WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khối u bất động sản, làm sao giải quyết?

Nhiều dự án bỏ hoang

Nhiều dự án bỏ hoang

Viết nhân đọc bài “Doanh nghiệp BĐS Hà Nội gửi thư ngỏ chất vấn TS Alan Phan” và bài “’Nên để thị trường bất động sản rơi tự do
1. Hệ thống kinh tế hoạt động thế nào?

Hệ thống kinh tế là một hệ thống to lớn và phức tạp, để có thể mô tả chính xác nó hoạt động thế nào sẽ rất dài. Miêu tả dài là không cần thiết, có thể làm mệt đọc giả. Tôi xin lấy một sự so sánh để bạn đọc có thể nhanh chóng hình dung về sự hoạt động của hệ thống kinh tế. Tất nhiên là so sánh nào cũng khập khiễng.

Chúng ta hãy quan sát một đứa bé mới sinh. Nó nặng tầm 2-4kg, có đầy đủ các bộ phận mắt, mũi, miệng, chân, tay, tim, phổi,….Tất nhiên là mỗi thứ một xíu cân đối vừa vặn với cơ thể. Theo thời gian đứa bé sẽ phát triển thành chàng trai lực lưỡng 60-70kg với hai chân to, tay khỏe, đầu to,….và cũng cân đối.

Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quá trình phát triển, các bộ phận không lớn cùng nhau một cách cân đối? Ví dụ một đứa trẻ mới 5 tuổi mà có cái chân to như chàng trai 20, dù cái chân đó có hình dáng hoàn thiện như người 20 tuổi? Rõ ràng đây là hiện tượng bất thường, có thể gọi là khối u. Em bé không có nhu cầu và cũng không thể sử dụng được cái chân “tốt” như vậy. Cần phải cắt bỏ hoặc nếu có phép thuật thì phải thu nhỏ nó lại để em bé có thể sống, đi lại bình thường. Nhờ bình thường mới phát triển các bộ phận còn lại, nếu di trì khối u thì em bé đó sẽ suy kiệt và biến dạng.

Trong nền kinh tế quốc gia cũng vậy. Có rất nhiều bộ phận, ngành nghề cấu thành: chính trị gia (có thể xem như não), ngân hàng (có thể xem như tim), bất động sản, viễn thông (dây thần kinh),….Chúng cần phải phát triển hài hòa với nhau thì nền kinh tế mới vận hành tốt. Nếu ngành BĐS phình to trong khi các ngành còn lại chưa có gì, đó là khối u. Rõ ràng 5-10 năm nữa người VN cần nhiều hơn số nhà, số căn hộ hiện có nhưng nay so với các ngành khác nó đã “lớn” quá mức. Nó là khối u đang hút hết dinh dưỡng các bộ phận khác.

2. Tại sao có khủng hoảng?

Trong cơ thể em bé, không một ai có thể dùng ý chí để quyết định là cái nào nên lớn trước, cái nào nên lớn sau. Quá trình phát triển là hoàn toàn tự động, nó tuân theo các qui luật tự nhiên về sinh học, hóa lý. Ngày nay khoa học giúp ta hiểu một phần cơ chế điều hòa sự phát triển là hóc môn. Khi một bộ phận cần lớn nó sẽ tiết ra hocmon để hấp thụ dinh dưỡng, lớn đủ mức thì lượng hocmon sẽ giảm dần. Ví dụ khi đủ tuổi sinh sản thì hocmon sẽ kích thích cơ quan sinh sản phát triển.

Nền kinh tế cũng vậy. Để có thể hoạt động tốt, nó cần vận hành đúng qui luật. Ngày nay chúng ta biết qui luật chi phối nền kinh tế là cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế hoạt động, giao tiếp với nhau qua hệ thống giá. Động lực để các thành phần kinh tế hoạt động là lợi nhuận. Lợi nhuận ngoài là động lực, nó còn là tín hiệu cho sự phát triển. Một ngành nào đó sức sản xuất còn nhỏ mà nhu cầu lớn thì sẽ có lợi nhuận cao, nguồn vốn xã hội sẽ đổ về để phát triển, khi bão hòa thì lợi nhuận giảm, ngành sẽ ít phát triển. Vậy giá cả và lợi nhuận là cơ chế và tín hiệu cho nền kinh tế thị trường hoạt động. (Đây là nền kinh tế hoạt dộng đúng qui luật thị trường, còn các kiểu kinh tế ba rọi hay nhân tạo tôi không bàn).

Trong cơ thể, nếu tín hiệu kiểm soát sinh trưởng nhiễu loạn thì sẽ làm cho cơ thể bị khối u đâu đó hoặc trở thành người khổng lồ.

Tương tự như vậy, nếu tín hiệu giá cả và lợi nhuận bị nhiễu loạn, bóp méo, hoặc sai lầm thì tất yếu sẽ làm cho một số ngành nghề sẽ phát triển vượt mức, gây mất cân đối dẫn đến khủng hoảng. Tất cả các khủng hoảng đều xuất phát từ sự mất cân đối trong nền kinh tế thị trường mà ra.

Trong thời gian qua, ta vận hành nền kinh tế ba rọi nên tín hiệu giá cả, lợi nhuận bị méo mó, kèm theo nạn ỷ thế làm liều nên khủng hoảng nghiêm trọng là tất yếu.

3. Nguyên tắc sòng phẳng của thị trường:

Thị trường là một sân chơi của tất cả các ngành kinh tế (tất nhiên là chơi trong khuôn khổ luật pháp): nông nghiệp, bất động sản, thủy sản, viễn thông, ngân hàng,….với nguyên tắc là lời ăn lỗ chịu. Động lực hoạt động kinh tế là lợi nhuận, có lợi nhuận là có tiền, có tiền thì có thể…..mua tiên, do vậy lỗ thì phải chấp nhận. Không biết nếu trong nền kinh tế mà có nguyên tắc lời mình ăn, lỗ người khác chịu thì sẽ thế nào?

4. Cú tát là cần thiết:

Một đứa con mà bố mẹ bao bọc, che chở thì nó không bao giờ khôn lớn, nó có xu hướng ỷ lại và càn quấy.

Không gì bảo đảm rằng hôm nay chính phủ trợ giúp cho BĐS chỉ là lần duy nhất. Trong tương lai các ngành khác cũng thế thì làm sao? Lại giúp hay bỏ mặt?

Nếu có lỗi lầm, chúng ta phải trả giá thì mới học được bài học và tiến bộ. Lời chúng ta ăn, lỗ người khác chịu không chỉ là vấn đề bài học mà còn là vấn đề công bằng và đạo đức. Khi chúng ta lời 10 lần, nhà xe đề huề, cả ngày café, vui chơi ca hát,…trong khi dân đen nai lưng kiếm bạc cắt ra trả cho chỗ trú thân, ta có xót xa cho họ không?

Một cú tát cho ngành bất động sản là cần thiết. Có bị đánh đau lần sau mới cẩn thận và chừa cái thói liều lĩnh, cẩu thả. Cuộc sống như vậy mới an toàn.

5. Con dại cái mang

Nói như mục sư Martin Luther King “chúng ta dệt nhau trong một tấm vải số phận” nên sẽ liên đới. Một người có quyền quyết định cuộc sống của mình nhưng nếu người đó tự tử thì xã hội không thể làm ngơ, còn nếu người đó có ý định tự tử bằng bom thì xã hội càng phải lo cho anh ta.

Tương tự như vậy cho ngành BĐS, nếu để đúng lời ăn lỗ chịu thì phải phá sản. Điều này cũng sẽ tạo ra hiệu ứng như quả bom trên. Nó có thể kéo theo nhiều hệ lụy. Do vậy chính phủ phải có trách nhiệm trong vụ này. Con dại thì cái mang.

Giữa vấn nạn “ỷ thế làm liều” và nỗi khổ “con dại cái mang” nên xử lý thế nào cho ổn thỏa?

6. Giải cứu đưa lại hệ quả gì?

Vấn đề này nhiều diễn đàn đã phân tích, tôi xin nêu vài nét được, mất.

Được: các công ty BĐS không bị phá sản, đại gia vẫn còn là đại gia, công ty BĐS bán được hàng trả được nợ cho ngân hàng, giảm được nợ xấu (cái cớ chết chùm này các đại gia BĐS đem dọa để cứu). BĐS sẽ làm đầu tàu kéo theo các ngành khác phát triển (lý lẽ của bên ủng hộ), nền kinh tế tránh được thảm họa đomino phá sản.

Mất: bất công, sinh nạn ỷ thế làm liều, nuôi dưỡng nghi cơ lợi ích nhóm, tốn tiền ngân sách, có thể gây lạm phát, người dân còn phải thèm khát trước căn nhà, phải lao động kiếm tiền cho mình và cũng đồng thời là đóng thuế nhiều hơn, lâu hơn mới có nhà ở. Nền kinh tế kéo dài trong suy thoái vì nguồn lực và niềm tin bị chôn trong đống BĐS.

Thật chất quá trình này có thể miêu tả là thay vì cắt vứt đi khối u thì chịu khó đi lại khập khiễng trong một thời gian chờ các bộ phận khác lớn lên. Quá trình này làm cho đứa bé sẽ sống trong đau khổ.

Hoặc một hình ảnh khác là một anh tham ăn trèo quá cao, bây giờ lẽ ra cho anh ta té nặng thì anh gọi đám người kiếm ăn bên dưới đến đỡ anh ta xuống. Do ăn nhiều nên người rất mập và nặng còn đám người kia ốm yếu, gầy nheo. Muốn làm được điều này anh ta phải có đại ca bảo kê hoặc anh ta khéo dọa là anh rớt xuống đám kia cũng tan xương.

7. Hiểu về phá sản:

Chúng ta tham gia kinh tế thị trường chưa lâu nên khái niệm phá sản còn ít người hiểu cặn kẽ. Nhiều người nghĩ rằng phá sản là phá nát đi, giải tán công ty, đuổi việc công nhân. Thật ra không phải như vậy.

Một ví dụ dễ hiểu: tôi bỏ vốn 100 tỷ để lập công ty xây dựng, tôi huy động thêm 900 tỷ để đầu tư xây 1.000 căn nhà, tôi ước tính mỗi căn bán được 1,5 tỷ và có lời.

Thị trường bị đóng băng, không thể bán được nhà, các chủ nợ đến đòi. Không có khả năng thanh toán, tôi buộc phải tuyên bố phá sản. Tôi nộp đơn lên tòa án. Tòa thụ lý, các chủ nợ ngồi lại để tìm người mua lại công ty tôi với giá thị trường. (ví dụ giá thị trường thì mỗi căn nhà có giá 500 triệu. Công ty tôi được sang cho người khác điều hành. Tôi và các chủ nợ chia nhau khoản lỗ 500 tỷ.

Phá sản là một hiện tượng trong nền kinh tế thị trường khi công ty mất thanh khoản, buộc phải bán công ty (sản phẩm) theo giá thị trường cho người khác.
Phá sản làm cho chủ nợ mất vốn còn công ty vẫn tiếp tục hoạt động.

8. Cho phá sản đưa lại hệ quả gì?

Nếu cho phá sản thì cũng giống như việc chặt phức cái chân kia đi, dĩ nhiên rất đau đớn và còn nguy hiểm vì có thể mất nhiều máu. Cái chân có nối dây thần kinh với bộ não thì càng khó làm. Đau ai chịu thấu?

Mất: Đại gia tiêu tùng, ngân hàng mất vốn, nền kinh tế rối loạn đôi chút. Có thể gây lạm phát.

Nợ xấu có thể làm vài ngân hàng phá sản, kéo theo làn sóng người dân ùn ùn đi rút tiền và nhấn chìm hệ thống ngân hàng. Kinh tế sụp đổ, xã hội rối loạn, bạo lực,….Đây là kịch bản mà các ông trùm chỉ đạo cho các đạo diễn gạo cuội. Các rạp cinema tung ra để đe dọa một cuộc chết chùm nhằm mục đích được cứu trợ. Thật ra có giải pháp để đoạn phim này không xảy ra trong thực tế.

Được: Nguồn lực kinh tế nhanh chóng được giải phóng khỏi đống BĐS để tái phân bố lại các ngành nghề khác, giá nhà giảm, tạo ra tiền lệ cẩn thận cho các ngành, công bằng cho cuộc sống, các ngành ăn theo bất động sản sẽ tiếp tục phát triển (luận điểm này rất quan trọng, thật ra cho phá sản là giá nhà giảm, người dân mua hết và BĐS sẽ phải xây tiếp, còn nếu neo nhà giá cao thì bán buôn rất ì ạch và các ngành ăn theo cũng sẽ ì ạch). Nền kinh tế vận hành đúng qui luật thị trường sẽ giải phóng lượng tiền, vàng dự trữ lớn trong dân và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và cuối cùng là nền kinh tế năng động nên ai cũng có cơ hội nai thân ra cày để có tiền mua nhà.

9. Giải pháp nào cho ổn thỏa?

Từ phân tích trên, tôi ủng hộ giải pháp để thị trường quyết định, cứ để “Drop Dead”. Có sức chơi phải có sức chịu đó mới là luật công bằng.

Vấn đề còn lại là làm sao xử lý ổn thỏa để cơ thể không mất quá nhiều máu.

Đúng ra ngân hàng cũng như bao doanh nghiệp khác cũng phải chấp nhận lời ăn lỗ chịu và cũng phải phá sản. Người gửi tiền ngân hàng cũng như một nhà đầu tư (gửi tiền là kiếm lợi, ngân hàng cho vay ẩu mới trả lãi suất cao) do vậy người gửi tiền cũng phải chịu rủi ro khi “công ty” phá sản. Tuy nhiên vì tiền là hàng hóa đặc biệt nên có tính liên đới. Nếu một ngân hàng tuyên bố không trả thì người dân sẽ sợ mất tiền mà đi rút, các ngân hàng khác cũng bị vạ lây.

Để tránh trường hợp trên, khi một ngân hàng mất thanh khoản, nhà nước phải bơm tiền hoặc tiến hành hỗ trợ sát nhập. Tất nhiên tiền này là tiền thuế của dân (đã thu-tức là tiền dự trữ hoặc tiền chưa thu-thu thuế qua lạm phát) do vậy hành động cứu này phải mang lại lợi ích cho dân. Tức là các ngân hàng cứu phải trả chi phí cho nhà nước. Cứu càng nhiều thì phí trả càng cao, cuối cùng phải chấp nhận dẹp tiệm. Điều này là phù hợp với qui luật doanh nghiệp, bỏ vốn ra làm ăn không nên thì bị mất. Có như vậy các chủ ngân hàng không ỷ thế nhà nước mà cho vay liều. Nếu giải quyết bằng cách này thì có thể bị nạn lạm phát (vì phải bơm thêm tiền). Tuy nhiên nếu chọn cách giải cứu thì cũng phải bơm thêm tiền và cũng có thể gây lạm phát.

Gây lạm phát theo cách để thị trường quyết thì toàn dân chịu nhưng toàn dân hưởng (giá nhà giảm, kinh tế phục hồi). Còn nếu cách kia thì lạm phát toàn dân chịu trong khi hưởng là đại gia.

© Đàn Chim Việt

 

7 Phản hồi cho “Khối u bất động sản, làm sao giải quyết?”

  1. Luong Le says:

    Phai xem tan goc, Ai la So Huu Chu cua nhung Bat Dong San nay? TIen lay o dau de xay nen nhung day nha nay, va voi muc dich gi?

    Ca nuoc ai cung biet, Cac thanh phan Lanh Dao Dang CS, da lam giau Mot cach BAT HOP PHAP, tu Vo San , va chi trrong gan 20 Nam, khong co Hoc Thuc, khong co Von San Co, khong Dau Tu hay Lao Dong gi ca, tu nhien bay gio co ca Bac TY, Bac TRIEU Do La (Dollars).

    The thi co tien nhieu nhu vay (do Tham Nhung, An Cuop cua Dan, Do Cho Muon Dat de Nuoc Ngoai Kinh Doanh…Do lay tu cac Cong Ty Quoc Doanh va do TIen cua Viet Kieu goi ve len den ca Chuc TY Do La moi Nam…Bay gio, ngoai tien ho goi tai cac Ngan Hang o Nuoc Ngoai nhu Thuy Si, Hoa Ky…ho mua Bat Dong San o Nuoc NGoai de phong than, co Bien Co gi thi ho Chay …qua do co san Co Ngoi de o… va Goi Con Chau di hoc o Nuoc Ngoai…

    Van chua het tien… de mot cho khong sinh loi, nen ho dung ra Xay Cat KHach San, Nha Cao Cap de lam giau mot cach mau chong… nhung ho dau co de xay ra cai tai nan Bubble Nha Dat. Cat Khach San, Biet Thu, Nha Lon, mac tien Dan thuong lam sao mua duoc… the la xay xa cai Tinh Trang Nha Hien Nay…

    Bay gio lai kiem cach bat Dan phai chiu canh nay hay sao? Chua noi , ho co dong thue khong cho nhung Cong VIec Xay Dung nay

    An Cuop… bi thua lo… lai bat Nguoi Dan Boi Thuong cho cai Tai San Bat Hop Phap nay hay sao?

    That toi Nghiep cho nguoi dan Viet Nam, biet bao gio nhung Bat Cong nay moi cham dut, de cuoc songnguoi dan kha hon, Tu Do hon…de cham dut Nguoi thi Giau Bac Ty Do La do tham nhung ma co, ke (da So) lao dong, lam an luong thien , thi cuoc song hang ngay van chi la khong toi 2.00 Dola mot ngay. Bat Cong qua…

  2. PhanBA says:

    Mấy đại ‘DA’ bất động sản, cơ bản là lũ cò trên răng dưới đế; cấu kết với đám cầm quyền đầu bò; cướp đất của người ta, lấy tiền trong ngân hàng, mượn đầu heo nấu cháo.

    Một căn nhà giá chừng 1 tỷ, thì đám này chia, lại quả, đội giá, bôi trơn, lấy tiền ăn nhậu như tiên, lấy tiền cho con du học, mua quà cho bồ nhí, tăng giá qua sang tay, rồi ‘định’ giá trị căn nhà 10 tỷ! không con ma nào sớ tới thì bây giờ kêu đám đầu bò cứu.

    Vì từ ngân hàng, cầm quyền vv.. đều là tay chân, chỗ quen biết, nên họ dám ‘cứu’, cũng là tự cứu mình lắm. Không biết dân Việt còn chút trí khôn và lòng can đảm để tố cáo đám đần này không.

    Tôi thấy việc người ta cầu nguyện ủng hộ giáo anh Vươn rất là hay. Những người này có thể lên tiếng ủng hộ dân nghèo và chống việc cứu các đại ‘DA’ bất động sản, dại DA ngân hàng.

    Thật ra các đại DA này bấy lâu nay ăn cũng mập lắm rồi, của nổi, của chìm của họ cũng đã gởi đầy ngân hàng thuỵ sĩ hay Mỹ rồi.

    Vấn đề hết sức cấp bách là trẻ em thiếu sữa, thiếu cá, không ‘lớn nổi thành người’ chớ không phải chơi. ‘Chính phủ’ nên có chương trình kêu gọi dân ăn đậu nành thế thịt cá, vì các ông sư bây giờ phải nói là thành phần ‘elite’ của đất việt à nha, nhờ ăn tàu hũ??

  3. dai nguyen says:

    I agreed with Dinh Le’s analysis and supported his approach. Thanks.

  4. vong quốc dân says:

    kinh tế việt nam rất là thuận lợi so sánh với các quốc gia không có kiều hối như việt nam , có mười tỷ usd hằng năm cho không , và đầu tư từ nước ngoài nhưng nền kinh tế vẫn khó khăn là do lổi cả hệ thống độc tài ,nhóm cai trị dùng quyền lực cho quyền lợi riêng bằng cách vừa đá banh vừa làm trọng tài
    thì không còn đối thủ, fans thì mua vé xem cháng ngáy, cứ lập đi lập lại bao nhiêu năm từ công ty quốc doanh ,cổ phần hóa mua rẻ rồi tư nhân hóa,rồi đến BĐS cũng vậy,bằng cách này hay cách khác cuối cùng dân phải gánh chịu các nhóm hạ cánh an toàn, nhìn vào viễn cảnh chung cho nền kinh tế vn hiện nay không phải là bế tắc tiền vẫn nằm đó nhưng tất cả điều an binh bất động chờ cơ hội ,và sẻ không có cơ hội trong tương lai gần,lý do giá quá đắc ai cũng biết nhưng làm sao để định giá đích thực của nó .hiển nhiên thị trường giá cả là căn cứ theo cung và cầu, nhưng thị trường BĐS vn rất thú vị đem ra thảo luận ,thị trường BĐS VN không thiếu cung cũng không thiếu cầu,dân không có nhà ở. BĐS tồn kho la trời kêu CP trợ giúp là hợp thức hóa lấy tiền thuế của dân chi cho phe nhóm, vì câu lạc bộ BĐS vn phần đông là tay trong tay ngoài.
    muốn khai thông lâu dài nền kinh tế vn thì phải xóa bỏ độc tài, độc quyền,
    BĐS phải chịu lổ và trả lại đúng giá của thị trường,đánh giá như thế nào cho đúng cân nhiều yếu tố,đương nhiên là phải tuỳ thuộc vào đ ̣ia thế ,vật chất,môi trường,kiến trúc v…vv quan trọng hơn là chính phủ phải làm trọng tài cho cung và cầu kẻ mua người bán chứ không phải làm trọng tài cho nhóm lợi ich của họ , theo tôi là người đi mua nhà hay căn hộ cho gia đình ba người hai vợ chồng một con 80 mv không quá mười lăm năm lương của một người làm lương trung bình cho nhà ở tuỳ theo vùng. còn mua nhà KD thì khi cho thuê khoảng 10 đến 12 năm tôi sẻ lấy lại vốn đó là cái giá của nó .nếu tôi là người bán thì phải bán theo phương thức đó nếu không sẻ đóng băng. bất hạnh sống trong một nước. số nhỏ quá giàu đầy quyền lực, còn phần đông quá nghèo mà không dám đấu tranh chờ xin cho

  5. hoa says:

    Sorry Thạnh. Check lại thấy thông tin Alan nói bds phục hồi cuối 2011 là không chính xác. Giữ ý 2 (lớp học 70% học sinh dốt) thôi nhe.

  6. Hoa says:

    Thạnh nói có lý. Nhưng ở đây người ta hỏi Alan là “Tại sao đầu 2011 Alan phản đối nhà đầu tư Thái Lan là VN không giống như các nước, sure là cuối 2011 bds phục hồi (theo ý Alan). Nhưng nay lại nói còn xuống 50% trong 3 -5 năm nữa. Nếu như vậy là bất bình thường, là đánh xuống, là “khối u” ở đây Thạnh à? (Alan là dân kinh doanh bds đấy bạn ạ). Bạn có nghĩ rằng “những con kền kền” (thông qua các quỹ) muốn tất cả chết để nó ăn thịt không? Tại sao Alan không trả lời thẳng 15 câu hỏi để thấy vấn đề không phải “you ‘re all talk”? Thế giới không thật sự phẳng như người ta cố tình tô vẽ nó đâu bạn à! Dầu sao tuổi trẻ như bạn mà lý luận cũng tốt đấy. Vấn đề thứ 2 muốn nói bạn là hậu quả hôm nay Bds là chỉ của người kd bds & những người làm công ăn lương muốn kiếm thêm từ bds? Nó là “lỗi hệ thống” chứ đâu phải cả cá thể nào như bạn đã từng nói mà. Trong 1 lớp học, nếu 70% học sinh trên trung bình thì tình trạng bình thường, nhưng nếu 70% học sinh dốt bạn nghĩ là lỗi của học sinh? Lỗi giáo viên sao lại đánh học trò?! Lỗi hệ thống mà! Và hệ thống phải sửa chứ? Tôi mong anhbasam note comment này lên để chúng ta cùng nhìn dưới đa góc cạnh.

  7. Đinh Lê says:

    Đề nghị tác giả tham khảo bài này :

    GIẢI QUYẾT “NỢ XẤU” CỦA VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
    BS HỒ HẢI
    Thứ năm, ngày 04 tháng mười năm 2012
    http://bshohai.blogspot.com/2012/10/giai-quyet-no-xau-cua-viet-nam-nhu-nao.html

    Vấn nạn kinh tế Việt Nam hiện nay được gọi là “nợ xấu” và suy thoái kinh tế vì bất động sản đóng băng, kéo theo đình đốn toàn xã hội. Tháo gỡ bất động sản đóng băng là tháo gỡ mọi vấn đề.

    Bài viết trước, tôi đã viết Việt Nam không có nợ xấu, mà cái gọi là nợ xấu chỉ là mỵ từ để bòn rút xương máu nhân dân. Vì 3 lẽ, thứ nhất ngân hàng nắm tiền là của ai? Đứa trẻ lên 6 biết đọc cũng thấy hàng chữ: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam” trên tờ giấy bạc. Thứ hai, đất đai là của ai? Dân Việt ai cũng rõ, đất đai là của “toàn dân”, nhưng thực chất là của nhà nước. Thứ ba, các doanh nghiệp lớn bất động sản là của ai? Cũng của nhà nước, mà mới hôm nay thôi, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định dừng thí điểm 2 tập đoàn công nghiệp xây dựng, và tập đoàn phát triển nhà đô thị Việt Nam đã thành lập năm 2010 để làm việc bất động sản.

    Nó có nghĩa là, tiền của anh, anh tự cho anh vay, rồi anh mở công ty xây dựng nhà, anh xây cất nhà anh bán. Nhưng anh bán không được, vì anh hét giá trên trời, thì anh cho là anh bị nợ xấu của chính anh cho anh mượn. Xấu là xấu cái gì? Xấu ở đâu, và tại sao có “nợ xấu”? Làm sao cho nó không xấu? Đó là cái cần bàn để tháo gỡ nút thắt của vấn đề.

    Ta hãy bắt đầu bằng trả lời câu hỏi, tại sao có nợ xấu? Nguyên nhân là ở đây – lòng tham của loài người – mà tôi đã viết nhiều bài về lĩnh vực triết học trong 3 năm qua. Bằng cách, quốc hữu hóa đất đai bằng luật và hiến pháp, chính quyền đã biến cái sở hữu đương nhiên và rất tự nhiên của loài người trở thành cái sở hữu bất thường của một nhóm cầm quyền với cái gọi là đảng và nhà nước. Từ đó, một nhóm người sử dụng hiến pháp và luật bất thường này để phục vụ lòng tham kiếm lợi nhuận bằng những cái sân sau – ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bất động sản trá hình tư nhân có người đại diện đứng tên là tư nhân, etc… – lãi thì chia nhau, nhưng khi không bán được thì lại cho là nợ xấu để móc túi dân bù lỗ, cứu đóng băng bất động sản.

    Câu hỏi thứ hai là xấu là xấu cái gì? Xấu là xấu tâm, xấu tính. Lòng tham làm mờ mắt các nhóm quyền lợi được hưởng từ hiến pháp và pháp luật bất thường ấy. Họ giải phóng mặt bằng mỗi mét vuông đất không bằng một ổ bánh mì. Họ chỉ san lấp sơ sài, rối họ hét giá gấp hàng trăm ngàn lần. Họ xây nhà chung cư cao tầng trên đó, mỗi mét vuông đất trở thành hàng ngàn mét vuông đất ở với giá cao gấp nhiều lần hơn sau khi họ đã nâng nó lên hàng ngàn lần. Song chỉ có kẻ đầu cơ quan tâm sang tay lấy lãi, nâng giá kịch trần, người dân thực sự thiếu nhà ở thì không đủ khả năng để mà mua chỉ một mét vuông! Nên hậu quả là đóng băng bất động sản vì lòng tham và lợi dụng hiến pháp, pháp luật bất thường ấy. Cuối cùng tự gán cho nó cái tên nợ xấu.

    Bây giờ, xấu là xấu ở đâu? Ở cái chỗ là lòng tham, là giá bất động sản quá sức cầu của dân, là cái nơi xấu về bản chất của vấn đề kinh tế Việt hiện nay. Giải quyết cái chỗ này, thị trường bất động sản sẽ chảy thông suốt, kinh tế sẽ lại lành mạnh. Thế thì, phải làm gì để giải quyết. Có ba giải pháp đồng bộ như sau, thực hiện tốt thì chỉ trong 1 tháng thôi, kinh tế Việt sẽ trở lại bình thường:

    1. Giảm giá mỗi mét vuông đất hoặc nhà chung cư xuống bằng giá trị một tháng lương tối thiểu phải đóng thuế của người dân. Vì đất anh không tốn tiền mua, không lý do gì anh lại đẩy giá cao. Anh tự làm giá quá sức dân thì đóng băng là hiển nhiên, không bàn cãi.

    2. Bán trả góp với giá như đã giảm cho công nhân, cán bộ nhà nước chưa có nhà ở bằng phương thức trả chậm trừ lương hằng tháng, mà không tính lãi suất của ngân hàng. Vừa được lòng dân, mà vừa giải quyết được kinh tế nước nhà đang thiểu triển, mà lại giúp đồng tiền chạy thông suốt trong nền kinh tế và giải quyết được quỹ lương.

    3. Từ bỏ lòng tham và lợi dụng hiến pháp và pháp luật để trục lợi cho nhóm cầm quyền là biện pháp cốt tử để cứu nền kinh tế nước nhà. Vì biện pháp này mà không được thực thi, thì dù có thực hiện 2 biện pháp trên, nó sẽ còn những cái đóng băng khác diễn ra trong tương lai. Muốn từ bỏ lòng tham của nhóm cầm quyền thì buộc phải xóa bỏ cơ chế độc quyền. Bằng cách nào thì ai cũng quá rõ.

    Rõ ràng, bài toán kinh tế Việt Nam trong cơn hấp hối hiện nay quá đơn giản, cái cơ bản nó không nằm ở kinh tế mà nó nằm ở chính trị thối nát, ủng hộ cho cái xấu, mà tôi đã viết từ vài năm trước. Nhưng nói thì dễ, còn làm thì sao quá khó, cũng bỡi vì cái bản chất của loài người – tư hữu và quyền lực – nó như cái vòng kim cô trói buộc mọi tư duy và hành động của con người từ thời ăn lông ở lổ đến tận hôm nay.

Phản hồi