Trao đổi với ông Trần Bảo Việt
Tác giả bức thư ngỏ gửi Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
Thành phố Aurora, Tiểu bang Colorado, Hoa kỳ, ngày 22 tháng 1 năm 2011
Thưa ông Trần Bảo Việt,
Thứ nhất, xin được tự giới thiệu: Tôi là Đỗ văn Minh, 76 tuổi, quê quán ở Sơn Tây, Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, động viên vào Trường Võ Khoa Thủ Đức khóa 14 năm 1962, ra trường được tuyển về Quân chủng Không Quân, ngành Quân Báo và đã phục vụ cho đến sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. Phải thưa rõ ràng với ông như thế để ông cũng như độc giả biết rằng tôi trước là quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là người ở phía nào trong cuộc chiến vừa qua. Xin ông hãy coi đây là cuộc trao đổi nhân dịp tôi đọc thư ngỏ của ông gửi Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đăng tuần qua trên Trang Đàn Chim Việt.
Nhận xét đầu tiên của tôi về lời lẽ trong bức thư: Ông là người lịch sự, nhã nhặn, không giống như một số phần tử thiếu tự trọng bấy lâu nay trên diễn đàn đã dùng những lời lẽ khiếm nhã, thiếu văn hóa đối với ông Nguyễn Cao Kỳ, một người từng lãnh đạo Quốc Gia, lại vừa ở tuổi bát tuần. Thứ nữa, ông tỏ ra tôn trọng sự kiện lịch sử khi viết: “Về cá nhân, tôi xin trân trọng về những gì mà ông đã cống hiến cho đất nước, cho dân tộc trước năm 1975 của nền Đệ nhị Cộng hòa. Có thể nói ông là điểm sáng trong vai trò tư lệnh không quân, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương và Phó Tổng thống VNCH. Nhân dân VN và cá nhân tôi cũng không bao giờ phủ nhận công lao sáng lạng này của ông.”
Thứ hai, đây là quan điểm của tôi trong vấn đề Đất Nước: Tôi nghĩ ai cũng có quyền yêu nước, đóng góp công sức của mình theo một cách riêng, giống như đến La Mã có nhiều con đường khác nhau, không ai được phép tự cho con đường mình chọn là duy nhất đúng để mạ lỵ, phỉ báng người khác.
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, ở hải ngoại có hai tổ chức chủ trương lật đổ chính quyền cộng sản bằng vũ lực được nhiều người biết tới. Một của kỹ sư Lê Quốc Túy và một của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Đoàn viên của kỹ sư Túy xâm nhập nội địa, kẻ bị tử hình, kẻ bị án tù dài hạn, rồi tan rã. Mặt Trận của Đề đốc Hoàng Cơ Minh mặc dầu lãnh tụ bị hy sinh, nhưng đoàn thể đã có những hành động mang nhiều tai tiếng khiến quần chúng mất niềm tin. (Cá nhân tôi cũng có thời kỳ tham gia Mặt Trận này tại địa phương trong Phong Trào Yểm Trợ Kháng Chiến, nhưng phải nghỉ sinh hoạt vì nhìn thấy sự thiếu phân minh của tổ chức, thậm chí đi đến phân hóa nặng nề, các lãnh đạo Mặt Trận đưa nhau ra tòa. Rồi một lãnh đạo cốt cán chống Cộng triệt để của Mặt Trận là bác sĩ Trần Xuân Ninh đã bị Mặt Trận khai trừ). Đảng Việt Tân thoát thai từ tổ chức Hoàng Cơ Minh mang tai tiếng về tài chánh, do đó bị đồng bào nghi ngờ. Cho nên những kế hoạch, chương trình của Đảng Việt Tân đưa ra không được mấy ai hưởng ứng.
Cục diện thế giới thay đổi sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Xu thế đối đầu bằng quân sự giữa Tư Bản và Cộng Sản không còn. Các đoàn thể đấu tranh của người Việt Hải ngoại cũng phải chuyển sang hình thức đấu tranh chính trị. Ai cũng biết nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh chính trị là thương thuyết để đi đến thỏa hiệp. Thế nhưng đoàn thể chính trị nào cũng cứ phải kiên định lập trường “không thương thuyết, không thỏa hiệp” để khỏi bị các phần tử Chống Cộng chụp cho cái mũ thân Cộng hoặc gán cho cái tội là tay sai Cộng Sản. Mang cái mặc cảm “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, rút cục chỉ bịt tai đứng nhìn, chứ không dám hành động trực diện với đối thủ. Nếu các đoàn thể chính trị biết thống nhất lại thành một tổ chức vững mạnh thì sợ gì mà không thương thuyết với đối thủ? Tại sao không áp dụng câu nói của Tổng thống Ronald Reagan khi thương thuyết với Mikhail Gorbachev: “Trust but Verify”, mà lại tin vào câu nói của Tổng thống Nguyễn văn Thiệu mang tính thụ động? Lấy câu “không thương thuyết, không thỏa hiệp” thì mãn đời chỉ làm người Chống Cộng to tiếng ở hải ngoại chứ làm sao mà thay đổi được số phận của đồng bào trong nước. Thực tế cho ta thấy tình trạng phân hóa trong Cộng Đồng đến độ những người có thiện chí đều phải ngao ngán!
Trong khi ấy, ngay từ những năm đấu thập niên 1990, Tướng Kỳ đã đi nói chuyện ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các Đại học Hoa Kỳ để vận động Hoa Kỳ sớm trở lại Việt Nam. Là người từng lãnh đạo quốc gia, chắc chắn Tướng Kỳ ý thức được rằng chỉ có sức mạnh của Hoa Kỳ mới ngăn nổi tham vọng bành trướng của Trung Cộng có nguy cơ xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, chế độ Cộng Sản đã sụp đổ tận gốc, vậy thì những nước còn theo chế độ này nhưng trót mang thân phận tầm gửi như Việt Nam làm sao mà không phải đổi mới để sống còn, nhất là không còn được viện trợ từ nước Nga, nay không còn là Liên Xô nữa. Đổi mới có nghĩa là cho người dân có lại cái quyền tư hữu, mở cửa đón nhận đầu tư từ các nước ngoài, tìm cách nương dựa vào một thế lực khác. Tóm lại, qua đổi mới, hai chữ “Cộng Sản”, trong trường hợp này nếu như không còn nữa, thì cũng không mang cái ý nghĩa nguyên thủy, đúng với thực chất nữa. Như thế, tôi cho rằng nỗ lực của Tướng Kỳ trong hoàn cảnh này là hợp lý. Điều đáng tiếc là không một tổ chức chính trị nào hiểu thấu để ủng hộ cái viễn kiến của Tướng Kỳ. Và rồi quả nhiên Hoa Kỳ đã lần lượt bỏ cấm vận và lập bang giao với Việt Nam vào các năm 1994 và 1995.
Năm 2004, Tướng Kỳ về nước đã gây nên một làn sóng chống đối khá ồn ào, mà người khởi xướng cuộc chống đối đó là Đại tá Cựu Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Xuân Vinh. Những lời buộc tội của ông Nguyễn Xuân Vinh trên đài Á Châu Tự Do (RFA) và qua bản Tuyên Cáo cho người nghe, người đọc thấy rằng ông Vinh quá nông nổi và thiếu bản lĩnh chính trị. Năm 1968, khi được gửi đi làm huấn luyện viên kiêm cố vấn cho Trung Tâm Huấn Luyện Tình Báo Không Quân (AFAITC – Armed Forces Air Intelligence Training Center) ở căn cứ Lowry Air Force Base, Denver Colorado tại Hoa Kỳ, tôi có dịp gặp gỡ và quen biết với giáo sư Nguyễn Xuân Vinh khi ông đang là giáo sư ngành Không Gian tại Đại Học Colorado ở Boulder, cách Denver chừng 30 dặm. Theo tôi, giáo sư Vinh chỉ hoạt động trong lãnh vực Văn Hóa Khoa Học để xây dựng giới trẻ là tốt nhất và hợp với khả năng của ông nhất. Bằng chứng là mới mon men vào hoạt động trong lãnh vực chính trị xem ra ông còn loạng quạng lắm! Sự thể ông nhận lời làm Chủ tịch Tập thể Chiến Sĩ (TTCS) để chỉ thỉnh thoảng họp nhau “chào cờ, mặc niệm” và đọc tuyên ngôn, tuyên cáo trong các dịp lễ lạc thì chỉ có tác dụng hoài niệm một thời quá khứ; chứ không thể nói đó là cuộc đấu tranh chính trị thực tiễn làm thay đổi tình trạng sống của người dân trong nước. Khi được anh em chuyển cho cái email của ông Vinh phân trần vì sao ông viết bản Tuyên Cáo đòi loại Tướng Kỳ ra khỏi cộng đồng tỵ nạn thì tôi càng thấy cám cảnh cho giáo sư Vinh vô cùng. Có thể vì bị áp lực nội bộ TTCS phê bình nên ông Vinh mới viết một câu bào chữa giống như người mất trí: “Bài tuyên cáo viết ra chỉ cốt cho VC biết là tên NCK là một tên bất tài vô tướng, làm gì cũng thất bại, để VC biết là không thể sử dụng tên này làm việc gì được”. Người đọc sẽ tự hỏi một người đứng đầu TTCS tại sao lại quá lo ngại cho VC dùng ông Nguyễn Cao Kỳ thì sẽ hỏng việc. Như thế nếu có người cho đây là một câu nói mang tính cách “Mách Bu” thì cũng không phải là quá đáng. Đúng ra, nếu biết NCK là người “bất tài vô tướng” thì giáo sư Vinh phải xúi dục VC dùng NCK để phá cho hỏng việc của chúng thì mới là khôn ngoan chứ! Thêm nữa, gọi một người từng đã một thời làm Tư Lệnh Không Quân, Thủ tướng, Phó Tổng thống bằng “tên NCK” thì khác nào trước năm 1975 cộng sản thường gọi các nhà lãnh đạo miền Nam là “thằng Nhu, thằng Diệm, thằng Thiệu, thằng Kỳ”? Sao lại có cái lối bắt chước giống nhau như thế?
Với ngôn ngữ của một vị giáo sư Đại Học gọi đối thủ chính trị của mình bằng những thậm xưng “tên nọ, tên kia” như thế đã khiến cho một số người “vô nhân cách” bắt chước, rốt cục bầu không khí sinh hoạt trong cộng đồng trở nên bị ô nhiễm! Người ta có thể nói, khi xưa giáo sư Nguyễn Xuân Vinh từng đoạt giải thưởng văn học thì nay trở thành thủ lãnh của trường phái văn chương “hàng cá, hàng tôm”! Cảm tình của tôi đối với giáo sư Nguyễn Xuân Vinh không còn nữa!
Phải chi giáo sư Nguyễn Xuân Vinh nhân danh Chủ tịch TTCS, triệu tập một phiên họp khoáng đại, mời Thiếu tướng Kỳ đến điều trần công khai trước đông đảo anh em cựu quân nhân để trình bày những gì ông Kỳ đã nói, đã làm khi tiếp xúc với lãnh đạo cộng sản thì mọi người sẽ thấy ông Vinh chững chạc biết bao nhiêu! Tại sao giáo sư Vinh lại từ chối lời đề nghị của ông Đỗ vẫn Trọn ở đài truyền hình San Jose tổ chức một cuộc đối thoại giữa ông với Tướng Kỳ trên diễn đàn công luận, mà ông Kỳ thì sẵn sàng gặp gỡ không những với giáo sư Vinh mà còn với bất cứ nhân vật nào, trên bất cứ diễn đàn nào? Sự từ chối của giáo sư Vinh đã làm giảm giá trị “nhân cách” của giáo sư.
Trên đại thể, tôi chỉ biết Tướng Kỳ về Việt Nam để cảnh báo nhà cầm quyền Việt Nam mối nguy cơ bành trướng của Trung Cộng. Về sau được xem DVD cuộc họp báo của Tướng Kỳ ở Saigon trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Vy Túy tại khách sạn Sheraton, Saigon thì tôi nhận thấy cung cách và sự đối đáp của Tướng Kỳ vẫn xứng đáng là một người từng lãnh đạo quốc gia. Ngoài ra khi đọc những bài viết của Thiếu tá Không Quân Đặng văn Âu và bài nhận định cuộc trở về của Tướng Kỳ do nhà báo Nguyễn Tường Tâm viết, tôi cho rằng ủng hộ sự trở về của Tướng Kỳ làm một việc nên làm và phải làm trong cương vị của một người công dân đối với sự tồn vong của đất nước.
Mặc dầu cùng phục vụ trong cùng một Quân chủng, tôi chỉ biết Thiếu tá Đặng văn Âu có thời kỳ làm Chủ bút Giai phẩm Lý Tưởng của KQ và sau khi theo dõi những bài viết của ông ta về ý nghĩa chuyến đi của Tướng Kỳ mà thôi. Dần dà, qua giao dịch bằng email và điện thoại, tôi còn nhận ra thêm một điều là suy nghĩ về chuyện nước nhà của ông Đặng văn Âu hoàn toàn có tính cách nhất quán. Từ đó, chúng tôi trở thành đôi bạn có cùng nỗi trăn trở với Đất Nước. Còn đối với nhà báo Nguyễn Tường Tâm, tôi chỉ biết ông qua bài phỏng vấn phu nhân Tướng Ngô Quang Trưởng và bài nhận định của ông về chuyến đi Việt Nam của Tướng Kỳ vào năm 2004 mà thôi. Tôi nhận thấy ông Nguyễn Tường Tâm là nhà báo có nhân cách, có sự can đảm để viết một bài báo dựa trên dữ kiện (facts) chứ không chạy theo cảm tính của quần chúng như nhiều người đương thời khác.
Theo như ông Trần Bảo Việt cho biết, ông đã nghe cuộc phỏng vấn Tướng Kỳ trên trang mạng Trời Nam www.troinam.net , tôi đề nghị ông nên đọc những bài viết của Đặng văn Âu được lưu trữ trên đó, cũng như những bài nói chuyện của Tướng Kỳ ở các Đại học Mỹ, thì ông sẽ hiểu rõ hơn.
Ông Bảo Việt viết: “Ông (tức Tướng Kỳ) nghĩ rằng: khi ông trở về VN với tất cả tấm chân tình để cùng với các nhà lãnh đạo CSVN xây dựng đất nước, xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc trong tinh thần đại đoàn kết như là một hiền tài mà đất nước đang cần, ý tưởng này của ông rất hay và đáng được hoan nghênh nếu như các nhà lãnh đạo CSVN thực lòng vì dân, vì nước như họ từng tuyên bố và không điêu ngoa giả dối như họ đã và đang làm.” Tối thiểu ông Việt cũng đồng ý sự trở về của Tướng Kỳ là hay và đáng được hoan nghênh, phải không? Còn chữ “Nếu” trong mệnh đề phụ của ông Việt, tôi xin thưa như thế này: “Nếu” CSVN thực lòng vì nước vì dân thì Tướng Kỳ có cần gì phải về nước, người lãnh đạo cộng sản cũng vẫn tự thay đổi!
Câu viết trên của ông đã phản ảnh cái dư luận sai lầm, gây ra một sự nhầm lẫn khiến cho người tỵ nạn cộng sản công kích nặng nề Tướng Kỳ. Tướng Kỳ về Việt Nam không phải để hòa giải, hòa hợp với cộng sản. Chuyến đi chủ yếu của ông Kỳ là để cảnh báo nhà cầm quyền về nguy cơ Trung Cộng sẽ biến Việt Nam thành Giao Chỉ Quận mà ông đã xác minh với ký giả đài BBC trước khi về nước. Chỉ có người đang có trách nhiệm với Đất Nước, mới có khả năng thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc bằng những hành động cụ thể mà thôi! Tướng Kỳ ở phía thua cuộc, đâu có thế lực gì, hậu thuẫn gì mà đòi ngang tay hoà hợp với hòa giải với chinh quyền trong nước, ông cũng đủ thông minh để hiểu điều đó. Thêm nữa, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đang lãnh đạo TTCS lại tỏ ra khinh mạn Tướng Kỳ “không có căn bản học vấn” là hết sức dại dột, dễ làm thương tổn anh em cựu quân nhân, bởi vì đa số sĩ quan chúng tôi đều chỉ có cấp bằng Tú Tài I hoặc II. Nên nhớ Tướng Kỳ đã trải qua một trường mà hiếm có ai bước được vào. Đó là trường làm Thủ tướng, làm Phó Tổng thống mà theo như nhận định của chính ông Bảo Việt thì trong thời gian này, Tướng Kỳ đã đạt được những thành tích đáng ghi công.
Trước khi Tướng Kỳ về nước, năm 1991, cựu Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cũng đã nhờ ký giả Đỗ Văn của đài BBC làm môi giới đề nghị nói chuyện với nhà cầm quyền cộng sản, nhưng đã bị từ chối. Lời yêu cầu của Tổng Thống đã được phát trên đài BBC của ký giả Đỗ Văn. Thế rồi 2 năm sau, Cựu Tổng thống Dương văn Minh, qua tiết lộ của ông Võ Long Triều trong hồi ký đăng trên Người Việt năm 2006, cũng đã xin nhà cầm quyền cộng sản cho về nước để đóng góp khả năng xây dựng xứ sở và cũng bị nhà cầm quyền cộng sản không chấp nhận. Tại sao lần này nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại cử Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin sang mời Tướng Kỳ?
Nên nhớ trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng đã có một số đảng viên cấp tiến rất muốn có mối giao hảo tốt đẹp với Hoa Kỳ để làm thế lực đối trọng với Trung Cộng. Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đọc một bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc cho ta thấy rõ điều đó. Nhưng thời điểm lúc bấy giờ, xu hướng bảo thủ trong Đảng hãy còn mạnh, nên khi về nước Nguyễn Cơ Thạch bị thất sủng. Cho đến khi tham vọng bành trướng của Trung Cộng quá lộ liễu, Bộ Chính trị Cộng sản mới nhất trí là cần phải chọn Hoa Kỳ làm đồng minh chiến lược. Vì có một quá khứ “Chống Mỹ Cứu Nước”, lãnh đạo Việt Nam vẫn nghi ngờ thiện chí người Mỹ dù đã thiết lập bang giao. Vậy để có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về người Mỹ, lãnh đạo cộng sản mới đồng ý gửi ông Nguyễn Đình Bin sang mời Tướng Kỳ. Tôi cho rằng họ chọn Tướng Kỳ là hợp lý, vì họ đã điều tra kỹ càng quá khứ của Tướng Kỳ để biết ông là người có tinh thần quốc gia độc lập, khi ông trả lời, Tổng thống Johnson khen ông nói tiếng Anh giỏi như chú Mỹ con thì ông tức khắc nhấn mạnh ông là người Việt Nam; khi tướng Walt, Tư lệnh Thủy Quân Lục Mỹ và Cố vấn Trưởng Vùng I, hạch xách ông tại sao mang quân ra vùng trách nhiệm mà không thông báo thì ông Kỳ đã dạy cho ông Tướng Mỹ bài học về hệ thống quân giai; khi dự hòa đàm Paris với tư cách Phó Tổng thống làm trưởng phải đoàn, Tướng Kỳ cũng đã chứng tỏ bản lĩnh của người lãnh đạo bằng những đối đáp với nhà ngoại giao lão thành Averell Harriman. Đặc biệt bài phỏng vấn Tướng Kỳ của nữ ký giả tả khuynh Oriana Fallaci cũng khiến cho Hà Nội đánh giá cao Tướng Kỳ.
Theo tôi, Tướng Kỳ là nhân vật xứng đáng để làm nhà thuyết khách đóng góp ý kiến cho nhà cầm quyền Việt Nam một cách tích cực, nếu họ chịu lắng nghe. Ông Bảo Việt nên nhớ rằng cung cách ứng xử của người cộng sản nhiều khi rất khó hiểu. Một mặt đã công khai nói chọn Hoa Kỳ làm đồng minh chiến lược (như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận); nhưng mặt khác lại cho Công An đối xử thô bạo với nhân viên ngoại giao của tòa Đại sứ Hoa Kỳ đi thăm linh mục Nguyễn văn Lý.
Tướng Kỳ không những chỉ dùng lời nói khuyên lãnh đạo Việt Nam nên “đi” với Hoa Kỳ, ông còn chứng tỏ bằng hành động khi Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ, ông đã bay về tham dự các buổi tiếp tân với tư cách là một công dân Hoa Kỳ. Ông không bay sang Trung Cộng khi lãnh đạo Việt Nam đi Trung Cộng. Người ta công kích Tướng Kỳ là Việt gian vì ông có mặt trong buổi tiếp tân là không đúng. Tại sao Tổng thống George W. Bush có thể tiếp lãnh đạo Việt Nam được, mà công dân Hoa Kỳ không được cái quyền đó? Người ta đã xuyên tạc những lời nói của Tướng Kỳ trong buổi tiếp tân đó để phỉ báng ông. Tôi đã coi và nghe cái DVD quay buổi tiếp tân đó và tôi không hề thấy có lời nói nào của ông giống như những câu của kẻ xấu phịa ra để dựa vào đó mà cáo buộc.
Ông Bảo Việt viết: “Trên thực tế, không ai có thể thuyết phục các nhà lãnh đạo CSVN đi theo con đường mà họ cảm thấy bất lợi cho uy quyền và sự độc đảng của họ.” Nếu ông phát biểu như thế thì ông coi những sự lên tiếng của các nhà trí thức quốc nội, hải ngoại đều vô ích? Vậy thì những trang mạng cũng nên dẹp bỏ đi cho rồi, và như thế thì lấy đâu ra chỗ để cho ông viết thư ngỏ gửi Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ? Theo sự quan sát của tôi, kể từ khi Tướng Kỳ về nước năm 2004 cho đến nay, tình hình chính trị trong nước có sự thay đổi đáng kể: nhiều bloggers ra đời, nhạc sĩ Tô Hải nói và viết mạnh dạn hơn, nhiều nhà dân chủ dám trả lời phỏng vấn thẳng thắn hơn với các đài phát thanh quốc tế. Điển hình là Ông Hà Sĩ Phu đã dám tố giác “Đảng Cộng Sản là Đảng Ăn Cướp”. Nhạc sĩ Tô Hải đã lên án “Cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng Sản chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người”. Đi xa hơn nữa, ông còn kể tội thần tượng của CSVN rằng “Công của ông ta (Hồ Chí Minh) toàn là Tội. Không có ông Hồ, không có cái Đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau”.Và còn nhiều nữa, không kể xiết được. Đâu cần gì ông Bảo Việt phải viện dẫn tận đâu đâu lời nói của những nhân vật nước ngoài. Đây hẳn là “Bụt chùa nhà không thiêng”! Thế rồi qua cuộc hội thảo của 22 nhà khoa học dưới sự chủ trì của cựu Phó Thủ tướng Trần Phương thì rõ ràng họ dám nói những gì Tướng Kỳ đã từng nói với lãnh đạo cộng sản.
Ngay câu tiếp theo, ông đã có nhận xét thêm là “… con đường Bắc thuộc lần thứ 5 đang được các nhà lãnh đạo CSVN âm thầm thực hiện để làm qùa hiến dâng cho quan thầy TQ để giữ vững uy quyền độc đảng…”. Trong những thời kỳ Bắc thuộc cũng như thời kỳ Pháp thuộc, làm gì có chuyện người dân nước bị đô hộ được phép lập đảng này phái nọ. Tất cả đều nằm dưới quyền thống trị của ngoại nhân mà thôi. Đảng ở đâu mà mong “giữ vững uy quyền độc đảng”? Dâng hiến để rồi trở thành thân phận tay sai, đang là ông chủ xuống thành người ở, có ai ngu dại gì mà hành động như vậy? Ông Bảo Việt lý luận xem ra nghe không xuôi tai chút nào.
Ông Bảo Việt còn viết: “Con đường dân chủ hóa VN thoát khỏi ách độc tài cộng sản là điều tất yếu, nhưng nếu không có sự trở về của ông cũng như không có số tiền từ 8 đến 10 tỷ đô la của cộng đồng VN hải ngoại gởi về hàng năm thì con đường dân chủ theo sự mong đợi của toàn dân sẽ đến mau hơn, cũng như trong quá khứ nếu không có sự cộng tác nhiệt tình của các nhà trí thức VN tốt nghiệp ở nước ngoài thì ĐCSVN sẽ không bao giờ có được như ngày hôm nay.” Tôi chỉ đồng ý với ông Việt một nửa ở chỗ “Con đường dân chủ hóa VN thoát khỏi ách độc tài cộng sản là điều tất yếu”, nhưng phần sau câu văn thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Theo như tôi hiểu thì ông Bảo Việt đã lên án những người từng gửi tiền về VN, từng về thăm VN là đồng lõa với Ông Nguyễn Cao Kỳ trong việc làm cho chế độ đương thời tại VN đứng vững lâu hơn. Tôi chẳng rõ nếu ông Bảo Việt ở hải ngoại thì ông có gửi tiền Việt Nam giúp thân nhân hay không, nhưng riêng tôi thì có và tôi cho rằng nhờ sự gửi tiền đó mà thân nhân của tôi có đời sống vật chất khá hơn, giả như có phần nào vào túi mấy ông cán bộ cộng sản thì cũng là điều phải chịu. “Có thực mới vực được đạo”, ông ạ! Xin đặt thêm một câu hỏi: mục đích tối hậu cho đất nước là gì? Một cách thực tế, tôi cho là làm sao để người dân có đủ cơm ăn, áo mặc, và họ cũng chỉ mong có thế. Bất cứ chế độ nào, chính quyền nào mang lại cho họ được như thế thì họ chấp nhận. Xin đừng nói đến những gì cao xa như tự do, dân chủ, quốc gia, nhân dân, chủ nghĩa này, chính sách nọ, những từ ngữ mang tính cách “đao to búa lớn” nhưng hết sức mơ hồ mà nhiều chính trị gia đã sử dụng chỉ với mục đích mị dân. Bây giờ giả dụ ông Nguyễn Cao Kỳ đã không về nước và người Việt hải ngoại đều không về thăm VN, không gửi tiền về VN thì tôi xin ông Bảo Việt hãy cho biết lúc này “con đường dân chủ” ở VN đã tiến xa hơn tới đâu, nhất là dân chúng ở VN no ấm hơn chừng nào? Chế độ độc tài đương quyền ở VN đã tan rã rồi chăng?
Thêm nữa, ông nói đến chuyện các nhà trí thức tốt nghiệp ở nước ngoài trong quá khứ đã cộng tác nhiệt tình với CSVN để chúng có được như ngày hôm nay. Xin ông cho tôi biết tên tuổi của vài nhà trí thức này, chỉ vài người thôi, và cho biết họ đã công tác nhiệt tình như thế nào, trong lãnh vực nào, chứ chẳng lẽ ông lại chỉ là loại người ‘ăn ốc nói mò” như nhiều kẻ khác sao? Vả lại, nói như ông thì các nhà trí thức này đã được đánh giá qua cao đó, ông ạ! Chuyện “hàng trăm ngàn người dân vô tội phải làm mồi cho biển cả và hải tặc trên đường tìm tự do nơi xứ lạ” không do các nhà trí thức này gây ra đâu, càng không phải là hậu quả của việc ông Nguyễn Cao Kỳ về nước và các người Việt ở hải ngoại gửi tiền về nước, vì phong trào thuyền nhân xảy ra trước rất xa, cả hàng chục năm.
Nếu người cầm quyền đổi mới kinh tế song song với việc đổi mới chính trị thì là điều quá mừng đi chứ! Cần phải đòi hỏi gì nữa. Nhưng khi có một giai cấp trung lưu ra đời nhờ tiền hải ngoại gửi về, nhờ đầu tư ngoại quốc thì chế độ độc tài cũng không thể nào kềm hãm nhu cầu tự do dân chủ của nhân dân được. Cho nên sự cấm vận kinh tế chỉ làm cho người dân khốn khổ hơn mà chẳng thể nào thay đổi chế độ độc tài. Ông Bảo Việt cứ nhìn vào nước Miến Điện thì sẽ thấy rõ hơn. Nhà đối lập lừng danh – bà Aung San Suukyi – cũng kêu gọi thế giới hủy bỏ cấm vận Miến Điện. Cấm vận chỉ làm người dân trong nước gánh chịu đói khổ, chứ đám lãnh đạo cầm quyền, chúng không ai chết đâu!
Ở hải ngoại không có một cá nhân nào, một tổ chức nào có thể kêu gọi đồng bào đừng về Việt Nam trong vòng ba tháng để hưởng ứng các thanh niên, sinh viên tụ họp trước tòa Đại Sứ Trung Cộng để phản đối sự xâm chiếm biển đảo, giết hại ngư dân. Một yêu cầu hết sức chính đáng, hợp tình hợp lý mà đồng bào mình chẳng thèm nghe. Tướng Kỳ cũng không có phép lạ nào để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải đổi mới đến mức như ông muốn, như đồng bào mong muốn. Cả hai phía chả ai chịu nghe ai, đó là lý do vì sao tiến trình dân chủ hóa Đất Nước không xảy ra nhanh chóng như ông Bảo Việt mơ ước! Nhưng không vì thế mà mọi người khoanh tay, mặc cho số phận ra sao thì ra!
Tôi nghĩ Tướng Kỳ không sử dụng Internet nhiều để biết có thư ngỏ gửi ông của tác giả Trần Bảo Việt. Ông cũng chưa hề lên tiếng để trả lời những lời lẽ khen chê. Tướng Kỳ từng khẳng định: “Tôi về vì đất nước chứ không vì các ông chính quyền (cộng sản) hay vì các ông bà hải ngoại”. Câu nói đó đủ để cho người nghe hiểu rõ ý nguyện của ông. Tôi chẳng phải là phát ngôn nhân của Tướng Kỳ. Nhưng thấy ông Bảo Việt là người chứng tỏ được phong cách có văn hóa, không dùng lời lẽ khiếm nhã trong thư góp ý thì tôi trình bày nhận định của tôi về những gì mà ông Bảo Việt thắc mắc, theo như tôi hiểu, như tôi tin tưởng. Tôi là người Sơn Tây cùng quê với ông Kỳ, nhưng không vì đầu óc địa phương mà tôi nhắm mắt bênh vực những gì ông làm. Tôi là cựu quân nhân Không Quân nhưng không vì thế mà tôi có bổn phận bào chữa cho cấp chỉ huy cũ (Tướng Kỳ đã là Tư Lệnh Không Quân, đương nhiên ông từng là cấp chỉ huy của toàn thể quân nhân Không Quân trong thời gian ông làm Tư Lệnh). Tôi nhận thấy bà Mạc Việt Hồng – trang chủ Đàn Chim Việt – là người chủ trương dành cho những ý kiến khác biệt về Đất Nước thì đấy cũng thêm một lý do khiến tôi mạo muội trao đổi với tác giả. Tôi hy vọng rằng càng ngày giữa những người Việt Nam bất kể ở phía nào tha thiết với Tự Do – Dân Chủ đều trao đổi những trăn trở về Đất Nước một cách ôn hòa, nhã nhặn để tỏ ra dân tộc mình xứng đáng có bốn ngàn năm văn hóa.
Nhìn lại quá khứ, Tướng Kỳ là người của thời cuộc, không bon chen trên đường danh lợi. Ông nhận lãnh trách nhiệm làm Thủ tướng do Đại Hội Đồng Quân Lực yêu cầu. Ông đã hoàn thành sứ mạng dẹp yên các cuộc biến động ở miền Trung tưởng chừng như vô phương cứu vãn. Tết Mậu thân, trong khi Tổng thống Nguyễn văn Thiệu còn kẹt ăn Tết ở quê vợ tại Mỹ Tho, Tướng Kỳ đã điều động cuộc chống trả thành công. Khi Tổng thống Thiệu chọn Cụ Trần văn Hương đứng chung liên danh tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ II, Tướng Kỳ ra Khánh Dương làm rẫy, không kèn cựa, không thành lập khối đối lập dù có nhiều vị dân cử Hạ Viện và Thượng Viện yêu cầu. Khi về nước cảnh báo nguy cơ “Giao Chỉ Quận”, Tướng Kỳ không kêu gọi ai đi theo mình, không yêu cầu ai đóng góp tài chánh để trang trải sở phí di chuyển, ăn ở. Một con người hết lòng vì nước vì dân như thế mà bị ma lỵ, phỉ báng thì hỏi còn có bất công nào bằng?
Đã có nhiều nhà giáo dục về nước dạy học, có nhiều chuyên viên tài chánh về giúp phương thức quản trị ngân hàng và có cả những nhà thương mại về đầu tư. Chắc chắn những người đó không phải là tay sai cộng sản. Tôi nghĩ họ là người muốn đóng góp tài năng của mình trong sự thay đổi chế độ. Sở dĩ sự trở về của Tướng Kỳ rùm beng là vì có những nhà hoạt đầu chính trị sợ Tướng Kỳ giành mất phần lãnh đạo quần chúng trong cuộc đấu tranh dân chủ mà thôi. Qua cái email của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cùng lời lẽ trong bản tuyên cáo, sự suy đoán của tôi không phải là không có cơ sở.
Theo nội dung thư ngỏ, tôi được biết tác giả Trần Bảo Việt đã từng ở trong quân lực VNCH, cũng như Tướng Kỳ, cũng như tôi, và hiện nay đang ở trong nước tại thành phố Saigon. Cho nên chắc ông đã không có đầy đủ thông tin để hiểu rõ nhiều sự việc. Tướng Kỳ về nước rõ ràng có chủ đích đóng góp vào sự thay đổi tư duy của người cầm quyền để họ có cái nhìn về Hoa Kỳ chính xác hơn. Theo sự quan sát của tôi, đa số người Việt thầm lặng ở hải ngoại đồng ý với công tác của Tướng Kỳ. Tại sao tôi có thể đưa ra nhận định đó? Mặc dầu không dựa vào cơ quan thăm dò nào và tôi không chủ quan cho rằng nhận định của mình là hoàn toàn chính xác, nhưng đã có những sự bày tỏ của cư dân mạng trên các diễn đàn, người ta tỏ ra hân hoan vui mừng khi biết các chiến hạm Hoa Kỳ cập bến Việt Nam, lời tuyên bố của bà Hillary Clinton về sự an ninh trên Biển Đông cũng là an ninh của Hoa Kỳ. Điều đó vô hình chung nhìn nhận Tướng Kỳ về nước khuyến khích nhà cầm quyền Việt Nam “đi” với Hoa Kỳ là đúng, là việc nên làm.
Trả lời phỏng vấn ký giả Nguyễn Vy Túy, Tướng Kỳ nhấn mạnh rằng ông chỉ là người khởi sự một nhịp cầu để những người trẻ – rường cột của xứ sở – tự lo lấy vận mạng của họ. Ông không phải là kiến trúc sư xây toàn bộ cây cầu. Nhiều lần đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Tướng Kỳ chỉ theo đuổi mục đích ban đầu: Đó là thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản phải bang giao với Hoa Kỳ trong cung cách hợp tác chân thành, mà vẫn giữ chủ quyền quốc gia.
Sau Đại Hội XI Đảng Cộng Sản, sự sắp xếp nhân sự diễn ra đúng như thông tin phát nguồn từ Wilkileaks, chúng ta có thề tự cho phép suy đoán lãnh đạo cộng sản đã quyết định đi vào lộ trình (roadmap) do Mỹ phác họa. Một khi chọn vào quỹ đạo Hoa Kỳ, điều tất yếu là Việt Nam rồi ra sẽ phải tôn trọng nhân quyền và sẽ phải từ bỏ chế độ Công Hữu như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã phát biểu trên đài BBC vừa rồi. Tiến trình mau hay chậm là do ở nhà cầm quyền và do nhân dân Việt Nam có thực sự khao khát dân chủ hay không mà thôi.
Đôi điều trao đổi với ông Trần Bảo Việt, tôi hy vọng ông có đầy đủ tin tức từ nhiều phía để hiểu rõ toàn cuộc chứ không phải vì qua những thông tin thiếu sót nên đã chỉ có thể suy luận một chiều như trước đây.
Trân trọng,
© Đỗ văn Minh
© Đàn Chim Việt
Trích đoạn;… “Cục diện thế giới thay đổi sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Xu thế đối đầu bằng quân sự giữa Tư Bản và Cộng Sản không còn. Các đoàn thể đấu tranh của người Việt Hải ngoại cũng phải chuyển sang hình thức đấu tranh chính trị. Ai cũng biết nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh chính trị là thương thuyết để đi đến thỏa hiệp. Thế nhưng đoàn thể chính trị nào cũng cứ phải kiên định lập trường “không thương thuyết, không thỏa hiệp” để khỏi bị các phần tử Chống Cộng chụp cho cái mũ thân Cộng hoặc gán cho cái tội là tay sai Cộng Sản. Mang cái mặc cảm “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, rút cục chỉ bịt tai đứng nhìn, chứ không dám hành động trực diện với đối thủ.” (hết trích)
Thưa ông Đỗ Văn Minh
Tôi xin không được đồng tình với ý tưởng trên của Ông!
Theo tôi, câu nói của ông Thiệu vẫn có giá trị đích thực, vẫn chứng minh rành rành rằng CỘNG SẢN NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO, nói cách khác CS rất lưu manh và gian dối, chuyên lừa gạt và phản bội, điều này đã được chứng minh từ 1946 đến nay, nhiều người Việt Quốc gia, đoàn thể, tổ chức, vì tin tưởng vào những lời hứa của CS để rồi bị tiêu diệt! Ngay cả những đảng viên CS và những “lão thành cách mạng” ngày nay đã phải ngã ngửa khi biết mình bị CS lừa bịp và lạm dụng, vì vậy Ông không thể nói rằng; (trích) “Mang cái mặc cảm “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, rút cục chỉ bịt tai đứng nhìn, chứ không dám hành động trực diện với đối thủ.” (hết trích).
Theo suy nghĩ của tôi thì lời nói của ông Thiệu vẫn là “kim chỉ nam” để những ai muốn thương thuyết hay hoà đàm với VC, hãy lắng NGHE những gì họ nói, và hãy NHÌN rõ những gì họ làm, nếu NÓI và LÀM khác nhau thì cần phải xem xét lại và tiên liệu cho cho hành động của mình, chứ đừng bị ru ngủ, nhắm mắt tin bừa để rồi lại bị lọt vào cái bẫy “NGU” ngàn đời là… “nai tơ” dễ bị dụ khị!
Hi vọng rằng, (như Ông đã viết ở trên) “Cục diện thế giới thay đổi sau khi chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Xu thế đối đầu bằng quân sự giữa Tư Bản và Cộng Sản không còn”. CSVN vì thế cũng không còn gian xảo như xưa nữa chăng?
Thật ra thì CSVN hiện nay chỉ còn là “hư danh”, còn con người lãnh đạo CSVN đã biến chất, trở thành tư bản đỏ, đại gia đỏ hết cả rồi Ông ạ!
Trích đoạn;
“Trước khi Tướng Kỳ về nước, năm 1991, cựu Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cũng đã nhờ ký giả Đỗ Văn của đài BBC làm môi giới đề nghị nói chuyện với nhà cầm quyền cộng sản, nhưng đã bị từ chối. Lời yêu cầu của Tổng Thống đã được phát trên đài BBC của ký giả Đỗ Văn. Thế rồi 2 năm sau, Cựu Tổng thống Dương văn Minh, qua tiết lộ của ông Võ Long Triều trong hồi ký đăng trên Người Việt năm 2006, cũng đã xin nhà cầm quyền cộng sản cho về nước để đóng góp khả năng xây dựng xứ sở và cũng bị nhà cầm quyền cộng sản không chấp nhận. Tại sao lần này nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại cử Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin sang mời Tướng Kỳ?”
Thưa ông Đỗ Văn Minh
Tôi đồng tình với bài viết của Ông, tuy nhiên có vài đoạn Ông “đề cao” ông Nguyễn Cao Kỳ hơi quá đáng! Người ta nhờ có thời Ông ạ, nói về chính trị thì chưa chắc ông Kỳ đã giỏi hơn ông Thiệu, không nói về quá khứ làm gì nữa mà nói về hiện tại, theo tôi thì lời nói dưới đây của ông Kỳ khá ngộ nghĩnh; (ông Kỳ đã lẫn lộn giữa “nội chiến” và “cuộc chiến tranh xâm lược của CS miền Bắc , miền Nam (VNCH)”chiến đấu bạo vệ đất nước, “thống nhất” và bị xâm chiếm để CS hoá).
LỜI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG NGUYỄN CAO KỲ TRONG CUỘC TIẾP ĐÓN NGUYỄN MINH TRIẾT
Ông viết:
“Theo sự quan sát của tôi, kể từ khi Tướng Kỳ về nước năm 2004 cho đến nay, tình hình chính trị trong nước có sự thay đổi đáng kể: nhiều bloggers ra đời, nhạc sĩ Tô Hải nói và viết mạnh dạn hơn, nhiều nhà dân chủ dám trả lời phỏng vấn thẳng thắn hơn với các đài phát thanh quốc tế. Điển hình là Ông Hà Sĩ Phu đã dám tố giác “Đảng Cộng Sản là Đảng Ăn Cướp”. Nhạc sĩ Tô Hải đã lên án “Cái gọi là Chủ Nghĩa Cộng Sản chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người”. Đi xa hơn nữa, ông còn kể tội thần tượng của CSVN rằng “Công của ông ta (Hồ Chí Minh) toàn là Tội. Không có ông Hồ, không có cái Đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau”.Và còn nhiều nữa, không kể xiết được. Đâu cần gì ông Bảo Việt phải viện dẫn tận đâu đâu lời nói của những nhân vật nước ngoài. Đây hẳn là “Bụt chùa nhà không thiêng”! Thế rồi qua cuộc hội thảo của 22 nhà khoa học dưới sự chủ trì của cựu Phó Thủ tướng Trần Phương thì rõ ràng họ dám nói những gì Tướng Kỳ đã từng nói với lãnh đạo cộng sản”.
Ông có “thổi phồng” và tâng bốc ông Kỳ quá đáng không?
Theo suy nghĩ của tôi thì những thay đổi có được ở VN hôm hôm nay bao gồm nhiều yếu tố, không chỉ nhờ những thay đổi của Mỹ, thế giới, mà còn là sự hi sinh và công sức đấu tranh không mệt mỏi của cả người Việt quốc nội lẫn hải ngoại trong suốt hơn 36 năm nay Ông ạ!
Tôi nghĩ rằng, nhiều người (trong đó có tôi) đã một thời chống báng ông Kỳ và Phạm Duy, không phải vì sự trở về Việt Nam, mà vì những lời tuyên bố vung vít của họ mà thôi!
Kính gỡi,ông Lê Mạnh Cường
Trước hết,xin lỗi ông về sự hiễu lầm,hơi thất kính và cũng cám ơn sự nhắc nhỡ cũa Ông qua các lỗi văn phạm về chữ quốc ngữ cũa tôi vấp phãi….hơn nữa,ông thật là có lòng,bõ thời gian đễ phân tích tĩ mỹ về những cái bi kịch mà Trung cộng đã và ̣đang đối xữ với Việt cộng trong tình hình hiện nay.Tôi xin phép link những lời ông noí như sau:
Tàu cộng còn khôn hơn học trò Vixi một bậc, Thiết lập ngoại giao với Mỹ cũng trong ý đồ phát triển kinh tế là chính, kèm theo giáo dục lẫn mua bán học hỏi và do thám ăn cắp công nghệ cao (high-tech)
Dĩ nhiên như Obama khi đi thăm Tàu cộng năm ngoái đã khẳng định với sinh viên và lãnh đạo Trung Nam Hải là, không vì bất cứ lý do gì mà hai bên lại ngu xuẩn xung đột đối đầu nhau một mất một còn, trong khi đang cần có nhau để phát triển đất nước !
Ta thấy rõ điều này quá đúng, vì là hai nước lớn thì nên chia nhau làm cha thiên hạ và cả hai là thị trường lớn của nhau, chưa kể hiện nay Mỹ là con nợ lớn của Tàu nữa.
Nói thẳng với nhau việc íu gì mà xung đột vớ vỉn vì thằng Vixi chứ ! Đến ngay như đồng minh thân cận là VNCH và Taiwan mà Mỹ còn bán đứng cho bộ đôi Mao và Chu nữa là. Taiwan cố gượng lại còn VNCH tiêu tùng.
Nam Hàn không bị bán đứng vì Mỹ còn cần làm bình phong cho Nhật, môt đồng minh chí cốt ở Viễn Đông làm nút chặn Nga và Tàu lấn qua tới tận bên kia bờ Thái Bình Dương. Vả chăng Nam Hàn xứng đáng để bảo vệ như ta thấy rõ hiện nay Nam Hàn ra sao về mọi mặt
Một cách cụ thể Mỹ là luôn luôn theo đuổi chính sách thực dụng “REAL-POLITIK”, mà luật sư Trần Thanh Hiệp dịch là “chủ nghiã duy thực”, tức chỉ dựa vào tình hình thực tế. Còn lợi còn đầu tư, hết lợi nghỉ chơi, thậm chỉ bỏ của chạy lấy người như khi xa lầy ở chiến trường Đông Dương thập niên 70 chẳng hạn.
Kết luận, các anh to đầu dùng các nước nhược tiểu làm con cờ để thương lượng với nhau.
(Như ngay trước khi thế chiến hai kết thúc ba anh Mỹ, Nga và Anh ngồi lại bàn nhau chia thiên hạ để trị và hưởng lợi, khiến De Gaulle nổi giận sau này hợp tác cùng Adenauer nuôi mộng hình thành Liên Âu như hôm nay chống lại Mỹ và Nga, cũng như o-xịt nước Anh khỏi khối này.
Rõ ràng Liên Âu ngày nay có cái trục Paris-Berlin với Pháp coi về chính trị và quân sự, còn Đức về kinh tế tài chính !)
Tôi xin có 3 mục ý kiến trên bài viết cùa ông như sau.
1.Điễm thứ nhất.Theo tôi nghĩ,Tàu cộng không có gì hay.Vấn đề kinh tế thì có lên có xuống là chuyện rất bình thường.Vấn đề văn hóa, giáo dục,y tế… vẫn còn lạc hậu,thiếu thốn nhiều phương tiện cho người dân.Vấn đề chính trị và uy tín mới đáng nói.Trung hoa lục địa bây giờ theo chũ nghĩa hay chế độ nào cũng chết,do bỡi nhiều lý do như địa thế,phong thũy và nhân chũng v.v.Còn cái tội ăn cắp kỹ thuật cao cũa các nước văn minh,đối sữ tệ bạc với các nước lân bang đã làm mất uy tín cũa chính họ.Chính trị và uy tính xây dựng cho có tầm cỡ thì khó lắm nhưng phá hoại thì rất dễ.Cho nên,phãi luôn cẫn trọng điều nầy.
2.Điễm thứ hai.Cho dù Tàu cộng,kinh tế có thặng dư cỡ nào chăng nữa,họ cũng nằm đó mà chờ thời,không thễ biến hóa như những nước văn minh như Hoa Kỳ được.Mỗi ngày còn phãi đối diện với sự bất ỗn cũa xã hội.Nguyên liệu và nhiên liệu khan hiếm trầm trọng. Họ cũng phãi tuân thũ theo tất cã những luật lệ chơi chung cũa thế giới mà chính họ đã ký và hứa hẹn.Khi họ không tuân thũ đúng thì người Tây phương có đũ chứng cứ đễ buộc tội hay trừng phạt họ.Giãi pháp sao cùng là tạo điều kiện thuận lợi đễ cho họ đi vào chiến tranh một cách vi diệu,không bằng hình thức nầy thì cũng hình thức khác,đễ ỗn định lại trật tự thế giới mới dễ dàng hơn,hợp lý hơn và nhân bãn hơn.v.v.
3.Điễm thứ ba.Tôi cho rằng,về mặt ngoại giao giữa ông Obama và Hồ cẫm Đào,cho dù tay bắt mặt mừng vì Quốc thễ,giữ thễ diện cho người trung Hoa chĩ nhìn bề ngoài vậy chứ không phãi vậy.TC không có gì đáng đễ mặc cã với HK.Quyền lực miền,hay thế giới văn minh ngày nay,không dễ gì chấp nhận cho hai cường quốc chia đôi thiên hạ đễ trị giống như bàn cờ chiến tranh lạnh và thuộ̣c địa,phong kiến cũa những thế kỹ đã qua.Đứng về mặt cốt lỗi, tâm lý chung,giữa Mỹ và TC dứt khoát không có chuyện chia đôi thiên hạ đễ tri. Tại Sao?Vì đễ cứu lấy nhân loại nầy thoát hiễm,cũng đễ chấm dứt hẵn sự áp bức,bất công đã gieo rắc lầm than và kéo dài cã nghìn năm cũa những chính thễ độc tài chuyên chính còn soát lại trên hành tinh nầy như Trung cộng,Bắc hàn,trong đó có Miến Điện,ViệtNam và các nước Hồi giáo.v.v.Một là Mỹ và các thế lực văn minh phãi cứu lấy nhân loại trong hành tinh trái đất nầy, nếu không chấp nhận phãi chết chung với chũ nghĩa bành trướng,tham lam có đầu óc bệnh hoạn cũa Trung Cộng.Nói vắn tắc,TC chết thì chóp bu cũa VGCS cũng không còn.Viêt Nam ta sẽ được hoàn toàn độc lập,tự do và dân chũ.Đúng, VNCH bị bức tữ vì đã bị Hoa kỳ bõ rơi nhưng không khuất phục và hèn hạ như một số người nghĩ sai lệch.VNCH đã biết trước sau nầy sẽ có một số nước ỡ ASEAN sẽ dành phần mình ỡ Hoàn Sa,cho nên, đã ban lệnh không cho tái chiếm,đỗ máu thêm chĩ oan uỗn mà thôi.Ngày xưa,TC thực thi chính sách bành trướng,nên đã dựa vào thế lực cũa Hoa Kỳ đễ chiếm Hoàn Sa một cách dễ dàng.Thế nhưng,VGCS ngày nay thì sao?Có thễ nói,nếu như Việt Nam tiếp tục khéo léo,uyễn chuyễn dựa vào thế lực cũa các cường quốc nhất là Mỹ,thì chuyện lấy lại Hoàn Sa,Trường Sa và được độc lập là chuyện chắc chắn xãy ra.Sau cùng,tôi nghĩ chuyện Ông NCK về Việt Nam đễ vận động chóng Tàu Cộng không phãi là vô căn cứ.Đây là phần góp ý cũa tôi trên tinh thần cống hiến,trao đỗi cùng xây dựng,có lẽ khác quan điễm với người khác nhưng tựu chung cũng là tình đồng hương,phãi không,Thưa qúi vị./.
Trân trọng
Kiệt
Nhận lời mời dự tiếp tân tại San Francisco vào cuối 2003,
ông NC KỲ đã được Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin của
Chánh phủ VNCS trao Thư mời ông về thăm Việt Nam.
Một thứ trưởng Ngoại giao chính thức trao một công hàm,
thì rõ ràng bên phía Việt Nam ngỏ ý quan tâm đặc biệt
đến tầm quan trọng của sự có mặt của ông Kỳ tại VN, Nếu
nói rằng ông Kỳ ” xin” về …làm ăn ( ?) với CS là nói sai quấy.
Trên chuyến đi về VN, ông Kỳ được hai vị tướng Hoa Kỳ tháp
tùng, chứng tỏ ông Kỳ về Việt Nam với sự thỏa thuận của
chánh quyền Hoa Kỳ.
Dùng từ ngữ “tháp tùng” (của hai tướng về hưu) cho thêm trang trọng mà thôi, chẳng có gì để khẳng định hay chứng tỏ là “ông Kỳ về Việt Nam với sự thỏa thuận của chánh quyền Hoa Kỳ”.
Thiển nghĩ, nếu ông Kỳ về VN vì sứ vụ (nếu là thoả thuận của Mỹ) thì ông Kỳ đã không phải âm thầm, im hơi lặng tiếng cho đến ngày nay, mà ông cũng chẳng phải dùng những lời phát biểu “ngộ nghĩnh đến lố bịch” như trong buổi tiếp đón Nguyễn Minh Triết trong You Tube mà tôi đã post ở trên!
Tôi không chống báng ông Kỳ, mà chỉ nói lên nhận định theo những gì nghe biết về ông ta. Nếu ông Kỳ về Việt Nam với tấm lòng vì dân vì nước thì đáng khâm phục, mà nếu để làm ăn cũng chẳng sao, miễn là đừng tuyên bố vung vít và đừng lạm dụng danh nghĩa quá khứ “đại diện” cho tập thể VNCH hay NVHN để nịnh bợ, tâng bốc VC thì OK!
toi khan dinh rang ;chu nghia cong san viet nam va trung cong la chu nghja cong san coai thai no se tan bao va gian manh hon chu nghia cong san;vi quyen luc va tien bac chi nam trong tay bon chungneu bat cu dieu gianh huong den no thi no se tan bao gap trieu lan cua chu ngha cong san. chi co con duong dau tranhquyet liet moi mong danh lai duoc tu do dan chu.dung co ngay tho ma tin vao cong san thay doi
tôi ca’m on anh Dô² V Minh ,da² noi’ lên nhu²ng loi này ,môt su* thât mà bao nhiêu nguoi khg da’m nhin nhân,
Ông KỲ không quan tâm tới người VN tị nạn CS, bởi đương nhiên
những người này đều chống CS…đến cùng. Điều ông Kỳ gắn bó,
là đới với công dân VNCH cũ tại Miền Nam VN, và với các thành
phần có ý hướng đổi mới, theo Mỹ, trong hàng ngũ Cộng sản.
“Kẻ thù” của ông Kỳ là : Các Cs bảo thủ + phần lớn cộng đồng hải
ngoại + các đảng phái hải ngoại…_
Người thân ông Kỳ là : Đa số dân Miền Nam xưa + Một phần
người Miền Bắc ngày nay + Thành phần CS đổi mới, thân Mỹ
+ và quan trọng hơn hết, ông Kỳ được lòng chánh quyền Mỹ.
Như vậy, con đưiờng ông KỲ đang theo là hợp xu hướng thời đại.
Sau này người ta sẽ đánh giá cao về không những ông Kỳ và cả những người có xu hướng này. Đó là xu hướng hợp thời đại, cho cả những người trong nước.
Các anh đừng lấy tư thế của một người trong chế độ cũ VNCH, và cũng đừng nghĩ lý tưởng là chống cộng. Khi đó tự các anh sẽ không còn tự ti, cay đắng, tủi hổ về cái chuyện “bị bức tử” như chính cách anh hay tuyên truyền, nhồi sọ với nhau.
Các anh phải dõng dạc là người Việt Nam, tự hào là người Việt Nam, chứ còn núp trong cái bóng cờ vàng, VNCH khi nói với người trong nước thì ai nghe. Đã thua trận chạy re kèn thì đừng nói chuyện anh hùng, can đảm, chiến thắng…Rất nực cười!
Chứ còn các anh xác nhân các anh là người Mỹ,Úc gốc Việt chẳng ai dám coi thường các anh. Vì đâu chỉ có người Việt sống ở Mỹ, Úc…đâu thôi, Còn có cả ở Lào,Thái,Cam, Đông Âu…mà họ đâu có tự truyên truyền là người CHXHCNVN đâu, đơn giản là người Việt Nam thôi.
Mong rằng qua bài viết này, các anh bớt hận thù kiểu đáng thương đi
TA VỀ TA TẮM AO TA
DÙ TRONG DÙ ĐỤC , AO NHÀ VẪN HƠN .
Chỉ những người thực sự coi vận mạng Dân Tộc trên hết , biết gác hận riêng để lo việc lớn . Ấy là người Quân tử .
Việc 2 đại tướng nhà Trần trong sử Việt ta , dẹp hiềm khích để cởi áo ,dội nước tắm cho nhau trước mặt ba quân , được người đời mãi ngợi ca vẫn còn đó .
Mấy thằng tiểu nhân mất gốc nào kia , chúng bay không còn là người Việt – Không thuộc Sử Ông Cha để thấy rõ gương sáng đó , mà cứ nhao nhao , dấm dẳn mãi với Tướng Nguyễn Cao Kỳ ???