WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sang Tàu rồi đến Mỹ

Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?

Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?

Mặc dù ông Trương Tấn Sang được ông Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama tiếp tại Toà Bạch Ốc, nhưng trước đó khi đặt chân đầu tiên lên mãnh đất Hoa kỳ, người đón ông tại phi trường lại là đương nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear. Một cuộc tiếp đón rất lạnh nhạt, lèo tèo không kèn không trống và không tương xứng với tầm vóc Chủ tịch một quốc gia. Các hảng tin truyền thông truyền hình hàng đầu như CNN, CBS, ABC cũng không thấy loan tin, ngoài trừ các hảng tin báo chí.

Về mặt nghi lễ ngoại giao, đây là tín hiệu cho thấy chủ nhà đã đánh giá vai trò của cái gọi là Chủ tịch “không được bầu” của chế độc đảng, so với Tổng Thống do dân bầu như thế nào. Trên nguyên tắc, đón ông Chủ tịch phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, tệ lắm thì là cấp Thứ trưởng chứ không thể là một nhân viên cấp đại sứ. Cung cách “protocol” đón tiếp giữa hai quốc gia đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao trao đổi trước, nếu phiá Việt Nam thấy có vấn đề thì họ đã phải từ chối khéo. Rất tiếc, chấp nhận nghi lễ ngoại giao ở tầm vóc quốc gia như vậy đã cho thấy chuyến đi của ông Sang là chuyến đi gượng ép, vội vã và không phải do Hoa Kỳ mời, mà là do phiá Việt Nam khẩn cấp yêu cầu.

Dĩ nhiên về ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời. Ở cương vị chủ nhà, phải có lời mời thì khách mới đến được, cho dù khách mời là khách theo kiểu chịu đấm ăn xôi, mặc dày mày dạn, bị gậy ăn xin hay năn nỉ để được gặp.

Ông Sang đến Mỹ sau chuyến đi qua Tàu hồi tháng 6. Kết quả của chuyến đi Trung Quốc được giới chuyên viên nghiên cứu đánh giá là “thần phục” Thiên Triều. Các điều khoản ký và thoả thuận giửa hai nước hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề khẩn cấp, đang được cả nước quan tâm như tình trạng mất chủ quyền của Việt Nam, các vụ xung đột ở biển Đông, việc “tàu lạ” liên tục bắn và “cướp”, đánh phá tàu cá của ngư dân Việt Nam. Phương án giải quyết ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, hay những vấn đề nổi cộm khác thể hiện dã tâm của Trung Quốc lấn biển, dành đảo đã không được đề cập trong các thoả thuận.

Về nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực của ông Sang với đồng chí “X” và vây cánh của ông ấy vẫn còn kèn cựa, chưa ngã ngũ cụ thể. Nếu nói ông Sang có vây cánh và thực lực trong chánh quyền, thì ngược lại, đồng chí “X”, đã gần như có ảnh hưởng rất mạnh ở lực lượng công an và quân đội.

Vì vậy, về nhiều mặt, trong hoàn cảnh “bên trong lộn xộn, bên ngoài yếu xìu”, ông Sang không đủ uy tín và thế lực để hưá hẹn và giải quyết được điều gì cụ thể với tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của Việt Nam. Nếu có, thì chỉ củng cố thêm một chút uy tín của ông Sang về mặt nội bộ trong đảng CSVN, vì đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến. Về uy tín đối với quốc tế hay phiá Trung Quốc, ông Sang cũng có thể gửi ra tín hiệu cho thấy Việt Nam chúng tôi đang là đồng minh, bè bạn của Hoa Kỳ.

Việt Nam Muốn Gì?

Có nhiều điều Việt Nam cần ở Mỹ mà có thể trong chuyến đi này ông Sang và Chính trị Bộ muốn có một sự khẳng định và hứa hẹn của Obama. Việt Nam cần mua vũ khí quân sự hạng nặng của Mỹ, Việt Nam cần trang thiết bị quân sự tối tân, vũ khí sát thương và các lãnh vực liên hệ quốc phòng. Dù khấu đầu trước Trung Quốc, lãnh đạo CSVN biết là họ đang ở thế trên đe dưới buá. Trước nanh vuốt của Trung Quốc ngày đêm lấn biển dành đảo, lãnh đạo CSVN hiểu rỏ là nếu họ tiếp tục nhịn nhục qua sông, bán đất nhường đảo để giử vững chế độ độc tài, thì đến lúc phải bán vợ, đợ con của họ, cũng không thể thỏa mãn tham vọng của quan thầy Trung Quốc. Cho nên, phải tìm cách dựa lưng Hoa Kỳ để tìm chỗ “an toàn”, nhưng cũng không dám ra mặt thẳng thừng vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.

Việt Nam muốn tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership) để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái, có nguy cơ đổ vỡ vì tham nhũng và hậu quả chạy theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ các mặt hàng chiến lược gồm may mặc, nông sản phẩm và ngư nghiệp đã lên đến gần 25 tỷ đollars. Nếu được Mỹ ủng hộ để Việt Nam vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng vọt, được miễn hàng rào quan thuế có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong lãnh vực xuất khẩu, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và giữ được tính cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam với các đối tác kinh tế khác như Trung Quốc, Thái lan, v.v…

Việt Nam cần Obama hứa hẹn vai trò quân sự Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là ở Biển Đông để cầm chân tham vọng của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ làm đối tác chiến lược quân sự ở Thái Bình Dương. Sau chuyến đi Trung Quốc, có thể ngoài những điều ký kết trên giấy, ông Sang và Chính trị bộ đang bị áp lực của Trung Quốc về mặt chiến lược quốc phòng và chủ quyền mà không quốc gia nào có thể giải quyết được trừ Mỹ. Vì vậy, việc ông Sang vội vã đi Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, việc ông Sang muối mặt chấp nhận thủ tục nghi lễ ngoại giao, việc Toà Bạch Ốc lên chương trình đón ông Sang một cách đột ngột ngoài dự đoán, cho thấy chuyến đi ông Sang không thoát ra khỏi các mối liên hệ trên.

Dĩ nhiên để tránh cho ông Sang bớt bị áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và dư luận Cộng Đồng Người Việt, Hà nội đã tạm ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân. Cho dù thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ, cho dù biết chuyến đi ông Sang sẽ bị Quốc Hội và Cộng Đồng Người Việt lên án mạnh mẽ, Hà nội đã không có sự chọn lựa nào khác mà vẫn để ông Sang đi Hoa Thịnh Đốn. Khi ngưng xử Luật sư Lê Quốc Quân, Hà nội nghĩ có thể tạm thời tránh buá riều dư luận. Rất tiếc, vụ Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực lại xảy ra ngoài dự đoán. Đây là việc mà Hà nội đã không lường được, vì vậy vài ngày trước khi ông Sang đi Mỹ, tin Điếu Cày tuyệt thực do tù nhân chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm tiết lộ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Cộng Đồng Người Việt, tạo cơ hội cho Lập Pháp Hoa Kỳ lật lại hồ sơ nhân quyền và áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Obama.

Hoa Kỳ Muốn Gì?

Obama đã nhiều lần tuyên bố, muốn đẩy mạnh hợp tác Thương Mại Thái Bình Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia. Ngoài lý do cụ thể là tạo lợi thế đòn bẩy kinh tế để các quốc gia trong khối Thái Bình Dương hợp tác, phát triển và yễm trợ lẫn nhau trên lãnh vực thương mại. Khối Thương Mại Thái Bình Dương chính là vũ khí chiến lược của Mỹ đễ cầm chân Trung Quốc. Khi cố tình tạo ra một khối thương mại và kinh tế độc lập, tách hẳn các quốc gia trong khối ra khỏi qủy đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền Obama muốn làm giãm bớt nanh vuốt của Trung Quốc, muốn trực tiếp giúp đở các quốc gia đang trong vòng phát triển và yễm trợ, để vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc. Nói cách khác, Khối Thương Mại Thái Bình Dương là một thứ “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Thái Bình Dương bên cạnh các chiến lược quân sự “quyền lực cứng” khác.

Obama muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược trên mặt trận biển Đông để cầm chân ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc. Vai trò Việt Nam hiện nay chưa thể trở thành đồng minh như Phi Luật Tân hay Nhật, nhưng ký kết một số văn kiện để khẳng định vai trò đối tác chiến lược, để hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự là những ý đồ mà Hoa Thịnh Đốn đã không ngần ngại bày tỏ. Và vì vậy, Hoa Kỳ cũng sẳn lòng để viện trợ vũ khí, quân dụng, huấn luyện và tập trận chung với Việt Nam ở biển Đông.

Năm ngoái, Đại tá Hải quân William Jordan từng phàn nàn “Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có chung quan điểm chiến lược về tình hình Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó không chấp nhận tham vọng đòi chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc và cần có một sự quân bình với quyền lực vừa trổi dậy trong vùng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hiện cụ thể, họ muốn gì trong quan hệ đối tác đồng minh với Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu trên”.

Như vậy, có thể nói việc thảo luận để dẫn đến ký kết Việt-Mỹ về “Hợp Tác Toàn Diện” đã từng diễn ra trong một quá trình dài, có lúc gần như bị gián đoạn vì thái độ “lừng khừng” của Việt Nam, và gần đây, đột nhiên Việt Nam lại có những động thái cụ thể, vượt rào cản để đến gần với Mỹ. Phải chăng Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP) là miếng mồi ngon từ phía Hoa Kỳ, đủ sức đẩy Hà Nội phải nhập cuộc với Mỹ để cứu vãn nền kinh tế và chế độ đang trên đà vực thẳm.

Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam bớt đi các hành động đàn áp nhân quyền. Khi Hà nội gia tăng đàn áp nhân quyền, điều này không có lợi cho chính quyền Obama, vì bị áp lực nội bộ và phải giái thích các chính sách đối ngoại để thuyết phục các Dân Biểu, và Nghị Sĩ Mỹ đồng thuận với Obama. Nói cách khác, Hoa Kỳ, cả Hành pháp và Lập pháp, đều nhất quán ở chiến lược khai thác vai trò Việt Nam nhằm giãm bớt tham vọng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giao tiếp với một quốc gia độc tài, toàn trị và có hồ sơ về nhân quyền vô cùng tồi tệ như Việt Nam. Chính quyền Obama, tức Hành phàp có thể bị trói tay, trói chân trước một đối tác có thành tích bất hảo. Cho dù Hoa Kỳ không hài lòng với các hành vi trấn áp bất đồng chính kiến ở trong nước, nhưng chính quyền Obama cũng không mạnh mẽ áp lực, trừ trường họp bị Lập Pháp qui trách nhiệm là đang tiếp tay với chế độ toàn trị, đi ngược lại giá trị “nhân quyền” của nước Mỹ, thì họ mới gượng ép lên tiếng.

Khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), áp lực của các định chế kinh tế, các qui luật trong sáng và điều kiện công bằng trong sân chơi thương mại buộc Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghị, nhờ vậy Việt Nam từng bước lột xác về kinh tế và xã hội, dù chính trị vẫn còn mang bộ mặt độc đảng, nhưng thú tính thì đã thuần hơn trước nhiều.

Nếu tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, sức ép của tính trong sạch trong quan hệ kinh tế, buộc Việt Nam phải tự cải tổ hơn nữa. Để trở thành hội viên, Việt Nam phải tôn trọng qui luật lao động, phải có Công Đoàn độc lập, phải có luật pháp nghiêm minh tránh tệ nạn ăn cắp bản quyền, làm đồ giả v.v..Tóm lại, qui trình cần thay đổi để sống còn và hội nhập, buộc CSVN phải tự điều chỉnh các chính sách cai trị để được chấp nhận vào Cộng Đồng Quốc Tế. Nói cách khác, con thú CSVN, đang từng bước thuần hoá những vẫn còn bản chất rừng rú của loài thú và rất khó lòng thay đổi trừ khi có một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.

Và điều này thì không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ, của chính quyền Obama mà là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam.

Trung Quốc Muốn Gì?

Trung Quốc không muốn Việt Nam thoát ra khỏi quỉ đạo kinh tế, chính trị và xã hội của họ. Trung Quốc không muốn thấy Việt Nam là đối tác quân sự, liên kết và làm đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc không muốn Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế, độc lập về chính trị, mạnh về quân sự và từng bước đi vào quĩ đạo Dân chủ hoá. Trung Quốc có tham vọng “Hán hoá” Việt Nam.

Trung Quốc đã từng ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vì vậy, khi Việt Nam tham gia Khối Thương Mại Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cũng sẽ không bằng lòng. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lôi kéo, áp lực và thậm chí có thể phá hoại để Việt Nam không hội đủ các tiêu chuẩn tham gia.

Sau chuyến đi Trung Quốc của Trương Tấn Sang, Việt Nam đã ký văn kiện đầu hàng. Điều gì làm Hà Nội đã phải cúi đấu thần phục Trung Quốc, nhưng lại đồng ý ký kết một số thoả thuận với Hoa Kỳ về chiến lược để cân bằng ảnh hưởng? Phải chăng cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua với Trung Quốc đã đẩy Hà Nội vào vị trí ngã sang Mỹ để tìm thế ỷ dốc? Phải chăng sau cuộc họp ở Bắc Kinh, Hà Nội nhận ra tham vọng nguy hiễm của Trung Quốc, mà chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ được Việt Nam? Vì vậy, một tháng sau đó, Trương Tấn Sang đã nhận chỉ thị Chính trị bộ đi qua Mỹ cầu viện, cho dù phải muối mặt như thế nào? Không phải đột nhiên Việt Nam đồng ý ký chung một văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, để có thể làm Trung Quốc nổi giận. Tiến trình này đã thảo luận từ trước và có thể sẽ không bao giờ được ký, trừ trường hợp Việt Nam thấy có lợi, hay có dấu hiệu bị nguy hiểm, bị đe dọa từ phiá Trung Quốc.

Thực ra, nội dung của “Hợp tác Toàn diện” cũng không có gì ghê gớm lắm. Nó chỉ lập lại một số thảo luận mà hai bên đã làm việc từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do thầm kín, Việt Nam đã không dám ký. Điều quan trọng nhất là phần nói về an ninh quốc phòng thì chỉ nhấn mạnh chung chung, không có gì cụ thể rỏ ràng. “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.”

Cũng không loại trừ trường hợp Việt Nam được Trung Quốc cho phép ký văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ , với điều kiện là Việt Nam phải ký các văn kiện đầu hàng với Trung Quốc trước. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên thượng tầng lãnh đạo của CSVN, không thể có sự kiện Trung Quốc bị bất ngờ trước hành động Việt Nam đơn phương ký kết “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, chỉ một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình. Nói cách khác, có thể văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” đã được Trung Quốc chuẩn y hồi tháng 6 khi Sang đến Bắc Kinh, đánh đổi lại Việt Nam phải ký văn kiện đầu hàng với Trung Quốc.

Những Vấn Đề Cốt Lõi

Nhân quyền có thể không làm Obama bận tâm vì ông ấy là một trong những Tổng Thống Hoa Kỳ kém về mặt này. Các chiến lược của Toà Bạch Ốc đều do Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phác hoạ, đề nghị, và đôi khi quyết định. Nếu có một ông Tổng Thống quan tâm đến nhân quyền, thì mặt trận nhân quyền có thêm điều kiện thuận lợi để áp lực. Nếu không, vai trò Quốc Hội, tức Lập Pháp vẫn là trọng tâm, là mục tiêu để chúng ta vận động.

Trước ngày Sang đến Mỹ, đã có biết bao tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, có Dân biểu họp báo tố cáo CSVN tại Quốc Hội, có hàng chục Dân biểu, Nghị sĩ ký tên lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Thậm chí, 4 Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, đảng của Obama do bà Dân biểu Zoe Lofgren, lãnh đạo của 38 Dân biểu thuộc Đảng Dân chủ ở California, đã vào tận Bạch cung để họp với Obama và nhấn mạnh yếu tố nhân quyền phải nêu cụ thể trong cuộc gặp với Sang.

Cộng Đồng Người Việt đã làm trọn vai trò “vận động” chính giới, và đã tố cáo trước dư luận thế giới bản chất vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài, toàn trị. Biểu tình ở San Francisco trước lãnh sự quán CSVN có đồng bào đến từ San Diego, từ Santa Ana, và từ San Jose; biểu tình ngay trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC, có đồng bào đã đến từ nhiều tiểu bang lân cận, thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chử ký gửi cho Obama v.v…Mặt trận vận động chính giới và đấu tranh tố cáo CSVN đã diễn ra vô cùng hào hứng và sôi nổi. Điều đáng mừng nhất là trong các mặt trận này tại Hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã có sự tham gia đồng bộ của tuổi trẻ Việt Nam, sát cánh cùng các thế hệ đàn anh. Đây chính là một điểm son trong cuộc tranh đấu của dân tộc Việt, để chúng ta yên tâm nhìn về tương lai cho một Việt Nam Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền.

Nhân quyền là cốt lõi để Việt Nam được coi đồng minh chiến lược nếu muốn có hậu thuẩn của Lập Pháp Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế. Thượng nghĩ sĩ John McCain từng tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền.”. “ Cần có sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ thì Việt Nam mới mua được vũ khí sát thương – Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”, Nghị sĩ Joe Lieberman của đảng Dân chủ cũng đã phát biểu như vậy.

Nói cách khác, Hà nội càng nghe theo Bắc Kinh đàn áp nhân quyền, càng bắt giam nhiều blogger, càng tuyên án nhiều anh chị em bất đồng chính kiến thì Việt Nam càng tiến gần Bắc Kinh hơn Hoa Thịnh Đốn. Đây là chiến lược tốt nhất để Bắc Kinh kéo Hà Nội ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Khi ông Sang đến Mỹ, Hà nội đã tìm mọi cách xoa dịu “hồ sơ nhân quyền” bằng việc dời lại vụ án Luật sư Lê Quốc Quân. Nhưng vụ Điếu Cày thì bất ngờ nên lúng túng. Dù sao, nếu ông Sang có thực quyền, chỉ cần một lệnh của Chính trị bộ, vụ Điếu Cày tuyệt thực đã giải quyết êm thấm, để ông Sang khỏi phải trả lời với Obama và dư luận Hoa Kỳ. Vậy thì, thế lực nào muốn gây khó khăn cho ông Sang? Đồng chí “X” muốn nhân cơ hội vụ Điếu Cày tuyệt thực để làm hỏng uy tín của Đồng chí Sang? Hay cánh thân Bắc Kinh trong Chính trị Bộ, đồng chí “Trọng” không muốn Việt Nam vào được Khối Thương Mại Thái Bình Dương?

Với các chánh quyền Hoa Kỳ, chính sách lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng hầu hết đều giống nhau. Đó là không có kẻ thù lâu dài, không có bạn vĩnh cữu. Quyền lợi của nước Mỹ là tối ưu. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố, “mèo trắng hay đen gì cũng được miễn là bắt được chuột”. Với Hoa kỳ, “độc tài, quân phiệt hay dân chủ không phải là điều cần giải quyết. Điều quan tâm là chính quyền này có là đồng minh với nước Mỹ hay không?” Và làm thế nào để lôi kéo họ làm đồng minh của Mỹ.

Việt Nam là nhà nước độc tài, chuyện này thuộc nội bộ của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam đơn phương giải quyết. Chính quyền Mỹ giao tiếp với chính quyền Việt Nam, trong tiến trình liên hệ, cọ xát và đối tác kinh tế, chính trị, quân sự v.v…, sự thay đổi theo qui trình dân chủ hoá, thúc đẩy sự tôn trọng các giá trị nhân quyền vì quyền lợi hổ tương, sẽ diển ra theo phương cách tự diễn biến của qui luật đào thải, không phải áp lực chủ quan từ Mỹ buộc Hà Nội phải thay đổi.

Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng vế phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.

Chính nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mõi của con dân Việt. Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN. Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.

Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.

Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sãn cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước. Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái, tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận.

Cần đẩy quan niệm “kẻ thù của kẻ thù là bạn giai đoạn của ta” lên tầm chiến lược. Như vậy, lực đấu tranh mới có sức mạnh chính nghĩa, mới tập hợp được đông đảo khối đông quần chúng, và nhiều thành phần để cùng nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu của dân tộc. Kinh nghiệm đấu tranh cho thấy, chính lực lượng phản tỉnh đến từ trong đảng CSVN là những nhân tố vô cùng hữu hiệu để làm suy yếu họ. Nội thù, có sức mạnh còn vũ bảo hơn áp lực từ ngoài.

Khi những người lãnh đạo đầu tiên của Hiến Chương 77, bí mật chia nhau vận động chử ký cho bản Hiến Chương. Cựu Tổng thống Tiệp Khắc, ông Vaclav Havel là người nhận báo cáo đầu tiên từ tay các cộng sự viên. Ông đã choáng trước kết quả, vì chính bản do những người cộng sản phản tỉnh Tiệp vận động, có rất nhiều người Cộng sản phản tỉnh ký tên, còn nhiều hơn cả bản của các anh chị em văn nghệ sĩ và thanh niên sinh viên.

Nhờ vận dụng được sức mạnh đồng thuận của dân tộc, nhờ khôn khéo, can đảm gát qua một bên sự khác biệt của “thành phần tính”, cuộc cách mạng nhung đã thành công, và có dấu ấn rất đậm từ sự đóng góp của những người Cộng sản “phản tỉnh” Tiệp.

© Đỗ Thành Công

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Sang Tàu rồi đến Mỹ”

  1. vietha says:

    Học giả Mỹ “chấm điểm” cao chuyến thăm của Chủ tịch nước
    Thứ hai – 29/07/2013 22:02 – Đã xem: 192

    http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/133149/hoc-gia-my–cham-diem–cao-chuyen-tham-cua-chu-tich-nuoc.html

    Cập nhật: 02:00 | 30/07/2013
    Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với châu Á đã nhận định chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tầm quan trọng “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Học giả Murray Hiebert, cố vấn cao cấp, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết riêng cho Tuần Việt Nam.

    Khoảnh khắc ngạc nhiên ở CSIS

    Chiều 25/7, CSIS đã có vinh dự được chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến nói chuyện với giới học giả và ngoại giao tại Washington DC. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đến nói chuyện tại CSIS. Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ về tầm nhìn của Việt Nam đối với các mối quan hệ ở châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ với Hoa Kỳ. Ông đã nói về cải cách kinh tế của Việt Nam và những kỳ vọng của đất nước ông về phát triển kinh tế. Ông cũng đã nêu lên vấn đề Biển Đông. Ông khẳng định rằng Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho đòi hỏi chủ quyền của họ đối với hầu hết Biển Đông.

    Một trong những khoảnh khắc đáng ngạc nhiên trong cuộc nói chuyện của Chủ tịch Sang là sau khi kết thúc bài diễn văn, ông tiếp nhận 6 câu hỏi từ khán giả. Các câu hỏi đề cập đến nhiều chủ đề, từ quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tới vai trò của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hay quan điểm của Chủ tịch nước đối với việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc, hay tính chính đáng của đường chín đoạn.

    Các câu ông trả lời không hề khuôn sáo hay có sự chuẩn bị trước mà rất thanh thoát. Vào cuối cuộc nói chuyện, ông còn đi vòng qua hàng rào an ninh ngăn cách với hàng ghế cử tọa để bắt tay một số đại sứ các nước ASEAN và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam trong đám đông khán giả.

    Không né tránh thảo luận những vấn đề gai góc

    Về tổng thể, tôi sẽ chấm điểm cao cho chuyến thăm này, mặc dù không có nhiều sản phẩm cụ thể. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với các nước châu Á đã mô tả tầm quan trọng của chuyến thăm này “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Tôi cho rằng điều có ý nghĩa quan trọng là Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không né tránh thảo luận về vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay, đó là nhân quyền. Việc đưa ba nhà sư và hai linh mục đi cùng ông tới Washington là một sáng kiến hay. Và giờ vấn đề sẽ phụ thuộc vào các quan chức cấp dưới của cả hai bên phải cùng nhau tìm kiếm các cách thức để giảm thiểu căng thẳng xoay quanh vấn đề nhân quyền.

    Một điều quan trọng nữa là hai bên đã thảo luận với nhau về tranh chấp Biển Đông. Về phần mình, Hoa Kỳ rất lo ngại về việc Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ kiên quyết và cứng rắn, đặc biệt đối với Philippines và Việt Nam trong vòng 2-3 năm qua. Đối với Hoa Kỳ, tự do thông thương hàng hải có ý nghĩa sống còn. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng một vụ va chạm có thể xảy ra từ sự hiện diện quá dày đặc của các tàu quân sự trong hoặc gần khu vực tranh chấp, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.

    Tôi nghĩ rằng cả hai phía đã đạt được một số kết quả đáng hài lòng, cho dù có thể có một số mục tiêu không được như kỳ vọng ban đầu. Không nghi ngờ gì là Việt Nam hài lòng khi nhận được lời hứa từ Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ sẽ trao cho Việt Nam quyền tiếp cận thị trường dệt may lớn hơn theo đàm phán TPP, một vấn đề mà trước đó giữa hai bên còn tồn tại nhiều căng thẳng. Các quan chức Việt Nam cũng đã hi vọng rằng họ sẽ nhận được cam kết từ phía Mỹ coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Ở điểm này thì Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế phi thị trường, do khối Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, các quan chức Hoa Kỳ đã hứa hẹn rằng họ sẽ xem xét lại đánh giá này. Việt Nam có lẽ cũng sẽ hài lòng hơn nếu Tổng thống Obama chấp nhận lời mời thăm Việt Nam. Cuối cùng, ông Obama đã hứa ông sẽ cố gắng tới thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ trong vòng hơn 3 năm tới.

    Phía Hoa Kỳ hài lòng vì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết Việt Nam sẽ cùng với 11 đối tác khác trong vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nỗ lực làm việc để hoàn tất đàm phán trước thời điểm cuối năm nay. Tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ hài lòng hơn nữa nếu Việt Nam có thêm những bước đi cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền và Hoa Kỳ vẫn đang hy vọng sẽ có thêm nhiều tiến bộ mới đạt được trong lĩnh vực này trong vài tuần tới.

    “Đối tác toàn diện” – chờ “rượu mới cho chiếc bình mới”

    Một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm là khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cùng thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên “đối tác toàn diện”. “Đối tác toàn diện” tất nhiên có những ý nghĩa khác so với “đối tác chiến lược”. Một cách khái quát, đối tác chiến lược” hàm ý một mối quan hệ chặt chẽ về chính trị và an ninh.

    Trong khi đó, “đối tác toàn diện” mang ý nghĩa một mối quan hệ rộng, bao gồm cả quan hệ kinh tế và ngoại giao nhân dân. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề xuất một mối quan hệ đối tác toàn diện khi bà tới thăm Hà Nội hồi năm 2010, nhưng kể từ đó sáng kiến này không được cụ thể hóa thêm bao nhiêu. Một số nhà phân tích cho rằng căn nguyên một phần do Việt Nam cũng phải đối mặt với một số quan ngại liên quan đến quan hệ với các cường quốc khác. Còn chính quyền Mỹ cũng phải tạm lùi do sức ép không ngừng gia tăng từ một số thành viên quốc hội và các tổ chức nhân quyền.

    Có lẽ chúng ta sẽ không thể hiểu được chính xác “đối tác toàn diện” có nghĩa là gì cho đến khi Việt Nam và Mỹ thực sự bắt đầu thương thảo và đưa những nội dung thực chất, hay “rượu mới” vào cái “bình mới” này. Bởi vậy, chúng ta sẽ chờ đợi trong vài năm tới để xem khuôn khổ đối tác mới này sẽ đóng góp như thế nào vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

    Nghị trình rộng rãi của “Đối tác toàn diện” hàm chứa nhiều tiềm năng to lớn để làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ chính trị tới kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, liệu rằng mối quan hệ đó có thể đạt được chiều sâu tới mức nào còn phụ thuộc vào việc cả hai bên sẽ đặt bao nhiêu tâm huyết vào đó để tăng cường hợp tác giữa hai nước.

    “Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào. Chúng tôi cũng nghiên cứu, đọc rất kỹ. Các bạn là một trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ và cũng là của thế giới, các bạn có thể giúp chúng tôi về cái sở cứ của vấn đề – Chủ tịch nước hỏi ngược lại với cử tọa – Không biết có ai chứng minh được không?”. Giới học giả CSIS cùng vỗ tay nhiệt liệt sau câu hỏi này. Chủ tịch nước nói thêm: “Tôi thật tình, nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì tôi cũng phải nói như vậy”. (Trích phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

    • Murray Hiebert

    • Huong Nguyen says:

      Ông/Bà Việt Hà: Lên diễn đàng là để trình bày quan điểm của mình. Ông copy bài viết của người khác rồi paste khắp mọi nơi trên diễn đàn là nghĩa làm sao? Không lẽ DCV là chổ cho ông quảng cáo?

      1. Cho chính tác giả của bài viết: “Về tổng thể, tôi sẽ chấm điểm cao chuyến thăm này mặc dù không có sản phẩm cụ thể” … nghĩa là sao? Danh xưng, bằng cấp của ông không hù ai được cả!
      2. Đưa 3 nhà sư và 2 linh mục trong tổ chức tôn giáo quốc doanh do 1 tướng công an chỉ đạo qua Mỹ để giải độc… ông nghĩ người Việt hải ngoại và quốc tế không biết họ là ai và để làm gì? Vì thế dù họ đã được đi du lịch 1 chuyến bằng tiền thuế của dân, họ đã không được xữ dụng trong 1 mục tiêu nào cả!
      3. Hoa Kỳ lo ngại 1 sự đụng chạm ở Biển Đông nên phải liên kết với Việt-Nam… – nghĩa là họ sẽ xữ dụng máu và nước mắt của Việt-Nam để giải quyết vấn đế này? – như thế mà vẫn hảnh diện nói được và khen hay thì cái đầu của ông ở đâu?
      4. Khi tấn công chính sách “Out Source” của Bush/Cộng Hoà, Obama đã khẳng định – như ông đã mạnh dạn chỉ ngón tay xuống thẳng mặt đất tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ rằng lực lượng sản xuất phải được làm tại đây, “made in USA”. Trao thị trường may dệt cho CSVN và nhiều thị trường sản xuất khác, đảng của ông, dù có tạo được 1 sự ổn định tạm thời cho các tay đại tư bản Hoa Kỳ, cũng sẽ phải trả lời trước công chúng Hoa Kỳ trong lần bầu cử sắp đến!
      5. Cho ông TT Sang và cái đám âm binh trên mạng: Không chấp nhận cái “đường lưỡi bò” thì tại sao không có can đãm nói tại Trung Cộng mà qua Mỹ mới dám hé miệng? Coi chừng Tập Cận Bình nó kêu qua lại 1 lần nữa để giải thích câu nói ngông này thì không chừng mất mạng.
      6. Trong đám tùy tùng của Sang, Phạm Bình Minh (dù là con ruột của Nguyễn Cơ Thạch!) là được việc nhất. Dù chỉ tỏ 1 thái độ bồn chồn lo lắng vì sợ Sang hăng máu phát biểu bậy bạ, ít ra cũng biểu lộ chút tình. Nhưng tên Nguyễn chí Vịnh, với 1 khuôn mặt rất “ngầu” trong nước thì im hoàn toàn im re, khuôn mặt trắng bệt có lẻ chỉ vì phản chiếu ánh sáng của toà nhà trắng?

      • vk mỹ says:

        Ông Hương Nguyên chính là một trong những chú CCCĐ. Phương châm của các chú CCCĐ là “không gửi tiền về VN”. Vậy mà sao lại có hàng tỷ USD gửi về VN mỗi năm, cứ đều đều, năm sau nhiều hơn năm trước??Về số người biểu tình chống nhà nước VN thì ngược lại, cứ teo dần theo hàng năm, năm sau ít hơn năm trước là tại sao nhỉ ???

        Xin trả lời rằng, các chú CCCĐ chỉ là tiểu số nhỏ bé, vừa già vừa dốt, trong đó chủ yếu là “xu không dính túi”. Còn những Việt Kiều yêu nước có tâm với chính thể VN vẫn là “đại đa số”. Có câu:”chó sủa-đoàn người cứ tiến”.

      • tuphuong says:

        Tôi nghĩ vietha copy bài của học giả Mỹ vào đây để chúng ta tham khảo xem ai đúng ai sai, hoàn toàn hợp lý. Vietha không nhất thiết phải nói ý kiến của chính mình, nhưng chúng ta có thể hiểu là vietha cũng đồng quan điểm với vị học giả Mỹ kia.
        Dễ hiểu quá mà hương nguyên cứ giả đò bẻ sang hướng khác là thế nào ta???
        Thực ra không chỉ có một vị học giả Mỹ có quan điểm như thế, mà còn nhiều học giả, nhiều các yếu nhân trên thế giới có quan điểm tương tự. Không nhẽ cứ copy vào đây tất cả sao? Một ví dụ là đủ vì nó hợp lý ngay trong cái lập luận của chính vị học giả mỹ kia. Còn lập luận của hương nguyên thì…eo ôi?

  2. Patrick Hung says:

    MỘT ĐIỂM QUAN TRỌNG NHƯNG CHƯA AI NÓI TỚI
    Khi hội đàm với tổng thống Obama, ông Sang nói: “….tiếp tục…. và phòng chống tham nhũng….”
    Cựu tổng thống Trần Thủy Biển đang thọ án tù 20 năm vì phạm tội tham nhũng khi còn tại chức. Vậy thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dùng ngân quỹ quốc gia làm lợi cho cá nhân, thân nhân và các nhóm lợi ích của ổng, phạm tội nhận tiền hối lộ của Trung Quốc đặng ký kết cho họ khai thác bauxite,…. thì sao?
    — Thủ tướng hay bất kỳ chóp bu Việt Cộng nào tham nhũng tột đỉnh như ông Nguyễn Tấn Dũng đều phải bị ngồi tù hết đời và bị tịch thu hết tài sản mới đúng. Một phần trong số tài sản đó là do hút máu và xương tủy của công nhân và nông dân nghèo khổ cùng cực qua hình thức đánh thuế của nhà nước.
    Thủ tướng Dũng có thể trở thành người như ông Gobarchove, Borris Yelson,… đặng hủy bỏ chế độ cộng sản không?
    — Xin thưa là không bao giờ, không bao giờ có chuyện đó, một người tham quyền và tiền đến tận cùng như vậy thì quý vị hãy chấm dứt ảo tưởng đó đi và đừng bao giờ bị Việt Cộng xỏ mũi như xỏ mũi bò nữa.
    Có thể có người cùng quê quán Cà Mau với ổng hay dư luận viên riêng của ổng bốc thơm, chạy tội cho ổng mà thôi.

    • Đời Xừ Tử says:

      Cộng thêm tội bán nước hại dân nữa, ông Dũng đáng bị xử tử hình chớ không phải chung thân. Tịch thu hết tài sản của ổng và tài sản dưới tên thân nhân của ổng do tham nhũng mà có đặng xây các bệnh viện giúp đỡ người nghèo khổ túng thiếu.

      Vậy là cụ Dâm Tiên tặc và những tên “đánh thuê” cho ác tặc Dũng giận ói ra máu.

  3. tonydo says:

    Thời buổi bây giờ mà Trúc Bạch vẫn tin là TQ có thể “nhái” vũ khí của các nước tân tiến khác? Kể như bạn Trúc Bạch đang nói chuyện ở Thành Đô với Đặng Tiểu Bình và Đỗ Mười cách nay cả ba chục năm. Ngày nay người ta điều khiển tên lửa bằng VỆ TINH chứ cái RADA thì lỗi thời rồi Trúc Bạch ạ. Mà cái Vệ Tinh “GPS” của Mỹ và Đồng Minh đang bay khắp bầu trời như ruồi bu quanh miếng thịt ở chợ Cầu Muối sáng mùa hè. Vào bất kỳ lúc nào,và ở bất kỳ đâu trên qủa đất tròn chĩnh này, luôn luôn có “đôi mắt thần sáng như gương” dẫn dắt tên lửa đi đúng mục tiêu, ngay cả khi thời tiết thật xấu. Còn chuyện Bao giờ Mỹ mới tháo bỏ rào cản luật pháp để đưa vũ khí vào VN thì có gì khó đâu, chỉ cần đi qua Do Thái chẳng hạn. Này bạn, nhiều khi nó đã nằm trong hang đá ở Ngũ Hành Sơn và vịnh Hạ Long rồi đấy. Đả đảo Đế Quốc Mỹ không trở lại VN.

  4. TÔ Mã Ý says:

    Thuở ban đầu : OSS chọn Soviet Nghệ Tĩnh,
    hoàn thành chế độ CS để HK sai vặt.

    Chiên tranh xâm lược Miền Nam: CIA chon
    cánh Bắc Kỳ

    Cuộc giải phóng thống nhứt pháp lý cho Việt Nam :
    Kissinger chọn Nam Kỳ dễ thương chân thật.Tốt!

    • Củ Lẫn says:

      Thời buổi này mà còn nói chuyện tào lao, Nam Kỳ Bắc Kỳ… điếc lỗ rái!

      • DâM TiêN says:

        Miền Nam không bị Miền Bắc xâm thực đó sao ? Nói coi !

        Tình trạng còn y nguyên.

        Cù Lẫn muốn hợp thức hóa cái thống nhứt gian lận đó à ?

  5. CÃI CỐI says:

    Mở đầu bằng việc chê bai rằng Sang không được đón tiếp long trọng xứng với địa vị nguyên thủ một nước. Vấn đề đặt ra là những hình thức long trọng đó có thật sự cần thiết và quan trọng đến như vậy ? Có phải, trong bang giao quốc tế, những cuộc tiếp đón trang trọng luôn tương xứng với kết quả của một cuộc họp thượng đỉnh? Sao tác gỉa Đỗ Thành Công không đem so sự đón tiếp của Tập Cận Bình dành (xin ông Công nhớ phân biệt giữa chữ DÀNH này và chữ GIÀNH kia, một đàng thì có nghĩa là bỏ riêng ra; một đàng có nghĩa là tranh giành, không nên lẫn lộn hai chữ đó) cho Sang hồi tháng Sáu vừa rồi với cuộc tiếp đón hiện nay của Obama.( xem link: https://www.youtube.com/watch?v=PWRfmiedfJ8).

    Cũng nói đến đón tiếp long trọng, có người đã nhắc đến việc cố TT Diệm từng được Mỹ trải thảm đỏ để đón. Nhưng kết quả quan hệ Mỹ-VNCH nói chung và quan hệ của các chính phủ Mỹ với cá nhân ông Diệm thì mọi người đều đã rõ là nó ra sao rồi.

    Còn như Nguyễn văn Thiệu thì suốt 9 năm tại vị chưa bao giờ được mời đến White House, mà chỉ được mời đến gặp ở một trang trại nhở ở Nam California.

    Ngược lại hội nghị 44 quốc gia hồi năm 1947 ở Bretton Woods để lập ra World Bank, IMF và ITO là một hội nghị vô cùng quan trọng, khai sinh ra hệ thống kinh tế tài chánh mới cho toàn thế giới tư bản, đã chỉ được tổ chức với nghi lễ sơ sài, kín đáo tại một đia điểm vô danh.

    Vậy thì vịệc đón tiếp long trọng hay giản dị có phải luôn luôn là tiêu chuẩn để đánh giá tầm vóc quan trọng hay kết quả của một cuộc hội kiến cấp thượng đỉnh? Chắc chắn là không. Và ông Công khi dùng điểm đó để mở đầu bài viết đã vô tình khiến độc giả nghĩ rằng bài viết cũng thuộc loại xoàng xoàng!

    Mà bài viết thì xoàng thật, bởi nội dung chính không gì khác hơn là chê bai, hạ thấp vai trò của Sang, người đứng đầu trong chính quyền đang nắm vận mệnh gần 90 triệu người dân trong Nước, trong dịp đến thăm Mỹ lần này. Ngoài điều đó ra, ông Công đã chẳng cung cấp được một phân tích sâu sắc nào về kết quả cuộc gặp gỡ Obama-Sang và những hậu quả về sau trong quan hệ Việt-Mỹ. Sau điểm mở đầu, ông Công đề cập đến việc MỜI. Điều này thì ông Công một mình đi ngược lại dư luận chung. Hảng AFP đã đưa tin về việc chính phủ Obama chính thức mời Chủ tịch VNCS, các báo khác ,như tờ Asia Straits Times cũng đưa tin như vậy vào khoảng giữa tháng Sáu. Nhưng ông Công đã viết lấy được rằng “Dĩ nhiên về ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời.”! Có ai bắt buộc được White House phải thông báo như vậy?

    Những phần sau bàn về cái MUỐN của các bên Việt, Mỹ, Trung Quốc thì cũng chẳng có gì đáng chú ý, đủ để một độc giả, người quan tâm thời sự, lưu giữ trong trí nhớ của mình. Đi sâu phân tích những cái xoàng của bài viết thì dài dòng, chỉ vắn gọn như sau.

    Ông Công cũng như nhiều nhà trí thức, đủ các thứ bậc, trong Nước cũng như ngoaì Nước, vẫn còn mang não trạng cũ khi bàn về thời sự quốc tế; một não trạng thường giản đơn hoá các quan hệ quốc tế phức tạp xuống ngang với quan hệ cá nhân thông thường ở đó việc yêu, ghét, thích-không thích, và óc phe nhóm chi phối mọi ứng xử của cá nhân. Nét chính trong não trạng cũ đó là sự chi phối của CẢM TÍNH trong việc hình thành các nhận định và sự thiếu vắng óc khách quan trong xét đoán. Não trạng cũ đó, vắn tắt, là một mớ hỗ lốn của những gì mà Tây Phương thường phân ra thành các trường phái như realism, institutionalism, và liberalism . Đối với một chính quyền hay chế độ mà họ ưa thích thì họ sẽ có giọng của người liberalists; chẳng hạn nói về Mỹ họ sẽ hăng hái đề cao Dân chủ như là lý tưởng của ” Thế Giớ Tự Do”; đối với chế độ mà họ không thích thì họ sẽ lại tỏ ra rất thực tiễn, rất realist… Nhưng thực tế chính trị quốc tế không đơn giản như quan hệ cá nhân, và nó cũng không có gì lý tưởng cả. Trái lại đó là môt quan hệ phức tạp, vượt lên trên những tiêu chuẩn đạo đức của quan hệ cá nhân thông thường, và mặt khác quan hệ đó cũng rất trần tục, chẳng có gì đáng lý tưởng hoá cả. Chẳng hạn như vấn đề Nhân Quyền-Dân Chủ, ai cũng biết rằng các chính khách Mỹ luôn dương cao hai vấn đề đó, nhưng ai am tường lịch sử Mỹ và thế giới đều hiểu rằng có vô số trường hợp các chính khách ấy đã ” nói một đường, làm một nẽo” (Thử tìm xem phim The War on Democracy của John Pilger sẽ thấy).

    Bằng chứng khác về ” não trạng cũ” của ông Công, và các vị, là trong bài viết khi nói đến TPP, hay WTO
    ông và các vị thường, hoặc công khai hoặc ám chỉ, khoác cho hai tổ chức ấy những điều tốt đẹp, làm như thể hễ gia nhập được vào đó thì nhân dân các nước đều có lợi, như thể đó là nơi mà các cường quốc như Mỹ sẽ luôn luôn ” giúp” cho các nước nhỏ cơ hội để phát triển, để mở mang đi lên. Nhầm to, các bố ạ! TPP, WTO, World Bank, hay UN, v.v… ở đâu thì lợi thế và công lý cũng thuộc về kẻ mạnh, và không nơi nào kẻ mạnh, hay nước lớn, hoài hơi để quan tâm đến lợi ích của các dân tộc nhỏ yếu, bởi luôn luôn “the strong do what they can and the weak suffer what they must”. Chỉ có vậy! Những não trạng cũ, như được thể hiện trong bài viết này của ông Công, không ích gì cho thế hệ trẻ Việt trước tiền đồ của Tổ Quốc.

    • DâM TiêN says:

      Cãi Cối khỏi phải nói nhiều. Biết zồi, khổ nắm, lói mãi, nhá !

      Đừng nghe, mà hay nhìn; hay lần theo đường dây thực tế, coi:

      Cụ Hồ chẳng phải là Coong Ngựa Thành Choa cho Mỹ sao ?
      Ai cứu K ụ khỏi chết tại Tân Trào ? Ai mang Kụ về theo chân
      ĐỒNG MINH mà làm đảo chánh thành công? Cụ Hồ = tay sai
      của Mỹ,– le cheval de Troie pour les Américains, ha ha…hi hi…

      Còn chú Giáp cùng Đỗ Quang Chung không bàn bạc chiện về
      thành cùng với OSS lập US-VN Army, quân đội Mỹ Việt hay
      sao. Vậy là, Quân đội tuy là nhân dân, mà làm việc cho Mỹ,
      tìm cách cho Mỹ nó vô Vn nó uýnh Tàu và Nga. Vậy thì, Quân
      đội Nhăn Răng không là Nằm Vùng cho Mỹ hay sao.

      Cãi cối cà Quân đội Nhăn rang ,,,nay tỉnh ngộ…TỰ HÀO nhá.

      • CÃI CỐI says:

        Ồ! Phải công nhận ông Tiên Dâm này là người có sáng kiến; đã phát minh ra điều mới lạ: Kụ Hồ là con ngựa thành Troie của Mỹ, và quân đội nhơn dân của CSVN làm cho Mỹ.

        Như phát kiến đó của Tiên Dâm thì hoá ra con ngựa Hồ và quân đội nhơn dân VC còn may mắn hơn con ngựa NGÔ và QLVNCH. Vì dù sao ngựa Hồ cũng không đến nỗi bị Mỹ giết như giết một kẻ du thủ đầu đường xó chợ và quân đội nhơn dân VC cũng không đến nỗi bị bỏ rơi, đua nhau ù té chạy một hơi… tới nay không còn tăm dạng như QLVNCh của Tiên Dâm!

    • THƯỢNG NGÀN says:

      LẠC HÂU

      Đất nước mà lạc hậu
      Dân tộc lạc hậu theo
      Từng cá nhân cũng vậy
      Thật là điều đáng thương

      Người Việt có não trạng
      Của vài thế kỷ qua
      Hầu hết là như thế
      Chừng nào mới mở ra

      Cho dù đó Cộng sản
      Hay chống Cộng vậy thôi
      Đều là não trạng rách
      Thực tế quả thấy rồi

      Nên phải cần nhân văn
      Nên phải cần khoa học
      Nên phải cần hiện đại
      Não trạng cũ nên chon

      Có vậy mới phát triển
      Có vậy mới tiến lên
      Có vậy mới độc lập
      Có vậy mới tự do

      Tự do và nhân bản
      Tự chủ và tự cường
      Nhân quyền cùng thế giới
      Nhân văn cùng mọi người

      Đó con đường tiến tới
      Cho đất nước tương lai
      Cho dân tộc hiện tại
      Cho Tổ quốc muôn đời

      ĐẠI NGÀN
      (30/7/13)

      • DẶM NGÀN says:

        xin đọc :

        NÃO TRẠNG CŨ NÊN CHÔN

        Rất cám ơn. SUỐI NGÀN

  6. tonydo says:

    Ai chơi với Mỹ thì giầu. Không chơi với Mỹ kín đầu, hở chân. Còn Trời còn Nước còn Dân. Việt Nam ta vẫn, vẫn cần Mỹ Qua. Tương lai tươi đẹp đâu xa. Cầu xin Thượng Đế nước nhà mạnh hơn.

  7. Silver Price says:

    Trong những trường hợp như vậy, một tuyên bố chính sách toàn diện tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực sẽ trấn an rất nhiều các đồng minh của mình và bày tỏ rõ ràng chiến lược của Mỹ với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ, chủ yếu là Trung Quốc. Về bản chất, bài viết của Bà Clinton không có gì mới. Cái gọi là “sáu dòng chính của hành động” – như Bà Clinton mô tả chúng, “củng cố liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng ta với các cường quốc mới nổi, kể cả với Trung Quốc; tiếp cận với các tổ chức đa phương trong khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng sự hiện diện quân sự trên bình diện rộng; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền”- là những điều ai cũng biết. Khẳng định lại hoặc viết chúng ra bằng các cụm từ mới hơn không thay đổi bản chất của nó hoặc chính sách của Mỹ.

  8. Người Việt says:

    Tất cả chỉ là suy đoán . Nhưng Cần thành phần ” phản tỉnh ” là hoàn toàn chính xác . Không thấy được điều này , mọi phong trào đấu tranh cho nhân quyền VN chỉ là kết quả của người mù sờ voi .

    Hiện nay đang có sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa nhân quyền và yêu nước . Vì vô tình hay cố ý , nhiều tiếng nói chống Cộng đã đánh đồng hai từ này thành một mục đích . Một việc làm bất lợi vô cùng cho mỗi mục tiêu đấu tranh .

    Không thể vì sự tồn vong của đất nước mà vi phạm nhân quyền . Cũng không thể vì tranh đấu cho nhân quyền để trở thành nô lệ cho ngoại bang .

    • noileo says:

      Nhân quyền tự nó cũng có nghĩa là độc lập tự do thực sự cho từng con người, cho từng người dân.

      Độc lập tự do cho từng con người, cho từng người dân đương nhiên có nghĩa là độc lập tự do thật sự cho đất nước, tất phải mang đến độc lập tự do hạnh phúc thật sự cho đất nước, tổ quốc

      (chứ không phải cái “độc lập tự do hạnh phúc” bịp bợm của bọn cộng sản Hồ chí Minh chuyên nghề rước giặc tàu vào Việt nam, dựng nên chế độ cộng ản ác quỷ theo con đường Mác Lê tội ác, trấn lột nhân dân đất nước VN, giam cầm tuổi trẻ, đàn áp trí thức, trấn lột dân nghèo, ăn cắp quốc khố, mãi quốc cầu vinh)

      Chỉ những bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, che dấu tội ác cho bọn cộng sản Hồ chí Minh, tội ác rước giặc tàu vào VN, tội ác cắt đất & biển VN dâng cho giặc tàu để đuọc giặc tàu chống lưng cho làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nước VN…, mới nói tranh đấu cho nhân quyền là “để trở thành nô lệ cho ngoại bang”.

      Bọn cộng sản Hồ chí Minh vong bản ngoại lai tay sai Tàu cộng lo sợ một khi nhân dân VN hiểu rõ về nhân quyền của mình, do đó nhân dân VN hiểu rõ thêm về sự tàn ác, về bộ mặt thât đê tiện của bọn cộng sản Hồ chí Minh tay sai giặc tàu,

      thì nhân dân VN sẽ không cho phép bọn cộng sản Hồ chí Minh vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu được nắm chính quyền VN, sẽ không cho phép bọn cộng sản Hồ chí Minh xử dụng chính quyền VN làm công cụ phục vụ giặc Tàu tiến hành cuộc Hán hóa Việt nam,

      nên bọn cộng sản VN, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ ra sức vu cáo hành động tranh đấu cho nhân quyền là “để trở thành nô lệ ngoại bang”,

      trong khi thực tế thì bọn cộng sản Hồ chí Minh đã đang biến VN trở thành “nô lệ ngoại bang”, trở thành nô lệ giặc tàu từ 1990

      từ 1990 khi bọn cộng sản Hồ chí Minh lê gối sang Thành Đô xin tái nô giặc Tàu, sau khi không còn Nga cộng chống lưng

      từ 1958 khi bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc cắt HS của VN dâng cho giặc Tàu

      từ 1954 khi bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc tuân lệnh giặc tàu chia cắt VN tại vỹ tuyến 17

      từ 1952 khi bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc tuân lệnh giặc Tàu, tuân lênh Nga cộng, tiến han hf cuộc khủng bố cải cách ruộng đất tội ác

      từ 1950 khi bọn cộng sản Hồ chí Minh phản quốc rước giặc Tàu vào VN, cùng giặc tàu tiến hành cuộc bạo lực chính trị cộng sản bành trướng chủ thuyết Mác Lê ác quỷ vào VN, dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH tội ác trên đất nước VN

      Chỉ có bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian và những con tuong cận, hòng che dấu tội ác cho bọn cộng sản Hồ chí Minh, tội ác rước giặc tàu vào VN, tội ác cắt đất & biển VN dâng cho giặc tàu để đuọc giặc tàu chống lưng cho làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nước VN…, mới nói tranh đấu cho nhân quyền là “để trở thành nô lệ cho ngoại bang”.

    • ĐẠI NGÀN says:

      LIÊN QUAN

      Nhân quyền nhằm con người
      Con người nhằm dân tộc
      Dân tộc nhằm đất nước
      Đó là mối liên quan

      Nên phản đối nhân quyền
      Đó không là điều tốt
      Hay lợi dụng nhân quyền
      Đó cũng điều bần tiện

      Mọi người nào sáng suốt
      Đều thấy mối tương quan
      Chỉ những ai ngu tối
      Mới tung hê cả làng

      Vậy thì phải trách nhiệm
      Vì nước lẫn vì dân
      Vì nhân quyền cũng thế
      Thì mới khỏi ngu đần

      Những anh Cộng quá khích
      Những anh chống Cộng bừa
      Cũng đều chung một duột
      Chỉ hại nước hại dân

      Bời vì đều mù quáng
      Có sáng suốt đâu nào
      Bởi vì toàn ích kỷ
      Tư lợi vẫn nêu cao

      Những người vì xã hội
      Nếu thật bụng nhân văn
      Hiểu rằng việc xã hội
      Luôn luôn cần khách quan

      Những kẻ chỉ nhân danh
      Nói toàn là xã hội
      Là chủ nghĩa này nọ
      Thực chất thảy nhân danh

      Những anh cứ chống bừa
      Hở ra là chưởi bới
      Thật thì dạ toàn cứt
      Cũng hại đời vậy thôi !

      THƯỢNG NGÀN
      (30/7/13)

  9. nguenha says:

    Thấy cách đón tiếp của Mỹ đối với TTS,”cái gọi là” Chủ-tịch nước,thì đủ biết, Việt Cộng không là cái gì đối với Mỹ.cả.Cách nói chuyện,cái bắt tay và cả nụ cười…của Ông Obama ,going như “con Mèo”đang vờn “con chuột”.! TTS ngồi nói chyện với Obama,thì BT ngoại giao Ng Bình minh đứng “xớ rớ” ở phía sau lưng,chẳng ra cái thể thống gì cả.Chẳng lẻ lại”nhắc tuồng” going như thời HCM nói tiếng Tây(bồi) với báo chí Pháp,có người đứng sau màng nhắc Vocabulaire cho “Bác”!Thời Đổ Mười làm Thủ Tướng qua thăm Phi
    luật tân,vừa xuống xe ,chạy ngay đến bắt tay “người gát cổng” dinh TT Phi! những người đi trong đoàn che
    mặt không kịp.Đúng là ,những người CS không nên đứng vào hàng ngủ Dân VN,một dân tộc có 4000 năm
    văn hiến.,làm Ô-nhục!!Phải dùng danh xưng “VIÊT-CỘNG” khi nói đến họ,mới diễn tả đúng sự thật từ Hồn đến Xác!.

  10. Hoàng says:

    Dù người Mỹ họ có khù khờ với csvn,nhưng họ chưa có điên để bán vủ khí cho bọn khỉ rừng.Nếu như chúng có mua được vủ khí của Mỹ thì chúng cũng cần xử dụng,chúng sẻ bán lại cho tàu cộng để kiếm lời và tham nhũng.
    Muốn giải quyết chuyện VN và tàu cộng,chỉ có con đường duy nhất là xóa sổ bọn csvn.

    • tonydo says:

      Chỉ có con đường duy nhất là xóa sổ bọn CSVN. Bằng cách nào Hoàng? Từ ngày Mỹ rảnh tay, quay lại vùng châu Á, kéo theo việc ì sèo mấy cái đảo ngoài biển Đông thì tất cả các nước trong vùng tung tiền ra mua vũ khí. TQ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai, VN, Ấn, Thái..v.v. ngay cã anh Phi từ trước tới nay một mình ngoài biển khơi được Mỹ bảo vệ chẳng màng tới vũ khí, mà bây giờ cũng phải (thắt lưng buộc bụng) mua cả đống súng đạn đó thôi. TQ đang muốn tập trung phát triển KINH TẾ để nuôi 1,3 tỷ dân, họ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến, vậy mà bây giờ phải bỏ cả núi tiền cho quân sự, một chuyện họ không muốn. Liên xô tiêu tùng vì tập trung tài lực vào vũ khí giúp VN. Nay mai đây Mỹ chỉ cần đưa cho VN vài giàn tên lửa tầm ngắn, (bảo vệ bờ biển) thì Đại Ca Tập Cận Bình sẽ té đái ra quần (lấy đường đâu mà xuôi nam để mua dầu), và bắt buộc phải ép dân bớt ăn, bớt mặc để mua súng đạn. Cái xứ mới thoát khỏi nghèo đói, đang là lò lao động nô lệ 99 cent mà phải ngừng bớt để chuẩn bị chiến tranh thì sẽ loạn từ trong nội bộ là các chắc. Cứ chơi với Mỹ là đời lên hương,(ít nhất là hôm nay). Hoan hô đồng chí Sang.

      • Trúc Bạch says:

        tonydo says :

        “Nay mai đây Mỹ chỉ cần đưa cho VN vài giàn tên lửa tầm ngắn, (bảo vệ bờ biển) thì Đại Ca Tập Cận Bình sẽ té đái ra quần”

        He he he ….Phải rồi, “nay mai Mỹ chỉ cần đưa cho VN vài giàn tên lửa tầm ngắn” ….vào ngày hôm trước, thì ngày hôm sau – it nhất là đã có một quả trong số ấy đang được mổ xẻ tại cơ xưởng nghiên cứu và phát triển vũ khí ở Sơn Đông, Vũ Hán rồi ….phải không ?

        Ha ha ha …lúc ấy đại ca Tập Cận Bình sẽ ngồi uống rựơu Mao Đài, vừa gãi háng xồn xột , vừa xoa đầu bác Sang, bác Trọng của tonydo đó , tonydo ạ !

        Chuyện Mỹ cương quyết không bán vũ khí tối tân cho CSVN – không chỉ vì lý do đảng CSVN đàn áp chinh nhân dân VN – mà còn vì lý do Mỹ không tin đảng CSVN sẽ không (hoan hỉ) dâng bí mật vũ khí của Mỹ cho..Tầu ;

        tonnydo có biết điều này không ? (có dốt mấy thì cũng phải biết cái điều rất “cơ bản” này chứ, tonydo !)

      • DâM TiêN says:

        Dâm TiêN thưa : Tất cả đều do Mỹ.

        TONYDO nói: Tất cả đều từ Mỹ.

        Dâm Tiên & TonyDO đồng ca: Tất cả
        đều do Mỹ. Long Live America, viva !

Leave a Reply to Silver Price