WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chết đẹp

Thứ trưởng bộ C.A Phạm Quý Ngọ (1954-2014)

Thứ trưởng bộ C.A Phạm Quý Ngọ (1954-2014)

Thế là nhân vật trung tâm của báo chí trong những ngày qua – thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quy Ngọ – đã đột ngột  qua đời lúc 21 giờ ngày 18/2/2014 tại bệnh viện 108 vì  ung thư gan. Ông Ngọ ra đi đúng 1 ngày sau khi báo chí nửa kín nửa hở tiết lộ về quyết định đình chỉ công tác để điều tra những cáo buộc liên quan tới ông.

Đó là những tình tiết từ lời khai chấn động của cựu tổng giám đốc Vinalines, Dương Chí Dũng. Theo những gì ông Dũng khai, thì trên cương vị trưởng ban chuyên án, tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật điều tra để Dương Chí Dũng bỏ trốn. Và khoản thù lao mà ‘ông anh’ này nhận không hề nhỏ, 500.000 đô la tiền mặt. Cũng có báo nhắc tới khoản 1.000.000 đô la khác, trong một vụ việc liên quan mà Dương Chí Dũng khai thêm.

Giống như sự đột tử của một số quan chức cao cấp khác trước kia, cái chết của ông Ngọ ngay lập tức xuất hiện nhiều đồn đoán. Một người từng công tác trong ngành Y chia sẻ như sau trên Facebook: “Với sắc diện qua ảnh (của truyền thông), mình không tin là ông “mất vì bệnh K gan”. Bởi vì từ lâu, phương pháp “Cắt gan khô” của Cố GS Tôn Thất Tùng với can thiệp sớm thì tỷ lệ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân rất cao. Có trường hợp đến 10 năm. 

Ông Ngọ lại vừa giàu có vừa là “cán bộ cao cấp”, chẳng nhẽ không có tiền để tìm thầy tìm thuốc quý? Chẳng nhẽ các bác sỹ giỏi không phát hiện sớm và chạy chữa cho ông??? “

Báo chí Việt Nam đã nhanh nhẹn đưa tin về trường hợp của ông Ngọ, hé lộ những chi tiết về bệnh tình của ông. Theo đó, ông bị phát hiện ung thư gan từ vài năm nay, đã từng chạy chữa ở nhiều nước có nền y học tiên tiến như Nhật, Singapore, từng được ghép gan nhưng không qua khỏi.

Tạm bỏ qua những ngờ vực của dư luận, cứ cho rằng đây là số mệnh, là bệnh tật, thì cái chết của ông vào thời điểm này quả là một cái ‘chết đẹp’.

Với cá nhân ông, tuy chưa có cơ hội chạm tay vào cuốn sổ hưu mà lực lượng ‘còn đảng còn mình’ luôn chủ trương giữ chặt, nhưng ông thoát khỏi cảnh bị điều tra xét hỏi; trong trường hợp tồi tệ nhất, thoát khỏi cảnh phải ra trước vành móng ngựa trên chiếc cáng cứu thương như đã từng thấy đâu đó trong đôi ba vụ án trước kia.

Không hạ cánh an toàn như mong ước cửa miệng của giới quan chức, nhưng ông sẽ được hạ huyệt an toàn. Với truyền thống không nói những gì động chạm tới vong linh người đã khuất, cáo phó của ông tới đây chắc chắn sẽ toàn những công trạng, những chiến công mà không kèm theo một đoạn cuối lằng nhằng với dăm bẩy chữ số.

Với gia đình, ông vẫn là người chồng, người cha trọn vẹn, không tì vết và quan trọng hơn cả là một khối tài sản – chắc chắn là không nhỏ – còn nguyên vẹn, không bị báo chí đào bới, hay cơ quan điều tra vặn vẹo về nguồn gốc. Những cảnh ‘dậu đổ bìm leo’ gần đây cho thấy, chẳng những nhà cửa, biệt thự của các vị quan thất thế bị phanh phui mà chuyện đời tư, tình ái cũng không tránh khỏi bị phơi bày.

Sự ra đi vào lúc này của ông cũng khiến các đồng chí chưa bị lộ thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Ăn chia ở Việt Nam thường theo ê-kíp, ít có ai nuốt trọn một mình cả số tiền lớn như vậy. Chưa kể, con đường hoan lộ vù vù của ông, được thăng cấp, lên lon ngay cả lúc đang mang trọng bệnh, chẳng có gì đảm bảo là không dính tới những chuyện mua quan bán chức mà thiên hạ thường đồn đoán.

Nó cũng khiến cho một số người khác, ít nhất là ông trưởng ban Nội chính Trung ương – Nguyễn Bá Thanh – khỏi phải giải một bài toán hóc búa trước sự kỳ vọng của dư luận về một Bao Công chống tham nhũng. Ông Thanh đã tới trực tiếp theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm, ông cũng đã gặp riêng bị cáo này để nghe về lời khai. Và dư luận từ đó tới nay vẫn chờ đợi ở ông một động thái dứt khoát, để chứng minh cho những tuyên bố mạnh mẽ lúc ông mới ra Hà Nội.

Và cuối cùng, sự qua đời đột ngột của ông Ngọ cứu cho đảng một bàn thua trông thấy. Có thể nói, đây là quan chức bự nhất từ trước tới nay dính nghi án nhận hối lộ. Ông Ngọ không những là thứ trưởng bộ Công An, mà còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Những tiết lộ sau này cho thấy, Dương Chí Dũng đã khai tên ông Ngọ ngay từ lúc mới bị dẫn giải từ Campuchia về Sài Gòn, nhưng lời khai đã bị ém nhẹm. Chí Dũng khai lại lần nữa ở trước Tòa, nhưng báo chỉ được phép đăng là “một ông anh”, rồi sau đó ít hôm mới được phép tiết lộ danh tính. Sau một loạt bài rầm rộ, là khoảng lặng khó hiểu, cho tới 1-2 ngày trước, mới hé lộ những tin tức liên quan tới quá trình điều tra tiếp theo.

Đã có sự giằng co, đấu đá gì đó ở giới chóp bu trước khi đưa ra những quyết định liên quan tới nhân vật cao cấp này. Và bất luận việc điều tra đem lại kết quả như thế nào, thì bộ mặt của nhà cầm quyền, qua vụ này, cũng thêm một vết nhọ.

Giờ đây, mọi thứ đều coi như đã được khép lại. Nói cách khác, “game over”!

Không giống như thường thấy trước sự ra đi của một người, trên các trang mạng xã hội, không có nhiều lời chia sẻ, hay sự thương tiếc mà thay vào đó là những bình luận, những phán đoán, thậm chí không thiếu người hả hê. Một bạn viết, “bữa nay có hàng triệu người vui và hàng triệu người chửi”.

Có thể thế, nhưng chắc chắn có một người đang gặm nhấm nỗi buồn trong tù, bởi sự sống chết trông chờ tất cả vào cuộc chơi cuối cùng này.

© Đàn Chim Việt

———————————————————–

32 Phản hồi cho “Chết đẹp”

  1. Hồ Minh says:

    Theo những bài viết và cuộc phỏng vấn của Dương Thu Hương trước đây , cho biết vụ nổi dậy của NÔNG DÂN và CỰU CHIẾN BINH tại THÁI BÌNH vào năm 1997, sau đó đã xảy ra nhiều vụ thủ tiêu, mất xác mà Phạm Quý Ngọ chính là hung thủ.
    Dưới đây là một số diễn biến nổi trội tại Thái Bình vào năm 1997, lúc Phạm Quý Ngọ còn mang hàm ĐẠi TÁ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.Theo những bài viết và cuộc phỏng vấn của Dương Thu Hương trước đây , cho biết vụ nổi dậy của NÔNG DÂN và CỰU CHIẾN BINH tại THÁI BÌNH vào năm 1997, sau đó đã xảy ra nhiều vụ thủ tiêu, mất xác mà Phạm Quý Ngọ chính là hung thủ.
    Nhân dân các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hội, Quỳnh Mỹ và Thái Thịnh đồng loạt nổi dậy. Chiều ngày 16/6/1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã. Tại xã Quỳnh Hội huyện Quỳnh Phụ nhân dân bao vây xã, huyện, khiếu tố về việc UBND huyện Quỳnh Phụ không thực hiện quỹ đất 5%.
    Tại xã Quỳnh Mỹ, chiều 10/5/1997, khoảng 3.000 người đã tràn vào Viện kiểm sát nhân dân huyện, một số người đã đập phá phòng làm việc, thu và xé tài liệu của Viện kiểm sát nhân dân, hàng trăm người của xã Quỳnh Hồng cùng số dân xã Quỳnh Mỹ kéo đến bao vây trụ sở công an huyện. Trong suốt 6 giờ đồng hồ (từ 19 giờ ngày 10/5 đến 1 giờ sáng ngày 11/5) khoảng 2.000 người tụ tập trước trụ sở công an huyện, xô đổ cổng, dậu của Công an huyện và trường Đảng huyện; dùng gạch đá tấn công trụ sở cũng như ném đá các cán bộ, công an.
    Người dân đã dùng nhiều vật cản chắn đường ô tô, ngăn không cho lực lượng công an tỉnh và công an các huyện tăng cường; đồng thời tổ chức săn lùng, đánh đuổi bọn công an ác ôn. Nhân dân đã đánh trọng thương 11 công an cũng như phá nát nhiều tài sản của đồn công an, trong đó có 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu thương, 1 xe chở quân, vỡ nhiều lá chắn, hỏng toàn bộ cánh cửa nhà 2 tầng, hệ thống chiếu sáng và nhiều máy móc thông tin liên lạc.
    Ngày 25/6/1997, 60 người dân xã Thái Thịnh lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết thanh quyết toán các công trình xây dựng của xã và tố cáo Chủ tịch xã vi phạm luật đất đai, tham nhũng. 14h ngày 26/6/1997, trong lúc Đảng bộ xã đang họp, hơn 200 người dân kéo đến bao vây trụ sở, yêu cầu xã phải thực hiện ngay công văn số 279.
    5h chiều cùng ngày, Chủ tịch huyện cùng đoàn cán bộ huyện Thái Thụy trốn về xã Thái Thịnh lánh nạn. Nhân dân biết được thông tin đã huy động hàng nghìn người tập tại trụ sở UBND xã. Thấy mặt chủ tịch Huyện và đoàn cán bộ, nhân dân nhào lên vây bắt. Lực lượng công an tìm cách đưa được Chủ tịch huyện ra ngoài. Chủ tịch xã và Trưởng công an huyện bị nhân dân đánh trọng thương. 6 cán bộ khác của xã, trong đó có Bí thư Đảng ủy và 3 an ninh viên bị đánh tơi tả.
    Toàn bộ bàn ghế, cánh cửa, tủ đựng tài liệu, tăng âm, loa đài của xã và HTX bị phá nát.
    Sau các cuộc nổi dậy nầy, nhà nước đã cho cán bộ xuống xoa dịu nhân dân các xã, huyện thuộc tỉnh Thái Bình. Sau khi nhân dân tin vào lời của Đảng thì ngày 3/7/1997, Pham Quí Ngọ đưa công an xuống bắt giam 5 cựu chiến binh mà Ngọ cho là những người cầm đầu là Vũ Văn Kiện, Vũ Văn Tuấn, Phạm Văn Vịnh, Ngô Thị Duyên, Phạm Văn Khuynh.
    Những Nông Dân bị bắt công khai gồm có 36 người bị đưa ra tòa án nhân dân xử tội “gây rối trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản XHCN, tài sản công dân, cố ý gây thương tích, xảy ra đêm 26/6/1997 tại Thái Thịnh.” Mỗi người dân bị xử trên 10 năm tù sau đó.
    Trong cuộc hành quân THỦ TIÊU khác, Đại Tá Công An Phạm Quý Ngọ huy động công an vào giữa đêm, gõ cửa từng nhà người dân mà chúng nó đã lập danh sách đen. Hằng nghìn người đã bị Phạm Quý Ngọ bắt giữ, khủng bố không đưa ra xét xử. Một số lớn người dân đã bị THỦ TIÊU, MẤT XÁC.
    Tội ác của Phạm Quý Ngọ là tội ác tày trời, nhân dân không thể quên.
    Nguyễn Thùy Trang.

  2. Trung Kiên says:

    Cái chết của “tướng” CA Phạm Quý Ngọ đối với csvn là “Chết đẹp” (bịt mối đuợc tất cả).

    Nhưng với chính đương sự thì đó là cái “Chết vì bội thực”, “chết vì đảng” hay “Chết đồng chí”…

    Còn đối với nhân dân Việt Nam thì đó là cái “Chết khốn nạn”, cái chết này làm tắc nghẽn ống dẫn nước đào thải cặn bã và rác rến do csvn gây ra!

    Nhưng, cho dù “CHẾT” vì cái gì chăng nữa, thì đó vẫn là “cái chết của một con người”. Hùm chết để da, người ta chết để tiếng, còn ông Phạm Quý Ngọ để lại cái gì???

    Cám ơn chị Mạc Việt Hồng và ĐCV.Info

Leave a Reply to Trung Kiên