Báo Nhân Dân: “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình
LTS: Nhà báo Đoan Trang đưa link dẫn bài báo này lên mạng Facebook với lời bình: “Kinh hoàng vì sự bệnh hoạn và tăm tối trong cái đầu của những nhà lý luận như thế này”.
Để ‘biết người, biết ta’, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết trên tờ Nhân Dân.
——————————————–
Thời gian qua, việc tác động để hình thành một “xã hội dân sự” (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất “xã hội dân sự” là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?
Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Ðến thế kỷ XIX, Hegel mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận… Theo tổ chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) – một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Nam Phi, XHDS là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Cùng với khái niệm XHDS, còn có một số cụm từ, khái niệm khác có liên quan, như: “xã hội công dân” (citizens society – CS), “tổ chức XHDS” (Civil Society Organization – CSO), “tổ chức phi chính phủ” (Non governmental organization – NGO)… Ðây là những khái niệm ra đời từ các chủ thể khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, trong đó nổi bật là quan niệm không có NGO (tổ chức quần chúng, hội, đoàn thể…) thì không thể hình thành XHDS. Trong một xã hội, nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại. Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua.
Một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ XHCN tại Ðông Âu trước đây. Bronislaw Geremek, nhà sử học, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ba Lan Lech Valesa từ những ngày đầu xuất hiện Công đoàn Ðoàn kết cho rằng: “Khái niệm XHDS, được hiểu như một chương trình chống lại chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện đầu tiên tại Ba Lan vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Ðoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền”. Bronislaw Geremek đánh giá cao vai trò của XHDS trong việc lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan: “Ðối đầu với phong trào quần chúng khổng lồ này là sức mạnh của bộ máy chế độ, gồm: quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính (kể cả guồng máy Ðảng Cộng sản). Tuy nhiên, đến khi đó, tất cả đều không còn tính hợp pháp, họ bị loại ra khỏi tầm kiểm soát xã hội, đồng thời cũng mất đi mọi sự ủng hộ của xã hội. Trong phong trào Ðoàn kết, chúng tôi đặt hy vọng bao vây, cô lập bộ máy công quyền đó bằng một thứ giống như cái kén tằm, từng bước cô lập và sau đó là đặt bộ máy đảng – nhà nước ra bên lề”.
Tại Ðông Âu trước đây, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Thông qua việc lôi kéo công nhân, với sự hỗ trợ từ nước ngoài (như Trung tâm Ðoàn kết Lao động Quốc tế Mỹ – ACILS) và một số tổ chức Công giáo, từ những năm 70 tại Ba Lan đã xuất hiện các tổ chức như: Ủy ban bảo vệ công nhân (KOR), Phong trào Bảo vệ các quyền dân sự và con người (ROPCiO), sau đó Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan được thành lập. Thông qua Công đoàn Ðoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các NGO, trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua. Báo cáo Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của một tổ chức quốc tế cho rằng, các NGO Việt Nam và các tổ chức tại cộng đồng đã tạo ra một thách thức to lớn. Bản báo cáo khuyến nghị một số lĩnh vực cần quan tâm để thúc đẩy XHDS tại Việt Nam, như cải thiện môi trường xã hội, luật pháp và kinh tế cho các NGO, tăng cường năng lực các tổ chức xã hội cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, một số NGO nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức này để chuyển hướng hoạt động chính trị trong khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các hoạt động như triển khai dự án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã cố gắng tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam về sự lãnh đạo của Ðảng đối với tổ chức quần chúng, kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn tài trợ tài chính cho một số NGO Việt Nam để hỗ trợ việc xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm cách phát triển XHDS tại Việt Nam để phục vụ ý đồ chống phá từ bên trong. Tổ chức Bảo vệ người lao động (của Trần Ngọc Thành tại Ba Lan) gia tăng hoạt động nhằm chuyển hướng hoạt động xâm nhập vào trong nước với ý đồ xây dựng các tổ chức công đoàn tự do. Tổ chức Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường đã tiến hành Ðại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V vào tháng 1-2008 tại Malaysia với chủ đề XHDS: dân chủ từ sức mạnh quần chúng với mục đích trao đổi để tìm cách cho ra đời một XHDS độc lập với chính quyền, tôn trọng nhân quyền, có các công đoàn độc lập, có tự do báo chí… Tại đại hội này, các đối tượng tham gia đã đề ra mục tiêu để tiến hành “cuộc cách mạng hòa bình” tại Việt Nam là phải xây dựng được một XHDS bền vững và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Tại hội thảo Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực do các đối tượng bên ngoài tổ chức ở Hồng Công tháng 8-2008 đã tập trung bàn luận các nội dung: thách thức tự nhiên của XHDS đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam; XHDS trong bối cảnh Việt Nam, sự trỗi dậy của XHDS qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Qua đây cho thấy, các thế lực phản động bên ngoài rất quan tâm đến việc lợi dụng XHDS để thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản.
Ðể góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chính trị. Ðảng, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðồng thời tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp có liên quan đến an ninh quốc gia để chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Ðặc biệt, cần kiên quyết xử lý các hành vi hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong…
Dương Văn Cừ (Báo Nhân Dân)
Trên thế giới này ai cũng sợ diễn biến chiến tranh, chỉ có lảnh đạo đảng csvn là sợ diễn biến hòa bình
như vậy thì đủ hiểu CS là gì rồi
Ông Cừ viết: “nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ”, đọc đến đây tôi thấy một đầu óc chỉ toàn là đậu hủ, đại diện cho bọn cs bán nước. Chúng chỉ muốn dân Việt Nam là những con cừu ngoan ngoãn đi theo lề phải do chúng chỉ định. Một số người chê bai hội đoàn nào là chửi bới nhau,…, nhưng họ quên rằng hội đoàn chửi nhau nhưng không giết hại người khác, bọn cs không thích chửi nhau nhưng chúng thích dùng thủ đoạn thủ tiêu người khác. Gia đình còn có sự khác biệt huống chi là ngoài xả hội, trong xả hội dân chủ nếu có sự khác biệt thì cho người dân chọn lựa, hay tìm ra điểm giống nhau, mổi bên tương nhượng nhau để cùng đi đến đồng thuận, đó là nghệ thuật lãnh đạo của các nước dân chủ, còn bọn cs thì nếu chống đối thì vào tù cho ăn cơm với muối để mau hư thận rồi chết, hay bị còng chân cho mau bị liệt…dùng thủ đoạn dã man để bịt miệng người khác, nên chúng rất sợ XHDS.
Ở trong nước, tôi chưa thấy nhà chức trách hay người dân lôi chuyện để mất đảo năm 1956 và năm 1974 để nói, có lẽ mọi người đều có lòng vị tha, yêu đồng loại nên những gì đã qua không nên nhắc lại, mất thì đã mất rồi, nhắc lại chỉ để tổn thương nhau, không giúp gì cho XH, cho dân tộc. Vậy mà mấy người CCCĐ lại chuyên dựng chuyện chính quyền VN bán đất bán biển. Bên TQ cũng có bọn cực đoan tương tự chuyên chọc ngoáy và chúng cũng kết tội chỉnh phủ TQ hèn, để làm mất đất mất biển. Mấy người có ngồi đấy nói đến chết thì cũng không lừa được ai, chỉ là tự lừa nhau và chửi để tự sướng hòng bớt đi nỗi đau thua trận, nỗi đau bất mãn với chính quyền mà thôi.
Xa Hôi không là Xa hôi dân su thì là Xa hôi gì,DDúng là mây ông Ddâù ddâ´t
DÂN TRÍ
Xã hội dân sự là xã hội của những con người bình đẳng, dân chủ, tự do nói chung. Đó là xã hội tự nhiên, căn bản, phát triển khách quan mọi mặt của loài người trong những quốc gia tự do, cụ thể nhất định. Như vậy, xã hội trại lính không còn ý nghĩa tự nhiên của xã hội dân sự. Vì kỹ luật trại lính là do giới quân phiệt, tay quân phiệt áp đặt lên một xã hội tự nhiên, dân sự mà không còn là xã hội dân sự đúng nghĩa. Một xã hội toàn trị cũng không còn là xã hội dân sự hoàn toàn đúng nghĩa, vì chỉ do nhóm cầm quyền, đảng cầm quyền nào đó tự áp đặt chính quyền theo hình thức ý thức hệ lên toàn dân mà không phải do nhân dân tự lựa chọn. Có nghĩa xã hội dân sự đúng nghĩa là xã hội hoàn toàn tự do, dân chủ đúng nghĩa. Người dân dùng lá phiếu bình đẳng để lập nên hiến pháp, nhà nước, chính quyền, pháp luật của chính mình mà không ai khác. Họ không bị áp đặt độc đoán bởi một lý thuyết, một tổ chức nào từ ngoài vào. Có nghĩa xã hội dân sự không hề bị đặt trước một tiền đề hay một mục đích giả tạo nào ngoài quyền dân chủ tự do và mục đích hạnh phúc cũng như phát triển tự do, không bị khống chế, bó buộc bởi bất kỳ điều gì hoặc người nào, dù thật hay giả cũng vậy.
Nó cũng giống như một cây để tự nhiên là khác, một cây bị uốn cảnh, tỉa lá, làm nên cây cảnh kiểu bonsai là hoàn toàn khác. Nó cũng là cây, nhưng là cây giả tạo, gò bó cưỡng lại phát triển tự nhiên, khi đó không còn là xã hội dân sự đúng nghĩa mà chỉ còn là xã hội nô lệ theo cách nào đó. Nên nói chung xã hội quân phiệt, xã hội độc tài, xã hội bị xâm chiếm bởi lực lượng nào đó không phải do chính xã hội đó quyết định, đều không còn là xã hội dân sự theo đúng nghĩa chính đáng, khách quan, tự nhiên của nó nữa. Nên nếu người dân mà không hiểu, không đánh giá được ý nghĩa, tính cách, mục đích, tồn tại của xã hội dân sự thực chất là gì, đều cho thấy một thực tế là dân trí còn rất thấp. Một xã hội bị tuyên truyền lệch lạc và nhân dân đều mù quáng tin theo, đó không còn là xã hội dân sự độc lập, tự chủ, tự do, khách quan nữa, mà đã trở thành xã hội như sản phẩm của cái gì đó không do từ bản thân của chính xã hội đó. Nó chỉ còn là xã hội dân sự trá hình hay không còn đúng ý nghĩa khách quan bản thân tự nhiên, nguyên gốc của nó nữa.
THƯỢNG NGÀN
(05/8/12)
thằng tàu
nó cướp đất cướp biển bằng súng đạn
kèm theo lời đe dọa và dụ dổ
vậy mà
vẩn cứ ngồi đó chống diển biến hoà bình
óc nảo bằng đậu hủ của việt cộng
thật là đáng sợ
Chúng ta đều biết là trong các nước dân chủ tự do thì Xã Hội Dân Sự (XHDS) chính là nguồn lực to lớn đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội. Trong mọi lãnh vực, từ nghiên cứu, học thuật, thương mại, tôn giáo, từ thiện,…vai trò của XHDS là không thể phủ nhận. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy trên thế giới này hầu như quốc gia nào có XHDS phát triển thì quốc gia đó đạt được thịnh vượng.
Theo tôi nghĩ, XHDS có một số ưu điểm mà bộ máy nhà nước không thể có như: sự linh động, nhanh nhạy, tiếp cận cũng như hiểu rõ và giải quyết chính xác vấn đề, tạo sức sống cho xã hội…Và một điểm đặc biệt nữa là những cá nhân tham gia vào đó sẽ cảm thấy được tự do hơn và cuộc sống có ý nghĩa hơn, nâng cao phẩm giá của con người trong xã hội.
Tôi lấy ví dụ, trong trận động đất và sóng thần kinh hoàng tháng 3 năm 2011 tại Nhật bản, chính nhờ ở các hội đoàn tư nhân cứu trợ kịp thời mà vô số nạn nhân qua cơn nguy kịch. Khi xảy ra thảm họa thì guồng máy chính quyền tại địa phương bị tê liệt ngay, nó không thể đáp ứng kịp thời công tác cứu hộ cứu nạn. Nếu không có các hội đoàn cứu trợ của chính những ngưòi dân địa phương thành lập thì số thiệt hại nhân mạng sẽ còn khủng khiếp hơn.
Tương tự vấn đề đó, nhìn về VN, chúng ta thấy sao? Nếu có một thiên tai, như bão lụt xảy ra hàng năm chẳng hạn, và một nhóm người nào đó hùn tiền của đi cứu trợ thì sẽ thế nào? Nếu các bạn là một tổ chức tư nhân không nằm dưới quyền quản lý của đảng cộng sản thì các bạn sẽ gặp rắc rối ngay, có thể sẽ bị tóm cổ trước khi đặt chân đến vùng bị nạn để thực hiện công tác cứu trợ. Các bạn sẽ bị xem như là môt tổ chức phản động dùng công tác cứu trợ để “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hay một mớ từ ngữ đao to búa lớn lên án khác.
Nếu muốn cứu trợ thì bạn phải nộp tiền của vào các tổ chức, đoàn thể do đảng cs quản lý , rồi các đoàn thể này sẽ đi cứu trợ. Và chúng ta sẽ tự hỏi, đống tiền do chúng ta đóng góp đó khi đến tay nạn nhân sẽ còn lại bao nhiêu sau khi qua mấy tầng lớp cán bộ đục khoét? Và nữa, bao lâu mới đến tay nạn nhân ? Và thật sự có đến không?
Tôi chỉ nêu một ví dụ nhỏ để chúng ta thấy được giá trị của một XHDS. Thật sự thì XHDS đóng góp rẩt nhiều cho tiến bộ của con người và xã hội, giàu mạnh của quốc gia. Chỉ những thể chế độc tài toàn trị mới sợ hãi XHDS. Họ chỉ lo bảo vệ quyền lơị phe nhóm mà ngoảnh mặt trước sự an nguy của người dân, sự thịnh vượng của xã hội.
Ý NGHĨA CHUNG NHẤT CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
Xã hội dân sự là xã hội của mọi con người tự nhiên, hồn nhiên, không mang tính chất không chế lẫn nhau, không mang tính cách giả tạo, phản tự nhiên của các xã hội ý thức hệ chuyên đoán, hoặc tổ chức theo kiểu độc tài, độc đoán. Xã hội dân sự chính là xã hội hồn nhiên, khách quan, dù trong đó có thể có những cá nhân tốt và cá nhân xấu. Nói khác đi, xã hội dân sự là xã hội không mang tính chất ý thức hệ hay phi ý thức hệ nhất định. Những xã hội ý thức hệ độc đoán thường bóp chết xã hội dân sự, phủ nhận xã hội dân sự, khinh thường xã hội dân sự hay thù địch lại với xã hội dân sự. Đó chính là nguồn gốc của sự độc tài và mục đích của sự độc tài. Có nghĩa xã hội dân sự là bản chất tự do, dân chủ của xã hội khách quan nói chung. Xã hội phi dân sự là xã hội xóa bỏ xã hội dân sự tự nhiên, phổ biến, như xã hội quân phiệt, xã hội toàn trị, xã hội ý hệ tổ chức chặt chẽ, phi lý, một chiều chẳng hạn.
Không nhận định được xã hội dân sự chính đáng và cần thiết đến mức nào cũng không nhận định được ý nghĩa của nhân quyền, dân quyền hay quyền tự do dân chủ đúng nghĩa hoặc cần thiết và thiết yếu ra sao. Chính xã hội dân sự là nguồn gốc, nền tảng, mục đích tối hậu của xã hội chính quyền, hay pháp luật, pháp lý lành mạnh nhưng theo tính cách nhất thời, chủ quan nào đó, mà không phải là điều hoàn toàn ngược lại. Xã hội dân sự là mẹ của xã hội phi dân sự, đó là điều tự nhiên. Ngược lại nếu quan niệm xã hội phi dân sự là cha của xã hội dân sự lại chính là quan điểm gian trá, phản động, đi ngược lại với tính cách chính đáng, khách quan, tự nhiên của xã hội dân sự. Chỉ có những đầu óc thông minh, sáng suốt, công chính, lành mạnh mới có thể đánh giá cao ý nghĩa của xã hội dân sự. Trái lại những đầu óc nông cạn, thấp kém, nô lệ hoặc lệ thuộc thì hoàn toàn mang tính đánh giá ngược lại.
ĐẠI NGÀN
(04/0/12)