WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lỗ hổng đã 67 năm

Cuộc Cách mạng tháng Tám mùa Thu 1945 đã tròn 67 năm. Trên dưới một đời người. Bao nhiêu thơ ca ca ngợi cuộc chính biến, cách mạng, đổi đời, cướp chính quyền, tang bồng dâu biển sôi nổi ấy. Bao nhiêu bài xã luận, bình luận, chính luận về sự kiện hiếm có ấy trong cuộc sống của dân tộc.

Tưởng như mọi sự cần nói đã được nói đến hết cả rồi.

Ấy vậy mà năm nay, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 cuộc cướp chính quyền tháng 8-1945, tôi vẫn thấy rất cần nêu lên một ý kiến cực kỳ hệ trọng với bà con ta trong cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là với các bạn trẻ hiện chiếm số đông trong gần 90 triệu người Việt.

Xin được trân trọng hỏi các bạn là trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta, nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?

Nghĩa là cái thiếu nhất trong cuộc sống hằng ngày, không kể đến những mỹ từ, những lạm từ, hoang từ nhằm tuyên truyền, tưởng tượng ra những điều không hề có thật trên giải đất hẹp hình chữ S này.

Trước tháng Tám 1945, dân ta chưa có nền độc lập, mang thân phận dân thuộc địa của nước Pháp, sau đó dân ta đã có nền độc lập cao quý. Đến nay tuy nền độc lập vẫn còn bị đe dọa, nhưng nền độc lập vẫn vững bền trong ý chí kiên cường của toàn dân.

Trước kia dân ta cực kỳ nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu học; trận đói năm Ất Dậu 1945 dưới thời bị quân phát xít Nhật chiếm đóng đã gây nên cái chết thê thảm của 2 triệu người. Nay ta đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu ở châu Á.

Về thiếu học, dân ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống học đường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học, tuy chất lượng giảng dạy còn xa mới đạt mức trung bình khá, chưa nói gì đến tiên tiến, nhưng dù sao thiếu học, dốt nát không còn là vấn đề trầm kha của cuộc sống dân tộc.

Một số nhà nghiên cứu chính trị và lý luận trong nước lập luận rằng 67 năm nay, dân ta đã có tự do, rằng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã dẫn ra những câu bất hủ về tự do của Cách mạng năm 1776 ở Hoa Kỳ và Cách mạng 1791 của nước Pháp, rằng câu châm ngôn «Không có gì quý hơn độc lập tự do» đã trở thành phương châm chính trị quý giá nhất được thực hiện rõ ràng trong 67 năm qua, và hiện nay có hàng triệu người, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn tin là đó là những sự thật hiển nhiên khỏi phải bàn cãi.

Chỉ cần mỗi người Việt Nam ta có công tâm, có tư duy lành mạnh, chịu khó suy nghĩ bằng tư duy độc lập của cá nhân mình, không bị chi phối bởi tư duy giáo điều, theo đuôi người khác, quan sát chặt chẽ cuộc sống thực tế xung quanh, là có thể nhận ra sự thật đúng như nó có.

Sự thật cứng đầu, bướng bỉnh, hiển nhiên là cho đến nay tự do của người công dân ở Việt Nam vẫn còn là quả cấm, vẫn còn là mục tiêu đấu tranh ở phía trước, sự thật là 67 năm nay tự do công dân chỉ mới tồn tại thực sự trên tuyên ngôn, trên diễn văn, trên văn kiện, trên cửa miệng và trên giấy tờ, không hề tồn tại với đầy đủ ý nghĩa cao quý tự nhiên của nó trong cuộc sống.

Ngay ông Hồ Chí Minh người được coi là khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người nêu cao các khẩu hiệu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, người nêu cao phương châm «không có gì quý hơn Độc lập Tự do», người còn nói «nếu đất nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do thì nền độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì», thì trên thực tế, mỉa mai thay, ông lại tỏ ra hết sức thờ ơ, hầu như vô cảm đối với mọi quyền tự do của công dân.

Có vô vàn dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho điều đó.

Trong 24 năm làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS, làm lãnh tụ tối cao đảng và nhà nước, ông vẫn chủ trương kiểm duyệt gắt gao xuất bản và báo chí, bóp ngẹt báo chí tư nhân. Khi phong trào Nhân văn Giai phẩm nổ ra, những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Dần…chỉ yêu cầu được tự do sáng tác, đề nghị các nhà lãnh đạo tư tưởng, văn hóa, các chính ủy trong quân đội chớ can thiệp quá sâu vào sáng tác văn học nghệ thuật, rồi bị những Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng «đánh» cho tơi bời khói lửa, vậy mà ông không chút động lòng bênh vực những công dân ngay thật, còn vào hùa trừng phạt những người đòi tự do cho mình và cho xã hội.

Anh Nguyễn Hữu Đang gửi bao nhiêu thư cho ông cầu cứu, ông không một lần trả lời, ngoảnh mặt quay đi với người từng là trưởng ban tổ chức lễ Độc lập, người lãnh đạo Hội Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, người từng đôn đốc dựng đài cao cho ông Hồ lên đọc bản Tuyên ngôn lịch sử.

Tệ hơn nữa là khi người Sỹ quan thân cận của chủ tịch nước – Officier d’ ordonnance du Président – Vũ Đình Huỳnh, cũng là thư ký riêng thân tín của ông hàng chục năm, năm 1964 bị chụp mũ là «xét lại, tay sai Moscow», cũng gửi thư và vợ ông là bà Tề đến cầu cứu ông, ông Hồ vẫn thản nhiên, không một lời an ủi hay bênh vực.

Còn bao nhiêu sự kiện khác. Ông Hồ biết cả. Nhưng ông bất động. Mà ông còn có thể sợ ai nữa. Lúc ấy ông Lê Duẩn, ông Lê Đức Thọ chưa dám hỗn láo hạn chế quyền lực của ông với cái lý do «hãy để ông Cụ nghỉ, đừng làm phiền lòng ổng». Ông chỉ cần phê một chữ, lắc đầu một cái, là có thể cứu người công dân ưu tú khỏi oan trái. Nhưng không. Ông bất động, vì vô cảm. Vì ông vô cảm với bất công, với oan trái, với tự do công dân bị xâm phạm.

Anh Hà Minh Tuân, nhà văn quân đội có tài, chỉ sơ hở một vài câu trong cuốn tiểu thuyết «Vào đời» bị đại tướng Nguyễn Chí Thanh phang một đòn «văn tư sản đồi trụy», từ đó sạt nghiệp văn chương, cũng như nhà thơ tài hoa Quang Dũng, cũng bị ông tướng võ biền Nguyễn Chí Thanh phang một đòn chí tử về tứ thơ từ Tây Bắc «nhớ về Hà Nội bóng Kiều thơm» là «sa đọa tư sản», tất cả bị đưa lên phê phán trên báo, ông Hồ biết rõ cả, nhưng ông không tỏ thái độ, có nghĩa là ông bênh các quan đàn áp lương dân, ông không mảy may rung động khi «nước có độc lập mà dân không được tự do».

Rồi vụ bà Nguyễn Thị Năm ở Đồng Bẩm – Thái Nguyên bị tử hình theo ý kiến cố vấn Tàu, ông Hồ được ông Hoàng Quốc Việt chạy đến cầu cứu vì bà Năm từng nuôi cán bộ cộng sản, có 2 con đi bộ đội, ông Hồ chỉ «thế a!» rồi im thin thít. Đó quan niệm của người khai sinh ra nước Việt Nam độc lập và tự do là nghèo nàn ấm ớ như thế đó.

Nhiều nhà dân chủ bây giờ đã thấy rõ nếu so sánh lập trường dân chủ tự do của ông Hồ với nhà chí sỹ Phan Chu Trinh thì thấy rất rõ là ông Tây Hồ đã vượt ông Hồ cả một cái đầu. Tôi đã để thì giờ đọc Hồ Chí Minh toàn tập và những trước tác của Phan Chu Trinh để so sánh. Ông Hồ viết sách, viết báo, diễn thuyết khá nhiều, nhưng ông chỉ tập trung lên án mạnh và khá sâu bọn thực dân Tây Phương, bọn thực dân Pháp cầm quyền bóc lột áp bức dân thuộc địa, nhưng ông hầu như bỏ qua mọi hình thức bóc lột đàn áp, bất công tinh vi của người Việt đối với người Việt mình. Các bạn trẻ xin hãy đọc hàng ngàn câu thơ trong tập Tỉnh Quốc Hồn Ca của Phan Tây Hồ, sẽ thấy rõ các chủ trương của ông : nâng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là cần thiết, cấp bách, quý báu và hiện đại biết bao.

Phan Tây Hồ tuyên chiến mạnh mẽ, sâu sắc với mọi nét văn hóa lạc hậu, cổ hủ của xã hội Việt Nam, tệ nạn trọng nam khinh nữ, thói tham quan ô lại, tệ cường hào quan liêu, thói học vẹt theo thi cử, giảng giải kỹ quyền công dân, tinh thần thượng tôn luật pháp, quyền liên kết lập hội, cổ vũ lối nghiên cứu khoa học theo tư duy độc lập tự chủ kiểu thực nghiệm và thực chứng…Có thể nói tuy Phan Chu Trinh là Phó bảng Hán học nhưng trên thực tế là nhà văn hóa hiện đại nhất, hấp thu tinh túy của văn hóa Tây phương nhuần nhuyễn nhất, có hệ thống và rất thực tiễn. Có cơ sở để kết luận rằng ông Phan Chu Trinh là chiến sỹ Dân Chủ và Nhân Quyền đầu tiên và sâu sắc nhất trong lịch sử nước ta, và tư duy duy tân của ông hiện vẫn là chuyện thời sự cần thiết nóng hổi nhất.

Ông Phan và ông Hồ đều sống ở Pháp khá lâu nhưng ai tiếp thu thật sự nền văn hóa – chính trị mới mẻ tiến bộ của Pháp, có thể khẳng định là ông Phan vượt trội một cách nổi bật, như người dẫn đầu cuộc đua và kẻ mang đèn đỏ. Vì khi cầm quyền ông Hồ và những kẻ kế thừa ông đã quay lưng lại với tự do của người công dân và chà đạp nhân quyền không thương tiếc.

Đó là vì ông sống ở Pháp rồi còn sang Moscow một thời gian dài, ăn lương hàng tháng của Quốc tế CS, khi tư duy chính trị đang chín và đang định hình, bị trực tiếp Stalin và đồng chí của ông ta nhào nặn vào khuôn phép, được đào tạo ở Học viện Đông phương cộng sản, hết họp Đại hội V của Quốc tế CS (tháng 6/1924), lại họp Đại hội Quốc tế Công hội Đỏ, rồi Quốc tế CS Nông dân, rồi cả Quốc tế Phụ nữ và Quốc tế Thanh niên cũng như Quốc tế Cứu tế Đỏ. Rồi một thời gian dài ở Trung Quốc dưới trướng của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, sau đó với hàng trăm cố vấn của «bác Mao» quanh mình, ông chỉ có một ý nghĩ chính trị mãnh liệt là nhuộm đỏ cả Bắc cả Nam nước ta, nhuộm đỏ cả Lào và Miên, cho đến nhuộm đỏ cả Đông Nam Á và thế giới, sứ mệnh được các lãnh tụ quốc tế của ông là ông Xít và ông Mao giao cho ông.

Cho nên tháng Tám năm nay, nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập, điều mỉa mai cay đắng khổng lồ là những chữ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đó sau 67 năm vẫn còn là những chữ rỗng ruột, những mỹ từ trên giấy, những lời hứa hão huyền, những quả lừa khổng lồ dai dẳng, những món nợ trầm luân của ông Hồ, của đảng Cộng sản đối với dân ta.

24 năm ông Hồ trực tiếp cầm quyền, công dân Việt Nam chỉ được làm những điều gì đảng cho phép, mọi người ngoài đảng chỉ là công dân dự bị, loại hai, bị phân biệt đối xử theo lý lịch, không một công dân nào có hộ chiếu để xuất ngoại, người nông dân tự do, người buôn bán tự do…là chuyện viển vông không tồn tại.

Đến nay, trong đổi mới, gia tài ông Hồ để lại tuy có điều chỉnh chút ít, nhưng đường lối cơ bản theo chủ nghĩa Mác-Lenin vẫn là một xã hội tật bệnh hiểm nghèo, trong đó lỗ hổng cực kỳ bi đát là thiếu dân chủ tự do, thiếu nhân quyền vẫn cứ toang hoác thêm. Vẫn là một không gian xã hội không có dưỡng khí, ngột ngạt đến ngẹt thở. Đây là bất hạnh dai dẳng lớn nhất của dân ta khi so sánh với nhân dân Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia gần ta, chưa nói đến dân Ấn Độ, Nhật Bản…

Trên đây là món nợ lớn nhất mà toàn dân ta đang trên đà thức tỉnh để đòi lại cho nhân dân ta và muôn đời con cháu, món nợ lưu cữu 67 năm, lãnh đạo đảng CS không thể trì hoãn và cố tình bỏ quên mãi được.

Blog Bùi Tín (VOA)

 

Tags:

42 Phản hồi cho “Lỗ hổng đã 67 năm”

  1. Nguyễn Hiệp says:

    Ở VIỆT NAM ĐÂU CÓ THIẾU TỰ DO

    Ông BT viết bài với tâm trạng của kẻ tha phương cầu thực, ông Tín có những lời lẽ hằn học, thiếu văn hóa khi nói về cụ Hồ Chí Minh để rồi quy kết chung một luận đề “VN ngày nay thiếu tự do”!
    Ông Tín thử về VN như ông Nguyễn Cao Kỳ và nhiều người Việt ở hải ngoại khác để xem VN ngày nay có thiếu tự do thật như bài viết của ông không? Chắc chẳng dám về, vì ông sợ bị ném cà chua trứng thối, mà nguyên nhân do chính ông gây ra bởi những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước và bôi nhọ dân tộc Việt ngày nay. Không biết có phải do không còn đường về với dân tộc bởi những bài viết luôn một giọng điệu xuyên tạc tình hình ở VN, hay vì thiếu tiền tiêu mà đến hẹn, ông lại xì ra những bài viết kiểu vậy? Tôi cũng như ông, đã từng là người lính Cụ Hồ, nay được hưởng cuộc sống yên bình là do biết bao thế hệ người VN yêu nước, bao đồng đội đã hy sinh xương máu xây đắp nên. Ông đã từng đeo hàm đại tá quân đội, hẳn được hưởng nhiều thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hơn rất nhiều anh em khác như tôi. Chẳng thế mà ông được cử đi nước ngoài, rồi lợi dụng điều đó để đào nhiệm với sự láu cá toan tính rằng chế độ mà ông đang phục vụ lúc đó sắp sụp đổ. Sự hằn học của ông trước ngày lễ trọng đại của dân tộc hôm nay, phải chăng chỉ là sự ngụy biện, bao biện cho hành động đào ngũ của mình – hành động mà trong tình cảm của người Việt chúng ta là vô cùng xấu xa. Điều đó không che mắt được thiên hạ, kể cả trong cộng đồng hải ngoại, nơi mà ông đang lợi dụng để có tiền xài trong quãng thời gian cuối đời của mình. Đúng như người ta nói: BT là kẻ Bội Tín.
    Nói về tự do hiện nay ở VN, tôi khẳng định rằng, những lời lẽ của ông Tín là láo toét. Ai đến VN ngày nay đều có thể nhận thấy xã hội VN đang hội nhập quốc tế rất nhanh trên nhiều lĩnh vực. Tự do và dân chủ ngày càng mở rộng, đôi khi còn hơi thái quá. Này nhé, với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, người dân được tự do kinh doanh, miễn là đừng kinh doanh hàng lậu, hàng quốc cấm. Cửa hàng nhỏ do tôi làm chủ, đã hết kinh doanh đồ gỗ, giầy dép, lại chuyển qua bán rau sạch, thịt sạch… trong hơn hai chục năm qua đâu có bị ai làm khó dễ. Chợ “cóc”, quán “cóc” khắp nơi, lấn chiếm hết vỉa hè, làm mất mỹ quan thành phố có phải là quá tự do không ông nhỉ? Trên lĩnh vực chính trị-xã hội, tôi và các người dân khác trong khu phố tôi đang ở đều chủ động, tự giác sắp xếp thời gian đi bỏ phiếu và tự do lựa chọn người đại biểu cho mình trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII vừa rồi. Đâu có ai bị cưỡng ép. Những ngày lễ trọng như Tết Độc lập này, ông tổ trưởng dân phố chỉ ghi mấy dòng chữ lên bảng tin “đề nghị mọi nhà treo cờ Tổ quốc nhân ngày Quốc khánh” là mọi gia đình đều tự giác bảo nhau thực hiện; cũng có gia đình quên, vì đi vắng hay bận việc gì đó, nhưng cũng có sao đâu? Nói về tự do báo chí thì VN hiện có quá nhiều tờ báo rồi; trên 700 cơ quan báo chí với hơn 1.000 ấn phẩm, trong đó nhiều ấn phẩm có hơi hướng lá cải còn gì. Rất nhiều vụ tiêu cực được các nhà báo phanh phui; vụ Tiên Lãng – Hải Phòng, Văn Giang – Hưng Yên vừa qua, báo chí nước nhà đâu có né tránh. Nếu tôi có quyền, tôi còn súp luôn cả mấy tờ báo hơi lá cải khi chỉ thích đăng nhiều tin giật gân mà chính ông Tín cũng đã phán trong bài viết gần đây về “Văn hóa công an” trong blog của ông phải không? Rõ là tự do thái quá còn gì. Còn về sử dụng internet nữa. Trong lĩnh vực này, VN còn thoáng hơn nhiều nước khác nữa đấy ông ạ. Các quán internet công cộng, cafe internet nở rộ khắp nơi mà người truy cập đâu có bị cản trở gì. Chính sự tự do thái quá đó mà tác động mặt tiêu cực của internet vào giới trẻ đang làm đau đầu chính quyền hiện nay.
    Tôi đã từng đi du lịch qua Đức, qua Pháp, ở đó làm gì có tự do vô hạn độ. Mỗi người chỉ được cấp một mật khẩu và hằng ngày phải xin cấp lại mới được vào mạng ở máy công cộng đặt ở tầng 1 của khách sạn. Còn ở ta, vào các khách sạn, nhà nghỉ, quán cafe…, khách hàng đúng là thượng đế khi sử dụng internet một cách tự do. Sử dụng điện thoại di động cũng là một khía cạnh của tự do ngôn luận còn gì. Ở VN hiện nay, mua sim điện thoại dễ như mua rau, giá dịch vụ lại mềm nữa. Chắc phải “thít” lại thôi, chứ tự do thái quá thế này dễ ảnh hưởng xấu đến an ninh – quốc phòng của đất nước. Nước nào cũng vậy, đúng không ông Tín. Nước Mỹ còn tổ chức nghe lén điện thoại của người khác với lý do đưa ra là vì an ninh quốc gia còn gì.
    Trên lĩnh vực văn hóa, phải nói rằng ít nước nào như VN lại quá tự do trong việc phổ cập rộng rãi hơn 70 kênh truyền hình nước ngoài, mà nhiều kênh truyền hình là của phương Tây. Vào khách sạn, nhà nghỉ nào ở nước ta hiện nay, khách đều được thưởng thức mấy chục kênh truyền hình qua K+ , truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số cung cấp. Năm 2010, tôi qua Đức, Áo, Tiệp, Pháp, ở khách sạn 3 sao nhưng trong phòng nghỉ cũng chỉ được xem có 4-5 kênh truyền hình của nước sở tại mà thôi. Như vậy, trên lĩnh vực này, phải chăng sự tự do của ta đang thái quá?
    Hoạt động tôn giáo ở VN ngày nay cũng rất dễ chịu, chẳng có sự kỳ thị gì cả. Chẳng thế mà nhân dịp dự Hội nghị APEC tại VN, Tổng thống Mỹ cũng đi lễ ở một nhà thờ Hà Nội cơ mà. Ngày rằm, mùng một hằng tháng, bà xã nhà tôi đều đi lễ chùa; lại còn hay tụ tập cùng các bà trong khu dân cư tổ chức đi lễ hết chùa này đến chùa khác ở nhiều địa phương trong nước, nhất là sau Tết Nguyên đán. Về quyền tự do đi lại và tự do cư trú ở nước ta hiện nay cũng rất thoáng. Chả thế mà dân số Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng, làm cho hạ tầng không đáp ứng kịp. Có khá nhiều người châu Âu, châu Phi, châu Á đang cư trú và lao động bất hợp pháp ở VN. Nhiều ông bà Tây cưỡi xe máy đi hết hang cùng, ngõ hẻm của đất nước này, từ Nam đến Bắc như người VN. Đúng là một sự tự do hơi thái quá phải không ông Tín.
    Còn có thể đưa ra đây thêm nhiều minh chứng nữa để nói đến sự tự do ở VN hiện nay, không những đang được bảo đảm và sẽ bảo đảm ngày càng tốt hơn mà đôi khi, tôi cho rằng còn hơi thái quá, khác xa sự bịa đặt của ông Tín. Cái tự do mà ông Tín muốn rêu rao, lừa bịp thiên hạ là thứ tự do vô hạn độ. Điều đó chỉ là ảo tưởng, chẳng bao giờ có, kể cả nơi ông đang tá túc hiện nay. Chính Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng đã nêu rõ những hạn chế các quyền tự do, nếu những quyền này “bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác” (Điều 18, khoản 3). Chính quyền VN hiện nay đang thực hiện đúng Công ước này. Ngay ở nước Mỹ, ngày 13-2 năm nay, chính quyền bắt 7 người với tội danh “âm mưu tiến hành cuộc chiến chống lại chính quyền” và gần đây lại mới bắt giữ 3 người nữa có âm mưu lật đổ chính quyền hiện nay. Hôm 29-8 vừa qua, ở Vương quốc Anh, cảnh sát Scotland cũng mới bắt giữ nhà báo Bob Bird, nguyên Trưởng ban Quốc tế của tờ Word Scotland với lý do đưa ra là “đã biên tập các bài viết xâm hại đời tư của cựu nghị sĩ Tommy Sheridan”. Vậy là đã rõ: tự do phải đi kèm kỷ cương và trong khuôn khổ pháp luật. Đó là điều hiển nhiên mà bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng đều thực hiện cả.
    Cáo chết còn quay đầu về núi. Liệu BT có được như vậy? Cũng khó thật, nếu như cứ chọc ngoáy, xuyên tạc, nói xấu đất nước đã sinh ra và nuôi dưỡng mình như thế. Liệu ông còn giữ được liêm sỉ của họ Bùi?

  2. Chính Nghĩa says:

    Đọc qua bài viết “Lỗ hổng đã 67 năm” tôi lại thấy: không phải lỗ hổng 67 năm mà là lỗ hổng trong nhận thức của Bùi Tín đã 85 năm (Bùi Tín sinh năm 1927, năm 2012 này là 85 tuổi).
    Mở đầu bài viết, Bùi Tín đặt vấn đề nhân dịp Cách mạng Tháng Tám đã tròn 67 năm: “Xin được trân trọng hỏi các bạn là trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta, nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?”. Sau đó, Bùi Tín tự tìm câu trả lời. Bùi Tín đã đúng khi viết rằng: “Trước tháng Tám 1945, dân ta chưa có nền độc lập, mang thân phận dân thuộc địa của nước Pháp, sau đó dân ta đã có nền độc lập cao quý. Đến nay tuy nền độc lập vẫn còn bị đe dọa, nhưng nền độc lập vẫn vững bền trong ý chí kiên cường của toàn dân.
    Trước kia dân ta cực kỳ nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu học; trận đói năm Ất Dậu 1945 dưới thời bị quân phát xít Nhật chiếm đóng đã gây nên cái chết thê thảm của 2 triệu người. Nay ta đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu ở châu Á.
    Về thiếu học, dân ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống học đường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học và sau đại học, tuy chất lượng giảng dạy còn xa mới đạt mức trung bình khá, chưa nói gì đến tiên tiến, nhưng dù sao thiếu học, dốt nát không còn là vấn đề trầm kha của cuộc sống dân tộc”. Thế rồi Bùi Tín đi tìm câu trả lời cho cái thiếu nhất của dân tộc. Ông ta lý giải: “Một số nhà nghiên cứu chính trị và lý luận trong nước lập luận rằng 67 năm nay, dân ta đã có tự do, rằng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã dẫn ra những câu bất hủ về tự do của Cách mạng năm 1776 ở Hoa Kỳ và Cách mạng 1791 của nước Pháp, rằng câu châm ngôn “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành phương châm chính trị quý giá nhất được thực hiện rõ ràng trong 67 năm qua, và hiện nay có hàng triệu người, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn tin đó là những sự thật hiển nhiên khỏi phải bàn cãi”. Bùi Tín cho rằng: “cho đến nay tự do của người công dân ở Việt Nam vẫn còn là quả cấm, vẫn còn là mục tiêu đấu tranh ở phía trước, sự thật là 67 năm nay tự do công dân chỉ mới tồn tại thực sự trên tuyên ngôn, trên diễn văn, trên văn kiện, trên cửa miệng và trên giấy tờ, không hề tồn tại với đầy đủ ý nghĩa cao quý tự nhiên của nó trong cuộc sống”. Thế rồi, Bùi Tín dẫn ra các ví dụ chứng minh ở Việt Nam còn thiếu tự do. Ông ta còn dẫn sai cả câu nói của Hồ Chí Minh. Trong khi, Hồ Chí Minh nói rằng: nếu nước đã được độc lập mà dân vẫn còn chết đói, chết rét thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì, thì Bùi Tín lại dẫn lời Hồ Chí Minh rằng: “nếu đất nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do thì nền độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc. Và chỉ cần như thế cũng đủ cho thấy, những ví dụ mà Bùi Tín dẫn ra để chứng minh rằng: Hồ Chí Minh không quan tâm đến tự do của nhân dân hoàn toàn không đáng tin cậy bà con ạ!
    Nhưng điều đáng thương hại hơn là mặc dù Bùi Tín mang tiếng là người “có học”, lại chạy chốn khỏi quê hương Việt Nam để “được sống” cuộc sống tỵ nạn ở thủ đô Pa-ri của nước Pháp phát triển mà không nhận thức đúng về Tự do. Theo như nhận thức của Bùi Tín, tự do có nghĩa là ai muốn làm gì thì làm, thứ tự do vô chính phủ mà không ở đâu có cả. Sao Bùi Tín lại đòi hỏi một điều ngớ ngẩn vậy? Phải chăng ông ta già mà sinh ra lẩm cẩm? Xin hỏi ông, ông hãy chứng minh cho bà con chúng tôi thấy có nước nào ông biết có thứ tự do như ông tưởng tượng không? Ngay ở nước Mỹ, nước được coi là tự do nhất, người ta cũng đặt máy nghe chộm điện thoại cá nhân, người ta dùng máy soi ở các sân bay, nhà ga để nhìn thấy mọi bộ phận của con người với lý do chống khủng bố đấy hẳn ông không quên chứ?
    Ở Việt Nam, ông cho rằng còn thiếu tự do, xin nhắc lại, không ở nơi nào trên thế giới này lại có thứ tự do vô chính phủ như ông nói. Ngay “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tri”, năm 1966 cũng được chia làm hai loại: Các quyền tuyệt đối và các quyền bị hạn chế. Các quyền tuyệt đối có thể kể đến như: Điều 6, “Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ”; Điều 7, “Không một người nào có thể bị tra tấn”; Điều 8, “Không được phép bắt giữ làm nô lệ người nào”… Các quyền bị hạn chế có thể kể đến, như: Điều 12, “Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú”, các Điều 18, “Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo”, Điều 19, “Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình”; trong đó, có quyền tự do ngôn luận, tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến… Công ước trên quy định: việc thực hiện những quyền trên “kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt và phải chịu một số hạn chế nhất định, vì sự tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự cộng cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng” . Điều 21, “Quyền hội họp hòa bình…”; Điều 22, “Quyền lập hội” cũng là những quyền bị hạn chế với những lý do như trên.
    Thế mà Bùi Tín lại cố tình cho rằng Việt Nam không có tự do và đó là “món nợ lớn nhất mà toàn dân ta đang trên đà thức tỉnh để đòi lại cho nhân dân ta và muôn đời con cháu, món nợ lưu cữu 67 năm, lãnh đạo Đảng Cộng sản không thể trì hoãn và cố tình bỏ quên mãi được”. Đến đây, chúng ta nhận thấy rõ tim đen của Bùi Tín rằng, ông ta không phải không nhận thức được tự do cũng có giới hạn nhất định, phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia và ngay trong mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, mà là nhân dịp Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh 02 tháng 9, Bùi Tín – người bất mãn với chế độ ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, phủ nhận thành quả cách mạng của nhân dân ta. Điều đó không đánh lừa được ai. Đúng là “Cà cuống chết đến đít còn cay”. Ông già rồi, để những ngày tháng cuối đời nghỉ ngơi thôi, đừng làm những điều dại dột nữa mà có tội với quê hương, đất nước để đến lúc chết “không nhắm được mắt” lại khổ đấy Bùi Tín ạ!

  3. Hùng says:

    Mỹ xử vụ âm mưu lật đổ chính quyền

    Tòa án bang Georgia, Mỹ hôm qua bắt đầu xét xử vụ 4 binh sĩ về cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền và ám sát các nhân vật quan trọng, theo CNN.

    Các bị can Michael Burnett, Isaac Aguigui, Anthony Peden và Christopher Salmon trú đóng tại Trại Stewart, Georgia. Theo cáo trạng, những người này dụ dỗ binh lính và cựu binh bất mãn để thành lập một nhóm vũ trang, tích trữ vũ khí để chuẩn bị “giành chính quyền về lại cho nhân dân”.

  4. Trúc Bạch says:

    Thực ra bác Hồ cũng là người biết chọn món ăn, và là người “kén ăn” lắm .

    Để giải thích cho việc bác rước Pháp trở lại VN qua Hiệp ước Sơ Bộ (1945), và khi được hỏi là giữa việc VN phải dựa vào quân Tầu Tưởng Giới Thạch hay gia nhập Liên Hiệp Pháp …thì cái nào tốt hơn ?

    Bác đã anh dũng trả lời rằng :

    - Tôi thà ngửi zắm Tây dăm năm còn hơn là phải ăn cứt tầu xuốt kiếp ! (Nguyên văn : I prefer to sniff French shit for five years than eat Chinese shit for the rest of my life)

    Nhiều người dựa vào câu này mà bảo rằng : Ai nói “bác làm tay sai và bán nước cho Tầu” là sai, vì “bác” vốn là người chê “cứt Tầu” từ những năm 1945 cơ mà !

    Thế nhưng họ lại quên một điều là “bác” chỉ chê cứt Tầu Tưởng Giới Thạch (Tầu Quốc Gia), chứ “bác” không hề chê cứt của Tầu Mao Trạch Đông (Tầu CS) đâu ?!

    Điều này chứng tỏ là “bác Hồ” là người rất sành ăn và rất kén ăn . (Ngoài ra, bác còn thích ngửi zắm (địt) của Tây vì nó có mùi Xăm banh…) .He he he ….

  5. Lưu Vong cờ vàng - says:

    Người ta nói : ăn cây nào , phải rào cây ấy . Kẻ viết bài này được hưởng bao bổng lộc , được nuôi dạy béo múp đầu lên tới lon đại tá . Vậy mà rắp tâm phản bội , xuyên tạc và chửi lại Chế Độ Nhân Dân đã nuôi dạy mình .

    Đúng là : đồ ăn cháo đá bát . Chó mà phản Chủ như vậy , thì chỉ là loại chó điên . Loài điên dại thường tru tréo , rỉa rói và tụ bầy đàn . Cứ nhìn cái đám mặt vàng 3 que chống gậy đối chất chửi lẫn nhau trong cái hôm Bùi Tín ở nam Cali. mới đây thì biết .

    • Builan says:

      1) Trước hết, nếu anh là con người có chút liêm sĩ- được sinh ra từ nguyên khí cuả mẹ cuả cha – nghiã là cuả NGƯỜI thì : anh làm ơn đổi cái NICKNAME cua mình đi !!!
      Anh tự nguyện nhận lấy cái NICK như thế_ – Lưu Vong cờ vàng rồi viết ngược ngạo như vầy Cứ nhìn cái đám mặt vàng 3 que chống gậy Khác nào anh chửi CHA chính anh !!! Thương, ghết bác BT là quyền cuả anh – anh đừng có NẤP BÓNG đánh lân !

      2) “TỬ VIẾT” ” Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần “để khuyên dạy CON NGƯỜI- một lần biết dai là một lần nên khôn ! Thậm chí CON CHÓ tuy là trung thành , nhưng nó cũng biết khôn, nhận biết lũ ác ôn côn đồ mà tránh !Biết người ăn thịt chó mà suả, đúng không ?
      Trung thành như mẫu người chó cuả anh người cho là NGU TRUNG ! Cứt cũng không có mà ăn!! Bà con VN bây giờ sáng sáng phaỉ đi thăm lăng cho cá ăn ! chứ không iã ruộng, iả đồng như ngày xửa ngày xưa đâu !!

      Lời khuyên : Caí nickname cuả anh nghe không thuận tý nào ! Chớ có u mê – giận mất khôn mà chửi đỗng ! Bôi phân lên mặt mình mà không biết !
      Thương caí vụng dại cuả anh mà chỉ cho chứ chả nhằm hơn thua đâu ! Nghĩ lại xem có đúng không ???

    • TrungHa says:

      Đúng là lưu vong ở trong chăn nên biết có rận, tui đây chỉ thấy mấy người chống cộng lên ĐCV này mà còn chửi nhau là chó nữa thì hết biết luôn, mà 2 người chửi nhau, rồi đổ riết cho VC, quá hèn, quà hèn và yếu , đuối lý mới vậy! Nhục cho dân VN đã sinh ra họ!

    • Tiến says:

      Chửi là nghề của mấy tên CCCĐ, chửi thuê khóc mướn mà, Bùi Kim Thành là một người thần kinh, mắc chứng chửi, cứ tưởng bở là BKT là người đấu tranh, rước BKT sang Mỹ ngờ đâu mồm bà ta cứ như máy chửi đến nỗi dân CCCĐ sợ mất nghề, sợ BKT thẻo mất cái thị trường chửi nên hè nhau triệt hạ ngay, mấy người khác cũng vậy ah, cố gắng đón nốt Văn lý, Kim Hằng, Quảng độ…sang tha hồ mà chửi nhau và cho VN bớt được mấy cái của nợ ấy đi.

  6. Trúc Bạch says:

    Cái “lỗ hổng” to nhất của Hồ Chí Minh là cái “lỗ” đã để cho Mao Trạch Đông “thụt tới, thụt lui”, dắt mũi, bắt ký cái Hiệp Định “Giơ ne vơ” 1954, chia đôi đất nước, mà các anh chị đỉnh cao trí tệ loài bò tót mang nick nhu Havu, Binbon, Bictch, kiến vàng, tan, viet, v.v…lên diễn đàn DCV gào thét, cào đầu ăn vạ, nhất định phải giành lại cái công lao này của Hồ Chí Minh và đảng csVN cho bằng được mới nghe .

    Các anh chị ấy cứ nhất mực rằng “Chính phủ QG không có tư cách để ký vào cái HĐ Giơ Ne Vơ”, và rằng – Chỉ có thủ tướng Phạm Văn Đồng – là người đại diện cho chính phủ Hồ Chí Minh được cùng các phái đoàn TQ và Pháp ký lên cái HĐ Giơ Ne Vơ – chia đôi đất nước – ấy mà thôi !

    Đã 67 năm rồi mà cái “lỗ hổng” của Hồ Chí Minh để lại cho con cháu vẫn càng ngày càng…hổng to hơn , chứ chẳng hẹp đi tí nào; Đúng là chính sách “trồng người” của đảng đã đạt kết quả mỹ mãn !

  7. Kiến vàng says:

    Bùi tín trốn ra nước ngoài ở, năm 1990 đó là một sự kiện nhưng những năm sau đó thì là chuyện bình thường, mọi người có quyền sống đâu thì sống miễn là có cái để mà sống và được sống. Bt trốn đi chẳng làm ĐCSVN hay đất nước VN yếu đi, cũng chẳng ai thấy ảnh hưởng gì, nhưng chiều ngược lại là đối với người chống cộng thì chính BT cũng như một số nhân vật khác bị VN đào thải lại gây ra nhiều chuyện, nhiều phiền toái, nhiều nghi kỵ, nhiều sự kiện om xòm, sẽ không biết trả lời thế nào nếu ai đó hỏi: mấy người này có lợi cho CC không?

    • Sáu C + cc says:

      Kiến vàng ơi ! xả hội dân sự…tự do trăm ngàn vạn ý là lẻ đương nhiên,chỉ tội cho cộng hòa xả hội chủ nghỉa ” CHXHCN VN = chẳn hề xấu hổ chút nào vì ngu ” …

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chỉ có loại bị….thiến thần kinh ngượng mới hát vậy thôi. Người bình thường, hay ngu như….Tiên Ngu cũng thấy rỏ ràng rằng thì là nếu ông Bùi Tín trơ mặt mẹt như các cán Cộng khác, lên đời nhờ láo, thì ông ấy…cơm no bò cởi khoẽ ra. Tội gì phải…vọt, né láo?

      Chảy máu chất xám, đối với bọn VC, chúng có hiểu mẹ gì đâu mà ảnh hưởng với không ảnh hưởng?

      Thiếu chất xám vận hành kinh tế, xã hội, đất nước, cho nên 37 năm dài mà ăn mày vẫn hoàn…ăn mày, gái VN thê thãm vẫn….thãm thê.

      Ấy thế mà cò mồi cứ nà lên giọng hát tỉnh. Ngu này xin bái anh cò vài bái.

      Dân Vn được cai trị bới một guồng máy cò mồi, thiệt nà có phước bắt ớn…

      • Bà Nội -San Jose - says:

        Đã gắn lên mặt là T. Ngu rồi , thì ai thèm nghe mà cũng đòi thưa thốt , để phải bị chửi vỗ mặt như thế này . Con thằng nào thả rông thế không biết ?

      • Tien Ngu says:

        Tiên Ngu bị cò các kè chê chửi là chuyện….thường ngày ở huyện, ảnh hưởng gì chớ? Không ai thèm nghe Tiên Ngu nói, nhưng có hai con cò nhảy quanh là cũng vui nắm rùi.

        Cò…cắc kè gặp ông Bùi Tín cứ như nà heo bị chọc tiết, Tiên Ngu bị lây chút chút, nghĩa địa gì…

        Thời buổi internet, mà còn ra thân mần cò mồi cho VC kiếm cơm, thấy tội quá.

      • Kien vang says:

        Hihi chảy máu chất xám? Các người xám ngoét nè: BT, bùi kim thành, nguyễn chí thiện TKTT, tiên ngu đi ôm mấy chất xám đó về nhà mà nuôi nhé!, hãy nói tử tế chứ đuối lý là lại bảo người khác là Cam với cò mồi thì kém lắm.

      • Tien Ngu says:

        Mấy đời mà cò mồi VC nó dám nhận nó nà…cò mồi…
        Phải giả dạng thường dân mới…êm.

        Nghe cò luận chất xám mà Tiên Ngu này cười muốn té phở. Hèn chi 37 năm, bộ máy nhà nước của VC, vận hành bởi lực lượng cò mồi chuyên khoe láo, hết è tới ạch mà vàng đô na cứ nà…bay theo bác. Intel lở mê giá rẻ, lò mò qua kiếm ăn với Vc, đụng phải cái lực lượng chất xám tư tưởng bác, nó khóc tiếng Mỹ không.

        Thấy thương quá…

      • Khó hiểu says:

        Cò mồi VC giả dạng dân?
        Đã giả dạng sao lại còn thấy thương nữa?
        Khó hiểu!

      • Khôn Việt Nam - says:

        Lại thằng T.Ngu, con ông Đần , cháu mụ Dốt , xổng ra đây rồi
        – Về ngay , cứ thò mồm cùng mấy thằng như Dâm Tiên , Trúc Bạch , Austin Pham ….ra lảm nhảm , vạ miệng có ngày hết ngáp !

  8. quandannambo says:

    cái lổ hổng đả 67 năm
    cái lổ trôn đả 80 năm
    cái lổ miệng suốt bấy nhiêu năm
    ba cái lổ
    đáng chết mà không chết

  9. Phù Vân says:

    Thưa cụ Bùi Tín, sở dĩ các phong trào đấu tranh cho Việt Nam chúng ta bế tắc là vì thiếu tổ chức chính danh. Không có chính danh, không được lòng dân, nhất là trong tầng lớp đông đảo thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên Việt Nam hầu như không biết dựa vào đâu, tin vào ai,… nên không còn sự lựa chọn nào khác đành phải cuối đầu ngoan ngoãn, có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm. Vậy ai đủ niềm tin. Đó là một tổ chức chính danh. Trước Phù Vân có góp một ý kiến trên Danlambao, có lẽ quá lời nên cụ không để ý, vậy nay nhắc lại cho cụ biết, đó là cụ hãy tổ chức một đảng chính trị lấy tên là Đảng Dân chủ (không câu nệ các đảng đã lập nhưng có tên giống nhau), lấy biểu tượng nhụy đỏ hoa năm cánh màu xanh lục trên nền vàng. Được như thế sẽ làm một hậu thuẫn lớn lao, một hậu phương vững chắc liên kết yểm trợ cho tất cả các phong trào đấu tranh hiện nay, và sẽ là điểm tựa vững vàng về tinh thần, lý luận cho các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ở khắp mọi nơi, trong và ngoài nước.
    Cách đây không lâu cụ sang Hòa Kỳ ắt hẳn làm một việc lớn. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã ngậm ngùi thức tỉnh mà đoàn kết nhau hơn. Phù Vân vui mừng lắm. Tuy biết rằng cụ đã ngoài 80, sức khỏe đã giảm nhiều nhưng tinh thần và ý chí của cụ không hề suy giảm. Hồng phúc của Dân Tộc ta cũng phụ thuộc vào các thế hệ đi trước như cụ đó. Nếu yếm thế khiêm nhường thì không làm gì được nữa. Mấy lời vắn tắt cụ hãy suy xét cho. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Nếu chúng ta không làm được lúc này thì cũng không mong gì Tổ Quốc mai sau!
    Mong chờ tin trong tháng Chín.

    • bich says:

      hihi tổ chức đảng mới mất công lắm, mua lại đảng cũ mà dùng cho nó tiện, bên Mỹ ấy có đến mấy trăm cái đảng, hội đoàn đang ế kìa, mua lại đi rẻ mà chưa dùng bao giờ luôn

      • Tien Ngu says:

        Ý, không nên mang bán mấy trăm cái đảng, hội đoàn này nghe.

        Có mấy trăm cái này, VC, qua nịnh Mỹ kiếm tiền, mới ớn lạnh, không có FBI kèm sát là không được…êm cho lắm..

Leave a Reply to Phù Vân