WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong

Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất thế giới. Nó chảy qua 6 quốc gia, đó là Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam. Sông Mekong chính là “người Mẹ Nước”, qua hàng triệu năm bồi đắp, đã sản sinh ra các đồng bằng thuộc Châu Thổ Sông Mekong phì nhiêu, rộng lớn. Nơi đây cũng chính là cái nôi của nền Văn Minh Lúa Nước, và là vựa Lúa lớn nhất thế giới hiện nay.

Ngoài ra, sông Mekong còn cung cấp một lượng thủy sản quan trọng bổ sung nguồn Protein cho khoảng trên dưới 100 triệu người sống trong lưu vực của nó. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt sạch khổng lồ mà dòng Mekong mang trong mình, chẳng những tưới tiêu cho vụ mùa và cây trái tốt tươi, mà còn chính là nguồn nước sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của cư dân hai bên dòng chảy tự nhiên của nó.

Người ta quen gọi tên Mekong để chỉ chung cho con sông này. Thực tế khi chảy qua mỗi nước nó đều có tên gọi khác nhau. “Mekong” hay “Tong le Thum”, là tên do người Khmer Campuchia đặt ra. Hợp lưu với sông Mekong lại có hàng chục sông nhỏ của nhiều quốc gia khác. Ngay tại Việt Nam cũng có sông Nậm Rốm – Điện Biên chảy vào dòng Mekong.

Hàng ngàn đời nay sông Mekong đã cưu mang các thế hệ người dân sống nhờ dòng nước vĩ đại này. Thế nhưng hiện nay sông Mekong đang đứng trước những thử thách mới rất nghiêm trọng, mà thủ phạm chính là con người, đang gián tiếp và trực tiếp gây nên.

Trước hết, phải kể đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu do con người tàn phá rừng. Các nhà máy, khu công nghiệp mọc lên như nấm trong cuộc chạy đua “công nghiệp hóa” trên thế giới. Vấn đề “hiệu ứng nhà kính”, Enino, Lanina vv…, đã làm các con sông trở nên có những hoạt động khác thường. Khi thì hung dữ tàn phá bằng lụt lội, lúc lại cạn kiệt thiếu nước, gây bao khó khăn nguy hiểm cho đời sống con người…

Sông Mekong cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng từ sự biến đổi khí hậu. Nhưng ngày nay nó đang tiếp tục bị đe dọa bởi hàng loạt các con đập chắn nước nằm dọc vùng thượng nguồn, chủ yếu là của người Trung Quốc và người Lào. Một vài con đập ở hạ nguồn như Pak Mun của Thái Lan, hoặc Biển Hồ (hồ tự nhiên) của Campuchia, cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước chính từ Vân Nam – Trung Quốc…

Theo thống kê, hiện nay Trung Quốc – Nước trên cao nhất vùng thượng nguồn sông Mekong, riêng tỉnh Vân Nam – Đã có 8 con đập án ngữ. Tiếp theo là Lào với 23 con đập lớn nhỏ ngăn chặn dòng sông này. Đáng kể nhất là tại Trung Quốc, hiện diện con đập khổng lồ Tiểu Loan, có dung tích tương đương lượng nước của tất cả các hồ trong vùng Đông Nam Á cộng lại. Với chiều cao thân đập 292 mét, Đập Tiểu Loan là con đập cao nhất thế giới hiện nay. Đây chính là những “quả bom nguyên tử bằng nước”, nếu chẳng may sự cố vỡ đập xảy ra do kỹ thuật hoặc thiên tai động đất…

Tuy nhiên, tác hại trước mắt của các con đập cho vùng hạ lưu sông Mekong đã thấy rõ. Do dòng sông được “trị thủy” tùy theo nhu cầu của những người xây dựng các con đập đầu nguồn (sản xuất điện, tưới tiêu, trữ nước). Nhu cầu này đôi khi lại nghịch với nhu cầu của cư dân vùng hạ lưu, vốn chủ yếu chỉ trông chờ sông Mekong mang lại nguồn nước tưới tiêu, giao thông vân tải, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do lưu lượng dòng chảy thay đổi, một số loài cá điển hình của sông Mekong như Cá Da Trơn đã bị xáo trộn môi trường sống, đặc biệt là nơi chúng sinh sản. Sự biến mất gần như tuyệt chủng của Cá Úc khổng lồ trên sông Mekong là một minh chứng cho mối lo ngại kể trên…

Năm 2009 bước sang 2010 này, “mức nước vùng hạ lưu sông Mekong đã xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua”,đó là lời ông Pisit Wantham – Chủ tịch câu lạc bộ Cá Da Trơn khổng lồ thuộc huyện Chiang Khong, Chiang Rai -  Thái Lan nói. (Tin từ Breakingnews).

Trên truyền hình Thái Lan ngày 07/03/2010, thủ tướng Thái đã chia sẻ sự quan ngại với khán giả truyền hình về việc mực nước sông Mekong xuống thấp. Ông cũng hứa rằng, sẽ giao cho Bộ Ngoại Giao tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc để thảo luận về vấn đề này.  “Chúng tôi sẽ yêu cầu Trung Quốc giúp điều phối lưu lượng nước dọc theo sông tốt hơn để các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ không bị ảnh hưởng,” ông nói thêm: “Tôi tin rằng Trung Quốc đã không có ý định gây ra bất kỳ khó khăn nào tạo ra tình trạng sông Mekong thiếu nước”. Thủ tướng Abhisit Vejjajva cũng tuyên bố rằng: “Bất kỳ người dân Thái Lan nào gặp khó khăn do thiếu nước có thể yêu cầu để được hỗ trợ từ các cơ quan có liên quan ngay lập tức”.

Suy luận từ lời phát biểu của thủ tướng Abhisit Vejjajva. Rõ ràng là các con đập thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc quản lý, có đủ khả năng cứu nguy cho việc thiếu nước của vùng hạ lưu trong lúc khô hạn đang kéo dài như hiện nay. Nhưng nếu các con đập dự trữ nói trên của Trung Quốc xả nước, Trung Quốc sẽ bị tổn thất nào đó về kế hoạch khai thác nguồn lợi sông Mekong của chính họ. Đây sẽ là một việc cần có thỏa thuận song song trong vấn đề bàn thảo xin hỗ trợ từ Trung Quốc.

Việc Trung Quốc và Lào xây dựng các đập nước đầu nguồn các nhánh sông Mekong có lẽ là hoàn toàn với mục đích trong sáng, nhằm khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho đất nước mình. Thế nhưng, nếu lợi thế hiện có của họ lại được sử dụng để tạo một áp lực nào đó về chính trị hay kinh tế đối với các nước vùng hạ lưu, thì đó là điều hết sức dễ dàng. Nếu thiếu nước sản xuất nông nghiệp thì một cường quốc về lúa gạo như Thái Lan hay Việt Nam sẽ không tìm đâu ra nguồn nước thay thế sông Mekong, và hậu quả sẽ khôn lường…

Chưa hết, việc các đập nước đầu nguồn (dù là của bất cứ con sông nào), nếu xả lũ vào đúng…mùa lũ, hoặc tích nước vào đúng mùa khô, thì sẽ là thảm họa kinh hoàng cho vùng hạ lưu. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì cùng lúc đó (nếu không có sự khác biệt về mùa đáng kể) thì người dân vùng đầu nguồn cũng rất cần điều tiết nguồn nước từ các đập nước cho phù hợp kế hoạch của họ. Đây cũng là mục đích hoàn toàn trong sáng của việc dụng nước ở đầu nguồn.

Ước tính mỗi năm Thái Lan và Việt Nam sản xuất ra khoảng  trên 20 triệu tấn gạo và các sản phẩm ngũ cốc khác. 90% lượng lương thực này xuất xứ từ vùng đồng bằng sông Mekong. Nó cung cấp cho thế giới thông qua xuất khẩu. Nếu nguồn cung này bị suy kiệt thì vấn đề thiếu đói sẽ ảnh hưởng đến hàng chục nước đang phụ thuộc vào nguồn cung lương thực từ các đồng bằng lưu vực sông Mekong. Vậy câu chuyên an ninh nguồn nước sông Mekong là câu chuyện của quốc tế, chứ không riêng gì Việt Nam hay Thái Lan…

Như vậy, vấn đề cần bàn đến ở đây chính là một số quốc gia nào đó có chung nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước trên cùng một nguồn, sẽ phải ký kết những hiệp ước có giá trị pháp lý quốc tế, nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của nhau. Đây là một vấn đề lớn và gai góc, cần có sự chỉ đạo đủ mạnh từ Liên Hợp Quốc. Hiện nay vấn nạn thiếu nước và thiếu nước sạch trầm trọng đã là một vấn đề nhức nhối trên hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các cam kết song phương rất có thể sẽ bị bội tín, người ta có thể viện ra đủ thứ lý do để không phải bị chia xẻ nguồn tài nguyên nước quý báu mà họ đang toàn quyền quản lý…

Năm 1995 Ủy Hội Sông Mekong (MRC) được thành lập, có sự công nhận của quốc tế. Nhưng lúc đó các nước thành viên là Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia chủ yếu chỉ quan tâm đến việc khai thác và quản lý (một cách dường như là thụ động) nguồn nước và nghề cá mà thôi. Jeremy Bird – Tổng thư ký của Ủy Hội Sông Mekong khi trả lời báo Nation vào ngày 16/10/2009 cũng không chỉ ra được nguy cơ tiềm ẩn của việc “Sông Mekong sẽ thiếu nước” mà thủ phạm “góp một tay”, có thể sẽ chính là các con đập ngăn nước ở đầu nguồn.

Sự thiếu nước của sông Mekong hiện nay có thể sẽ được giải quyết nhờ các nỗ lực ngoại giao song phương (như khẳng định của thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajva). Nhưng nó chỉ là giải pháp tình thế. Sắp tới các nước thuộc MRC cần phải đệ trình vấn đề an ninh nguồn nước của sông Mekong lên Liên Hợp Quốc nhằm đạt được một đạo luật quốc tế (có thể là cho toàn cầu) về an ninh từ các nguồn nước, và chia sẻ lợi ích quốc tế một cách công bằng từ nguồn tài nguyên nước.

Thiết nghĩ, cũng cần xác định một khoản đóng góp vật chất nào đó của các nước vùng hạ lưu các con sông cho chi phí “trị thủy” – Điều hòa thủy lợi, của những quốc gia làm công tác “nhà điều phối nước” đầu nguồn. Điều này cũng đồng thời vô hiệu hóa những tư tưởng của bất kỳ quốc gia nào, nếu họ muốn sử dụng quyền quản lý nguồn nước tự nhiên như một vũ khí để áp đặt quyền lực.

Bài do tác giả gửi tới

1 Phản hồi cho “Vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong”

  1. Trung Hoàng says:

    Nước ô nhiểm nặc mùi kẻ lạ,
    Bẩn thượng nguồn tuôn xả rắc gieo.
    Tử phù trấn yểm gươm treo,
    Cá tôm cạn kiệt dân nghèo đói đau.

    Kià sao say mộng dưới đào !!!

Phản hồi