WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế giới Tây phương và Hồi giáo sau bài diễn văn của tổng thống Obama

Dù muốn dù không, chuyến du hành của tổng thống Obama đến Saudi Arabia và bài diễn văn ông đọc tại đại học Cairo, Ai Cập ngày 4/6/2009 là một điểm mốc quan trọng trong quan hệ giữa thế giới Tây phương và thế giới Hồi giáo.

Không một tổng thống Hoa Kỳ nào trước tổng thống Obama có tư thế để hành động như vậy. Trong thời gian tranh cử, tổng thống Obama xác định một chính sách hòa giải dứt khoát với thế giới Hồi giáo và đường lối đó đã được dân chúng Hoa Kỳ cũng như nhân dân các nước đồng minh Âu châu nhiệt liệt ủng hộ, và nhờ đó đã đưa ông, người Mỹ da đen gốc Phi châu đầu tiên vào tòa Bạch Ốc.

Trong bài diễn văn tổng thống Obama không ngại ngùng nói đến vấn đề đen trắng như một cái gương dân chủ của Hoa Kỳ để làm bàn đạp cho tư tưởng hòa giải của ông. Ông nói “Sự việc một người da đen gốc Phi châu có cái tên lạ tai là Barack Hussein Obama có thể đắc cử tổng thống Hoa Kỳ đã nói lên tất cả” (Trích diễn văn: Now, much has been made of the fact that an African American with the name Barack Hussein Obama could be elected President.) (1) Đó là lý do các nước Hồi giáo đã chờ đợi bài diễn văn của tổng thống Obama một cách khác thường, nghi ngờ lẫn hy vọng, trong khi các nước đồng minh Tây phương và thế giới nói chung chờ đợi nó một cách vừa hy vọng vừa lo âu.

Bài diễn văn của tổng thống Obama nêu ra bảy vấn đề trong quan hệ giữa thế giới nói chung và Hoa kỳ nói riêng với thế giới Hồi giáo.

Trước hết là vấn đề khủng bố khởi đầu với vụ khủng bố ngày 11 tháng 9  năm 2001 mà kết quả là cuộc chiến Iraq và Afghanistan (và đang lan qua Pakistan) hiện nay và ông đang giải quyết trong tinh thần giải kết.

Tổng thống Obama xác định sau vụ 911 Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác hơn là tấn công Afghanistan lật đổ chế độ Taliban tại đó vì đã dung dưỡng quân khủng bố giết gần 3000 người Mỹ, nhưng với Iraq Hoa Kỳ có sự chọn lựa và đã chọn chiến tranh. Nhưng Hoa Kỳ đã có chương trình giải kết khỏi cuộc chiến này. Hoa Kỳ sẽ rút hết quân ra khỏi các thành phố của Iraq vào tháng 7 năm nay và rút toàn bộ quân đội Hoa Kỳ chậm lắm là vào năm 2012.

Tại Afghanistan (và Pakistan) tổng thống Obama xác định Hoa Kỳ không có ý định duy trì căn cứ quân sự vĩnh viễn tại đó và rằng sức mạnh quân sự sẽ không giải quyết vấn đề (nên Hoa Kỳ không đi tìm một chiến thắng quân sự) mà tìm giải pháp qua đường lối giúp phát triển kinh tế. Hoa Kỳ sẽ đầu tư tại Pakistan mỗi năm 1.5 tỉ mỹ kim trong 5 năm tới để xây trường học, đường sá, bệnh viện … và viện trợ kinh tế cho Afghanistan 2.8 tỉ mỹ kim.

Vấn đề thứ hai là sự căng thẳng tiềm tàng do cuộc chiến tranh Do thái – Palestine. Tổng thống Obama nói vấn đề Do thái – Palestine chỉ có thể giải quyết qua công thức hai quốc gia công nhận nhau và cùng tồn tại bên cạnh nhau. Và điều này phục vụ quyền lợi của Do thái, quyền lợi của Palestine, của Hoa Kỳ và của thế giới nói chung. (Trích diễn văn: The only resolution is for the aspirations of both sides to be met through two states, where Israelis and Palestinians each live in peace and security.  That is in Israel’s interest, Palestine’s interest, America’s interest, and the world’s interest…)

Tuy nhiên tổng thống Obama không có giải pháp hành động nào hơn là hứa sẽ kiên nhẫn và khéo léo để thực hiện (Trích diễn văn: And that is why I intend to personally pursue this outcome with all the patience and dedication that the task requires.)

Lĩnh vực thứ ba là vấn đề nguyên tử của Iran mà tổng thống nói một cách văn hoa là vấn đề san sẽ trách nhiệm về quyền sở đắc vũ khí nguyên tử (Trích diễn văn: The third source of tension is our shared interest in the rights and responsibilities of nations on nuclear weapons.)

Tổng thống Obama can đảm và thẳng thắn nhìn nhận rằng mối xung khắc giữa hai nước khởi đầu với việc Hoa Kỳ lật đổ chính phủ dân cử của Iran trong thời gian còn cuộc chiến tranh lạnh. Sau đó là cuộc cách mạng Hồi giáo của giáo chủ Komeini, và Iran bắt giữ toàn bộ nhân sự của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Teheran làm con tin (Trích diễn văn: In the middle of the Cold War, the United States played a role in the overthrow of a democratically elected Iranian government. Since the Islamic Revolution, Iran has played a role in acts of hostagetaking and violence against U.S. troops and civilians.)

Tuy nhiên vấn đề chính trước mắt là vấn đề Iran định tâm chế tạo vũ khí nguyên tử. Ông khéo léo nói rằng Hoa Kỳ quan tâm không phải vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà vì Hoa Kỳ lo ngại nếu Iran có vũ khí nguyên tử sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang tại Trung đông đe dọa hòa bình trong vùng và thế giới (Trích diễn văn: But it is clear to all concerned that when it comes to nuclear weapons, we have reached a decisive point. This is not simply about America’s interests. It’s about preventing a nuclear arms race in the Middle East that could lead this region and the world down a hugely dangerous path.)

Tổng thống Obama nêu ra một điểm từ trước đến nay vị tổng thống Hoa Kỳ nào cũng né tránh là câu hỏi hiển nhiên: “tại sao nước này có bom nguyên tử mà nước khác không có quyền có bom nguyên tử?”, và ông quả quyết rằng “không có nước nào trên thế giới có quyền chỉ định nước nào có quyền có bom nguyên tử nước nào không” để tỏ sự thông cảm với Iran. (Trích diễn văn: I understand those who protest that some countries have weapons that others do not. No single nation should pick and choose which nation holds nuclear weapons.) Nhưng chỉ có thế! Ông Obama không có câu trả lời.

Vấn đề thứ tư là “dân chủ”. Đây là vấn đề không riêng cho thế giới Tây phương và thế giới Hồi giáo mà còn liên hệ đến các chế độ độc tài khác trên thế giới.  Tổng thống Obama nói nhiều năm qua người ta thích diễn dịch một cách nhầm lẫn rằng chiến tranh tại Iraq là để thực hiện dân chủ. Ông xác định lập trường của Hoa Kỳ về dân chủ một cách minh bạch rằng: “Không một nước nào có quyền áp đặt một thể chế chính trị cho một quốc gia khác, tuy nhiên Hoa Kỳ chủ trương chính thể chính trị phải thể hiện ý muốn của dân dù cách thể hiện ý muốn này có thể khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng dân tộc. Hoa Kỳ không thể xác định cách chọn nào thì tốt cho quốc gia nào, và cũng không thể quả quyết  ai hay đảng nào mới xứng đáng được chọn lựa. Tuy nhiên ông Obama tin tưởng rằng cách chọn nào cũng không nên cướp quyền chọn lựa của người dân bằng bầu cử bịp bợm thiếu trong sáng và dân phải được quyền sống theo ý muốn của mình trong luật lệ. Đó không phải là tư tưởng của người Mỹ. Đó là tư tưởng phổ biến của thế giới: Đó là Nhân Quyền (Trích diễn văn: The fourth issue that I will address is democracy. I know — I know there has been controversy about the promotion of democracy in recent years, and much of this controversy is connected to the war in Iraq. So let me be clear: No system of government can or should be imposed by one nation by any other. That does not lessen my commitment, however, to governments that reflect the will of the people. Each nation gives life to this principle in its own way, grounded in the traditions of its own people. America does not presume to know what is best for everyone, just as we would not presume to pick the outcome of a peaceful election. But I do have an unyielding belief that all people yearn for certain things: the ability to speak your mind and have a say in how you are governed; confidence in the rule of law and the equal administration of justice; government that is transparent and doesn’t steal from the people; the freedom to live as you choose. These are not just American ideas; they are human rights.)

Tổng thống Obama nói có một số người chỉ nói đến dân chủ khi đã rời khỏi quyền lực, còn khi đang nắm quyền lực trong tay thì làm mọi cách cấm cản quyền tự do của người khác. Người cầm quyền phải hiểu rằng sự cầm quyền của họ chỉ có giá trị khi họ duy trì nó qua đồng thuận chứ không phải qua mánh mung chính trị, và khi cầm quyền cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái. Thiếu những yếu tính đó, thì dù có bầu cử vẫn không có dân chủ. (Trích diễn văn: … there are some who advocate for democracy only when they’re out of power; once in power, they are ruthless in suppressing the rights of others. So no matter where it takes hold, government of the people and by the people sets a single standard for all who would hold power: You must maintain your power through consent, not coercion; you must respect the rights of minorities, and participate with a spirit of tolerance and compromise; you must place the interests of your people and the legitimate workings of the political process above your party. Without these ingredients, elections alone do not make true democracy.)

Điểm thứ năm tổng thống Obama bàn đến là sự xung khắc tôn giáo. Ông chủ trương tôn giáo đồng hành, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa những nhánh khác biệt trong cùng một tôn giáo (thí dụ giữa Tin Lành và Thiên chúa giáo, giữa Sunni và Shia). Ông ghi nhận sự bất thường sinh ra xung khắc khi Hồi giáo cho ai khác tôn giáo mình là tà, và một số nước Âu châu cũng quá khích khi thông qua luật không cho người phụ nữ Hồi giáo mặc áo che kín cả mặt mày thân thể, và ông cũng chỉ trích luật làm khó khăn cho các cơ sở Hồi giáo gây quỹ để bành trướng tôn giáo mình tại Hoa Kỳ.(Trích diễn văn: Among some Muslims, there’s a disturbing tendency to measure one’s own faith by the rejection of somebody else’s faith. The richness of religious diversity must be upheld – whether it is for Maronites in Lebanon or the Copts in Egypt. And if we are being honest, fault lines must be closed among Muslims, as well, as the divisions between Sunni and Shia have led to tragic violence, particularly in Iraq. Freedom of religion is central to the ability of peoples to live together. We must always examine the ways in which we protect it. For instance, in the United States, rules on charitable giving have made it harder for Muslims to fulfill their religious obligation.)

Điểm xung khắc thứ sáu là cách đối đãi với phụ nữ. Ông nói thật là phi lý  khi một số người tại các nước Tây phương cho rằng phụ nữ trùm khăn che tóc là làm mất quyền bình đẳng của mình. Nhưng ông tin rằng nếu không cho người phụ nữ đi học thì quả là bất bình đẳng. Ông nhận xét rằng nước nào phụ nữ được học hành và làm việc như đàn ông nước đó tiến bộ hơn. (Trích diễn văn: The sixth issue that I want to address is women’s rights. I know and you can tell from this audience, that there is a healthy debate about this issue. I reject the view of some in the West that a woman who chooses to cover her hair is somehow less equal, but I do believe that a woman who is denied an education is denied equality. And it is no coincidence that countries where women are well educated are far more likely to be prosperous.)

Sau cùng tổng thống Obama nêu triển vọng hợp tác giúp đỡ phát triển kinh tế và giáo dục với thế giới Hồi giáo. Về giáo dục ông đề nghị chương trình trao đổi sinh viên như chương trình phụ thân ông từng được hưởng. (Trích diễn văn: On education, we will expand exchange programs, and increase scholarships, like the one that brought my father to America.)

Về kinh tế ông đề nghị thành lập một khối người tự nguyện đến các nước Hồi giáo kém mở mang để huấn luyện về quản lý kinh tế. Ông sẽ triệu tập trong năm 2009 này một hội nghị giữa các nhà kinh doanh Hoa Kỳ và Hồi giáo trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm làm ăn. (Trích diễn văn: On economic development, we will create a new corps of business volunteers to partner with counterparts in Muslim-majority countries. And I will host a Summit on Entrepreneurship this year to identify how we can deepen ties between business leaders, foundations and social entrepreneurs in the United States and Muslim communities around the world.)

Về khoa học kỹ thuật, Hoa Kỳ sẽ cung cấp ngân khoản thành lập các trung tâm trao đổi kỹ thuật tại Phi châu, Trung đông và Đông Nam Á để giúp các nước Hồi giáo phát triển năng lượng, tạo công ăn việc làm, lọc nước uống, tăng phúc lợi của mùa màng, diệt trừ bệnh tật, bảo toàn sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh . (Trích diễn văn: On science and technology, we will launch a new fund to support technological development in Muslim-majority countries, and to help transfer ideas to the marketplace so they can create more jobs. We’ll open centers of scientific excellence in Africa, the Middle East and Southeast Asia, and appoint new science envoys to collaborate on programs that develop new sources of energy, create green jobs, digitize records, clean water, grow new crops. Today I’m announcing a new global effort with the Organization of the Islamic Conference to eradicate polio. And we will also expand partnerships with Muslim communities to promote child and maternal health.)

Qua bảy lĩnh vực trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, thế giới Tây phương và thế giới Hồi giáo tổng thống Obama đã rất thẳng thắn đặt vấn đề xung khắc trước mắt mọi người và cũng không do dự nêu ra những sai lầm trong chính sách của Hoa Kỳ góp phần tạo nên sự căng thẳng hiện nay.
Tuy nhiên những người quan tâm, đặc biệt tại các nước Hồi giáo, nếu đặt câu hỏi: “Tổng thống Obama đã đưa ra những giải pháp nào để giải quyết hai vấn đề chính trong bảy vấn đề ông nêu ra là tranh chấp Do Thái – Palestine và vấn nạn vũ khí nguyên tử của Iran” thì họ sẽ không tìm thấy câu trả lời trong bài diễn văn dài của ông. Tổng thống Obama ghi nhận hai vấn đề đó là phức tạp nhất nhưng không đưa ra một giải pháp dứt khoát nào. Và nếu Hoa Kỳ không cam kết dứt khoát sẽ làm thì những gì tổng thống Obama nói chẳng khác gì những vị tổng thống tiền nhiệm đã nói.  Khác chăng là tổng thống Obama phát biểu trước một diễn đàn quốc tế thuận lợi hơn diễn đàn phát biểu của các vị tổng thống Hoa Kỳ khác.

Tuy thông cảm với hoàn cảnh lịch sử của Do Thái buộc họ phải hành động mạnh và đôi khi có tính lấn lướt người Palestines và các nước A Rập chung quanh để sống còn, nhưng thế giới không khỏi cảm thấy người Do Thái đã đi quá trớn trong việc uy hiếp người Palestine. Hai vùng đất hứa hẹn cho người Palestine lập quốc (Gaza và Tây Ngạn sông Jordan) vẫn bị phân ly. Gaza bị bao vây kinh tế triền miên. Vùng Tây ngạn bị gặm nhắm bởi bức tường chia cắt, trong khi người Do thái cứ xây thêm khu định cư để vừa chiếm đất vừa chia năm xẻ bảy đất đai của người Palestine làm cho người Palestines di chuyển làm ăn khó khăn. Phần thánh địa Jeruzalem dành cho người Palestines càng ngày càng bị thu hẹp bởi các khu phát triển của người Do thái.
Thế giới thấy rằng một giải pháp Do Thái – Palestine chỉ có thể thành hình và do đó chấm dứt mọi hành động đánh trả của người Palestines chừng nào Palestine được Do thái công nhận như một quốc gia độc lập với đường giao thông giữa Gaza và Tây Ngạn, bức tường phân chia Do thái và Tây ngạn phải trở về ranh giới trước cuộc chiến 1967, các khu đinh cư người Do thái trong vùng Tây ngạn phải được giở bỏ (đương nhiên chính quyền hợp pháp của Palestine phải công nhận trước quốc tế sự tồn tại của Do thái và chấm dứt mọi cuộc khủng bố).

Tổng thống Obama có định áp lưc Do thái thực hiện những điều kiện tiên quyết hợp lý trên không ? Nếu Do thái không làm Hoa Kỳ sẽ hành động như thế nào ? Chừng nào những vấn đề cốt lõi trên chưa được bàn tới thì cuộc chiến tranh dai dẵng giữa Do thái và Palestine vẫn chưa có giải pháp. Vì vậy những gì tổng thống Obama phát họa cũng chỉ là những hứa hẹn. Và khi liên hệ đến Do thái thì thế giới đều biết khả năng hành động của Hoa Kỳ rất giới hạn.

Chúng ta thấy được sự lúng túng của tổng thống Obama khi ông nói Hoa Kỳ không muốn thấy những cuộc bầu cử mà kết quả được tiền chế, và tôn trọng kết quả những cuộc bầu cử phản ảnh ý của đa số người dân nhưng ông vẫn không thay đổi nổi chính sách của Hoa Kỳ hiện nay không công nhận nhóm Hamas đại điện cho nhân dân Palestine trong vùng Gaza qua cuộc bầu cử sòng phẳng tháng Giêng năm 2005.

Bước sang vấn đề nhức nhối khác là Iran định chế tạo vũ khí nguyên tử. Thế giới sẽ không thể giải quyết vấn đề chế tạo vũ khí nguyên tử khi năm nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung quốc chính thức có vũ khí nguyên tử (bây giờ thêm Ấn Độ, Pakistan được công nhận có bom nguyên tử, và nhiều nước có bom nguyên tử nhưng không nói ra như Do Thái, Đài Loan …) và ràng buộc các quốc gia khác qua hiệp ước không phổ biến hiểu biết về nguyên tử (Non Proliferation Treaty – NPT). Muốn cấm các nước khác chế tạo vũ khí nguyên tử trước hết các quốc gia được xem có vũ khí nguyên tử (chính thức hay không chính thức) phải có chương trình hủy bỏ toàn bộ kho vũ khí của mình để tạo một thế giới không có vũ khí nguyên tử. Tổng thống Obama đã có chương trình gì về hướng này trước khi tìm cách ngăn chận Iran lợi dụng phát triển năng lượng nguyên tử để chế tạo vũ khí nguyên tử?

Tổng thống Obama chưa có chương trình gì dứt khoát. Thật ra trên thực tế ông cũng không thể đưa ra đề nghị hủy bỏ toàn bộ kho vũ khí nguyên tử trên thế giới. Trước hết quốc hội Hoa Kỳ không bao giớ chấp nhận một chương trình như vậy vì lý do an ninh. Và ông Obama sẽ không khỏi bị kết án trói tay Hoa Kỳ trước một thế giới nhiễu nhương. Nếu là một chương trình của Liên hiệp quốc Trung quốc sẽ phủ quyết vì Trung quốc cũng như Hoa Kỳ không thể hủy bỏ kho vũ khí nguyên tử biểu tượng của cường quốc.

Bức tranh đó cho chúng ta thấy tổng thống Obama bị bó tay, vì dù ông muốn ông cũng không thể tạo ra một thế giới công bình. Và chừng nào thế giới chỉ vận hành trên sự công bình bằng lời nói chứ không bằng hành động cụ thể thì mọi cuộc tranh cãi chỉ tốn bút mực và nước bọt chứ thế giới không thể tiến gần đến hòa bình như mọi người mong đợi.

Bài diễn văn ngày 4 tháng 6 tại Cairo của tổng thống Obama với chủ ý đề ra những phương thức để tránh một vấn nạn đang đe dọa thế giới chứa đựng thật nhiều thiện chí của một vị tổng thống trẻ tuổi tài ba, nhưng – vì tình hình thực tế của thế giới – đã không làm cho ai yên tâm vì nó chỉ là lời nói mà thiếu thực chất.

Tổng thống Obama muốn giải trừ mối đe dọa hòa bình thế giới. Nhưng có thể nhân loại đã đi quá xa, quá nhanh và đang lao mình đến một nơi vô định mà một người có quyền lực nhất thế giới như vị tổng thống Hoa Kỳ – dù muốn – cũng không thể thắng nó lại.

Hy vọng của mỗi công dân thế giới là “Cùng tất biến!” Nhưng không biết biến rồi có thông không?

June  9, 2009

(1) Xem nguyên văn bài diễn văn của tổng thống Barack Obama tại đây

Phản hồi