Hoa Kỳ. Đó là nhờ các vị sáng lập ra nước Mỹ cách đây 250 năm đã theo đúng Tinh thần luật pháp (L’Esprit des Lois) của Montesquieu, nhờ sức mạnh của đệ Tứ quyền là báo chí, và sau hết là nhờ có một nền kinh tế phóng khoáng thích hợp với óc tự do kinh doanh mà người Mỹ cho là điều kiện cốt yếu của tự do cá nhân.

Th chế bán Tng thng (cũng gi là Tng thng – Đi ngh) kiu Pháp.

Trong hệ thống này, Tổng thống được dân bầu trực tiếp và Thủ tướng đứng đầu chính phủ mà đa số các tổng trưởng đều được chọn trong số những đại biểu QH của đảng thắng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội, phải chia nhau quyền Hành pháp. Tuy về hình thức tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, nhưng người này phải được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm  và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nên trong thực tế, thủ tướng là người của đảng (hay liên minh) được đa số đại biểu trong Quốc hội đề cử.

Rất ít nước theo thể chế này vì nó được De Gaulle tạo ra để thay thế chính thể đại nghị trong hoàn cảnh đặc biệt của nước Pháp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, luôn luôn bất ổn chính trị vì tập quán đa đảng nhiều chính kiến của dân Pháp. Để có một hành pháp vững chắc tồn tại lâu dài chứ không chỉ  vài tháng (như trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương), năm 1962 Hiến Pháp đệ Ngũ Cộng hòa (được ưng thuận sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1958) được tu bổ bằng một đạo luật – gọi là luật Hiến pháp – qui định  bầu cử trực tiếp tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm (từ năm 2000 đổi là 5 năm) và được tái cử một lần.

Vấn đề là khi tổng thống và thủ tướng là người cùng một đảng được đa số trong Quốc hội, thì không nói làm gì, nhưng trong trường hợp tổng thống và thủ tướng  thuộc 2 đảng đối  lập nhau, sự phải chia nhau quyền lực và phải “sống chung” (cohabitation) với nhau,  là cả một sự gay cấn. Nước Pháp đã phải trải qua nhiều trường hợp như vậy khi Mitterrand, phái Tả là tổng thống và Chirac, phái Hữu là thủ tướng và sau đó lại có thời kỳ ngược lại : Chirac  làm tổng thống và Jospin cầm đầu đảng Xã hội thắng cử làm thủ tướng.

Ngay trong trường hợp tổng thống và thủ tướng là  người cùng một đảng, cũng luôn luôn  có sự căng thẳng (như giữa Mitterrand với Rocard cùng thuộc đảng Xã hội), tùy cá tính của mỗi người và vì sự phân chia quyền hành không bao giờ được rõ ràng. Trong trường hợp này phần nhiều có một sự thỏa thuận bất thành văn là tổng thống là người phác họa đường lối kinh tế, ngoại giao, quốc phòng và thủ tướng chuyên về đối nội, chính sách xã hội, chính sách đánh thuế, thu thuế. Đó cũng là trường hợp của Việt Nam nếu đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung được chấp thuận.

3) Ông Nguyn Đăng Dung có v thiên v chế đnh bán Tng thng chế kiu Pháp, thích hp vi tình trng hin nay :

1° Như đã nói trên, Chủ tịch nước được dân bầu trực tiếp là người “Lãnh đạo” bằng xương bằng thịt thay thế khái niệm “Đảng Lãnh đạo” mơ hồ đứng trên Pháp luật, nguồn gốc của lạm quyền và tham nhũng. Đảng “lãnh đạo” vô kỳ hạn còn người Lãnh đạo, dù có độc tài đến đâu, cũng không thể cầm quyền vô kỳ hạn mà một ngày kia không bị các phe phái khác hạ bệ.

2° Dù các ứng cử viên chức vị Chủ tịch nước đều do các phe phái trong Đảng “hiệp thương” đưa ra, nhưng sự người dân được quyền chọn lựa cũng là bước đầu đi đến dân chủ.

3° Chủ tịch Nước được dân bầu và Thủ tướng chính phủ do Đảng cử sẽ luôn luôn có sự giằng co nhau về quyền hành nên bắt buộc phải phân chia quyền hành theo những đIều  luật trong Hiến pháp và tự kiểm sát lẫn nhau, nhờ vậy mà  một trong 2 người muốn lạm quyền hành pháp và lấn át lên các quyền lập pháp và tư pháp cũng khó.

4° Khi Chủ tịch nước được toàn dân bầu thì dù lúc đầu là người của một phái nào trong Đảng cũng bắt buộc phải đứng  lên trên Đảng và phe phái của mình như tổng thống Pháp, tổng thống Mỹ, để trở thành nguyên thủ của cả nước, dựa vào dân để có quyền lực đối trọng với quyền lực của Đảng. Ngoài chuyện từ người dân, quyền lực của Nguyên thủ cũng từ Hiến pháp  mà ra, nên người Chủ tịch nước cũng phải có bổn phận bảo vệ Hiến pháp.  Ông Nguyễn Đăng Dung hoàn toàn có lý khi nói “Ch tch nước  trong mt phn nào có s tham gia thc hin quyn lp pháp , hành pháp và tư  pháp“, nghĩa là một khi chưa có  cơ quan bảo vệ Hiến pháp như  Hội đồng Hiến pháp  (Pháp) và Tòa án Tối cao (Mỹ) thì phải đích thân thay thế những cơ quan này trong việc bảo  vệ tính độc lập của tam quyền được qui định rõ ràng trong Hiến pháp mặc dầu điều Bốn Hiến pháp vẫn được duy trì nhưng được hiểu là “Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước.

5° Cũng vì 2 phe phái chính trong Đảng phải đưa người của mình ra tranh cử mỗi lần có bầu cử Chủ tịch nước hay đại biểu Quốc hội, và cần có sự hậu thuẫn của Xã hội dân sự, nên nhờ vậy mà Xã hội dân sự tiến triển và các phe phái một ngày kia cũng phải tách rời nhau để trở thành những đảng. Một phần lớn những đảng ở các nước dân chủ cũng bắt đầu như vậy, nhất là ở những nước theo chế độ lưỡng đảng.

Kết lun

Ông Nguyễn Đăng Dung đã rất tinh tế  và biết nhìn xa trông rộng khi đưa một đề xuất  có thể làm thay đổi các cơ cấu quyền hành trong ĐCSVN và làm biến chuyển Đảng, tạo cho ĐCSVN một cơ chế độc đáo là Tng thng chế – Đc đng, nằm giữa Chủ tịch chế kiểu Trung Quốc và Tổng thống  – Đại nghị chế kiểu Pháp.

Nhưng có thể vì vậy mà đề xuất của ông Dung sẽ bị các phần tử bảo thủ và thiển cận trong Đảng chống đối mãnh liệt, coi là một “diễn biến hòa bình” trá hình, nên khó  có thể  vượt qua được những rào cản.

Trớ trêu là đa số những người chống cộng hay những người có óc hoài nghi, cũng coi đề xuất này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ tham vọng của một trong 3 nhân vật chóp bu trong Đảng hiện nay, đặc biệt là nhân vật Trương Tấn Sang. Nhưng có ai cấm ông Nguyễn Tấn Dũng  ra ứng cử Chủ tịch nước. Trong 2 ông, người thắng cử sẽ làm Chủ tịch nước, người thua cử sẽ làm Thủ tướng, đổi chác chỗ cho nhau hệt như Putin và Mét Đê Lép vậy. Cũng có thể phái “Đảng lãnh đạo” đề cử ông Nguyễn Phú Trọng và ông sẽ thắng cử nhờ có hậu thuẫn là “bộ máy lãnh đạo” gồm các bí thư đi từ huyện đến Trung Ương. Ngay trong trường hợp này uy thế của ông cũng sẽ tăng  gấp bội và biết đâu nhờ vậy mà ông sẽ làm lên công chuyện. Lịch sử đã chứng minh, những người lúc đầu tưởng là lu mờ  lại là những người sau này trở nên  lẫy lừng nhất.

Nói tóm li, cái hay trong đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung là không có tính cách nhất thời và không phụ thuộc vào nhân sự.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

40 Phản hồi cho “Một đề xuất khá độc đáo: thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo””

  1. SV Lê Văn Ngọ says:

    Mấy ông lãnh đạo CS có biết là thời nay đi đâu ra ngoài mà nhắc đến cộng sản là cả thế giới kinh tởm khinh khi ra mặt, ngay cả con cháu mấy ông cộng sản Bắc Hàn, Trung Cộng (và cả Việt Nam cũng vậy) đi du học hay du lịch cũng đều phải dấu cái gốc CS của cha ông mình không dám nhận vì sợ xấu hổ ! Muốn tiếp tục cầm quyền thì cứ cầm quyền nhưng đổi cái tên đảng đi và làm sao cho bớt giống Trung-cộng thì may ra.

    • hai ha says:

      Rẩt chính xác…không dấu sao được khi mà nguon gốc lý lich CS để lại nhieu ấn tượng xấu ở các nước tư bản khi con ông cháu cha ra nuoc ngoài du lich ,.du hoc….

  2. Thanh Niên says:

    Một đề xuất rất khoa học và hợp lý không nên xem thường rồi bỏ qua. Lề lối cá nhân lãnh đạo sẽ quy tụ trách nhiệm rõ ràng và tài năng cao nhất để lèo lái đất nước, loại trừ được vấn đề cơ hội chủ nghĩa, ít khả năng, trì trệ chung chung theo kiểu tổ chức lãnh đạo. Trong tình hình khẩn trương hiện nay nhân vật lãnh đạo mang trọng trách cấp thời là tối cần để lèo lái vận mệnh dân tộc, nhân vật này cũng là hình ảnh đại diện Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của toàn thế giới. Trước đây ta từng có chủ tịch Hồ Chí Minh, Vua Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, V.V. đều là những lãnh tụ cá nhân lèo lái đất nước xuất sắc, chẳng lẽ ngày nay cả nước không có một cá nhân nào xứng đáng hay sao?

    • NGÀN KHƠI says:

      TRIỆT PHÁ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

      Người từng có ý dạy rằng
      Cá nhân chủ nghĩa phải quăng ra đường
      Luôn luôn tập thể thân thương
      Luôn luôn giai cấp mọi đường đều hay
      Tinh hoa hay cả người tài
      Kiểu này tư sản chớ ai màng gì
      Mọi người chẳng khác tí ti
      Sống lâu lên lão có gì phải lo
      Giống như mấy chú tò vò
      Vào ra một cửa khỏi lo điều gì
      Lập trường quán triệt phải thì
      Lập trường lỏng lẽo ích gì tương lai
      Đại đồng thế giới một mai
      Sắp theo hàng dọc dài dài lên thôi !

      NON NGÀN
      (08/812)

  3. Do Quan says:

    VN hiện theo chế độ công an trị, sẽ ko có gì thay đổi kể cả khi ra bản hiến pháp mới.

  4. Phong Uyên says:

    Trước hết tôi xin viết lại đoạn tôi nói về 3 quyền phân lập trong Tổng thống chế kiểu Mỹ, vì ĐCV quên không xuống dòng nên người đọc có thể hiểu lộn :

    ” Trong định chề này 3 quyền lực :

    Hành pháp….
    Lập pháp…
    Tư pháp….

    đều biệt lập và được tạo từ lá phiếu của người dân ”

    Ý tôi muốn nói là;trong cả 2 định chế Đại nghị và bán Tổng thống chế, tuy có tam quyền phân lập nhưng không hoàn hảo bằng trong định chế Tổng thống chế kiểu Mỹ vì : 1° Các thẩm phán nắm quyền Tư pháp không được bầu như ở Mỹ mà được bổ nhiệm bởi Hành pháp. 2° Quyền Hành pháp cũng bị chi phối bởi đảng cầm quyền (đảng được đa số trong QH) nên luôn luôn xẩy ra những chuyện như ở Pháp, đảng nào thắng phiếu lên cầm quyền đều tìm cách bãi bỏ hay thay thế những đạo luật của đảng bị thua.

    Tôi cũng xin trả lời ông Trúc Bạch :

    ĐCSVN thật ra không phải là 1 đảng thuần nhất mà chỉ là danh từ chung của nhiều phái trong Đảng,: Chỉ trên chóp bu hiện nay, ít nhất cũng đã có 3 ĐCS.của 3 ông NPT, TTS, NTD, mỗi ông 1 đảng. Còn không nói ở địa phương, mỗi tỉnh có 1 hay 2 ĐCS, 1 của ông bí thư, 1 của ông chủ tịch. Bởi vậy mỗi ông này chỉ “trung” với đảng của mình, chỉ đảng viên thường là phải trung với tất cả mọi đảng. Nếu thật sự có bầu cử chủ tịch nước, thì khó các phe phái có thể thỏa hiệp với nhau để chỉ đề cử một người không thuộc phe phái mình. Thử lấy 1 thí dụ cụ thể : Ông TTS ra ứng cử, tất nhiên là ông NTD sẽ không chịu ngồi yên mà không ra tranh cử. Dân thấy ông nào “sáng” hơn thì sẽ bầu cho ông ấy và như vậy dân ít nhất cũng có 1 tối thiểu lựa chọn, tuy chỉ là sự lựa chọn giữa dịch hạch và dịch tả.

    • Trúc Bach says:

      He he he …xin lỗi vì nụ cười “nhăn nhở” – (cười với các cháu ngoan bác Hồ quen rồi, lâu ngày thành…nghiện)

      ông Phong Uyên còn cố tìm xem ông (cs) nào “sáng” hơn thì quả là ông là người rất có…nòng (là nòng súng nhân đạo, cứu người nầm than) .

      Tôi thấy mấy ông cs – đặc biệt là csVN – ông nào cũng tối hù, cho dẫu có “xoi” đèn pha 5.000 W vào mặt họ, thì cũng chỉ thấy “một vùng đen tối” mà thôi .

      Tại sao lại phải chọn giữa Dịch Hach với Dịch Tả ? Có phải mua cái rết vào mà …run không ? Đừng chọn cái nào là tốt nhất !

    • Đảng Viên Già says:

      Đảng CS cũng tham nhũng tha hoá như mọi băng đảng khác.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      ỐI THÔI ÔNG PHONG UYÊN

      Trong bài viết của mình ông PU kết luận :
      “Ông Nguyễn Đăng Dung đã rất tinh tế và biết nhìn xa trông rộng khi đưa một đề xuất có thể làm thay đổi các cơ cấu quyền hành trong ĐCSVN và làm biến chuyển Đảng, tạo cho ĐCSVN một cơ chế độc đáo là Tổng thống chế – Độc đảng, nằm giữa Chủ tịch chế kiểu Trung Quốc và Tổng thống – Đại nghị chế kiểu Pháp. Nhưng có thể vì vậy mà đề xuất của ông Dung sẽ bị các phần tử bảo thủ và thiển cận trong Đảng chống đối mãnh liệt, coi là một “diễn biến hòa bình” trá hình, nên khó có thể vượt qua được những rào cản. Trớ trêu là đa số những người chống cộng hay những người có óc hoài nghi, cũng coi đề xuất này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ tham vọng của một trong 3 nhân vật chóp bu trong Đảng hiện nay, đặc biệt là nhân vật Trương Tấn Sang. Nhưng có ai cấm ông Nguyễn Tấn Dũng ra ứng cử Chủ tịch nước. Trong 2 ông, người thắng cử sẽ làm Chủ tịch nước, người thua cử sẽ làm Thủ tướng, đổi chác chỗ cho nhau hệt như Putin và Mét Đê Lép vậy. Cũng có thể phái “Đảng lãnh đạo” đề cử ông Nguyễn Phú Trọng và ông sẽ thắng cử nhờ có hậu thuẫn là “bộ máy lãnh đạo” gồm các bí thư đi từ huyện đến Trung Ương. Ngay trong trường hợp này uy thế của ông cũng sẽ tăng gấp bội và biết đâu nhờ vậy mà ông sẽ làm lên công chuyện. Lịch sử đã chứng minh, những người lúc đầu tưởng là lu mờ lại là những người sau này trở nên lẫy lừng nhất. Nói tóm lại, cái hay trong đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung là không có tính cách nhất thời và không phụ thuộc vào nhân sự”.
      Hóa ra lâu này cũng tưởng ông Phong Uyên là người ưu thời mẫn thế, người có tâm có ý với quốc gia, đất nước, dân tộc, hóa ra ông cũng chỉ là loại quan điểm chính trị ba rọi, đánh trống bỏ dùi, nói để mà nói cho vui, chẳng có ý thức, tri thức, nhận thức hay ý hướng chiều sâu hoặc quyết tâm vì tiền đồ, sự thật, hay lý tưởng cao cả của nước nhà gì hết. Ông đúng giống như kiểu mèo khen mèo dài đuôi. Ồng khen ông Nguyễn Đăng Dung nào đó y hệt một con mèo, mà thực chất đây chỉ là một con cáo, một con cáo dài đuôi thì có. Ôi Phong Uyên, ông hình như đang ở Pháp, chắc ông là cựu của các phong trào khuynh tả hay mác xít nên ông mới ăn có theo với ông Nguyễn Đăng Dung vốn bản chất chỉ là một chú cuội ngay trong tự thân là như thế. Hay đúng ra ông Phong Uyên chỉ là một loại tay ngang mà lại nói leo về các lãnh vực khoa học chính trị xã hội theo kiểu chuyên khoa mặc dầu ông chẳng có nhận thức hay tư duy chiều sâu gì, hoặc kể cả chỉ chơi kiểu sang đàng hoàn toàn nói dóc bề ngoài như thế.

      ĐẠI NGÀN
      (08/8/12)

    • rau thơm says:

      Chế độ Tổng Thống như VN Công hoả ngày trươsc và HanQuoc ngày nay củng xướng rơn rồi ,chẳng muon gì hơn

  5. Cư Sĩ: Trí Quang. says:

    Tại sao không là Tổng Thống Danh xưng nghe Văn hóa văn minh hơn, Chủ Tịch nước nghe như bộ lạc trong rừng trong rú tại sao không thể từ bỏ được cái Danh xưng của thời kỳ hang động? VN vẫn còn trong vòng lẫn quẩn mất định hướng. Ngày nay chỉ nên học đòi và bắt chước nước láng giềng thôi, chứ không còn cách nào hơn để ngoi lên từ một nền tảng đã sụp đổ băng hoại vì sự dẫn đường của những kẻ mù phét lối. Hãy nhìn xem Trung Cọng Nhân Dân đang nỗi loạn đòi Tự Do Dân Chủ Thật sự. Tại sao Đảng CSVN mãi bám theo cái Váy của Tàu Cọng, mà không thấy nhục bị cướp nước?

    • Loa Loa says:

      Rất có lý! danh xưng “Chủ tịch” dành cho một cộng đồng hội đoàn nhỏ, ai cũng thấy đây là cách xưng theo thói quen cũ rích rập đuôi đàn anh Trung Quốc, nếu Trung Quốc chưa đổi thì đừng hòng các ông ấy trong bộ chính trị Việt Nam dám đổi. Tất nhiên cả thế giới các nước độc lập tiên tiến Liên Xô, Mỹ, Singapore v.v. đều có danh xưng Tổng Thống từ lâu ngoại trừ Trung Quốc và hai cái đuôi chư hầu Bắc Hàn và Việt Nam.

      • NON NGÀN says:

        NÓI CHỮ CHÚT CHƠI

        Trong ngữ nghĩa tiếng Việt, khái niệm từ ngữ “Chủ tịch” dùng để chỉ người làm chủ tọa hay điều khiển một tập hợp cụ thể những cá nhân nào đó. Như chủ tịch cuộc họp, chủ tịch quốc hội, chủ tịch ủy ban, các tập hợp đó đều gồm số lượng những cá nhân cụ thể, đếm được, và cũng được bầu lên trực tiếp từ những con người cụ thể đó.
        Từ ngữ Chủ tịch nước, nếu muốn xài như vậy phải do dân trực tiếp bầu bằng phổ thông đầu phiếu, có tranh cử tự do, dân chủ đàng hoàng. Còn nếu chỉ do một tập hợp cụ thể nào đó lựa ra, đó thực chất chỉ là danh chức chủ tịch của tập hợp đó, không thể cho là của toàn dân được.
        Ở những nước nói chung, toàn thể dân chúng là tập hợp bao quát, khó đếm được cụ thể, xác định từng người, nên người ta dùng khái niệm Tổng thống, có nghĩa là thống lĩnh chung tất cả. Trong ý nghĩa như vậy, Tổng thống là người có quyền cao nhất trong quyết định mọi việc của quốc gia nhân danh chức vụ này. Bởi nếu phải quyết định theo đa số như kiểu tập thể lãnh đạo thì không thể gọi là Tổng thống được. Nên Tổng thống có thể bầu theo kiểu phổ thông đầu phiếu, hay kiểu đại cử tri cũng được. Thành ra ý nghĩa của từ ngữ Chủ tịch nước thực chất nó chỉ có hư danh, vô thực quyền, hay chỉ mang tính tượng trưng, trình diễn, là như thế. Nếu ai thấy không đúng, cứ thử cho ý kiến.

        NGÀN KHƠI
        (08/8/12)

    • Le Binh says:

      Tôi đồng ý với cư sĩ là Tổng Thống nghe có vẻ văn minh hơn, nứớc ngoài sẽ nể nang hơn ,còn chủ tịch hay chủ tịt nghe khôi hài quá, giống như chủ tịt đảng, chủ tịt ủy ban nhân dân chỉ là thứ đi sai vặt.

  6. Nguyễn Đan Phượng says:

    Vâng, cũng chỉ là “Đảng cử,dân bầu”.
    Tưởng đó là một bước cải tiến, nhưng thưc chất chỉ là kéo dài sự sống cho đản cộng sản Viêt nam đã mục rữa từ trong xương tủy..
    Những người yêu nước phải mạnh dạn đấu tranh hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, để dần dần mang tự do và dân chủ cho đất nước, như thế mới mong đất nước này đứng vững trước nguy cơ Hán hóa.
    Cải tiến để tiến bộ chứ không phải cải tiến để dậm chân tại chỗ, rồi thụt lùi, tụt hậu so với thế giới.
    Theo đề xuất của TS Dung, tôi giả sử đảng đưa ông Dũng và ông Sang ra ứng cử chủ tịch nước, Nếu ông Sang đắc cử thì ông Dũng vẫn là thủ tướng, thế có gì thay đổi, nếu không muốn nói 2 ông sẽ kèn cựa nhau về quyền lực,tệ hại và quyết liệt hơn tình trạng như hôm nay. Ngược lại ông Dũng trúng cử Chủ tịch nước thì ông Sang làm thủ tướng, thế thì có gì khác nào? Vẫn phe cánh vẫn kèn cựa …
    Đừng đem chuyện Putin và Mét vê Đép ra mà ca tụng, đó là trò chơi dân chủ bẩn thỉu nhất thời đại,
    hai ông này đã đem cứt đái ném vào mặt dân Nga, một dân tộc vốn rất vĩ đại về một nền văn hóa lâu đời và tỏa sáng.

  7. kbc3505 says:

    Tôi ủng hộ ý kiến đề xuất này và mong sao sẽ sớm xảy ra.

    Gần đây, chúng ta thấy vai trò Trương Tấn Sang có vẻ “sáng” hơn vai trò của Nguyễn Tấn Dũng. Nếu sửa đổi hiến pháp thêm quyền lực cho vai trò chức chủ tịch nước thì cũng là một diễn biến hòa bình; đặc biệt, nếu không được chỉ định bởi bộ chính trị mà là phổ thông đầu phiếu bởi toàn dân thì là một thay đổi cực kỳ quan trọng, hoàn toàn ngược lại lựa chọn từ trước tới nay, quay ngược hoàn toàn 180 độ, có nghĩa là đảng cộng sản và vai trò của đảng sẽ thoái lui nhường chỗ cho toàn dân được quyền quyết định lựa chọn.

    Cũng đã đến lúc phải có thay đổi trong sự lãnh đạo của đảng, sự hiểu biết và đòi hỏi của người dân cũng như tầng lớp trí thức ngày càng thay đổi, và tác động tình hình thế giới cũng là những thuận lợi cho những thay đổi và đòi hỏi của người dân. Đây là một sự diễn biến phù hợp và đúng đắn, không đổ máu mà quyền lãnh đạo quốc gia vẫn được liên tục và được thể bằng lá phiếu của người dân.

    kbc3505

  8. KIẾN CÀNG says:

    Tầng lớp trí thức và đa số những người cấp tiến trong xã hội Việt nam hiện nay, ai cũng hiểu và hồ hỡi phần nào ( tuy chưa được dân chủ hoàn toàn ) như Phong uyên, khi sự kiện Viện nghiên cứu Lập pháp hội thảo ‘ Hiên pháp mới ‘.
    Nhưng họ cũng biết trước nó không bao giờ xảy ra, thất vọng. Vì các nguyên cơ sau :

    1- Từ khi Đảng cộng sản ra đời và lên cầm quyền toàn trị cho tới nay tại Việt nam, đã sản sinh một một đặc tính ” di truyền ” ra : lề lối làm việc trì trệ + tư duy lãnh đạo chung chung ( xem họ đọc diễn văn, phát biểu thì rỏ ) + không xem trọng trí thức, khoa học. Từ đó luôn lạc hâu và đi sau thời đại. Bản chất này ăn sâu trong ý thức hết 90% công chức nhà nước. Trừ khi cải tổ toàn diện, hay còn gọi là ‘ phọt-mát’ lại từ đầu bộ máy công chức. Điều này ko xảy ra ?

    2-Ý thức hệ ‘ bảo thủ ‘ , dấu dốt hằn sâu trong vỏ não do sợ thua người khác, do sợ mất đảng cộng sản , sợ mất thế cầm quyền lãnh đạo. Là cội nguồn cho sự dối trá và lợi ích nhóm trong xã hội. Vì thế nhóm này không muốn để nhóm kia kiểm soát.

    3- Đảng cộng sản Việt nam Xem trọng giá trị quốc tế cộng sản hơn giá trị dân tộc và giá trị tổ quốc.

    4- Đảng cộng sản và nhà nước Việt nam nằm trong sự bảo trợ và chịu sự chi phối toàn diện của đảng cộng sản Trung quốc. Vì thế, Đảng cộng sản Trung quốc không muốn bộ máy lãnh đạo nhà nước Việt nam thuộc về nhân dân Việt nam quyết định, mà do Trung quốc quyết định chi phối. Do đó, quyền lãnh đạo đất nước không thuộc về dân tộc Việt nam.

    Từ đó, không thể xảy ra chủ tịch nước do nhân dân Việt nam bầu chọn. ???

  9. Võ Hưng Thanh says:

    HÃY THỬ NÓI VỀ BẢN LĨNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

    Chủ nghĩa Mác thực chất đã thủ tiêu khá nhiều bản lĩnh các dân tộc trong đó có dân tộc VN. Dân tộc Nga là dân tộc đã bị thủ tiêu bản lĩnh dân tộc sớm nhất, người có công đầu này không ai khác hơn là Lênin. Từ đó các nước Đông Âu hàng loạt đều theo gương ấy hay đều bị lan tỏa từ Liên Xô hệ lụy ấy. Ở Á châu nổi bật nhất có Trung Hoa với Mao Trạch Đông là người khởi xướng, ở Việt Nam có Hồ Chí Minh, ở Cuba có Fidel Castro chẳng hạn. Bởi tại sao ? Vì nguyên lý hay kết quả của chủ nghĩa mác xít chỉ có độc một chính đảng là đảng cộng sản mác xít, tự cho mình là người tiên phong của giai cấp công nhân hay nông dân, nhất là giai cấp vô sản trên toàn thế giới, những thực chất chỉ có những người vào đảng mới được cầm đầu xã hội, cầm đầu đất nước, cầm quyền của toàn dân tộc, có nghĩa với nguyên tắc chuyên chính mà Mác chủ trương, tất cả các dân tộc tương ứng đó thực tế đều mất quyền tự chủ tất cả. Mất quuyền tự chủ trong thời gian dài mà không làm gì được, đó có nghĩa cũng là mất bản lĩnh, không còn bản lĩnh. Quyền của dân tộc không còn, quyền của đất nước bình thường không còn, chỉ có quyền của đảng CS hay quyền của những người đứng đầu hoặc lãnh đạo đảng CS phải tuân thủ đúng cương lĩnh, nguyên tắc ý thức hệ do chỉ mỗi cá nhân Các Mác đưa ra tại nước Đức cách đây đã trên một thế kỷ rưởi mà không thể quyết định gì khác được, không có cách nào khác được để tự chủ, tự lập lại, để dành quyền chủ động lại, đó tức là bản lĩnh của dân tộc đã không còn, đã bị mai một, hay đã bị triệt tiêu tất cả. Đây là một sự thật, cho dầu có những người chối bỏ điều đó thì nhất thiết khách quan điều đó vẫn là một sự thật.
    Tại vì sao ? Vì toàn thể các dân tộc đó đều từ lâu không còn quyền quyết định cho chính vận mệnh, tương lai của mình bằng lá phiếu trực tiếp nữa. Họ phải bắt buộc chỉ tuân thủ một cơ chế thống nhất của thế giới các nước CS nói chung, tức mọi quyền hành đều do các đảng viên CS cao cấp quyết định, rồi thông qua các bầu bán của đảng viên cấp dưới để hợp thức hóa, cũng như cuối cùng đưa ra dân để chính thức hóa các cơ chế pháp lý của nhà nước CS nói chung mà thôi. Điều này chỉ có những kẻ ngu mới không nhận ra, chỉ những kẻ ngụy tín hay coi thường đất nước, coi thường toàn dân mới coi đó là hợp pháp, hợp lý, hay hoàn toàn cần thiết và tốt đẹp.
    Bởi tại sao ? Bởi từ mấy mươi năm nay rồi nhà nước CS Liên Xô đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã, kéo theo các nước Đông Âu trước kia là sản phẩm của Liên Xô cũng thế, điều đó chứng tỏ mục đích của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn không thành công hay có thể nói là hoàn toàn sai lầm trong thực tế và cả mặt lý thuyết. Đã không thành công mà các dân tộc đã rơi vào trong chủ nghĩa Mác vẫn tiếp tục theo đuổi, hay không ra được chính cơ chế vô lý đó, qua một thời gian dài, như thế bảo các dân tộc liên quan đó vẫn có bản lĩnh thì thật vô lý và thật hoàn toàn lạ lùng, không đúng.
    Cho nên một dân tộc bản lĩnh phải là dân tộc đã sáng suốt từ đầu, không rơi vào cái thế bất trắc, thụ động không đáng có mà các dân tộc khác đã tránh được. Nhưng dầu có bị bất đắc dĩ rơi vào cũng mau chóng tự thoát ra được, hay ít ra khi người ta đã thoát ra từ lâu, cuối cùng mình cũng thoát ra được, cho dù muộn nhất cũng thế. Điều này hoàn toàn không phải trường hợp của dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam cho tới nay, tuy là hai dân tộc từng nổi tiếng trên toàn cầu ở một vài điểm nào đó. Có nghĩa đến thế kỷ 21 rồi mà toàn thể dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam đều chưa hề có quyền bầu trực tiếp người lãnh đạo, người đứng đầu hoàn toàn độc lập, tự do, tự quyết của mình. Nhưng trong thực tế người đó vẫn phải là đảng viên CS do các đảng viên cộng sản mác xít tự bầu lên mà không là gì khác để đứng đầu toàn dân, đứng đầu đất nước. Điều này cũng không thể bất kỳ người đảng viên cộng sản nào ngày nay phủ nhận được. Bởi nếu phủ nhận điều này họ cũng không còn là một cá nhân bình thường, đúng đắn nữa.
    Vả chăng từng suốt hơn nửa thế kỷ rồi, toàn thể dân tộc Trung Quốc chỉ có biết tôn thờ cá nhân Mao Trạch Đông, toàn thể hay phần lớn dân tộc Việt Nam trong nước chỉ biết tôn thờ cá nhân ông Hồ Chí Minh theo cách thần thánh hóa mà phần nhiều các dân tộc khác đều không làm như vậy, phải chăng điều này cũng chính là bản lĩnh của dân tộc VN và dân tộc TQ ? Những điều này là những điều hoàn toàn khách quan, thực tế, có thật trong đời sống, tất cả những ai nói ngược lại hoặc chỉ là khò khờ, hoặc chỉ là điên loạn.
    Hơn thế nữa, ngày nay giới lãnh đạo TQ đang chủ trương xâm lăng VN. Đây là mối nguy hiểm hàng đầu của đất nước và dân tộc VN ngày nay. Điều đó cũng chứng tỏ cái gọi là cùng mục đích lý tưởng, cùng đồng chí anh em giữa VN và TQ là hoàn toàn giả dối, không có thực, chỉ là che đậy các thủ đoạn nào đó đi ngược lại với quyền lợi đích thực của dân tộc và nhân dân hai nước. Vì nếu cả hai dân tộc đều có bản lĩnh như nhau thi chắc không ai lại làm như vậy.
    Nhưng tại sao VN lại phải cứ đi theo TQ về các mặt, mặt thể chế chính trị, mặt tập quán chính trị, cũng như mặt lệ thuộc dân tộc nếu có nói chung ?
    Nên ngày nay, để chứng tỏ chính bản lĩnh của mình, dân tộc VN phải tự thể hiện mình như một dân tộc có trí thức, có nhận thức sáng suốt, có tinh thần độc lập, tự do chính đáng thật sự.
    Mà sự thể hiện này, trước hết phải do chính những đảng viên CS, phải chính đảng CS hiện nay thể hiện trước hết, bởi vì họ đang là người cầm quyền, đang là người tự mệnh danh là lãnh đạo dân tộc, đất nước. Bởi vì dầu là đảng viên cộng sản mác xít, dầu là đảng CS mác xít, thì họ trước hết vẫn là người VN, nên bản lĩnh của họ cũng chính là bản lĩnh của dân tộc VN, của mỗi con người VN mà không ai khác.
    Có nghĩa đảng CS mác xít ngày nay, mỗi đảng viên CS mác xít ngày nay phải thể hiện cho được yêu cầu tự do, dân chủ đích thực cho dân tộc và đất nước. Có nghĩa phải trao quyền bầu cử tự do cho toàn dân bầu trực tiếp ra người lãnh đạo của mình, chính phủ của mình, những người quản lý nhà nước của mình, những người tạo thành Quốc hội của mình, mà không phải chỉ có những đảng viên CS mác xít mọi cấp giàn dựng và điều phối như cả một thế kỷ nay đã có và gần như có vẻ như vẫn sẽ kéo dài bất tận hoặc lâu dài hơn nữa.
    Ngay cả đối với trường hợp ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, hãy để cho toàn dân tự ngưỡng mộ nếu toàn dân ý thức điều đó là cần thiết, chính đáng, không thể cứ mọi đảng viên CS đều chỉ đạo tuyên truyền điều đó như một công thức tôn thờ lãnh tụ một cách vô điều kiện và bất chấp tất cả theo thông lệ của bất cứ nước CS mác xít nào kể từ khi Lênin đã đưa vào thực hiện lý thuyết của Mác cách đây đã non một thế kỷ và bây giờ điều đó ở Nga cũng đã hoàn toàn đổi khác.
    Đấy nói như thế để thấy bản lĩnh thực chất của chính dân tộc VN ngày nay thế nào. Mặc đầu người ta có thể phản biện lại, một dân tộc vẫn độc lập, không bị đồng hóa bên cạnh một nước lớn là Trung Hoa cả ngàn năm không phải là dân tộc không có bản lĩnh. Một dân tộc từng chiến thắng quân Nguyên Mông cả ba lần trong khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng kinh hoàng ra gần khắp thế giới từ Á sang Âu, không có nước nào chống lại được, một dân tộc như thề không thể nói là không bản lĩnh. Đế quốc Nguyên Mông đã khống chế dân tộc Trung Hoa cả trăm năm biến thành triều đại nhà Thanh, trong khi đó họ đã bị đánh cho tơi bời phải thua chạy ra khỏi đất nước VN cả ba lần. Như vậy quả thật bản lĩnh của dân tộc VN về mặt khách quan có hay không, cứ để mọi người VN nên cần bình phẩm và tự đánh giá.

    ĐẠI NGÀN
    (07/8/12)

  10. Trúc Bạch says:

    Đúng là vớ vẩn !

    Ông Phong Uyên có nghĩ rằng, cái ông chủ tịch nước này, dù được bầu “trực tiếp”, nhưng ông ấy là đảng viên đảng cs, do đảng “cử” để dân “bầu” …thì ông ấy có “độc lập” với đảng được không ?

    Chắc chắn là KHÔNG !

    “Độc lập” với đảng sao được khi mà ông ấy là một đảng viên cs – nhất là đảng viên đảng csVN – việc phải “trung với đảng”, chấp hành mọi chỉ thị của đảng là điều không thể thiếu .

    Nếu ông chủ tịch nước phải “trung với đảng” , phục vụ vì quyền lợi của đảng, chấp hành mọi chỉ thị của đảng cs thông qua Ban bí thư trung ương / bộ chính trị , mà đứng đầu bộ chính trị lại là ông tổng bí thư…Ha ha …

    Nếu thế thì Ô hô A ha! Vậy là “Mèo vẫn hoàn mèo” rồi ông ơi ! Không những thế, nó còn rắc rối, chồng chéo hơn cái “cơ chế” hiên thời nhiếu .

    Cái cơ chế ngày nay đã tạo nên một “nền” tham nhũng “có hệ thống”, còn cái “cơ chế” mà ông Nguyễn Đăng Dung đề nghị và ông Phong Uyên cổ vũ (?) lại sẽ tạo nên hai ba hệ thống (song hành) để “thi đua” tham những, mạnh thằng nào thằng ấy vét là điều nhìn thấy .

    Tóm lại :

    Cái “cơ chế” mà Nguyễn Đăng Dung để nghị và ông Phong Uyên cổ vũ (?) ấy có thoát khỏi sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của đảng không, nếu ông chủ tịch nước cũng phải là đảng viên đảng cs và cũng phải do “đảng cử” để “dân bầu” ? .

    Hỏi tức là trả lời rồi !

    • ĐẠI NGÀN says:

      NGUYÊN TĂC PHỔ THÔNG ĐẨU PHIẾU VÀ NGUYÊN TẮC TAM QUYỀN PHÂN LẬP

      Chỉ có nguyên tắc phổ thông đầu phiếu mới là nguyên tắc bao trùm toàn xã hội. Cái gọi là dân chủ tập thể, dân chủ cục bộ, thực chất nhiều lắm chỉ là dân chủ trong nội bộ, trong thành phần nào đó của xã hội, không phải của toàn dân. Đó là chưa nói kiểu ý thức hệ một chiều, quyền lực từ trên rót xuống, cũng chỉ là thứ dân chủ giả hiệu, dân chủ cuội, vì nó luôn không ra ngoài những khuôn khổ, lý thuyết tiên định một chiều nào đó, nên không thể cho là tự do dân chủ, mà thực chất vẫn là phản tự do dân chủ. Vì tự do dân chủ thì mọi người đều có quyền bình đẳng đích thực, không phải chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ và cả trong tương lai. Bởi vì hiện tại mà nô lệ quá khứ, tức quá khứ đã ăn giựt hiện tại. Tương lai mà nô lệ hiện tại, tức tương lai là phân thải của hiện tại. Như thế có nghĩa lịch sử không thể có nguyên tắc tiền định, tất yếu nào cả. Không mọi cá nhân nào mù quáng, tôn xưng bất cứ cá nhân nào cả. Mọi thần tượng quá đáng đều chỉ là lừa gạt, giả dối, tà mị, vì mỗi người đều có một vòng đời nhất định, không ai bao trùm được hết sự phát triển vô hạn của cá nhân và xã hội trong tiến trình vô hạn mai sau. Đó cũng chính là ý nghĩa tất nhiên của phổ thông đầu phiếu. Cho nên nếu không phải phổ thông đầu phiếu mà làm ra dáng như dân chủ hình thức, đó chỉ là ngụy dân chủ, dân chủ giả hiệu.
      Nhưng phổ thông đầu phiếu không thể chỉ tập quyền vào cho cá nhân hay nhóm cá nhân. Cho nên tam quyền phân lập cũng là nguyên lý thiết yếu thứ hai. Tức để phân ra người làm luật, người thi hành luật, và người kiểm soát luật. Bởi xã hội không thể không có luật pháp. Luật pháp chỉ là cái nề tương đối nhưng thiết yếu qua thời gian để ổn định xã hội trong mọi mặt. Không có luật pháp xã hội sẽ hổn loạn. Luật pháp độc đoán để nhằm chuyên chế là luật pháp hoang dã, mọi rợ, cũng chẳng hơn gì không có luật pháp. Các Mác là kẻ mơ ước một xã hội lý tưởng trong tương lai không cần, không có luật pháp, bởi Mác quan niệm luật pháp chỉ là luật pháp của giai cấp thống trị. Đó là là một kẻ ngốc, một tay gàn bướng vô tích sự hay khùng điên có hạng. Lý luận của Mác phần lớn trong mọi phương diện chỉ là quỷ biện chính là như thế.
      Bởi thế không thể quan niệm vừa đá bóng vừa thổi còi. Tức hành pháp, lập pháp, tư pháp đều ở trong tay chỉ một người, một nhóm. Con người và xã hội nói chung phần lớn vẫn không tử tế, đầy những bất trắc. Nên tin tưởng con người, nhóm người, xã hội một cách vô điều kiện chỉ là những kẻ dốt nát, mê muội, hay mê tín, lợi dụng, giả bộ theo kiểu nai tơ nguy hiểm. Do vậy quan niệm quyền hành là tập trung duy nhất, chỉ có phân công nội bộ lẫn nhau chính là quan điểm phản xã hội, phản động, và là một cung cách, một tính toán kiểu ích kỷ, thấp kém. Độc tài cá nhân hay độc tài nhóm hoặc độc tài đảng toàn trị, dù bất kỳ đảng nào, cũng đều là những quan điểm phản tự do, dân chủ đích thực, phản con người, phản xã hội một cách đầy nguy hiểm, lạc hậu và hoàn toàn phản động. Do đó, phổ thông đầu phiếu, không phải chỉ bầu hành pháp, mà còn bầu cả lập pháp và tư pháp mới là điều hợp lý nhất.
      Toàn dân trực tiếp bầu Tổng Thống, Chủ tịch nước, hay Thủ tướng, đó là tùy theo cơ chế tổ chức nhà nước, cũng chỉ là bầu hành pháp.
      Toàn dân trực tiếp bầu đại biểu quốc hội một cách hoàn toàn độc lập, hoàn toàn tự do, dân chủ, để làm thành Quốc hội lập hiến hay lâp pháp, đó là bầu lập pháp cho mình.
      Toàn dân bầu các cơ quan Bảo hiến, cơ quan tư pháp tối cao để điều khiển ngành tư pháp, đó là bầu các vị trí cao nhất về tư pháp cả nước. Chỉ có thế Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp mới có thể hoàn toàn là ba ngành độc lập, hỗ trợ nhau, kiểm soát nhau, liên kết nhau, nhưng hoàn toàn không trùng lắp, không dẫm chân, không khống chế, thôn tính lẫn nhau vào sự lạm dụng biến thành tập quyền hay độc quyền một cách sai trái và bạo ngược. Các nguyên tắc đó không thể cho rằng là nguyên tắc dân chủ kiểu phương Tây. Nói như vậy là ngu ngốc, xuyên tạc và ác ý để nhằm lợi dụng và thủ tiêu dân chủ một cách đích thực vì ý đồ độc tài sai trái, gian dối mọi loại. Bởi chân lý nhân loại luôn luôn chỉ có một, chân lý khách quan luôn luôn chỉ có một, nó có thể có những sắc thái dị biệt tùy theo hoàn cảnh hay ý thức cụ thể cần thiết, nhưng không bao giờ trái lại nguyên lý chung bao quát hay cốt lõi nhất. Đó cũng là ý nghĩa giống như khoa học và kỹ thuật của nhân loại chỉ có thể thống nhất mà không thể có các khoa học hay kỹ thuật trái lại với nhau trên từng phương diện hay lãnh vực. Cho nên cái được gọi là chuyên chính giai cấp của Mác thật sự chỉ là sự nhân danh giai cấp, sự ngu muội và sự mà mị hay điên khùng của Mác. Bởi chỉ con người khoa học kỹ thuật, con người văn hóa đạo đức, cho dầu xuất xứ bất kỳ giai cấp xã hội nào mới là những nhân tố đích thực cho sự phát triển đi lên của mỗi dân tộc, đất nước, nhân loại nói chung, không phải chỉ có giai cấp vô sản kiểu bao sân, mua mão, mị danh một cách phi lý như quan niệm tối tăm, ngu ngốc, phản tiến hóa của Mác. Bởi Mác cho tam quyền phân lập chỉ là dân chủ kiểu tư sản, chỉ có chuyên chính vô sản, sự tập trung quyền hành độc đảng mới là nguyên lý của lịch sử cách mạng xã hội vô sản. Nói như vậy chẳng khác Mác cho rằng phải cần đông đá một dòng sông, cần bê tông cốt thép hóa toàn bộ dòng sông đó để nó có thể có điều kiện nhằm chảy ra biển một cách tốt đẹp hơn và tối ưu hơn ! Bộ óc thông minh tuyệt điệu theo kiểu tuyệt chiêu nhất của Mác chính là ở đây ! Sự tin cậy vào sự lương hảo của giai cấp, vào sự lương hảo của con người giai cấp một cách vô điều kiện chính là sự ngây thơ, giả nai, hay cũng còn là sự ảo giác và điên khùng của Mác.

      Võ Hưng Thanh
      (08/8/12)

      BBT: Đề nghị viết ngắn gọn, những ý kiến quá dài và lặp lại nhiều lần sẽ không được hiển thị

Phản hồi