WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một đề xuất khá độc đáo: thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo”

Phong Uyên – Mt đ xut khá đc đáo : thay thế “đng Lãnh đo” bng “người  Lãnh đo” thông qua ph thông đu phiếu

Cách đây 2 tuần, báo Thanh niên tường thuật vắn tắt buổi hội thảo do Viện Nghiên cứu Lập pháp  (UB Thường vụ Quốc hội) tổ chức ngày 23 tháng Bẩy tại TP Hồ Chí Minh mà nội dung chính là vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong buổi hội thảo  GS-TS Nguyễn Đăng Dung (Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra đề xuất “Hoàn thin chế đnh Nguyên th quc gia trong Hiến pháp Mi“. Trong đề xuất này, ông Dung đưa ra một đề nghị khá độc đáo:

Ch tch nước do dân bu trc tiếp, nhim kỳ ca Ch tch nước là 5 năm, không theo nhim kỳ Quc hi, nhm bo đm s thường xuyên, không b gián đon ca quyn  lc  Nhà nước. Bên cnh đó, đ đm bo cho vic thc hin quyn thng lĩnh các lc lượng võ trang, Ch tch nước phi trc tiếp phong hàm các tướng lãnh cao cp trong quân đi

Ngay trong buổi hội thảo có 2 phản ứng: một của TS Tô Văn Hòa (Đại học Luật Hà Nội), một của TS Bùi Ngọc Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội):

Ông Hòa có vẻ muốn bảo vệ chức năng hành pháp của Thủ tướng khi đưa ra đề xuất: “phi phân bit rõ chc năng  hành pháp vi  chc năng hành  chính  ca chính ph“. Ông cho là trong trường hợp  bầu trực tiếp nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, người đứng đầu chính  phủ, sẽ bị mất chức năng hành pháp, chỉ còn  giữ chức năng hành chính.

Ông Sơn đưa ra một bài tham luận nói về “quyn lc  hn chế  ca s sa đi Hiến pháp, không được thay đi cu trúc cơ bn ca chính quyn“. Ông có ý muốn cảnh cáo bầu  cử trực tiếp Nguyên thủ quốc gia có thể làm thay đổi cấu trúc cơ bản của chính quyền đã được quy định trong Điều 4  Hiến pháp khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất.

Ngoài báo Thanh Niên, giới truyền thông trong nước đều im lìm, không hề nói đến buổi hội thảo. Ở hải ngoại cũng chỉ có một mạng đăng lại bài tường thuật của Thanh Niên, có lẽ vì cho đó chỉ là những cuộc đối chọi nhau giữa một phái đang trỗi dậy trong Đảng muốn giành  giật quyền hành với 2 phái kia : phái Chủ tịch Trương Tấn Sang  muốn  “Hiến pháp Mới” tạo một chỗ đứng cho mình trong quyền Hành pháp. phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không muốn bị cắt xén quyền lực hành pháp để chỉ còn giữ quyền lực hành chính, phái TBT Nguyễn Phú Trọng muốn Điều 4 vẫn được duy trì để không bị mất quyền “Lãnh đạo”. Nói tóm lại 3 nhân vật chóp bu muốn chia 3 thiên hạ.

Tôi thì nghĩ ngược lại:

Trước khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung đã phân tích kỹ càng tình trạng nội bộ của ĐCSVN từ trước tới nay và thấy là dù có sửa đổi hay làm lại Hiến pháp mới, Điều 4 cũng sẽ vẫn được duy trì dưới hình thức này hay dưới hình thức khác, vì nó là nền tảng của chế độ “độc đảng hai phái” đã có từ thời ĐCSVN mới được thành lập . Ông cũng thấy như mọi người là thời kỳ đầu của VNDCCH, Ông Hồ với cương vị Chủ tịch Nước, có nhiều thanh  thế  vì được quần chúng  ngưỡng mộ, có thể đứng giữa làm trọng tài giữa 2 phái trong Đảng và giữa dân với Đảng. Nhưng khi gần cuối đời, uy thế  của ông Hồ bị Lê Đức Thọ và Lê Duẩn khuynh loát nên địa vị của ông  mỗi ngày một lu mờ. Vai trò Chủ tịch Nước của những người kế nghiệp ông Hồ sau  này cũng chỉ hoàn toàn có tính cách  tượng trưng.

Khi đưa ra đề xuất, ông Nguyễn Đăng Dung không những muốn khôi phục lại vai trò trọng tài của Chủ tịch Nước mà còn muốn lá phiếu của người dân hợp pháp hóa chức vị Lãnh đạo duy nhất đất nước của Chủ tịch Nước và qua đó vô hiệu hóa  phái “Lãnh đạo” mà người đứng đầu là Tổng bí thư Đảng, đồng thời cũng nắm một phần quyền Hành pháp, trở thành đối trọng với phái “Cầm quyền” mà người đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Nói tóm lại, ông Nguyễn Đăng Dung muốn một  Chủ tịch có quyền thế, lãnh đạo đất nước như Chủ tịch Trung Quốc  Hồ Cẩm Đào, nhưng được dân bầu như ở những nước dân chủ theo chế độ Tng thng chế. Dưới thể chế này, ĐCSVN  sẽ mất vai trò lãnh đạo để chỉ còn là một đảng cầm quyền.

Trên thế giới có hai hệ thống Tổng thống chế:

Tng thng chế kiu M.

Trong định chế này ba quyền lực:

Hành pháp, hoàn toàn dưới quyền Tổng thống vì không có chức vị thủ tướng

Lp pháp, hoàn toàn dưới quyền Thượng viện và Hạ viện

Tư pháp, dưới quyền các thẩm phán đều biệt lập và được tạo ra từ lá phiếu của người dân, nên đều chính đáng như nhau, độc lập với nhau và là những cơ cấu song song với nhau, có thể theo dõi và kiểm soát lẫn nhau.

Nhiệm kỳ tổng thống 4 năm chỉ được gia hạn một lần, không trùng hợp với các nhiệm kỳ Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), các thẩm phán Tối  cao Pháp viện – tòa án cao cấp nhất được thiết lập bởi Hiến pháp – được bổ nhiệm đời đời, cũng là những bảo đảm  cho sự độc lập  của ba cơ cấu Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp và tránh được sự lạm quyền.

Tuy có nhiều nước bắt chước Tổng thống chế kiểu Mỹ, nhưng sự thành công có lẽ chỉ có ở Hoa Kỳ. Đó là nhờ các vị sáng lập ra nước Mỹ cách đây 250 năm đã theo đúng Tinh thần luật pháp (L’Esprit des Lois) của Montesquieu, nhờ sức mạnh của đệ Tứ quyền là báo chí, và sau hết là nhờ có một nền kinh tế phóng khoáng thích hợp với óc tự do kinh doanh mà người Mỹ cho là điều kiện cốt yếu của tự do cá nhân.

Th chế bán Tng thng (cũng gi là Tng thng – Đi ngh) kiu Pháp.

Trong hệ thống này, Tổng thống được dân bầu trực tiếp và Thủ tướng đứng đầu chính phủ mà đa số các tổng trưởng đều được chọn trong số những đại biểu QH của đảng thắng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội, phải chia nhau quyền Hành pháp. Tuy về hình thức tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm thủ tướng, nhưng người này phải được Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm  và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nên trong thực tế, thủ tướng là người của đảng (hay liên minh) được đa số đại biểu trong Quốc hội đề cử.

Rất ít nước theo thể chế này vì nó được De Gaulle tạo ra để thay thế chính thể đại nghị trong hoàn cảnh đặc biệt của nước Pháp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, luôn luôn bất ổn chính trị vì tập quán đa đảng nhiều chính kiến của dân Pháp. Để có một hành pháp vững chắc tồn tại lâu dài chứ không chỉ  vài tháng (như trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương), năm 1962 Hiến Pháp đệ Ngũ Cộng hòa (được ưng thuận sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1958) được tu bổ bằng một đạo luật – gọi là luật Hiến pháp – qui định  bầu cử trực tiếp tổng thống với nhiệm kỳ 7 năm (từ năm 2000 đổi là 5 năm) và được tái cử một lần.

Vấn đề là khi tổng thống và thủ tướng là người cùng một đảng được đa số trong Quốc hội, thì không nói làm gì, nhưng trong trường hợp tổng thống và thủ tướng  thuộc 2 đảng đối  lập nhau, sự phải chia nhau quyền lực và phải “sống chung” (cohabitation) với nhau,  là cả một sự gay cấn. Nước Pháp đã phải trải qua nhiều trường hợp như vậy khi Mitterrand, phái Tả là tổng thống và Chirac, phái Hữu là thủ tướng và sau đó lại có thời kỳ ngược lại : Chirac  làm tổng thống và Jospin cầm đầu đảng Xã hội thắng cử làm thủ tướng.

Ngay trong trường hợp tổng thống và thủ tướng là  người cùng một đảng, cũng luôn luôn  có sự căng thẳng (như giữa Mitterrand với Rocard cùng thuộc đảng Xã hội), tùy cá tính của mỗi người và vì sự phân chia quyền hành không bao giờ được rõ ràng. Trong trường hợp này phần nhiều có một sự thỏa thuận bất thành văn là tổng thống là người phác họa đường lối kinh tế, ngoại giao, quốc phòng và thủ tướng chuyên về đối nội, chính sách xã hội, chính sách đánh thuế, thu thuế. Đó cũng là trường hợp của Việt Nam nếu đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung được chấp thuận.

3) Ông Nguyn Đăng Dung có v thiên v chế đnh bán Tng thng chế kiu Pháp, thích hp vi tình trng hin nay :

1° Như đã nói trên, Chủ tịch nước được dân bầu trực tiếp là người “Lãnh đạo” bằng xương bằng thịt thay thế khái niệm “Đảng Lãnh đạo” mơ hồ đứng trên Pháp luật, nguồn gốc của lạm quyền và tham nhũng. Đảng “lãnh đạo” vô kỳ hạn còn người Lãnh đạo, dù có độc tài đến đâu, cũng không thể cầm quyền vô kỳ hạn mà một ngày kia không bị các phe phái khác hạ bệ.

2° Dù các ứng cử viên chức vị Chủ tịch nước đều do các phe phái trong Đảng “hiệp thương” đưa ra, nhưng sự người dân được quyền chọn lựa cũng là bước đầu đi đến dân chủ.

3° Chủ tịch Nước được dân bầu và Thủ tướng chính phủ do Đảng cử sẽ luôn luôn có sự giằng co nhau về quyền hành nên bắt buộc phải phân chia quyền hành theo những đIều  luật trong Hiến pháp và tự kiểm sát lẫn nhau, nhờ vậy mà  một trong 2 người muốn lạm quyền hành pháp và lấn át lên các quyền lập pháp và tư pháp cũng khó.

4° Khi Chủ tịch nước được toàn dân bầu thì dù lúc đầu là người của một phái nào trong Đảng cũng bắt buộc phải đứng  lên trên Đảng và phe phái của mình như tổng thống Pháp, tổng thống Mỹ, để trở thành nguyên thủ của cả nước, dựa vào dân để có quyền lực đối trọng với quyền lực của Đảng. Ngoài chuyện từ người dân, quyền lực của Nguyên thủ cũng từ Hiến pháp  mà ra, nên người Chủ tịch nước cũng phải có bổn phận bảo vệ Hiến pháp.  Ông Nguyễn Đăng Dung hoàn toàn có lý khi nói “Ch tch nước  trong mt phn nào có s tham gia thc hin quyn lp pháp , hành pháp và tư  pháp“, nghĩa là một khi chưa có  cơ quan bảo vệ Hiến pháp như  Hội đồng Hiến pháp  (Pháp) và Tòa án Tối cao (Mỹ) thì phải đích thân thay thế những cơ quan này trong việc bảo  vệ tính độc lập của tam quyền được qui định rõ ràng trong Hiến pháp mặc dầu điều Bốn Hiến pháp vẫn được duy trì nhưng được hiểu là “Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước.

5° Cũng vì 2 phe phái chính trong Đảng phải đưa người của mình ra tranh cử mỗi lần có bầu cử Chủ tịch nước hay đại biểu Quốc hội, và cần có sự hậu thuẫn của Xã hội dân sự, nên nhờ vậy mà Xã hội dân sự tiến triển và các phe phái một ngày kia cũng phải tách rời nhau để trở thành những đảng. Một phần lớn những đảng ở các nước dân chủ cũng bắt đầu như vậy, nhất là ở những nước theo chế độ lưỡng đảng.

Kết lun

Ông Nguyễn Đăng Dung đã rất tinh tế  và biết nhìn xa trông rộng khi đưa một đề xuất  có thể làm thay đổi các cơ cấu quyền hành trong ĐCSVN và làm biến chuyển Đảng, tạo cho ĐCSVN một cơ chế độc đáo là Tng thng chế – Đc đng, nằm giữa Chủ tịch chế kiểu Trung Quốc và Tổng thống  – Đại nghị chế kiểu Pháp.

Nhưng có thể vì vậy mà đề xuất của ông Dung sẽ bị các phần tử bảo thủ và thiển cận trong Đảng chống đối mãnh liệt, coi là một “diễn biến hòa bình” trá hình, nên khó  có thể  vượt qua được những rào cản.

Trớ trêu là đa số những người chống cộng hay những người có óc hoài nghi, cũng coi đề xuất này chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ tham vọng của một trong 3 nhân vật chóp bu trong Đảng hiện nay, đặc biệt là nhân vật Trương Tấn Sang. Nhưng có ai cấm ông Nguyễn Tấn Dũng  ra ứng cử Chủ tịch nước. Trong 2 ông, người thắng cử sẽ làm Chủ tịch nước, người thua cử sẽ làm Thủ tướng, đổi chác chỗ cho nhau hệt như Putin và Mét Đê Lép vậy. Cũng có thể phái “Đảng lãnh đạo” đề cử ông Nguyễn Phú Trọng và ông sẽ thắng cử nhờ có hậu thuẫn là “bộ máy lãnh đạo” gồm các bí thư đi từ huyện đến Trung Ương. Ngay trong trường hợp này uy thế của ông cũng sẽ tăng  gấp bội và biết đâu nhờ vậy mà ông sẽ làm lên công chuyện. Lịch sử đã chứng minh, những người lúc đầu tưởng là lu mờ  lại là những người sau này trở nên  lẫy lừng nhất.

Nói tóm li, cái hay trong đề xuất của ông Nguyễn Đăng Dung là không có tính cách nhất thời và không phụ thuộc vào nhân sự.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

40 Phản hồi cho “Một đề xuất khá độc đáo: thay thế “đảng Lãnh đạo” bằng “người Lãnh đạo””

  1. ĐẠI NGÀN says:

    TÀM XÀM

    Ối thôi bàn chuyện tàm xàm
    Nói chơi thì được có làm ai tin
    Đảng là đảng Mác Lênin
    Tự do bầu cử búa liềm còn đâu

    Trăm năm hầu đã dãi dầu
    Có mà buông bỏ Bác Hồ dễ chi
    Nên thôi cứ ráng im đi
    Làm như Quốc hội cái gì cũng yêu

    Đừng nên tranh cãi gì nhiều
    Quanh đi quẩn lại bấy điều ấy thôi
    Ngày xưa ông Mác định rồi
    Ông Lê cũng vậy nay đòi bỏ đâu

    Mình đều chỉ bọn đến sau
    Giữ nguyên nép cũ đặng hầu yên thân
    Tư duy độc lập đâu cần
    Mà luôn kiểu vậy mới tâm kiên trì

    NON NGÀN
    (08/12/15)

  2. Theo tôi cứ thực hiện tự do, dân chủ, đa đảng, tự do cạnh tranh một cách hòa bình cả trong kinh tế và chính trị , đồng thời đại đa số nhân dân chấp nhận và quyết định mọi vấn đề thông qua người thắng cử do dân bầu thì sẽ giải quyết được hầu hết mọi rắc rối hiện nay tại VN.

    Bằng không cứ khư khư đười ươi giữ ống như hiện nay thì không bao giờ giải quyết nổi dù cho có kiểu gì và cách nào được nghĩ ra đi chăng nữa cũng thế mà thôi.

    Và cứ giữ như hiện nay mà không mạnh dạn thay đổi thì chỉ có dân tộc và nhân dân VN thiệt hại chứ ban lãnh đạo có ai thiệt hại gì đâu.

  3. Phong Uyên says:

    Cám ơn ông Vân Nam đã mỗi ngày một thêm hiểu cách suy luận của tôi. Thú thật sở dĩ tôi suy luận như vậy là vì tôi tự đặt mình vào địa vị của GS Nguyễn Đăng Dung được “ai đó” còm măng (có thể là 1 nhân vật trọng đại trong QH đang ngấm nghé chức vị Thủ tướng sau này) 1 đề xuất để giải quyết sự lúng túng trong nội bộ Đảng đang bị phân hóa làm 3 phái, phải thay đổi cơ cấu thế nào để bộ Đảng vẫn giữ được ổn định nội bộ trong sự phân chia nhau quyền hành . Với cương vị giáo sư 1 trường Đại học Quốc gia nổi tiếng nhất, ông Dung không thể đưa ra 1 đề nghị chung chung được, vì còn “quan trên trông xuống, sinh viên trông vào”, nhưng cũng phải tránh đụng đến điều cấm kỵ là chế độ độc đảng.

    Tôi sở dĩ cho đề nghị của ông Dung có nhiều điểm tích cực và độc đáo là vì :

    1) Tạo cho ĐCSVN một lãnh đạo như trong mọi chế độ cộng sản từ trước tới nay, từ Lênin, Staline, Mao, Castro cho tới Hồ Cẩm Đào, Kim Chính Nhật, Kim Jong Un. Nên nhớ là chỉ chế độ cộng sản Việt Nam là có ĐẢNG Lãnh đạo vì lí do có 2 phái từ khi còn trứng nước, chứ những nước CS khác chỉ có NGƯỜI lãnh đạo.

    2) Tôi thấy cũng không thể ví bầu cử QH với bầu cử người đứng chóp bu trong nước được, vì bầu cử QH là bầu theo danh sách đã được đặt sẵn nên dù có gạch tên 1, 2 nhân vật, Đảng cũng sẽ thay danh sách khác vào để người được bầu luôn luôn có tỷ lệ 99% nếu không là 101%. Khi mỗi phái trong Đảng phải đưa ra 1 ứng cử viên thì hoàn toàn khác : các phái sẽ tự kiểm phiếu lẫn nhau, tự kiểm soát lẫn nhau nên cũng khó gian lận và người dân.dầu sao cũng có 1 tối thiểu chọn lựa, tuy chỉ là chọn lựa giữa dịch hạch và dịch tả, nhưng còn hơn là có cả dịch hạch lẫn dịch tả.

    3) Dù những ứng cử viên đều cùng 1 đảng nhưng khác phái thì cũng như khác đảng. Ngay ở những nước dân chủ, 2 đảng đối lập nhau cũng không khác nhau nhiều lắm về đường lối chính trị, và đa số các tổng thống, các thủ tướng đều cùng học 1 lò ra cả như ở Pháp đều từ 3 trường Bách khoa, Sư phạm Ulm, Quốc gia Hành chính (ENA). Còn ở MỸ, đều từ Harvard, Yale…

    4) Điều cuối cùng mà ông Vân Nam muốn nói đến là Đảng vẫn nắm chặt quyền hành vì người đứng đầu nước vẫn là người của Đảng. Nhưng tôi đã nói, Đảng chỉ là danh từ chung vì khi Đảng có nhiều phái thì cũng như có nhiều đảng. Vả lại khi các phái trong Đảng chấp nhận hơn thua nhau qua bầu cử thì cũng đã có dân chủ trong Đảng, nhất là lại dưới sự trọng tài của người dân nữa, nên dầu sao cũng là 1 bước tiến bộ đáng kể, không thể đòi hỏi hơn được. Đấu đá nhau qua bầu cử là chính danh chứ là gì. Các nước dân chủ cũng vậy thôi.

    5) Đề xụất độc đáo là vì nếu được thực hiện, Việt Nam sẽ hơn hẳn các nước cộng sản khác, chỉ là những nước quân chủ trá hình.

    ..

    • Lê Dân Việt says:

      Tôi không biết ông Phong Uyên đang sống ở đâu, nhưng trong ý kiến này ông cho là:

      “Vả lại khi các phái trong Đảng chấp nhận hơn thua nhau qua bầu cử thì cũng đã có dân chủ trong Đảng, nhất là lại dưới sự trọng tài của người dân nữa” thì thật là không đúng với thực tế ở Việt nam, bởi vì ông chủ nhân dân luôn phải phục từng đầy tớ CSVN.

  4. Phong Uyên says:

    Trả lời ông Vân Nam

    Tôi ráng phân tích 1 cách khách quan đề xuất của ông NĐD, không đặt tình cảm của mình vào, nên không có vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ, là một giáo sư Đại học, ông Dung đã phân tích kỹ càng hiện trạng các phe phái trong Đảng trước khi đưa ra đề xuất. Vấn đề là đề xuất có thể được thực hiện hay không cũng tùy thuộc sự tương quan lực lượng giữa 3 phe phái hiện nay trong Đảng. Cũng vì có sự chống đối của 1 hay 2 phái nên đề xuất này đã bị ỉm đi.

    Sau đây là những câu trả lời của tôi :

    1) “Đề xuất chỉ có thể hiện thực nếu Đảng đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi Đảng”

    Đồng ý là ĐCSVN đặt quyền lợi của Đảng trên hết và muốn bảo tồn quyền lợi, Đảng phải bảo vệ với bất cứ giá nào quyền hành của Đảng khi giữ khư khư cái huyền thoại Độc Đảng lãnh đạo. Đề xuất của ông Dung có đe dọa quyền hành của Đảng đâu?, có dám bãi bỏ chế độ độc đảng đâu ? Ông chỉ khéo léo kiếm cách đi vòng tránh phải chạm đến Điều 4 HP. Muốn thực hiện nó Đảng chả cần phải lựa chọn giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Tổ quốc mà theo lập luận của Đảng cả 2 quyền lợi chỉ là một vì Đảng cũng là Nhà nước. Không thực hiện nó là vì có sự chống đối của 2 phái kia trong Đảng và phái đề nghị nó chưa có đủ sức.

    2) “Đề xuất chỉ có thể hiện thực nếu ĐCS sẻ vỡ ra làm 2 hay 3 mảnh” :

    Trên Talawas ngày trước tôi đã có dịp nói về sự thành hình của ĐCSVN hồi năm 1930 và đã chứng minh là ngay từ khởi đầu đã có 2 ĐCS,1 của ông Hồ,1 của Staline (với những thủ lãnh tay sai là Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong) gọi là Đông Dương CSĐ. Hai “đảng” mà ông Võ Văn Kiệt gọi là 2 “Xu hướng” Tả khuynh và Hữu khuynh, đã diệt trừ nhau qua bàn tay của mật thám Pháp, tất nhiên là với sự chỉ điểm của…. Hai phái vẫn đối chọi nhau cho tới tận thời LX chưa bị sụp đổ, mỗi phái dựa vào 1 bên : phái dựa vào LX, phái dựa vào TQ. Phân chia làm 2 phái không phải là “tan vỡ ra làm 2 mảnh” và chính nhờ sự phân chia đó chế độ mới vững vàng vì 2 phái có thể chia đều nhau quyền lợi và quyền hành được, nên phải nói ngược lại là nhờ “được phân chia”, Đảng mới tồn tại cho đến ngày nay chứ không đã sụp đổ cùng với LX rồi.

    Vấn đề là Đảng hiện nay bị phân chia ra làm 3 phái như thời Tam Quốc Chí bên Tàu : Trước chỉ có 2 phái cố hữu, phái Đảng Lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng và phái Đảng Cầm quyền của Nguyễn Tấn Dũng, nay lại thêm phái Trương Tấn Sang. Phái “mới” này đang nổi lên chưa có đủ lực lượng để tranh giành với 2 phái kia nên BẮT BUỘC phải dựa vào bầu cử để có hậu thuẫn đến từ người dân và vì vậy có người cho ông Nguyễn Đăng Dung là “quân sư” của ông TTS đã bày ra Đề xuất bầu cử trực tiếp Tổng thống để tạo hậu thuẫn từ người dân cho ông TTS.Trong thế ba chân, cho là phái này có thể liên kết, THỎA HIỆP với phái kia, nhưng chỉ là nhất thời khó có thể về lâu về dài được, vì chỉ có thể chia 2 thiên hạ được chứ chia ba rất khó, chả khác gì trong 1 gia đình, vợ chồng và nhân ngãi (của chồng hay của vợ) ở chung với nhau ! Bởi vậy một trong 3 nhân vật sẽ bị loại trừ bằng những phương cách như mọi chế độ cộng sản đã làm từ trước tới nay. Bỏ qua 1 bên những nghi ngờ, đề xuất của ông Dung có cái hay là đáng lẽ 3 tay ngấm ngầm loại trừ nhau trong bóng tối, loại trừ nhau qua một cuộc phổ thông đầu phiếu với sự trọng tài của người dân thì dù có gian lận, người dân cũng chỉ có lợi chứ có mất mát gì. Vả lại chắc gì đề xuất này có lợi cho ông TTS ? Có thể ông NTD hay ông NPT nhanh chân hơn. Và cũng còn phải nghĩ đến những thế hệ lãnh đạo sau này nữa chứ. Thử xem bên Tàu phe phái Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình hạ nhau như thế nào ? Đã có nước cộng sản nào có bầu cử trực tiếp lãnh tụ đâu ? Tạo ra 1 thể chế Tổng thống chế độc đảng cũng là 1 sự độc đáo mở đường cho những đòi hỏi của người dân sau này.

    3) Ông Vân Nam đọc kỹ lại bài tôi viết sẽ thấy không phải tôi sống ở 1 nước Tây phương mà muốn đem mô hình tổng thống chế các nước Tây phương áp dụng vào Việt Nam mà ngược lại, khi tôi nói mô hình Tổng thống chế kiểu Mỹ chỉ có thể thành công ở Mỹ và mô hình Tổng thống chế kiểu Pháp chỉ đáp ứng với hoàn cảnh chính trị nước Pháp cách đây hơn nửa thế kỷ khi bị mất hết các thuộc đia. Nói cho cùng mô hình Chủ tịch chế của TQ (đối với Tây phương là 1 hình thức Tổng thống chế kiểu quân chủ) bắt đầu từ Đặng Tiểu Bình cũng chỉ là mô hình Hoàng đế chế của Trung Quốc từ ngàn xưa.

    Sau hết tôi xin trả lời câu “được lừa”. Sống ở những nước tự do này chả ai lừa được mình cả ngoài chính mình. Nhưng tự lừa mình cũng là biểu hiện của tự do.

    • Vân Nam says:

      Cám ơn ông Phong Uyên đã cất công trả lời những luận điểm mà tôi nêu ra. Vấn đề cũ chưa “giải quyết” xong thì một cái khác lại nảy sinh.
      Đành rằng “cuộc diễn tập” theo hướng dân chủ chỉ có lợi chứ dân chẳng mất mát gì, không chừng còn hào hứng nữa, vì lần đầu tiên, dân chúng được quyền bầu anh to nhất, Chủ tịch nước. Có điều là dù to hay nhỏ, với kiểu cách Đảng “tự ứng cử” và dân chỉ bầu trong khuôn khổ thì vẫn chỉ là bình mới rượu cũ (thay vì dân bàu Quốc Hội với 95% đảng viên, rồi các anh ấy cắt cử nhau, người Chủ Tịch, kẻ Thủ Tướng v.v.. như trong HP 1946 thì bây gìờ có hai hay ba anh “đại diện” hai hay ba phái trong Đảng ra ứng cử để dân lại cất công đi bầu thì xem ra chả có gì khác)!

      Loại trừ nhau trong bóng tối hay ra mặt (qua bầu cử) thì liệu có khác gì? Khác chăng là người dân được họ lợi dụng để loại trừ nhau một cách chính danh!

      Tuy vậy, cũng có một điểm tích cực (dù chỉ là hy vọng hay suy đoán) là, qua sự chia phe phái, dẫn đến tranh dành quyền lực mà phải giải quyết qua bầu cử, thì vai trò cuả truyền thông đại chúng sẽ không còn hoàn toàn nằm trong tay ban tuyên giáo cuả đảng nữa mà sẽ chia hai hay ba để phục vụ cho hai hay ba anh chủ. Đây chính là “nguy cơ” diễn biến hoà bình từ bên trong mạnh mẽ nhất. Thằng yếu thế sẽ phải “nhờ” vào thế dân để đứng vững và vì vậy mà dân có chút quyền để làm cao và yêu sách!

      Cuối cùng, điều tôi muốn nhấn mạnh là cái gì sẽ xảy ra sau vụ bầu cử? Đảng vẫn nắm chặt quyền hay lơi tay? Đảng vẫn dùng chiêu bài Đảng và dân(dân tộc) là một để tha hồ hành xử quyền cai quản đất nước qua khẩu hiệu”ý Đảng, lòng Dân”…hay là những tranh dành quyền lực sâu sắc quá không hoà giải nổi mà phải dùng đến một “cơ chế” mới như đề xuất cuả ông Nguyễn Đăng Dung mà làm cho tình hình sáng sủa ra? Ai biết được, và ai dám chắc?
      Riêng tôi, xin vẫn hoài nghi!

      Trân trọng.

  5. Vân Nam says:

    Đề xuất cuả ông Nguyễn Đăng Dung với sự ủng hộ cuả ông Phong Uyên chỉ CÓ THỂ hiện thực nếu:
    1) Đảng CSVN sẽ “vỡ” ra làm 2 hay 3 mảnh và không có cách gì cứu vãn được!
    2) Đảng CSVN đã hiểu ra và đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi Đảng.

    Căn cứ vào lịch sử Đảng CSVN, thì họ đã có những thời kỳ bất đồng với nhau về việc nghiêng bên này, ngả bên kia( LX, TC) mà vụ án “xét lại” là một điển hình. Nhưng sau đó thì sao? Hoặc là một phe bị phe kia “thanh trừng”, mất hết quyền lực( chỉ còn một phe nắm thực quyền), hoặc họ vì tương lai cuả Đảng và cũng là “tương lai” cuả họ (phe cánh, gia đình…) sẽ lại thoả hiệp…Như thế điều kiện (1), rất mong manh, dù ta thấy tình hình lúc này có vẻ như đang hình thành 2 phe, một của TTS và một cuả NTD, riêng phe Nguyễn Phú Trọng sẽ nghiêng về một trong hai phiá khi họ (phe NPT) được bảo đảm hoặc quyền lợi hoặc quyền lực(cả hai thì càng tốt). Ông Phong Uyên cũng tin vào tình trạng “sứ quân” ( mổi tỉnh một “ông vua”) để củng cố cho lập luận là bây giờ “có nhiều” đảng CS ở VN. Phải chăng chỉ bây giờ mới xảy ra tình trạng này? Ngay sau thời kỳ Lê Duẩn đã xảy ra, một là vì trung ương không có “tay” nào nổi trội, hai là chính họ muốn có tình trạng sứ quân này, hầu dùng cả lợi lẫn quyền để mua chuộc sự trung thành với Đảng. Tình trạng “trên bảo dưới không nghe” đã xảy ra lâu lắm rồi chứ không phải mới đây!
    2) Điều kiện thứ hai hoàn toàn vô căn cứ. Chưa có bất cứ một dấu hiệu gì chứng tỏ Đảng CSVN đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên quyền lợi Đảng. Nếu có thì cần quái gì cái đề xuất dở dở ương ương cuả ông Nguyễn Đăng Dung, có bao nhiêu giải pháp còn hay hơn để ông Phong Uyên khỏi phải mất lời khen…!

    Cả hai ông Dung và Uyên đều tin vào cái mà ông Uyên cho là “khi chủ tịch nước được toàn dân bàu lên thì dù lúc đầu là người cuả phái nào trong Đảng thì cũng BẮT BUỘC phải đứng lên trên đảng và phe phái cuả mình như TT Pháp, TT Mỹ để trở thành nguyên thủ cuả cả nước, dựa vào dân để có quyền lực đối trọng với quyền lực của Đảng”.

    Ai có thể “bắt buộc” ông Chủ Tịch Nước, đảng viên Đảng CS? Dân hay phe đối trọng?
    Suốt hơn nửa thế kỷ cầm quyền, Đảng CSVN đã khi nào tỏ ra “tôn trọng ” dân để dân có thể “bắt buộc” ông Đảng?
    Còn bảo rằng “phe kia” bắt buộc thì nếu họ thoả hiệp thì sao? Có gì bảo đảm là họ không thoả hiệp?

    Ông Phong Uyên đang sống tại Pháp nên cứ nghĩ là mọi sự diễn ra ở VN cũng như đang diễn ra ở Pháp, hay ở Mỹ nên mới đem “mô típ” TT Pháp, TT Mỹ ra bàn và dựa vào lý do được dân bầu mà có quyền lực “đối trọng” với quyền lực Đảng? Hoặc là ông nhầm, hoặc là lòng kỳ vọng vào cơ chế dân chủ cuả các nước như Pháp, Mỹ quá lớn mà bỏ qua thực tế phũ phàng!

    Quý ông còn quên chưa đưa ra một trường hợp “bất ngờ” là, một người ngoài đảng CS đưọc phép ứng cử mà “chẳng may” được dân bầu lên làm Chủ Tịch Nước thì lúc đó sẽ như thế nào, sẽ”rách việc” ra sao? Bao nhiêu trò hay, đẹp (!) sẽ được đảng CS trình diễn cho cả người dân trong nước lẫn quốc tế “thưởng lãm”!

    Nói chung, xin lỗi cả hai ông, tất cả chỉ là ảo tưởng! Qúy ông muốn tiếp tục được lừa thì tùy, kẻ ngu này không dám cản!

  6. Phong Uyên says:

    Tôi xin lỗi đã viết lộn trong bài phản biện : đáng lẽ viết “Quyền Lập pháp cũng bị chi phối….” thì tôi lại viết “Quyền Hành pháp”

    Khi nói về tam quyền phân lập ở Mỹ hoàn hảo hơn ở những nước theo thể chế Đại nghị hay bán Tổng thống chế là vì một phần lớn các thẩm phán ở Mỹ cũng được dân bầu trực tiếp chứ không phải là những công chức trong ngành tư pháp dưới sự bổ nhiệm của bộ trưởng bộ Tư pháp như ở những nước này. Thẩm phán ở đây là những quan tòa (Juge,judje, Procureur, Attorney General) chứ không phải là những thẩm phán trong Tòa án Tối cao

  7. Ông Tướng says:

    Nói lăng nhăng mà không giúp đất nước giầu và mạnh đều là một lũ phản quốc. Nếu thực sự yêu nước thì suy nghĩ lại , đừng đi theo một lũ côn đồ , hám danh hám lợi , lường gạt mọi người . Cứ nhân danh chính nghĩa cuốc gia , nhân danh chống cộng , nhân danh tự do dân chủ rồi đi lừa gạt người ta không à . Tôi nói thật là sự chống đối ở bên này nó to tiếng lắm, nó ồn ào lắm , nhưng mà rất thiểu số , Cái hải ngoại nó buồn là ở điểm đó .

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN