WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nền móng dân chủ

 

dc

1. Đi tìm nền móng dân chủ

Nếu dân chủ là một tòa nhà thì nó được xây trên nền móng nào?

Tôi đem thắc mắc này hỏi google thì chưa có một bài viết nào bàn về vấn đề này. Vài bài viết có đề cập rải rác thông tin về các loại “móng” như: hiến pháp, tinh thần của dân chúng, tinh thần chấp nhận sự khác biệt, tam quyền phân lập, bầu cử tự do, đa đảng phái,…

Chưa có bài viết nào đề cập đến yếu tố kinh tế.

Tôi đem câu hỏi này hỏi một số người đấu tranh cho dân chủ ở VN, và nhận được những ý kiến tương tự, có sự khác biệt đôi chút giữa họ. Chung qui lại là họ tập trung vào các hình thức sinh hoạt chính trị hiện đại ở các nước dân chủ như ta thấy.

Tôi hỏi “nếu phải chọn một cái móng cốt lỗi thì nền dân chủ nên dựa trên cái gì?”. Đa số đều cho rằng đa đảng phái cạnh tranh nhau, bầu cử tự do.
Không một ai đề cập đến yếu tố kinh tế!

Tôi chợt nghĩ “thật kỳ lạ, một vấn đề lớn, quan trọng đến thế, nhiều người dấn thân tranh đấu đến thế, tại sao họ chưa bàn và thống nhất với nhau để xác định một số điểm mấu chốt, xác định cái móng quan trọng nhất để tập trung công sức xây dựng nhỉ?”. Dân chủ cũng như một công trình cần phải có nền móng vững chắc mới tốt được. Lịch sử cho thấy nhiều dân tộc xây nền dân chủ nhưng liên tục bị đổ sụp vì nó không có nền móng căn bản.

Nếu đấu tranh cho dân chủ như là một tiến trình như xây tòa nhà, hẳn việc đầu tiên là phải xây nền móng.

Có lẽ vì chưa có bản thiết kế về nền móng tòa nhà dân chủ định xây nên các nhóm thợ người Việt mãi cãi nhau mà chưa thúc đẩy được công việc tiến lên như ý.

2. Dân chủ can trường:

Ngày nay từ dân chủ đã trở thành hiển nhiên và phổ biến. Gần như nền chính trị nào cũng cho rằng mình dân chủ. Từ còn vua như Anh, Nhật, Thái, đến hết vua như Mỹ, Pháp; từ đa đảng phái như Hàn Quốc, Đài Loan,…đến độc đảng như TQ, Việt nam,…đều cho rằng mình là chính quyền dân chủ.

Tuy nhiên cách đây vài trăm năm thì rất ít nước có nền dân chủ. Chúng ta có thể xem nước Anh là cái nôi của nền dân chủ. Có một biến cố vĩ đại xảy ra xứ sở này vào năm 1215. Vị vua anh lúc đó là John cần tiền cho chiến tranh và tiêu xài cá nhân nên đã tăng thuế các chủ đất. Các chủ đất bất bình đã liên kết lại với nhau tiến đánh vị vua, họ thắng và bắt vị vua kí kết một văn bản được gọi là “Hiến chương Magna Carta” qui định rõ quyền hạn của vua; bảo đảm một số quyền của họ, quan trọng nhất là quyền sở hữu ruộng đất. Sự việc tuy nhỏ nhưng đã đặt nền móng cho nền dân chủ nước Anh.

Nó đặc biệt bỡi lẽ thời đó khắp nơi trên thế giới, vua được xem là thiên tử. Đất nước là của Vua, trời của vua, nước của vua. Vua cho sống thì sống, không thích thì vua đuổi đi, thích thuế nhiều thì cứ việc tăng mà không thần dân nào có quyền ý kiến.

Nó đặc biệt bỡi lẽ người Anh đã vì bảo vệ quyền lợi của mình mà liên minh với nhau đánh lại chính quyền. Chỉ mới đụng chạm đến lợi ích là họ đã hành động để bảo vệ.

Từ viên gạch này, giới chủ đất tiến dần lên từng bước để có tiếng nói chính trị nhằm bảo vệ được lợi ích của mình. Họ đã thành lập nghị viện. Họ hành động để bảo vệ quyền lợi chứ không phải vua nói sao nghe vậy như bao thần dân ở các nước khác. Nhiều đại địa chủ ở TQ cùng thời còn cự phú hơn họ nhưng không dám phản kháng vua, không dám bảo vệ tài sản mình nên TQ dù văn minh trước nhưng không có dân chủ.

Vậy đó, khởi điểm của nền dân chủ là người dân chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho mình, giữ kinh tế cho mình. Suy cho cùng kinh tế là mạch máu của tự do. Từ tự do sinh ra dân chủ. (hãy nghiệm một điều, nếu vợ bạn làm ra tiền, bạn sống phụ thuộc thì bạn cũng không có tự do trọn vẹn).

Triết gia Roger Nash Baldwin đã tổng kết: “Chừng nào đất nước này vẫn còn những công dân sẵn sàng đấu tranh vì quyền lợi của họ, thì chúng ta còn được gọi là một nền dân chủ”. Nền dân chủ phương tây đã phát triển trên nguyên lý đó.

3. “Miếng ăn” thúc đẩy con người hành động:

Câu hỏi đặt ra là vì đâu người dân lại dũng cảm đấu tranh hay vì đâu họ lại im lặng hèn nhát? Vì quyền lợi của họ, vì tài sản, công ty của họ. Vì quyền lợi mà họ phải chiến đấu bảo vệ, vì quyền lợi mà họ có động lực để lê tiếng. Các nhà báo ở Việt nam hiện nay im lặng trong đớn hèn cũng vì các tòa báo không phải là của họ mà là của nhà nước. Anh Kiên lên tiếng là mất việc ngay. (tương tự như vậy đối với giáo viên, bác sĩ, luật sư, nhà thầu quốc doanh,…). Chỉ đơn giản vậy thôi.

Nếu không có nền kinh tế tư nhân thì không có động lực tranh đấu. (Có thể nhiều người chưa đồng ý luận điểm này. Họ cho răng động lực tranh đấu còn đến từ lý tưởng, từ tinh thần nhân đạo,…Đồng ý. Nhưng động lực chính, mạnh mẽ, dẻo dai, đoàn kết,…nhất vẫn là kinh tế tư nhân. Con người lên tiếng mạnh nhất, đông nhất là khi quyền lợi chính họ bị xâm phạm)

4. Nền móng của dân chủ là kinh tế tư nhân:

Suy cho cùng, làm thăng tiến và giữ vững nền dân chủ là do kinh tế tư nhân quyết định. Do vậy có thể nói kinh tế tư nhân là cái nền móng số 1 của nền dân chủ.

Nền kinh tế tư nhân thăng tiến bao nhiêu thì nền dân chủ thăng tiến bấy nhiêu; nền kinh tế tư nhân lụn bại thì nền dân chủ tiêu tùng. Chế độ phong kiến, chế độ toàn trị Liên Xô, người dân không làm chủ được kế sinh nhai nên dân chủ gần như bằng không. Chế độ dân túy của Chavez sau quốc hữu hóa thì dân chủ cũng tiêu tan.

Một vài thông tin tham khảo thêm về các nền dân chủ trên thế giới:

Nước Anh không có bản hiến pháp thành văn nhưng vì là nền kinh tế tư nhân nên là nền dân chủ.

Thể chế “mafia” của Putin với vài trùm tài phiệt và các trùm xí nghiệp quốc doanh thì cũng không có dân chủ.

Ấn độ 1947-1990 có đa đảng, có bầu cử tự do, có hiến pháp nhưng kinh tế nhà nước nên cũng không có dân chủ.

Singapore tuy một đảng nắm quyền trên nửa thế kỷ nhưng kinh tế là tư nhân nên có dân chủ.

Nhật Bản sau thế chiến, đảng LPD liên tục lãnh đạo trên 50 năm nhưng có nền kinh tế tư nhân nên nền dân chủ thăng tiến.

Hàn Quốc khi lập quốc non yếu cần có chế độ độc tài Park Chung Hee để giữ vững ổn định xã hội, ngăn ngừa chiến tranh,… nhưng đã thăng tiến dân chủ vì kiên trì phát triển kinh tế tư nhân. Độc tài lúc đó là cần thiết để ổn định xã hội thời luật pháp sơ khai nhằm giúp kinh tế tư nhân phát triển (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore thuộc môtip này). Chính điều này mà ngày nay HQ nổi lên các thương hiệu LG, Samsung, Huyndai,….(Độc tài để hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển dù có thể không tốt nhưng còn có tương lai, độc tài se duyên cùng kinh tế nhà nước thì thôi rồi).

Đất nước nào củng cố được nền kinh tế tư nhân, đất nước đó có dân chủ. Đất nước nào kinh tế nhà nước nắm giữ tuyệt đối hoặc chi phối thì không có dân chủ.

4. Xây móng cho nền dân chủ Việt Nam:

Hiện nay, Việt Nam đã thăng tiến dân chủ rất nhiều so với thời bao cấp. Tuy nhiên vì vẫn còn kinh tế nhà nước chủ đạo nên nền dân chủ vẫn còn hạn chế. Sự kết hợp giữa chính trị độc tôn một đảng với kinh tế quốc doanh là một sự kết hợp duyên tình tuyệt vời để sinh ra những đứa con như Vinashine, Vinaline,…

Đó là những đứa con nổi tiếng gần đây trong khi đó còn hàng triệu đứa con lớn nhỏ trên khắp đất nước mà ta không thấy hoặc đã quên. Người Việt nam ta phải công nhận là một dân tộc mau quên: chúng ta đã quên thảm họa “mía đắng”, “chương trình đánh bắt xa bờ”,…..nên mới có những quái thai Vina, Bauxite, chương trình xi măng,….Chính những đối tượng hưởng lợi từ các quái thai này là lực lượng ngăn cản dân chủ quyết liệt nhất.

Chính trị bảo kê cho kinh tế để rồi kinh tế nuôi dưỡng, bảo vệ chính trị là qui luật từ ngàn xưa.

Chính trị và kinh tế như hai đường ray song song luôn phải đi cùng nhau để nâng đỡ con tàu xã hội. Chính trị dân chủ luôn đi với kinh tế tư nhân tự do; kinh tế nhà nước thì sớm muộn cũng phải song hành với chính trị mất dân chủ. Các hình thức đa đảng, bầu cử tự do, hiến pháp chỉ là phụ. Lịch sử dân chủ các nước đã chứng minh cho nhận định trên.

Chúng ta tranh đấu cho nền dân chủ nhưng không lên tiếng ngăn cản các dự án trăm tỷ, nghìn tỷ liên tục được nhà nước tung ra; không khai trí để toàn dân xây dựng nền kinh tế tư nhân thì thật là xây lâu đài trên cát.

 

Đón đọc bài kế tiếp: Gốc rễ độc tài

© Đàn Chim Việt

 

32 Phản hồi cho “Nền móng dân chủ”

  1. Nguyen Trong Dan says:

    Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
    ********************************************
    “Chủ ý của tôi nhằm dành riêng cho những con người “lầm đường lạc lối” còn đang băn khoăn, lưỡng lự trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia hay đơn giản hơn trở thành 1 người Tự Do Tư Tưởng. ”

    Không gì đau khổ hơn bằng việc cả cuộc đời phải sống trong sự dối trá với lương tâm của mình. Đối với cá nhân tôi điều đó là không thể và không bao giờ lặp lại sai lầm một lần nữa.

    Nguyễn Chí Đức
    *********************************************

  2. DÂN CHỦ VN says:

    NHỮNG KẺ MẶT NGƯỜI DẠ THÚ ĐỘI LỐT DÂN CHỦ

    Đối với cả một tập thể lớn vài triệu người Việt đang sống ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, chống Cộng cực đoan trong cộng đồng là một việc nhức nhối , họ không những là quái thai trong một cộng đồng, mà nó còn làm cho những sắc dân bản địa coi thường, thậm chí khinh thường người Việt.

    Không phủ nhận rằng xã hội Việt Nam đang còn nhiều vấn đề như nhiều quốc gia khác, thậm chí còn là nhức nhối cần phải giải quyết – đó là phân hóa giàu nghèo, tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức; ở nơi này, nơi khác quyền của người dân còn bị vi phạm… Song, để giải quyết những vấn đề đó cần phải dựa trên các nguyên tắc chính trị, tư tưởng đúng đắn và nguyên tắc nhà nước pháp quyền, chứ không là việc tuyên truyền các quan điểm cá nhân (thực chất là phỉ báng, bôi nhọ, miệt thị chế độ xã hội).

    Nền dân chủ Việt Nam vẫn đang trên đường phát triển và hoàn thiện, tuy nhiên, điều đó không thuộc về các “chiến sĩ dân chủ, nhân quyền dũng cảm”, càng không phải là bắt chước dập khuôn nền chính trị phương Tây như có người đã nói, mà là công việc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.

    Một Đảng cầm quyền có bao giờ tự nguyện, tự giác từ bỏ quyền lực ? Câu trả lời thực sự trong lòng của mỗi người chúng ta sẽ là “Không bao giờ”. Tự giác từ bỏ quyền lực ? Sorry, never ! Một khi đã có cơ hội nắm quyền, hãy công bằng mở rộng câu hỏi này đến khắp các đảng phái Chính trị trên toàn thế giới xem sao ?

    Trước đây, hiện tại và mãi sau này thì cũng vậy thôi.

    Đảng cộng sản Việt Nam cũng không ngọai lệ đối với “sự thật” nói trên. Do đó, có lẽ chúng ta không nên tiếp tục “mơ” và tranh cãi về điều ấy ! Hoặc ít nhất là sẽ không bao giờ “vớ vẩn” với “giấc mơ” là CSVN sẽ từ bỏ hay giảm thiểu quyền lực của mình dưới áp lực của TT Mỹ Obama. Họ có thừa trí tuệ để lèo lái con thuyền dân chủ , nhân quyền theo xu thế thời đại , đâu cần những não bộ chập cheng của bọn người CCCĐ.

    Ở một người ,có bao giờ dùng tay phải hoặc tay trái tự tát vào mặt mình không? (Trừ các hành vi của một người Khùng!). Dĩ nhiên câu trả lời cũng sẽ là “không bao giờ” .

    Một Đảng duy nhất, đã thống nhất quyền lực vào tay mình thì tình trạng cũng tương tự như vậy, đối với những cải cách có lợi cho xã hội, có lợi cho phần đông dân chúng, đã và đang được đại đa số người dân ủng hộ. Đảng không phải thằng Khùng ! Ai đang mơ về điều đó , xin hãy thức tỉnh!

    Đừng quên rằng, Chính phủ cộng sản cầm quyền Việt Nam từng trải qua chuyện “đói khổ” trong quá khứ “cắn răng chịu đựng đòn thù, Cấm Vận mà vẫn không chịu quỳ gối, giữ lấy quyền lực lãnh đạo, không chịu hạ giọng với ngọai bang, bất đắt dĩ mang bobo của heo ra cho dân ăn, thì với thực trạng xã hội VN ngày nay đã có nhiều đổi mới, đời sống xã hội đã được nâng cao, dân tình còn đang ung dung hưởng những quyền lợi từ những chính sách của chính phủ, thì chuyện trông chờ vào ngoại bang sẽ gây áp lực đối với chính phủ VN là điều ảo vọng .

    Ngày xưa VNCH có thể coi là một quốc gia, một đồng minh của Mỹ để ngăn chặn làn sóng đỏ lan tràn, nhưng vì quyền lợi của nước Mỹ, chính phủ Mỹ cũng đã bỏ rơi. Hiện nay VN là một nước Mỹ đang cần tranh thủ liên kết cho sự trở lại châu Á của mình. Hơn nữa Mỹ đang còn nhiều vấn đề nóng cần giải quyết, ngay cả tại châu Á, vấn đề nhân quyền cho VN thiết nghĩ không là mối bận tâm lớn của chính phủ Mỹ.

    Chúng ta có quyền không đồng ý với một số chính sách nào đó của chính quyền, nhưng chúng ta không vì thế mà xoi mói , mạ lị một chính thể đã và đang dẫn dắt 90 triệu người dân trên con đường hoàn thiện vị thế trên trường quốc tế .

    Như vậy tư tưởng chống Cộng cực đoan là điều không thể chấp nhận được nên loại bỏ nhóm người này. số lượng những người có tư tưởng ấy không phải là đa số trong cộng đồng người Việt hải ngoại. sự thật một vài tiếng nói lạc lõng đơn điệu cũng chẳng thể làm cản trở bước tiến của cả một dân tộc, và càng không thể làm thay đổi được sự tất yếu đi tới của bánh xe lịch sử .

    Một mai khi hàng triệu trẻ em người Việt ở hải ngoại lớn lên, hiểu được sự thật, sẽ nghĩ sao về các bậc cha chú đã từng là “siêu tay sai cho ngoại bang” như thế? Hơn nữa, sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ lại xâm lược Nam Tư, Iraq, Afganistan cũng với chiêu bài bảo vệ “tự do, dân chủ, nhân quyền”.

    Thế nhưng, sự “giúp đỡ” đó chỉ làm cho các quốc gia nói trên đang từ bình yên trở nên hỗn loạn, tan nát , chỉ làm cho nước Mỹ có thêm hàng ngàn gia đình phải chịu tang thương và tiền thuế do dân Mỹ đóng góp trở thành bạo lực đẫm máu đối với phụ nữ, người già, trẻ em ở nhiều quốc gia khác. Trong các cuộc chiến như thế, người lính Mỹ, suy cho cùng là phương tiện cho những kẻ cầm quyền muốn đạt các mục đích danh vọng, chính trị, kinh tế. Họ cũng chỉ là nạn nhân như những nạn nhân của chính họ.
    AmariTX

    • Củ Lẫn says:

      Trích bạn đọc DÂN CHỦ VN: “Chính phủ cộng sản cầm quyền Việt Nam từng trải qua chuyện “đói khổ” trong quá khứ “cắn răng chịu đựng đòn thù, Cấm Vận mà vẫn không chịu quỳ gối, giữ lấy quyền lực lãnh đạo, không chịu hạ giọng với ngọai bang, bất đắt dĩ mang bobo của heo ra cho dân ăn [...]“.

      Ai chịu đựng bom đạn “quân thù”? Dân!
      Ai đói phải ăn bo bo? Dân!
      Ai chết chết bờ chết bụi, không nhìn thấy mặt mẹ cha, chưa từng nắm tay người yêu…? Cũng dân!

      Có thật đảng ta không “hạ giọng” với ngoại bang?
      Thế ai vôi vã công nhận chủ quyền của TQ trên biển Đông, từ 1958? Đảng ta!
      Ai thấy Liên Xô và CS Đông Âu xụp đổ, chạy vội sang Thành Đô ký hiệp ước bán nước cho quân thù Bắc Kinh để được tiếp tục cầm quyền? Đảng ta!
      Ai túm lấy dân đánh tới tấp, bõ tù chì vỉ tôi xuốngf đường chống TQ? Cũng đảng ta!

      Thời buổi này không còn lừa bịp được dân nữa đâu “bạn ta” ạ!

    • vo hung thanh says:

      TẤT NHIÊN

      Tất nhiên trong quyền tự do dân chủ công khai ai cũng có quyền phát biểu quan điểm của mình trên mọi diễn đàn công cộng. Thế nhưng phát ngôn điều gì đều cần phải có nhận thức, có trình độ, có ý thức, có mục đích cụ thể tốt lành hay có mục tiêu chính xác, rõ ràng. Tính cách thuyết phục người khác, phục vụ xã hội, hay được đánh giá khách quan chính là điều đó. Cho nên kiểu ngôn ngữ chưỡi đổng, quy chụp vô tội vạ, cho dù đối tượng là ai cũng đều nói lên sự thiếu đúng đắn. Ngoài ra nếu các lập luận tay mơ hay các luận điểm lơ mơ đều cũng chỉ cho thấy các luận điệu non nớt hay phiến diện. Bởi vậy bất kỳ ai viết cái gì lên diễn đàn chung đều cần thể hiện cái tâm của mình. Cái tâm chính đáng và trong sáng mình thể hiện là nguồn ích lợi cho tất cả mọi người. Ngược lại nếu cái tâm chưa trọn vẹn hay còn nhiều sạn cát nào đó thật chỉ uổng thời giờ cho chính mình và cho người khác. Nói chung lại, bất kỳ ai, nếu không hiểu khoa học, không hiểu khách quan cũng như còn thiếu cái chất khoa học, cái tâm khách quan thì đừng bao giờ nên nói chính trị.

      Võ Hưng Thanh
      (08/4/12)

  3. Veef VN đe says:

    Các bạn hãy về khi đôi chân còn mạnh
    Chí Lạc Hồng còn phừng lửa trong tim
    Góp bàn ntay xây lại mảnh quê hương
    Đã điêu tàn sau nhiều năm khói lưả
    Cuả chiến tranh và nô lệ ngoại xâm
    NPH

  4. Lâm Vũ says:

    1.
    Khoan mói đến chuyện “cái móng” Kinh tế Tư nhân là đúng hay sai, cách suy luận độc lập và thực tế, không dựa trên kinh điển của tác giả, trong bối cảnh của VN hiện nay, đã là điều hiếm có, đáng hoan nghênh rồi. Ngược lại, chỉ nói theo những tuyên truyền cũ rích, dù bên này hay bên kia, thì chẳng đi đến đâu cả.

    2.
    Tác giả cũng nói đúng thực tế là rất khó tìm ra sách vở lý thuyết về “dân chủ”. Hay ít nhất đó cũng là kinh nghiệm của cá nhân tôi, khi đi tìm tài liệu “lý thuyết dân chủ” để viết về cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu, tôi cũng thấy là không có gì hết. Sau cùng, tôi đi đến kết luận: dân chủ chỉ là tiến trình tự nhiên của con người khi đuợc phát triển theo đúng như bản chất tư nhiên của loài người.

    3.
    Thuộc tính tự nhiên của loài người chính là là Tự Do. Bới thế, trọng tâm của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng chính là Tự Do (và Bình Đẳng và An ninh cá nhân). Tư do chính là Nhân Quyền vậy.

    4.
    Cho nên nói tư do kinh tế (tư do tư hữu, tư do hành nghề, tư do giáo dục…) là nền móng của Dân Chủ khó có thể sai vào đâu được!

    5.
    Nhưng tôi cũng đồng ý với anh Nguyễn Tường Tâm có nhiều tài liệu nghiên cứu, thảo luận về những vấn đề có tiều đề khác, nhưng liên quan trực tiếp đến Dân Chủ.

    Nếu muốn chúng ta có thể đào sâu về những đề tài triết học, kể cả chủ nghĩa Mác-xít, theo tôi cũng chỉ thoát thai từ phong trào dân chủ, mà trong triết học bắt đầu bằng phong trào Khai Sáng – Aufklärung – có thể bắt đầu đọc từ bài “Age of Enlightenment” trên wikipedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Age_of_Enlightenment). Rồi tuy “duyên” mà khai phá ra thêm nếu thấy cần…

    Có thể bài viết nói trên không có chữ “dân chủ” trong đó, nhưng đọc xong ta có thể hiểu Dân chủ ở đâu ra, nền móng nó là gì và nhất là tại sao nó lại kỳ diệu thế!

    • Nguyễn Tường Tâm says:

      Hà hà bạn Lâm Vũ. Lâu ko lien lạc, dù rang thế giới hiện nay chỉ còn là “1 cái làng” nhưng từ “thôn” của tôi tới “thôn” của anh cũng phải tính toán thời gian và kinh tế mới tới thăm nhau được. Bàn chuyện viết lách cho vui, tôi thấy ngoại trừ viết về thời sự, du lịch v…v thì “có thể suy nghĩ độc lập, không dựa vào kinh điển như tác giả hay đại đa số “trí thức xhcn” (xin lỗi, tôi ko có ý chỉ trích ai, nhưng chi nêu 1 sự kiện (the fact)) Nhưng 1 khi đã đi vào vấn đề kinh tế, luật học hay các vấn đề chuyên môn khác thì bắt buộc phải đi vào kinh điển, vào thế giới kinh điển, lý thuyết rồi. Lâu nay theo dõi mấy vị kể cả đã từng là cố vấn kinh te của giới lãnh đạo hay những luật gia cao cấp xhcn thảo luận những vấn đề chuyên môn kinh tế và pháp lý của họ tôi thấy VỪA NGAO NGÁN, VỪA BUỒN CƯỜI, và chẳng buồn tranh luận với họ. Họ CÓ BIẾT GÌ ĐÂU VỀ CHUYÊN MÔN MÀ TRANH VỚI LUẬN. Kinh tê Gia Bùi Kiến Thành (con bác sĩ Bùi Kiên Tín?) đang hoạt đông kinh tế trong nước đã từng phải thốt lên “KHÔNG HIỂU MẤY VỊ LÃNH ĐẠO KINH TẾ TRONG NƯỚC CÓ ĐƯỢC ĐÀO TẠO BÀI BẢN HAY KHÔNG”. Tiến sĩ Alan Phan cũng đang hoạt động kinh tế trong nước cũng viết những bài về chuyên môn nhận xét về các chính sách kinh tế tài chánh của giới lãnh đạo trong nước nếu họ đọc mà hiểu thì họ sẽ thấy rất đau. Mới đây, blog của bác sĩ giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn của đại học Y Úc châu cũng viết một nhận xét về các phát biểu, tranh luận của giới trí thức, tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ xhcn thấy rang toàn thể họ thiếu kiến thức cơ bản về suy luận (logic).
      Này anh Lâm Vũ, có rất nhiều đề tài tôi đã chuẩn bị và tài lieu đã có đủ, nhưng rồi vẫn không muốn viết ra,vì viết ra cho giới trí thức xhcn thì cũng như nói với đầu gối. Blog của BS Ngọc cũng mới nhận xét, qua những thảo luận về sửa đổi HP hiện nay mới thấy là kiến thức của giới đại trí thức xhcn QUÁ KÉM. Họ ko có kiến thức cơ bản, ko được học lý luận, không được học refutation (phản biện) như ở các trường học tự do của chúng ta, họ lại không có ngoại ngữ, cho nên các tiến sĩ, giao sư, viện sĩ xhcn chỉ có khả năng “phát biểu theo cảm tính, không dựa theo kinh điển” như anh nhận xét. ĐÁNG THƯƠNG CHO HỌ.
      than quí,

      • Lâm Vũ says:

        Anh NTT thân mến,
        Chờ mãi gió vẫn chưa thổi “cánh buồm đen” đến, cũng đành nhờ “mây ảo” (“Cloud” = Internet) để đưa những dòng chữ đến với nhau.

        Chữ nghĩa hạ giới ngày nay có rẻ như bèo, nhưng tôi vẫn quan niệm một lời nói thực tuy không có cánh, không cần hỏa tiễn tầm xa của cậu Ủn Bắc Hàn vẫn có thể bay tà tà đến với bạn hữu dù đang ở phương nào trên quả địa cầu.

        Tôi cũng có đôi lời về chuyện Tranh luận. Lập trường cơ bản của tôi hơi khác bác. Tôi vẫn cho là tranh luận là điều tối cần thiết, ngay cả giữa những người khác chính kiến, còn đang đứng trên hai “chiến tuyến” khác nhau. Đã đành, lắm lúc thấy buồn, khi những kẻ “đối nghịch” vẫn chưa chịu thức tỉnh, thường nói theo quán tính. Thế nhưng, những lời nói phải vẫn không phí đi đâu hết. Chúng không bao giờ biến mất cả, mà ngược lại về lâu về dài sẽ tác dụng. Chưa kể, với những kẻ chống đối, bên ngoài cứ “em chả, em chả…” thì tác dụng của sự thực lại càng mạnh…

        Thực tế lịch sử cho thấy cuối cùng sự thật bao giờ cũng tồn tại như kẻ chiến thắng. Đây là điều hiển nhiên, dù nói ra nghe nhàm chán.

        Thân mến

    • Vo Hung Thanh says:

      BÀN THÊM VỀ SỰ NGHIỆP TƯ DUY CỦA CÁC MÁC
      Toàn bộ cuộc đời sự nghiệp về tư tưởng của Các Mác đã bỏ ra là nhằm phê phán và đả kích các mặt trái của nền kinh tế tự do, tư bản, mà Mác gọi chung là kinh tế tư sản, tức kinh tế tư hữu.
      Nếu quan niệm mọi cái trong đời đều có mặt trái, mọi việc mà Mác đã làm không phải vô ích. Đây là điểm tích cực của Mác. Song trong thực tế, không phải Mác mới là người duy nhất đã làm việc này. Bởi ngoài Mác ra, từ khi nền kinh tế tự do tư sản công nghiệp xuất hiện, mọi mặt trái của nó cũng được phơi ra, đã có vô số những người chỉ trích, và điều đó cũng đã phần nào làm cho nó càng được uốn nắn lại và càng phát triển đi lên.
      Thế nhưng cái huyễn hoặc của Mác là đã dùng “triết học” để phê phán “tận gốc” nhằm phá đổ “tận gốc” nền kinh tế tư hữu, tư bản công nghiệp chủ nghĩa. Chính trên nền tảng “triết học” huyền hoặc của Hegel mà Mác đã khắc sâu ý nghĩa của khái niệm “biện chứng” lịch sử để nhằm phát huy lên ý nghĩa của đấu tranh giai cấp, của chuyên chính hay độc tài vô sản mà mục đích cuối cùng là đi đến xã hội tập thể “vô sản”.
      Nhưng đó là phần lý thuyết hay “học thuyết” của Mác. Chính ông là là người đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nhân loại đã “triết lý” hóa tận trăng mọi ý nghĩa của các vấn đề kinh tế xã hội, và đó cũng là điều huyền hoặc duy nhất mà Mác đã lôi từ cái ruột hoàn toàn duy tâm của Hegel thành ra cái ruột hoàn toàn duy vật của Mác.
      Song từ lý thuyết đi đến thực hành lại là việc khác. Mác đứng trên vị trí của một người lý thuyết, một người hiểu biết lý thuyết (dầu rất nhiều mặt ông ta tự nhận mình khoa học mà thật sự có những hiểu biết còn rất thiếu sót hay rất sai hoặc không thực tế). Nhưng những người thực hiện lý thuyết của Mác từ khi nó ra đời hầu hết đều là những người không ngang vai vế với Mác, hay không thể trọn vẹn như Mác về mặt tư duy lý thuyết, kể cả Lênin hay Stalin và Mao Trạch Đông … chẳng hạn. Nói chung người ta chỉ có biết nói theo và làm theo lý thuyết Mác theo cách là một giáo điều đã có.
      Chính quan niệm đấu tranh giai cấp và chuyên chính giai cấp vô sản của Mác đã tự đặt ra cho lý thuyết của ông ta thành một giáo điều bất di bất dịch, và điều đó xuyên suốt tiến trình lịch sử học thuyết mác xít là không bao giờ có thể thay đổi được. Nói khác đi chính bản thân Mác mà không ai khác hơn đã làm cho lý thuyết của ông trở thành thần bí và nó luôn luôn được mọi người theo ông vẫn coi đó như một giáo điều của một “bậc thánh” là như vậy. Nhưng cho dù nội dung là giáo điều mà hình thức vẫn được tự nhận là khoa học, thì ấy cũng chính là cái nghịch lý muôn đời là như thế đó. Điều này đã có ngay trong bản thân quan điểm của Mác cho cả đến những người theo ông về sau đều như vậy.

      Võ Hưng Thanh
      (06/4/2013)

      • Lâm Vũ says:

        Tiếp cận “triết học Các Mác” qua con đường Triết học như bác VHT rất hiếm, bởi vì ngày nay còn mấy ai học Triết nữa đâu! Nhưng đối với “học thuyết” Các Mác có lẽ đây là phương pháp tiếp cận chắc và đúng nhất. Ngược lại, nếu lần từ “ngọn” đi xuống “gốc” thì khó mà tới nơi tới chốn được, dọc đường gặp phải ngã ba ngã tư thể nào cũng có lúc đi nhầm đường.

        Khi dẫn “link” Age of Enlightenment, bên trên, tôi cũng muốn mọi người nhìn thấy một điều là từ một điểm xuất phát xem ra giản dị, đó là tư tưởng Tư Duy Độc lập (“Khai Sáng”) của Immanuel Kant, đã dẫn tới nhiều ngả khác nhau, trên các lãnh vực Khoa Học, Toán học, Văn chương, Nghệ thuật… sang tới Giáo dục, Chính Trị, Xã hội… Thế nhưng, tất cả cũng đều cùng một cái gốc, đó là Văn minh Nhân bản… từ con người, do con người và cho con người…

        Chỉ cần đứng lui ra xa để nhìn tổng thể sự phát triển của nền văn minh nhân loại hai thế kỷ qua, người ta dễ thấy tư tưởng Mác cũng từ đó mà ra, nhưng là tư tưởng độc tài, lập dị, gượng ép, thiếu nhân tính… nói cách khác mà một “quả” thối và do đó là “quả” ác… không thể nào khác được…

        Ở Âu châu, nơi phát xuất ra Dân chủ cũng là nơi mọc ra tư tuởng quái ác có tên Mác-xít đó, người ta đã mạnh dạn bỏ nó vào thùng rác lịch sử, nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc người ta vẫn còn tôn thờ! Thế mới biết tất cả phát xuất từ cái đầu, biết tư duy độc lập hay chỉ chạy theo thiên hạ? Chỉ chạy theo thì “xuống hố cả nút” (XHCN) là cái chắc!

  5. Vo Hung Thanh says:

    PHÁT BIỂU VỂ NỀN MÓNG DÂN CHỦ
    Dân chủ là một giá trị nhân bản và giá trị xã hội. Nói dến nhân bản là nói đến con người có quyền độc lập, tự do và có ý thức độc lập, tự do. Mỗi cá nhân không xâm phạm đến cá nhân khác một cách bất công, kém ý thức về phương diện đời sống cũng như phương diện nhận thức, đó là xã hội dân chủ.
    Dân chủ như vậy là cái quyền tự nhiên của tất cả mọi người, dân chủ là mục đích và ý nghĩa chung của toàn xã hội. Bởi dân chủ là nền tảng để phát triển xã hội và phát triển cá nhân nói chung. Một xã hội không dân chủ là một xã hội mang các tính chất hoàn toàn ngược lại.
    Chẳng hạn quyền phát biểu là quyền dân chủ trước nhất của mọi cá nhân hay mọi công dân. Một xã hội mà các cá nhân đều không có quyền phát biểu tự do đó là xã hội phi dân chủ hay phản dân chủ. Phát biểu tự do không phải muốn nói gì thì nói mà biết và có thể nói lên điều gì tự mình thấy có lợi cho xã hội, cho mọi người.
    Như thế, dân chủ trước hết là vấn đề ý thức, vấn đề nhận thức, và cả ý nghĩa của hành động. Ý thức là ý thức về quyền dân chủ của mình và quyền dân chủ của mọi người. Nhận thức là mình có hiểu biết về những điều gì có lợi cho mọi người và lợi chung cho xã hội. Ý nghĩa của hành động là mình chỉ được quyền làm lợi cho mọi người, cho xã hội, mà nhất thiết không thể làm điều gì ngược lại.
    Trên cơ sở như thế, dân chủ rõ ràng trước hết là ý nghĩa của nhận thức và sau đến là ý nghĩa của hành động như đã nói. Nhận thức có nghĩa là trí, thức, không mù quáng, không ù ù cạc cạc, đặc biệt là không riêng tư, không ích kỷ. Có nghĩa xã hội dân chủ là xã hội có tỷ lệ hay hàm lượng trí thức, nhận thức cao trong lòng chính nó.
    Điều đó cũng cho thấy xã hội nào mà dân trí thấp kém, những người nhận thức đúng đắn về dân chủ không nhiều, phần lớn hay thường xuyên vẫn là những xã hội phi dân chủ hay phản dân chủ. Điều này cũng nói lên điều là ý nghĩa của dân chủ gắn liền với ý nghĩa của tự do hay ngược lại. Bởi tự do không phải muốn làm gì thì làm mà là quyền làm điều gì tốt nhất cho mình đồng thời cũng làm tốt nhân cho mọi người. Dân chủ và tự do, như thế là hai động lực hay bản chất tích cực nhất của xã hội. Đó chỉ là hai khía cạnh, hai vế hay hai mặt của vấn đề, đó là vấn đề xã hội nhân bản.
    Xã hội nhân bản là xã hội đặt nền móng trên quyền tự nhiên, khách quan của con người. Xã hội nhân bản là xã hội nhằm vào ý nghĩa của văn minh, ý nghĩa của tình thương yêu và tinh thần nhân đạo. Có nghĩa xã hội nhân bản chủ yếu là xã hội tri thức và xã hội trí thức.
    Nói như vậy cũng để thấy rằng ý nghĩa của cá nhân và của xã hội nói chung là ý nghĩa của khoa học, khách quan, nhân văn và thực tế. Khoa học có nghĩa có giá trị hiệu quả trong đời sống, không mù quáng, không mê muội mà là nhận thức, tri thức và những sự hiểu hiểu biết khách quan. Chính ý nghĩa thực tế phải gắn với ý nghĩa nhân văn mà không là gì khác. Nhân văn là phục vụ con người, đề cao người, lấy con người làm nền tảng. Ý nghĩa của nhân văn là nền văn minh, văn hóa, khách quan, thực tế, hữu lý và khoa học mà không là gì khác. Nhân văn và nhân bản chỉ là một. Dân chủ và tự do chỉ là một. Dân chủ, tự do và nhân bản, nhân văn chỉ là một. Mọi cái gì đi ngược lại điều ấy chỉ là phi dân chủ, phản tự do, trái nhân văn và ngược nhân bản.
    Có người cho răng chỉ có những nền độc tài mới bảo đảm được đời sống của số đông và trật tự của toàn xã hội nói chung. Đó là cách suy nghĩ của những đầu óc thiển cận, thấp kém. Bởi con người không phải là loài vật, chỉ biết ăn no ngủ kỹ là đã đạt được yêu cầu hạnh phúc. Bởi vậy mọi xã hội mù quáng, vận hành theo kỹ luật sắt, đó thật ra không phải là xã hội loài người mà chỉ là xã hội đoàn bầy kiểu sinh vật thuần túy và giản đơn.
    Điều đó cũng có nghĩa kinh tế phát triển theo cách độc đoán, chỉ huy, chỉ tự nó làm hạn chế sức mạnh tự nhiên, khách quan của kinh tế, của nhận thức, của đời sống mà không là gì khác. Chính tự do và dân chủ trong căn cơ là động lực của phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển đời sống, tức là phát triển chính trị nói chung mà không thể nào ngược lại. Đó là sự khác nhau giữa chính trị sáng suốt, khoa học, và chính trị theo cảm tính, u mê và mù quáng.
    Cho nên chỉ có những tư duy, suy nghĩa khoa học một cách tự do và khách quan, đứng đắn của mọi người hiểu biết trong một xã hội mới có thể làm cho xã hội đó phát triển tối ưu nhất mà không thể nào ngược lại. Có nghĩa mọi tư duy thấp kém, mọi niềm tin thấp kém, ngụy trang hay ích kỷ về một tín điều phi khoa học, phản khoa học nào đó chỉ làm hạ thấp xã hội, làm ngu dân hóa xã hội đó mà không bao giờ đi vào được con đường phát triển khách quan, hiệu quả và hữu lý về tất cả mọi mặt.
    Nói chung lại, yêu cầu muôn đời của mọi cá nhân, mọi xã hội, mọi thời đại, mọi dân tộc thực chất chỉ là vấn đề của ý thức, của nhận thức, của tri thức, của trí mà không thể là con đường nào khác. Mọi cái phi trí thức chỉ có thể phục vụ cho cái phi trí thức mà không bao giờ ngược lại. Như vậy chỉ có tri thức khoa học, nhận thức khoa học, ước nguyện nhân văn vả thực tiển của mọi người mới thật sự phục vụ cho mọi xã hội mà không phải là điều gì ngược. Những quan điểm về giai cấp mù mờ, cuồng tín, giáo điều v.v… thực tế chỉ là sự ngụy trang, bênh vực sai trái cho các quan điểm, các lý thuyết nào đó phi khoa học, phản khoa học, đi ngược lại quyền lợi chung của mọi người, của toàn xã hội phát triển, tiến bộ mà không thể có một ý nghĩa chính đáng hay thực tế nào khác.
    Đó cũng là điều tại sao từ cổ chí kim, chính trị vương đạo luôn luôn ngược lại với chính trị bá đạo, chính trị ngu dân luôn luôn ngược lại với chính trị khai phóng, chính trị ích kỷ luôn luôn ngược lại với chính trị xã hội đúng nghĩa, chính trị trí thức, tự do, dân chủ đích thực luôn luôn ngược lại với chính trị độc tài, mị dân, thậm chí ngu dân và u tối. Có nghĩa mọi xã hội bình dân vẫn chỉ thường là xã hội ích kỷ và xã hội ngu dân, bởi vì nó được nuôi dưỡng và dung túng, hỗ trợ cho mọi bản năng thấp kém tự nhiên của con người. Trái lại chỉ có xã hội trí thức mới luôn luôn là xã khai phóng, vị tha, khách quan và ưu việt. Điều đó cũng có nghĩa mọi quan điểm giai cấp mị dân, tầm thường, thấp kém, đều chỉ là phi khoa học, phản khoa học, mù quáng, mê tín. Trái lại chỉ xã hội đề cao trí thức, nhận thức khách quan mới là xã hội đúng nghĩa tự do, dân chủ đích thực và cũng chính là những xã hội phát triển đích thực về mọi mặt trong mọi tập thể con người. Đó cũng chính là ý nghĩa của quyền phát biểu và nền móng xã hội trí thức, dân chủ, và tự do là như vậy.

    Võ Hưng Thanh
    (05/4/2013)

    • NVT says:

      Bác Võ Hưng Thanh nói “Nói chung lại, yêu cầu muôn đời của mọi cá nhân, mọi xã hội, mọi thời đại, mọi dân tộc thực chất chỉ là vấn đề của ý thức, của nhận thức, của tri thức, của trí mà không thể là con đường nào khác.”
      Vậy bác cho em xin ý kiến vụ này:
      http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/42670/thua-cac-bac-giao-duc–em-xin-chua-.html
      Rõ ràng bà mẹ ý thức đúng tại sao không làm được?

      • Võ Hưng Thanh says:

        BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO

        Con người bình đẳng tự do
        Chẳng nên áp đặt lọc lừa lẫn nhau
        Đừng có thói cho mình số một
        Để trở thành chính trị ngu dân
        Trong khi mình vẫn tối mò
        Lại ham lên lớp khiến thành dân ngu
        Bởi dân chủ mỗi người bình đẳng
        Tất luôn cần giáo dục tự do
        Quý chi mọi thứ giáo điều
        Mà đem áp đặt để đời oái ăm
        Xã hội tốt phải cần khoa học
        Cần tránh xa những thói u mê
        Học sinh học để làm người
        Mẫu người ý thức mẫu người tự do
        Nếu học chỉ để nhằm tuân phục
        Thật hỡi ơi học để làm gì
        Phải chăng học cốt kiếm tiền
        Học làm nô lệ đặng đời lên hương
        Xã hội tốt cần luôn nhân bản
        Theo phương châm dân chủ tự do
        Mỗi người tự chủ riêng mình
        Tự do nhận thức mới vinh ở đời
        Nếu chỉ học để thành bầy két
        Hãy hỏi mình học để làm chi
        Phải chăng học để làm người
        Hay làm nô lệ cho đời dễ sai !

        VHT
        05/4/13

      • Lâm Vũ says:

        Chào bác Đại Ngàn,
        Lâu lắm rồi mới gặp bác trở lại. Xin nâng ly chúc mừng ngay tái ngộ!
        LV

    • BUILAN says:

      NHƯ ” có tin vui giữa giờ tuyệt vơng !”

      Năm, bảy tháng rày không tăm tích
      LẶNG đâu ông VÕ Hà Lam ơi ???

      _ Trên groupe E-mail luân lưu – do TVC lập ! Tôi đọc được lời rao “TÌM NGƯỜI MẤT TÍCH”- có tên là VHT ! Tôi không lấy làm lạ, vì chính tôi cũng muốn rao một lời tương tự _ “TÌM TRẺ LẠC” ! Hình như trên DCV nầy ông LV cũng có lần NHỚ caí mớ chữ nghiã CHẮC NỊCH cuả VHT !

      _ Nay thì đã tìm được rồi !

      _ Tôi phaỉ trả lời sao đây với những người mến mộ ? _ Hà cớ là do – Bận kế sinh nhai – do sức khoẻ bệnh tật – do hoàn cảnh “neo đơn” phaỉ chăm sóc bà chị (cô giáo Anh Văn) đang ” đi biển mồ côi một mình”……. !!!
      _Cùng với bác LV chào mừng & chúc mừng ông VHT ! Ông còn viết dai viết dài viết hay và chắc nịch (chứ không phải dở)… là không đến nỗi nào !
      Tôi thắp niềm tin VHT sẽ GIƯƠNG chứ không còn thủ nữa ! Tính theo tuổi ta cũng đã là “cỗ lai hy” rồi phaỉ không ?

      Thà là rào trước còn hơn là phaỉ nghe MI móc họng !
      _Chưa tới muà TRUNG THU , Lân tôi MÚA trước một đường tình cảm – không trống không kèn, không lồng đèn ông sao cá chép.. gọi là CHÀO MỪNG ! Dù có không ưa cùng nên nhận lấy ! hehehe
      Chào quý mến .

      • Võ Hưng Thanh says:

        XUẤT XỬ

        Mình viết chơi mà có người hỏi đến
        Ai vào đây ngoài “đồng chí” công an
        Vợ con la cũng làm rối đại ngàn
        Âu là vậy nên đành thôi phải lặn
        Đại ngàn lặng khiến trời thêm u tối
        Mây lang thang kéo đen kịt bầu trời
        Rồi một hôm lại lóe ánh mặt trời
        Rừng núi lại bổng trở nên vi vút
        Mà nói thật ta chẳng vì chính trị
        Ta chỉ nhằm một tâm thức nhà thơ
        Hay đúng ra ta một gả triết gia
        Đời ta vốn như một nhà tư tưởng
        Mà tư tưởng thì nhìn chung vũ trụ
        Nào há chi dừng lại ở con người
        Những bầy người thấp kém ở đời
        Đầy lố nhố và đầy trò í ố
        Thôi nói vậy cho những người tâm huyết
        Nhìn ra ta và không trách ở ta
        Dẫu thời gian cũng thất thập cổ lai hi
        Gặp thời thế cũng thế thời phải thế
        Làm thi sĩ ta chẳng mơ với gió
        Làm triết gia ta không vẩn cùng mây
        Ta chỉ người bình lặng giữa muôn người
        Khi ngứa miệng cũng nói điều muốn nói
        Lịch sử Việt ngàn năm nay cuộc đời là thế đó
        Dẫu Nguyễn Du hay Cao Bá Quát cũng chẳng để làm gì
        Thôi thì thôi ta không có thói hoan nghênh
        Ta chỉ mong có dịp được viết ra một đôi lời phẫn kích
        Đời í ố biết làm sao cho hết
        Chỉ biết cười những bọn ngọng ca chuông …
        Dẫu có sao cũng cảm kích Bùi Lân
        Cũng xao xuyến bao nhiêu người bằng hữu …

        ĐẠI NGÀN
        (07/4/13)

      • Võ Hưng Thanh says:

        Ở ĐỜI

        Ở đời có mất đi đâu
        Cho dầu đứa trẻ lạc loài vậy thôi
        Hay dầu ông lão có râu
        Có không không có giống nhau ở đời
        Quý hồ là ở tâm người
        Tâm người trong sáng tâm người nhân văn
        Trách là bọn ngọng ca chuông
        Í a í ới như tuồng bùa mê
        Mà thôi cũng chẳng trách đời
        Cuộc đời ao cá sục sôi vẩn bùn
        Dễ chi mà có phượng hoàng
        Nếu càng nhìn xuống giữa lòng dân ngu …

        Võ Hưng Thanh
        (07/4/13)

      • Builan says:

        “Mình viết chơi mà có người hỏi đến
        Ai vào đây ngoài “đồng chí” công an
        Vợ con la cũng làm rối đại ngàn
        Âu là vậy nên đành thôi phải lặn….”

        _ THÌ RA LÀ VẬY !!
        Cảm ơn thiện tâm cuả VHT

        _Có thêm câu hỏi với một chút khôi hai!
        Vậy Triết Gia có biết SỢ không vậy,? Nếu có !
        “đồng chí” CA & vợ con.. thì SỢ ai hơn ???? hehehehe

      • Võ Hưng Thanh says:

        TRẢ LỜI BÙI LÂN

        Bùi Lân hỏi xin trả lời vắn tắt
        Hỏi triết gia có biết sợ gì không
        Nên nhân đây cũng chốt lại đôi lời
        Là làm người thì nhiều khi cũng sợ
        Sợ cái dốt sợ con người cuồng tín
        Sợ dã man sợ áp chế trên đời
        Sợ bao nhiêu điều giả dối con người
        Sợ xã hội đầy công an cảnh sát
        Sợ như thế hỏi rằng khôn hay dại
        Sợ vợ con thì hỏi dại hay khôn
        Ai sống không tình cảm của con người
        Mới không biết sợ những điều phi lý
        Bởi vì thế ta không dại gì làm chính trị
        Việc mọi người ta đếch cóc gì lo
        Đời dại thì đời nô lệ co ro
        Làm triết gia ta tội gì phải gánh
        Nhà triết học nhìn bao trùm vũ trụ
        Sá gì bao bọn nhóc dốt trong đời
        Nó hiểm nguy như gai ngọn trong lùm
        Cứ thay kệ cuộc đời cho thiên hạ
        Nhà triết học ta coi bằng cỏ rác
        “Học thuyết” nào ngu dại ở trần gian
        Chỉ bọn ngu mới nhắm mắt tôn thờ
        Mới đè cổ cuộc đời buộc nói là đỉnh cao trí tuệ
        Ôi nhân loại ôi nhân gian là thế ấy
        Ôi quốc gia ôi dân tộc quả thương thay
        Ôi con người ta cảm thấy xót xa
        Nên thú thật ta vừa thương vừa sợ
        Sợ cái ác mà thương người ngu dốt
        Sợ cái sai mà xót nghĩa đồng bào
        Thôi nói dài cũng chẳng hết nhiêu khê
        Mượn bàn phiếm ta xoẹt ào đôi ý
        Đời như thế cuộc đời là như thế
        Thế cho nên ta vừa sợ vừa thương
        Sợ những gì dốt ác của nhân gian
        Mà thương hết nhân quần đành cam chịu …

        Võ Hưng Thanh
        (08/4/13)

      • Lâm Vũ says:

        … Mình viết chơi mà có người hỏi đến
        Ai vào đây ngoài “đồng chí” công an…

        Hy vọng ông VHT không nghĩ tôi là CA hihihi :<(

  6. Nguyễn tường Tâm says:

    Tác giả viết, “Nếu dân chủ là một tòa nhà thì nó được xây trên nền móng nào?
    Tôi đem thắc mắc này hỏi google thì chưa có một bài viết nào bàn về vấn đề này. Vài bài viết có đề cập rải rác thông tin về các loại “móng” như: hiến pháp, tinh thần của dân chúng, tinh thần chấp nhận sự khác biệt, tam quyền phân lập, bầu cử tự do, đa đảng phái,…
    Chưa có bài viết nào đề cập đến yếu tố kinh tế.
    Tôi đem câu hỏi này hỏi một số người đấu tranh cho dân chủ ở VN, và nhận được những ý kiến tương tự, có sự khác biệt đôi chút giữa họ. Chung qui lại là họ tập trung vào các hình thức sinh hoạt chính trị hiện đại ở các nước dân chủ như ta thấy.”
    Rồi sau đó tác giả nhắc đến 2 nền tảng của dân chủ là ” Miếng ăn” và “kinh tế tư nhân” (3. “Miếng ăn” thúc đẩy con người hành động-4. Nền móng của dân chủ là kinh tế tư nhân)
    Thực sự ra yếu tố miếng ăn và kinh tế tư nhân đã được nhắc tới như nền tảng của quyền tự nhiên của con người (dĩ nhiên trong chế độ dân chủ) mà không chính quyền nào có thể tước đoạt được đó là quyền “Sống và tư hữu đất đai” Ngoài ra còn có quyền tự do nữa (Life, liberty and property). Sau này, trong bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, người ta đổi quyền tư hữu (property) thành quyền theo đuổi hạnh phúc (pursuit of happiness) để cho có nghĩa rộng rãi hơn. Tất cả những tranh luận liên quan tới nền tảng kinh tế tự do (kinh tế tư nhân) và sự sống của con người trong một chế độ dân chủ đã được thảo luận rất nhiều trong lịch sử tư tưởng chính trị phương tây. (Những ai quan tâm chỉ cần bấm “Life, liberty and property” là sẽ có nhiều trang mạng cùng với những chỉ dẫn về sách báo liên quan tới đề tài này.

  7. danluan13 says:

    Hãy nói sơ qua về kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tại sao xây dựng xã hội chủ nghĩa lại phải qua thời kỳ quá độ?

    Là vì kinh tế tập trung không phát triển và đi vào bế tắc. Bởi thế nên Lenin phải đi vào kinh tế mới, tức con đường kinh tế thị trường để xây dựng đất nước và công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới tiếp tục tiến tới XHCN được. Cái này Lenin gọi là giai đoạn/thời kỳ quá độ.
    Lúc bấy giờ nội bộ đảng cộng sản Liên Xô thắc mắc tại sao giai đoạn quá độ lâu quá vậy? Không ai biết và cũng không ai nói là giai đoạn quá độ sẽ là bao lâu. Chính Lenin cũng không biết nó sẽ là bao lâu, chỉ biết nếu cứ tập trung kinh tế sản xuất thì kinh tế không phát triển và không thể tiếp tục tiến lên xây dựng XHCH được và cả nước sẽ … đói.

    Thời kỳ quá độ là một dấu hiệu đầu hàng tư bản, và cộng sản gọi là tư bản nhà nước, nó là hình thức tư bản của chủ nghĩa tư bản nhưng do nhà nước quản lý. Tới đây nó có cái tên mới là kinh tế thị trường và cái đuôi là XHCH. Cộng sản không giải thích được tại sao, chỉ biết nếu không có kinh tế thị trường thì kinh tế XHCN sẽ sụp và chế độ sẽ sụp theo.

    Chính Karl Marx cũng nói kinh tế là hạ tầng cơ sở và chính trị là thượng tầng kiến trúc.
    Chúng ta biết, chủ nghĩa tư sản dựa trên chủ nghĩa cá nhân; và chủ nghĩa cộng sản dựa trên chủ nghĩa tập thể. Kinh tế thị trường chủ nghĩa cá nhân nẩy nở, phát triển và giết chết kinh tế chủ nghĩa tập thể. Đây là mâu thuẫn mà cộng sản không giải quyết được, và Liên Xô đã chết vì xây dựng chế độ cộng sản trên nền tảng chủ nghĩa kinh tế cá nhân.

    Tầu và Việt Nam ngày nay cũng vậy. Cả hai nước đã đi vào chủ nghĩa tư bản nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn biện bạch mèo trắng mèo đen, miễn sao bắt được chuột. Đặng Tiểu Bình chủ trương theo chủ nghĩa làm giàu, và cá nhân làm giàu là vinh quang. Cả hai nước cho tư bản đầu tư theo kinh tế thị trường để phát triển kinh tế kéo dài sự cai trị của chế độ; và Việt Nam là bản sao của Tầu.
    Riêng Việt Nam, dù có sửa bỏ điều 4 Hiến Pháp hay có đổi tên nước mà bộ máy cai trị vẫn như cũ, tức là vẫn cai trị bằng bạo lực; và ngày nào còn cái tên đảng cộng sản, hay thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hay mặt trận tổ quốc,… thì tất cả cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi.

    Tóm lại, kinh tế thị trường đã đánh chết chủ nghĩa cộng sản. Đã chọn xây dựng hạ tầng cơ sở là kinh tế thị trường thay cho kinh tế tập trung mà lại xây cái nhà cộng sản trên cái nền kinh tế thị trường thì làm sao chế độ đứng vững? Thượng tầng kiến trúc chính trị độc tài độc đảng phải sụp đổ. Cả hai nước, Tầu và Việt Nam rồi cũng sẽ đi theo Liên Xô trong những ngày sắp tới.

    kbc

    • Vo Hung Thanh says:

      SỰ DUY Ý CHÍ VÀ DUY KHOA HỌC
      Duy ý chí là tính chủ quan, chỉ tin ở mình, cho mình mới đúng, bất chấp suy nghĩ của người khác, bất chấp mọi thực tế khách quan. Duy ý chí là một sự tự tin mang tính tiêu cực, không sáng suốt, không năng động. Trong ý nghĩa đó, duy ý chí phần lớn là trì trệ, phản hiệu dụng. Mặt khác, duy ý chí cũng mang tính kế thừa và hệ thống. Một hệ thống duy ý chí nào đó một khi đã thiết lập được trên xã hội, tự nó trở thành một thành lũy bất khả xâm phạm. Bởi duy ý chí tự nó nuôi nó, tự nuôi nó bằng niềm tin hay quan điểm một chiều. Chỉ biết tin và tự cưỡng chế bó buộc mình cũng như cưỡng chế và bó buộc mọi người khác, bởi niềm tin đã trở thành thần thánh hay tính bó buộc thụ động trở thành trở thành khó phá chấp, trở thành bất di bất dịch, tự mình ru ngủ mình, tự mình mê hoặc lấy mình.
      Trong khi đó, duy khoa học là ý thức đề cao ý nghĩa khách quan cũng như khoa học. Bởi thực chất khoa học không thể chủ quan mà phải luôn khách quan. Bởi chủ quan không thể duy khoa học mà chỉ duy ý chí. Vì khoa học cần phải luôn tôn trọng yêu cầu độc lập, tự do của ý thức, của nhận thức, tôn trọng tính khách quan của thực tế cụ thể bên ngoài. Nói khác khoa học phải luôn là sự động não, tìm tòi để phát triển. Con đường khoa học luôn luôn là con đường dân chủ, tự do, hiệu quả, trong khi con đường duy ý chí thì luôn luôn ngược lại.
      Tất cả những điều trên không phải đúng cho từng cá nhân mà cũng đúng cho toàn xã hội. Bởi xã hội là sự quần tụ của mọi cá nhân mà thành. Chính chất lượng của cá nhân làm nên chất lượng của xã hội mà không phải gì khác. Một xã hội gồm toàn những cá nhân duy ý chí, hay phần lớn cá nhân, hoặc chủ yếu những cá nhân nắm quyền hành là duy ý chí, thì đó vẫn là một xã hội duy ý chí. Một xã hội duy ý chí thì mọi cá nhân không còn bình đẳng nhau, mà chủ yếu chỉ lệ thuộc vào những cá nhân duy ý chí. Trong khi đó một xã hội dân chủ tự do và khoa học thì mọi vấn đề đều phải được thảo luận một cách công khai và bình đẳng, và cùng được quyết định một cách công khai và bình đẳng. Nói như thế cũng để thấy một xã hội duy ý chí thực chất chỉ là một xã hội trầm trệ, thoái hóa và bế tắt, trong khi đó một xã hội tự do, dân chủ, dựa trên nền tảng và ý nghĩa khoa học khách quan bao giờ cũng luôn luôn là một xã hội tiến hóa, hiệu lực và phát triển.

      Võ Hưng Thanh
      (06/4/13)

      • danluan13 says:

        Cháo bác Võ Hưng Thanh,

        Bác “lặn” lâu quá không về thăm “căn cứ”. Ngày nào tôi cũng vào danchimviet.info đọc mà chẳng thấy còm bác viết làm tôi cũng thắc mắc không biết bác “giận” ai mà bỏ đi lâu vậy. Lâu lâu viết còm làm thơ góp ý cho vui bác nhé.

        “… một xã hội duy ý chí thực chất chỉ là một xã hội trầm trệ, thoái hóa và bế tắt, trong khi đó một xã hội tự do, dân chủ, dựa trên nền tảng và ý nghĩa khoa học khách quan bao giờ cũng luôn luôn là một xã hội tiến hóa, hiệu lực và phát triển.”

        Bàn về chủ thuyết cộng sản thì đúng ý bác rồi, nhưng nó đã đi theo Marx xuống mồ hơn 1/4 thế kỷ rồi. Lịch sử và thực tế đã chứng minh, nó chỉ là chủ nghĩa giáo điều phản tiến hóa. Không có nước nào đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản mà thành công; ngược lại, chỉ nghèo đói, lạc hậu, và bóc lột hơn cả chủ nghĩa tư bản; không tự do, sống chẳng khác như nô lệ; nó chỉ là giáo điều tưởng tiến bộ nhưng thật ra là không tưởng, kìm hãm sự thăng tiến tự nhiên của xã hội. Bởi thế, nó đã bị thế giới lên án và đào thải. Chỉ tiếc là khi hiểu thì nhân loại cũng phải trả một giá quá đắt.
        Con người bây giờ chỉ thích chủ nghĩa thực dụng. Tiến bộ khoa học cho con người tạo ra nhiều của cải và vật chất, đẩy lòng tham con người lên cao, thích hưởng thụ và xa giáo điều, thực tế hơn. Tôi cũng đã quên và cũng chẳng thèm nhớ nó nữa…

        Chúc mừng bác viết còm trở lại và chúc bác sức khỏe dồi dào.

        kbc

  8. trần nguyên says:

    bài viết dựa trên nền móng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhưng triết học nầy đã được xem như là sự sai lầm và ngộ nhận.

    • Võ Hưng Thanh says:

      HAI NGƯỜI VIỆT NAM

      Việt Nam có đến hai người
      Ngoài Trần Đức Thảo còn thêm Văn Giàu
      Thảo thì khoa bảng đàng hoàng
      Giàu thì học lỏm từ Nga mang về
      Cả hai mở miệng đều tu
      Toàn là “biện chứng”, trời trăng chẳng màng
      Giống hai con két oang oang
      Bao năm trường ấy dạy toàn “két” con
      Lên gân Thảo tít thòi lòi
      Phê bình cả Sartre lẫn thầy Husserl
      Nói toàn giọng lưỡi Engels
      Thổi phồng Các Mác thành mây trong đời
      Xổ toàn duy vật tràn hơi
      Biện nào chứng ấy Sử này thật ghê
      Uổng thay trí tuệ một người
      Thông minh như Thảo lại thành tên ngu
      Hỏi rằng lô-gích ở đâu
      Mà đem “biện chứng” vào lòng vật chay
      Tựa hồ như cái bình vôi
      Cũng nhờ “biện chứng” mà vôi tràn hề
      Đúng là quả dốt trên đời
      Nhãn là tiến sĩ lạc loài thương thay
      Tài năng cốt chỉ nói theo
      Tinh hoa nước Việt đúng hồi suy vong …

      Võ Hưng Thanh
      (08/4/13)

    • Lâm Vũ says:

      Tôi không nghĩ “dựa trên nền móng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử” mà chỉ dựa trên thực tế khách quan, đó là có tự do cơm áo mới có thể tư duy độc lập.

      Nói cách khác, nếu nhà nước CS còn nắm hết mọi phương tiện sản xuất, tức là nắm cái bao tử của người dân, thì dân chủ khó mà phát triển được. Bởi chưng, dù đa số người dân chán ghét chế độ, nhưng vì ra mặt chống đối sẽ bị trù ẻo, gia đình sẽ đói nên chưa dám công khai biểu lộ lập trường…

      Viết thêm.
      “Duy vật biện chứng” chỉ hao hao giống suy nghĩ thực tế, nhưng đi sâu vào sẽ thấy những sai lầm nghiêm trọng của nó. Bởi thế mới gọi là “ngộ nhận”, tức nhiều người một thời tin rằng nó đúng hoàn toàn, đã nhắm mắt chạy theo. Vấn đề là bây giờ thấy nó sai, nhưng vì đã giúp đảng CS tạo nên một guồng máy thống trị tàn bạo thì muốn phá bỏ không dễ.

      Không dễ, cũng vì một số người tuy đã nhận ra sự sai lầm của mình nhưng lai không chịu công khai nhìn nhận, mà còn tìm cách chống chế… rằng thì là mà… kiểu ông TDBC. Chính vì “cá nhân chủ nghĩa” quá lớn, chứ những người tuy từng sai lầm, nhưng có cái tâm tốt, vì dân vì nước thật sự, nhưng quý ông Bùi Minh Quốc, Trần Độ, Lê Hồng Hà… thì một khi nhận ra mình đã sai lầm “đã góp sức tạo nên cỗ máy này” thì họ cưong quyết công phá nó, bất chấp hậu quả cho cá nhân…

  9. danluan13 says:

    Chế độ phong kiến không có dân chủ.
    Chế độ độc tài hay quân phiệt không bao giờ có dân chủ.
    Chế độ thực dân không có dân chủ.
    Chế độ cộng sản: Không tự do, không dân chủ.
    Chỉ có chế độ tư bản mới có tự do và dân chủ vì người dân được tự do chính trị.

    Tác giả viết: “…khởi điểm của nền dân chủ là người dân chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho mình, giữ kinh tế cho mình.”

    “…Nếu không có nền kinh tế tư nhân thì không có động lực tranh đấu.”

    Có thể nói tự do kinh tế tư nhân là bước khởi đầu của dân chủ.
    Vì anh thật sự làm chủ của cải anh làm ra dù là nhỏ.
    Mọi kinh tế chủ đạo vẫn trong tay nhà nước quốc doanh và nhà nước vẫn độc quyền chính trị.

    Tới đây, cộng sản hay độc tài không cho phát triển thêm vì sợ.
    Tại sao vậy?
    Vì tự do nên có tính cạnh tranh, dẫn đến kinh tế tư nhân sẽ ngày càng phát triển, và của cải làm ra được tích lũy ngày càng nhiều; trong khi kinh tế chủ đạo quốc doanh nhà nước thì yếu kém vì thiếu tính cạnh tranh và tham nhũng.

    Tới đây thì có vấn đề.

    Muốn phát triển nữa, nhà nước phải dẹp bỏ những hãng quốc doanh làm ăn thua lỗ hoặc cho tư nhân hóa, nhà nước bắt buộc phải cởi mở thêm vì không thể đứng hay đảo ngược quay về chỗ cũ.

    Đây là bước thứ hai và cũng là bước quan trọng để tiến tới dân chủ hoàn toàn.
    Khi cho tư nhân hóa kinh tế quốc doanh, người dân đòi hỏi phải được cải tổ chính trị để bảo đảm tài sản làm ra không bị nhà nước chiếm đoạt.

    Nhà nước sẽ có hai con đường:
    1) Cải tổ chính trị để tiếp tục phát triển và sẽ dẫn đến mất độc quyền.
    2) Hoặc lo sợ sẽ mất quyền lực, ra tay tiêu diệt quay về bước khởi đầu.

    Chọn con đường nào để vẫn độc quyền chính trị?
    Nên nhớ, người dân sẽ không dễ chấp nhận quay trở lại khi đã có ý niệm tự do dân chủ, họ đòi hỏi phải cải tổ và được tự do chính trị – và tự do chính trị sẽ dẫn đến dân chủ. Ngược lại, không tự do chính trị sẽ không bao giờ có dân chủ tự do.

    kbc

  10. nguyenha says:

    Nền móng nào cho Xả-hội Vn?? Tôi không có đủ khà-năng để “đi tìm” một nền móng Dân-chủ cho Vn.Nhưng tôi chỉ trình bày Xả-Hội Vn bây giờ được xây dựng trên nền móng nào??Dể từ đó những
    “nhà nghiên cứu” có thể tìm Nền-móng thích hợp cho VN trong tương-lai.Ai cũng biết Xả-hội Vn xây dựng dựa trên kế-hoạch ngũ-niên của DCSVN..Đúng như vậy,đất nước going như Toà-nhà. Đến nay
    thì VN đang ở Toà nhà tầng thứ 11( Đại hội 11).Từ tầng thứ 6( Đại hội 6),bắt đầu cải tạo (đổi mới),
    tiếp tục cho tới hôm nay. Sự gia tải (increase load) trong mấy năm đầu,còn nằm trong hệ-số an toàn
    (safe coefficient),chưa vượt tải(over load),nên toà nhà vẩn đứng vững,đẹp hơn! Chính quyền hả-hê ,cho rằng đường lối đúng.! Đến hôm nay,mọi việc đả ngả-ngủ,sức nặng của Sự tiếp tục gia-tải
    (tiếp tục đổi mới),toà nhà không chịu nổi nửa với ” NỀN-MÓNG-CỦ”,bắt đầu rung mạnh(shake),
    có chiều hướng Sụp đổ( lcollapse)!! Chỉ có một đường lối duy nhất để cưu Toà nhà VN là phải;
    THAY-MÓNG!! Móng ở đây là Đại-hội 1: Xác nhận DCS là “chất liệu’ duy nhất của móng!! Nói cho
    cùng bỏ điều 4 HP chính là thay móng vậy>

Leave a Reply to danluan13