Kinh nghiệm thành lập Đảng
Năm 2005, Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND) được thành lập tại Việt Nam và bước vào hoạt động bí mật sau khi công bố Tuyên Ngôn kêu gọi “muốn đồng bào được tự do hạnh phúc, muốn đất nước được giàu mạnh phồn vinh, không có con đường nào khác là phải đứng lên chống độc tài”. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt chính trị, vì nó góp phần đấu tranh, cùng với các đảng phái khác, trong nổ lực thử thách quyền lực và vai trò lảnh đạo độc tôn của đảng CSVN, bất chấp sự hiện hữu và tính chất phi hiến của Điều 4 Hiến Pháp CSVN. (1)
Từ lâu, vai tṛò độc tôn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã thành chân lý nhờ vào bộ máy trấn áp của mật vụ, công an và quân đội. Khi đảng CSVN nắm chính quyền, trước sức mạnh của nòng súng, hơn 68 năm qua không ai đặt lại vị trí lãnh đạo của đảng. Đảng CSVN không khoan nhượng với bất cứ lực lượng chính trị nào, dám công khai thách thức quyền lực của đảng. Căn bệnh gia trưởng, phong kiến, tâm lý cha già dân tộc, tính tự mãn vì bị quyền lực thoái hoá đă che mất lý trí những nhà lănh đạo Đảng CSVN.
Mặc dù bị áp lực chính trị rất mạnh mẽ. Có rất nhiều góp ý, trong cũng như ngoài đảng, đ̣òi hỏi phải thay đổi về mặt chính trị cho phù hợp với trào lưu thế giới. Dù vậy, vai tṛò độc tôn, vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng CSVN vẫn chưa bị thử thách. Trào lưu dân chủ có tiến bộ hơn, đảng có nhượng bộ một chút trước áp lực của công luận, trước viễn ảnh phải vuốt ve siêu cường để được viện trợ, trước việc cần ngả sang Mỹ để cân bằng chiến lược với Trung quốc, v.v…. Nhưng đảng quyết không nhượng bộ đến nổi phải sửa đổi hay hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp, điều khoản qui định ngôi vị độc tôn lănh đạo đảng CSVN.
Bị bao vây trong lồng kính tập trung dân chủ, những khối óc trong Bộ chính trị xa lạ với sinh hoạt dân chủ, đa nguyên. Những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến sinh mạng cả dân tộc đều thu gọn trong các cuộc họp kín của Bộ Chính Trị. Cụ thể, chỉ cần ý kiến của một hoặc hai UV BCT đã mang yếu tố quyết định. Cuộc cải cách ruộng đất gây bao thảm hoạ cho cả miền Bắc, chiến dịch đánh tư sản mại bản làm sụp đổ nền kinh tế miền Nam, chính sách tập trung cải tạo những quân nhân viên chức chế độ miền Nam đã làm chia rẻ cả dân tộc, để lại bao đau sót, hận thù chồng chất. Quyết định tùy tiện ký kết các hiệp ước với Trung quốc làm mất đất, mất lãnh hải mà cha ông bao đời gây dựng. Và rồi cái gọi là, chủ trương đưa Việt Nam vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, đang kéo lùi đà tiến hoá của dân tộc.
Sự ra đời của một đảng chính trị tại Việt Nam, nhằm đối đầu với bộ máy quyền lực toàn trị không thể là một việc làm tuỳ hứng, bồng bột. Nó phải là kết tinh của nhiều nổ lực, nhiều thành phần, phải can đảm đi những bước tiên phong, và chuẩn bị tâm lý bị đàn áp, sẳn sàng bước vào nhà tù. Những toan tính trở lại với các chủ nghĩa đệ tam, đệ tứ cho dù là Cộng sản hay Cộng Hoà thì cũng quá lạc hậu so với tính thời đại. Một đảng, nếu chỉ đại diện cho một tập hợp thuần tuý “cựu đảng viên”, không có môi trường mở rộng, mục tiêu và tạo điều kiện cho nhiều thành phần dân tộc khác tham gia thì cũng tự hạn chế mình, có nguy cơ biến thành một thứ “câu lạc bộ” chỉ dành cho những cựu đảng viên phản tỉnh, với mục tiêu tranh đấu mang tính cục bộ, và hạn hẹp.
Cũng vậy, một đảng được lập ra với ý hướng “đối lập”, những hoạt động chỉ tập trung vào tính làm cho đảng cầm quyền được “hoàn thiện”, thì tự bản chất đảng “đối lập” sẽ trở thành đảng “thân chính quyền”. Hay nói cách khác ý hướng đối lập đã bị triệt tiêu, mất đi bản sắc của cạnh tranh chính trị. Nếu đảng Cộng Hoà Mỹ chỉ làm cảnh cho đảng cầm quyền Dân Chủ hiện hữu, không tranh đấu để nắm chính quyền nhằm thực hiện các chủ trương và đường lối, đại diện cho các tầng lớp đảng viên Cộng Hoà, thì đảng Cộng Hoà Mỹ đã phải giải tán từ lâu, vì không có ủng hộ viên và đảng viên tham gia.
Đối lập là cạnh tranh công khai về mặt chính trị và đối chọi các quan điểm về kinh tế, xã hội, các chính sách trị dân nhằm phát triển xã hội và hoàn thiện cơ chế nhà nước. Đối lập chính trị nhằm tạo điều kiện để thay đổi chính quyền một cách hợp pháp qua các cuộc bầu cử tự do để nhân dân thực hiện quyền thay đổi lãnh đạo, từ đảng này sang đảng khác. Đối lập không thể chỉ là “cùng hợp tác để thúc đẩy xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam” trong một số lãnh vực, mà còn phải “bất hợp tác và áp lực với đảng cầm quyền, nhằm tạo điều kiện để thay đổi chính quyền một cách hợp pháp vì tương lai của đất nước Việt Nam”.
Một đảng nếu mục tiêu chỉ tập trung gồm những người “bỏ đảng cũ, lập đảng mới”, thì sẽ khó phát triển rộng trong quảng đại quần chúng. Một đảng, nếu không có sự ủng hộ của quần chúng và được sự tham gia rộng rải từ nhiều thành phần dân tộc; đảng đó cũng sẽ không đủ khả năng để đối đầu với đảng cầm quyền như đảng CSVN hiện nay. Cũng vậy, cho dù bất cứ lý do gì, sợ chính quyền đàn áp hay thủ thuật chính trị, một đảng mang danh “đối lập”, nhưng hoạt động và mục tiêu đấu tranh chỉ thể hiện tính “làm cảnh” cho chế độ, thì đảng đó cũng sẽ bị tảy chay, bị cô lập, quần chúng tránh xa và từng bước bị thoái trào theo thời gian.
Cũng cần ý thức là tình hình chính trị tại Việt Nam hiện nay, một đảng đối lập non trẻ không đủ sức để tác động mạnh mẽ vào tiến trình dân chủ hoá. Cần phải có sự liên minh chính trị và hợp lực với nhiều đảng chính trị khác, để tạo ra sự đồng thuận, từng bước đẩy lùi sức mạnh của đảng cầm quyền. Đồng thời, cũng cần thấy rõ bản chất của các chế độ CS độc tài, toàn trị là “đă trở nên lão hoá, cứng nhắc và không thích hợp cho bất cứ một sự ứng dụng mới mẻ nào có ý hướng thay đổi cấu trúc chính trị của nó”. (2)
Từ lâu, bộ máy đảng CSVN đã quen với quán tính “không đối lập” cho đến khi bị đứng trước thử thách. Đảng CSVN hiện đang từng bước bị bứt ra khỏi qũy đạo quen thuộc – qũy đạo không đảng phái đối lập chính trị, dù là hoạt động ngầm hay công khai tại Việt Nam. Thông thường thì họ phản ứng rất quyết liệt, thô bạo và chủ trương trấn áp tới cùng. Kinh nghiệm hoạt động và bị đàn áp của Đảng Dân chủ Nhân dân từ những năm 2005 cho đến nay có thể khẳng định. Đảng CS sẽ không ngần ngại sử dụng bạo lực, chuyên chính và mọi thủ đoạn đê tiện nhằm triệt tiêu đối lập. Đó là phương cách duy nhất của cường quyền để bám chặt quyền lực độc tài. (3)
“Muốn lật đổ chế độ, phải để cái thối nát đến chỗ tận cùng”. Lênin đă nói vậy, như một lời tiên nghiệm cho các chế độ toàn trị. Vấn nạn của dân tộc Việt Nam là chế độ độc tài – toàn trị hiện nay đã thối nát đến chỗ tận cùng chưa? Những tệ nạn tham nhũng đã đến chỗ ghê tởm chưa? Những nhũng lạm, cửa quyền, tuỳ tiện từ bộ máy cai trị cấp làng, xã, huyện cho đến tỉnh thành đã đến chỗ không chịu đựng được nữa chưa? Những hà hiếp, áp bức Nông dân, Dân oan gây ra bao cảnh khiếu kiện, nghèo đói, oan ức – Những đàn áp, bóc lột cùng với tư bản ngoại quốc, quay lưng lại nỗi bất công của Công nhân đã chín muồi chưa?. Nếu chưa thì nhân dân Việt Nam còn chịu đựng sự cai trị độc tài của Đảng CSVN đến bao giờ?
Điều gì đã làm cho cả dân tộc từng tự hào về lòng quật khởi chống ngoại xâm lại bị tê liệt trước nanh vuốt của độc tài, đảng trị. Độc tài là giặc nội xâm, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Vậy thì tại sao những thế hệ thanh niên đã từng lao mình vào cuộc chiến chống ngoại xâm nhưng lại thụt lùi trước cuộc chiến chống độc tài?. Điều gì đã làm cho những lực lượng trí thức ưu tú nhất, tiếp tục quay lưng trên nỗi đau khổ của dân tộc, cứ nhắm mắt, bịt tai nh́ìn đất nước, nhân dân càng lúc càng tang hoang, thảm bại.
Điều gì có thể làm cho chúng ta có sức mạnh vũ bảo để đánh đổ độc tài. Cái sức mạnh kết tinh từ hàng chục năm của những dân tộc từng bị Cộng sản cai trị, bị dồn nén, bị áp bức, mà chính cựu Tổng thống Tiệp Khắc Václav Havel đã từng nhận định “Đây không phải là sự kiện từ trên trời rơi xuống, mà nó là một cái gì có tính cách tự nhiên, không thể tránh khỏi, hậu quả của một giai đoạn chuyển biến lịch sử làm ám ảnh hệ thống chính quyền Cộng Sản. Kết tinh từ hàng ngàn lý do, những kẻ phản tỉnh đã hiện hữu từ lâu, kể từ ngày chính quyền này ra đời vì họ không thể chấp nhận được sự tàn bạo, tùy tiện sử dụng bạo lực để đàn áp tất cả những ai khác chính kiến”. (2)
Đảng CS Nga, CS Tiệp, CS Ba Lan, CS Đông Đức, CS Hungary, CS Romania…. đã bị đổ nhào, liệu Đảng CSVN có thoát khỏi qui luật này không? Nhân Dân Việt Nam chính là người sẽ trả lời câu hỏi lịch sử đó.
© Đỗ Thành Công
1- Tuyên Ngôn Đảng Dân chủ Nhân dân
2- Quyền lực của những kẻ không Quyền lực – Václav Havel
3- Cuộc đàn áp Đảng DCND hồi tháng 8 năm 2006 và hàng loạt các đợt bắt giữ, công khai lẫn bí mật đã xác minh bản chất độc tài toàn trị, không chấp nhận đối lập chính trị của đảng CSVN. Những vu cáo tội danh khủng bố, tội tuyên truyền chống chế độ đã dẫn đến các bản án dành cho các lãnh đạo và đảng viên Đảng DCND như Bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, ký giả Huỳnh Nguyên Đaọ, Đoàn Văn Diên, Trần thị Lệ Hồng, Nguyễn Tấn Hoành, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng và nhiều đảng viên hoạt động ngầm khác là những thí dụ điển hình.
Lúc còn sinh thời học giả Hồ Hữu Tường đã từng có ý kiến về chủ nghĩa CS mà ông có lúc tham gia từ năm 1930 – 1939 với tư cách là một lảnh tụ của phong trào Đệ Tứ Quốc Tế đồng thời với Phan văn Hùm và Tạ Thu Thâu . Ông nói rằng kể từ năm 1848 lúc Tuyên Ngôn của Đảng CS ra đời cho đến hơn 50 năm sau Cách Mạng tháng 10 Nga năm 1917 mới thàng công. Lúc đầu CS lấy giai cấp công nhân ( vô sản ) làm nồng cốt cho cách mạng theo lý thuyết. Nhưng khi qua Nga giai cấp vô sản quá yếu nên Lê-nin chủ trương Liên Minh Công Nông làm cách mạng đó thuyết Mác-lê-nin. Khi qua Tàu giai cấp vô sản lại còn quá yếu nửa nên Mao Trạch Đông chủ trương thuyết Lấy Nông Thôn mộtmuốn biết cái gì thì hãy nhập vào nó và khi biết nó rồi thì từ đó mà ra ( ra vì biết nó không tốt ). Ông còn nói rằng CNCS là lổi thời mà cái gì đã lổi thời rồi thì tự nó sẽ tiêu diệt nó hãy đợi mà xem. Hồ Quân còn nói rằng: Một bác sĩ dở hại một mạng người. Một nhà chính trị dở hại một nước. Một nhà văn hóa dở hại một thế hệ. Ngày nay nhiều nước đã xem CNCS là một tai họa còn VN thì sao ?.
Cờ Vua Quang Trung
Năm 1967 trên tuần báo Hòa Đồng Ông Hồ Hữu Tường có đăng công khai một lá cờ mà ông đề nghị các tổ chức chống cộng có thể dùng. Đó là Cờ Vua Quang Trung. Ông Tường dùng những bằng chứng sau đây để mô tả Cờ Vua Quang Trung.
1. Người dân Bình Định có câu:
Thương người áo vải Cờ Đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình.
Câu nầy mô tả cờ có Màu Đào ( đỏ nhạt )
2. Trong bài Văn Tế Khóc Vua Quang Trung của Công Chúa Ngọc Hân có câu:
Từ Cờ Thắm trỏ ngời đất bắc
Nghĩa tôn phù vằng vặc Bóng Dương.
Câu nầy mô tả cờ có Mặt Trời ở giửa.
3. Danh hiệu của Nguyễn Huệ : Quang Trung.
Quang là Sáng tượng trưng cho ánh sáng là Mặt Trời.
Trung là ở chính giửa.
Do những bằng chứng trên Ông Tường vẽ Cờ Vua Quang Trung như sau
Cờ có hình Vuông Tròn màu Đào và có Mặt Trời Vàng ở giửa
Ý nghĩa: màu Đào là màu cách mạng nhưng ôn hòa không đổ máu như màu Máu của cờ CS. Mặt Trời tượng trưng cho ban ngày cách mạng quang minh chánh đại Đối với Ngôi Sao tượng trưng cho ban đêm tâm tối của cờ CS. Vuông Tròn tượng trưng cho Hòa Đồng , Hòa Hợp.
Bạn nghĩ sao về Cờ Vua Quang Trung ?
“Năm 2005, Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND) được thành lập tại Việt Nam ……”
Lại Dân chủ Nhân dân !!!!!!!!!! Kinh.
***
Nhân dân theo nghĩa đen là quần chúng.
Ở Việt Nam, Nhân dân được dùng theo nghĩa bóng, là những người được hưởng dân chủ từng phần hay đầy đủ tuỳ theo phẩm trật trong bộ máy đảng. Hay nói cách khác từ “nhân dân” ở VN ám chỉ tầng lớp lãnh đạo, giai cấp được quy định trong Điều 4 Hiến pháp. Tờ báo phục vụ giai cấp “nhân dân” cũng có tên là Nhân Dân (nhật báo).
Quần chúng ở VN thường hay hiểu nhầm mình là nhân dân, đây chính là bi kịch của họ.
NBGió
Theo bài viết của Nguyễn nhân Trung đăng trên Thông Luận,thì phải chăng đảng”Dân chủ,Xã hội”chỉ là 1″đảng con”của đảng CSVN,cũng như đảng”Nhân dân hành động”của Nguyễn sĩ Bình(và làm CT,sau khi thành lập từ năm 1991,theo chỉ đạo của cố thủ tướng VC Võ văn Kiệt).Và từ năm 2008 đến nay, được BS Nguyễn xuân Ngãi thay làm CT,để Bình đổi làm Tổng thư ký đảng”Dân chủ VN”sau khi ông Hoàng minh Chính qua đời.
Đảng Tịt Tiềm cũng bắt chước VC lập ra nhiều tổ chức”chân rết”, như Hội chuyên gia,Tuổi trẻ lên dường…v…v,và một vài”đảng con”khác,như đảng”Dân chủ Nhân dân”(theo nghi vấn) cũng đã được huy động”tuyệt thực”tại Cali,cùng dịp với ông Lê quốc Quân(đảng viên VT)ở Washington DC,để hỗ trợ vụ tuyệt thực của Điếu Cầy tại VN.
Vì vậy nếu muốn thắng VC thì:”Đừng bắc chước những gì VC làm,mà phải làm những gì khiến VC phải bắt chước”
Trích: “Đảng Tịt Tiềm cũng bắt chước VC lập ra nhiều tổ chức”chân rết”, như Hội chuyên gia,Tuổi trẻ lên dường…v…v,và một vài”đảng con”khác,như đảng”Dân chủ Nhân dân”(theo nghi vấn) cũng đã được huy động”tuyệt thực”tại Cali,cùng dịp với ông Lê quốc Quân(đảng viên VT)ở Washington DC,để hỗ trợ vụ tuyệt thực của Điếu Cầy tại VN. ”
@ ông Vũ duy Giang
Thường thì chỉ có VC mới đánh phá, bôi nhọ những đảng phái đối lập chính trị. Trong thời gian vừa qua VC đã đánh phá đảng Việt Tân dữ dội và vu khống cho đảng này là “khủng bố”, một hành động mà đảng CSVN thường làm đối với nhân dân Việt Nam!
Còn bôi nhọ, xuyên tạc thì đủ mọi thứ ngôn ngữ, từ “Vịt tìm” cũng là cách bôi nhọ ác ý, không biết ông Vũ duy Giang nghĩ thế nào?
Hơn nữa, biết rõ thì nói, còn đã “nghi vấn” thì cũng không nên, vì làm như thế là chửi thuê đánh mướn, tuyên truyền không công cho CSVN, mà những người có ý thức thì không bao giờ làm vậy!
Bài viết hay và chính xác.
Đã là đảng đối lập thì phải là đối lập thật sự, lên án gay gắt tính cách toàn trị của chính quyền CS hiện tại, lên án gay gắt những chủ trương, đường lối sai trái của chính quyền trong suốt nhiều thập kỷ nay, để cuối cùng đưa đất nước này đến bên bờ vực thẳm của nô lệ bọn bá quyền TQ, đưa đất nước này đến băng hoại về kinh tế về đạo đức,về sinh khí và sinh lực của cả dân tộc.
Không thể là cái kiểu đảng đối lập của những người cùng “lý lịch”, đối lập như một tấm gương để đảng Cầm quyền soi vào đó mà sửa đổi….như lời phái biểu của luật gia Lê Hiếu Đằng.. Chúng tôi rất trân trọng ý tưởng của các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận…và của những người CS đã và sẽ từ bỏ đảng CS để góp phần cứu nước.Đó là sự thức tỉnh của lương tâm, dù muộn nhưng vẫn có gí trị lớn lao trong thời điểm này. Nhưng một đảng đối lập của những “anh em cùng lý lịch” sẽ không tập họp dược quần chúng, không đũ sức mạnh để đương đầu với đảng đương quyền đầy quyền lực, đầy tham vọng u tối, nhiều tiền của…và đang được chống lưng bỡi bọn bành trướng BK. Không khéo cái đảng đối lập anh em này sẽ chết ngay trong trứng nước, hoặc sẽ bị tê liệt, hoặc trờ thành một bình hoa giả rẻ tiền để trang trí …
Trở lại vớ một đảng đối lập thật sự không Marxism, vấn đề đặt ra là:
1) Tình hình đã đủ chín muồi để ra đời một một đảng đối lập thực sự chưa?
2)Trí thức, thanh niên sinh viên, các tầng lớp trong xã hội ưu tư về vận nước có đủ dũng khí để đứng lên tham gia chưa? bất chấp tù đày, đàn áp và quyền lợi bị mất mát….
3) Còn đối với quần chúng tôi tin là họ rất sẵn sàng khi ngọn cờ và tiếng nói của các thành phần ở mục (2) trên đây được cất lên.
….Chao ơi ! Than củi đầy trời đất,
Ta biết tìm đâu ngọn lửa mồi….
VẤN ĐỀ LÀ NGỌN LỬA MỒI !!!
Trích: “Năm 2005, Đảng Dân chủ Nhân dân (DCND) được thành lập tại Việt Nam và bước vào hoạt động bí mật sau khi công bố Tuyên Ngôn kêu gọi “muốn đồng bào được tự do hạnh phúc, muốn đất nước được giàu mạnh phồn vinh, không có con đường nào khác là phải đứng lên chống độc tài”. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt chính trị, vì nó góp phần đấu tranh, cùng với các đảng phái khác, trong nổ lực thử thách quyền lực và vai trò lảnh đạo độc tôn của đảng CSVN, bất chấp sự hiện hữu và tính chất phi hiến của Điều 4 Hiến Pháp CSVN.”
Kính gởi ông Đỗ Thành Công
Với cái tựa đề “Kinh nghiệm thành lập Đảng” tôi tưởng là Ông sẽ nêu lên những kinh nghiệm lập đảng và hoạt động như thế nào để mọi người học hỏi noi theo.
Nào ngờ đảng DCND chỉ ra được tuyên ngôn kêu gọi đồng bào rồi sau đó “biến mất” từ 2005 đến nay đã 8 năm, thỉnh thoảng chỉ được nghe nhắc đến tên đảng mà không thấy có hoạt động cụ thể nào được phổ biến?
Cho đến nay người ta nghe nói khá nhiều đến những hoạt động của đảng Việt Tân ở VN. Nhưng đảng Việt Tân không chỉ bị đảng CSVN đánh phá dữ dội mà còn có một số người mang danh NVHN cũng vào hùa mài dũa te tua. Tôi không biết những NVHN này là thật, hay đó chỉ là đám cò mồi hoặc CAM của VC?