WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm

ĐCV:  Những năm gần đây, ngày kỉ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung (17/2/1979), báo giới Việt Nam thường giữ thái độ im lặng. Cuộc chiến tranh vệ quốc năm nào chỉ còn mấy trang lề trái và nhóm biểu tình No- U nhắc tới hay tưởng niệm. Ngay cả hoạt động tưởng niệm nhỏ nhoi đó cũng thường gặp phải những rắc rối do nhà cầm quyền gây ra. Khi thì băng tưởng niệm bị giật, hoa bị ném vào thùng rác khi vừa mới đặt, lúc thì người tham gia bị hạch sách…

Bữa nay, thấy một bài báo khá hiếm hoi trên trang lề phải đề cập tới sự kiện nay dưới góc độ phỏng vấn, chúng tôi xin đưa lại đây, bởi không rõ sự tồn tại của nó sẽ được bao lâu.

—————————————————————-

Những bài báo của một thời

Những bài báo của một thời

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Cách xử lý một cách đàng hoàng là không được phép lấp nó đi. “Nếu thực tình muốn hướng tới tương lai, ta cần bắc cầu đi qua hố ngăn cách đó. Đường đi vẫn thênh thang trên cây cầu đàng hoàng, nhưng ta vẫn nhìn thấy cái hố đúng như nó có, không to hơn, không hẹp hơn” – Giáo sư Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định với Lao Động về cuộc chiến biên giới năm 1979.

Duy nhất Trung Quốc nói Việt Nam nổ súng tấn công

- Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – mà ông là thành viên – dự kiến sẽ có một lễ tưởng niệm sự kiện chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Ông có thể cho biết chi tiết?

- Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về đề tài này. Sự kiện này chúng ta chưa tổ chức bao giờ, nên đây sẽ là lần đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi dự kiến không trọng quy mô, mà trọng chiều sâu, nêu đúng bản chất của vấn đề. Chủ trương của Hội Sử học là dứt khoát phải thể hiện quan điểm.

Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.

Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.

Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc.

- Từ góc độ một nhà sử học, Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc chiến biên giới Việt-Trung?

- Sự kiện 1979 cũng có những nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhưng nằm trong chuỗi của lịch sử, vào thời kỳ Trung Quốc muốn thể hiện mình có một vị thế nào đó ở Châu Á, hay bộc lộ một chính sách quan hệ quốc tế của họ. Sự kiện 17.2.1979, khi Trung Quốc đưa tới 600.000-700.000 quân tấn công trên toàn tuyến biên giới của Việt Nam, không thể diễn giải khác đi được, ngoài việc đây là cuộc chiến tranh xâm lược hay cuộc tấn công vào Việt Nam.

Trên thực tế, quân và dân ta đã đứng dậy, anh dũng đánh bật đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Vì vậy, sự kiện 35 năm nhìn lại cuộc chiến biên giới, có lẽ cần phải được đối xử công bằng và trang trọng như một chiến thắng chống ngoại xâm trong lịch sử.

Tuy nhiên, cũng tiếp nối truyền thống cha ông, chúng ta hiểu Trung Quốc luôn có kiểu ứng xử của một nước lớn với các nước lân bang, trong đó có Việt Nam. Bài toán đặt ra là chúng ta phải thể hiện bản lĩnh của dân tộc Việt, phải để nhân dân thấy được đất nước ghi nhớ, trân trọng chiến công của những người đã ngã xuống, nhưng cũng không làm tổn hại, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.

Không phải khi nào “sự nhịn” cũng là “sự lành”

- Như Giáo sư nói, chúng ta cần trả lại sự thật cho lịch sử. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên truyền rằng đây là cuộc chiến do Việt Nam nổ súng trước. Vậy “cây cầu” này cần phải bắc sao đây?

- Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000-700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu.

Đó, không gì khác hơn, là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Còn chính Việt Nam mới bị động. Nếu là Việt Nam gây hấn, vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi đó lại đang đi thăm Lào? Nếu chuẩn bị cho chiến tranh, ai lại làm thế?

Về vấn đề này, chỉ có duy nhất Trung Quốc nói vậy, còn thế giới thì không. Chẳng nhẽ, tất cả thế giới sai, chỉ một mình Trung Quốc đúng? Thế giới đều nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược, ở các mức độ khác nhau. Bởi người Việt Nam lúc đó, không có gì mong muốn hơn là một cuộc sống hòa bình, với những khó khăn sau một cuộc chiến tranh dài chồng chất, thiếu thốn lương thực và giải quyết bài toán nội bộ…

Việt Nam không có quyền lợi gì trong việc gây hấn với Trung Quốc

Chìa khóa ở đây là ta cần phải nói sự thật và chỉ sự thật mà thôi. Muốn vậy, ta phải có những nghiên cứu. Có một thời gian dài, đây là vấn đề ta cho là nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cho nên hầu như không được giới nghiên cứu lịch sử dân sự tiến hành nghiên cứu.

Chúng ta cần quốc tế hóa việc nghiên cứu này. Không thể chỉ là Trung Quốc đơn phương nói thế này, Việt Nam đơn phương nói thế khác. Tôi biết nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã có những tìm hiểu, đào sâu tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới này. Chúng ta cần liên kết lại. Còn cứ nói lấy được thì không nên.

- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?

- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.

Cần phải hiểu rằng không phải cứ im lặng là tốt. Vì Trung Quốc sẽ sử dụng điều đó như một chứng cứ rằng “Sai rồi, nên có dám nói gì đâu”. Tôi cho rằng, sự nhịn đến không dám nói gì không phải là cách xử lý hay với Trung Quốc. Không vì thế mà họ tử tế hơn.

Điều quan trọng là ta phải có cách xử lý đĩnh đạc, đàng hoàng của một quốc gia có chủ quyền.

Một lễ kỷ niệm xứng đáng cuộc chiến biên giới 1979 sẽ thể hiện sự trân trọng với những chiến sĩ đã hy sinh, trân trọng lịch sử. Đó chính là mong mỏi của dân.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Việc Trung Quốc nói rằng chỉ “đối phó” cuộc tấn công của Việt Nam thì liệu ai tin được, khi chỉ trong 1 giờ, họ đưa 600.000 – 700.000 quân ào ào đánh bật các chốt biên giới của Việt Nam, tiến sâu vào đất liền. Nếu không phải tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam, không biết cuộc chiến đó sẽ đi đến đâu. Đó, không gì khác hơn là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Theo Lao Động

38 Phản hồi cho “Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm”

  1. nguoivotu says:

    Muốn biết VN chống TQ ra sao, Hãy đọc tin từ các học giả Tây phương, Đưng tin mấy kẻ CCCĐ vô học:

    nguoi vo tu says:
    18/02/2014 at 05:04
    Để chứng minh VN không hèn trước TQ, mời các vị háy đọc báo TQ xem họ nói gì về việc VN hơp tác vơi nước ngoài chống TQ:

    Báo Trung Quốc: Nga mới là mối họa lớn của TQ tại Biển Đông
    Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 13:02
    Bài trên Liên hợp tảo báo của Trung Quốc cho rằng Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính Nga là cường quốc bên ngoài đến Biển Đông sớm nhất chứ không phải Mỹ. Nga tích cực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, ký nhiều hợp đồng bán vũ khí hiện đại, bao gồm tàu ngầm, máy bay, cho Việt Nam.
    Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Clinton phát biểu nhấn mạnh các nước cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Sau đó, Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lần lượt có phát biểu tỏ đồng thuận và việc đó đã trở thành chính sách đã rồi của Mỹ đối với Biển Đông. Chính sách của Mỹ tất nhiên có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích đã rồi tại quần đảo Trường Sa của những kẻ nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế bị kìm kẹp, ngăn trở, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.
    Nga nhanh chân đến trước Mỹ: Trên thực tế, Mỹ cũng là kẻ đến sau tại Biển Đông. Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ.
    Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam; đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
    Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
    Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với TQ.
    Gần dây, VN đặt mua của Nga những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, 13 máy bay chiến đấu Su-27, 20 máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…. Vũ khí mà Nga bán cho VN có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho TQ trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su sẽ hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu.
    6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo là “tuyệt chiêu” trong hải chiến Trường Sa và cũng được giao hàng lần lượt từ cuối năm 2011 và giao hết trong vòng 5 năm. Trong khi Nga đang chế tạo tàu ngầm thì VN đã đào tạo đồng bộ các sỹ quan làm việc trên những chiếc tàu ngầm đó, hiện Nga và Ấn Độ đang phụ trách việc đào tạo. Từ đó có thể thấy, các tàu ngầm mới và lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông TQ, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các nước láng giềng trong đó có TQ, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của VN.
    Nói về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau và không bằng Nga. Nếu nhìn vấn đề một cách cô lập thì việc Mỹ có mặt ở khu vực Biển Đông là không hề có lợi ích chiến lược to lớn về an ninh và kinh tế. Theo đánh giá, sở dĩ Mỹ ủng hộ ASEAN chống lại TQ trong vấn đề Biển Đông, xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để tránh xảy ra cục diện sau khi TQ trỗi dậy sẽ thách thức sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực CÁ – TBD, ra tay khi còn sớm để kiềm chế sức mạnh của TQ tiến xuống phía Nam. Còn việc đảm bảo cho máy bay quân sự, tàu thuyển của Mỹ tự do lưu thông giữa TBD, Ấn Độ Dương hay như việc giữ ổn định tình hình Biển Đông thì cũng chỉ là một cách nói.
    Cách tiếp cận của Nga ở tầm chiến lược khác xa so với Mỹ. Cách tiếp cận tầm chiến lược nêu trên của Mỹ đều thích hợp với Nga. Ngoài ra, Nga và VN còn có tình hữu nghị truyền thống, như năm 1979, trong chiến tranh biên giới Trung – Việt và “cuộc chiến lưỡng sơn” kéo dài 10 năm sau đó, Liên Xô cũ là cường quốc duy nhất ủng hộ VN chống TQ. Hơn nữa Nga lại là nước có lợi ích kinh tế thiết thực nhất tại Biển Đông. Biển Đông giống như một kho báu, bằng việc hợp tác lâu dài với VN, những khoản ngoại tệ khổng lồ mà Nga kiếm được từ đó dường như không bao giờ cạn.
    Ngoài ra, từ chính sách ngoại giao khác nhau của hai nước Nga, Mỹ đối với các nước quanh Biển Đông cũng có thể cảm nhận thấy Nga và Mỹ có lập trường khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, từ đó có thể lần ra manh mối. Thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, NB và Australia, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là PLP, việc ủng hộ một số quốc gia khác như VN chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao và đe dọa. Cùng trên vấn đề Biển Đông nhưng chính sách của Nga lại khác. Nga cũng ủng hộ gián tiếp các nước ASEAN nhưng dành viện trợ thực tế cho VN.
    Tóm lại, ngoài việc tăng cường hợp tác với VN về ngoại giao và kinh tế thì Nga còn nâng đỡ VN bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với TQ, trong ngoại giao thì “nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân.
    Đây cũng là nguyên nhân tại sao trong khi VN tăng cường “chuẩn bị đấu tranh quân sự” thì toàn bộ vũ khí cho hải chiến lại lấy từ Nga chứ không phải Mỹ và Mỹ lại chỉ gián tiếp ủng hộ VN về mặt đe dọa chiến lược. Đây là chỗ khác nhau cơ bản về mức độ ủng hộ của Mỹ và Nga cho VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
    Theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi VN và TQ xảy ra một trận hải chiến thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội VN sử dụng để giết hại quân giải phóng TQ là của Nga chứ không phải của Mỹ./.
    Tác giả: Tiết Lý Thái – Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford
    Reply
    vk mỹ says:
    19/02/2014 at 04:42
    Lê Thiếp vô đây mà đọc. Đây mới là báo nước ngoài. VN đâu có hèn với TQ?
    Nếu không tin có thể kiểm tra địa chỉ này: Tác giả: Tiết Lý Thái – Nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford
    Chắc bài viết phải ấn tượng lắm mà tờ Liên hợp tảo báo của Trung Quốc mới cho đăng tải như một lời cảnh báo cho nhà cầm quyền TQ biết về sự nguy hiểm của Nga và VN vây?
    Reply

  2. motnguoimy says:

    Hãy vào BBC mà xem thế giới nói gi?

    Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

    BBC Cập nhật: 06:36 GMT – thứ năm, 20 tháng 2, 2014
    Facebook
    Twitter
    Google+
    chia sẻ
    Gửi cho bạn bè
    In trang này

    Trung Quốc vẫn xem cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam là một ‘chiến thắng’
    Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là ‘chiến tranh tự vệ’ mà Trung Quốc đã ‘chiến thắng’.
    Các bài liên quan
    ‘TQ đánh VN vì muốn làm ăn với Mỹ’
    Thủ tướng VN nói về cuộc chiến 1979
    ‘Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979′
    Chủ đề liên quan
    Quan hệ Việt Trung
    BBC: Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học”, và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?
    Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
    Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
    Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
    Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn ba tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
    Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
    Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
    Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.

    Vũ khí quân PLA sử dụng trong chiến tranh năm 1979 không được cho là hiện đại
    Không ngờ được thất bại
    BBC: Một số ý kiến cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động chiến tranh với Việt Nam vì ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ý với điều này?
    Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
    Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
    Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) “dạy cho Việt Nam một bài học”, điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
    Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
    BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?
    Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện ‘Bốn hiện đại hóa’ một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
    Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện ‘chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’.

    Các lực lượng tham chiến của Việt Nam năm 1979 chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương
    Vì sao muốn lãng quên?
    BBC: Theo ông thì vì sao Trung Quốc lại muốn lãng quên một cuộc chiến mà họ gọi là ‘chiến tranh tự vệ’, nhất là khi họ đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?
    Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
    Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu Bình.
    Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
    BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
    Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
    Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
    ‘Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’ là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một ‘chiến tranh nhân dân’ được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
    Trong ‘chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại’ vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
    Yếu tố duy nhất của ‘chiến tranh nhân dân’ trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm “phản công để tự vệ”, dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
    Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
    Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.

Leave a Reply to nguoivotu