WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi nào Việt Nam thay đổi

bo tu 2Một câu hỏi người Việt Nam thường đặt ra với bạn bè và với chính mình là: Khi nào Việt Nam thay đổi chế độ?

Trước hết, cần nói ngay: Một câu hỏi như vậy, không ai có thể trả lời được. Trong chính trị, mọi tiên đoán đều rất phiêu hốt. Trước năm 1990, trong nhiều thập niên, nhiều người tiên đoán chế độ cộng sản nhất định sẽ sụp đổ. Nhưng nó vẫn tiếp tục vững mạnh và vẫn tiếp tục đe đoạ thế giới. Đến năm 1989, trong lúc mọi người đều không ngờ, nó lại sụp đổ, hơn nữa sụp đổ theo kiểu dây chuyền: từ Ba Lan và Hungary, nó lan sang tất cả các nước khác, ở Đông Âu, kể cả Đông Đức và Nga. Ngay sau đó, người ta những tưởng chế độ cộng sản ở các nước còn lại, từ Trung Quốc đến Việt Nam, Cuba, Lào và Bắc Hàn sẽ sụp đổ. Nhưng không. Nó vẫn sống đến tận bây giờ. Cũng vậy, trước năm 2011, không ai, kể cả chính phủ Mỹ và Pháp, Anh, vốn có mạng lưới tình báo dày đặc ở Trung Đông, có thể tiên đoán được cuộc cách mạng Ả Rập làm nhiều chế độ độc tài phải cáo chung trong một thời gian rất ngắn.

Rút những kinh nghiệm ấy, tôi nghĩ, chúng ta cần dè dặt và khiêm tốn trong việc tiên đoán sự kết cuộc của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Ở đây, tôi chỉ phân tích một số khả năng có thể xảy ra. Còn việc lúc nào những khả năng ấy thành hiện thực thì không dám bàn.

Thứ nhất, liên quan đến việc Trung Quốc mang giàn khoan đến thềm lục địa của Việt Nam và liên quan đến tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam, theo tôi, có hai khả năng:

Một, nếu Trung Quốc chỉ đem giàn khoan ấy nhấp nhứ vài tháng rồi rút về; sau đó, lại mang giàn khoan đến một chỗ khác trên Biển Đông, dừng lại… chơi vài tháng rồi về, không gây ra một cuộc xung đột nào thật lớn, có thể uy hiếp đến chính quyền Việt Nam, rất có nhiều khả năng là chế độ độc tài ở Việt Nam sẽ trở thành cứng rắn và vững mạnh hơn: Họ sẽ viện cớ đoàn kết để chống các hành động gây hấn của Trung Quốc để dẹp tan mọi đòi hỏi dân chủ và nhân quyền, và để siết chặt sự kiểm soát dân chúng trên mọi phương diện.

Hai, nếu Trung Quốc lấn thêm một bước nữa, khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải lo lắng, từ đó, đồng ý bắt tay với các quốc gia trong khu vực và ở Tây phương, đặc biệt là Mỹ để tạo thế liên minh hầu chống lại Trung Quốc, họ sẽ mở cửa một chút, chấp nhận tự do và dân chủ một chút, để một mặt, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới; mặt khác, huy động sức mạnh của nhân dân hầu đương đầu với Trung Quốc.

Trong cả hai trường hợp kể trên, không có trường hợp nào Việt Nam có thể thay đổi chế độ và trở thành dân chủ hơn.

Thứ hai, liên quan đến tiến trình dân chủ hoá, ở Việt Nam, sẽ có hai khả năng:

Một, thay đổi từ bên trên, khi giới lãnh đạo hoặc một trong những người thuộc giới lãnh đạo Việt Nam quyết định thay đổi để vừa thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc vừa mở đường cho đất nước phát triển theo chiều hướng hiện đại hoá và dân chủ hoá. Khả năng thay đổi này chỉ xảy ra trong hai, hoặc một trong hai trường hợp: Một, do người ta tự thức tỉnh và biết đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi của chính mình; và hai, dưới sức ép của quốc tế, như một điều kiện để tạo nên liên minh chiến lược hầu chống lại Trung Quốc. Sức ép này, vừa tích cực vừa tiêu cực, đến từ hai nguồn: Tiêu cực, từ Trung Quốc và tích cực, từ Mỹ. Tích cực, từ Mỹ, tương đối dễ hiểu: Để giúp Việt Nam, chính phủ Mỹ cần sự đồng thuận của Quốc hội; để đồng thuận, các dân biểu và nghị sĩ Mỹ cần sự hậu thuẫn của dân chúng vốn là các cử tri trong địa phương. Tiêu cực, từ Trung Quốc, vì đương nhiên Trung Quốc không hề muốn Việt Nam dân chủ hoá; họ cũng không hề muốn Việt Nam thay đổi chế độ. Nhưng Trung Quốc có thể góp phần buộc Việt Nam phải thay đổi nếu họ đẩy chính quyền Việt Nam đến chỗ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc ngả theo Tây phương.

Hai, thay đổi từ bên dưới, khi dân chúng đồng loạt đổ xuống đường biểu tình. Ở đây sẽ có hai khả năng: Nếu dân chúng chỉ xuống đường ít; sẽ không có gì thay đổi cả; nhưng nếu dân chúng xuống đường đồng loạt cả vài chục ngàn người, vấn đề sẽ khác hẳn. Về phía dân chúng, khi chỉ có vài trăm người xuống đường: ai cũng sợ; khi có vài ngàn người xuống đường: người ta sẽ bớt sợ; và khi có cả vài chục ngàn người thì sẽ không có ai sợ hãi nữa cả. Điều đó cũng có nghĩa là: sự tụ tập từ vài trăm đến vài ngàn: rất khó; từ vài ngàn đến vài chục ngàn: tương đối ít khó hơn; nhưng sự phát triển từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người, thậm chí, vài triệu người thì lại rất dễ: Tâm lý quần chúng bao giờ và ở đâu cũng giống nhau: đám đông càng lớn càng có sức thu hút lớn. Về phía công an, trước vài trăm người, người ta rất dễ hành hung; trước vài ngàn người, người ta dè dặt hơn một chút; trước vài chục ngàn người, người ta sẽ đâm ra lưỡng lự; trước vài trăm ngàn người hoặc vài triệu người, người ta sẽ sợ hãi: Không ai dám áp bức cái đám đông khổng lồ ấy cả. Cứ nhìn vào những gì xảy ra ở Trung Đông trong cuộc cách mạng Ả Rập vào đầu năm 2011 thì thấy.

Vấn đề là: Làm sao để biến số người xuống đường từ vài ngàn đến vài chục ngàn người? Câu trả lời, trên lý thuyết, rất dễ: Khi người ta không còn biết sợ. Nhưng trên thực tế, điều ấy lại rất khỏ xảy ra vì tâm lý quần chúng bao giờ cũng sợ hãi quyền lực. Để vượt qua những sự sợ hãi tự phát ấy, lý trí không, chưa đủ. Nghị lực không, cũng chưa đủ. Đối với quần chúng, sự sợ hãi chỉ có thể được vượt qua bằng một thứ cảm xúc khác: phẫn nộ. Cứ tưởng tượng một trường hợp: Khi dân chúng đang xuống đường biểu tình, công an đến dẹp. Như họ đã từng dẹp nhiều cuộc biểu tình trước đây. Nhưng khi lôi kéo, bắt bớ, và nhất là đánh đập những người biểu tình như thế, một viên công an nào đó mạnh tay một chút, khiến một người chết. Ngay tại chỗ. Trước mắt những người biểu tình khác. Trước ống kính của máy chụp hình hoặc máy quay phim. Tình hình lúc ấy sẽ khác hẳn. Như những gì đã xảy ra tại Ai Cập trước đây: Một cái chết gây nên bão tố làm lật đổ một chế độ độc tài từng ngự trị cả hàng mấy chục năm.

Ở trên chỉ là những khả năng. Không ai biết trong các khả năng ấy, khả năng nào sẽ thành hiện thực; hoặc nếu thành hiện thực, khả năng ấy sẽ xảy ra vào lúc nào. Tôi không biết. Và tôi tin: Không ai biết cả. Ai nói biết, bạn tin tôi đi: Họ đang nói dối.

Hoặc khùng.

© Nguyễn Hưng Quốc

Nguồn: VOA

6 Phản hồi cho “Khi nào Việt Nam thay đổi”

  1. Chống Cộng says:

    Phải thừa nhận thực tế:

    CSVN đang thay đổi, dù thay đổi rất chậm. Tuy thay đổi chậm nhưng phần nào đó CSVN đã đáp ứng được chút ít mong muốn của xã hội và nhân dân, Vì vậy không dễ gì CSVN bị sụp đổ và càng khó khăn vô cùng trong việc “giải thể chế độ VNCS”.

    Nếu không có chút thay đổi tí ti nào thì CSVN đã sụp đổ từ lâu rồi.

  2. THƯỢNG NGÀN says:

    THỰC CHẤT HAY Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ HIỆN TẠI CỦA VN

    Bài của ông Nguyễn Hưng Quốc viết nghe có vẻ như một bản nhạc rôm rả tấu lên, có bao nhiêu cung bậc cảm xúc và âm sắc trong đó.
    Thế nhưng thực tế VN hiện thời nó cũng có phần nào hơi khác.
    Đó là đảng CSVN hiện nay nó là đảng thực tế. Nó không còn ý nghĩa CS như trước kia nữa. Vì sao, vì lý tưởng CS do Mác và Lênin đưa ra trước kia đã lùi xa vào lịch sử quá khứ, nó không còn là triển vọng hay mục đích tương lai được nữa, và nó cũng như đống tro tàn không mấy ai thực bụng muốn khơi lại mà làm gì, vì nó có còn thực tế nữa đâu.
    Cho nên ĐCS hiện nay vẫn còn là còn trong cơ cấu tổ chức đã có của nó, còn trong những con người cụ thể của nó, còn trong cả sự phát triển theo hướng hoàn toàn thực dụng của nó với các thế hệ đảng viên mới.
    Bởi vậy ngày nay những người còn mang ý hướng chống CS theo nghĩa xưa cũng thật sự vô nghĩa. Bởi ngày nay chỉ còn là thực tế tốt hay xấu, hữu lý hay không hữu lý, giỏi hay dở ở chỗ nào thôi. Đó chính mới là mục đích và yêu cầu thực chất của mọi cuộc đấu tranh hiện tại.
    Nên ý nghĩa hay yêu cầu chính yếu của VN hiện nay là đấu tranh dân chủ, đấu tranh xã hội, đấu tranh phát triển, đấu tranh hòa bình, đấu tranh lý lẽ, đấu tranh nhân sự mà không là gì khác.
    Sự đấu tranh này không phải ở nơi đâu, ở riêng khu vực nào, mà nằm trong toàn xã hội, cũng bao trùm trong đó cả toàn đảng CS hay mọi người hiện còn là CS hay đảng viên nói chung.
    Bởi vì bây giờ mọi tên gọi mà không thực chất đều trở thành vô ích và vô nghĩa. Và tất cả mọi khẩu hiệu giả tạo, hình thức đi theo với những cái không thực, cái vô nghĩa đó cũng thành hoàn toàn vô nghĩa và hoàn toàn lố bịch.
    Nên nói chung lại, sự đấu tranh hay yêu cầu mục đích của đất nước, xã hội VN hiện tại là có phải người hay, người tốt lãnh đạo đất nước hay không, có phải người giỏi, người tài, người có trình độ, phẩm chất, năng lực lãnh đạo đất nước hay không. Nếu có được thì tốt. Còn nếu chưa có được hay không có được thì phải làm gì để có.
    Đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ toàn dân nói chung. Tức mọi người VN tốt hiện nay nói chung, dù họ ở đâu, tính cách thế nào, kể cả họ đang là những con người vẫn còn được gọi là “Cộng sản”. Ý nghĩa chỉ có đơn giản vậy thôi. Nếu ai còn chưa đồng ý điều này thì hãy cũng nhau thảo luận xem sao. Bởi thảo luận là nhằm đi tới bài toán và triển vọng giải quyết tích cực, hiệu quả, thành công chung cho dân tộc, đất nước, không phải thảo luận theo ý chủ quan, thiên lệch, huyễn hoặc, quá khích, tiêu cực hoặc càn dở của mình, tức theo hướng “phản động” này hay theo hướng “phản động” khác cũng là như thế. Phản động hiện thời cần phải hiểu là bất cứ ai đi ngược lại phát triển, đi ngược lại lợi ích đất nước chung, đi ngược lại quyền lợi chung của xã hội, của mọi người, tức phản lại mọi trào lưu tiến hóa chính đáng đang đi tới, phản lại mọi quyền lợi thực tế chung của đất nước và dân tộc thế thôi.

    ĐẠI NGÀN
    (17/6/14)

    • Thức tỉnh says:

      Một cách nhìn rất chính xác . Mong tất cả mọi người ủng hộ để tạo nên sức mạnh , cùng tìm ra sự nhất thống trong tư tưởng THOÁT CỘNG vì một VN tương lai .

  3. Thức tỉnh says:

    CS sụp đổ khi các Uỷ viên trung ương đảng trở nên giàu có . Khi giàu có trở thành ” đại gia ” các lãnh đạo cao cấp tự bản thân họ sẽ biết sợ hãi đường lối thanh trừng nội bộ , dẫm đạp nhau giành ghế và hận thù chính bản thân họ đã gây ra với các đồng chí cs để tiến danh .

    Tài sản của họ nhờ tham nhũng hối lộ , chính là nhược điểm để địch thủ đồng chí tấn công . Họ muốn bảo vệ cái tài sản vẫn hơn bảo vệ đảng .

    Bảo vệ tài sản , an toàn cho bản thân , có sẵn phe nhóm lợi ích . Những Uỷ viên trung ương đảng cs vn sẽ phản bội đcsvn mà hầu như tất cả mọi đảng viên cs hiện nay đều chung một tâm trạng , tâm trạng mượn danh đảng để tiến thân , tất cả đảng viên cs đều biết đảng đang ở trên con đươingf thoái hoá uy tín trầm trọng .

    Chỉ cần một lời kêu gọi từ những cấp Uỷ viên trung ương Đảng csvn sẽ có ngay một cuộc cách mạng như Đông Ău . Thời cơ chín là giai đoạn Thoát Trung hiện nay , giai đoạn Tổng bí thư và Bộ chính trị đang rụt rè e ngại Thoát Trung . Những Uỷ viên Trung ương muốn Thoát Đảng sẽ lợi dụng tinh thần Thoát Trung để giương cao chính nghĩa . Thời cơ đã chín mùi ….!!!

    THOÁT TRUNG chính là lưỡi dao đã đặt sát cổ ĐCSVN . Chỉ cần nhất hô sẽ có bá ứng từ mọi tầng lớp xã hội kể cả chính quyền .

    Cách mạng sẽ phát xuất từ Trung ương Đang , nó chính là một quy luật cho mọi xã hội cs khi các đảng viên cs từ trung ương. xuống địa phương tất cả đều trờ nên giàu có nhờ tham nhũng và hối lộ , khiến ĐẢNG không còn khả năng khống trị thuộc hạ . Hiện tình này đang xảy ra rõ nét khi nhìn vào nội tình của ĐCSVN hiện nay .

    TQ không thể rút lại dã tâm xâm chiếm Biển Đông , ĐCSVN như quả chanh mà TQ đã vắt hết nước , không còn giá tri để lợi dụng , còn mất không quan trọng . Đây chính là thời điểm csvn tan rã , mồi lửa phát xuất sẽ từ Trung Ương ĐCSVN .

  4. Nguyễn Văn says:

    Thay đổi hay sụp đổ?

    Thay đổi; dù tự ý hoặc bị ép buộc, nghĩa là không chết, vẫn sống nhăn, vẫn cầm quyền, không sụp đổ, chỉ thay đổi bớt hay không còn đàn áp nhân quyền, thả tù nhân chính trị, cho dân thêm tự do như được biểu tình … v.v. Như vậy thay đổi ở đây hiểu là cởi mở. Còn hiểu “thay đổi” là sụp đổ, tức là không còn chế độ cộng sản thì lại khác.

    Vậy khi nào cộng sản VN sụp đổ?
    Có hai trường hợp:

    1) Sẽ giống như Liên Xô. Cộng sản Liên Xô sụp đổ kéo các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ theo đàn anh, tức đàn anh sụp đổ thì đàn em mới có “cơ hội” sụp đổ theo. Khi cộng sản Liên Xô còn thì chẳng có cộng sản đàn em nào dám hay được thay đổi; cho nên có thể nói chắc là khi nào cộng Tàu sụp đổ thì cộng sản VN phải sụp đổ. Vậy khi nào cộng sản Tàu sụp đổ? Cũng giống như Liên Xô, cộng sản Tàu sẽ sụp đổ khi nền kinh tế sụp đổ. Vậy khi nào nền kinh tế Tàu sụp đổ? Cũng lại giống như Liên Xô là khi chi tiêu nhiều cho quốc phòng. (Mở một ngoặc đơn, Ở đây có một cái khác với Liên Xô là khi đầu tư tư bản rút, nhân công không có việc làm cũng là một đe dọa cho chế độ).

    2) Là khi quyền lợi của Mỹ bị đe dọa và sự an nguy của đất nước tới hồi nguy kịch mà bộ mặt bán nước của đảng cộng sản VN không còn lừa và che đậy đưọc nữa. Lúc đó, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ bị sức ép từ người dân cũng như từ quốc tế mà phải chọn một trong hai: hoặc theo Tàu chống dân, chống Mỹ; hoặc theo dân theo Mỹ chống Tàu. Chống Tàu, điều này rất khó xảy ra vì chống Tàu thì chế độ phải tiêu tan, thể chế chính trị sẽ phải thay đổi. Trường hợp này cả Bắc Kinh và Hà Nội đương nhiên là không muốn nên Tàu sẽ không dại dồn cộng sản VN vào tuyệt lộ để Mỹ có cớ gây sức ép ra tay dù Hà Nội muốn hay không muốn. Nhưng một khi màn kịch bị lộ, tức Hà Nội chỉ chống Tàu giả vờ bên ngoài nhưng lại để cho Tàu kiểm soát toàn Biển Đông cũng như đường lưỡi bò đe dọa tự do hàng hải quốc tế cũng như quyền lợi của Mỹ thì Mỹ sẽ ra tay.

    Tóm lại, lãnh đạo đảng cộng sản VN sẽ không tự thay đổi mà phải có tác động mới có thay đổi. Nhưng thay đổi chống dân thì sẽ chết bởi dân, còn theo dân thì sẽ giữ được tính mạng. Trong cả hai trường hợp, chế độ đều có nguy cơ sụp đổ. Hay nói khác đi là nếu không có tác động, đảng sẽ còn tồn tại. Còn hỏi ngày nào sụp đổ thì câu trả lời là chẳng ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì.

    • Socrates says:

      Nhận xét của bạn Văn là chính xác 1000% vì CSVN dựa vào CS Tàu về vật chất lẩn tinh thần để giử vửng độc quyền cai trị và độc quyền bốc lột nhân dân VN. Do đó CSVN chỉ sụp đổ khi nào CS Tàu sụp đổ.
      Thật ra, Mỹ và phương Tây bắt tay với Tàu năm 1972 là để triêt hạ LX.Sau khi LX sụp đổ mà Mỹ và EU lại thêm Nhật vẩn tiếp tục đổ tiền của, công nghệ vào Tàu để giúp họ phát triển khiến cả thế giới ngạc nhiên và tự hỏi tại sao ?
      1/Đó là vì Mỹ muốn Tàu mạnh lên để đối trọng với Nhật vì thật ra Mỹ coi Nhật mới thật sự là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với vai trò thống lỉnh của Mỹ ở Châu Á -TBD chứ không phải Tàu.
      2/Tàu đả thay Mỹ phát động một cuộc chạy đua vủ trang mới ở Châu Á-TBD củng như Ukraina đả thay mặt Mỹ phát động cuộc chạy đua vủ trang mới ở Châu Âu mà chủ yếu là nhắm vào Nga.
      Tranh chấp Nhật Trung củng có thể dẩn đến một cuộc chiến tranh cục bộ mà kết quả là sẻ khiến cả hai suy yếu về kinh tế.Trường hợp chiến tranh không xảy ra thì cả hai củng sẻ hao tổn sinh lực vì chạy đua vủ trang .Và Mỹ sẻ chờ đến khi kinh tế Mỹ và EU hoàn toàn hồi phục và hiệp ước thượng mại TPP hoàn tất .Lúc đó Mỹ và EU sẻ phát động một cuộc’chiến trạnh lạnh” lần thứ II để triệt hạ Tàu.Khi đó Tàu khó có thể đứng vửng nếu mất đi ba thị trường chủ chủ chốt mà nền kinh tế cụa họ phụ thuộc vào để sống còn.Ngoài ra công thêm sự bất ổn trong nước khi nền kinh tế phát triển chậm và sự phản kháng của người Duy Ngô nhỉ có sự trợ giúp của nhóm Hồi giáo Trung Á sau khi Mỹ và Nato rút khỏi Afghanistan.

Phản hồi