WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nền móng dân chủ

 

dc

1. Đi tìm nền móng dân chủ

Nếu dân chủ là một tòa nhà thì nó được xây trên nền móng nào?

Tôi đem thắc mắc này hỏi google thì chưa có một bài viết nào bàn về vấn đề này. Vài bài viết có đề cập rải rác thông tin về các loại “móng” như: hiến pháp, tinh thần của dân chúng, tinh thần chấp nhận sự khác biệt, tam quyền phân lập, bầu cử tự do, đa đảng phái,…

Chưa có bài viết nào đề cập đến yếu tố kinh tế.

Tôi đem câu hỏi này hỏi một số người đấu tranh cho dân chủ ở VN, và nhận được những ý kiến tương tự, có sự khác biệt đôi chút giữa họ. Chung qui lại là họ tập trung vào các hình thức sinh hoạt chính trị hiện đại ở các nước dân chủ như ta thấy.

Tôi hỏi “nếu phải chọn một cái móng cốt lỗi thì nền dân chủ nên dựa trên cái gì?”. Đa số đều cho rằng đa đảng phái cạnh tranh nhau, bầu cử tự do.
Không một ai đề cập đến yếu tố kinh tế!

Tôi chợt nghĩ “thật kỳ lạ, một vấn đề lớn, quan trọng đến thế, nhiều người dấn thân tranh đấu đến thế, tại sao họ chưa bàn và thống nhất với nhau để xác định một số điểm mấu chốt, xác định cái móng quan trọng nhất để tập trung công sức xây dựng nhỉ?”. Dân chủ cũng như một công trình cần phải có nền móng vững chắc mới tốt được. Lịch sử cho thấy nhiều dân tộc xây nền dân chủ nhưng liên tục bị đổ sụp vì nó không có nền móng căn bản.

Nếu đấu tranh cho dân chủ như là một tiến trình như xây tòa nhà, hẳn việc đầu tiên là phải xây nền móng.

Có lẽ vì chưa có bản thiết kế về nền móng tòa nhà dân chủ định xây nên các nhóm thợ người Việt mãi cãi nhau mà chưa thúc đẩy được công việc tiến lên như ý.

2. Dân chủ can trường:

Ngày nay từ dân chủ đã trở thành hiển nhiên và phổ biến. Gần như nền chính trị nào cũng cho rằng mình dân chủ. Từ còn vua như Anh, Nhật, Thái, đến hết vua như Mỹ, Pháp; từ đa đảng phái như Hàn Quốc, Đài Loan,…đến độc đảng như TQ, Việt nam,…đều cho rằng mình là chính quyền dân chủ.

Tuy nhiên cách đây vài trăm năm thì rất ít nước có nền dân chủ. Chúng ta có thể xem nước Anh là cái nôi của nền dân chủ. Có một biến cố vĩ đại xảy ra xứ sở này vào năm 1215. Vị vua anh lúc đó là John cần tiền cho chiến tranh và tiêu xài cá nhân nên đã tăng thuế các chủ đất. Các chủ đất bất bình đã liên kết lại với nhau tiến đánh vị vua, họ thắng và bắt vị vua kí kết một văn bản được gọi là “Hiến chương Magna Carta” qui định rõ quyền hạn của vua; bảo đảm một số quyền của họ, quan trọng nhất là quyền sở hữu ruộng đất. Sự việc tuy nhỏ nhưng đã đặt nền móng cho nền dân chủ nước Anh.

Nó đặc biệt bỡi lẽ thời đó khắp nơi trên thế giới, vua được xem là thiên tử. Đất nước là của Vua, trời của vua, nước của vua. Vua cho sống thì sống, không thích thì vua đuổi đi, thích thuế nhiều thì cứ việc tăng mà không thần dân nào có quyền ý kiến.

Nó đặc biệt bỡi lẽ người Anh đã vì bảo vệ quyền lợi của mình mà liên minh với nhau đánh lại chính quyền. Chỉ mới đụng chạm đến lợi ích là họ đã hành động để bảo vệ.

Từ viên gạch này, giới chủ đất tiến dần lên từng bước để có tiếng nói chính trị nhằm bảo vệ được lợi ích của mình. Họ đã thành lập nghị viện. Họ hành động để bảo vệ quyền lợi chứ không phải vua nói sao nghe vậy như bao thần dân ở các nước khác. Nhiều đại địa chủ ở TQ cùng thời còn cự phú hơn họ nhưng không dám phản kháng vua, không dám bảo vệ tài sản mình nên TQ dù văn minh trước nhưng không có dân chủ.

Vậy đó, khởi điểm của nền dân chủ là người dân chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho mình, giữ kinh tế cho mình. Suy cho cùng kinh tế là mạch máu của tự do. Từ tự do sinh ra dân chủ. (hãy nghiệm một điều, nếu vợ bạn làm ra tiền, bạn sống phụ thuộc thì bạn cũng không có tự do trọn vẹn).

Triết gia Roger Nash Baldwin đã tổng kết: “Chừng nào đất nước này vẫn còn những công dân sẵn sàng đấu tranh vì quyền lợi của họ, thì chúng ta còn được gọi là một nền dân chủ”. Nền dân chủ phương tây đã phát triển trên nguyên lý đó.

3. “Miếng ăn” thúc đẩy con người hành động:

Câu hỏi đặt ra là vì đâu người dân lại dũng cảm đấu tranh hay vì đâu họ lại im lặng hèn nhát? Vì quyền lợi của họ, vì tài sản, công ty của họ. Vì quyền lợi mà họ phải chiến đấu bảo vệ, vì quyền lợi mà họ có động lực để lê tiếng. Các nhà báo ở Việt nam hiện nay im lặng trong đớn hèn cũng vì các tòa báo không phải là của họ mà là của nhà nước. Anh Kiên lên tiếng là mất việc ngay. (tương tự như vậy đối với giáo viên, bác sĩ, luật sư, nhà thầu quốc doanh,…). Chỉ đơn giản vậy thôi.

Nếu không có nền kinh tế tư nhân thì không có động lực tranh đấu. (Có thể nhiều người chưa đồng ý luận điểm này. Họ cho răng động lực tranh đấu còn đến từ lý tưởng, từ tinh thần nhân đạo,…Đồng ý. Nhưng động lực chính, mạnh mẽ, dẻo dai, đoàn kết,…nhất vẫn là kinh tế tư nhân. Con người lên tiếng mạnh nhất, đông nhất là khi quyền lợi chính họ bị xâm phạm)

4. Nền móng của dân chủ là kinh tế tư nhân:

Suy cho cùng, làm thăng tiến và giữ vững nền dân chủ là do kinh tế tư nhân quyết định. Do vậy có thể nói kinh tế tư nhân là cái nền móng số 1 của nền dân chủ.

Nền kinh tế tư nhân thăng tiến bao nhiêu thì nền dân chủ thăng tiến bấy nhiêu; nền kinh tế tư nhân lụn bại thì nền dân chủ tiêu tùng. Chế độ phong kiến, chế độ toàn trị Liên Xô, người dân không làm chủ được kế sinh nhai nên dân chủ gần như bằng không. Chế độ dân túy của Chavez sau quốc hữu hóa thì dân chủ cũng tiêu tan.

Một vài thông tin tham khảo thêm về các nền dân chủ trên thế giới:

Nước Anh không có bản hiến pháp thành văn nhưng vì là nền kinh tế tư nhân nên là nền dân chủ.

Thể chế “mafia” của Putin với vài trùm tài phiệt và các trùm xí nghiệp quốc doanh thì cũng không có dân chủ.

Ấn độ 1947-1990 có đa đảng, có bầu cử tự do, có hiến pháp nhưng kinh tế nhà nước nên cũng không có dân chủ.

Singapore tuy một đảng nắm quyền trên nửa thế kỷ nhưng kinh tế là tư nhân nên có dân chủ.

Nhật Bản sau thế chiến, đảng LPD liên tục lãnh đạo trên 50 năm nhưng có nền kinh tế tư nhân nên nền dân chủ thăng tiến.

Hàn Quốc khi lập quốc non yếu cần có chế độ độc tài Park Chung Hee để giữ vững ổn định xã hội, ngăn ngừa chiến tranh,… nhưng đã thăng tiến dân chủ vì kiên trì phát triển kinh tế tư nhân. Độc tài lúc đó là cần thiết để ổn định xã hội thời luật pháp sơ khai nhằm giúp kinh tế tư nhân phát triển (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore thuộc môtip này). Chính điều này mà ngày nay HQ nổi lên các thương hiệu LG, Samsung, Huyndai,….(Độc tài để hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển dù có thể không tốt nhưng còn có tương lai, độc tài se duyên cùng kinh tế nhà nước thì thôi rồi).

Đất nước nào củng cố được nền kinh tế tư nhân, đất nước đó có dân chủ. Đất nước nào kinh tế nhà nước nắm giữ tuyệt đối hoặc chi phối thì không có dân chủ.

4. Xây móng cho nền dân chủ Việt Nam:

Hiện nay, Việt Nam đã thăng tiến dân chủ rất nhiều so với thời bao cấp. Tuy nhiên vì vẫn còn kinh tế nhà nước chủ đạo nên nền dân chủ vẫn còn hạn chế. Sự kết hợp giữa chính trị độc tôn một đảng với kinh tế quốc doanh là một sự kết hợp duyên tình tuyệt vời để sinh ra những đứa con như Vinashine, Vinaline,…

Đó là những đứa con nổi tiếng gần đây trong khi đó còn hàng triệu đứa con lớn nhỏ trên khắp đất nước mà ta không thấy hoặc đã quên. Người Việt nam ta phải công nhận là một dân tộc mau quên: chúng ta đã quên thảm họa “mía đắng”, “chương trình đánh bắt xa bờ”,…..nên mới có những quái thai Vina, Bauxite, chương trình xi măng,….Chính những đối tượng hưởng lợi từ các quái thai này là lực lượng ngăn cản dân chủ quyết liệt nhất.

Chính trị bảo kê cho kinh tế để rồi kinh tế nuôi dưỡng, bảo vệ chính trị là qui luật từ ngàn xưa.

Chính trị và kinh tế như hai đường ray song song luôn phải đi cùng nhau để nâng đỡ con tàu xã hội. Chính trị dân chủ luôn đi với kinh tế tư nhân tự do; kinh tế nhà nước thì sớm muộn cũng phải song hành với chính trị mất dân chủ. Các hình thức đa đảng, bầu cử tự do, hiến pháp chỉ là phụ. Lịch sử dân chủ các nước đã chứng minh cho nhận định trên.

Chúng ta tranh đấu cho nền dân chủ nhưng không lên tiếng ngăn cản các dự án trăm tỷ, nghìn tỷ liên tục được nhà nước tung ra; không khai trí để toàn dân xây dựng nền kinh tế tư nhân thì thật là xây lâu đài trên cát.

 

Đón đọc bài kế tiếp: Gốc rễ độc tài

© Đàn Chim Việt

 

32 Phản hồi cho “Nền móng dân chủ”

  1. NVHoàng Duy Hùng trả lời phỏng vấn says:

    Nghị viên Hoàng Duy Hùng trả lời phỏng vấn
    1. Anh có thể cho biết cảm nhận của anh sau gần 3 tuần ở Việt Nam
    Sau gần 3 tuần ở Việt Nam, tôi cảm thấy thật hạnh phúc vì tôi hiểu nhiều hơn về quê hương và con người Việt Nam. Trước khi vào Việt Nam, tôi e ngại đủ thứ nhưng bây giờ những sự e ngại đó đa phần đã tan biến trong lòng tôi.

    E ngại đầu tiên của tôi đó là sợ Việt Nam hèn yếu không dám chống lại sự tham lam bành trướng của Trung Quốc. Sau những lần tiếp xúc với các cấp bộ cũng như gặp gỡ với những người dân thường, tôi nhận thấy ai nấy đều quyết tâm chống sự bành trướng của Trung Quốc. Tôi rất cảm động khi nghe những người ở lứa tuổi 20 và 30 trả lời cho tôi biết nếu Trung Quốc mà đánh Việt Nam thì họ sẽ là những người tình nguyện xung phong ra chiến trường đầu tiên. Trong buổi gặp gỡ cụ Nguyễn Minh Triết ở tư gia của ông, ông nói với tôi rằng Việt Nam là một nước nhỏ ở dưới ông khổng lồ Trung Quốc thì phải có chính sách mềm dẻo khôn khéo để bảo vệ an ninh cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ nhưng ông khẳng định rõ mềm dẻo không có nghĩa là nhu nhược và khi cần đánh trả thì đánh trả tới cùng đến độ “còn cái đai quần thì cũng đánh luôn” để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam không dễ gì mà ăn hiếp được.

    E ngại thứ hai của tôi là sự trưởng thành dân chủ ở Việt Nam. Sau nhiều lần tiếp xúc với nhiều thành phần, ngay cả tiếp xúc với công an bảo vệ chính trị đã dành thời gian làm việc với tôi, tất cả đều công nhận “dân chủ là xu thế của thời đại” thì dân chủ là khát vọng của dân Việt Nam. Nhưng đa đảng có phải là dân chủ không? Tuy nhiên, họ e ngại có những người muốn dùng chiêu bài đa đảng để đòi lật đổ nhà nước này hoặc gây bất ổn an ninh thì họ không chịu. Chúng tôi đồng thuận đó là để cho dân chủ được trưởng thành thì phải có chính sách như sau: 1. Nâng cao dân trí; 2. xây dựng hạ tầng kinh tế để cho dân ấm no thì có thực mới vực được đạo; 3. kiến tạo các cơ sở dân sự như bệnh viện hay các tổ chức vô vị lợi được vững mạnh để hun đúc tình thương và lòng nhân ái trong xã hội, 4. Tự do ngôn luận và những người làm truyền thông phải truyền đạt thông tin chính xác và hai chiều chớ không thể dùng tự do ngôn luận cho sự tuyên truyền phe nhóm. Khi 4 chính sách trên được thi hành có hiệu quả thì việc chấp nhận đa đảng cũng rất dễ dàng. Chiếc xe dân chủ phải có tài xế vững chắc kẻo không lái xe vừa đạp ga vừa đạp thắng thì xe cháy máy. Tài xế chính là dân chúng. Trình độ dân trí của dân chúng cao cộng thêm với nền kinh tế phát triển thì tài xế lái chiếc xe dân chủ và đa đảng đúng quy trình chạy boong boong trên xa lộ mau chóng đưa dân tộc tới đích. Tôi nhận ra trong giai đoạn này nhà nước chấp nhận đối thoại đa chiều nhưng không chấp nhận những ai mưu đồ dùng hình thức đối thoại đa chiều để lật đổ nhà nước. Có người hỏi tôi có theo dõi Nhà Nước đang kêu gọi dân chúng trong nước đóng góp ý kìến cho việc sửa đổi Hiến Pháp hay không và tôi có ủng hộ cho Thỉnh Nguyện Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam yêu cầu có đa đảng thì tôi trả lời tôi có ủng hộ nhưng phải song hành 4 chính sách vừa nêu trên. Với những bàn luận như thế, tôi thấy e ngại về dân chủ của tôi đã không còn nặng nề như trước.

    E ngại thứ ba của tôi đó là những cáo buộc vi phạm nhân quyền trong vụ Cồn Dầu. Tôi hỏi thăm Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, tôi đi tới tận nơi, tôi hỏi Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri hoặc linh mục chính xứ Vũ Dần và một số cư dân địa phương thì tôi thấy rằng có sự thiếu thông tin. Các vị đó cho tôi thấy không hề có sự đàn áp tự do tín ngưỡng trong vụ Cồn Dầu. Các vị đó cho tôi thấy vụ Cồn Dầu chỉ là vấn đề giá cả đền bù mà một số người không đồng ý còn hơn 90 % dân địa phương đồng ý. Ở Thành Phố Houston, mỗi khi cần lấy đất của dân để làm những dự án kiến thiết hạ tầng cơ sở như đường xá hoặc đô thị hóa một khu vực, Thành Phố Houston cũng gặp những trục trặc tương tự.

    Vì những e ngại trên đa phần đã tan biến trong lòng tôi nên tôi cảm thấy rất an tâm và hạnh phúc trong chuyến đi này.

    • Võ Hưng Thanh says:

      BỆNH VÀ KHÔNG BỆNH

      Những ai có bệnh trên đời
      Phải cần chữa khỏi mới người khôn ngoan
      Những người giấu bệnh làm sang
      Tưởng rằng không bệnh vẫn oan cho đời
      Hóa ra cái bệnh thù lù
      Vậy mà che kỹ trơn hu thật tình
      Chỉ người trong cuộc biết mình
      Chỉ người trong nước giật mình bao năm
      Bệnh lãnh đạo, bệnh ngu dân
      Tôn thờ “lãnh tụ” còn hơn thánh thần
      Coi dân như vật tế thần
      Đem ra cúng tế cho thần “Mác Lê”
      Hỏi rằng người biết yêu dân
      Những người yêu nước trong dân nghĩ gì ?
      Ngày xưa quân chủ nói rồi
      Dân là vi quý, quân là vi khinh
      Huống hồ xã tắc thứ chi
      Vậy thì đúng nghĩa dân cao nhất đời
      Vậy mà “dân chủ” thời này
      Chỉ phong lãnh tụ “quyền thần” là cao
      Hỏi xem là tiến bộ nào
      Thua xa phong kiến lẽ nào không thông ?
      Chẳng cần lý luận lông bông
      Đa nguyên đa đảng cũng không nghĩa gì
      Kính dân dân có chê chi
      Ngu dân dân có nễ gì hay không ?!

      Võ Hưng Thanh
      (09/4/12)

  2. Thất trận says:

    Quốc hận hằng năm vẫn nhớ ngày
    Ôm niềm uất hận lết sang đây,
    Ngày xưa nhớ cái năm năm bốn
    Cũng tại cộng nô phải chạy dài.
    Số kiếp di cư đến hai lần
    Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
    Lần sau còn nhục hơn lần trước,
    Vứt cả ba lô cởi cả quần
    Cũng tại ta xui mới thế này
    Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
    Phải chi thầy thí vài trăm triệu
    Đâu phải chạy te vứt cả giày.
    Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
    Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
    Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
    Tại số nên ta mới như vầy
    Dù là quần áo chợ si đa
    Dù chẳng súng gươm cũng gọi là
    Quân đội cộng hòa thời oanh liệt,
    Để ta ôn lại quãng đời ta.
    Ta phất cờ vàng giữa cờ hoa
    Cờ hoa cứu giúp chở che ta
    (Không có cờ hoa ta lạnh gáy
    Cộng sản rập rình rét bỏ cha
    Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
    Eo phe (welfare) vẫn lãnh vẫn ăn mày.
    Phút tem (food stamp) không có đời ta tận
    Bởi thế cho nên phải lụy thầy.
    Ta chạy sang đây đã cùng đường
    Thế nên ta vẫn phải khói hương
    Tâm nguyện khấn cầu ông thánh Mỹ
    Phù hộ ta tròn mộng hồi hương.

Leave a Reply to Võ Hưng Thanh