WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính sách đối ngoại phụ thuộc và luồn cúi

CT Biên giới 1979
Chỉ còn vài ba ngày nữa là tới ngày 17.2. Ngày này cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nố súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc để tấn công Việt nam. Hậu quả là giết hại, làm bị thương khoảng hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam. Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu từng bước thôn tính Việt nam.
Ngày 17.2.1979 cũng chính thức là điểm mốc đánh dấu sự thất bại của quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, sau chỉ 4 năm cuộc chiến Việt nam kết thúc với sự thất bại của người Mỹ và chế độ Việt nam Cộng hòa. Quan hệ giữa hai nước đã đi từ cái quan hệ mật thiết như môi với răng, chuyển sang quan hệ kẻ thù và Việt Nam đã chính thức gọi Trung Quốc lúc đó như là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất. Quan hệ ngoại giao hai nước đã bị phá vỡ từ 1979 cho đến tận năm 1991, tức là hơn một thập kỷ quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.Tuy cuộc chiến biên giới kéo dài chỉ trong một tháng trời đã để lại những tổn thất nặng nề cho người dân Việt Nam về người và của. Đáng chú ý cuộc chiến tranh khốc liệt này đã bị cắt bỏ khỏi sách lịch sử và chương trình những lễ kỷ niệm hàng năm ở Việt Nam cho đến tận năm nay. Cho dù những hình ảnh lưu trữ trên báo của đảng những ngày ấy cũng cho thấy tầm quan trọng và sự khốc liệt của cuộc chiến tranh giữa hai người đồng chí trong quá khứ.
Vậy mà đến nay, ngay cả những chứng tích lịch sử về cuộc chiến được coi là chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng đã bị xóa bỏ. Kể cả trong các viện bảo tàng chiến tranh, người ta cũng không thể tìm thấy một trưng bày nào về cuộc chiến này với Trung Quốc. Không chỉ các dòng chữ chống quân Trung quốc trong các di tích bị đục bỏ, mà các nhân vật anh hùng khác trong cuộc chiến này như liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… cũng bị chính quyền cố tình hắt hủi bằng cách đổi tên các trường học mang tên họ. Cũng vì Đảng CSVN và chính quyền của họ coi cuộc chiến này là một điều hết sức nhạy cảm và cấm kỵ, sợ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng trong quan hệ Việt – Trung trong thời kỳ mới. Nhưng với một số đông người dân Việt Nam đã từng đổ máu hay đã nằm xuống, hoặc những thân nhân, người thân trong cuộc chiến thì cuộc chiến này luôn và mãi mãi tồn tại trong ký ức của mình.
Xin hãy đọc dòng tâm sự của blogger Ngô Nhật Đăng, một cựu chiến binh chống Tàu trên Biên giới phía Bắc, viết về ký ức những tháng năm chiến đấu và những kỷ niệm không thể nào quên không chỉ riêng của ông, mà còn là tâm tưởng chung của những người chúng ta. Những người từng là chiến sĩ như blogger Ngô Nhật Đăng:
“Bọn mình cũng huấn luyện tại Sư đoàn 346, sau 3 tháng tân binh, một số được đưa đến các đơn vị trong đó có các cô gái được nhắc đến trong bài viết của Mai Thanh Hải. Bọn mình lớn tuổi hơn và phần lớn là sinh viên  nên được chuyển đến trường Hạ sỹ quan.Khi xảy ra sự kiện 17/2/79, sau 2 ngày bọn mình lên xe và đến Cao Bằng.Bọn mình tập trung ở đèo Cao Bắc (cách thị xã Cao Bằng 16km) trước khi nhận nhiệm vụ luồn vào sau lưng địch được gọi là : “Tiểu đoàn luồn sâu, phá hoại”.Trong vài ngày đó có được gặp một số nữ chiến sỹ của tiểu đoàn gồm thông tin, quân y, tải đạn…luồn rừng thoát được về tuyến sau. Quần áo tơi tả, mặt mũi đen nhẻm thất thần, có người còn không thể nói nổi điều gì đã xảy ra chỉ ngồi khóc.Thương lắm.Mấy thằng ở tiểu đoàn đặc công phối thuộc kể : ” Bọn em nằm trên đỉnh đồi nhìn xuống thấy bọn Khựa bắt chị em cởi hết quần áo rồi dùng lưỡi lê và cuốc xẻng đâm chết, sôi gan, ứa máu mà súng hết đạn, thằng nào cũng khóc ròng”.
Vậy mà ngày Thứ Tư 12 tháng 2 năm 2014, trên mạng internet xuất hiện một tin khá giật gân của truyền thông lề trái, thực hư chưa biết với tựa đề “Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?”. Theo đó tin cho biết: “…vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội. 

Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn. Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể. Đồng thời chỉ thị này cũng răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”. Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn”. Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và phải chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”. Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TW cũng cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.”
Đọc tin này xong không ít người không kìm được phẫn nộ. Có người còn nghi ngờ đó là tin thất thiệt của các thế lực thù địch nhằm bôi nhọ  nhà nước Việt nam, chẳng lẽ năm 2014 là năm kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà chính quyền nhu nhược thậm chí đê hèn đến thế. Song chỉ ít giờ sau, nghi ngờ này được giải tỏa khi trang Một thế giới, một trang báo điện tử mới ra đời và có uy tín cho đăng loạt bài phóng sự dài 3 kỳ “Hoa Đào viễn biên” gồm ba phần có tựa đề “Biên giới, hồi ức 35 năm”, “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau” và “Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ” và bài “Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979″ của Ngọc Uyên. Các bài viết là kết quả của việc đi thực tế các tỉnh biên giới của các phóng viên, cùng với các nhân chứng lịch sử nói vè cuộc chiền tranh ngắn ngủi nhưng tàn khốc này. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi “Lỗi 404: Không tìm thấy trang. Bài viết mà bạn đang tìm có thể đã bị xóa, bị đổi tên, hoặc hiện thời không tồn tại. Xin bạn vui lòng dùng chức năng tìm kiếm bên dưới để tìm bài viết mà bạn muốn:”.
Tác giả – nhà báo Đào Tuấn đã không dấu được vẻ bức xúc của mình và viết các suy nghĩ như sau: “Một ngày đầy cảm xúc. Buổi sáng, như thằng mất hồn khi nhận được cái tin nhắn “Not OK”. Thôi. Thế là bao nhiêu thời gian, tâm huyết đổ cả xuống sông xuống biển. Buồn. Chán. Thất vọng. Buồn bực. Đến độ rằng quên khuấy mình đã ăn gì. Đứng dậy quên trả tiền. Bực đến độ lôi ngay em Tưng ra chém gió cho báo nhà. (Lạ thế, cứ mông với zú thì giờ chả bố con thằng nào bảo sao) Buổi chiều thấp tha thấp thỏm, hồi hộp như anh trai tơ thấy lấp ló… Và buổi tối thì gọi điện cho ông Thầy, alo cho các đại ca, các ông anh, các thằng bạn, nhắn tin cho mấy đứa em và cười ha hả khi nghe những cuộc điện thoại giữa chừng đầy màu sắc GATO của thằng bẹn cũng mò mẫm, cũng lọ mọ cả tháng đi biên giới cùng mình. Tội nghiệp, hóa ra y chỉ là lên biên giới đái bãi rồi về. Còn đêm. Cười như ma làm khi nhìn thấy cái lỗi 404. Sao thấy yêu cái số 404 mà một thằng bẹn Một Đồng Chí Tuyen gọi là “Tứ bất tử” thế cơ chứ. Ầy za, lâu lắm rồi mới lại thấp thỏm với một bài báo, dù đó chỉ là 50% sự thật, dù đó chỉ là 40% những gì mình muốn viết. Giờ thì bắt đầu lo lo là.”
Nhà báo Mạnh Quân cũng bày tỏ sự thất vọng trước sự việc này, cũng trên trang Facebook cá nhân của mình, nhà báo Mạnh Quân viết “He he, vậy là MOTTHEGIOI.VN đã có một vài tiếng huy hoàng rồi chợt…gỡ nhỉ ? Nhưng không sao, ngon rồi. Giờ ai muốn đọc mấy bài đó, cứ vô trang của bọ Lập, Viet-Studies…có đầy đủ. ->Sau này có viết quyển: Lịch sử báo chí cổ đại Việt Nam (giai đoạn hiện đại là trước năm 1975 rồi), mình sẽ viết kỹ về những vụ gỡ bài thế này. Những nội tình vì sao lọt lưới, đăng được mà lại phải rút xuống lúc nửa đêm – Không phải người ngoài mà tư cách của một người trong cuộc ->Trong quyển sách đó, sau này, có những cái tên sẽ được nhắc tới để tôn vinh như Đào Tuấn nhưng có những cái tên sẽ bị đạp xuống bùn đen, thậm chí phải dựng tượng cho họ-nhưng với tư thế quỳ gối, liếm gót người Phương Bắc :)))”
Tuy nhiên trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, lại nói: ”Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này. Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có tác động bất cứ gì vào chuyện ấy.” Ông Kỷ cũng khẳng định: “Tôi xin nói là Việt Nam có luật báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật”. “Cơ quan truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước.”.

Song chỉ ít lâu sau ý kiến phát biểu nói trên của ông Phó ban Tuyên giáo Trung ương, sáng ngày 14.2.2014 bạn đọc được an ủi bằng sự xuất hiện trên báo điện tử VnExpress,  bài đăng có tựa đề “35 cuộc chiến biên giới phía Bắc”. Và cộng với tin “Truyền thông Trung Quốc cũng tỏ ra im ắng trước đợt kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới với Việt Nam, mà Bắc Kinh gọi là “chiến tranh tự vệ”“, điều này phần nào chứng tỏ sự đồng thuận của hai nhà nước trong vấn đề này. Và phần nào nó cũng phản ảnh lập trường và các suy nghĩ bất đồng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Việt nam, mà trước đây không lâu, ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013. Và cũng lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận hải chiến không cân sức này này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó. Điều đó thể hiện ảnh hưởng của thế lực thân Trung quốc tuy còn đang chiếm ưu thế trong nội bộ ban lãnh đạo, song vẫn phập phù như đèn dầu trước gió.
Sự hy sinh của hàng vạn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trên dải biên cương phía Bắc của tổ quốc, nhằm giữ gìn sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia trước họa xâm lăng của giặc ngoại xâm phương Bắc không thể bị lãng quên vì bất kỳ lý do nào. Mọi sự im lặng không tri ân họ của chính quyền trong các lễ kỷ niệm hàng năm là vô trách nhiệm. Việc kỷ niệm cần phải có để thể hiện sự trân trọng đối với những người con đất Việt ngã xuống vì sự nghiệp giữ nước và đây là một việc làm không chỉ dành cho những người đã nằm xuống mà còn là cần thiết đối với các thế hệ con cháu của họ tới mãi mãi sau này. Dẫu rằng sự bất trắc trong quan hệ Việt – Trung sẽ là tử huyệt của chế độ hiện nay, nhưng cũng không cho phép đảng CSVN và chính quyền có một chính sách đối ngoại hèn hạ, phụ thuộc và luồn cúi của một dân tộc nhược tiểu trước thế lực bành trướng Đại Hán. Một hành động ích kỷ và mang tính chất phản bội, vô ơn đối với máu của các chiến sĩ anh hùng.
Xin đừng quên lời Hịch từ ngàn xưa còn vọng lại trong tâm can của mỗi người dân nước Nam, mà kể cả ngàn năm Bắc thuộc người Nam chúng ta vẫn cứ thoát Hán:
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
 Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. 
Để kết thúc bài viết, xin mượn câu của blogger Hoàng Dũng CĐVN có viết trên trang facebook của mình, để gửi tới ban lãnh đạo đảng CSVN để họ biết và cũng thay lời tri ân cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc: “Xin đừng trách họ im thin thít, không vinh danh, không tưởng niệm. Bởi đơn giản họ cảm thấy mình không còn đủ tư cách và chính danh để cúi đầu trước những chiến sĩ đã ngã xuống nơi biên cương, hải đảo.”

Ngày 14 tháng 02 năm 2014

11 Phản hồi cho “Chính sách đối ngoại phụ thuộc và luồn cúi”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Thị xã tháng ba

    Nguyễn Thị Mai

    Thị xã mình sáng nay ra quân
    Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
    Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
    Thức dậy sớm hơn mọi ngày

    Những nhà có con đi sáng nay
    Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
    Hàng xóm hỏi nhau thân mật
    - Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?

    Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia
    Chỉ lặng im, bịn rịn…
    Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận
    Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…

    Thị xã mình sáng nay tiễn đưa
    Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại
    Con trai con gái
    Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…

    Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi
    Sáng nay ứ dòng xe cộ
    Sáng nay đò sang bến chợ
    Nhường cho khách lên đường

    Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường
    Đông con gái vào mua bút, sổ
    Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở
    Trao tập phong bì và những con tem
    Thị xã rộn lên
    Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa
    Cứ nghe rôm rả
    Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào

    Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu
    Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy…
    Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ
    Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…

    Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
    Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
    Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy
    Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn

    Tiễn những người con lên phía biên cương
    Có tình thương trong gói cơm của mẹ
    Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
    Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
    hẹn gặp cùng trên biên giới xa.

    Và ra đi sáng nay tháng Ba
    Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.

    NHÃN XÉT

    Lại Mạnh Cường14:13
    Ngày 14 tháng 02 năm 2014

    Bài thơ trên rất cảm động, đã phản ánh đúng sự thật ngày ấy, khi giặc bành trướng xâm phạm biên giới vùng cực bắc nước ta. Ôi một thời thật hào hùng và đầy khí thế đánh giặc ngoại xâm.

    Hình ảnh này trái ngược lại ở quân khu Bốn, trong trận chiến biên giới phía tây nam với Khmer Đỏ vào cuối thập niên 70. Cứ mỗi khi gọi đi bộ đội trong làng xã lại biến mất một vài thanh niên tới tuổi nghĩa vụ. Họ dùng ghe chài vượt biển trốn sang Thái Lan, vì không muốn thi hành nghĩa vụ quốc tế giải phóng cho dân Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, nhưng thực chất là bộ đội củ Hồ đi xâm lăng xứ người, rồi ở lỳ bên ấy bất chất phản đối của quốc tế, trong mưu đồ đồng hoá nước bạn !

    Nguyễn Duy khi làm phóng viên chiến trường ở K. Có lần nhà thơ đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát ở đền thiêng Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat & Angkor Thom) do chiến tranh, đã cảm khái vô vàn, để rồi sau này sáng tác bài thơ ngắn ĐÁ ƠI nổi tiếng. Dưới đây là lời tâm sự của tác giả:

    [trích]
    Bài này tôi viết tại Kampuchia vào ngày 28 tháng 8 năm 1989, lúc người bộ đội VN cuối cùng chính thức rời khỏi đất Kampuchia. Bài đã được đăng ở nhiều báo và sau đó vào năm 1996 bị moi lại để đập tôi. Đặc biệt bài còn được phổ biến ở Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu, vì thứ nhất dễ chuyển ngữ, và thứ hai dễ gần gũi với các dân tộc khác. Tôi xin đọc nó cho các bạn nghe nhé:

    Ta mặc miệm trước Angkor đổ nát
    Đá cũng tàn phai
    Huồng chi là kiếp người
    Đá ơi xin tạc vào đây lời cầu chúc hòa bình
    NGHĨ CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
    PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI.
    [hết trích]

    Kết, đừng bao giờ nuôi mộng xâm lăng nước người, dù nước kia có nhỏ bé và dân tộc kia có yếu kém bao nhiêu đi nữa. Dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng đều dã man tàn bạo như nhau, và chỉ làm khổ dân chúng cả hai nước lâm chiến mà thôi.

    Amsterdam, 14/02/ 2014
    Lại Mạnh Cường

  2. Minh Phương says:

    Việt Nam Cộng Hòa hoan hô Đài loan chiếm đảo Ba Bình của Việt Nam?
    http://nguyentandung.org/viet-nam-cong-hoa-hoan-ho-dai-loan-chiem-dao-ba-binh-cua-viet-nam.html

    Thứ tư, 12/02/2014, 11:34 (GMT+7)

    (Biển Đảo) – Tại buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa hôm 21/12 năm 2013, tại tòa nhà số 9, thành phố Plzen, Cộng hòa Séc, có rất nhiều câu hỏi được đưa ra cho chủ tọa.

    Trước câu hỏi bỗ bã của một thính giả, Tiến sỹ Nguyễn Nhã trả lời: “Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái bình, thuộc quần đảo Trường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài loan là đồng minh chiếm giữ hộ…“. Lời phát biểu này đã được đưa lên nhiều diễn đàn thảo luận. Tiến Sỹ Nguyễn Nhã cho biết ông không nói như thế, nhưng ông nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.

    Nếu đúng Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đồng ý và hoan hô Đài loan chiếm đảo Ba Bình của dân tộc Việt Nam, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh của VNCH thì quả là điều đáng phải suy nghĩ. Người Việt dại quá, bị Trung hoa lừa quá nhiều rồi.
    Theo chính sử, năm 1946 Trung Hoa lợi dụng việc giải giới quân đội Nhật đã chiếm đảo Ba Bình (đảo có diện tích lớn nhất Trường Sa) của Việt Nam và đóng giữ đến nay. Gần đây có tài liệu nói, cuối năm 1946 họ rút khỏi đảo Ba Bình nhưng đến năm 1956 họ quay lại xâm chiếm, có nguồn tài liệu cho rằng từ năm 1971 Đài Loan mới thực sự đồn trú lâu dài trên đảo.
    Một thính giả khác trong buổi nói chuyện là quân nhân thời chiến tranh biên giới Việt-Trung, tháng 2/1979, kể lại một kỷ niệm khó quên. Có một người dân tộc thiểu số xách súng hết đạn chạy đến tận đơn vị nơi anh đóng quân, hô lớn “cho tôi ít đạn để tôi chơi với bọn Tầu“. Nói thế để thấy rằng dân ta không hề sợ giặc Trung Quốc. Mà chỉ vì không đủ điều kiện.
    Tiến sỹ Nguyễn Nhã cho rằng: “Trung Quốc vẫn nói ta lật lọng họ, rằng ta nói một đằng làm một nẻo. Nhưng chính họ đã lật lọng ta trước, họ đã đi đêm với Mỹ năm 1972. Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa, nước Mỹ phải có trách nhiệm…!”
    “Hoàng Sa và Trường Sa nằm chính giữa biển Đông. Với vị thế chiến lược này nước nào kiểm soát được hai quần đảo là kiểm soát được tuyến đường hàng hải quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng.”
    “Ngày xưa, mặc dầu hai quần đảo không có cư dân, các Vua triều Nguyễn vẫn lập ra các hải đội ra vào canh phòng kiểm sóat. Việc trao tòan quyền cho những người địa phương, về chiến thuật là để họ bảo vệ quyền sống của ngư dân địa phương”. “Còn về chiến lược các Vua đã nhìn xa, đã thấy trước sự quan trọng của Hòang Sa và Trường Sa, thành lập Hải Đội là để giữ gìn hai quần đảo cho hậu thế chúng ta.”
    “Tiến sỹ cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai.”
    Xin mượn lời của Tiến sỹ và một sinh viên Đại Học Ngoại Thương tại Hà Nội để kết thúc bài viết này: “Bất cứ ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc“; “Bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”
    CTV Trường Sa

    • LeThiep says:

      “Lời phát biểu này đã được đưa lên nhiều diễn đàn thảo luận. Tiến Sỹ Nguyễn Nhã cho biết ông không nói như thế, nhưng ông nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy “. (Trích)

      Ai nghĩ như vậy hả Cộng nô Nguyễn Nhã ? Chỉ có bè lũ Việt cộng “ngậm máu phun người” thôi nhá.

      Chính xác là dưới đây nè:

      Tháng 5 năm 1976, báo Saigon Giải Phóng trong bài bình luận về việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, đã viết: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi”.

      Năm 1988, khi quân đảo Trường Sa bất ngờ bị Trung Cộng tấn công, chiếm giữ đảo Gạc Ma, báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam tại miền Nam viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta”!

  3. Thanh Pham says:

    Vẹm

    Nó man trá láo khoét
    Nó đểu giả tận xương
    Nó ăn nói như vẹt
    Nó phá nát quê hương

    Nó sớm đầu tối đánh
    Nó ôm hôn kẻ thù
    Nó coi Mao như thánh
    Ngợi ca thiên đường mù

    Coi tờ báo bên dưới
    Để thấy nó con nít
    Nó không phải giống người
    Nó là bọn Mác xít

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  4. Thanh Pham says:

    “Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước”

    Chao ôi cay đắng làm sao ấy
    Bao nhiêu biển đảo bao cây số
    Núi rừng Việt Bắc Ải Nam Quan
    Bao nhiêu xương máu ta đã đổ?

    Bây giờ chúng cho, không thương tiếc!
    Chúng là gì nếu không phải bán nước?
    Chưa hết, chúng bắt giam Điếu Cày
    Người yêu nước nồng nàn dấn bước!

    Chúng hành hạ đọa đày Việt Khang
    Chúng bắt giam Phương Uyên, Nguyên Kha
    Chúng đàn áp hàng hàng lớp lớp
    Bao thanh niên yêu nước thương nhà

    Có bao giờ ta tự hỏi
    “Hai mươi năm nội chiến từng ngày”
    Ba triệu người chết!
    Ải Nam Quan Bản Giốc
    Nó cho không!
    Hoàng Trường Sa? Tam Sa!
    Bao nhiêu người gục ngả
    Để bảo vệ núi rừng biển đảo?
    Nó ký, hiến không!
    Tôi không còn lòng nào
    Kể ra hết sự bạo tàn
    Nó đã, đang và sẽ
    Gieo tang thương
    Trên quê hương
    Mà nó vẫn làm cha!

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  5. LeThiep says:

    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
    Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng ?*
    Hãy trông kìa !
    Hãy trông kìa !
    Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc
    Bịt biệng người kêu nỗi đau Ải Bắc
    Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa
    Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà ?
    Hãy trông kìa !
    Hãy trông kìa !
    Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc
    Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp
    Móc túi dân
    Cướp đất dân
    Bóp cổ dân
    Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…
    Hỡi sông Hồng
    Hỡi sông Hồng
    Hỡi sông Hồng tiếng thét bốn nghìn năm
    Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng ?

    (Bùi Minh Quốc )

  6. LeThiep says:

    Lời Kêu Gọi Nhân Kỷ Niệm 35 Năm Đánh Tan Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Của Trung Quốc Trên Biên Giới Phía Bắc
    (02/14/2014) VB

    SAIGON — Một Lời Kêu Gọi ký tên 74 trí thức và nhân sĩ đề ngày 12-2-2014, nội dụng gồm 3 điều, yêu cầu chính phủ:

    - Làm lễ tưởng niệm chính thức ngày 17.2.1979 khi quân Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc;

    -Làm lễ vinh danh các liệt sĩ cuộc chiến này

    và

    -Đưa ngày 17-2 hàng năm làm lễ tưởng niệm toàn quốc cuộc chiến biên giới

    http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/loi-keu-goi.html

  7. Bùi lễ says:

    (Reply không lien quan đến bài viết.Thx.)

    Thấy trên tờ báo đề,

    “Đánh bại 600 nghìn quân Trung quốc xâm lược” làm tôi giựt mình! Quân đội nhân dân việt cộng mạnh thế sao ?
    Nếu đã có một quân đội mạnh như thế thì hà cớ gì lại cuối mặt làm thinh/ngơ khi
    mà Trung cộng xâm lăng lãnh hải và bắt /phá ngư dân Việt Nam khiến chính quyền Việt Nam sợ
    đến nổi không dzám gọi/nói đến tên của Trung Cộng mà lại fa?i nói là “Tàu lạ / người lạ” !
    Nếu đặc câu hỏi ngược lại về việc đã đánh bại “600 nghìn quân trung quốc” thì nhân dân Việt
    Nam sẽ thấy rỏ ràng và tại sao .
    - Rỏ Ràng: là chính quyền việt cộng nói dzóc/láo với nhân dân Việt Nam . Đây là hành động
    mị dân mà lãnh đạo việt nam thường làm .
    - Tại sao : Có bao giờ người dân Viet Nam đặc câu hỏi là “tại sao Tàu tự dung đem quân đánh
    Việt Nam ?” . Dĩ nhiên ai cũng nghĩ về câu nói của họ Đặng là, “dạy cho Việt Nam
    một bài học (dĩ nhiên là lien hệ tới việc chiế’n trường campuchia) . Với lý do này
    chỉ có con nit mới tin mà thôi (đám lãnh tụ việt cộng quen xem nhân dân Viet nam
    là một đám con nít nện mặc sức tự tung tự tác). Đem 600 ngàn quân đi đánh một
    nước chỉ vì muốn “dạy một bài học” thì họ Đặng không ngu thì cũng là điên nặng
    nên mới đem sinh mạng người dân và tiền của đi phí phạm . Dĩ nhiên Tàu không
    ngu . Tàu đổ dồn 600 ngàn quân tràn qua biên giới Việt Nam với mục đích chính
    là để dời cột mốc biên giới vào sâu trong nội địa ViệtNam để chuẩn bị cho hiệp
    ước biên giới với Việt Nam theo thỏa thuận của đảng Việt cộng với Tàu. Cọng sản
    Việt Nam và Tàu hợp thức hóa việc dân đất cho Tàu tạo dể dàng cho đám lãnh đạo
    việt cộng sau này nếu bị dân Viet nam đặt vấn đề . Như vậy là họ Đặng Ngu hay là
    việt cộng ngu ?

    Người dân Việt Nam thì rất là hài long với lý do “dạy cho một bài học ” của họ Đặng vì đã đánh
    thắng Tàu với quân số 600 nghìn . trong khi Vietnam chỉ vỏn vẹn vài ba ngàn quân đóng chốt
    dọc theo biên giới!
    Người lớn thường bợp tai con nít xong rồi cho cây kẹo là con nít vui vẽ . Tàu đối với đám con nít
    việt công cũng thế .
    Tóm lại Việt cộng/quân đội việt cộng anh hùng hay hèn tớ chẳng quan tâm . Cái tớ quan tâm
    là đảng Việt cộng bán nước đây là sự that .

    Nam .
    mà chỉ có bọn việt cộng ngu

    • LeThiep says:

      Việt cộng và Tàu cộng cả hai đều thuộc loại nói láo nhất hành tinh nên ta khó biết được đích xác quân số tham chiến và thiệt hại mỗi phe . Về lực lượng của Tàu cộng, Việt cộng loan tin 600000 quân, Tàu cộng nói 200000 quân, trong quyển ” On China”, Kissinger nêu lên con số 300000 quân.

  8. Người góp ý says:

    TQ có thể mua chuộc cấp lãnh đạo ĐCSVN và cấp lãnh đạo có thể vì sự sống còn của đảng cam tâm làm thân khuyển mã nhưng 1 điều chắc chắn không bao giờ dân tộc VN khuất phục trước âm mưu thôn tính của TQ như lich sử đã chứng minh.

    • LeThiep says:

      Trước mặt, Mao trạch Đông viện trợ cho Hà nội, nhưng sau lưng, Mao trạch Đông gọi Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng là “bốn tên ăn mày, lúc nào cũng chìa bát đòi cho thêm”.

Leave a Reply to LeThiep