WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân [2]

quanle

 

Tiếp theo phần I

Ngay sau khi Lê Quốc Quân bị bắt, những hành động, cách làm khi khởi tố vụ án đến cách hành xử của các cơ quan nhà nước, đã đặt tất cả những người quan tâm thấy rõ ràng sự không bình thường đối với vụ án. Mọi đôi tai dỏng lên, cảnh giác.

Thế rồi, khi có kết luận vụ án, không ai có lương tri, nhận thức lại không thấy rõ những gì đang ẩn nấp đằng sau con chữ, con số của bản gọi là “Cáo trạng” và bộ “Hồ sơ vụ án” kia. Ở đó, người ta thấy thấp thoáng nhiều âm mưu, nhiều đòn bẩn, nhiều sự đê hèn. Đặc biệt, ở đó người ta thấy thiếu vắng luật pháp, thiếu vắng lương tâm và đạo đức làm người. Ở đó, người ta thấy sự oan ức của người vô tội, sự hăng hoại của nền pháp lý.

Và cơn lửa giận bừng lên rõ rệt. Nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều thành phần, trong và ngoài nước, trong và ngoài tôn giáo… tất cả đồng thanh, đồng lòng và nhất trí đánh giá âm mưu độc ác đối với Ls Lê Quốc Quân là điều không chấp nhận được. Tất cả đều nói lên ý chí hiệp thông với ông trước phiên tòa sẽ diễn ra. Hàng chục cuộc thắp nến, cầu nguyện với cả trăm ngàn người. Những người đã cầm ngọn nến, là những người đã hiểu nỗi oan ức của ông. Những người đã cầm ngọn nến, là những người hiểu được thực chất của cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” là cái gì trong những vụ án như thế này.

Đặc biệt, những người đã cầm ngọn nến, là những người biết rằng, họ có quyền gì trong cuộc sống. Vì thế phong trào ủng hộ Ls Lê Quốc Quân có công lý trong phiên tòa công khai này thật mạnh mẽ và bất ngờ.

Hiển nhiên, nếu không dùng luật rừng mà sử dụng luật pháp, nhà nước không thể ngăn cản người dân dự phiên tòa này, dù bất cứ hình thức nào. Luật pháp quy định rõ ràng như vậy, và cũng tiếc rằng người dân đã biết như vậy nên càng khó xử.

Một phong trào mạnh mẽ, lan rộng nhanh chóng ủng hộ một người sắp bị đưa ra trước vành móng ngựa đầy oan khiên với một chuỗi âm mưu bẩn thỉu và hứa hẹn sự trả thù khắc nghiệt đã tự kích thích sự quan tâm của mọi người.

Bên ngoài, qua mạng thông tin toàn cầu, cả thế giới biết rõ từng phản ứng của các nghị sĩ Hoa Kỳ, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức nhân quyền, các nước quan tâm đến dân chủ… đã lên tiếng đồng loạt về vụ án này. Có lẽ ít khi thấy những hành động nhịp nhàng, mạnh mẽ và dứt khoát đến thế bởi các nghị sĩ, các cơ quan bảo vệ quyền con người trên thế giới.

Và người ta hồ hởi, náo nức tiến tới phiên tòa, người ta chuẩn bị, người ta lên kế hoạch, người ta rủ nhau…

Và nhà nước thông báo: Hoãn.

Lối rẽ cần thiết!

Đến nay, vở kịch “trốn thuế” xem chừng đã vỡ mánh, đã mất thiêng. Trong vụ Điếu Cày, người ta đã phản đối kịch liệt, nhưng bên cạnh vẫn có những người hồ nghi. Nhưng đến nay, không ai không hiểu trốn thuế ở đây nghĩa là gì. Để không làm băng hoại Tiếng Việt, thiết nghĩ rằng, nhà nước cần chấn chỉnh ngay từ phiên tòa này. Kẻo đến một lúc nào đó, từ “trốn thuế” lại mang nghĩa đang được sử dụng là che giấu một âm mưu trả thù bẩn thỉu, đê hèn đối với công dân. Thì lúc đó, việc kêu gọi xã hội, học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là điều khó khăn.

Ai cũng biết rằng, Lê Quốc Quân, một luật sư từ chỗ được hành nghề, lên tiếng cho nhân quyền, cho đất nước, xã hội và đã từng bước, từng bước chấp nhận nhiều điều không ai mong muốn và phải vào tù, ra khám nhiều lần.

Bởi ông cũng là luật sự, với bệnh nghề nghiệp của mình, trên cơ sở pháp luật quy định, ông biết mình không hề sai. Nhưng, cũng bởi là luật sư, và với bệnh nghề nghiệp của mình, ông cứ tưởng rằng nhà nước đã hô hào “Nhà nước pháp quyền” là sẽ làm theo luật. Ông đã không hiểu điều đơn giản hơn, là mục đích lớn hơn tất cả mọi luật lệ, đạo đức hoặc giá trị tinh thần. Vì thế ông bị bắt, luật lệ sẽ bị gạt ra một bên. Chẳng sao cả, xưa nay vẫn thế đã sao.

Nhưng, bắt Lê Quốc Quân, nhà nước đã tự mua nợ cho mình.

Tự nhà nước đã “phong Thánh” cho Lê Quốc Quân, một người nhiệt huyết, nhiệt tình, nhưng đơn giản. Nếu ở ngoài, chắc ông cũng chẳng có thể lập một đảng của Lê Quốc Quân riêng để làm chính trị chiếm vị trí “lãnh đạo tuyệt đối” nhưng trách nhiệm không tuyệt đối của đảng CS. May chăng ông chỉ hưởng ứng lời kêu gọi “tự ứng cử” để làm một người đại biểu có trách nhiệm của dân ở Quốc hội. Và nhà nước chỉ cần dùng xảo thuật đơn giản là đã loại ông từ vòng gửi xe.

Ông cũng chẳng thể “tổ chức chống lại chính quyền nhân dân” như lần trước đã bắt nhầm. Bởi chắc chắn rằng những tên quan chức cộng sản, mang thẻ đảng viên trong mình với những vụ tham nhũng hàng trăm, thậm chí con số hàng ngàn tỷ đồng sẽ là những kẻ chống lại không chỉ chính quyền mà còn chống lại nhân dân, đất nước này hữu hiệu nhất.

Ông cũng chẳng thể “gây rối trật tự công cộng” khi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Bởi hiện nay, khi nạn cướp giật hoành hành giữa ban ngày, bất chấp cả cảnh sát, thì việc ít trăm người đi hô hét vài câu chống Trung Cộng xâm lược chỉ là chuyện lặt vặt với an ninh xã hội.

Ở ngoài, ông chỉ có thể làm ăn, nộp thuế cho nhà nước, số tiền đó lại được dùng để có thể nuôi những người theo dõi, giám sát ông.

Ở ngoài, chỉ thỉnh thoảng ông lại đến cũng bà con, những người dân oan, những người bị áp bức, bị chà đạp… dù muốn hay không, thì nhà nước vẫn không bỏ được những người này ra ngoài rìa xã hội. Bở họ đã từng là ân nhân, là những người đẻ ra nhà nước này. Việc ông có đến thăm hỏi họ, âu cũng là lẽ thường tình dù có nhiều cơ quan khó chịu.

Hoặc thỉnh thoảng ông sẽ cất tiếng nói của mình về những suy tư về đất nước, về các bất công xã hội, về ước vọng dân chủ, đa nguyên đa đảng của ông… Điều đó đâu chỉ có mỗi ông ta nói hiện nay và chẳng ai ngăn cấm được suy tư và ước vọng của người dân.

Nhưng, khi đã bắt ông vào tù, những việc ông đã làm trở thành biểu tượng cho những người khát khao chính nghĩa, trăn trở với đất nước, cộng đồng. Và họ có được cái để họ ủng hộ, có cái để họ lên tiếng và thể hiện sự ủng hộ của mình.

Một khát vọng chính đáng đã có cơ hội được thỏa mãn.

Vì thế, đâu cứ phải tống vào tù là xong.

Thử tưởng tượng xem. Nếu phiên tòa xét xử ông không làm cho người dân phải “tâm phục, khẩu phục” – nghĩa là cái biểu tượng của họ được nhà nước chống cao lên, bị oan ức. Họ sẽ phản ứng. Không chỉ một phiên tòa sơ thẩm này xong là có thể đưa người ta vào tù theo ý muốn. Vì còn phiên phúc thẩm. Không chỉ có phiên phúc thẩm, vẫn còn một quá trình giam giữ lâu dài.

Thử tưởng tượng xem, dù có giam giữ ông ở đâu, vùng nào xa xăm đến mấy, ở đó có xã hội, sẽ có giáo dân, có những người dân cùng khổ, oan khuất. Hàng tháng, hàng tuần, những người quan tâm sẽ đến đồng hành cùng ông ngoài cửa trại tù như một chuyến hành hương về những miền đất mà xưa kia, cha ông họ, những người công giáo kiên trung, các linh mục, trùm trương… đã từng nếm mùi lao tù, thậm chí bỏ xác những nơi này. Những vị mà từ Nguyễn Chí Thiện – ngục sĩ, cho đến Kiều Duy Vĩnh đều đã tự phong họ lên thành “Đấng Thánh tử vì đạo”. Việc họ đến thăm Ls Lê Quốc Quân tại những nơi này, giống như những chuyến hành hương về các Thánh địa với các Thánh tích của tôn giáo mình. Có lẽ đó cũng là hướng mở để hưởng ứng “Năm du lịch Quốc gia” đang được phát động với sự èo uột dễ thấy hiện nay chăng?

Những con tin!

Thông thường, khi bắt các nhân vật bất đồng chính kiến, dù với bất cứ lý do nào, thì đó cũng là những cuộc bắt bớ khốc liệt, bất chấp tất cả. Bất chấp lòng dân, bất chấp pháp luật, bất chấp sự phản ứng trong nước và quốc tế.

Nhưng, khi thả họ, thường là kết quả của những cuộc thương lượng, những mặc cả về nhân quyền, về quyền lợi, về việc Việt Nam được một mối lợi nào đó. Vì thế những nhà bất đồng chính kiến trở nên có giá, trở thành con tin trong cuộc mặc cả nhân quyền. Ls Lê Quốc Quân cũng đã từng là một nhân vật được dùng “ngã giá” như vậy trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Minh Triết năm 2007.

Và giờ đây, Trương Tấn Sang lại chuẩn bị lên đường thăm Mỹ, lịch sử có lặp lại chi tiết này? Thực ra, nếu có lặp lại, thì vở kịch cũng đã quá nhàm chán.

Và dù có là sự nhàm chán trong việc bắt và thả, trong việc dùng họ làm con tin trao đổi và mặc cả, thì lối ra đó vẫn là lối ra có lợi nhất cho một “Nhà nước pháp quyền” – Chánh nghĩa sáng ngời – trong tình trạng “tứ bề thọ địch” hiện nay.

Lối ra, hay lối rẽ cần thiết cho vụ án lúc này, không phải là cuộc trả thù bẩn thỉu và hèn hạ với công dân mình. Mà đây chính là cơ hội để nhà nước Việt Nam cải thiện hình ảnh, bộ mặt của mình trước cả thế giới. Rằng thì nhà nước Việt Nam là một nhà nước “Chánh nghĩa sáng ngời” – Nguyễn MinhTriết.

Đây là cơ hội để người dân, trước hết là những công dân bình thường, có quan tâm đến vụ án, thấy rõ thái độ trượng phu, người lớn và là sự nghiêm túc của luật pháp Việt Nam trong cư xử với công dân. Hãy nhớ rằng chỉ một chiếc thuyền bị cướp ngoài khơi Hoàng Sa hôm kia thôi, con số thiệt hại đã lên đến hơn 400 triệu rồi đấy. Nếu cần sức mạnh của cái gọi là chuyên chính vô sản, hãy ra tay cứu ngư dân trước đã, bởi họ đã bị tàn sát, cướp bóc bởi ngoại bang.

Bởi không có một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” nào trên một đất nước có truyền thống anh hùng chống ngoại xâm 4000 năm lịch sử, lại ngang nhiên thi hành một chính sách trả thù hèn hạ người dân và dung túng, bao che, tiếp tay cho giặc.

Ngày 14/7/2013

Theo Nuvuongcongly

1 Phản hồi cho “Lối ra nào có hậu cho vụ Ls Lê Quốc Quân [2]”

  1. Nhớ Rồi says:

    Lâu lâu mới đọc báo nghe thời sự nay mở ra thì gặp ngay đồng bào Lê QQ này và mình đã nhớ ra anh này là ai? anh này hình như là dân công giáo gì đó: có khả năng cảm hóa dụ giỗ con người, anh ấy có rủ đc hơn chục thanh niên ở quê nghệ an nổi dậy để khởi nghĩa, tổ chức các đồng bào công giáo biểu tình ở Hà nội, anh này hình như năm 2011 cũng ứng cử là đại biểu quận Cầy giấy nhưng chả hiểu anh ta diễn thuyết, thuyết phục kiểu gì mà a ta chả đc 1 phiếu bầu nào ..nhiều người nói rằng a này u mê Chúa quá nên hơi mát-mát, ẩm i-xê hay sao ấy !!!

Leave a Reply to Nhớ Rồi