WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công hàm 1958: một vấn đề thuộc phạm vi công pháp quốc tế

Về một số ý kiến tiêu biểu của các học giả trong, ngoài nước về nội dung và hiệu lực ràng buộc của công hàm 1958.

Kính gởi: các cơ quan truyền thông BBC, VOA, RFA… về những bài trích dẫn, hay những bài có liên quan đến chủ đề.

Kính gởi: Quí học giả Monique Chemillier-Gendreau, TS Nguyễn Hồng Thao, học giả Lưu Văn Lợi, Tiến sĩ Balazs Szalontai, Thạc sĩ Hoàng Việt, Nhóm phóng viên Biển Đông… vì những ý kiến trích dẫn.

Kính gởi: “các Nhân sĩ , Trí thức”, tác giả thư ngỏ “Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và Đảng CSVN” vì ý kiến trích dẫn.

Kính gởi, đồng thời cám ơn, các trang báo Dân Luận, Đàn Chim Việt… những trang báo đã tạo điều kiện cho một “tiếng nói khác” có cơ hội được bày tỏ chính kiến của mình.

—————————————————————–

Công hàm ngày 10 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là tài liệu quan trọng nhứt của phía TQ đưa ra nhằm chứng minh VN đã công nhận chủ quyền của nước này tại HS và TS.

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải quốc gia. Tuyên bố gồm 4 điều, nội dung phần quan trọng tóm lược như sau:

Điều 1: Lãnh hải của TQ rộng 12 hải lý. Điều này áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ TQ, các hải đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, đảo Bành Hồ và các đảo phụ thuộc, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa)…

Điều 3: Tất cả phi cơ, thuyền bè không được phép của TQ thì không được xâm phạm vào không và hải phận của nước TQ.

Điều 4: Nguyên tắc qui định ở điều 3 (và 2) được áp dụng cho cả HS và TS.
Ngày 10 tháng 9 năm 1958 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm (công hàm 1958) ủng hộ tuyên bố của TQ nguyên văn như sau:

«Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. »

1/ Công hàm 1958 là một «tuyên bố đơn phương»:

Nhiều người gọi «công hàm» 1958 của Phạm Văn Đồng là «lá thư» của ông Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai, với hy vọng làm giảm thiểu tính quan trọng của văn bản. Thực ra việc gọi thế nào không quan trọng, mà quan trọng là trên quan điểm quốc tế công pháp văn bản này có hiệu lực pháp lý hay không?

Khoản 1 của Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố Đơn phương của Quốc gia được Ủy ban Công pháp Quốc tế thuộc LHQ thông qua (từ nay gọi tắt là Nguyên tắc Hướng dẫn) có nội dung:

Des déclarations formulées publiquement et manifestant la volonté de s’engager peuvent avoir pour effet de créer des obligations juridiques. Lorsque les conditions pour qu’il en soit ainsi sont réunies, le caractère obligatoire de telles déclarations repose sur la bonne foi; les États intéressés peuvent donc en tenir compte et tabler sur elles; ils sont fondés à exiger que de telles obligations soient respectées.

Tạm dịch: Những tuyên bố phát biểu một cách công khai và bày tỏ ý muốn tôn trọng (những gì đã tuyên bố) có thể có tác dụng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện được hội đủ, tính cách ràng buộc của các tuyên bố này được dựa vào sự thành tín. Quốc gia liên hệ có thể xem xét và dựa vào tuyên bố này làm căn cứ, để đòi hỏi các nghĩa vụ đó phải được tôn trọng.

Khoản 5 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn:

5. Les déclarations unilatérales peuvent être formulées par écrit ou oralement.
Tạm dịch : Các tuyên bố đơn phương có thể phát biểu bằng chữ viết hay bằng lời nói.
Lá thư, hay « công hàm » của ông Đồng đã thể hiện một cách công khai, có đăng tải trên báo chí hai nước Việt-Trung và được lưu trữ trong hồ sơ ở LHQ. Nó là một « tuyên bố đơn phương ». Nội dung tuyên bố này là « ghi nhận và tán thành » tuyên bố về hải phận của nước CHNDTH.

Khoản 2 của Nguyên tắc Hướng dẫn:

2. Tout État a la capacité d’assumer des obligations juridiques par des déclarations unilatérales.

Tạm dịch: Mọi quốc gia đều có khả năng đảm nhận những ràng buộc pháp lý qua các tuyên bố đơn phương.

Trên phương diện quốc tế công pháp, quốc gia gọi là VNDCCH có thể bị ràng buộc do tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đông. Vấn đề cần tìm hiểu là bị «ràng buộc» về những điều gì?

2/ Công hàm không có hiệu lực vì người ký không có tư cách pháp nhân

Nhiều bài báo, nhiều ý kiến đóng góp về công hàm 1958 thường hay nói đến tư cách pháp nhân của ông Phạm Văn Đồng. Các ý kiến này cho rằng ông Đồng không có tư cách để ra một tuyên bố liên quan đến vấn đề lãnh thổ.

TS Nguyễn Hồng Thao, trong cuốn «Le Vietnam et ses différends maritimes dans la mer de Biển Đông » nói về việc này như sau:

La note de Pham Van Dong ne contient aucune renonciation explicite de la souveraineté sur les deux archipels au profit de la Chine. La portée de cette note n’a pas non plus la valeur obligatoire de renoncer à une souveraineté. En vertu de ses fonctions, un Premier Ministre n’a pas la compétence de céder le territoire. Cela relève au pouvoir de l’Assemblée Nationale de Viet Nam

Tạm dịch: Lá thư của Phạm Văn Đồng không hề nói đến việc từ bỏ chủ quyền ở hai quần đảo cho TQ. Hiệu lực của lá thư này cũng không có giá trị bắt buộc ở việc từ bỏ chủ quyền. Theo chức năng của ông này, một thủ tướng không có thẩm quyền để nhượng lãnh thổ. Đây là thẩm quyền thuộc về Quốc hội.

Về hiệu lực của công hàm 1958 sẽ nói ở dưới. Về tư cách pháp nhân, ý kiến này không phù hợp với quan điểm Quốc tế Công pháp. Thật vậy, điều 4 của Nguyên tắc Hướng dẫn, những viên chức nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao… là những người có tư cách để ra một tuyên bố. Nguyên văn điều 4:

4. Une déclaration unilatérale n’engage internationalement l’État que si elle émane d’ une autorité ayant compétence à cette fin. En vertu de leurs fonctions, les chefs d’État, les chefs de gouvernement et les ministres des affaires étrangères sont habilités à formuler de telles déclarations. D’autres personnes représentant l’État dans des domaines déterminés peuvent être autorisées à engager celui-ci, par leurs déclarations, dans les matières relevant de leur compétence.

Tạm dịch như sau: một tuyên bố đơn phương chỉ ràng buộc quốc gia (vào các vấn đề thuộc phạm vi) quốc tế khi tuyên bố này phát xuất từ một quan chức nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi đó. Với chức năng của họ, chủ tịch nước, thủ tướng và bộ trưởng bộ ngoại giao (là những người) có quyền để thành lập một tuyên bố như vậy. Các cá nhân khác đại diện cho quốc gia trong những lãnh vực nhứt định có thể được phép gắn kết (quốc gia vào các vấn đề thuộc lãnh vực quốc tế), qua tuyên bố của họ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền của họ.

Theo tinh thần điều 4 văn bản hướng dẫn này, ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng chính phủ nước VNDCCH, dĩ nhiên có tư cách và đầy đủ thẩm quyền để ra một tuyên bố về một vấn đề thuộc phạm vi quốc tế.

Thí dụ dẫn từ hồ sơ CIJ về tư cách pháp nhân của người ra tuyên bố.

Trường hợp tranh chấp giữa Mã Lai và Singapour về các đảo Pedra Branca (tên Mã Lai là Pulau Batu Puteh), Middle Rocks và South Ledge (quan trọng hơn cả là đảo Pedra Branca). Nội vụ được đưa ra Tóa án Công lý Quốc tế (CIJ) vào tháng 2 năm 2003 và được phân xử ngày 23 tháng 5 năm 2005.

Trước tòa, theo các chứng cớ lịch sử, Mã Lai đã chứng minh được chủ quyền lịch sử của mình ở đảo Pedra Branca, từ thời mới lập quốc (vương quốc Johor, thế kỷ 15) cho tới năm 1850. Trong khi Singapour, được tiểu vương Johor nhượng cho Công ty Đông Ấn thuộc Anh vào ngày 02 tháng 8 năm 1824, lãnh thổ bao gồm tất cả các đảo trong vòng 10 hải lý. Trong khi đó đảo Pedra Branca cách Singapour đến 24 hải lý. Nhưng trong một khoảng thời gian dài, từ năm 1850, vương quốc Johor (quốc gia tiền nhiệm Mã Lai) đã không hành sử chủ quyền của họ tại đảo này. Khi người Anh ở Singapour cho xây một ngọn hải đăng trên đảo năm 1850 thì không gặp sự phản đối nào của vương quốc Johor. Mặt khác, nhân dịp trả lời lá thư của Singapour về chủ quyền đảo Pedra Branca năm 1953, viên Bộ trưởng lâm thời Bộ ngoại giao vương quốc Johor viết công hàm xác nhận đảo Pedra Branca «không thuộc chủ quyền Johor». Mặc dầu phía Mã Lai phản đối rằng viên bộ trưởng kia không có thẩm quyền để tuyên bố về một vấn đề «lãnh thổ». Nhưng tòa đã bác lý lẽ này vì cho rằng tuyên bố đó không có ý nghĩa của một tuyên bố về lãnh thổ mà chỉ là ý kiến của vương quốc Johor về chủ quyền đảo Pedra Branca.

Công hàm 1953 của vương quốc Johor tương tự với trường hợp công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Đó không phải là một kết ước về lãnh thổ mà chỉ là ý kiến của nước VNDCCH về quyết định của nước CHNDTH (về lãnh thổ và hải phận của TQ). Công hàm 1958 không hề là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

(Ở thí dụ này ta cũng thấy một nước, do thái độ của chính phủ nước này, có thể bị mất chủ quyền lịch sử ở một vùng lãnh thổ nào đó. Trường hợp VN và TQ tại hai quần đảo HS và TS, ta dễ dàng chứng minh VN có chủ quyền lịch sử tại hai quần đảo này, thông qua các tấm bản đồ, hay các sử liệu lịch sử, do chính từ TQ thành lập. Nhưng nếu trong một thời gian dài, nhà nước VN có những tuyên bố, hay các động thái tương đương với sự «đồng thuận – acquiescement», các hành vi này được xem là tự nguyện «từ bỏ chủ quyền», VN có thể bị mất chủ quyền lịch sử ở các nơi này. Điều này có ý nói rằng vấn đề chủ quyền lịch sử là quan trọng nhưng thái độ của nhà nước đối với vùng lãnh thổ đó còn quan trọng hơn.)

Ta cũng có thể dẫn từ các bản án mẫu của CIJ về các tuyên bố đơn phương mà vai trò của người tuyên bố, cũng như hoàn cảnh của tuyên bố bị đặt lại, nhưng vẫn không thể hủy bỏ hiệu lực của tuyên bố.

Trường hợp quốc vương Jordanie tuyên bố từ bỏ vùng lãnh thổ Cisjordanie là một thí dụ khác. Ngày 31 tháng 7 năm 1988 quốc vương Jordanie đọc tuyên bố trước thần dân của ông về việc từ bỏ mọi liên hệ và thẩm quyền chính thức của Jordanie trên vùng lãnh thổ Cisjordanie. Tuyên bố này trái với tinh thần hiến pháp của Jordanie, vì nhà vua không có thẩm quyền quyết định về phạm vi lãnh thổ. Tuyên bố của quốc vương Jordanie không hề nhắm đến một quốc gia nào (không phải là tuyên bố đơn phương) đồng thời vừa vi hiến. Dầu vậy hiệu lực của tuyên bố cũng đã được áp dụng trên thực tế, dân tộc Palestine chưa được thực sự độc lập cũng như quốc gia Palestine chưa được chính thức thành hình, nhưng vùng lãnh thổ Cisjordanie thực sự không còn thuộc thẩm quyền của Jordanie.

3/ Công hàm 1958 không có hiệu lực vì vi hiến.

Nhiều bài báo, nhiều ý kiến ở VN gần đây cho rằng chiếu theo hiến pháp VN, ông Đồng không có tư cách để tuyên bố về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Thật vậy, theo hiến pháp của VN hiện tại, hay trong thời kỳ ông Đồng làm thủ tướng, vấn đề phân định biên giới phải được thể hiện bằng một kết ước, có sự đồng thuận giữa hai nước, phải được quốc hội thông qua. Ý kiến của TS Nguyễn Hồng Thao đã dẫn ở trên trong chừng mực cũng nằm trong chiều hướng này.

Nhưng tuyên bố 1958 của ông Đồng, đã nói ở trên, không phải là một « tuyên bố về lãnh thổ », có mục tiêu làm thay đổi lãnh thổ nước VNDCCH. Nếu văn bản có mục tiêu làm thay đổi lãnh thổ thì tuyên bố này vi hiến.

Xét nội dung của cả hai bản tuyên bố. Bản tuyên bố của TQ trước hết là một tuyên bố về chủ quyền, theo đó TQ khẳng định ý chí của họ về chủ quyền của TQ tại Đài Loan, Bành Hồ… (đang dưới quyền kiểm soát của phe Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo). Sau đó là tuyên bố về hệ thống đường cơ bản và bề rộng lãnh hải 12 hải lý (điều 2). Điều 3 khẳng định quyền tài phán của TQ tại vùng không gian và vùng nước thuộc lãnh hải TQ. Điều 4 qui định các đảo Tây Sa và Nam Sa (tức HS và TS) cùng các đảo khác của TQ đều có qui chế xác định ở điều 1 và điều 2.

Bối cảnh bản tuyên bố của TQ, sẽ nói rõ hơn ở phần dưới, cũng như tuyên bố của nhiều nước khác cận biển trong cùng thời kỳ, được thể hiện sau khi Hội nghị của LHQ về Biển ngày 29-4-1958 thông qua bốn Công ước gồm : Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đại dương, Công ước về đánh bắt và bảo toàn các nguồn sinh vật trong đại dương và Công ước về thềm lục địa. Các quốc gia thuộc LHQ có thể ký nhận các công ước này ở thời điểm giới hạn là 31-10-1958. Một Nghị định thư không bắt buộc về thể thức giải quyết tranh chấp cũng được thông qua. Vì không phải là một thành viên của LHQ, tuyên bố của TQ là cần thiết để khẳng định những đòi hỏi của nước này về lãnh hải và vùng tiếp cận. Ta thấy tuyên bố bề rộng lãnh hải 12 hải lý của TQ hoàn toàn phù hợp với Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.

Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng là tuyên bố ủng hộ tuyên bố của TQ về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nước này. Thực ra việc này không cần thiết. Bởi vì, cũng như tuyên bố của các nước khác, nếu nội dung tuyên bố của TQ không có điều gì phải phản đối, tự động tuyên bố này có hiệu lực đối với tất cả các nước trên thế giới. (Tuyên bố của TQ bị Hoa Kỳ phản đối vì hệ thống đường cơ bản lấn biển khá xa).

Tức là, có hay không có tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng, nếu VN không lên tiếng phản đối hay bảo lưu về một điều gì đó liên quan đến nội dung tuyên bố của TQ, tự động tuyên bố này có hiệu lực pháp lý.

Tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng không phải là một tuyên bố về « lãnh thổ ». Vì vậy tuyên bố này không vi hiến.

Dầu vậy, theo tập quán quốc tế, một tuyên bố đơn phương nếu đi ngược lại tinh thần hiến pháp của quốc gia tuyên bố, hiệu lực của tuyên bố vẫn có thể cao hơn hiến pháp của quốc gia. Tuyên bố đơn phương không phải là một văn bản «hành chánh» thuộc phạm trù quốc gia mà là một văn bản (hay hành vi) thuộc phạm trù quốc tế. Một văn bản hành chánh chịu chi phối của luật quốc gia nhưng một tuyên bố đơn phương (liên quan đến một vấn đề quốc tế) chịu chi phối của luật pháp quốc tế. Mà luật quốc tế có giá trị «cao» hơn luật quốc gia.

Thí dụ sau đây cho thấy những rắc rối đưa đến từ việc mâu thuẩn giữa luật quốc nội và luật quốc tế về tuyên bố đơn phương.

Công hàm ngày 22 tháng 11 năm 1952 của bộ trưởng bộ Ngoại giao Colombie gởi bộ Ngoại giao Venezuela về lập trường của Colombie về chủ quyền quần đảo Los Monjes. Công hàm này xác định chủ quyền của Venezuela tại quần đảo Los Monjes.
Năm 1971, Ủy ban Quốc gia Colombie nhận được một khiếu nại cho rằng công hàm 1952 vi hiến vì các vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ phải được thể hiện bằng một hiệp ước, và phải được quốc hội thông qua. Thực tế là công hàm của Bộ ngoại giao có làm thay đổi « biên giới » nước Colombie, vì trực tiếp nhìn nhận quần đảo Los Monjes thuộc Venezuela. Tháng 3 năm 1971 Ủy ban Quốc Gia Colombie phán xét rằng Ủy ban không có thẩm quyền để hủy bỏ công hàm 1952 bởi vì đây là một văn bản thuộc phạm vi quốc tế. Một văn bản quốc tế thì phải áp dụng Quốc tế Công pháp. Tháng 4 năm 1971, phán quyết này lại khiếu nại lên Ủy ban Quốc Gia. Lần này lý lẽ phía khiếu nại cho rằng phán quyết không phù hợp với hiến pháp Colombie trong các vấn đề liên quan đến các văn bản quốc tế. Bên khiếu nại nhấn mạnh, để tuyên bố có hiệu lực, ý chí của hai quốc gia cần phải được thể hiện. Tức là, quan điểm của hiến pháp Colombie thì không công nhận hiệu lực các tuyên bố đơn phương mà chỉ nhìn nhận các hết ước có tính qui ước (có sự đồng thuận của hai bên).

Điều ghi nhận ở đây, khác với hiến pháp của phần lớn các quốc gia khác, hiến pháp Colombie không nhìn nhận « tuyên bố đơn phương » là một văn bản quốc tế. Một văn bản quốc tế, theo họ, phải có sự đồng thuận của hai bên. Trong trường hợp chủ quyền quần đảo Los Monjes, phải xác định bằng một hiệp định.
Vấn đề quần đảo Los Monjes được đưa lên Ủy ban Hiến Pháp quyết định. Ủy ban này cũng từ khuớc vì cho rằng không có thẩm quyền (23-5-1975). Cuối cùng, ngày 20-10-1992, Ủy ban Quốc gia phán quyết : Công hàm ngày 22 tháng 11 năm 1952 của bộ trưởng bộ Ngoại giao Colombie gởi bộ Ngoại giao Venezuela là không có gia trị.
Nhưng dường như hành động của Ủy ban Quốc gia Colombie chỉ nhắm đến việc giải quyết trong nội bộ Colombie, để xoa dịu thành phần chống đối. Vì trên thực tế, hiện nay nhà nước Colombie công nhận chủ quyền của Venezuela tại quần đảo Los Monjes qua việc phân định hải phận giữa hai nước. Việc tranh chấp hai bên là vùng nước chung quanh Los Monjes, phía Colombie chủ trương các đảo này có hiệu lực giới hạn trong khi phía Venezuela đòi hỏi vùng biển phía ngoài các đảo, có đầy đủ hiệu lực.

4/ Công hàm 1958 không có hiệu lực vì tuyên bố của TQ vi phạm luật quốc tế.

Có ý kiến cho rằng công hàm 1958 không có hiệu lực vì tuyên bố của phía TQ vi phạm luật quốc tế. Ý kiến này cho rằng tuyên bố của TQ vi phạm luật quốc tế vì hệ thống đường cơ bản của TQ không phù hợp với Luật quốc tế về Biển 1958.

Theo khoản 8 bản Nguyên tắc Hướng dẫn:

8. Une déclaration unilatérale en conflit avec une norme impérative du droit international général est nulle.

Tạm dịch: Một tuyên bố đơn phương mâu thuẩn với một nguyên tắc bắt buộc của luật quốc tế thì nó không có giá trị.

Như đã nói ở phần 2, tuyên bố về hải phận của TQ là một tuyên bố đơn phương. Nếu tuyên bố này mâu thuẩn với luật Quốc tế thì tuyên bố này không có giá trị. Dĩ nhiên công hàm 1958 cũng không có giá trị.

Ta thấy qui ước về đường cơ bản trong Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp 1958 không khác nhiều nội dung bộ Luật biển 1982. Hệ thống đường cơ bản của TQ từ năm 1958 đến nay không thay đổi. Trong chừng mực, một số đoạn trong hệ thống đường cơ bản của TQ khá xa bờ, nhưng việc lấy các đảo cận biển để làm điểm cơ bản thì việc này không mâu thuẩn với Luật quốc tế về Biển. Tập quán này đã được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng (kể cả VN). Tuyên bố về đường cơ bản của TQ bị các nước (như Hoa Kỳ) phản đối. Nhưng nói rằng nó không có giá trị trên toàn bộ là không thuyết phục. Bởi vì, nếu bị chống đối, TQ (hay VN cũng như các nước có chung trường hợp), có thể thay đổi để phù hợp với Luật biển 1982.

Vì thế khi cho rằng tuyên bố 1958 của ông Phạm Văn Đồng không có giá trị vì ủng hộ một tuyên bố vi phạm luật quốc tế là không có căn cứ.

5/ Nội dung Công hàm 1958:

Đây mới là điều quan trọng nhứt để bàn cãi. VN có thể bị ràng buộc pháp lý ở các điểm nào trong nội dung bản tuyên bố 1958?

Khoản 7 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn:

7. Une déclaration unilatérale n’entraîne d’obligations pour l’État qui l’a formulée que si elle a un objet clair et précis. En cas de doute sur la portée des engagements résultant d’une telle déclaration, ceux-ci doivent être interprétés restrictivement. Pour interpréter le contenu des engagements en question, il est tenu compte en priorité du texte de la déclaration ainsi que du contexte et des circonstances dans lesquelles elle a été formulée.

Tạm dịch: Một tuyên bố đơn phương chỉ có khả năng ràng buộc quốc gia (đã phát biểu) khi nội dung (của bản tuyên bố) có một mục đích rõ ràng và cụ thể. Trong trường hợp có nghi ngờ về mức độ cam kết của tuyên bố, thì văn bản phải được giải thích một cách hạn chế. Để giải thích nội dung của những cam kết này, ta phải đặt ưu tiên cho văn bản của tuyên bố cũng như bối cảnh và trường hợp mà tuyên bố được thể hiện.

Bà Monique Chemillier-Gendreau giới hạn hiệu lực của công hàm 1958 ở « bề rộng lãnh hải ». Bà viết như sau:

«La déclaration de Pham Van Dong se tient strictement, il est vrai, à la reconnaissance de la largeur de la mer territoriale chinoise. Il est donc inexact de soutenir que le Viet Nam aurait ainsi «réaffirmé sa reconnaissance de la prétention chinois» sur les archipels ».

Tạm dịch: Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ hạn chế ở việc nhìn nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Cho rằng Việt Nam «tái xác định việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc» ở các quần đảo là điều không đúng.

TS Nguyễn Hồng Thao cũng có cái nhìn tương tự, công hàm chỉ nhằm mục đích công nhận lãnh hải 12 hải lý. Ông cũng cho rằng công hàm có giá trị về chính trị hơn là pháp lý:

La note exprimant un engagement plus politique que juridique, une forme courante utilisée par des pays socialistes pour manifester leur solidarité idéologique. Elle a pour objet précis de soutenir les Chinois dans l’application de la largeur des 12 milles marins de la mer teritoriale.

Tạm dịch: Lá thư biểu lộ một sự liên kết về chính trị hơn là pháp lý, một hình thức thông dụng đã được các nước trong khối XHCN sử dụng để bày tỏ tình đoàn kết ý thức hệ. Lá thư có mục tiêu rõ rệt ủng hộ TQ trong việc áp dụng bề rộng lãnh hải 12 hải lý.

Ông Lưu Văn Lợi cũng viết tương tự:

«Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ có một nội dung là ủng hộ Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và hứa sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý.

Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Trung Quốc?»

Trong bài phỏng vấn tiến sĩ Balazs Szalontai của BBC, ta cũng tìm thấy ý nghĩa khá giống như vậy:

Dẫu vậy, ông (Phạm Văn Đồng) có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.

Chiếu theo tinh thần khoản 7 của Nguyên tắc Hướng dẫn, nếu nội dung văn bản không rõ rệt (việc nhà nước VNDCCH sẽ “ghi nhận và tán thành” cái gì) thì việc diễn giải nội dung tuyên bố này phải giải thích một các hạn chế. Đó là điều mà quí vị Monique Chemillier-Gendreau, Nguyễn Hồng Thao, Lưu Văn Lợi và tiến sĩ Balazs Szalontai đã diễn giải.

Nhưng văn bản có hai đoạn văn: Đoạn 1 «ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc». Đoạn 2: chỉ thị cho các cơ quan nhà nước triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Các vị này chỉ nói về đoạn văn thứ hai mà không xem xét đoạn văn thứ nhứt của công hàm 1958.

Nội dung của tuyên bố 4-9-1958 về hải phận của TQ là một tuyên bố khẳng định chủ quyền về lãnh thổ.

Ông Phạm Văn Đồng, tác giả công hàm 1958, đã có ý kiến về công hàm này. Nhà báo Frank Ching trong bài “Paracel Islands Dispute” trên Far Eastern Economic Review ngày 10-02-1994 ghi lại lời của Phạm Văn Đồng về nguyên nhân và nội dung công hàm 1958. Ông Đồng nói ngắn gọn, nhưng rõ rệt:

“Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.

Cũng trong bài báo của Frank Ching nói trên, có ghi lại lời ông Nguyễn Mạnh Cầm:
Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Như thế công hàm 1958 không phải chỉ “ủng hộ” bề rộng lãnh hải 12 hải lý như bà Monique Chemillier-Gendreau,TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi hay tiến sĩ Balazs Szalontai đã nói. Những người trong cuộc, ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Mạnh Cầm, đã nhìn nhận nội dung công hàm 1958 là công nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS. Ông Phạm Văn Đồng biện hộ “nói vậy” vì lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”. Ông Cầm thì biện hộ vì HS và TS thuộc miền Nam quản lý, việc ủng hộ là “cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc”.

Nội dung công hàm 1958 sẽ rõ rệt hơn, nếu quí vị học giả Monique Chemillier-Gendreau, TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi hay tiến sĩ Balazs Szalontai xem xét thái độ của VNDCCH từ năm 1954 cho đến năm 1975 về hai quần đảo HS và TS. Ta sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng nhà nước VNDCCH tôn trọng nội dung công hàm 1958. Trường hợp các bản đồ in sau 1958 một số có ghi HS và TS dưới tên Tây Sa và Nam Sa đồng thời ghi chú thuộc TQ. Hay các bài báo đăng trên báo Nhân Dân, xác định vùng biển, vùng trời HS thuộc TQ v.v… Các động thái này cho thấy chính phủ VNDCCH nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS. Và đó cũng là mục đích của công hàm 1958.

Mặt khác, bà Monique Chemillier-Gendreau có viết:

«Néanmoins, son silent devant l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan.»

Tạm dịch: dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân.

Tuy đoạn văn này nối liền với đoạn văn dẫn trên của học giả Monique Chemillier-Gendreau nhưng không thấy học giả VN nào nói tới.

Thử xét thêm lời giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm. Vì HS và TS do VNCH quản lý do đó công hàm 1958 không hiệu lực. Ở điểm này, học giả Monique Chemillier-Gendreau cũng có cái nhìn tương tự: “người ta không thể cho cái mà người ta không có”.

Tuy nhiên, theo nội dung Hiệp định Genève 1954, nước Việt Nam là duy nhứt. Trên thực tế, VN có hai vùng lãnh thổ do hai chính phủ khác nhau về ý thức hệ lãnh đạo, nhưng trên quan điểm luật pháp quốc tế nước VN chỉ có một. Ông Cầm không thể viện dẫn việc HS và TS do VNCH quản lý thì có thể tuyên bố chủ quyền các quần đảo này của nước nào cũng được. Bởi vì, HS và TS thuộc bên nào quản lý thì chúng cũng thuộc về một nước Việt Nam duy nhứt. Khi chủ trương một quốc gia duy nhứt, hai nhà nước lãnh đạo hai vùng lãnh thổ khác biệt, đều có bổn phận như nhau trong việc bảo toàn lãnh thổ, cho dù phần lãnh thổ này do bên này hay do bên kia quản lý.
Mặt khác, lời giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm, cũng như của ông Đồng, đã xóa bỏ lập luận “công hàm chỉ nói đến hải phận 12 hải lý mà không nói đến vấn đề chủ quyền” của các học giả Monique Chemillier-Gendreau, TS Nguyễn Hồng Thao, ông Lưu Văn Lợi và tiến sĩ Balazs Szalontai về nội dung công hàm 1958. Nội dung công hàm bao gồm việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.

Học giả Greg Austin, trong cuốn China Ocean’s Frontiers, có ý kiến:

Of all the items of evidence presented by the PRC as proof of DRV recognition of Chinese sovereignty over the Paracel Islands, the most conclusive may be the note from the DRV Prime Minister supporting the PRC territorial sea declaration. The note was a government to government communication. And its subject was territorial sovereignty over, inter alia, the Paracel Islands; and the DRV not only raised no objection to the PRC claim but supported it.

Tạm dịch: Trong tất cả các yếu tố do TQ đưa ra làm bằng chứng cho việc VNDCCH đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa, yếu tố có tính thuyết phục nhứt có thể nói là công hàm của Thủ Tướng VNDCCH ủng hộ tuyên bố về lãnh hải của nước CHND TH. Công hàm này là một văn kiện trao đổi giữa chính phủ với chính phủ. Chủ đề của công hàm là chủ quyền lãnh thổ, trong đó có Quần đảo Hoàng Sa. Nước VNDCCH không những đã không phản kháng tuyên bố chủ quyền của CHND TH mà còn ủng hộ nó.

Nhấn mạnh ở câu: Nước VNDCCH không những đã không phản kháng tuyên bố chủ quyền của CHND TH mà còn ủng hộ nó.

6/ Về hoàn cảnh ra đời công hàm 1958:

Hầu như các bài viết của các học giả VN đều vịn vào lý do “chiến tranh”, lý do căng thẳng eo biển Đài Loan ở thời kỳ đó, lý do hai nước VN và TQ là “đồng chí, anh em” trong khối xã hội chủ nghĩa,… để biện hộ cho sự xuất hiện công hàm 1958. TS Nguyễn Hồng Thao, trong sách đã dẫn, viết:

La note de Pham Van Dong a pour but de satisfaire une demande de la Chine aux pays du camps socialiste en vue de la soutenir dans sa lutte contre la politique poursuivie par des Américains dans le détroit de Formose, qui menacait la sécurité nationale à l’époque. La note exprimant un engagement plus politique que juridique, une forme courante utilisée par des pays socialistes pour manifester leur solidarité idéologique. Elle a pour objet précis de soutenir les Chinois dans l’application de la largeur des 12 milles marins de la mer teritoriale.

Tạm dịch: Lá thư của Phạm Văn Đồng có mục đích nhằm thỏa mãn việc yêu cầu, nhắm đến các nước trong khối XHCN, nhằm ủng hộ TQ trong cuộc đấu tranh chống lại khuynh hướng chính trị theo đuổi của Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan, thời kỳ đó đã đe dọa an ninh quốc gia nước này. Lá thư biểu lộ một sự liên kết về chính trị hơn là pháp lý, một hình thức thông dụng đã được các nước trong khối XHCN sử dụng để bày tỏ tình đoàn kết ý thức hệ. Lá thư có mục tiêu rõ rệt ủng hộ TQ trong việc áp dụng bề rộng lãnh hải 12 hải lý.

Trang web BBC có tóm lược bài viết của “nhóm phóng viên biển Đông” đăng trên tờ Đại Đoàn Kết, nội dung như sau:

bối cảnh của bản Công hàm 1958 gửi Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc là thời điểm “có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan”.

Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là “đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp”, tức “chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý”.

Trên VOA, có bài phỏng vấn TS Hoàng Việt:

Trước hết là về bối cảnh đưa ra công hàm mà năm 1958 ông Phạm Văn Đồng đã ký. Thứ nhất là lúc đó quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn còn như là anh em, vừa là đồng chí vừa là anh em. Năm 1949, Quân Giải phóng Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt Nam.

Muốn nói tới câu chuyện đó để làm gì? Đấy là lúc đó hai nước tình cảm rất là chặt chẽ với nhau.

Đã ghi ở trên, ông Đồng giải thích bối cảnh ra đời công hàm:

“Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.

Lời giải thích này đã xóa đi tất cả những lý lẽ «vì hoàn cảnh» mà các học giả đưa ra để cố gắng hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Bởi vì ai gây chiến tranh ? Dĩ nhiên là phía VNDCCH. Chiến tranh không phải là tình huống bắt buộc. Chỉ cần phía VNDCCH ngưng chiến tranh thì ông Đồng sẽ không phải «nói như vậy». Tức đã không ký công hàm, đã không nhượng trên giấy tờ chủ quyền HS và TS cho TQ.
Nhà báo Frank Ching nhận xét lời giải thích này như sau:

Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

Trong khi bối cảnh thực sự mà tuyên bố của TQ ra đời, theo TS Balazs Szalontai :
BBC:Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.

Điều này tác giả cũng đã nói ở phần trên, đây mới là bối cảnh đúng đắng về hoàn cảnh ra đời bản tuyên bố của TQ. Sau khi Hội nghị của LHQ về Biển ngày 29-4-1958 thông qua bốn Công ước gồm : Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đại dương, Công ước về đánh bắt và bảo toàn các nguồn sinh vật trong đại dương và Công ước về thềm lục địa. Các quốc gia thuộc LHQ có thể ký nhận các công ước này ở thời điểm giới hạn là 31-10-1958. Vì không phải là một thành viên của LHQ, tuyên bố của TQ là cần thiết để khẳng định những đòi hỏi của nước này về lãnh hải và vùng tiếp cận.

Điều đáng trách là các học giả VN không một người nào nhắc đến Nghị định thư nói về thể thức giải quyết tranh chấp cũng được Hội nghị LHQ thông qua cùng lúc với 4 công ước. Nghị định thư ghi rõ thể thức hòa giải trong các trường hợp có mâu thuẩn quyền lợi giữa các nước trong khi áp dụng các công ước. Dĩ nhiên ta thấy VN và TQ có mâu thuẩn về chủ quyền HS và TS. Tranh chấp này bắt đầu từ năm 1909, phía VNDCCH không thể nói là mình không biết.

Như thế, việc dựa vào các lý do «hoàn cảnh» này kia, tình đồng chí anh em, tình trạng « chiến tranh »… để giảm thiểu hiệu lực công hàm 1958 (theo Khoản 7 của bản Nguyên tắc Hướng dẫn) là điều hoàn toàn không thuyết phục.

«Hoàn cảnh» đúng, là bối cảnh Hội nghị LHQ 1958 về luật Biển, đòi hỏi VN phải có «ý kiến» về tuyên bố của TQ. Nguyên tắc một quốc gia VN duy nhứt buộc các chính phủ ở hai vùng lãnh thổ đều có trách nhiệm như nhau về lãnh thổ. Một vùng lãnh thổ thuộc bên nào quản lý cũng thuộc về quốc gia VN duy nhứt. Thay vì phải ra tuyên bố bảo lưu chủ quyền của mình ở HS và TS, VNDCCH lại ra công hàm công nhận tuyên bố của TQ.

Vịn vào hoàn cảnh «tình trạng chiến tranh», nhưng bên gây chiến là phía VNDCCH. Chỉ cần bên này ngừng chiến thì công hàm 1958 sẽ không hiện hữu.

Vịn vào lý do «đồng chí anh em» lại càng không thuyết phục. Trên quan điểm quốc tế công pháp, tình «đồng chí anh em» chưa bao giờ được một bên tranh chấp vịn vào để được hưởng trường hợp giảm khinh.

Tác giả dẫn ra thí dụ sau đây, cho thấy một lời nói “qua lại” bình thường giữa hai viên chức quốc gia, xảy ra trong một buổi gặp gỡ không chính thức, nó cũng có giá trị ràng buộc pháp lý. Đó là trường hợp tuyên bố của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Na Uy, ông Ihlen, về chủ quyền của Đan Mạch ở Groenland ngày 22-7-1919.

Trong dịp gặp gỡ giữa hai thủ tướng hai nước Na Uy và Đan Mạch. Ông bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch nói rằng quốc gia Đan Mạch không quan tâm đến vùng lãnh thổ Spitzberg, chính phủ của ông sẽ không phản đối việc Na Uy hành sử chủ quyền ở vùng đất này. Ông nói tiếp rằng quốc gia Đan Mạch mong muốn được mở rộng thẩm quyền về kinh tế và chính trị trên tòan vùng Groenland. Ông hy vọng việc này không bị Hoa Kỳ cũng như Na Uy phản đối.

Trả lời, Thủ tướng Na Uy, ông Ihlen nói rằng: «the Norwegian Government would not make any difficulties in the settlement of this question».

Tạm dịch: Chính phủ Na Uy sẽ không làm một khó khăn nào trong việc giải quyết vấn đề này.

Đến khi tranh chấp Groenlan giữa Na Uy và Đan Mạch được đưa ra Tòa Án Công lý Quốc tế (CIJ) phân giải thì « lời nói » của ông Ihlen được tòa nhìn nhận là một « tuyên bố đơn phương», có hiệu lực ràng buộc pháp lý. Tuyên bố này nổi tiếng, trở thành một trường hợp nghiên cứu cho Luật quốc tế, được đặt tên là «Tuyên bố Ihlen».

Tuyên bố Ihlen có thể so sánh với trường hợp «lời nói» của ông Ung Văn Khiêm, thứ trưởng bộ Ngoại giao VNDCCH, nhân dịp gặp gỡ các viên chức ngoại giao TQ năm 1956. Ông Ung Văn Khiêm có tuyên bố với Li Zhimin, tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam như sau : chiếu theo tài liệu VN thì HS và TS thuộc về TQ. Ông Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào : Theo sử liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài « Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa».

7/ Biết địch biết ta.

Trăm trận trăm thắng. Tuy nhiên, phía VN hình như rất dị ứng khi có người nhắc đến công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Những người nào bàn luận đến chủ đề này đều bị chụp mũ nếu không là Việt gian thì cũng là “Tàu”. Nhưng quyền lợi của đất nước cao hơn tự ái, danh vọng và quyền lợi cá nhân. Vấn đề công hàm 1958 là chuyện “của ta”. Chuyện của mình thì mình phải bàn luận tới.

Khi viết gần xong bài này thì đọc được “Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và Đảng CSVN”. Thư ngỏ có đoạn:

Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc.

Đã viết ở trên, công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một văn bản thuộc phạm trù quốc tế chứ không phải là một văn bản hành chánh thuộc phạm trù quốc gia. Nhà nước có thể giải thích nội dung văn bản này theo ý của mình, nhằm xoa dịu dư luận người dân, như khuyến cáo của nhóm “nhân sĩ, trí thức” tác giả của thư ngỏ. Nhưng đây chỉ là một “liều thuốc an thần” như nhiều liều thuốc an thần khác trong quá khứ mà nhiều học giả khác đã hướng dẫn cho lãnh đạo CSVN. Nó không có ảnh hưởng gì đến hiệu lực của văn bản này trước luật lệ quốc tế. Trường hợp của nhà nước Colombie về chủ quyền quần đảo Los Monjes là một thí dụ để mọi người nghiên cứu.
Chính phủ Hoa Kỳ ngày 3 tháng 8 vừa qua ra thông cáo báo chí về biển Đông, trong đó có đoạn đề cập đến khả năng giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài hay bằng một định chế pháp lý quốc tế:

We believe that claimants should explore every diplomatic or other peaceful avenue for resolution, including the use of arbitration or other international legal mechanisms as needed.

Các bản tiếng Việt thông cáo này đăng tải trong nước đều không dịch đoạn dẫn trên. Thái độ im lặng từ nhiều thập niên nay của nhà nước CSVN về khả năng giải quyết tranh chấp với TQ bằng một trọng tài quốc tế cho ta biết lập trường của VN: không giải quyết bằng trọng tài quốc tế. Nguyên nhân ra sao độc giả tự đoán.

Đề nghị của Hoa Kỳ là một cơ hội mà VN cần nắm lấy. Quyết định nắm lấy hay không thuộc về lãnh đạo CSVN nhưng cũng do khuyến cáo, áp lực của người dân trong nước, mà thành phần trí thức là tiêu biểu đi đầu.

Thất vọng biết bao nhiêu, không có một dòng nào trong thư ngỏ đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế :

Chúng ta kiên trì giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng ta tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia khác ven Biển Đông, cùng nhau thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển, đặc biệt là đối với các đảo, bãi đá cùng với lãnh hải bao quanh theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Rõ ràng đây là việc “copy – paste » từ văn bản của nhà nước CSVN. Nếu không nói quá, đó cũng là luận điệu của phía TQ. Phía nào cũng nói giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, theo luật quốc tế, theo công ước LHQ về Biển…

Các bên nói cùng một luận điệu nhưng nền tảng lý lẽ mỗi bên mỗi khác. VN nói mình có chủ quyền ở HS và TS. TQ cũng nói y như vậy. Ai cũng khoanh vùng biển (theo qui định của Luật quốc tế về Biển) theo cách diễn giải của mình. Vấn đề cốt lõi là: nước nào có chủ quyền ở các đảo nào ? Đề nghị của Hoa Kỳ đúng là một cái phao cho các nước nhỏ như VN nắm lấy. Vì TQ là bên có sức mạnh, họ có lý lẽ của họ, họ có thể dùng vũ lực để áp đặt ý muốn của họ cho các nước tranh chấp.

Nhóm học giả, trí thức tác giả lá thư ngỏ không có một ý kiến nào mới hay đề nghị một phương pháp nào khả thi giải quyết vấn đề tranh chấp. Đề nghị “giải thích” lại công hàm 1958 không phải là một giải pháp, các viên chức CSVN đã từng giải thích ý nghĩa công hàm này, ông Phạm Văn Đồng và ông Nguyễn Mạnh Cầm là các thí dụ.
VN không có con đường nào khác là phải đưa ra một trọng tài quốc tế để phân xử. Đây là con đường mà VN có nhiều hy vọng nhứt để thắng, nếu biết cách hóa giải những ràng buộc pháp lý những hứa hẹn trước đây đã cam kết với TQ. Tôi đã đề nghị một giải pháp “kế thừa danh nghĩa VNCH” để hóa giải các hứa hẹn này trong các bài trước.

Vấn đề bảo vệ đất nước, nếu đi theo phương pháp này, đơn giản trở thành việc dân chủ hóa VN. Có bạn phàn nàn tôi vì sao cứ viết chủ quyền biển đảo mà không tranh đấu cho nhân quyền. Thực ra mục tiêu chính của đề nghị giải quyết chủ quyền biển, đảo của tôi cốt lõi là vấn đề “nhân quyền”. Dân chủ thực ra chỉ là cách nói khác của nhân quyền.

Nếu “án binh bất động” và tiếp tục “uống thuốc an thần” của các học giả “bốc” cho, VN chắc chắn sẽ bước vào xung đột vũ trang với TQ. Xương máu VN đã đổ quá nhiều cho lý thuyết không tưởng, cho những sự bịp bợm, cho những huyền thoại láo khóet trong quá khứ. Nhân dân VN không thể đổ máu thêm lần này nữa, nói là “giữ nước”, nhưng thực ra để giữ “thể diện” cho đảng CSVN. Giữ nước có nhiều cách để giữ, không tốn xương máu, chỉ cần trí tuệ và lòng can đảm.

© Trương Nhân Tuấn

© Đàn Chim Việt

 

88 Phản hồi cho “Công hàm 1958: một vấn đề thuộc phạm vi công pháp quốc tế”

  1. Austin Pham says:

    Các đồng chí cam thân mến,
    Vừa rồi “em” có xem qua một số “dịch thuật” của các đồng chí về vấn đề hiệp định Geneva mà tôi rất kinh hoàng. Nói chung là việc sử dụng tiếng việt…cộng của các đồng chí đã đạt đến trình độ “thần sầu quỷ khốc”, cứ bảy giả ba thật như chính cụ Hồ. Nay “em” xin bổ xung một số sự việc, đính chánh một vài chi tiết “bị cố tình nhầm lẫn” và xin được trình bày dưới đây:
    1.Viêt Nam quốc gia từ chối không ký hiệp định này, tương tự như trước đó chính quyền Nam Hàn đã không ký vào hiệp định đình chiến 1953. Tuy nhiên Bắc Hàn và Bắc Việt đều ký. Lý do: đàn anh Trung cộng bắt tụi nó ký. Anh có thể tham khảo “bạch thư” của đảng ta tố cáo đầy đủ chi tiết vào thời điễm 1979, rất rõ ràng mạch lạc. Vì thế các anh không thể vừa phun đi để sau đó….lè lưỡi liếm lại. Rất khó coi.
    2.Không có Trung cộng đã không còn cộng sản Bắc Hàn tồn tại, anh cứ xem lại lịch sử. Phần Việt Nam thì cũng y hệt như thế. Trận chiến Điện Biên Phủ chỉ xảy ra và đã xảy ra khi Trung cộng đóng góp chất xám cùng chất sắt. Bộ đội cu Hồ thay phiên…chất…xác. Trong khi hội đàm về việc đình chiến 1954 thì Pháp và Trung cộng ở thế trên, dàn xếp điều khoản. Nói chung là Pháp rút quân chỉ sau khi bị thiệt mạng khoảng 50 ngàn quân ở Đông Dương và lặng lẻ “gửi” 500 ngàn cái xác của Việt Minh xuống thăm ông địa. Nếu ta ráng thêm chút nữa thì đã có một nền độc lập không tốn một cái hòm vào cuối thập niên 50. Tuy nhiên nó là chuyện đã rồi, nếu không tin thì cứ Google về các nền độc lập từ Pháp. Nếu không dám thì thôi…bỏ.Đồng chí nói về 8 điễm của PVD mà em điếng hồn, thằng này đâu có điễm nào là của nó. Trung quốc quyết định hết, xem lại “bạch thư” đi cũng còn kịp mờ. Chính vì chuyện này mà các cán bộ lão thành của ta cứ hậm hực mãi. Ai biểu rước tụi tàu cộng vô làm…cha. Xem đi xem lại, mặc dù Việt Nam Quốc Gia lúc đó còn dưới cơ của Pháp nhưng nhất quyết không “đóng dâu ký tên” vô cái bản hiệp định chia đôi đất nước này. Phần cha chú của các đồng chí thì hèn….thấy mẹ. Lính mình chết để rồi Mao quyết định hết tất cả. “Hy sinh cho nền độc lập” mà phải cúi đầu nghe lệnh chệt từ đầu tới đuôi. Giết dân Việt trong CCRD cũng là lệnh của tụi nó, ký giấy công hàm bán đứng lãnh hải cha ông cũng vì nó, những người thầy vĩ đại của Hồ Nghệ An với văn hóa “ống nhổ”.
    3.Ông Ngô Đình Diệm làm một cú thật ngoạn mục, lấy một nửa nước ra khỏi ảnh hưởng của Pháp bằng việc “trưng cầu dân ý”, loại Bảo Đại và dựng nên nền đệ nhất cộng hòa rất là….ngon cơm. Pháp cay cho tới bây giờ. Miễn bàn chuyện…sùi của bố và đảng. Làm sao có việc bắt buộc tổng tuyển cử khi không có chữ ký “hợp thức hóa”, làm sao có thể hợp nhất bầu cử tự do công bằng với cộng sản khi chúng rõ ràng là những thằng lưu manh. Nói có sách mách có chứng: lúc dân bắc cuốn gói vào Nam thì trên đường lặn lội ra Hải Phòng đã bị trì kéo, hành hung đủ mọi mánh khóe do đám phụ nữ Việt Minh, Thanh Niên Việt Minh làm trò. Nhiều đoàn người đã phải tự vũ trang để thoát, lẻ tẻ thì không có cách nào tới được địa điểm lên tàu. Kế tiếp tại miền nam thì Việt Minh cài người lại “nằm vùng” làm “cơ sở”. Có nhớ đồng chí ba Duẫn không? Xuống tàu rồi mà nửa đêm còn bí mật trở lại miền nam cơ mà. “Em” không có bịa nghen, sách vở đảng ta in phát hà rằm. Chưa kể chuyện xưa còn đó, các đảng phái liên kết với Việt Minh chống Pháp để rồi tụi này sau đó đi lùng giết bức tử họ. Khúc này thì em cố tình kể lại để mấy cháu nhỏ thấy…lạ rồi tự tìm tòi những bí mật của đảng và “Bác” trên I-tờ-lét.
    4.Cũng như Nam Hàn, Việt Nam Quốc Gia hay VNCH về sau này không có nhiệm vụ phải thực thi một hiệp định mà họ không ký. Nói một cách chính danh theo luật lệ thì tờ hiệp định này chưa bao giờ được “hợp thức hóa”. Không tin cứ đi hỏi “tòa án nhân dân” ở Việt Nam. Chắc chắn là không hợp lệ rồi, cộng sản mà còn biết vậy nữa mà. Tuy vậy, cả Nam Hàn và VNQG hay VNCH về sau này đã dùng “thiện chí” để cố gắng hành xử theo lối văn minh trong khuôn khỗ một số điễm của hiệp định. Bàng Môn Điếm nghiễm nhiên trở thành cột mốc phân chia Nam Bắc Triều Tiên. Tương tự, vĩ tuyến 17 trở nên bức tường thành ngăn chặn làn sóng đỏ và là nơi mà những ai từ chối chủ nghĩa cộng sản sẽ làm nơi dung thân cho mình và gia đình. Ngăn chặn chứ không phải “tấn công”, mấy anh hiểu chứ?
    5.Cái điều này mà “em” sắp nói là tổng kết những gì ở phía trên, cùng lời khuyên cho đảng các anh
    - Các anh muôn đời láo bịp, mượn danh nghĩa “nhân dân”, dùng dân tộc làm bình phong cho mọi hành động bán nước cực kỳ thô bỉ đã không còn dối gạt được ai.
    - Việt Nam chưa có một ngày độc lập từ trong tay các anh. Từ những ngày đầu các anh nắm chính quyền ở miền bắc cho tới ngày nay. Các anh là tôi mọi, tay sai của tàu từ bản chất. Dưới mắt người dân thì các anh hay tàu đều là những tên ăn cướp. Chỉ khác ở chỗ là bọn kia nói tiêng Hoa, còn các anh nói tiếng….bắc.
    -Tốt nhất là các anh nên ngậm…gì gì đó làm ngọt. Đừng chọc chọt tầm bậy tầm bạ rồi cứ đưa mặt ra cho người ta đập. Ai biểu nổ cho dữ rồi phải…lè lưỡi liếm chi cho thấy ghê!!
    Nè, nhớ xem cuốn ‘bạch thư” của đảng ta xuất bản năm 1979 nghen. Hèn bỏ…mẹ!!!

  2. vài lời đến người dân VN says:

    Thưa bà con cô bác,

    nếu chế độ CS tan rả và 1 Chính phủ mới xuất hiện do những người VN ưu tú
    -không liên hệ với CS
    -mang quốc tịch ngoại quốc càng tốt (các nước phương Tây, Mỹ v..v. dỉ nhiên sẽ thân thiện và tận tình giúp đở khi những người đó là “dân” nước họ)
    cùng toàn dân bầu cử tự do, lập ra nhà nước VN tự do dân chủ và ra tuyên bố những gì liên hệ với chế độ CS đều vô giá trị.

    Đó là phương cách để vô hiệu hóa bản công hàm của PVĐ + những hiệp ước bán nước thầm lặng giữa mấy tên đầu sỏ CSVN sau 1990 với TC (Sau khi khối CS đàn anh của CSVN – Nga+Đông Âu – sụp đổ, CSVN quay qua tôn TC làm anh).

  3. says:

    KhoTu says:
    17/08/2012 at 14:54 “Chính phủ cộng sản Bắc Việt và chính phủ Việt nam cộng hòa Miền Nam đồng ý ký vào hiệp định, được gọi là hiệp định Giơ-ne-vơ. Đồng ý lấy Vĩ tuyến 17 làm biên giới giữa hai Nhà nước. Trong hiệp định Giơ-ne-vơ còn quy định không được nhà nước nào xâm lược qua vĩ tuyến 17”

    Có lẽ có sự nhầm lẫn ở đây, Việt nam cộng hòa đã phản đối không ký vào hiệp định chia cắt này và bỏ ra về, chỉ có việt cộng là hùng hục cắm đầu ký thôi.

    Đã cắm đầu ký hiệp định chia cắt, rồi lại hùng hục đòi thống nhất, có phải là chuyện làm điên khùng của một lũ đần độn không?

    Từ sự việc này có thể suy ra việc “chiến thắng Điện biên” chỉ là một sự xếp đặt phịa ra để lường gạt quần chúng, vì nếu đã chiến thắng quân Pháp tại sao lại phải chịu lép vế cắm đầu ký kết hiệp định chia cắt đất nước một cách nhuc nhã!

    Reply
    Bich says:
    17/08/2012 at 18:21 “Từ sự việc này có thể suy ra việc “chiến thắng Điện biên” chỉ là một sự xếp đặt phịa ra để lường gạt quần chúng, vì nếu đã chiến thắng quân Pháp tại sao lại phải chịu lép vế cắm đầu ký kết hiệp định chia cắt đất nước một cách nhuc nhã!”

    Reply

    Lời Bình:

    Ôi thời gian qua đí lớp trẻ bị tuyên trền lệch lạc đến mức nên không còn hiểu gì về lịch sử nữa rồi. Khi ký hiệp định Giơ ne vơ thì cái nước VNCH còn là những hạt bụi ở trong không khí các bạn trẻ à. VNCH chưa ra đời thì làm sao mà kí được hả các em?

    Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

    Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ.

    Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Tham dự Hội nghị có 9 đoàn đại biểu: 3 đoàn của các nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ cộng hòa; 3 đoàn phương tây: Pháp, Anh, Mỹ; 3 quốc gia liên kết trên bán đảo Đông Dương: Lào, Campuchia và “quốc gia” Bảo Đại (lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia không được mời tham dự Hội nghị). Trong đoàn Việt Nam đi Giơ-ne-vơ có Nouhak, đại diện Phathet Lào và Keo Ma-ny, đại diện Khơ-me Itrarak, mang hộ chiếu Việt Nam. Nhìnt hành phần các bên tham dự Hội nghị, người ta thấy ngay Việt Nam có hai đồng minh (Liên Xô, Trung Quốc), nhưng phải đối phó với 6 bên còn lại.

    Lập trường của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; cô lập bọn chủ chiến ở Pháp và bọn can thiệp Mỹ, làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Pháp lúc bấy giờ do Laniel làm Thủ tướng là hiếu chiến cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơ-ne-vơ mới thu được kết quả. Đồng thời, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị.

    Lập trường của các đoàn đại biểu các nước phương Tây là hiếu chiến. Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, hất cẳng Pháp và chiếm Đông Dương. Đoàn đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương chống âm mưu kéo dài chiến tranh của Mỹ, ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Phái chủ chiến của Pháp Laniel nhận đàm phán với VN để tránh búa rìu dư luận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Do lập trường của các bên hữu quan, từ ngày khai mạc cho đến 19-6-1954, Hội nghị tiến triển chậm chạp. Đoàn Pháp và đoàn Mỹ bị ba đoàn Việt Nam – Liên Xô và Trung Quốc kịch liệt lên án về chủ tâm phá hoại hội nghị.

    Nhiều người còn nhớ, trong phiên họp thứ hai, ngày 10-5-1954, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã đưa ra đề nghị 8 điểm nổi tiếng và có ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân các nước, nhất là nhân dân Pháp. Hai đồng Chủ tịch Hội nghị Êden (Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh) và Môlôtốp (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) cho rằng đề nghị của Việt Nam có tính chất xây dựng và đồng ý lấy hai bản đề nghị của Việt Nam và của Pháp làm cơ sở để thảo luận.

    Do đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các của Thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12-6-1954. Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ; Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ. Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại . Trước đó Pháp đã tranh thủ lập nhà nước mới do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Vì Mỹ có Âm mưu lật Pháp để thế chân nên đưa Ngô Đình Diêm về làm Thủ tướng. (sau này Diệm được CIA Mỹ giúp đã thanh toán dần các lực lượng thân Pháp, thành lập nhà nước VNCH đệ nhất, nhưng đó là giai đoạn sau này, tức là sau khi hiệp đinh Giơ ne vơ được kí kết) .

    Cuối giai đoạn 1 của Hội nghị vẫn là sự thăm dò với nhau về giải pháp và đưa ra lập trường của mình mà chưa đi đến một thỏa thuận thực chất nào. Từ ngày 10 đến 20-7-1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Vấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, đoàn Việt Nam đấu tranh quyết liệt, nhưng chỉ giành được khu tập kết cho Phathet Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh cho Khơme Itsarak vùng đóng quân.

    Vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử, đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm. Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc thống nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giới tuyến đi qua đường 9-10km. Phương án này được đoàn Việt Nam gợi ý từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòi vĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.

    Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, nhưng với thiện chí của phái đoàn VN, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết (riêng Mỹ không kí vì có âm mưu trở lại thay thế Pháp ở miền Nam).

    Hiệp định đình chỉ chiến sự và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

    Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam bị chia cắt giả tạo thành hai miền qua vĩ tuyến 17, mặc dù sự thận trọng của các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Nước Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; thường dân có quyền lựa chọn muốn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Canada sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của Hiệp định.

    Cuộc kháng chiến của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 23-9-1945 (ngày Nam Kỳ khởi nghĩa), kết thúc ngày 20-7-1954. Về sự kiện lịch sử này, Đại đa số các nước trên thế giới ( Trừ Chính Phủ Mỹ) đã nhận xét: “… Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới”.

    Nhớ là Mãi sau này, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ( do Mỹ đưa về) trong cái nhà nước do Pháp dưng lê ở Sài Gòn do Cựu Hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Được sự giúp đỡ của CIA, Diệm thanh toán dần các lực lương thân Pháp rồi thành lập VNCH đệ nhất- Tức là sau cái hiệp định Giơ-ne-vơ rất xa, các em à./.

    • KhoTu says:

      Phái đòan Quốc gia Việt nam, tiền thân của VNCH, do Trần Văn Đỗ làm Trưởng đoàn đại diện cho người Quốc gia Việt Nam, đã cương quyết không ký vào cái Hiệp định phá sản này.

      Chỉ có vc là nhắm mắt ký vì sợ ông chủ tàu cộng đang đứng sau, lăm lăm cây ba toong trong tay, sẵn sàng nện xuống đầu chúng nếu chúng không ký.

      • Tuấn Anh says:

        Lúc kí Hiệp Định Giơ ne vơ, Chính phủ VN tham dư (Cựu Hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng) do Pháp dựng lên. Mỹ Đưa Diệm về lật đổ nó, chiếm quyền sao gọi là tiền thân được. Cho dù có là tiền thân nhưng nói VNCH tham dự Hiệp Đinh Giơ ne vơ là không hiểu gì về lịch sử cả. mãi vài năm sau, VNCH đề nhất mới ra đời, thế thì làm sao ký HĐ được? Toàn là nói láo cả.
        Cái nhà nước VN do pháp dựng không có vai trò gì, chỉ là ngồi ké phái đoàn của nước mẹ Đại Pháp mà thôi. Nó không đủ tư cách là một bên độc lập nên có muốn ký cũng không ai cho ký cả?

      • Trúc Bạch says:

        Tuấn Anh says :

        “dù có là tiền thân nhưng nói VNCH tham dự Hiệp Đinh Giơ ne vơ là không hiểu gì về lịch sử cả. mãi vài năm sau, VNCH đề nhất mới ra đời, thế thì làm sao ký HĐ được? Toàn là nói láo cả”

        Thôi ! Sao cũng được ! Miễn là VNCH không có chữ ký trong cái hiệp định chia đôi đất nước là được rồi !

        - Tất cả công lao chia đôi đất nước thuộc vể Hồ Chí Minh ! Được chưa Tuấn Anh ?

      • KhoTu says:

        Cám ơn Trúc Bạch,
        nói đến thế này mà có người vẩn không chịu hiểu!
        họ vẫn “hiên ngang” đứng ra ”gánh vác” cái công bẻ gẫy sơn hà làm hai thì đầu óc họ có vấn đề rồi!

    • Trúc Bạch says:

      Đúng là cháu ngoan bác Hồ….Sử Tầu thì giỏi, sử Ta thì …mù (*)

      Đã mù sử Việt lại còn ba hoa !

      - Phải ! anh Vũ nói đúng, VNCH chẳng có chữ ký nào trên HĐ/Ba Lê chia đôi đất nước năm 1954 cả !

      - Phải ! Anh Vũ nói đúng , tất cả công lao “Chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17″ là thuộc về chính phủ nước VNDCCH và chủ tịch Hồ Chí Minh với sự chấp thuận của Mao củ Tịch của CHNDTH !

      Có ai thèm giành công “chia đôi đất nước” của bác Hồ và đảng csVN đâu, mà sao anh giãy đành đạch lên như đỉa phải vôi vậy Vũ ?

      (*) Điểm thi sử của học sinh, sv dưới mái trường XHCNVN đạt từ 0 đến “trung bình kém”, nhưng hầu hết đều biết và thuộc làu tiểu sử của các “Anh Hùng Hảo Hán”….Tàu .

  4. KIẾN CÀNG says:

    Năm 1954, Việt nam đã có hai nhà nước, hai chính phủ. Chính phủ Cộng sản Bắc Việt và chính phủ Việt nam cộng hòa trong miền nam. Ranh giới được phân định theo ” vĩ tuyến 17 ” . Do liên hiệp quốc chủ trì cuộc họp tại Thụy sĩ, Chính phủ cộng sản Bắc Việt và chính phủ Việt nam cộng hòa Miền Nam đồng ý ký vào hiệp định, được gọi là hiệp định Giơ-ne-vơ. Đồng ý lấy Vĩ tuyến 17 làm biên giới giữa hai Nhà nước. Trong hiệp định Giơ-ne-vơ còn quy định không được nhà nước nào xâm lược qua vĩ tuyến 17

    Căn cứ theo Vĩ Tuyến 17 ở tỉnh Quảng trị và Quãng bình, thì quần đảo Hoàng sa là của Nhà nước chính phủ Việt nam cộng hòa Miền nam. Do đó, không có cơ sở nào để Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa Cộng sản Bắc Việt ký ” công hàm ” ngỏ ý giao cho Trung Quốc. Công Hàm này mang tính xâm lược, vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ của đại hội đồng Liên hiệp quốc.

    Người ta cũng nói phiếm rằng: Công hàm 1958 của ông Phạm văn Đồng. là hành động ” tài lanh ” . Và nay nó đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho kho tàng Lịch sử việt nam của thế hệ con cháu.
    Trách nhiệm nặng nề này, đè lên vai con cháu tiếp tục chiến tranh chống Trung cộng. Làm sao có thể sung sướng được như các dân tộc tiến bộ khác.

    Ôi ! Việt nam dân chủ cộng hòa, công hàm 1958.

    • KhoTu says:

      “Chính phủ cộng sản Bắc Việt và chính phủ Việt nam cộng hòa Miền Nam đồng ý ký vào hiệp định, được gọi là hiệp định Giơ-ne-vơ. Đồng ý lấy Vĩ tuyến 17 làm biên giới giữa hai Nhà nước. Trong hiệp định Giơ-ne-vơ còn quy định không được nhà nước nào xâm lược qua vĩ tuyến 17”

      Có lẽ có sự nhầm lẫn ở đây, Việt nam cộng hòa đã phản đối không ký vào hiệp định chia cắt này và bỏ ra về, chỉ có việt cộng là hùng hục cắm đầu ký thôi.

      Đã cắm đầu ký hiệp định chia cắt, rồi lại hùng hục đòi thống nhất, có phải là chuyện làm điên khùng của một lũ đần độn không?

      Từ sự việc này có thể suy ra việc “chiến thắng Điện biên” chỉ là một sự xếp đặt phịa ra để lường gạt quần chúng, vì nếu đã chiến thắng quân Pháp tại sao lại phải chịu lép vế cắm đầu ký kết hiệp định chia cắt đất nước một cách nhuc nhã!

      • Bich says:

        “Từ sự việc này có thể suy ra việc “chiến thắng Điện biên” chỉ là một sự xếp đặt phịa ra để lường gạt quần chúng, vì nếu đã chiến thắng quân Pháp tại sao lại phải chịu lép vế cắm đầu ký kết hiệp định chia cắt đất nước một cách nhuc nhã!”

    • Thành Luân says:

      Ôi thời gian qua đí lớp trẻ bị tuyên trền lệch lạc đến mức nên không còn hiểu gì về lịch sử nữa rồi. Khi ký hiệp định Giơ ne vơ thì cái nước VNCH còn là những hạt bụi ở trong không khí các bạn trẻ à. VNCH chưa ra đời thì làm sao mà kí được hả các em?

      Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

      Ngày 7-5-1954, quân đội Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ.

      Đúng 16 giờ 30 phút, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc. Tham dự Hội nghị có 9 đoàn đại biểu: 3 đoàn của các nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ cộng hòa; 3 đoàn phương tây: Pháp, Anh, Mỹ; 3 quốc gia liên kết trên bán đảo Đông Dương: Lào, Campuchia và “quốc gia” Bảo Đại (lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia không được mời tham dự Hội nghị). Trong đoàn Việt Nam đi Giơ-ne-vơ có Nouhak, đại diện Phathet Lào và Keo Ma-ny, đại diện Khơ-me Itrarak, mang hộ chiếu Việt Nam. Nhìnt hành phần các bên tham dự Hội nghị, người ta thấy ngay Việt Nam có hai đồng minh (Liên Xô, Trung Quốc), nhưng phải đối phó với 6 bên còn lại.

      Lập trường của Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; cô lập bọn chủ chiến ở Pháp và bọn can thiệp Mỹ, làm cho nhân dân Pháp thấy chính phủ Pháp lúc bấy giờ do Laniel làm Thủ tướng là hiếu chiến cần phải thay đổi thì Hội nghị Giơ-ne-vơ mới thu được kết quả. Đồng thời, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi cả trong và ngoài Hội nghị.

      Lập trường của các đoàn đại biểu các nước phương Tây là hiếu chiến. Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, hất cẳng Pháp và chiếm Đông Dương. Đoàn đại biểu của Vương quốc Anh thì chủ trương chống âm mưu kéo dài chiến tranh của Mỹ, ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Phái chủ chiến của Pháp Laniel nhận đàm phán với VN để tránh búa rìu dư luận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Do lập trường của các bên hữu quan, từ ngày khai mạc cho đến 19-6-1954, Hội nghị tiến triển chậm chạp. Đoàn Pháp và đoàn Mỹ bị ba đoàn Việt Nam – Liên Xô và Trung Quốc kịch liệt lên án về chủ tâm phá hoại hội nghị.

      Nhiều người còn nhớ, trong phiên họp thứ hai, ngày 10-5-1954, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã đưa ra đề nghị 8 điểm nổi tiếng và có ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân các nước, nhất là nhân dân Pháp. Hai đồng Chủ tịch Hội nghị Êden (Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh) và Môlôtốp (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) cho rằng đề nghị của Việt Nam có tính chất xây dựng và đồng ý lấy hai bản đề nghị của Việt Nam và của Pháp làm cơ sở để thảo luận.

      Do đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các của Thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12-6-1954. Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ; Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ. Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại . Trước đó Pháp đã tranh thủ lập nhà nước mới do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Vì Mỹ có Âm mưu lật Pháp để thế chân nên đưa Ngô Đình Diêm về làm Thủ tướng. (sau này Diệm được CIA Mỹ giúp đã thanh toán dần các lực lượng thân Pháp, thành lập nhà nước VNCH đệ nhất, nhưng đó là giai đoạn sau này, tức là sau khi hiệp đinh Giơ ne vơ được kí kết) .

      Cuối giai đoạn 1 của Hội nghị vẫn là sự thăm dò với nhau về giải pháp và đưa ra lập trường của mình mà chưa đi đến một thỏa thuận thực chất nào. Từ ngày 10 đến 20-7-1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Vấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, đoàn Việt Nam đấu tranh quyết liệt, nhưng chỉ giành được khu tập kết cho Phathet Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh cho Khơme Itsarak vùng đóng quân.

      Vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử, đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm. Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc thống nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giới tuyến đi qua đường 9-10km. Phương án này được đoàn Việt Nam gợi ý từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòi vĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.

      Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, nhưng với thiện chí của phái đoàn VN, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết (riêng Mỹ không kí vì có âm mưu trở lại thay thế Pháp ở miền Nam).

      Hiệp định đình chỉ chiến sự và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

      Theo Hiệp định đã ký kết, nước Việt Nam bị chia cắt giả tạo thành hai miền qua vĩ tuyến 17, mặc dù sự thận trọng của các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng “Dù bất cứ trường hợp nào, không thể coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ”. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng tổng tuyển cử “tự do và dân chủ”. Nước Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; thường dân có quyền lựa chọn muốn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó, họ được tự do đi lại. Nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm có Ba Lan, Ấn Độ và Canada sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của Hiệp định.

  5. Trúc Bạch says:

    He he he …

    Rất thông cảm với nỗi “bức xúc” của các anh chị cháu ngoan bác Hồ ; Mỗi khi có một đề tài “niên quan” đến “công hàm bán lước” của bác Hồ, là các anh chị ấy “nại nồng nộn” lên, làm mất hết cả “ní chí”, mất hết cả nhân cách .

    Các bác “cờ vàng” và CCCD mang bác Hồ ra bêu riếu là hơi bất công với…”bác’, và nhất là tố cáo bác “bán lước’ thì lại càng sai, vì xét cho cùng thì bác Hồ là người rất… rất… rất…. là yêu nước .

    Chỉ có điều là bác í yêu nhầm …nước Tàu của bác Mao, nên mới ra cớ sự .

    Bác Hồ vì yêu bác Mao
    Nên không ngần ngại mà trao “lưỡi bò”
    Quá yêu nên chẳng so đo
    Biển đảo ? chuyện nhỏ, nhằm nhò gì đâu ? !
    Nay mai tổ quốc nhập Tàu
    Đại đồng một mối đi đâu thiệt thòi ?
    Phải không các anh kò mồi ?

Leave a Reply to vài lời đến người dân VN