WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp

LTS: (Tuần VN) Gặp gỡ & Đối thoại thứ Năm tuần này là cuộc trò chuyện với cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về việc tu chính Hiến pháp 1992 sắp tới.

- Thưa ông, tại phiên Thảo luận ở hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và điều chỉnh chương trình 2010 hôm 9/6, hầu hết các ĐBQH phát biểu đều đề nghị sửa ngay một số điều của Hiến pháp 1992. Từng đảm nhiệm trọng trách người đứng đầu cơ quan lập pháp, ông chia sẻ sự quan tâm như thế nào về vấn đề này?

Cựu Chủ tịch  QH Nguyễn Văn An: Tôi rất quan tâm, vì sửa đổi Hiến pháp là một sự kiện trọng đại của toàn dân. Tôi vừa hy vọng, lại cũng vừa lo, vừa băn khoăn trăn trở, vì không biết sửa đổi lần này có đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân không?

Nguyên Chủ tịch QH, Nguyễn Văn An

Dân phúc quyết

- Vì sao ông có tâm trạng như vậy?

Tôi có tâm trạng như vậy là do kinh nghiệm cuộc sống mách bảo. Sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong toàn dân, toàn dân có được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ tham gia ý kiến và phúc quyết hay không?

Nếu nhân dân được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì đây là một cơ hội to lớn do ta tạo ra để thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi hy vọng là như vậy.

Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Chính vì thế mà tôi lo, tôi băn khoăn, trăn trở.

- Thưa ông, tôi hiểu rằng lần sửa đổi sau luôn phải đảm bảo tính kế thừa và hoàn thiện tốt hơn lần trước chứ ạ?

Về nguyên tắc là như vậy. Song không phải lúc nào, không phải cái gì cũng như vậy.

Sửa đổi nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu

- Có vẻ vẫn hơi chung chung, mong ông nói rõ hơn về việc này?

Vâng. Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi mà vẫn chưa đạt yêu cầu. Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi lớn 3 lần vào các năm 1959, 1980 và 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác.

Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến pháp song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó.

Còn Hiến pháp sửa đổi 1959 lại quy định Quốc hội có quyền lập Hiến và lập Pháp. Thay đổi quan trọng đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất khả kháng là đất nước trong tình trạng chiến tranh và chia cắt hai miền Nam – Bắc; rồi chịu ảnh hưởng của mô hình cộng hòa Xô Viết,…

Tuy vậy chúng ta cần hiểu bản chất của thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa là quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Cho nên, không thể đặt Hiến pháp ngang hàng với các bộ luật khác do Quốc hội thông qua. Hiến pháp là bộ luật cơ bản, luật gốc, luật mẹ được Quốc hội lập hiến thông qua và nhân dân phúc quyết nên rất ổn định, đặc biệt là những vấn đề cơ bản của Hiến pháp, như thể chế chính trị, ai là chủ đất nước, quyền của người chủ đất nước là những gì; ai là nguyên thủ quốc gia, quyền của nguyên thủ quốc gia là những gì?; vấn đề phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước…

Thứ hai, tôi cho rằng các lần sửa đổi Hiến pháp sau này có một vài vấn đề cốt lõi lại xa rời hoặc lại không rõ ràng bằng Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ba vấn đề cốt lõi

- Sự xa rời và không rõ ràng như ông vừa nói thể hiện ở những điểm cụ thể nào?

Có nhiều vấn đề, ở đây tôi chỉ đề cập tới 3 vấn đề cốt lõi:

Đầu tiên, Hiến pháp phải làm rõ AI LÀ CHỦ ĐẤT NƯỚC? NGƯỜI CHỦ ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ? Với câu hỏi này, có thể nhiều người sẽ nói ngay rằng Dân làm chủ chứ ai. Đúng. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước đều khẳng định như vậy. Quốc hiệu của Việt Nam đã ghi rất rõ: “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thể chế chính trị là Dân chủ Cộng hòa, khác hoàn toàn với Quân chủ.

Do vậy, người chủ đất nước không phải là Vua nữa mà chính là Dân (không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…).

Song quy định cụ thể về quyền làm chủ trực tiếp của người dân thì còn quá ít, nhất là quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thì các Hiến pháp sửa đổi sau này lại ghi khác hoàn toàn với Hiến pháp năm 1946:

Điều 21 của Hiến pháp 1946 quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều 32 và Điều 70″.

Điều 32 của Hiến pháp 1946  quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tống số nghị viện đồng ý”.

Điều 70 của Hiến pháp 1946 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây… Khi được nghị viên ưng chuẩn, phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Những quy định trên đây của Hiến pháp 1946 có nghĩa rằng quyền lập Hiến hoàn toàn thuộc về toàn dân, thuộc về nhân dân, mà trực tiếp là cử tri cả nước.

Hiến pháp 1946 không có một điều nào, một ý nào quy định quyền lập Hiến thuộc về Quốc hội.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này laị quy định Quốc hội có quyền lập Hiến:

Điều 43, 44 và 50 của Hiến pháp 1959 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, là cơ quan duy nhất “có quyền lập Pháp”, có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”.

Điều 6 của Hiến pháp 1980 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Điều 82 của Hiến pháp 1980 và Điều 83 của Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất  có quyền lập Hiến và lập Pháp”…

Chúng ta nhận thấy ngay rằng đã có sự thay đổi rất lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ Dân đã được chuyển sang Quốc hội.

Câu hỏi đặt ra là ai có quyền chuyển quyền đó? Câu trả lời rõ ràng là chỉ có Dân mới có quyền đó. Song Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập Hiến của Dân sang Quốc hội cả, mà là do chính Quốc hội tự quyết định giao quyền lập Hiến cho mình.

Có thể nói đơn giản thế này: Ai là người có quyền tối hậu trong lập Hiến thì người đó là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ Dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ Dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Dân. Như vậy có thể nói, từ Dân làm chủ đích thực chuyển sang Quốc hội thay mặt cho dân làm chủ.

Đó là sự thay đổi, sự xa rời rất lớn, rất cơ bản về người chủ đích thực của đất nước.

Quốc hội vừa lập hiến, vừa lập pháp, người ta gọi như thế là vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân. Như vậy Dân mới làm chủ đích thực.

Đây là vấn đề xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, cả về pháp lý, cả về thực tiễn. Như trên đã nói, do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy, chúng ta đã chuyển từ Dân chủ thành Quốc hội chủ. Song về thực chất thì Quốc hội cũng còn nhiều hình thức.

Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết . Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ  Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho thấy, quyền của Dân – của người làm chủ còn bị phân tán quá lớn.

Nói cho dễ hiểu, ai làm chủ đất nước thì người đó phải có hai điều kiện, hai quyền thực chất tối thiểu là:

a/ – Bầu cơ quan đại diện cao nhất cho mình ( Quốc hội ) để bầu cử ra các cơ quan Nhà nước,

b/ – Phúc quyết Hiến pháp để giao quyền của Dân cho các cơ quan Nhà nước thực thi.

Chúng ta nói nhiều về Dân chủ, rằng nhân dân ta là người chủ đích thực của đất nước, rằng nhà nước ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân,… song những quyền tối hậu của người Dân thì lại chưa được quy định cụ thể và đầy đủ trong các Hiến pháp sửa đổi sau Hiến pháp 1946.

Ngay Hiến pháp 1946 tuy đã qui định rất rõ quyền lập Hiến thuộc về nhân dân, song cũng không thực hiện được trong thực tiễn vì lý do bất khả kháng là chiến tranh đã nổ ra ngay sau đó.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, nhân dân ta là người chủ đất nước, song Nhà nước ta chưa một lần nào hỏi ý kiến Dân với tính chất là trưng cầu dân ý cả. Nhân dân ta chủ yếu mới làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện như Quốc hội và HĐND các cấp, nhân dân mới làm chủ trực tiếp trong bầu cử trưởng thôn, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp. Như vậy chưa đúng với quyền và nghĩa vụ của người Dân trong thể chế Dân chủ Cộng hòa trong điều kiện hòa bình  và thống nhất đất nước như hiện nay.

Nếu Dân được phúc quyết Hiến pháp thì Hiến pháp chính là văn bản pháp lý quan trọng nhất của Dân trao quyền lực của Dân cho Nhà nước.

Ngược lại, nếu Dân chưa được phúc quyết Hiến pháp thì cũng có nghĩa là Dân chưa trao quyền lực của Dân cho Nhà nước bằng một văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

Sửa đổi Hiến pháp lần này cần giao lại quyền phúc quyết cho dân như Hiến pháp 1946 đã quy định cho đúng với bản chất của thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa, hoặc cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

- Vấn đề cốt lõi thứ hai ở đây là gì?

Đó là việc xác định: AI LÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA? VÀ NGƯỜI ĐÓ CÓ NHỮNG QUYỀN GÌ?

Vấn đề này Hiến pháp 1946 ghi rất rõ, và Nhà nước ta khi đó thực hành cũng rất tốt.

Các Hiến pháp sửa đổi sau này lại không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, và trong thực hành cũng rất lúng túng.

Theo quy luật tự nhiên, đàn chim bao giờ cũng có chim đầu đàn, đàn trâu bao giờ cũng có trâu đầu đàn, dàn nhạc phải có nhạc trưởng,… Với một quốc gia cũng vậy, quốc gia nào cũng phải có một nguyên thủ.

Về quy định này, tại Điều 49 của Hiến pháp 1946 ghi cụ thể về quyền của Chủ tịch Nước như sau:

a, Thay mặt cho Nước…

b, Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc…

c, Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng….

d, Chủ tịch Hội đồng Chính phủ …
……………….

h, Ký hiệp ước với các nước….

Và Điều 50 của Hiến pháp 1946 cũng ghi: “Chủ tịch Nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”.

Những quy định của Hiến pháp 1946 rất ngắn gọn, rõ ràng rằng Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh các lực lượng vũ trang; và cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp là Chính phủ.

Nói cho dễ hiểu, nguyên thủ quốc gia phải có ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu như sau:

a, Thay mặt cho Nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại,

b, Đứng đầu cơ quan hành pháp,

c, Thống lĩnh lực lượng vũ trang,

Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) đều giảm nhẹ vai trò của Chủ tịch Nước, không rõ thực chất quyền của một nguyên thủ quốc gia. Điều đó không phải lỗi của vị Chủ tịch nước nào, mà chẳng qua là do các Hiến pháp sửa đổi sau này quy định như vậy:

Điều 6 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người thay mặt cho Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về đối nội và đối ngoại”.

Điều 65 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang trong toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng”, song thực chất Tổng Bí thư mới là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang.

Điều 66 của Hiến pháp 1959 quy định: “Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ”. Quy định như vậy là làm giảm nhẹ hẳn vai trò của Chủ tịch Nước trong cơ quan hành pháp so với Hiến pháp 1946.

Như vậy, các Hiến pháp sửa đổi sau này đều quy định không rõ ràng và không tập trung quyền của Chủ tịch nước bằng Hiến pháp 1946. Rõ ràng không có ai hội đủ ba điều kiện, ba quyền thực chất tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia như Hiến pháp 1946.

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương thống lĩnh lực lượng vũ trang song về pháp lý lại không thay mặt cho nhà nước về đối nội cũng như đối ngoại, cũng không đứng đầu cơ quan hành pháp.

Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Chính phủ nhưng lại không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp và cũng không thống lĩnh lực lượng vũ trang.

Chủ tịch Nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng trong thực tiễn lại không thống lĩnh lực lượng vũ trang, cũng như không đứng đầu đầy đủ cơ quan hành pháp.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng quyền lực của một nguyên thủ quốc gia lại bị phân tán làm ba nơi, do ba người nắm giữ. Tức là ta có ba người thực thi quyền của một nguyên thủ trong điều hành thực tiễn, như thế có phân tán quyền của nguyên thủ quốc gia không? Tôi cho là quá phân tán.

Tới đây, chúng ta phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp làm sao để chỉ có một nguyên thủ quốc gia, tập trung quyền hành pháp vào người đứng đầu để điều hành đất nước có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Việc không rõ nguyên thủ quốc gia, không rõ con chim đầu đàn, không rõ nhạc trưởng, hậu quả thế nào thật dễ hiểu, dễ thấy.

- Và vấn đề cốt lõi thứ ba?

Đó là VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Phân công phải hướng tới cân bằng tương đối, phải rõ ràng, rành mạch; kiểm soát phải có chế tài, phải chặt chẽ, hiệu lực.

Phân công phải cân bằng thì mới có khả năng kiểm soát hiệu lực, kiểm soát hiệu lực nằm ngay trong sự phân công công bằng.

Nhìn lại lịch sử của thể chế quân chủ cho thấy, quyền lực tập trung vào nhà Vua, mà quyền lực bao giờ cũng có xu hướng lạm quyền, thoái hóa… Do đó mà triều đại nào lên, lúc đầu thường là được lòng người, sau lại thoái hóa, lại bị triều đại sau thay thế. Những sự thay thế đó thường diễn ra khi triều đại cũ đã quá thối nát, quá cản trở sự phát triển của xã hội và thường bị thay thế bằng bạo lực.

Chính vì thế mà thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa đã áp dụng sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực để chống độc quyền, hạn chế sự lạm quyền và khi cần thì thay thế ê kíp cầm quyền một cách chủ động, kịp thời, thông qua tranh cử nghị viện.

Quyền lực dưới thể chế cộng hòa hay dân chủ cộng hòa không tập trung vào một người hay một lực lượng,  cơ quan nào, mà phân công tương đối cân bằng cho ba cơ quan: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Quốc hội – Chính phủ – Tòa án): Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, và Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất.

Nghiên cứu kỹ các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992) thì thấy rằng những quy định để cân bằng và kiểm soát quyền lực lại không được rõ ràng và cân bằng như Hiến pháp 1946.

Ví dụ, Quốc hội có quyền lập Hiến, điều đó có nghĩa rằng quyền lực của Quốc hội vượt trội quá lớn so với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Quốc hội có quyền phân công quyền lực cho cả các cơ quan hành pháp và tư pháp, và cho cả chính mình.

Đúng ra, quyền lập Hiến phải là quyền của Dân chứ không phải của Quốc hội. Do đó mà quyền của Dân cũng bị phân tán và yếu thế, không đúng với quyền của người làm chủ.

Hoặc quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ở ba nơi, điều đó cũng có nghĩa là quyền lực của cơ quan hành pháp quá yếu thế so với cơ quan lập pháp.

Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp và còn bị chi phối trong xét xử.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, phân công quyền lực không cân bằng, không rõ ràng thì sự kiểm soát sẽ không có hiệu lực và hiệu quả. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cơ hội là những biểu hiện của sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực rõ ràng nhất. Nó cũng là hậu quả của sự phân công và kiểm soát quyền lực chưa được cân bằng như quy định của Hiến pháp 1946.

Cân bằng và kiểm soát quyền lực là một cơ chế cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp nhằm tránh sự lạm quyền và thoái hóa mà trong thể chế quân chủ chuyên chế đã bất lực. Tất nhiên không thể nói tuyệt đối được, vì thể chế nào cũng phải thông qua con người cụ thể. Nhưng có một cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực cho ba cơ quan Nhà nước, sẽ tốt hơn rất nhiều so với cơ chế tập trung quyền lực vào một ông vua, hoặc vào bất kỳ một lực lượng, một cơ quan nào khác.

Cân bằng và kiềm soát quyền lực là một sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần này phải quan tâm để làm rõ ràng hơn, hoàn thiện tốt hơn sự phân công cân bằng và kiểm soát quyền lực Nhà nước.

- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp được sửa đổi bổ sung sau này của Việt Nam không theo một khuôn mẫu nào của thế giới, có đúng vậy không?

Theo tôi, nói công bằng hơn thì chỉ có các Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung sau này (1959, 1980, 1992) là theo khuôn mẫu của cộng hòa Xô Viết, nó không gần với những khuôn mẫu chung của thế giới và có một số quy định cốt lõi lại xa rời với Hiến pháp 1946.

Riêng Hiến pháp 1946 vẫn nằm trong ba hình thức phổ biến của thế giới có nền thể chế cộng hòa hoặc dân chủ cộng hòa:

a, Thể chế cộng hòa Tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia.

b, Thể chế cộng hòa đại nghị: Tổng thống hoặc Thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.

c, Thể chế cộng hòa lưỡng tính: Tổng thống hoặc Chủ tịch Nước là nguyên thủ quốc gia.

Hiến pháp 1946 của nước ta nằm trong loại hình tổ chức thứ ba. Các Hiến pháp sửa đổi, bổ sung sau này có một số vấn đề hệ trọng lại xa rời, hoặc không rõ ràng bằng Hiến pháp 1946, ví dụ như vấn đề cân bằng và kiểm soát quyền lực, vấn đề tập trung quyền của nguyên thủ quốc gia, vấn đề dân phúc quyết Hiến pháp,…

Như vừa rồi tôi đã nói, thực ra lịch sử của Nhà nước nói chung mới có hai loại thể chế: Thể chế Quân chủ và thể chế Dân chủ. Mỗi thể chế đó cũng có những quá trình vận động và có những khác biệt tùy theo sự phát triển, điều kiện và con người lịch sử cụ thể.

Cũng có thể Hiến pháp ghi nền thể chế là Cộng hòa hay Dân chủ Cộng hòa, song thực chất vẫn là chuyên chế, không phải là quân chủ chuyên chế mà là tập thể chuyên chế. Đó là sự biến tướng, tiếm quyền. Tức là về mặt hình thức có thể là Cộng hòa hay Dân chủ Cộng hòa, song về thực chất vẫn có thể là chuyên chế.

- Tóm lại, ông muốn gửi gắm điều gì trong lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới?

Tôi muốn gửi gắm nhiều điều, muốn được trở lại rất nhiều điểm tiến bộ, hiện đại của Hiến pháp 1946. Đó là những vấn đề về: Dân chủ, Cộng hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

Trên đây tôi chỉ nhấn mạnh có ba vấn đề:

1/-  Dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất nước.

2/-  Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành pháp.

3/-  Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống chính trị.

Tôi hy vọng tới đây, nhân dân ta sẽ được hưởng quyền và làm nghĩa vụ của người chủ đích thực của đất nước là: Tham gia ý kiến và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này.

- Xin cám ơn ông!

Nguồn: TuanVN. Tác giả: Thu Hà

12 Phản hồi cho “Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp”

  1. Khi tại chức Chính Võ-Văn-Kiệt giả bộ “tảng lờ” cho Công An BÁN BÃI,lất tiền của tất cả những ai
    “SỢ” sTiến NÊN (lên)Thiên đường XHCN (Xạo hết Chỗ Nói)đành đôi LÓN (nón) Cặn-Bã Xã Hội (Danh hiệu cao đẹp nhà LƯỚC gắn)và cũng chính Võ-Văn Kiệt ký sắc lệnh 31 (Bắt,nhốt “vô tội va” những ai Nhà Lước muốn nhốt )
    Và sau khi ra kh3i ghế “Tể Tướng” lại ba hoa Nếu thế này,phải chi thế nọ Đúng như câu ví dân gian : Miệng QUAN (cấp lãnh đạo) như TRÔN trẻ (Ị Tự Do,tùy lúc;
    Nay Cưu CT Quốc Hôi Nguyễn-Văn-An (môt thời là trưởng ban Tổ chức Trung Ương Đảng (thổ tả)
    cũng lại…(cũng là đúng thời điểm TRANH GHẾ Tay Sai của Tàu Cộng)
    Chỉ khi nào tượng tên NGA (chết tiệt)Lenin tại Hà-”LỘI” đượn hạ xuống,và điều 4 Hiến Pháp (Đảng “thổ tả” độc quyền Thống trị)được xóa thì “MAY RA” dân VN mới tin. Nhưng xem ra khi CỔ người dân VN giài thêm 10 cm nữa mới có sự cải cách;Tôi sẵn sàng chịu “chôn sống tức khắc,nếu như TBT Lông Thổ Mừ,”thử lên tiếng giống Bác AN;

  2. Trinh Ngoc Toan says:

    Lại một con “rận” trong chăn (có ở trong chăn mới biết chăn có “rận” …) .
    Xin chúc cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An , sớm ngày theo cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ( còn tại chức thì câm như hến chết) . Nhưng có … còn hơn a dua , nhất chí …

  3. Hai Ba Trung says:

    Rất đáng tiếc rằng chỉ khi đã về hưu, khi không còn quyền lực gì nữa thì mới giàm lên tiếng: Ong cựu chủ ticht QH Nguyễn văn Sao giờ mới đặ vấn đề liệu: “Nếu nhân dân không được tham gia và phúc quyết sửa đổi Hiến pháp lần này thì chúng ta lại bỏ lỡ mất cơ hội vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm các lần sửa đổi Hiến pháp trước đây là như vậy. Chúng ta đã sửa đổi Hiến pháp nhiều lần rồi song chưa đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân, nhân dân chưa có quyền phúc quyết Hiến pháp mà lẽ ra quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền đương nhiên của người dân dưới chế độ dân chủ cộng hòa. Chính vì thế mà tôi lo, tôi băn khoăn, trăn trở.”
    Sao khi ông ta còn là chủ tịch QH mà dân đâu có được bầu đaị biểu quốc hội tự do? bầu cho ai thì đã hướng dẫn ở khu phố rồi, đố dân giám làm khác, nhà tù đã chờ sẵng rồi, dân sợ lắm.
    Ở đất nước ta toàn các ông đã về vườn ngồi chơi hưởng thụ của cải vơ vét trước đây lại giở trò lên tiếng này nọ. đố ông nào giám lên tiếng khi còn đang chức đang quyền đấy.
    Thôi đủ rồi, nói nhiều chán lắm.

  4. dien van vu says:

    Ve phan toi khong co ve VN nua dau,

  5. Le Thien y says:

    Thật hiếm thấy những người cs NÓI THẬT LÒNG những suy nghĩ cuả mình(dù có nhiều hạn chế về
    nhiều mặt, từ quan điểm đảng viên cs) Ông Nguyễn-văn-An đã khá khách quan “PHÁN XÉT” về hệ-
    thống PHÁP-LÝ NHẬP-NHẰNG ( nhằm đánh lận dân đen) cuả csvn. Thật là TRƠ-TRẼN, ĂN CƯỚP khi mạnh miệng cho là DÂN LÀM CHỦ mà thực-tế dân chẳng làm chủ được “cái giải” gì cả ; mọi cuộc bầu cử – từ trung ương xuống điạ phương -đều “ĐƯỢC ĐẢNG
    QUYẾT ĐỊNH THAY”, “mặt-trận-tổ-quốc ” độc quyền chọn đảng viên và tay-sai ra ứng cử và đắc cử
    Dân bị tước đoạt mọi thứ quyền; nói gì đến TAM QUYỀN PHÂN LẬP như các xứ DÂN-CHỦ !

  6. Thế giới đang trên đường phát triển dân chủ, hảy nhìn những nước phi châu một thời những nhà lãnh đạo mang đầu óc độc tài, nhưng bây giờ đang thay đổi lối suy nghĩ cằn cổi, những nhà lãnh đạo mới muốn đưa dân tộc phi châu ra khỏi những suy nghĩ đặt nhân dân ngoài vòng vòng xã hội, không muốn nhân dân tham gia vào cuộc đổi mới đất nước. Những nhà lãnh đạo phi châu bây giờ muốn dân tộc họ văn minh hơn, dân chủ hơn để người dân có cơ hội góp tài, góp sức kiến thiết đất nước.

    VN yêu dấu thì lại khác, VC luôn luôn mang đầu óc thủ cựu, muốn bắt chước người mà không muốn đặt cho mình một mô hình mới. VC bắt chước Tàu mở cửa kinh tế nhưng kiểu bắt chước lai căng, nữa người, nữa ngợm. Tàu mở cửa nhưng chấp nhận Hồng Kông, Đài Loan một chế độ, hai chính sách, người dân Hồng Kông có quyền bầu cử và ứng cử, có quyền phát biểu rộng rãi, trong khi dân VN chỉ cần nói lên tiếng nói yêu nước thì đi vào tù. Trái lại báo chí Tàu có quyền phát biểu chống VC và được những nhà lãnh đạo Tàu ngấm ngầm ủng hộ. Nhìn thế cũng đủ thấy VC mang đầu óc cổ hủ, không biết sáng tạo và tương lai Tàu đánh VC và hốt bọn VC về Tàu trị tội là điều không thể tránh khỏi.

    Nhưng VC rất ít người có tinh thần khéo léo như ông Kiệt, ông An vì thế VC sống trong thế giới bốn bề thọ địch,ngay nhân nhân cũng là địch thủ nguy hiểm đối với VC và địch thủ nguy hiểm nữa là Tàu. Tàu quá thông minh, đã làm một nghĩa cử rất đẹp đối với dân Miên, bằng cách viện trợ quân sự vì thế dân miên và chính phủ đang hướng về Trung Cọng và trong tương lai kẻ thù bên cạnh VC chính là đất nước dân chủ Campuchia.

    Ông An muốn kéo dân vào để bảo vệ cho chế độ nhưng nhớ rằng VC rất ngu không bao giờ dám cho dân tham gia ý kiến, điều này rất có lợi cho phe dân chủ trong công cuộc phục hưng đất nước. Chúng ta phải tranh thủ dân đứng về chúng ta, yếu tố nhân nhân sẽ quyết định phần thắng sau này.

    Phải gây hiềm thù giữa người dân và chế độ VC, đừng để chúng kéo dân bằng những tuyên truyền bịp bợm, phải tạo cho VC đầu óc đầy đặc phản dân chủ, tham nhũng, tham quyền. VC càng tham quyền, đẩy dân ra khỏi ước vọng xây dựng là cơ hội thuận tiện cho chúng ta gây khối đoàn kết hầu lật đổ chế độ thối nát này.

    Tham nhũng, cướp đất, cướp nhà, cướp của của dân, ăn chơi phung phí của công là báo hiệu ngày tàn của chúng. Nếu để VC chơi trò dân chủ nữa vời như đề nghị của ông An thì sự sụp đổ của chế độ sẽ dài thêm, sẽ làm khổ dân tộc. VC hảy tham nhũng nhiều, tiếp tục chơi trò bạo tàn thối nát, có như thế nhân dân mới có cơ hội uất ức đứng lên đòi quyền sống.

    • GayTre says:

      Cọng con NguyễnHiền ta
      Tôm cá chợ ĐôngBa
      Mở miệng ra rủa sả
      Kwên gốcgác ôngcha!?,

      Đất nước nhà còn đó
      ViệtCọng cũng Việt mà
      Tức nghĩa là cùng giống
      Đừng có ruột bỏ ra

      Da ném vào, mất gốc!
      Đấutranh ích nước nhà
      Không bán nước, theo ma
      Làm cái đuôi khỉ già!!!

      Nhớ rứa NguyễnHiền nha
      Làm người có ông, cha
      Chớ theo lão ”chuá già”
      Không ông cha chi cả!!!

      Chán kwá, chán kwá…

      • Cái khổ của dân tộc VN là giờ này vẫn còn nhiều kẻ tự lao mình vào lửa làm tay sai cho VC trong đó có thi nô GayTre ,anh ta viết những giòng thơ trào phúng không ra hồn. VC ngày xưa làm thơ “tốt” vì lúc đó tâm hồn còn vô sản, ngây ngô dấn thân vào gió bụi, chưa biết mùi trần tục VC. Nay được rèn luyện trong láo lừa phản bội, đem súng gươm cướp đất, cướp nhà dân nghèo với mộng làm triệu phú tư bản đỏ, nên lời thơ chan chứa nhiều mâu thuẩn, bị nhân dân vất vào thùng rác, thế mà thi nô này chưa ngộ, vẫn ôm ấp mộng làm thơ, thứ thơ bị nhân dân lên án thế mà anh ta cũng gắng viết những câu thơ vô nghĩa lên án những người đang đấu tranh cho 80 triệu dân, bị thiểu số VC đang đè đầu cởi cổ, bắt làm nô lệ không lương.

        GayTre nên bỏ nhiều thời gian làm thơ bưng b..này, vì loại thơ này chỉ có bọn VC mới thưởng thức nỗi, và cây bút Gay Tre sẽ được VC trao tấm giấy khen, nhưng tật nói bậy của Gay Tre sẽ có ngày vào tù như Trần Đức Thảo.

      • GayTre says:

        Người khôn nói không lại
        Kẻ dại nói không kwa…
        NguyễnHiền ta nan hóa!?
        Âu cũng tại ”chuá già” !!!

  7. Bóac cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An KHI CÒN TẠI CHỨC không HỒ HỞI về việc tu chính Hiến pháp 1992 …nhất là ĐIỀU 4 cho phép ĐCS độc quyền nắm vận mệnh Đất Nước …chính lẽ này đã đẻ bao quái thai và ác bệnh cho Dân tộc và đồng bào ! ! !

    QUẢ LÀ Giấc mơ trì hoãn của bóac cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An KHI CÒN TẠI CHỨC không HỒ HỞI về việc tu chính Hiến pháp 1992 …

    THÌ DÂN LÀNH đỡ biết bao nhiêu giặc: tham nhũng, bán Nước, hại dân , cường hào, ….

    ĐỘT THỨC sau khi về vườn hưu trí …ÂU CÓ CHẬM TRỄ nhưng còn hơn không

    \

    • Đóa Quỳnh nở muộn says:

      VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ NGÀI CỰU CHỦ TỊCH QUỐC HỘI_

      Nghĩ lại hơn ba mươi năm rồi chứ ít ỏi gì, hơn cả một nửa đời người chứ phải chơi đâu. Buồn lắm chứ!
      Hiện nay, gần như cả một thế hệ bị câm điếc, chẳng nắm bắt gì về tình hình của đất nước cả. Vì sao? Vì chính những con người như ông AN đã chuyên quyền độc đoán, hách dịch cửa quyền nhồi sọ, bưng bít thông tin… Thế mà nay ông ta một cựu chủ tịch quốc hội, một đảng viên nòng cốt của một thời ĐANG ĐƯƠNG CHỨC đã đại diện cho những người dân thấp cổ bé miệng, thử hỏi đã làm được gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người dân thấp cổ bé miệng tội nghiệp kia. Hay là chỉ biết vơ vét vào cho đầy túi bằng sự chuyên quyền độc đoán đầy quyền uy tối thượng của mình?! Cứ nhìn thẳng vào khối tài sản chìm nổi của ông ta mà đánh giá cho sự ăn năn hối cải quá muộn màng đầy nực cười như ngày hôm nay.
      Là một đảng viên cs hẳn ông ta phải có trái tim bằng sắt và một trí óc vô thần thì làm sao ông ta bỗng dưng có sự rung động và tha thiết đến sự đổi thay về hiến pháp để bảo vệ quyền cho con dân nước Việt sau một thời gian đè đầu cưỡi cổ con người ta? Và hãy nhìn vào bộ mặt dư thừa mở kia để thấy sự trăn trở đau đớn về vận mệnh đất nước_ giả dối đến chừng nào!
      Hôm nay, trước sự biến động của nước nhà hẳn ông ta cũng đang run sợ mà vội lên tiếng hòng vớt vát mai hậu đấy mà thôi. Bằng chứng khi nói mà ông ta cũng lập cập tiếng đúng tiếng sai, vì trình độ thì chỉ có bấy nhiêu thôi hà. Thế mới biết dân trong nước ta đã chịu đựng đến chừng nào trước những con người quá ư là VĨ ĐẠI như vậy, những con người có tâm huyết với đại đồng dân tộc khi quyền lực nắm trong tay mà chỉ biết nghĩ về cá nhân của mình chẳng giúp ích được gì cho dân, nay về vườn rồi chẳng còn chút quyền lực gì nắm trong tay thì nói ra vẻ hay lắm nhưng sẽ làm được gì đây??? Hay là nói cho oai!
      Đóa Quỳnh nở muộn.

      • TrucTruong says:

        Cứ coi như họ mở đường
        Để cho dânchủ có phương tiến dần
        ĐóaQuỳnh xin chớ lầnđân
        Giận nhiều vôích, coi chừng mất khôn!!!

Leave a Reply to Trinh Ngoc Toan