WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Danh nhân nước Nga: Sergey Esenin

E

Sergey Esenin (1895-1925)-Nhà thơ của làng quê Nga

Tôi đã bị cuốn hút bởi hồn thơ thấm đẫm trong từng ngọn gió, bờ cây của nước Nga khi vừa đặt chân tới đây, nhưng phải mất nhiều năm sau tôi mới hiểu được tâm hồn Nga, một tâm hồn vừa chất phác, mượt mà, lại cũng đầy mâu thuẫn bi kịch. Thiên nhiên kỳ diệu và cả tâm hồn trăn trở ấy được nhiều nhà thơ Nga thể hiện trong các tác phẩm nổi tiếng của họ, nhưng phải đến Esenin, những điều đó mới được giọng thơ tuyệt vời của ông làm cho sống động và trở thành bất hủ. Người ta gọi Esenin là vị chúa tể của làng quê, thiên nhiên Nga, tên tuổi của ông chỉ đứng sau mặt trời Pushkin trong nền thi ca của nước này.

1-Tiểu sử

Esenin sinh ngày 3 tháng 10 năm 1895 ở làng Konstantino, thuộc tỉnh Riazan, bên bờ con sông Oka hiền hòa. Maksim Gorki gọi Esenin là cây đàn Organ mà thiên nhiên dành cho thơ, còn chính Esenin thì thổ lộ: làm thơ đối với ông không phải là việc khó.

” Tôi biết rõ về tài năng mình lắm
Thơ phải đâu là việc quá khó khăn”

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, không hề có truyền thống về văn chương hay thơ phú. Từ nhỏ ông được ông ngoại, một người tháo vát và khá giả nuôi dưỡng, sau khi học hết lớp bốn ở trường làng, gia đình gửi ông ra học ở Spas-Klepiki, hy vọng sau này ông sẽ thành một thầy giáo trường làng, suốt đời âm thầm làm nghề gõ đầu trẻ. Mặc dù hết sức thông minh nhưng quá hiếu động, nghịch ngợm nên sau khi tốt nghiệp, ông đã không trở thành nhà giáo, ông lên Moscow, nơi cha ông đang làm thuê cho một hãng buôn để xin việc làm trong một xưởng in, cũng từ đó Esenin bắt đầu tham gia trong nhóm văn chương- âm nhạc mang tên Surikov, dự các buổi giảng ở trường tổng hợp nhân dân Saniarki. Từ năm 1914 những bài thơ đầu tiên của Esenin đã bắt đầu xuất hiện trên các báo của Moscow, năm 1915 Esenin đến Sankt Peterpurg, giới văn nghệ sỹ ở đây đã hết sức nồng nhiệt chào đón ông như một nhà thơ của nông thôn Nga, chẳng bao lâu tên tuổi ông đã nổi danh khắp nước Nga. Năm 1916 Esenin cho xuất bản tập thơ đầu tiên: “Lễ cầu hồn”. Ông là một trong những người sáng lập trường phái trừu tượng trong thơ ở Nga. Thời gian này ông đi rất nhiều nơi thuộc Liên xô cũ và cho ra đời kịch thơ Pugatsov. Trong thời gian những năm 1922, 1923 Esenin cùng vợ là vũ nữ Dunkan, người Mỹ, đi qua một loạt các nước như: Đức, Pháp, Bỉ, Canada, Mỹ. Sau chuyến đi này ông đã thay đổi cách nhìn về cuộc cách mạng tháng mười, ông thú nhận: “Bây giờ khi cuộc cách mạng chỉ còn để lại một đống tàn tích đổ nát, bây giờ khi bắt tay những người trước đây thuộc danh sách bị sử bắn mới thấy thật rõ ràng chúng ta đã và sẽ còn bị người ta biến thành cái bia đỡ đạn”, nhưng ông lúc nào cũng yêu nước Nga theo một cách riêng của mình: “thơ trữ tình của tôi sống bởi một tình yêu lớn – tình yêu Tổ quốc. Tình cảm với Tổ quốc đó là tình cảm chủ yếu trong thơ của tôi”.

Vào thời gian cuối đời ông còn viết thêm một số trường ca nổi tiếng như “Trường ca về hai mươi sáu”, “Anna Segina”, “Các giai điệu Batư”. Thơ Esenin thật khác thường về tính chất chân thành. Ông là nhà thơ trữ tình tinh vi, nhà ảo thuật của phong cảnh Nga, nhạy cảm đến kỳ lạ đối với cái đẹp, âm thanh và mùi vị của đất, thơ ông sử dụng hình ảnh vô cùng cô đọng và tươi mát đến kinh ngạc, hầu như bao giờ cũng là một sự khám phá nghệ thuật thực sự. Giữa những nhà thơ cùng thời, Esenin không có đối thủ ngang sức, ông chỉ đứng sau Pushkin về sự bình dị và trong sáng trong thi ca, nói theo lời tự sự của ông thì ông “hướng về Pushkin nhiều hơn cả”, cũng có thể vì thế nên khi Esenin mất ngày 27 tháng 12 năm 1925, người ta đã đưa thi hài ông từ Sankt Peterburg lên Moscow và vào ngày 31 tháng 12 năm 1925 lúc 11 giờ, người dân Nga, những bè bạn của ông đã đưa linh cữu đi vòng quanh tượng Pushkin ba vòng trước khi đưa ông đến nơi nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang danh nhân Vagankovski.

Cái chết của Esenin làm nước Nga bàng hoàng. Có lẽ trong các nhà thơ Nga từ xưa đến nay chỉ có Pushkin và Esenin được người dân Nga yêu quý như vậy. Trong nỗi bàng hoàng ấy cũng có cả những dấu hỏi lớn vì sao ông lại tự sát khi tài năng của ông đang kỳ sáng rỡ nhất? Trong suốt nhiều năm người ta vẫn cố gắng tin đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn của ông đã không chịu đựng được cảm giác buồn bã và cô đơn. Mãi đến gần đây người ta mới biết nhiều hơn về cái chết của ông, có nhiều bằng chứng để tin rằng ông bị bức tử hơn là tự sát.

2- Con người và tính cách

Nói đến Esenin bao giờ tôi cũng nghĩ đến bức chân dung ông chụp hơi nghiêng, miệng ngậm hờ chiếc tẩu. Bức chân dung ấy vô cùng sinh động, nó phản ánh được cả tính cách đầy mâu thuẫn trong con người Esenin: bên cạnh gương mặt tuyệt vời thanh tú, trong sáng gần như gương mặt của trẻ thơ của ông là chiếc tẩu hờ hững, già nua và nặng nề. Tất cả những ai đã một lần gặp ông hay ngắm nhìn chân dung ông đều có một cảm xúc giống nhau: ông trẻ hơn tuổi của mình rất nhiều, với những lọn tóc vàng mền mại rủ xuống tự nhiên, với một gương mặt thanh tú ông giống một cậu bé ăn mặc bảnh hơn là một nhà thơ già dặn trong văn đàn, chỉ có đôi mắt ông đúng là của một thiên tài, một đôi mắt đẹp nồng nàn, kỳ lạ như luôn tỏa ra một ngọn lửa của trí thông minh và khối tinh thần trực giác lớn lao, chính ông đã từng tự tả về mình:

“Ừ thì có lúc tôi say
Nhưng trong mắt tôi lấp lánh 
Một ánh hào quang minh mẫn diệu huyền”

Không chỉ có thế, đôi mắt ông còn sâu thẳm một nỗi buồn day dứt, sâu thẳm một nỗi buồn rất Nga. Còn trên môi ông luôn phảng phất còn nụ cười nhẹ như làn gió, một nụ cười khinh khi tất cả mọi sự trên đời.

Thế giới nội tâm của ông chẳng liên quan gì với vẻ ngoài trẻ trung, ngây thơ ấy. Ông là một người hết sức thông minh, hiếu động, ông không bao giờ chịu ngồi yên, đúng như câu thơ của ông đã viết:

Thiếu những điều quỷ quái ấy
Tôi chẳng thể sống yên trên trái đất này

Cho mãi tới khi đã trưởng thành ông vẫn thích trở về quê để tối tối rủ bạn bè trùm chăn đi dọa ma những người yếu bóng vía, còn khi sang Paris ông đòi bằng được người bạn kiếm cho một con bò để cưỡi khắp phố phường cho thiên hạ được một phen cười vỡ bụng, đến khi một người da đen “ăn trộm” trước ý tưởng này, ông tiếc rẻ mãi không được một phen trọc cười thiên hạ. Những người cùng thời thường nhớ về ông với những trận cười mặc sức, với những trò đùa liên miên và những chuyện tiếu lâm không dứt, chỉ bạn bè thân thiết mới biết rằng bên trong sự vui nhộn ấy là một nỗi buồn , suy tư không dứt. Người ta bảo rằng Esenin không có trạng thái vui thực sự ông chỉ có một cái mặt nạ cười để che giấu tâm hồn băn khoăn, trăn trở của mình mà thôi, một tâm hồn lúc nào cũng lo lắng, tìm kiếm một câu trả lời cho hàng núi những câu hỏi luôn đầy ắp trong đầu ông.

Niềm vui làm ta ngô nghê
Nỗi buồn làm ta hiền dịu

Cái vẻ “trẻ thơ”, “dịu hiền” của ông chính là phản chiếu của một tâm hồn chan chứa nỗi buồn tìm kiếm cái mới ấy.

Esenin làm thơ không phải bằng một kỹ nghệ công phu, điêu luyện của người thợ kim hoàn, ông làm thơ ” bằng những cách thức thần thoại, khi thì như rút từ cỗ bài ra, rải quân để bói bài tây bằng ngôn từ, khi thì ghi lại chúng bằng máu của trái tim” (lời của Pasternak). Esenin làm ta kinh ngạc ở chỗ bằng một trực giác phi thường, ông đã diễn đạt một cách hoàn toàn tự nhiên, chính xác và xúc động những rung cảm sâu sa, tinh tế nhất của con người trước niềm vui, nỗi khổ của cuộc sống. Trước ông đã có nhiều nhà thơ diễn tả thiên nhiên, ruộng đồng Nga, nhưng chỉ đến ông cây phong non mới biến thành nữ hoàng của những cánh đồng Nga, biểu tượng bất tử của tình yêu quê hương, và những con vật tầm thường mới trở thành biết bao thân thương, gần gũi.

3- Sự ra đi vội vã.

Cho đến tận bây giờ, hơn tám mươi năm sau khi ông đã không còn nữa, người ta vẫn còn tranh cãi về cái chết của ông. Một phần vì Esenin chết khi còn rất trẻ, vừa tròn 30 tuổi, độ tuổi tràn đầysức sống và khả năng sáng tạo, một phần vì cái chết của ông có thật nhiều bí ẩn.
Vào thời điểm năm 1925 người ta biết rằng ông đã treo cổ tự sát trong khách sạn “Angletera” ở Sankt Peterburg vào một đêm cuối tháng 12. Các nhà tâm lý và bạn bè ông cố gắng đi tìm lời giải đáp cho hành động đột ngột này, nhưng tất cả mọi lý lẽ của họ vẫn có một kẽ hở, một chút ngượng ép nào đó không thể giải thích nổi.

Báo “Moscow buổi chiều” vào tháng 1 năm 1926 đã tổ chức cả một diễn đàn thảo luận công khai về nguyên nhân dẫn đến việc Esenin tự sát. Quả thật vào những tháng cuối đời mình, Esenin thường nhắc đến cái chết trong thơ ông:

Bình nguyên tuyết vầng trăng trắng toát
Mặt đất quê vải liệm phủ trắng mình
Và bạch dương khoác áo tang đứng khóc
Ai qua đời? Ai chết? Chính tôi chăng?

Trong các câu chuyện với bè bạn, Esenin thường than thở về một nỗi buồn không tên thường trực gậm nhấm tâm hồn nhạy cảm của ông. Nhưng ông không một lần đả động đến ý định tự sát. Ngày ấy người ta không bao giờ nhắc đến chuyện Esenin than vãn ông cảm thấy có ai đó muốn giết ông, ông thường nhắc đi nhắc lại một câu: “Người ta muốn giết tôi, như một con thú dữ tôi luôn cảm thấy như vậy!”. Có nhiều cuốn sách đưa ra lập luận về sự bế tắc trong cuộc sống và sáng tác để kết luận việc Esenin tự sát là hợp lý. Chỉ có mẹ ông không bao giờ tin điều đó.

Mãi tới cuối năm 1994, khi người ta được phép lục tìm các tài liệu trong kho lưu trữ của ủy ban an ninh quốc gia, mới có một số tia sáng trong việc tìm kiếm nguyên nhân đích thục cái chết của nhà thơ. Người ta tìm được tài liệu chứng tỏ đã có lần Esenin bị cơ quan an ninh Liên Xô tạm giữ hồi tháng 10 năm 1920, trong lần đến khám nhà của nhà thơ Kusikov, bạn thân của ông. Sau đó ít lâu họ đã thả Esenin, nhưng cơ quan an ninh không buông tha ông hoàn toàn, cũng như đối với nhiều nhà thơ khác, Esenin bị đặt trong tầm ngắm.

Phát hiện quan trọng nhất có lẽ là bức vẽ của nhà điêu khắc Isidor Zolotorevski thực hiện khi Esenin vừa mất, trên bức vẽ ấy người ta thấy giữa hai lông mày của Esenin có một vết lõm lớn do một vật bằng kim loại đánh vào. Phải chăng vì bức vẽ này chính xác quá nên nó bị cất kỹ như vậy trong két sắt của ủy ban an ninh quốc gia ngần ấy năm? Đến nay vẫn còn nhiều người không muốn tin giả thuyết ông bị bức tử, nhưng tất cả những ai biết rõ câu chuyện này đều thấy rằng giả thuyết ông bị giết hợp lý hơn, nó trùng hợp với mọi dấu chứng còn để lại sau khi ông chết và trả lời được những câu hỏi băn khoăn mà người ta đã đặt ra suốt bao nhiêu năm qua về nguyên nhân cái chết của ông.

4- Thơ Esenin

Bài ca về con chó mẹ

Sáng ra trong chuồng hoen rỉ
Chó mẹ vừa sinh bảy con
Bảy chú chó hung mũm mĩm
Trên đống bao tải đã sờn

Suốt ngày chó mẹ âu yếm
Lưỡi mềm chải mướt lông con
Và dưới bụng mẹ ấm áp
Từng dòng tuyết nhỏ đang tan

Buổi tối khi bầy gà nhiếp
Ngủ yên trên những chiếc sào
Ông chủ lạnh lùng cau có
Bỏ bầy chó nhỏ vào bao

Chó mẹ chạy nhào qua tuyết
Cuống cuồng tất tả đuổi theo
Để nước dưới bao hào rãnh
Vẫn còn run rảy hồi lâu

Khi chó lê mình trở lại
Mồ hôi ướt đẫm bên sườn
Mặt trăng nằm trên mái rạ
Tựa hồ một chú chó con

Nó ngẩng nhìn vào trời thẳm
Rồi sủa gọi lên bầu không
Vành trăng mỏng manh bình thản
Lặn xuống đồi hoang ven đồng

Rồi cứ âm thầm như lúc
Bị ai ném đá diễu cười
Nước mắt nó sa trên tuyết
Rực vàng từng giọt sao rơi…
(Trần Đăng Khoa dịch)

© Bùi Lan Hương

3 Phản hồi cho “Danh nhân nước Nga: Sergey Esenin”

  1. pt says:

    Cũng như thời NVGP của chế độ cộng sản ở Miền Bắc VN trong những năm 1950 , chính quyền Hà Nội đã khổ nhục kế những nhà văn , nhà thơ đòi tự do , dân chủ …không bị bưng bít trong viết lách , đảng cs đã đặt cách Tố Hữu ông tổ của thơ ca cs được cáp trên chỉ đạo cho TH dùng mọi hình thức đàn áp các cây bút viết theo ý tưởng tự do , như : Trần Dần , Phùng Quán – Lê Đạt – Hoàng Cầm và các đ/c …khác của Tố Hữu phải bị đày đọa = mọi cách , dưới sự chỉ huy của BCT đcs lúc bấy giờ song trùng với CS > CCRĐ dùng lệnh đảng giết dân thường chỉ vì có tài sản và đất đai . Thật là khủng khiếp cho cđcs độc tài , đảng trị từ chính trị – kinh tế – văn hóa …bắt mọi người thành những đàn cừu và những con vẹt , nói và làm theo chỉ đạo của đảng …Do đó đcs không bao giờ muốn thực thi thể chế , tam quyền phân lập và đa nguyên chính trị ? đễ đễ bề thao túng , lũng đoạn , choi phối theo ý thức hệ của chủ nghĩa cs mác le mao

  2. Lâm Vũ says:

    Esenin có nhiều điểm giống một nhà thơ Pháp, Arthur Rimbaud, cả hai đều là “thiên tài” thơ và chết yếu. Cả hai đều có ánh mắt buồn rười rượi.

    Rimbaud qua đời được vài năm thì Esenin sinh ra đời… Người tin thuyết luân hồi của đạo Phật có thể nghĩ là hồn Rimbaud đã nhập vào bào thai Esenin… Nhưng nếu vậy, thì ai đã xui hồn Rimbaud nhập vào xác một hài nhi người Nga để rồi phải trải qua một mùa ở hỏa ngục (*) cộng sản?!

    (*) “Một mùa ở hỏa ngục” (Une Saison en Enfer) là tên một tập thơ của Rimbaud.

  3. Tien Pham says:

    “Phát hiện quan trọng nhất có lẽ là bức vẽ của nhà điêu khắc Isidor Zolotorevski thực hiện khi Esenin vừa mất, trên bức vẽ ấy người ta thấy giữa hai lông mày của Esenin có một vết lõm lớn do một vật bằng kim loại đánh vào. Phải chăng vì bức vẽ này chính xác quá…”

    Tôi ngờ rằng đây là tấm “burst” của Sergey Esenin. Vào đầu thế kỉ 20, giới văn nghệ sĩ ở Châu Âu (và Nga) có tục lệ làm “burst” cho người nghệ sĩ đã qua đời. Người ta đổ thạch cao lên mặt người chết, để giữ lấy nguyên nét mặt và trạng thái của người chết.

    “Cho mãi tới khi đã trưởng thành ông vẫn thích trở về quê để tối tối rủ bạn bè trùm chăn đi dọa ma những người yếu bóng vía”

    Làm tôi nhớ lại ngày xưa. Xóm tôi gần 1 cái nghĩa địa các cha. Tối tối chúng tôi hay tụ tập trước hàng hiên nhà thằng bạn, vừa đánh đàn, vừa hóng gió. Một đêm cúp điện (mà thời đó hay cúp điện lắm,) chúng tôi bèn bày trò chơi mới. Hai thằng cõng nhau (thằng nhỏ con ngồi lên cổ thằng lớn con,) trùm chăn từ đầu tới chân, đeo mặt nạ bằng giấy bóng (như giấy trong bao thuốc,) rồi diễu qua diễu lại gần cổng nghĩa địa. Một cô nàng đi dợt hát trong ca đoàn chạy quăng cả guốc, thời đó gọi là sa bô! Một ông già đi ngang quăng cả xe đạp!

Leave a Reply to Tien Pham