WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′

Ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, một số đại biểu đã đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.

Theo quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục (Ủy ban trung ương MTTQ) Phạm Thị Trân Châu, những ngày vừa qua, báo chí đã khơi lại sự kiện này. Bà Châu đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa.

Dẫn lời một nhà thơ, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa xã hội Nguyễn Túc cho rằng, đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến cách đây 35 năm chưa được nhìn nhận, đối xử xứng đáng.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị sáng 19/2. Ảnh: N.Hưng.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị sáng 19/2. Ảnh: N.Hưng.

Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″.

Ông cho biết, tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói. Chia sẻ thêm với các vị lão thành của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ cho biết, Bộ Chính trị vừa qua đã tổ chức hai phiên làm việc để nghe về đề án liên quan tới sự kiện năm 1979 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Mặt trận thông tin cụ thể. “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc rút quân vào ngày 18/3 cùng năm. Suốt 10  năm sau đó, tuyến biên giới phía Bắc luôn được đặt trong tình trạng chiến tranh.

Chia sẻ với VnExpress, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, thế hệ đã hy sinh trong cuộc chiến cần có sự tôn vinh xứng đáng. “Đề cập cuộc chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hòa bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh”, ông nói.

Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.

Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.

Nguyễn Hưng – vnexpress

50 Phản hồi cho “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′”

  1. LeThiep says:

    Cán binh Việt cộng chết “hai” lần

    ( Trích ) Đinh Tấn Lực : Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận Trung ương của đảng CSVN, số ra ngày 17-02-1979, đã đi tựa lớn choán đầy bề ngang trang nhất: “Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt – Trung”. Đặng Tiểu Bình đặt tên cho cuộc tấn công vũ trang quy mô lớn này là cuộc chiến “giáo trừng” (dạy cho bọn lãnh đạo hiếu chiến VN 1 bài học).

    Hà Nội bấy giờ, vừa mới gia nhập CMEA (29-6-1978), lại tin tưởng vào bản Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa VN và Liên Xô (03-11-1978, với chữ ký của cả đảng cộng sản lẫn nhà nước hai bên) cùng chiếc mũ bảo hiểm của điện Cẩm Linh, nên không thể ngờ “người anh em hữu hảo” TQ quyết định dàn một triệu rưỡi quân PLA dọc theo biên giới Trung-Xô, cùng lúc, điều động hơn nửa triệu quân dọc biên giới Việt-Trung, cho trận đòn roi vọt này.
    …………………
    …………………
    •Bia tưởng niệm sự hy sinh của quân đội nhân dân VN dọc biên giới bị đục bỏ chữ “anh hùng”. Hàng chữ “quân TQ xâm lược” cũng bị đục bỏ trên bia kỷ niệm chiến thắng của VN. Một số tỉnh dọc biên giới lập nghĩa trang và dựng bia liệt sĩ cho lính TQ. Lãnh đạo VN dâng hoa tưởng niệm lính TQ tử trận trong cuộc chiến giáo trừng của Đặng Tiểu Bình (Bài viết “Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc nhân Tiết Thanh minh” trên web langson.gov.vn đã bị gỡ bỏ sau khi bị làng dân báo chỉ trích, nhưng hình ảnh vòng hoa tưởng niệm “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc” thì đã được lưu giữ làm bằng).

    •Lãnh đạo Tuyên Giáo triệu tập các tổng biên tập dàn báo đài trong luồng để ban mật lệnh cấm đăng bài bình luận/phóng sự/tâm bút liên quan đến Hoàng Sa/Trường Sa/chiến tranh biên giới. Trang mạng Một Thế Giới vừa khởi sự đăng loạt bài 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, với những bài viết rất hay, chẳng hạn như “Phút Bi Tráng Ở Pò-Hèn”, hoặc “Hoa Đào Biên Viễn”… Nhiều người nhanh tay chép lại ngay. Rất nhiều người chưa kịp đọc, thì Một Thế Giới đã nhận lệnh tháo gỡ.

  2. DâM TiêN says:

    DâM tui nhiều khi cũng biết nói Gợi Ý tí ti, theo cái Hints của bọ Kít sinh Gơ :

    –Đố biết : khi Tàu Ô chiếm Hoàng Sa, sao lại có viên chức Mỹ đứng…nhìn ?
    –Đố biết : Khi Tàu Ộ sắp uýnh Việt Ô tại biên giới, Đặng Tiểu Bình phải sang
    hội ý với Mỹ, nhẩy ?
    –Đố biết ; đầu năm 1975, khi quân Bắc Phỉ dồn hết vô Nam, thừa cơ chiếm
    đóng VNCH, mà thằng Tàu Ô không…thừa cơ tóm lấy Miền Bắc, nhẩy ?

    –Thưa sáng láng : Tất cả là do tinh thần cái Thông Cáo Thượng Hải 1972 mà
    ra cả. Này ôi, khi Tàu Ô vi phạm thông cáo Thượng Hải, mà có mặt chú Sam
    OK. , tức là Tàu và Mỹ đã có thỏa thuận …tàu ngầm rối.

    ( Cho nên CS Bắc Kỳ coi chừng : Khi Mỹ và Tàu cùng OK một lần nữa, là CS
    Bắc Kỳ… dạ dạ…em xin vâng nhời hai đàn anh, dạ dạ … ( Thiền sư DâM)

  3. Thiếu Long - Hoa Kỳ says:

    Nên xác định đúng ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc 1979

    Bắt đầu từ ngày 14/2/2013, cùng với sự kiện Trung Quốc kéo quân sang xâm lược Việt Nam vào ngày 17/2 35 năm trước, BBC Việt ngữ, VOA Việt ngữ, RFA Việt ngữ, RFI Việt nhiều blogs đăng nhiều bài về cuộc chiến này. Nhiều người còn gọi đó là để “kỷ niệm” cuộc chiến tranh này. Lúc đầu tôi cũng không nghĩ nhiều, thấy cũng đúng, định hòa theo những người đó viết bài “kỷ niệm ngày 17/2″. Nhưng giật mình nghĩ lại thì thấy có vấn đề rất lớn, chúng ta đã nhầm lẫn ngay từ đầu.

    Từ mấy ngàn năm trước đến ngày nay, nước Việt Nam cũng như các nơi khác trên thế giới, người ta thường chỉ kỷ niệm những sự kiện tích cực, những sự kiện đem đến niềm vui. Về chiến sử thì đó là những chiến công, những chiến thắng. Không ai lại đi kỷ niệm ngày quân giặc đánh mình.

    Cha ông chúng ta không đi kỷ niệm ngày giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh vào đánh ta. Dân ta không kỷ niệm ngày quân Pháp – Tây Ban Nha (1858) và quân Mỹ (1965) đổ bộ vào cảng Đà Nẵng. Dân ta kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ Trên Không, sự kiện ký hiệp định Paris, Đại thắng mùa xuân 1975. Tức là những chiến công hoặc những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng, toàn thắng và quân xâm lược phải cút khỏi nước ta, bè lũ tay sai bán nước phải chạy theo ngoại bang hoặc đầu hàng nhân dân ta vô điều kiện. Không ai đi “kỷ niệm” ngày thằng giặc đánh mình cả.

    Cũng có trường hợp những sự kiện quan trọng hoặc trận đánh lớn chỉ diễn ra trong 1 ngày (ví dụ Trân Châu Cảng, hải chiến Trường Sa 1974…), ngày địch đánh ta cũng là ngày ta đánh lui, đánh thắng địch thì phải kỷ niệm vào chính ngày đó, thì không ai ở Việt Nam và trên thế giới này kỷ niệm ngày địch đánh ta, mà họ chọn ngày đánh thắng kẻ địch để làm ngày kỷ niệm.
    Các cụ ta không kỷ niệm ngày quân Pháp đổ bộ nổ súng đánh Đà Nẵng năm 1858, không kỷ niệm ngày quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng 8/3/1965, thay vào đó là kỷ niệm ngày giành được độc lập, ngày đánh thắng giặc, ngày đánh đuổi quân giặc về nước, ngày giải phóng, ngày thống nhất. Cũng như người Mỹ không kỷ niệm ngày thực dân Anh đưa quân vào đánh chiếm nước Mỹ. Mà Mỹ kỷ niệm ngày đánh đuổi quân Anh ra khỏi nước Mỹ và lấy đó làm lễ Độc Lập (Independence day). Kể cả các lễ hội dân gian cũng không ai đi kỷ niệm những ngày như vậy.

    Tôi nghĩ điều đó là hợp tình hợp lý, bởi vì nếu kỷ niệm ngày giặc đánh mình thì nó nói lên điều gì, nó gởi thông điệp gì, nó nói gì với toàn dân mà nhất là giới trẻ và con cháu đời sau? Nó có nghĩa là ta lấy thằng giặc làm trung tâm và nhân vật chính. Ta kỷ niệm ngày thằng giặc đánh ta. Thay vì kỷ niệm ngày vui chiến thắng của ta, kỷ niệm hành động đánh đuổi giặc ngoại xâm của ta. Kỷ niệm sự thắng lợi của ta. Lấy ta làm trung tâm và nhân vật chính.

    Như vậy, theo tình lý trên, theo truyền thống cha ông, thì ngày cần kỷ niệm là ngày chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3, là ngày mà đoàn quân xâm lược sứt mẻ của Trung Quốc hoàn rút đại quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, để lại hàng vạn xác chết của quân xâm lăng. Chứ tuyệt đối không phải là kỷ niệm vào ngày 17/2. Đó là tư tưởng của nạn nhân đưa đầu chịu đánh, chứ không phải là tư tưởng của một dân tộc quật cường chống xâm lược và quyết chiến quyết thắng bọn giặc xâm lược. Chúng ta nên kỷ niệm ngày ta thắng giặc. Không nên kỷ niệm ngày giặc đánh ta.

    • DâM TiêN says:

      Sao anh Thiếu LÔNG lại kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 1975 ?
      Về ngày đó, thủ tướng bên anh — ông VVK — từng thành
      thật khai báo là, ngày 30 tháng Tư 1975, làm cho triệu
      thằng bần cố nông vui, và triệu người lương thiện buốn.

      Thiếu LÔNG zui hỉ,,,vì ngay sau 30 tháng Tư, Rợ Hồ nhà
      anh tập trung hết các phương tiện chuyên chờ đường bộ,
      đường biển, hàng không… hấp tấp vơ vét kỳ cùng tài sản
      Miền Nam chúng tôi rối tức tốc chuyển về cái xứ bần cùng
      đói khổ Bắc Kỳ nhà anh…

      Kỷ niệm cuộc đánh cướp hả? Anh chưa mở mắt…hí ra mà
      nhìn cái đuôi con nòng nọc CS nhà anh sắp rụng rồi sao?
      Chiến thắng ? = Mơ huyền mờ…

    • Minh Đức says:

      Hãy kỷ niệm Trận Đống Đa, trận Bạch Đằng, trận Chi Lăng… Những ngày lễ lớn của quốc gia nên là những ngày giỗ Quang Trung, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lý Thương Kiệt… Đó là những anh hùng và anh thư của quốc gia.

  4. Hoàng Thanh says:

    …Hãy nhớ về gần 500 năm trước, khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng có ý định xuôi Nam mở đất, tránh mưu hại của Trịnh Kiểm. Để có quyết định sáng suốt, ông đã cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhận được hai câu thơ rằng: Hoành Sơn nhất đái Vạn đại dung thân Có thể hiểu rằng vượt qua dãy Hoành Sơn để mở cõi, cơ nghiệp sẽ bền vững muôn đời. Hoành Sơn chính là dãy núi nằm vắt ngang ranh giới Hà Tĩnh – Quảng Bình, nơi vừa gần như hẹp nhất của đất nước (50km từ biển vào biên giới với Lào), vừa hiểm trở. Nó lại cũng là địa điểm ngay sát với Vũng Áng (nằm ở chân dãy núi Hoành Sơn). Nếu có một thứ “căn cứ kinh tế dân sự trá hình” của người nước ngoài ở đây, như Formosa chẳng hạn, thì khi có biến, sẽ là nơi tốt nhất chặn đường tiếp viện quân, cắt đứt đất nước Việt Nam làm hai dễ dàng, đồng thời quân đội nước ngoài đổ bộ vào cảng nước sâu nhất này, còn gì lợi hại bằng? Nghĩ xa hơn, sẽ có ngày có hàng vạn người Trung Quốc lấy vợ, có con ở đó, nguy cơ lại tái diễn một vụ “nạn kiều” như những năm cuối 1979 – đầu 1980 là rất dễ xảy ra. Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.
    Thế mà rồi tới thế hệ lãnh đạo ngày nay, người ta đã quyết định cho Formosa đầu tư, thuê đất tới 70 năm, với siêu dự án mà có nhiều nguồn tin cho rằng đằng sau tập đoàn này là chính quyền Trung Quốc. Gần đây, lại có thêm lo ngại là Formosa đang tìm cớ mở một con đường qua Lào nữa. Mới đây, Blogger Lê Anh Hùng tiếp tục báo động nghi vấn Trung Quốc chen chân vào Cửa Việt nữa. Vậy thì, nếu đúng là họ có mưu sâu “trấn ải” cả hai cùng cảng biển xung yếu đó, thì còn gì bằng trong chiến lược quân sự? Thử hình dung một ngày, Trung Quốc động binh ở Trường Sa, Việt Nam muốn đối phó, ắt sẽ phải rất khó khăn nếu như biên giới phía Bắc quân đội Trung Quốc được báo động, mà dải đất hẹp miền Trung cũng lại bị cơ sở kinh tế trá hình của Trung Quốc ngáng trở, không cho phía VN chuyển quân từ trong Nam ra; hàng vạn công nhân có thể thoắt biến thành “dân quân”, “thám báo”, …? Bất cứ một đụng độ nào của chính quyền VN với người TQ ở đó, đều dễ là cái cớ cho TQ đổ quân vào. Việc “nâng cấp đồn biên phòng” như trong bài báo này chỉ là một nỗ lực nho nhỏ, của những ai sớm lo lắng cho sự tồn vong của đất nước, nhưng cũng lại có thể chỉ như một động thái trấn an dư luận mà thôi.
    Mới xin được lạy cụ Trạng Trình để nhái thơ cụ, rằng: Hoành Sơn thất đái Vạn đại vong thân (vietinfo.eu).

    • Vũ Ánh says:

      Ông Hoàng Thanh nên giữ các chức vụ: Tổng bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục 2 tình báo quân đội, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Bộ Công an và nhiều chức vụ quan trọng khác nữa. Nếu ông Hoàng Thanh mà giữ tất cảv các chức vụ nói trên thì chỉ một năm là Việt Nam vượt Mỹ để đứng nhất thế giới về mọi mặt, dân Việt nam không cần làm bất cứ việc gì, chỉ đi du lịch khắp thế giới mà vẫn giàu có bậc nhất thiên hạ, giải tán Bộ Quốc phòng vì không nước nào dám đụng đến Việt nam, giải tán Bộ Công an vì đất nước không có việc gì cần đến công an nữa… Mong lắm thay.

  5. Nguyễn Phan says:

    …Tôi được một vị trưởng thượng kể cho nghe câu chuyện có thật khi Nguyễn Anh Tuấn còn làm Tổng biên tập Việt Nam N, vào khoảng tháng 2/2009, kỷ niệm 30 năm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược, cũng bị cấm không được làm bài về chiến tranh biên giơi 1979. Để “lách khéo”, Nguyễn Anh Tuấn vẫn chỉ đạo làm bằng cách cho “ra lò” loạt bài về các bài hát về chiến tranh biên giới, trong đó có nêu những bài Chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, Những đôi mắt mang hình viên đạn… phân tích bài hát để nói về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân các tỉnh biên giới năm 1979.
    Ban tuyên giáo tức lắm, nhưng không làm gì được VietNamNet, vì khi ông Kỷ gọi trách, Nguyễn Anh Tuấn đã giải thích là chúng tôi đã làm đúng theo yêu cầu, không có những bài chính trị về cuộc chiến tranh đó, đây chỉ là những bài về nghệ thuật âm nhạc …
    Ngày nay, bạn đọc cũng chỉ mong sao có nhiều Tổng biên tập như Nguyễn Anh Tuấn năm xưa! Đổi mới, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước, bảo vệ phẩm giá của dân tộc trước Trung Quốc là những giá trị cốt lõi của VietNamNet.
    Đoàn kết, với sức mạnh của truyền thông vì chính nghĩa và chỗ dựa vững chắc là tri thức và lòng yêu nước, chắc chắn các tờ báo có thương hiệu sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.

    Tô Văn Trường.

    • noileo says:

      Tô Văn Trường & Nguyễn Anh Tuấn chỉ là những trí thức xã hội chủ nghĩa, tức là những tên bịp, đạo đức giả, double standard.

      Tô Văn Trường lên án & gọi cuộc tấn công của quân Trung quốc vào VN cộng sản là xâm luọc, nhưng trong khi đó trí thức cộng sản TVT lại ca ngợi, lại gọi cuộc tấn công từ VNDCCH cộng sản vào VNCH tự do là “giải phóng”,

      Tô văn Trường lên án những tên tướng tàu giết hại người dân miền bắc trong cuộc chiến tranh 17-2-1979, nhưng lại xưng tụng tên cộng phỉ Chín Vinh và những con tương cận vì thành tích của những tên cộng phỉ ấy suốt 20 năm phá hoại VNCH, thảm sát hàng triệu người dân VNCH.

      Thai độ như trên của TVT là thái độ đạo đức giả, double standard, rất phi trí thức, rất phi nhân.

      *****

      Tô văn Trường và đám trí thức hà nội & sĩ phu bắc kỳ tương tự thường kêu gọi “pháp quyền”, tất nhiên TVT và những con tương cận phải biết tôn trọng luật pháp,

      phải biêt rằng, dựa trên mọi tiêu chuẩn pháp lý, công pháp quốc tế, dựa trên nhưng tập tục, thông lệ ngoại giao, thì “Việt Nam Cộng Hòa”, cũng như “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, cũng như “Việt Nam Dan chủ Cộng hòa” là những quốc gia độc lập có chủ quyền .

      Do đó mọi hành động chiến tranh phát xuất từ VNDCCH tấn công vào VNCH thì cũng giống như hành động chiến tranh phát xuất từ CHNHTH tấn công vào CHXHCNVN & VNDCCH, đều là chiến tranh phi pháp, đều là tội ác xâm lăng.

      Tô Văn Trường nghĩ sao nếu quân Trung cộng viện cớ “giải phóng VN, giải phóng nhân dân VN”, viện cớ VN cộng sản chơi với Mỹ , mà Trung cộng gọi là “theo chân đế quốc Mỹ”, để mà gây chiến tranh đánh vào VN cộng sản?

      Tất nhiên Tô văn Trường sẽ lên án lý do đó của Trung cộng là phi pháp, phi nghĩa, phải không?

      Thế thì VNDCCH viện cớ VNCH chơi với Mỹ mà VNDCCH gọi là “theo chân đế quốc Mỹ” để gây chiến tranh đánh vào VNCH, mà VNDCCH bịp bợm gọi là “giải phóng”, cũng là những hành động pháp TVT, cũng chỉ là những hành động tội ác phi nhân, phi nghĩa.

      Tô Văn Trường lên án quân Trung cộng giết hại người dân miền báwc, thì Tô văn Trường phải biết hành động tội ác của quân cộng phỉ VNDCCH xâm lăng VNCH, xâm nhập vào VNCH khủng bố thảm sát giét hại người dân VNCH cũng là những tội ác chiến tranh như hành động tội ác của quân Trung cộng thảm sát người dân miền bẵc.

      *****

      Cho đén khi nào Tô văn Trường biết lên án hành động tội ác của quân cộng sản VNDCCH xâm lăng VNCH, thảm sát hàng triệu người dân VNCGH, xích hóa VNCH, thì chừng nấy những lời lẽ của TVT lên án Trung cộng xâm lăng mới có ý nghĩa, thì chừng nấy TVT mới xứng đáng để đuọc gọi là người lớn, là trí thức bình thường,

      ngược lại, nếu TVT vẫn im lặng trước hành động tội ác của VNDCCH xâm lăng VNCH, thậm chí còn xưng tụng hành động chiến tranh tội ác của VNDCCH là “chiến tranh giải phóng”, thì TVT vẫn chỉ là một thứ trẻ con, trẻ con có râu, một thứ trí thức cộng sản xã nghĩa chuyên nghề làm chứng gian, một thứ đạo đức giả, double standard đê tiện, khi ấy lơi lẽ của TVT chỉ là những lời lẽ bịp bợm, làm chứng gian…

  6. Tuổi trẻ says:

    …Trong diễn văn nhận chức Giáo sư danh dự tại trường đại học Y khoa Hà Nội (ngày 13/12/2010), giáo sư Thạch Nguyễn đã “lưu ý” người nghe: “Không phải cứ quị lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”. Hẳn là nhân nhượng để lấy lòng thì cũng rứa!
    Đến đây, lại sực nhớ đến một chuyện tuồng như là ngộ nhận. Hồi xây sân vận động Mĩ Đình, người ta “quyết” chọn nhà thầu TQ, trong khi giới am hiểu muốn chọn nhà thầu Đức tuy đắt hơn một chút. Xây xong, ai cũng thấy rõ ràng là xấu, -gíá dùng đồ án của Đức mới đáng đồng tiền! Về chất lượng thì vừa bế mạc SEA Games 23 đã phải lo tu sửa và thay hàng loạt trang thiết bị nội thất! Vậy là rẻ chăng? Chưa nói về mặt mĩ quan! Chưa nói chuyện dài lâu, chuyện “di sản” có thể để lại cho con cháu! -Hãy thử ngó sang sân vận động “tổ chim” ở Bắc kinh, một niềm tự hào hiện tại có thể để lại cho mai sau (mà họ đâu có tự làm lấy, phải thuê người phương Tây)-. Mấy vị giáo sư trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: giới kiến trúc chẳng một ai tán thành nhưng được giải thích “vì lí do chính trị”. Chắc là có sự “nghe nhầm” hoặc lời phán “thất thiệt” của cá nhân ai đó, chứ chẳng nhẽ một sự “lấy lòng” trẻ con như kia mà mong đổi lại sự “nới tay” nào đấy trong các chuyện quốc gia đại sự sao?!]. Giáo sư Thạch còn cho biết: gần 20 năm giảng dạy ở TQ ông chưa từng nghe thấy “bất cứ sử gia chân chính người TQ” nào, hay “giáo sư TQ nào” ca ngợi những Trần Ich Tắc, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống ; trong khi đó Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung “luôn được kính trọng và ngưỡng mộ” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở “Trung Quốc và ngay tại Mĩ” nữa…
    Giáo sư còn dẫn lời một giáo sư Nhật nhắc các học giả, viên chức chính phủ Nhật khi đến Bắc kinh làm việc: “Nếu bạn xử sự như một con lừa thì đừng ngạc nhiên khi có một ngày bị người khác cưỡi lên lưng, lên cổ”. Xem ra cả hai vị giáo sư (gốc) Việt và Nhật đều hiểu người Trung Quốc lắm lắm! Những ai trông cậy ở sự “nương tay” của giới cầm quyền TQ, hãy ngẫm câu của chính Đặng Tiểu Bình từng răn bộ hạ: “Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn; ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”. Với đối tác, chắc họ Đặng cũng nghĩ như vậy nhưng thêm vế sau, tất nhiên là chẳng nói ra: “Nhưng ta vẫn xoa đầu anh, vừa nắn gân anh vừa lấn tới”.
    Hoa Bảy.

  7. vu trung says:

    Quan thừa tướng lại bán miệng nuôi trôn đấy à?

  8. Minh Đức says:

    Trích: “hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.”

    Tưởng là chỉ có VNCH đánh nhau với Trung Quốc thì mới bị ếm không cho học sinh biết hóa ra CSVN đánh nhau với Trung Quốc cũng bị ếm không cho học sinh biết.

    Cái đáng buồn ở đây không phải chỉ đáng buồn cho những người đã hy sinh mà có cái đáng buồn lớn hơn đó là về quan niệm học và dạy lịch sử. Dạy lịch sử kiểu này thì sẽ làm dân bị dốt, không biết những điều đã từng xảy ra trên đất nước mình trong khi người nước khác thì lại biết, làm cho dân trí bị còi cọc.

    • Phan BA says:

      Nhà xử da dương trung cộng.. ý lộn, dương trung quốc viết những cái gì mà việc cực kỳ quan trọng cho một quốc da lại không viết vậy cà.

  9. Builan says:

    ” Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.

    Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.

    Hinh như đã có vé “lên tàu” !
    Ông CƯƠNG nên chuẫn bị hành lý theo hộ tống ông NGỰA !

  10. Ôg chống Vc says:

    Ngày 16/2:

    Danchimviet ĐÃ đăng tải:

    http://old.danchimviet.info/archives/84064/bao-nuoc-ngoai-dua-tin-viet-nam-ngan-chan-le-tuong-niem-ngay-17-2-1979/2014/02
    http://old.danchimviet.info/archives/84061/can-bo-mua-may-quay-cuong-truoc-tuong-dai-ly-thai-to/2014/02
    http://old.danchimviet.info/archives/84053/vong-quoc-no-nhay-baivong-quoc-vu/2014/02
    http://old.danchimviet.info/archives/84017/le-ky-niem-ngay-bien-gioi-viet-nam-17-thang-2/2014/02
    http://old.danchimviet.info/archives/84017/le-ky-niem-ngay-bien-gioi-viet-nam-17-thang-2/2014/02

    Ngày 19/2:

    “Ngày 19/2, tại hội nghị bàn về …”

    Đợi đến 3 ngày sau, khi mọi việc đã lắng dịu …

    Sư phụ của NC Kỳ (y tá vườn NT Dũng) phét lác: ‘Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979′

    Tui nghĩ, không những thủ tướng Vc thô bỉ mà thôi; mà ngay cả những “kách mạng lão thành VC” đều không dám hả họng, lên tiếng vào ngày17/2 – đốt vài cây nhang cho đồng đội, con cháu đã hy sinh, sao hả ??

    Lũ hèn mạt!

Phản hồi