WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc gặp Obama- Sang và vấn đề nhân quyền VN

Lần gặp trước bên lề APEC

Lần gặp trước bên lề APEC

Thứ Năm tới đây, 25/7, Chủ-tịch nước VNCS Trương Tấn Sang sẽ sang gặp Tổng-thống Obama với một phái-đoàn mà theo tin giờ chót sẽ có khoảng 70 người, bao gồm “nhân viên nhà nước, nhân viên an ninh, y tế, báo chí, doanh nghiệp, giáo dục, quốc phòng và đặc biệt” một phái-đoàn tôn-giáo gồm 4 người (2 Tin Lành, 1 Phật-giáo và 1 Công-giáo) (theo Hải Huỳnh của Dânlàmbáo).

Hãy tạm gác sang bên vấn-đề “đối-tác chiến-lược” mà đôi bên đều xem là mục-đích chính của chuyến đi, thông-báo của Phòng Báo chí Toà Bạch Ốc hôm 11/7/2013 cho biết: “Tổng thống [Obama] cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền… và… việc hoàn thành một thỏa ước về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao.”

Ráp hai nguồn tin thì ta có thể đoán là:

- Chuyện “thảo luận về nhân quyền” chắc chắn là sẽ có chứ không phải chỉ ở mức độ “mong muốn.”

- Chuyện này đã được chính-thức thông-báo trước cho Hà-nội, và

- Hà-nội ít nhất cũng trông chờ là vấn-đề “tự do tôn-giáo” thế nào cũng được nêu ra, do đó mà Hà-nội đã chuẩn-bị sẵn một tiểu-phái-đoàn tôn-giáo 4 người nhằm trả lời những chỉ-trích, nếu có, về vấn-đề này.

Tóm lại, Hà-nội đang sợ có thể bị đưa trở lại trong danh-sách CPC (các quốc gia đáng quan-tâm đặc-biệt), một điều sẽ ngăn chặn nhiều chương-trình lớn nhỏ tiến tới trong việc làm ăn buôn bán giữa hai nước, kể cả chuyện vào TPP (Trans-Pacific Partnership, “quan-hệ đối-tác xuyên Thái Bình Dương”), nhất là “ở tiêu chuẩn cao” (“high standard TPP”). Vì nếu không sợ thì Hà-nội đã không cần đem theo tiểu-phái-đoàn tôn-giáo đi cùng với ông Sang.

Tại sao sợ?

Có những người như bình-luận-gia Lữ Giang cho rằng cuộc tranh đấu cho nhân-quyền của cộng-đồng VN hải-ngoại, nhất là ở Mỹ, là vô vọng. Theo một bài ông viết hôm 20/7, ông cho rằng người ta “nói Mỹ đòi 3 quyền lợi, nhưng [theo ông] chỉ có 2 mà thôi, đó là quyền lợi về chiến lược và quyền lợi về kinh tế, còn ‘dân chủ và nhân quyền’ chỉ là chiêu bài được dùng để đòi hỏi các quyền lợi khác.” (Tác-giả LG nhấn mạnh)

Nhưng tôi nghĩ khác. Như lấy trường-hợp Miến-điện (Myanmar), phải chăng Mỹ cũng đã chỉ đòi nới rộng tự do, dân-chủ và nhân-quyền (cho bà Aung San Suu Kyi và dân-tộc Miến) như một “chiêu bài”? Nếu hiểu thế thì làm sao giải thích được chuyện Mỹ đã đón bà Aung San Suu Kyi sang làm thượng-khách (nói chuyện trước Lưỡng Viện Quốc-hội) rồi sau đó, cũng tiếp cả Tổng-thống Thein Sein, người được xem là đã nới rộng được một phần không-gian tự do, dân-chủ ở Miến?

Chính tiền-lệ Miến-điện phải cho Hà-nội thấy là mở rộng không-gian dân-chủ, tự do ở Việt-nam có những lợi-ích cụ-thể và trông thấy được trong “quan-hệ đối-tác chiến-lược” với Mỹ. Đó là một chuyện.

Một lý-do nữa để cho Hà-nội sợ thật, đó là Luật về Tự do Tôn-giáo Quốc-tế của Mỹ là một luật có thật, đã được Quốc-hội Mỹ thông qua từ lâu (1998), và có mang theo nó biện-pháp chế tài (như có thể bị liệt-kê vào danh-sách CPC). Đây là khác hẳn các dự-luật về Nhân-quyền ở Việt-nam mà đã vài lần được Hạ-viện thông qua với một đa-số áp-đảo nhưng rồi bị chặn lại, không vượt qua được ngưỡng cửa các tiểu-ban trên Thượng-viện (nhất là Tiểu-ban Ngoại-giao mà trước đây do ông John Kerry gác cửa) để ra biểu quyết ở khoáng-đại Thượng-viện nên đã không thành luật. Mà đã không thành luật thì có gì mà Hà-nội phải e ngại?

Nay tình-hình đã đổi thay. Ông Kerry đã sang làm ngoại-trưởng và không còn ở Thượng-viện để chặn được các dự-luật về nhân-quyền (như của TNS John Cornyn ở Texas đệ-trình) nữa. Vậy khả-năng Dự-luật về Nhân-quyền VN do Dân-biểu Chris Smith đưa ra năm nay (HR 1798) có rất nhiều khả-năng được thông qua Hạ-viện một cách vẻ vang để được đưa lên Thượng-viện và ở đây, cũng có khả-năng đi qua các tiểu-ban để ra khoáng-đại cho các TNS biểu quyết. Và nếu chuyện này xảy ra thì chúng ta sẽ có thêm một vũ-khí để buộc Hà-nội phải tôn trọng những tiêu-chuẩn nhân-quyền mà ngày nay đã quá phổ-thông trong thế-giới văn-minh của loài người.

Bảy hướng áp-lực

Lần này cũng khác ở điểm trong quá-khứ, chúng ta có thể có lẽ phải ở về phía ta nhưng chúng ta đã vụng tranh đấu. Vụng trước nhất là vì chúng ta biết nhiều chuyện, có nhiều tin tức nhưng lại có tật chỉ thích “mình nói với mình,” có nghĩa là chỉ người Việt lên tiếng trên các diễn-đàn, phương-tiện truyền-thông của người Việt cho những người Việt khác nghe. Mãi gần đây ta mới có thói quen nói với người bản-xứ để tranh thủ được sự đồng-tình của họ. Một tỷ-dụ, ta phải đợi gần 38 năm rồi mới biết sử dụng sức mạnh của tuổi trẻ giỏi vi-tính và quần-chúng để gởi những thỉnh-nguyện-thư vào Toà Bạch Ốc mà tháng 3 năm nay đã lên đến hơn 150.000 chữ ký trong vòng hơn một tháng. Cho đến bây giờ, ta vẫn chưa tranh thủ được sự tiếp tay của các báo đài chính-mạch trong cuộc vận-động cho nhân-quyền VN, do vậy mà câu chuyện nhân-quyền bị chà đạp ở VN chưa lên mặt báo tiếng Anh bao nhiêu và cũng do đó chưa nằm trong ý-thức của đại-chúng để họ có thể ủng-hộ chúng ta.

Tuy-nhiên, tình-hình này đang mau chóng đổi thay. Ngày nay, tuổi trẻ VN hải-ngoại rất ý-thức về vấn-đề nhân-quyền ở VN, và những chương-trình động-viên qui-mô không thể xảy ra được nếu đã không có sự tham-gia của các anh chị em trẻ. Phong trào thỉnh-nguyện-thư hồi tháng 3, phong trào do Boat People S.O.S. của anh Nguyễn Đình Thắng và cựu-Dân-biểu Cao Quang Ánh phối-hợp hồi đầu tháng 6 vừa rồi thu hút gần 600 người về vận-động hành-lang trên Quốc-hội, phong trào “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” của SBTN, phong trào nhạc đấu tranh (như Hưng Ca, Hùng Ca, Hùng Sử Ca v.v.) đang dồn dập lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người vào hàng ngũ đấu tranh… thay vì chỉ lác đác có một số người “chuyên-viên” như trong quá-khứ. Đó là một hướng áp-lực ngày càng đông đảo và hứa hẹn thành một lực-lượng khó rập tắt!

Bên cạnh đó, các tổ-chức chính-trị lớn và cộng-đồng của người Việt hải-ngoại cũng vừa ra một “Tuyên-bố nhân cuộc viếng thăm tới đây của ông Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc” đưa ra những đòi hỏi cụ-thể và đích-danh liên-hệ đến những tù-nhân lương-tâm và chính-trị hiện đang ngồi bóc lịch ở Việt-nam.

Hướng áp-lực thứ hai, như trên đã nói, là Quốc-hội, tức bên Lập pháp Hoa-kỳ. Nếu trong quá-khứ Hạ-viện vẫn ở bên ta thì nay khả-năng Thượng-viện cũng dần dần về hùa là không thể gạt ra được. Mà không chỉ là Quốc-hội liên-bang! Các luật và nghị-quyết Cờ vàng trên khắp nước là một bằng-chứng chúng ta đã tạo được cho cộng-đồng chúng ta một thế đứng trong lòng xã-hội Hoa-kỳ. Gần đây, Nghị-quyết 455 của Tiểu-bang Virginia công-nhận một ngày “Nam Việt Nam” cũng báo trước một khuynh-hướng có thể lan rộng, lôi cảm-tình của các đại-nghị-viện địa-phương và người dân Mỹ về phía chúng ta! (Như Dân-biểu tiểu-bang Hubert Võ đã vận-động thành công cho một nghị-quyết tương-tự ở Austin, Texas, hay hạt Tarant, cũng ở Texas, cũng đã ra một nghị-quyết tương-tự!)

Hướng áp-lực thứ ba là các tổ-chức phi-chính-phủ về Nhân-quyền như Ân-xá Quốc-tế (AI, tắt cho Amnesty International), Hội Theo dõi Nhân-quyền (HRW, tắt cho Human Rights Watch), Nhà Tự do (Freedom House), Ủy-ban Bảo-vệ Ký-giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) ở Mỹ, Phóng-viên không biên-giới (RSF, tức Reporters sans Frontières) ở Pháp, tổ-chức Bảo vệ những người bảo vệ nhân-quyền (Defend the Defenders) ở Ái-nhĩ-lan, Sáng-hội Rafto (Rafto Foundation) ở Na-uy, cơ-quan Minh bạch Quốc-tế (Transparency International) ở Đức, hay Văn-bút Quốc-tế (P.E.N. International) trên trường quốc-tế… Đa-phần các tổ-chức này có bản tường-trình hàng năm về nhân-quyền ở trên thế-giới, trong đó có VN, hay những bảng đánh giá, trong đó VNCS thường gần lọt xuống đáy sổ về các thứ tự do (ngôn-luận, báo chí, tôn-giáo, hội họp v.v.).

Hướng áp-lực thứ tư đến từ các quốc gia tự do trên thế-giới. Như Liên-hiệp Âu-châu (mà trong nước quen gọi là “E-U,” tắt cho hai chữ “European Union”) đã hơn một lần ra những nghị-quyết lên án sự thiếu tự do và nhân-quyền ở VN khuyến-cáo “E-U” và các quốc gia ở Âu-châu phải đặt nhân-quyền lên hàng đầu khi nói chuyện làm ăn buôn bán với VNCS. Mới hôm 11/7 vừa qua, 34 dân-biểu ở nhiều nước trong “E-U” đã có thư cho bà Catherine Ashton, Phó-chủ-tịch về Chính-sách Ngoại-giao và An-ninh, với phó-bản cho ông Ủy-viên về Thương mại, khuyến-cáo 4 điều (phải thả một số người đích-danh, đỡ đầu cho các xã-hội dân-sự ở trong VN, đòi hỏi Hà-nội phải cải-tổ chế-độ luật pháp lạc hậu của họ và gắn liền nhân-quyền với các quan-hệ trong những lãnh-vực như thương mại v.v.). Riêng Ngoại-trưởng Úc Bob Carr hôm rồi đi họp ASEAN ở Brunei đã gặp và nói thẳng với Bộ-trưởng Ngoại-giao Phạm Bình Minh của Hà-nội là phải thả ba người tranh đấu cho quyền lao-động ở VN là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh.

Ở Mỹ, Dân-biểu Frank Wolf mới đây đã thẳng thừng lên án chính-sách nhân-quyền thất bại của chính-quyền Obama, Dân-biểu Ed Royce mới có thư cho TT Obama nêu trường-hợp các bloggers bị bỏ tù, ngược-đãi, hạch sách và ở trong Quốc-hội hiện đang luân-lưu hai lá thư, một gửi cho ông Trương Tấn Sang và một gửi lên TT Obama đòi hỏi những tiến-bộ cụ-thể về nhân-quyền ở VN trước khi nên tiến xa hơn trong việc đón nhận Hà-nội làm “đối-tác chiến-lược.” Hai Thượng-nghị-sĩ John McCain và Joseph Lieberman đã sang tận Hà-nội để nói thẳng với giới lãnh-đạo VNCS là “không có cải thiện về nhân-quyền thì đừng hòng mua loại vũ-khí sát thương thượng-thặng của Mỹ được”–loại mà Hà-nội rất cần trong lúc này.

Hướng áp-lực thứ năm đến từ các báo đài lớn trên thế-giới. Nếu trong quá-khứ vấn-đề nhân-quyền ở VN chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến trong các báo chuyên-ngành hay loại dành cho các thành-phần trí-thức (như những tờ Atlantic Monthly hay Dissent) thì gần đây, New York Times đã có bài dài về Cù Huy Hà Vũ, Washington Post có bài về Luật-sư Lê Quốc Quân, ABC cũng có phóng-sự về ông, thậm chí đến đài Al Jazeera Quốc-tế của Ả-rập cũng đã phỏng vấn tôi về tình-hình lao-động, buôn bán phụ nữ ở VN v.v.

Hướng áp-lực thứ sáu đến từ những cơ-quan lo về Nhân-quyền trong Liên-hiệp-quốc. Như Báo-cáo-viên về Tự Do Tôn Giáo của LHQ (U.N. Rapporteur on Religious Freedom) đã sang tận VN điều tra và báo-cáo về trường-hợp Giáo-hội Phật-giáo VN Thống nhất bị chèn ép, đàn áp như thế nào. Như Nhóm Công-tác về Bắt giữ tùy tiện (U.N. Working Group on Arbitrary Detention) đã ra nhận-định và kết-luận về trường-hợp Cù Huy Hà Vũ là ông nằm trong số những người bị bắt giữ bất hợp pháp.

Cuối cùng và có lẽ còn quan-trọng hơn cả là áp-lực từ ngay những tù-nhân lương-tâm ở trong các trại tù ở VN ngay trong lúc này. Chúng tôi đang muốn nói đến cuộc tuyệt thực 25 ngày mới đây (25/5 đến 21/6) của Tiến-sĩ Cù Huy Hà Vũ ở Thanh-hoá và cuộc tuyệt thực hiện còn đang tiếp-diễn của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở Nghệ-an và đã đạt đến ngày thứ 28.

Không thể nói là ngần ấy áp-lực sẽ không đem lại kết-quả gì. Nhất là khi tên của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được chính Tổng-thống Obama nhắc đến vào Ngày Báo Chí (Press Day) năm ngoái như một trường-hợp bị tù vì những lời phát biểu hoàn-toàn hoà-bình và xây dựng của Anh (“Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt-nam”). Trong khi Hà-nội đang cần Mỹ như một cái cầu phao để cân bằng ảnh-hưởng quá nặng nề của Trung-Cộng, tôi gần như chắc chắn là Hà-nội, tức ông Trương Tấn Sang, nếu không nể mặt Tổng-thống Hoa-kỳ thì ít ra cũng phải nể mũi của ông Obama một chút… để mà có một số nhượng bộ về nhân-quyền.

© Nguyễn Ngọc Bích

© Đàn Chim Việt

 

 

80 Phản hồi cho “Cuộc gặp Obama- Sang và vấn đề nhân quyền VN”

  1. vietha says:

    Học giả Mỹ “chấm điểm” cao chuyến thăm của Chủ tịch nước
    Thứ hai – 29/07/2013 22:02 – Đã xem: 192

    http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/133149/hoc-gia-my–cham-diem–cao-chuyen-tham-cua-chu-tich-nuoc.html

    Cập nhật: 02:00 | 30/07/2013
    Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với châu Á đã nhận định chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tầm quan trọng “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Học giả Murray Hiebert, cố vấn cao cấp, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết riêng cho Tuần Việt Nam.

    Khoảnh khắc ngạc nhiên ở CSIS

    Chiều 25/7, CSIS đã có vinh dự được chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến nói chuyện với giới học giả và ngoại giao tại Washington DC. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đến nói chuyện tại CSIS. Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ về tầm nhìn của Việt Nam đối với các mối quan hệ ở châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ với Hoa Kỳ. Ông đã nói về cải cách kinh tế của Việt Nam và những kỳ vọng của đất nước ông về phát triển kinh tế. Ông cũng đã nêu lên vấn đề Biển Đông. Ông khẳng định rằng Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho đòi hỏi chủ quyền của họ đối với hầu hết Biển Đông.

    Một trong những khoảnh khắc đáng ngạc nhiên trong cuộc nói chuyện của Chủ tịch Sang là sau khi kết thúc bài diễn văn, ông tiếp nhận 6 câu hỏi từ khán giả. Các câu hỏi đề cập đến nhiều chủ đề, từ quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tới vai trò của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hay quan điểm của Chủ tịch nước đối với việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc, hay tính chính đáng của đường chín đoạn.

    Các câu ông trả lời không hề khuôn sáo hay có sự chuẩn bị trước mà rất thanh thoát. Vào cuối cuộc nói chuyện, ông còn đi vòng qua hàng rào an ninh ngăn cách với hàng ghế cử tọa để bắt tay một số đại sứ các nước ASEAN và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam trong đám đông khán giả.

    Không né tránh thảo luận những vấn đề gai góc

    Về tổng thể, tôi sẽ chấm điểm cao cho chuyến thăm này, mặc dù không có nhiều sản phẩm cụ thể. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với các nước châu Á đã mô tả tầm quan trọng của chuyến thăm này “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Tôi cho rằng điều có ý nghĩa quan trọng là Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không né tránh thảo luận về vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay, đó là nhân quyền. Việc đưa ba nhà sư và hai linh mục đi cùng ông tới Washington là một sáng kiến hay. Và giờ vấn đề sẽ phụ thuộc vào các quan chức cấp dưới của cả hai bên phải cùng nhau tìm kiếm các cách thức để giảm thiểu căng thẳng xoay quanh vấn đề nhân quyền.

    Một điều quan trọng nữa là hai bên đã thảo luận với nhau về tranh chấp Biển Đông. Về phần mình, Hoa Kỳ rất lo ngại về việc Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ kiên quyết và cứng rắn, đặc biệt đối với Philippines và Việt Nam trong vòng 2-3 năm qua. Đối với Hoa Kỳ, tự do thông thương hàng hải có ý nghĩa sống còn. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng một vụ va chạm có thể xảy ra từ sự hiện diện quá dày đặc của các tàu quân sự trong hoặc gần khu vực tranh chấp, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.

    Tôi nghĩ rằng cả hai phía đã đạt được một số kết quả đáng hài lòng, cho dù có thể có một số mục tiêu không được như kỳ vọng ban đầu. Không nghi ngờ gì là Việt Nam hài lòng khi nhận được lời hứa từ Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ sẽ trao cho Việt Nam quyền tiếp cận thị trường dệt may lớn hơn theo đàm phán TPP, một vấn đề mà trước đó giữa hai bên còn tồn tại nhiều căng thẳng. Các quan chức Việt Nam cũng đã hi vọng rằng họ sẽ nhận được cam kết từ phía Mỹ coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Ở điểm này thì Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế phi thị trường, do khối Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, các quan chức Hoa Kỳ đã hứa hẹn rằng họ sẽ xem xét lại đánh giá này. Việt Nam có lẽ cũng sẽ hài lòng hơn nếu Tổng thống Obama chấp nhận lời mời thăm Việt Nam. Cuối cùng, ông Obama đã hứa ông sẽ cố gắng tới thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ trong vòng hơn 3 năm tới.

    Phía Hoa Kỳ hài lòng vì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết Việt Nam sẽ cùng với 11 đối tác khác trong vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nỗ lực làm việc để hoàn tất đàm phán trước thời điểm cuối năm nay. Tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ hài lòng hơn nữa nếu Việt Nam có thêm những bước đi cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền và Hoa Kỳ vẫn đang hy vọng sẽ có thêm nhiều tiến bộ mới đạt được trong lĩnh vực này trong vài tuần tới.

    “Đối tác toàn diện” – chờ “rượu mới cho chiếc bình mới”

    Một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm là khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cùng thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên “đối tác toàn diện”. “Đối tác toàn diện” tất nhiên có những ý nghĩa khác so với “đối tác chiến lược”. Một cách khái quát, đối tác chiến lược” hàm ý một mối quan hệ chặt chẽ về chính trị và an ninh.

    Trong khi đó, “đối tác toàn diện” mang ý nghĩa một mối quan hệ rộng, bao gồm cả quan hệ kinh tế và ngoại giao nhân dân. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề xuất một mối quan hệ đối tác toàn diện khi bà tới thăm Hà Nội hồi năm 2010, nhưng kể từ đó sáng kiến này không được cụ thể hóa thêm bao nhiêu. Một số nhà phân tích cho rằng căn nguyên một phần do Việt Nam cũng phải đối mặt với một số quan ngại liên quan đến quan hệ với các cường quốc khác. Còn chính quyền Mỹ cũng phải tạm lùi do sức ép không ngừng gia tăng từ một số thành viên quốc hội và các tổ chức nhân quyền.

    Có lẽ chúng ta sẽ không thể hiểu được chính xác “đối tác toàn diện” có nghĩa là gì cho đến khi Việt Nam và Mỹ thực sự bắt đầu thương thảo và đưa những nội dung thực chất, hay “rượu mới” vào cái “bình mới” này. Bởi vậy, chúng ta sẽ chờ đợi trong vài năm tới để xem khuôn khổ đối tác mới này sẽ đóng góp như thế nào vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

    Nghị trình rộng rãi của “Đối tác toàn diện” hàm chứa nhiều tiềm năng to lớn để làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ chính trị tới kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, liệu rằng mối quan hệ đó có thể đạt được chiều sâu tới mức nào còn phụ thuộc vào việc cả hai bên sẽ đặt bao nhiêu tâm huyết vào đó để tăng cường hợp tác giữa hai nước.

    “Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào. Chúng tôi cũng nghiên cứu, đọc rất kỹ. Các bạn là một trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ và cũng là của thế giới, các bạn có thể giúp chúng tôi về cái sở cứ của vấn đề – Chủ tịch nước hỏi ngược lại với cử tọa – Không biết có ai chứng minh được không?”. Giới học giả CSIS cùng vỗ tay nhiệt liệt sau câu hỏi này. Chủ tịch nước nói thêm: “Tôi thật tình, nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì tôi cũng phải nói như vậy”. (Trích phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

    • Murray Hiebert

    • Tien Ngu says:

      Nghe cò mồi VC viết theo kiểu…lề phải, bơm chủ tịch của cái nước Việt Nam Cộng láo của chúng mà…chán mớ đời.

      Cò mồi cứ tưỡng tượng rằng thì nà ai cũng như chúng, nhắc đến các lãnh tụ Cộng láo từ Hồ chí Minh đến Trướng tấn Sang, là ai cũng phải bái chúng từ xa bái tới. không thôi…bơm cạch cạch…

      Cò à cò, cho đến nay thì cái bản mặt của các anh chủ tịch Cộng láo, ai cũng rành cả. Mỹ nó chỉ nà dụ khị các anh ấy không nên để cho Tàu Cộng chiếm cái biển Đông làm ao nhà của Tàu, Mỹ mất đi con đường tơ lụa, mất uy tín với đàn em ở chung quanh vùng đông nam á mà thôi.

      Có cái con bà gì mà danh dự với…tự sướng?

      Mở cái con mắt hí lên, cò?

  2. nguyen hoang dung says:

    Như con đà điểu vùi đầu trong cát các bác cờ vàng hải ngoại, rận chủ trong nước luôn chạy trốn sư thật rằng :
    - 38 năm nay chế độ VNCH đã chết dã tiêu vong, cộng đồng VN hải ngoại, người thức thời khôn ngoan dù có ghét cộng sản đến đâu , cũng không ngu dại gì đi biểu tinh theo sự xúi dục của các hội đoàn đảng phái lừa bịp , móc túi dân để làm chính trị .Truyền thông có nóiláo bịa tin , suy diễn chẵng qua vì miếng cơm manh áo, nói sự thật tụi cực đoan nó phá nồicơm bằng cách biểu tình dài hạn như Viet Weekly mấy năm trước . Tóm lại lừa nhau và
    sống trong ảo tưởng ngày nào đó giải phóng quê hương khỏi chế độ cộng sản cái này thì nhìn lực lượng thì thấy chắc giải phóng bằng …bàn phím trong thế giới ảo. Thế giới thực các bác chỉ có súng nhựa đi diễu hành thôi.
    - Quan hệ Mỹ Việt ngày nay khác với 38 năm về trước, VN một quốc gia độc lập thống nhất có chủ quyền, chứ không phải là một nước chư hầu như VNCH ngày xưa.Thế giới bây giờ đa cực và thực dụng, VN mở rộng quan hệ ngoại giao đa dạng , đa phương với tất cả các nước.Quan hệ chiến lược giữa Mỹ và VN là quan hệ bình đẵng hai bên cùng có lợi và không xen vào công việc nội bộ của nhau . Như việc Snowden đào thoát khỏi nước Mỹ , VN không có một lời bình luận nào, việc nhà tù Guatemala của Mỹ VN chả cần lôi ra để dạy cho Mỹ : chân mình thì dính bùn đừng có mang đèn pin đi soi chân người khác , vì vậy các ông các bà cờ vàng , rận chủ trong nước trông chờ cây gậy nhân quyền dân chủ Mỹ phất lên như ngọn cờ vàng của các ông các bà mãi mãi là một hy vọng hảo huyền một thất bại thảm hại. 150,000 chữ ký ảo thỉnh nguyện thư do các bác đầu cơ chính trị cờ vàng đầu têu tổ chức đòi trả tư do cho ” nhạc sỹ ” cò mồi VK rốt cuộc mang mặt mo cả lũ.
    Tuy nhiên cái nghề đầu cơ chính trị là nghề kiếm cơm của các bác cờ vàng dù nghề này như bong bóng xì hơi cứ xẹp dần teo dần. Đang chờ các bác biểu tình ở trước tòa bạch ốc ngày TT Obama và phu nhân đi thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước CHXHCNVN . Lúc đó có bị cảnh sát hốt hết vào bệnh viện tâm thần thì đừng có trách nước Mỹ không có dân chủ , nhân quyền nhé. Bu đối xử với các con sao mà dã man tàn ác nhé,Chuông nguyện hồn ai hởi cờ vàng ???

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Cò mồi VC thì đứa nào cũng…tự sướng như thế cả.

      Nước Việt Nam Cộng…láo, là một nước….ngon lành, còn cái nước VNCH, chỉ nà một nước chư hầu, tay sai của Mỹ. Dân ở cái xứ VNCH rất nà…khổ sở, còn dân ở cái xứ Việt Nam Cộng…láo, lúc nào cũng…sướng tê người, như nà ở thiên đường ấy.

      Mắc cười quá, các anh cò mần như tất cả người VN, đều là những người…mắt hí. Tha hồ mà hát tỉnh rụi.

      Khoe õm củ tõi, nào là…thiên đường, nào là độc nập, tự do, hạnh phúc, chủ quyền…ngon nành…

      Bịnh ban quá, cò à cò.

      Có đứa nào ngu nhất như…Tiên Ngu, cũng thấy rỏ dân VN dưới bàn tay…bóp méo của đảng Cộng láo. Ngoại trừ đảng viên, cò mồi, và thân nhân của chúng; còn lại là dân em nào cũng vừa đói, vừa bị dạy ngu, vừa…nghèo mạt rệp cả.

      Nghe các em sinh viên, vừa đi học, vừa đi làm bồi phòng kiếm chút cãi thiện, em nào nào cũng phải kiêm thêm nghề…bán dâm. mới cò cái mà lây lất qua đời, ý quên qua ngày…

      Thiệt…thãm.

      Ấy thế mà cò mồi VC, cứ nà lên may, nói láo tỉnh rụi.

      Bất lương vừa thôi, cò?

  3. sunflowersNQ says:

    Tôi nói điều này khiến nhiều chú bác bên Việt nam cộng hòa không vừa ý nhưng thực sự việc họ bôi xấu chủ tịch Hồ chí minh là ăn cháo đá bát bởi dù sao ông cũng là người dành độc lập cho người việt nam , đặt nền tàng cho hình thành 1 nước việt độc lập tự chủ mới có cái nước việt nam cộng hòa của quý vị nhưng quý vị bôi xấu ông không thương tiếc cũng giống như ông Diệm khi lật đổ ông Diệm họ cũng không cần xét xử mà triệt hạ thẳng tay người khai sinh ra nước VNCH mà chẳng cần biết có tội gì với họ

    • Tien Ngu says:

      Thấy…thương quá…

      Cò này chắc cò…Tàu.

      Học thêm tiếng Việt, viết cho rành câu, rành chử, rồi hãy lên đây hát, em?

      Tiếng Việt em chưa rành, diễn tả chưa thông, thì…có ra cái nghĩa địa gì? Thiên hạ thấy em hát, ai cũng…cười khữa khữa.

      Hồ chí Minh được Tàu Cộng, Nga Cộng và cò mồi của chúng dàn dựng ra sao, thiên hạ rành hết rồi, em?

      Anh Hồ xưa cũng ngang cơ với em bây giờ vậy. Busboy, kitchen helper…

  4. VOA says:

    Nhân quyền là lý tưởng loài người. Nhân quyền cũng là chiêu bài cho một cường quốc chèn ép các nước yếu. Nhân quyền cũng là chiêu bài cho những kẻ núp nách ngoại bang chống lại Tổ quốc và nhân dân VN. Các ông mà biết, hiểu chút gì về nhân quyền thì đã không làm Tây sai rước Tây về giầy mả tổ, đã không dựng lên và duy trì nhà tù Côn Đảo hơn một trăm năm cho đến cái ngày những người Cộng sản VN đứng lên giải phóng, phá bỏ cái Địa ngục trần gian này.

    Lịch sử VN và Hoa Kỳ có cùng một điểm chung trong cuộc đấu tranh đòi hỏi Nhân quyền, tức Quyền con người. Nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân VN đã đứng lên đấu tranh dành Độc Lập-Tự Do, dành Quyền được sống, Quyền Tự do, và Quyền theo đuổi Hạnh phúc (“Right to Life, Liberty, and the pursuit of Happiness”).

    Nhân quyền, những Quyền con người nói trên là nguồn cảm hứng cho các vị Cha già dân tộc (Founding Fathers) của Hoa kỳ và Việt nam đứng lên giải phóng dân tộc, dành Độc lập – Tự Do cho đất nước và nhân dân của mình.

    Thật ra, khi đối thoại về Nhân quyền, tức Quyền con người của người dân VN, phía chính phủ Hoa Kỳ phải đương đầu với những vấn đề vi phạm quyền con người VN mà hậu quả đến ngày nay hàng triệu người dân VN vẫn còn gánh chiụ. Xới tung vấn đề chất độc da cam vi phạm quyền con người thì đương nhiên Hoa Kỳ không bao giờ giải quyết được. Đó là lý do vì sao trong bất cứ phát ngôn nào của chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến VǸ về vấn đề nhân quyền thì luôn được nói rất có lệ, qua loa chung chung, là có sự khác biệt giữa hai chính phủ, và cần có Đối Thoại thường niên, trong phòng họp kín.

    Chính phủ Hoa Kỳ có vấn đề vi phạm Quyền con người VN. Chính vì lẽ đó, khi nói về Nhân quyền, chính phủ Hoa Kỳ mở miệng mắc quai. Chất độc da cam của Hoa Kỳ đã khiến hàng triệu con người VN nạn nhân chất độc da cam KHÔNG có quyền được sống, quyền tự do, và quyền theo đuổi hạnh phúc. Một số lớn những con người này đang sống vật vờ nửa thực vật, mang hình hài người không ra người, vật không ra vật.

    • Tập Làm Văn says:

      Tây, Mỹ khác loại tuy có ác
      Cộng Sản cùng giống lại quá tàn
      Tội ác Tây, Mỹ (CSVN) đem so sánh
      Hai thằng cộng lại kém Việt Gian *

      * Mỹ-Tây cộng lại vẫn không ác bằng CSVN

    • says:

      Chât độc da cam là v/d nhân quyền? Mơi nghe lần đầu có ngươi nói sảng . Mỹ không vô cơ rãi thước khai quangtrên những người dân thường mà “lá rưng che kín đoàn quân ta(vc) núp trong đó.thĩnh thoảng thấy vắng bóng quân vnch ,chạy ra lộ uy hiếp dân chúng .ân cươp hàng hóa ,bất nguời ,giết ngươi ,đào đường ,đắp mô,giật mìn xe đò hoăc bắn tỉa…Vì bảo vệ quân dân VNCH ,nên My rãi thuốc khai quang như đã từng làm ỡ Mãlai (rừng rậm rịt,có nhiêu bờ bụi,nơi quân vc ẩn nấp đê khũng bố dân và quân miền Nam.Nhờ có khai quang ,VC không còn nơi ẫn nấp ,trốn tránh…Cố nhiên,nếu chât khaiquang là chất độc thì chì có quân Bắc cộng xâm lăng trón trong các bùi rậm (rừng che kín quân thù) mơi bị mà thôi (cho nên danh sách xin bồi thường hầu hêt là dân hãiphòng (bắc cọng ) Mỹ không bồi thường vì Mỹ không ngu quăng tiền một cách vô lý (mai văn triét/sau này Mỹ nhân đạo cho 500,000 ,không biết có ai nhận tiền chưa.Miền Nam thì hầu như không ai bị và đươc lên danh sách XIN BỒI THƯỜNG (độc quyền cho kẻ xâm lăng miền Bắc.) Nư vậy làmỸ làm mất nhân quyền vn ư? Quyền gì vây?quyên đi xâm lược ,giết người ư?Và đó là nhân quyền của bon chó đẻ CS sao ? Hèn gì ngày nay giết ngươi cướp của ,đánh đập bắt bớ ,giam cầm ,kể cả tàn ác vơi những người yêu nươc chống Tàu khựa…nhưng cứ nơi cứ cãi vn có tự do dân củ nhan quyền hơn Mỹ. Thì ra nhân quyền như tên này nói .Rỏ là vậy.
      Nước nào không có nhà tù . Nhà tù làm từ thơi Pháp thuoc ,xủ dụng lại có sao đâu. Nơi đay nhốt kẻ chống đối ,ke phá hoại ,kẻ kẽ khũng bố VC…chớ còn muốn xây “lâu đài ” cho chúng ở sao ? Mà cái Hõa lò có phải Pháp xây không ? Sao lý luân “cối xay” quái đảng.đâu tôm như,đít cá vây chứ?
      Mỹ nói mải về nhân quyền ,thúc giục vn cãi thiện quyền làm người vn.Cả thế giì đều lên án.Dân trong nước và dân vntncs cũng vận động nhân quyền cho vn.Và mơi đay TT Obama ,ngoai truwowxng kerry và QH Mỹ cũng đòi TTS cải thiện nhân quyền tại vn. Cuôc biểu tính 2000 người ũng hô Obama và Kerry nêu v/đ nhân quyền tại vn,yểm trợ đồng bào trong nước (cac người bị bất vì luật rừng của chinh phủ Vc)và đòi hỏi phải thả họ ra ngay nếu muốn Mỹ giúp VN sâu hơn nữa. Nghe hay không là ở NTS. Mỹ không “ke”. VN cs là “ngôi sao” của Tàu thì cũn như tâyaytajnh ,ngoại mông hán hồi. Đối pho vơi tc cs chút khó khăn,nhưng đoa là Mỹ.Chĩ có VN không còn là vn mà thành huyên hay tỉnh QN của TC (có Quãng Đông ,Quãng Tay sao không có Quãng Nam ?)
      Luc đó cha gìa dân tộc chính thức là hồ ly cáo chồn tinh,lưu xú muôn đời là KẺ BÁN NƯỚC . Cha già đât nước (Father of the country) là do toàn dân tôn xưng đầy kính trọng vì có công trạng lớn vơi đất nước dân tộc,chớ ai đi tôn xưng con quỉ hai nước hại dân rươc ngoại bang ,kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ,dâng giang sơn gấm vóc cho lủ tàu khựa.Có thằng cha mất nhân thất đức như vậy nên mơi cơ những đưa con mất day ,khùng điên và bị mát nặng.
      Co biết tra tự điển (của Hanội in) thì tra chữ nhân quyền nghĩa là gì trước khi “phát” bừa bãi như vậy.
      (Hà)

  5. Refugees Nguyen - California says:

    Thời điểm ông Sang đến Mỹ cũng là nhân ngày trong nước VN đang kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, điều đó cũng cho thấy CSVN họ gát quá chuyện quá khứ và hướng đến tương lai cùng với nước Mỹ. Quan hệ VN – Hoa Kỳ hầu như phát triển toàn diện và trên đà ngày càng khắn khít và nồng ấm hơn. Một số chính khách và dân chúng người Mỹ gốc Việt luôn tìm cớ làm rạn nứt mối ban giao Việt – Mỹ, một trong những cớ đó là dân chủ và nhân quyền. Trong chuyến đi Mỹ lần này ông Sang dẫn theo 3 chức sắc đứng đầu các tôn giáo đến Mỹ để đối thoại trực tiếp về chính sách tôn giáo của VN, điều đó cho thấy CSVN đã nhổ nước bọt vào mặt của những người chống cộng và nói rằng bọn bay hãy tự đi tiềm hiểu thực tế tình hình nhân quyền, tôn giáo ở VN với những người thật, việc thật đó đi và hãy im mồm lại

    • Austin Pham says:

      Nó không phải là “cớ”-reason mà nó là chứng cứ-evidence. Nguyên tắc của mọi bang giao quốc tế là thành ý, nguyên tắc đàm phán của thê giới văn minh là dựa vào “common sense” để các đối tác có thể có cùng sự đồng nhất. Thành ý của VC là đâu khi bọn chúng đi hàng hai, phun đi liếm lại, trở mặt như chong chóng? common sense ở đâu khi chúng bóp chẹt người dân đối kháng trong nước để cùng lúc xin xỏ các quốc gia văn minh giúp cho chúng không bị bắt nạt nhằm tiếp tục duy trì việc “đè đầu cưỡi cổ” dân tộc của chúng hơn nửa thế kỷ nay? Tiếng nói, ngôn ngữ xử dụng của bọn lưu manh không phải là lý do buộc tội, chính hành động lưu manh mới là lý do xác quyết bọn này là những thằng lưu manh. Vậy thì giữa hai thằng lưu manh, một tên nói tiếng Việt và tên kia nói tiếng tàu thì chúng nó lưu manh khác nhau ở chỗ nào? Chính phủ Mỹ có những nguyên tắc bằng văn bản phải tôn trọng, có những điều kiện bị bắt buộc bởi quốc hội, đạo luật mà họ phải thi hành. Những người biểu tình, các vị dân biểu, các hội đoàn đấu tranh cho nhân quyền đã đưa ra “chứng cứ”. Chính phủ Mỹ mới là tác nhân dựa vào những chứng cứ đó mà đưa ra quyết định cuối cùng. Và nếu họ quyết định từ chối điều kiện xin xỏ gì đó của những thằng lưu manh nói tiếng Việt thì “cớ” của họ là từ những “chứng cứ” kia.

  6. Trúc Bạch says:

    Theo “ý kiến của một người bạn” (dấu tên) thì việc ông Trương Tấn Sang qua Mỹ để vận động vào TPP là không cần thiết, vì rằng thì là :

    - Việc Việt Nam vào TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) chỉ là chuyện sớm muộn, vì Mỹ rất muốn “dùng” CHXHCNVN như một cái gai đâm ngang sườn của Trung cộng – tuy nhiên – người Mỹ cần một thời gian để xắp xếp, nghiên cứu cách đối phó trong trường hợp đảng CSVN – như bản chất của nó – vào tổ chức trong thân phận một tên Nằm Vùng hay một tên Biệt Động Thành do Trung cộng gài vào TPP vố không có mặt của TC (*)

    - Cũng theo người bạn này thì chắc chắn CHXHCNVN sẽ được gia nhập TPP, và rất có thể là Obama sẽ “xách tay” sang VN như một món quà để tặng cho nước chủ nhà .

    (*) Nếu CHXHCNVN vào TPP – là một tổ chức không có mặt của Trung Cộng (TC), nhưng lại – bằng cách này hay cách khác – bí mật dùng hàng hóa và tài chính của TC để lũng đoạn tổ chức và thu lợi cho TC – thì đó là một tai họa không lường cho tất cả các thành viên của tổ chức, vì cho vào thì dễ, mà “đuổi ra” thì rất khó – Chuyện hàng sản xuất ở Tầu, mà dán nhãn VN và xuất từ VN để vào Mỹ và Liên Âu là chuyện đã từng xẩy ra .

    • Builan says:

      AI MÀ TIN VC ?
      “… người Mỹ cần một thời gian để xắp xếp, nghiên cứu cách đối phó trong trường hợp đảng CSVN – như bản chất của nó – vào tổ chức trong thân phận một tên Nằm Vùng hay một tên Biệt Động Thành do Trung cộng gài vào TPP vố không có mặt của TC (*)

      _Chỉ có những người anh em NGU LÂU _ Bon BBBB… vì miếng cơm manh aó mới cúi đầu chiụ trân !
      Những tên ĐAỊ CÔNG THẦN – LTCM..cũng sáng mắt ra rồi
      Mấy anh TƯ BẢN ĐỎ cũng lần lần văn minh – nhờ đổi đời khôn lên – con cái được ăn học _ DU SINH còn biết ở lại nước ngoài- dưạ vào KHÚC RUỘT NGHÌN DĂM sống khoẻ re ?

      Sông làm người cho ra cái giống người
      Chống con mắt lên – can đãm nhìn vào sự thật đi hởi những người anh em ?
      CHỐNG GIẶC TÀU – QUÂN CƯỚP NƯỚC !! Phạm cái tôi chi mà bị hành hạ nhốt TÙ ???
      HOÌ đi , hỏi cho thấu đất trời ! Tiên Tổ Việt Nam
      THẤU 18 ĐỜI HÙNG VƯƠNG dựng nước và giữ nước !!

  7. Nguyễn Trọng Dân says:

    @ Ngàn Trong, Ngàn Ngoài , Ngàn bách hóa Tổng hợp , Ngàn Lớn Ngàn con ,

    Sẽ có bao nhiêu…. thi sĩ Ngàn?
    Làm thơ lượm thượm Ý khô khan
    Gieo vần buông chử sai thi pháp
    Hoán âm rót điệu quá sổ sàng
    Cố mong bới vết tìm chân mỸ,
    Nào ngờ tâm niệm rách tan hoang
    Khả năng nếu vậy thì nên vậy
    Chớ cố cưỡng cầu khoái chơi sang !

    ****************

    Chớ có cưỡng cầu khoái chơi sang
    Nói sao cho hiểu mấY thầy… Ngàn!
    Cãi cọ trấu tro lòi trí dốt
    Sân si hung hãn lộ tánh càn
    Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng
    Gượng tát đầm xâu kiếm nghĩa vàng
    Trần ai nhíu mặt nhìn thơ chuối
    Ngàn ơi nghĩ kỸ phải không Ngàn ?

    • nvtncs says:

      “Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng
      Gượng tát đầm xâu kiếm nghĩa vàng”

      Hay!

      • TÔ Mã Ý says:

        Như ca dao. Cũng khen hay.

        Thế mới là thơ:
        “Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng;
        Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa vàng.”

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Đa tạ Tô tiên sinh cho vãn bối … tí tí hơi trà
        Vãn bối biết Tiên sinh chưa ra… thơ đó thôi …

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Có một Vài lổi chính tả do đánh máY.

      “đầm sâu ” chớ không phải “đầm xâu”
      ” Luộm thuộm ” chớ không phải ” lượm thuợm ”
      “Sỗ sàng ” chớ không phải ” sổ sàng ”

      Đánh máy kiểu nước lụt nên sai sót
      Thông cảm nghen !

      Kinh

      • noileo says:

        “Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng;
        Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa vàng.”

        Hay quá !
        Cám ơn bác Nguyễn Trọng Dân

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Đa tạ huynh ,

        May mắn uống nhằm loại trà Nhật Bản chính hiệu , không phải trà China Hán Cộng nên đầu óc lăng tăng gợn sóng khá khá được tí xíu…

        ” Cố vớt trăng ra dòng nước đục
        Gượng gánh sao rời lối cỏ hoang
        Hạc nào quãng ngại gầy thân xác
        Cò vẫn âm thầm xoãi cánh khuya..”

    • Thắc-Mắc says:

      Tôi mượn phần đất của bài chủ này, và phần phản-hồi của NTD – qua hai đoạn thơ ‘ thất ngôn bát cú ‘ – để đề ra vài ý-kiến :
      (1) – Suốt tuần qua + vài ngày trước đó, tấp-nập là những bài viết của không it tác-giả, viết về việc CT.Sang qua Mỹ ‘ hội-kiến ‘ với TT.đương-nhiệm Mỹ. Những bài viết này lôi kéo theo hằng trăm phản-hồi, ca-tụng Sang cũng có ( chắc-chắn là phe ta ), chỉ-trích, chê-bai thì nhiều. Nhiều phạm-vi được nói đến : nhân-quyền, chính-trị, quân-sự, xã-hội v.v…Hiện-tượng này có khả-năng kéo dài thêm thời-gian. Tôi tự hỏi, cái đích của những phê-phán đó là cá-nhân Trương tấn Sang hay là một nhân-vật cao-cấp – đại-diện cho chính-quyền đảng-trị, toàn-trị VN hiện nay ? Nhưng dù là đích nào cũng mặc-nhiên thể-hiện đường lối của Đảng CSVN – vốn đang chỉ-đạo guồng máy chính-quyền VN bây giờ. Và tôi cũng tự hỏi thêm, hiện-tượng này, nhiều bài viết, nhiều phản-hồi chỉ cho hầu như một chủ-đề duy-nhất : CT.Sang qua Mỹ, đã có cause and effect nào ? Nguyên-nhân chính nào để Sang qua Mỹ và sự-kiện đó sẽ cho những kết-quả thiết-thực nhất nào ? …Những phản-hồi nói chung có đề ra phần nào những điều đó, tuy nhiên lan-man, không đi vào trọng-tâm.
      (2) – Đọc hai đoạn thơ của NTD, có vài ý, từ – mà các bạn khác trích ra, thưởng-thức và khen-ngợi – tôi cũng đồng tình. Tôi thích đọc thơ và thưởng-ngoạn. Tôi không dám đưa ra lời phê-bình, e ‘ múa rìu qua mắt thợ ‘, nhất là đối với thi-sĩ Ý-Yên chẳng hạn ; nhưng chợt thấy câu 5&6 của bài thơ thứ hai có vương-vấn tấm lòng của Quách Tấn trong ‘ Mùa Cổ-Điền ‘. Cố và gượng thì có, nhưng khó mà đạt được kết-quả. Tôi không theo hướng của Quách Tấn để tìm xem ý hai câu trên có phải là ‘ Nhưng xóa bỏ cái gì đây ? Đêm xóa bỏ ngày. Cái chết xóa bỏ đời sống. Quên xóa bỏ nhớ …’ nặng phần triết-lý và ‘ đạo pháp ‘, mà tôi hiện-thực-hóa ý của hai câu đó cho việc qua Mỹ của CT.Sang – cũng là của CSVN. Nghĩa là, cố và gượng nhưng không chắc sẽ có kết-quả nào.
      (3) – Xin lỗi NTD vì có lẽ một chút đi vào đời tư của bạn. Những phản-hồi khác của bạn revealed bạn không lớn tuổi lắm, nhưng với hai bài thơ này thì lại khác, hình như cho thấy rằng bạn cũng xấp-xỉ 1/2 đoạn đường từ 70 đến 80 như tôi – là điều tôi không tin -, Ý-Yên có cảm thấy như vậy không ? Mà thôi, lẩm-cẩm vốn là một yếu-tố mà tôi đang có. Tôi thấy không thừa khi viết lại hai câu đó ‘ Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng, Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa vàng ‘. Khuya thì làm sao có nắng. Đầm sâu thì khó tát, nhưng cũng có thể thực-hiện được, mà nghĩa vàng thì thật rất khó trong thời-đại ‘ vật-chất ‘ này ; tuy nhiên cũng có cơ-hội xảy ra dù xác-suất rất, rất là nhỏ. Kết-hợp cả hai câu, theo thứ-tự trước sau – hiện-tại và tương-lai – ngụ-ý (dù tác-giả chỉ là vô-tình ) rằng hiện-tại thì mọi cố-gắng của chính-quyền VN là ‘ impossible ‘ để có những kết-quả như ý muốn, nhưng trong tương-lai, với xác-suất rất chi là nhỏ, nghĩa là với những điều-kiện nào đó, ví-dụ như CSVN chịu giải-thể, hoặc nhân-dân quyết-định vùng lên, đạp đổ, loại-bỏ cách thành-công chính-quyền dộc-tài VN dưới sự chỉ-đạo và không-chế của Đảng CSVN.
      Đây chỉ là lời bàn Mao Tôn Cương.

  8. Ý TIÊN says:

    Nên tìm hiểu:
    Đường Tăng — ý quên, Đường SANG — tới Mỹ như đi công tác, không phải là khách.
    Đường Sang tới gặp Tập Cận Bình, cũng như đi công tác, không phải là khách quý.

    Đem đặt chuyến đi Đường Sang vô bối cảnh, thì thấy , ngay sau khi Mỹ Hoa họp
    thượng đỉnh với nhau, thì hai ông hoàng đế Hoa và Mỹ, lần lượt cho với Đường Sang
    tới gặp. Chẳng lẽ bên Hoa nói “gà “với Sang, rồi bên Mỹ lại nói ” vịt” với Sang, ru mà?

    Xem như thế, Đường Sang cùng hội kiến hai hoàng đế Mỹ Hoa, là do vấn đề VN ( có
    thể luôn cả Đông Dương tiếp theo) có liên quan mật thiết tới hợp đồng chung Mỹ Hoa.

    Chuyến đi của Đường Sang thật ra, chì có mục đích là nhận ” thống báo” từ Mỹ Hoa.

  9. Tập Làm Văn says:

    Ngày xưa đánh Mỹ-Ngụy nhào
    Hôm nay thảm đỏ Mỹ vào Việt Nam
    Cũng vì Tầu cộng quá tham
    Biển Đông chúng liếm, Nam quan chúng vồ

    Ngày nay đảng mới ngớ ra
    Bao năm tin tưởng Nga – Hoa hoá lầm
    Stalin Các Mác hâm hâm
    Cộng Sản Chủ Nghĩa là đâm chém người

    Đúng là một lũ đười ươi
    Thế mà bác tưởng thịt tươi rước về
    Dân Nam đau khổ trăm bề
    Bây giờ đảng tỉnh não nề nước Nam

    Từ nay bỏ thói Việt gian
    Bắt tay xây lại ngôi nhà Việt Nam
    Dù cho có phải gian nan
    Quyết xây Dân chủ, Việt Nam vững bền

  10. says:

    Rốt cuộc thì Obama đa không đem những yếu cầu của bọn CCCĐ ra để mặc cả với Trương Tấn Sang. Lũ CCCĐ bị hố to lần nữa rồi.Tẽn tò!… Vì sao vậy?

    Chỉ vì lũ CCCĐ căm thù CS quá hóa ra lú lẫn. Quyền lợi của Mỹ là bắt tay với CSVN, thế mà lũ CCCĐ lại yêu cầu Mỹ cắt bỏ quyền lợi Mỹ để đổi lấy nhân quyền ở VN. Đúng là ngu như lợn!

    • Hồ says:

      Vậy, phải khôn như mấy con. . .Bò ở Ba Đình bán VN cho Tàu cộng để được vinh thân phì da phải không ? Bò con Hà ?

Phản hồi