Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước
(Từ hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên và Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do)
Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Đắc Kiên có thể được xem như một hiện tượng. Bài viết ngắn gọn của anh thẳng như một mũi lao phóng trúng đích. Rõ ràng, chính xác, cương quyết, không ai có thể hiểu lầm hay diễn giải khác. Nó cũng thể hiện phẩm chất của một con người sáng suốt, rạch ròi, dũng cảm, biết và dám phản kháng. Bài viết như đúc kết ước mong, khát vọng của rất nhiều người mà từ trước đến nay chưa ai có thể diễn đạt rõ ràng hơn.
Đây là thế mạnh của một người trẻ tuổi, dù anh đã 30, không còn trẻ lắm. Lịch sử Việt Nam nếu kể từ truyền thuyết Thánh Gióng “lên ba chưa biết nói biết cười” trở thành dũng sĩ phá giặc, đến Trần Quốc Toản 16 tuổi “bóp nát quả cam lúc nào không biết”, cho đến các chàng trai, cô gái 18-20 các giai đoạn sau này, không ít người đã làm những chuyện “kinh thiên động địa” ngay từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên nhìn vào phong trào vận động dân chủ hóa đất nước hiện nay mà phần lớn những người tham gia đều ở độ tuổi trung niên, sắp già hay thậm chí rất già thì Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn khá trẻ. Và ở độ tuổi này anh đã có sự chín chắn cần thiết khi tung ra một ngón đòn ngoạn mục cùng với những cách ứng xử, quan điểm được bộc lộ tiếp theo sau đó.
Đề nghị của anh về việc bỏ cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên” trong Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do là một sự tế nhị, khiêm tốn và khôn ngoan. Các ý kiến tiếp theo trong lá thư ngỏ và bài viết của anh về tha thứ và hòa giải, phản động, chưa kể những gì thể hiện trong tập thơ “Những số không vòng trắng” với cách cảm nhận đau đớn về dân tộc và phận người của một tâm hồn thi sĩ, cho thấy anh đã dành nhiều thời gian suy niệm về những vấn đề lớn của đất nước.
Hầu như ngay lập tức sau khi bài viết của anh được tung ra, một số blogger trẻ đã hình thành Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, dùng ngay chính nội dung bài viết của anh để tập hợp những người ủng hộ. Trong thời gian vài ngày đã có vài ngàn người hưởng ứng. Bản thân tôi cũng đã ký tên vào Lời Tuyên Bố. Có thể nó sẽ theo kịp hoặc vượt qua con số hưởng ứng cũng rất nhanh chóng đối với Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 (gọi tắt là Kiến Nghị 72 vì có 72 người ký đầu tiên) cũng mới được tung ra không lâu do các trí thức, văn nghệ sĩ và cựu quan chức chủ xướng.
Lời Tuyên Bố có nội dung mạnh mẽ hơn, người ký vào có thể “gặp nguy hiểm” nhiều hơn, vì nó công khai bác bỏ toàn bộ nền tảng của chế độ chính trị hiện hành và tốc độ gia tăng của số người hưởng ứng cho thấy một khía cạnh mới của tình hình. Ấy là sự chán ngán và thất vọng cùng cực đối với chế độ toàn trị lâu nay và thái độ dứt khoát muốn thay đổi từ cơ bản, gốc rễ. Điều này là một bằng chứng hiển nhiên, một sự mô tả bằng giấy trắng mực đen không ai có thể chối bỏ.
Đây là một hiện tượng bất ngờ, xuất hiện ngay sau ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nói về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp. Sự hớ hênh hay hoảng hốt (?!) của Tổng bí thư, cùng với sự chỉ đạo tuyên truyền rập khuôn cho toàn hệ thống, là cái cớ, cơ hội ngàn vàng cho sự phản ứng bùng phát. Có thể về sau, khi lịch sử trải qua nhiều đổi thay, người ta sẽ phải nghiền ngẫm trở lại “cú đột phá” này. Nó không giống cách mạng màu, cách mạng nhung hay cách mạng hoa hồng, hoa lài… mà nó là “đặc thù Việt Nam”. Còn quá sớm để nói đến những gì tiếp theo nhưng nhất định sự việc này sẽ trở thành một dấu mốc.
Quan điểm của Nguyễn Đắc Kiên và những người ủng hộ có thể xem là tiên phong nhất trong các quan điểm về vấn đề dân chủ hóa đất nước, nhưng chắc chắn chỉ lực lượng này không thể làm nên sự thay đổi mà cần phải có sức mạnh của toàn dân tộc. Bởi so với các chế độ độc tài toàn trị đã có ở các nước trên thế giới, dù là quân chủ, quân phiệt, phát xít, phân biệt chủng tộc hay cộng sản, thì có lẽ chưa có chế độ toàn trị nào khôn ngoan đáo để và thích ứng nhanh nhạy như chế độ cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh, với tâm lý cầu sinh, cầu an, cam phận, nếu không nói là khiếp nhược và tâm lý hưởng thụ, đã làm cho phong trào dân chủ hóa đất nước gặp vô vàn khó khăn sau gần bốn thập niên từ khi đất nước thống nhất.
Muốn thay đổi chế độ toàn trị này nhất định phải có sức mạnh tiên tiến và tổng hợp của toàn dân tộc, bao gồm tất cả mọi lực lượng, bất kể quá khứ như thế nào, trong hay ngoài nước, nhất là trong nước, phải có sự đoàn kết và thống nhất về mục tiêu chung trước mắt và lâu dài.
Một số lực lượng lâu nay đã từng bước lộ diện: trí thức, văn nghệ sĩ, blogger, sinh viên, đảng viên, nông dân (đặc biệt là dân oan), công nhân, các tôn giáo… Trong từng thành phần mới chỉ có một bộ phận nhỏ tiên phong nhưng cũng đã bộc lộ những khác biệt về quan điểm và bị chia cắt nên chưa tạo nên sức mạnh.
Đặc biệt đối với các đảng viên, họ phải hứng chịu nhiều lời phê phán: nào hưởng thụ đầy đủ mọi quyền lợi rồi, bây giờ về hưu mới nói; nào bản chất cộng sản không thể nào thay đổi, làm gì có người cộng sản chân chính… Có thể những phê phán này đúng trong một chừng mực nào đó nhưng không phải vì thế mà không thấy được vai trò rất tích cực của các đảng viên này trong cuộc đại đoàn kết trên tiến trình dân chủ hóa.
Có “người cộng sản chân chính” hay không chỉ là một cách nói, một vấn đề ngôn từ dù có phân tích chi ly đến cùng. Nếu trong thực tế có những người như thế (do người khác nói hay họ tự nhận), nghĩa là có một số phẩm chất tốt, dù hiểu theo nghĩa phẩm chất con người hay phẩm chất cộng sản, và họ đóng góp cho công cuộc chuyển hóa đất nước thì cớ sao lại không hoan nghênh? Chưa kể ngay đối với những người cộng sản không phải là “cộng sản chân chính” cũng phải có phương cách hóa giải, nếu không, 4 triệu đảng viên cộng sản và hàng chục triệu người liên quan, gắn bó với họ sẽ ở đâu trong tiến trình này? Đặt họ vào vị trí đối địch trong một cuộc nội chiến và khi thắng lợi sẽ tiêu diệt, bỏ tù, hay buộc họ vượt biên… để lại lặp lại cái vòng lẩn quẩn của dân tộc trong mấy chục năm qua?! Chỉ mường tượng ra như vậy để thấy rằng không thể cực đoan một chiều.
Cũng không nên dồn ai vào chân tường bằng thuần lý thuyết, rằng anh phải trả thẻ đảng, phải ăn năn hối hận, phải từ bỏ mọi bổng lộc đang được hưởng mới xứng đáng đứng vào hàng ngũ dân chủ (!). Cần quan niệm như thế nào để đừng làm yếu đi thế lực của dân tộc và tăng thêm sức mạnh cho quyền lực độc tài, khi quyền lực này còn viện tới cả “cái sổ hưu” để củng cố lực lượng. Vả lại ngay đối với những người phê phán, ở trong nước có ai đã và đang không dính líu ít nhiều đến guồng máy toàn trị vì guồng máy này đang bao trùm toàn xã hội? Cho nên tôi rất tán đồng việc Nguyễn Đắc Kiên nói về tha thứ và hòa giải. Theo tôi, trước đó còn cần có sự bao dung, không cực đoan, khắc nghiệt hay hận thù. Bao dung trong quan điểm về những vấn đề lịch sử, bao dung khi xử lý những vấn đề hiện tại và tương lai, bao dung với con người đã từng có lỗi lầm.
Tiến trình dân chủ hóa đất nước không cho phép độc quyền chân lý. Hô hào đa nguyên thì đừng bao giờ nói theo kiểu “ai không theo ta là sai lầm, chống ta”. Về những sự kiện lịch sử đã kết thúc mà vẫn còn tranh cãi, bất đồng, làm sao trong tiến trình mò mẫm tìm đường lại có thể độc quyền chân lý hay kích bác nhau?! Lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do phủ định việc sửa chữa Hiến pháp nhưng không phải vì thế mà đối nghịch với Kiến nghị 72 về góp ý sửa đổi Hiến pháp hay các loại ý kiến tìm đường khác. Mỗi cách làm có tác dụng riêng, tập hợp lực lượng riêng và góp phần nâng cao dân trí, đóng góp vào chuyển động chung gây sức ép lên chế độ toàn trị, ngoại trừ những hình thức giả mà mục đích là để củng cố chứ không phải chuyển hóa chế độ này.
Cũng như không nên chỉ lớn tiếng chê trách thanh niên sinh viên hiện nay là ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với vận nước. Có thể có tình hình này so với các thế hệ dấn thân trước đây, nhưng thanh niên chính là sản phẩm của xã hội, của chế độ, của truyền thống, của nền giáo dục, trong đó có trách nhiệm của những người đi trước. Thế hệ nào cũng có những anh hùng, những người đi tiên phong và thế hệ trẻ hiện nay cũng đã có những người như thế xuất hiện.
Cuộc dấn thân hôm nay là sự đồng hành của nhiều thế hệ, thế hệ trẻ hiện nay và những thế hệ dấn thân trước đây còn tồn tại, cùng thức tỉnh và hỗ trợ nhau bằng thế mạnh riêng của mình, trong một giai đoạn đầy khó khăn gai góc. Các phẩm chất yêu nước, trong sáng, nồng nhiệt, phản kháng, khao khát tự do dân chủ và hòa bình là phẩm chất tinh hoa của nhiều thế hệ cần được khôi phục và phát huy hơn bao giờ hết để kiến tạo sức mạnh mới của dân tộc trên con đường dân chủ hóa đất nước.
Đà Lạt 3/3/2013
© Tiêu Dao Bảo Cự
TDBC đặt sai vấn đề. Thực tế là CSVN trước sau cũng đổ vì vô phương cứu chữa. Sẽ không có chuyện các nước tự do nhận cho đảng viên CSVN tỵ nạn, nhất là với tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay trên thế giới. Nước anh em CS Bắc Triều Tiên thì quá nghèo đói đến nỗi nhiều gia đình nông dân đã phải ăn thịt chính con mình thành sẽ không có khả năng kinh tế để nhận tỵ nạn các anh em CSVN. Chỉ còn lại Trung cộng,có thể cuộc sống khá hơn bên Bắc Triều Tiên một chút, nhưng không phải là thiên đàng như ở các xứ tư bản tiên tiến , thành nếu các đồng chí muốn sang sống bên đó cùng người anh em TC thì cứ tự nhiên, sẽ không ai ngăn cấm đâu. Còn muốn sống ở VN thì nên khôn hồn chui vào bóng tối để sống chuỗi đời còn lại trong lãng quên. Như vậy sẽ được an phận vì không bị để ý. Giản tiện vậy thôi , đặt vấn đề hòa giải làm gì cho mất thì giờ, tốn hơi tốn sức.
“Trong từng thành phần mới chỉ có một bộ phận nhỏ tiên phong nhưng cũng đã bộc lộ những khác biệt về quan điểm và bị chia cắt nên chưa tạo nên sức mạnh” _ Tiêu Dao Bảo Cự_
Tiêu Dao bảo Cự, trí thức giải phóng, nhà nam kỳ phản bội, công dân phản quốc, trong vai trò đảng viên “đảng nhân dân cách mạng”, cánh tay nối dài của bọn cộng sản VNDCCH gian ác vong bản ngoại lai tay sai tàu cộng, đã là một công dân can tội phản quốc, đã phản bội người dân miền nam, khi Tiêu Dao bảo Cự tiếp tay bọn cộng sản Việt nam dân chủ cộng hòa gian ác trong cuộc chiến tranh Hồ chí Minh, thảm sát hàng triệu hàng triệu người dân miền nam, bành trướng chủ thuyết Mắc Lê tội ác lên toàn VN, áp đặt chế độ cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh độc tài, đê tiện gian ác, phi nhân phản dân tộc, lên người dân miền nam, tiêu diệt nền dân chủ tự do của VN, tước đoạt quyền sống, quyền công dân của người dân miền nam, chiếm đoạt tài sản & ruộng đất & quốc khố của người dân miền nam, gây nên thảm trạng ngày nay cho Việt nam.
Sở dĩ phải nhắc lại tội ác của nhà cộng sản chân chính Tiêu Dao bảo Cự, vì, ngày nay, trong khi rất nhiều người, đã từng trong hàng ngũ cộng sản, nhìn ra sự thật tội ác của cộng sản, đều đã ân hận, có người ân hận trong im lặng, có người nêu ra cho mọi người cùng biết về tội ác cộng sản:
“Thế hệ chúng tôi cũng rầm rập ra trận, lúc đó chúng tôi tưởng rằng đi giải phóng miền Nam và hào hứng hát: Giải phóng miền Nam / Chúng ta cùng quyết tiến bước . . . Hóa ra không phải chúng tôi đi giải phóng miền Nam mà chúng tôi đi vào cuộc nội chiến Nam – Bắc tương tàn, chúng tôi chỉ là công cụ mang học thuyết Mác Lê nin, học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu áp đặt cho miền Nam, để cả nước bị nô dịch bởi học thuyết Mác Lê nin, để học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu thống trị cả dân tộc Việt Nam, đánh phá tan tác khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, đánh phá tan nát đạo lí và văn hóa Việt Nam.” _ Phạm Đình Trọng
Riêng Tiêu Dao Bảo Cự và những con tương cận lại không ngừng vênh váo về tội ác của y, những tên cộng sản chân chính, bịp bợm gọi hành động tội ác của bọn cộng sản chân chính như y, là “sự thể hiện tuổi trẻ”, thật tán tận lương tâm, không khác gì tên trung tá công an cộng sản Hồ chí Minh đã vô cớ đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, xong vênh váo là y “chỉ làm nhiệm vụ”!
Chính là thái độ tán tận lương tâm của TDBC đã gây chia cắt trong hàng ngũ tiên phong…
Có ai nghĩ rằng, với phát biểu như trên, tên trung tá công an cộng sản sát nhân đã “sám hối” & “hòa giải”?
Đặt TDBC bên những lời lẽ kiêu căng & tự suóng của TDBC về tội ác của y trong quá khứ, thì e rằng chỉ những cái óc đã sơ tán xuống cái ruột già mới nghĩ rằng Tiêu Dao Bảo Cự đã “sám hối” & “hòa giải”, như y hằng bịp bợm cao rao!
Nếu chúng ta muốn đạp đổ (chứ không phải thay đổi) chế độ độc tài man rợ CSVN thì những người tự xưng “CS chân chính” có tham gia chăng, hay họ chỉ muốn đóng góp làm sao cho “Đảng luôn vững mạnh” muôn đời như thời còn….đang lên của họ????
Nền dân chủ đa nguyên lẽ tất nhiên là sẽ có cả những người CS(chân chính hay chân lấm bùn). Ai đó đã góp ý “chúng tôi sẵn sàng lấy đĩ làm vợ”, tức là nhận cả những kẻ trước kia đã từng góp phần phá nát đất nước khi tham gia phong trào phản chiến, rồi nay thấy sai lầm, nhưng còn cố cãi chạy tội là “khi xưa ta bé ta ngu, ta lấy dây thun ta buộc con C…” vào trong mọi thành phần của đất nước. Hình như không còn ai nghĩ đến việc đem bắn bỏ hay nhốt vào trại cải tạo những đảng viên CS sau khi nàng Dân Chủ trở về (trước kia đã tồn tại ở miền Nam trước 1975) trên đất nước VN. Xin ông TDBC đừng lo vì luật pháp lúc đó cũng sẽ không cho người ta làm như vậy!!!
Điều mà ông HSP và nhiều người (bị chụp mũ CCCĐ) muốn làm sáng tỏ là: Không có cái gọi là “Người CS chân chính”, đơn giản là vì ngay cái chủ thuyết và cái đảng của họ đã là TÀ ĐẠO, BÁ ĐẠO rồi. Điều đó quan trọng là giúp cho mọi người không còn hoài nghi là chúng ta đang chỉ muốn thay đổi đảng CS mà thôi, không phải lật đổ họ, vì họ cũng còn những người tốt chân chính!!!! Rõ ràng là nếu muốn VN thoát ra khỏi nguy cơ mất nước hiện nay, nguy cơ tụt hậu, nạn tham nhũng tàn phá làm nghèo quê huơng, bọ ngu dốt tham tàn làm nhục nhã cho dân tộc, chúng ta phải đạp đổ chế độ độc tài CSVN. Nếu ông TDBC muốn tham gia vào hoạt động cho nền DC tại VN thì xin ông cứ hoạt động tham gia, không cần phải kêu ca “Xin đừng bỏ em, cho dù em có là người CS chân chính”. Lấy đĩ làm vợ, nhưng chúng ta sẽ không lấy vợ làm đĩ!! Xin ông TDBC hãy nhớ cho!!!!
LVN đã nói (trên anhbasam.wordpress.com)
Bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự là một tư tưởng lớn, một định hướng nhân bản mang trong nó sức mạnh niềm tin con người, đây là sự kết nối toàn dân tộc tạo nên sức mạnh vô song để cứu nguy đất nước.
Rất không nên mang những công thức 1,2,3,để phân loại con người….,
Để thay đổi một bộ máy thể chế cực kỳ gian ác man rợ như chế độ CS không sức mạnh nào to lớn hơn sứ liên kết lòng nhân bản trong mỗi con người.
Nhân bản, dân chủ là con đường thoát duy nhất đúng,
Lật đổ bạo lực CS bằng con đường không bạo lực, bằng ý chí niềm tin sự tôn trọng con người,, mở cửa tự do cho tất cả chính là lối thoát ngắn nhất, văn minh nhất và kết nối được tất cả mọi người VN cho sự hồi sinh dân tộc
DÂN NGU đã nói:
Trích “Bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự là một tư tưởng lớn, một định hướng nhân bản mang trong nó sức mạnh niềm tin con người, đây là sự kết nối toàn dân tộc tạo nên sức mạnh vô song để cứu nguy đất nước”.
Đúng là vĩ đại, vô cùng vĩ đại! Mong những người còn chưa chịu đoàn kết, nhất là ở hải ngoại, đọc bài này mà tỉnh ngộ ra.
Hận thù nào cũng bắt tay, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!
Đồ điên! Rồ!