WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phiếm-đàm từ phía Phiếm-diện

Thế là đã hết năm 2010; năm cuối của thập niên đầu của thế-kỷ thứ 21. Năm này có nhiều biến-cố sôi-động tại Á-Châu khiến những người quan-tâm đến thời-cuộc phải lưu-ý. Bên cạnh đó cũng có những tin-tức xem rất bình-thường nhưng lại cho chúng ta thấy những ý-nghĩa sâu-xa hơn. Sai-lầm của một nhà lãnh-đạo thường có tác-động tai-hại sâu-xa lâu dài  và đôi khi không sửa-đổi được.
Thí-dụ: Trục-xuất Đài-Loan ra khỏi Hội-Đồng Bảo-An LHQ và thay bằng Trung-Quốc (TQ), là cái lỗi-lầm trầm-trọng mà Nixon và Kissinger đã phạm-phải. Đứng về mặt đồng-minh, đây là một sự phản-bội vô-luân. Đứng về mặt ngoại-giao, cái hậu-hoạn tác-hại gậm-nhấm như chúng ta đã thấy ngày nay. Đứng về mặt mở rộng thương-trường, Nixon đã thiếu sắc-bén, nông-nỗi nên đã biến kho tài-nguyên bất-tận cho sự phồn-thịnh trường-kỳ của HK thành khối độc dược hủy-hoại dần mòn Hoa-Kỳ (HK). Gần đây chúng ta thấy những lỗi-lầm nào? Gọi là lỗi-lầm để khỏi phải chứng-minh sự chủ-định.

Trung-Quốc (TQ) ngày nay đóng một vai-trò chủ-động quan-trọng trên thế-giới. Muốn hay không, đó là một thực-tế. Từ khi họ Đặng thay thế họ Mao chủ trương canh-tân nước Tàu thì nước này ngày nay đã tiến rất xa, ngang-ngửa với Hoa-Kỳ (HK). Giấc mộng của họ Đặng là dân giàu nước mạnh để chinh-phục toàn cầu.
Muốn cho dân giàu thì phải có một nền kinh-thế phồn-vượng. Nền kinh-tế phải phồn-vượng đủ để xây-dựng và duy-trì “binh hùng súng tốt” thì nước mới mạnh. Giấc mơ của họ Đặng nay đã gần thành sự thật? Với tư-thế thượng-phong của mình, Trung-Quốc đã chiếm-giử dứt-khoát những vùng đất chiến-lược và xử-dụng các đồng-minh then-chốt của mình một cách khôn-ngoan vào những vai-trò trọng-yếu cho sự bành-trướng và ý-đồ thống-trị toàn cầu của Trung-Quốc để giải-quyết tình-trạng nhân-mãn trong cái xã-hội phi-nhân phản tự-nhiên hiện nay.
Chữ đồng-minh trong sách-lược của TQ chỉ có nghĩa và chỉ tồn-tại cho đến ngày TQ thực-hiện xong giấc mộng cưởng-chiếm toàn cầu. Chiếm giữ Tây-Tạng để tạo địa-bàn chiến-lược bảo-vệ mặt Tây của TQ, đồng-thời cũng là vị-thế chiến-lược đương-cự về lâu về dài với Ấn-Độ. Chiếm bán đảo Đông-Dương (Việt, Miên, Lào) làm địa-bàn chiến-lược bảo-vệ mặt Nam của TQ; Thái-Lan  rồi dần-dần cũng chỉ là một Việt-Nam không hơn không kém. Bắc-Hàn giúp vào vị-thế chiến-lược mặt Đông và cũng là tên đầy-tớ thực-hiện những trò múa-rối ném đá dấu tay của TQ.
Thống-nhất Nam và Bắc Hàn cũng là một giải-pháp thuận-lợi cho TQ vì rồi đây TQ sẽ cưỡng-chiếm toàn-bộ Đại-Hàn như đã cưỡng-chiếm Myanmar (Burma) và Nepal những năm trước đây. Iran là một thứ Bắc-Hàn tại Âu-Châu. Trong tương-lai, một Bắc-Hàn sẽ xuất-hiện tại Nam-Mỹ, có thể là Brazil hoặc Venezuela; mới đây Venezuela đã từ-chối cấp chiếu-khán cho vị tân đại-sứ của HK do Obama chỉ-định và lớn tiếng thách-thức HK cắt đứt liên-lạc ngoại-giao với Venezuela.
Bàn cờ tạm sắp-xếp xong và Trung-Quốc đang trên đường thực-hiện kế-sách một cách khôn-ngoan kiên-trì liên-tục từ thế-hệ lãnh-đạo này qua thế-hệ lãnh-đạo kế tiếp. Bài báo của China Daily, cơ-quan ngôn-luận nhà nước, đã hé-mở: “TQ ngày nay đã sẵn-sàng để chú-tâm nhiều hơn tới tất cả các vùng đất trên thế-giới; trong khi đó Hoa-Thịnh-Đốn  vẫn cứ lèo-nhèo về thư-thế của họ đối với TQ và Hoa-Thịnh-Đốn đang gánh chịu cái nguy-cơ càng lúc càng bị cô-lập hơn khi cứ mãi đeo-đuổi chiều hướng quy trách-nhiệm cho người”. (China can readily devote more attention to the rest of the world while Washington wrestles with its position on China and risks becoming increasingly isolated in its continuing scape-goat approach) (12063). Uy-thế và tình-trạng cô-lập HK có thể nhìn thấy một phần nào qua sự thất-bại ở hội-nghị G-20 tại Seoul, Nam-Hàn vừa qua.
TQ biết rõ chỉ cần đánh sụp Hoa-Kỳ thì toàn thế-giới sẽ về tay TQ. Nếu sự việc này xảy đến, những tên vong-bổn kiểu như  Pol Pot, Hồ-Chí-Minh, Kim Jong, …. sẽ xuất-hiện khắp các nước, làm tay sai và tiếp-sức cùng TQ thống-trị toàn cầu. Đây sẽ là giai-đoạn thanh-sát đẫm-máu nhất trong lịch-sử loài người. Thế-giới phải hiểu rõ mưu-đồ này của Trung-Quốc để kịp thời chận-đứng và đừng vì cái thị-trường béo-bở mà quên đi cái hầm chôn tập-thể đã được sắp sẵn trước mắt.

Tất cả các nhà lãnh-đạo thế-giới ngày nay đều có chung một vấn-nạn và một mối âu-lo: cái “binh hùng súng tốt” của TQ hiện nay đã được thực-hiện đến mức nào? Đâu là cách-thức hữu-hiệu nhất để đối-phó cái đại-họa chung của nhân-loại do TQ gây ra? Cái đại-họa này không còn là một dự-đoán lý-thuyết mà đang trở thành sự thật. Vấn-đề chỉ còn là thời-gian. Với tình-trạng hiện nay, chắc-chắn không bao giờ TQ dừng bước hoặc nương tay trên con đường đưa đến thống-trị toàn-cầu trừ phi TQ bị chận-đứng bằng vũ-lực.
Bao nhiêu người đã bị thủ-tiêu cho cách-mạng vô-sản của Stalin ở Nga? Bao nhiêu người đã bị thủ-tiêu cho sự thành-công của Hồng-Quân của Mao? Bao nhiêu người đã bị thủ-tiêu để thiết-lập cơ-chế Cộng-Sản tại cái nước nhỏ-xíu Cambodia? Đây là những hình ảnh ghê-rợn cần nhắt đi nhắt lại để mọi người đừng quên những tai-họa thảm-thương đang chờ-đợi con cháu chúng ta.

Nhớ lại bức tượng vĩ-đại của World Expo  tại Osaka năm 1970, cái biểu-tượng để Nhật nhắn-nhủ thế-giới về chủ-trương kinh-tế  tương-lai của Nhật; tôi đã liên-tưởng ngay đến việc TQ âm-thầm và thâm-hiểm cho thế-giới biết trước cái vận-mệnh chung của nhân-loại dưới sự  thống-trị của TQ qua hình ảnh cái “lồng chim sắt” và vũ-điệu “múa trên địa cầu” trong dịp thế-vận-hội Beijing 2008 vừa qua. Tôi tin rằng đã có hàng triệu triệu người trên thế-giới xem những hình ảnh này một cách vô-tư. Khi Hoa-Kỳ đánh Afghanistan năm 2001, TQ  chỉ bày tỏ sự chống-đối võ mồm. Năm 2003, HK đánh Iraq, TQ cũng chỉ chống-đối chiếu-lệ. Sách-lược chiến-tranh của HK, trong tầm nhìn của TQ, cho thấy HK sẽ phải rút quân về hoặc sẽ sa-lầy đưa đến thất-bại.
Càng có nhiều vùng biến-động khiến HK phải liên-lụy vào càng tốt hơn cho TQ. Quân khủng-bố chống Mỹ đang lan-tràn: Pakistan, United Kingdom, Yemen, Sweden, Sudan, Kenya, Morocco, Denmark. Tạo thêm khó-khăn cho HK, gây tổn-thất nhân-mạng và tài-chánh để dần dần làm suy-yếu HK, nằm trong sách-lược đạt đến thống-trị toàn cầu của TQ.
Với tình-trạng hoàn-cầu biến-động bất-lợi và với tình-trạng kinh-tế nội-địa thê-thảm hiện nay, làm sao HK có thể rải-quân vung tiền khắp nơi để đương-cự! HK phải thay-đổi toàn-bộ quan-điểm và cung-cách hành-xử hiện nay để thiết-lập một sách-lược hành-động hữu-hiệu nhằm giải-quyết toàn-bộ biến-động thế-giới một cách vũ-bão trong một thời-gian ngắn và sau đó chấm-dứt tất cả mọi chi-phí quân-sự hải-ngoại để củng-cố nền kinh-tế nội-địa và đưa HK trở lại địa-vị lãnh-đạo thế-giới tự-do cần-thiết cho sự hưng-vượng lâu-dài của HK và cho hòa-bình toàn-cầu.

Đầu tháng 3 năm 2010, một tàu chiến của Nam-Hàn bị Bắc-Hàn đánh chìm. Sau những nỗ-lực điều-tra vụ đắm tàu, Mỹ và Nam-Hàn tập-trận biểu-dương lực-lượng nhiều tháng. Bắc-Hàn tiếp-tục khiêu-chiến bằng cách pháo-kích vào đảo Yeonpyeong được xem là nằm trong chủ-quyền của Nam-Hàn. Những khiêu-khích này đều do TQ chủ-trương. Chuyện buồn cười là Obama lại gọi Hu Jintao nhờ giúp kiềm-chế Bắc-Hàn. Tại Hội-Đồng Bảo-An LHQ ngày 19/12/10, TQ phủ-quyết ngay cả bản thông-cáo chung kết tội Bắc-Hàn về những hành-động khiêu-khích. Thế-giới kể cả HK bất-lực trước thái-độ trịch-thượng của TQ. Đây là hậu-quả của cái lỗi-lầm không sửa-đổi được của tay đôi Nixon-Kissinger.
Biểu-dương lực-lượng với Nam-Hàn chỉ là trò múa rối không đáng kể; và đối với các nhà lãnh-đạo thế-giới, đây chỉ là cung-cách phản-kháng yếu-ớt không đạt tầm-mức của một đại cường như HK. TQ đã lượng-định đúng phản-ứng của Obama. TQ đã chứng-tỏ cho thế-giới thấy rõ bản-chất nhu-nhược của HK. Đối với Nhật, TQ thấy rõ một nền kinh-tế nổi rất bấp-bênh và một thực-lực quân-sự yếu-kém. Một tàu đánh cá của TQ lao vào tàu tuần-dương của Nhật. Nhật bắt giữ thủy-thủ đoàn  và viên thuyền trưởng. TQ làm giữ, Nhật phải thả hết thủy-thủ đoàn. TQ đem tàu chiến đe-dọa, Nhật ép-lòng mất mặt thả luôn viên thuyền trưởng.

Cái hùng-khí của Minh-Trị Thiên-Hoàng thời xưa không còn nữa sau 65 năm dưới sự bảo-trợ quân-sự của HK. Obama đã không có hành-động tích-cực để bảo-vệ nước đồng-minh trung-kiên của HK tại Đông-Nam-Á. Từ khi Đồng-Minh giải-giới quân đội Thiên-Hoàng, tháng 8-1945, Nhật đả không được phép tái-tạo “binh hùng súng tốt” mà bị đặt dưới sự bảo-trợ quân-sự của HK. Nay Nhật bị TQ đe-dọa, HK làm ngơ một cách vô-trách-nhiệm. HK cứ lo-sợ bị mất vai-trò lãnh-đạo thế-giới nhưng HK đã không hành-xử đúng tư-phong của một nước đàn anh lãnh-đạo thế-giới. Một lần nữa, TQ đã chứng-tỏ cho thế-giới thấy rõ bản-chất nhu-nhược, thiếu trách-nhiệm của HK đối với một đồng-minh. Đây cũng là lời nhắn-nhủ Nam-Dương rằng đừng nên kêu-gọi lực-lượng hàng-hải HK trở lại Đông-Nam-Á.

Tại Trung-Đông, Obama chủ-trương thương-thảo hòa-bình giữa Do-Thái và nhóm Palestinians. Obama ép Thủ-Tướng Netanyahu từ bỏ chương-trình xây-cất định-cư tại West Bank và East Jerusalem như là điều-kiện để tiến-hành thương-thảo theo yêu-sách của Abu Mazen, lãnh-tụ nhóm Palestinians. Thành-phần ủng-hộ Do-Thái tại Mỹ bất-mãn. Cuộc bầu-cử 2010 mang lại thất-bại nặng-nề cho Dân-Chủ khiến Obama phải chùng bước và thương-thảo hòa-bình Trung-Đông tạm gián-đoạn.
Trong hai năm đến, Obama sẽ không còn đặt nặng  kế-hoạch hòa-bình Trung-Đông nữa mà chỉ lo củng-cố địa-vị của mình tránh những va-chạm chính-trị tai-hại cho năm 2012. Chúng ta còn nhớ, khi quyết-định ra tranh-cử Tổng-Thống năm 2008, để tránh sự tái-diễn tình-trạng một  Dukakis thứ hai, Obama đã sang Do-Thái và tại đây Obama đã tuyên-bố rằng Do-Thái là đồng-minh trung-kiên của HK trong sách-lược đối-ngoại của Ông tại Trung-Đông. Vào được tòa Bạch-Oác và nắm đa-số tại lưỡng viện, với đủ uy-quyền, Obama đã ép Do-Thái.
Thất-bại trong cuộc bầu-cử 2010 đã thay-đổi Obama hay buộc Obama phải tạm-thời thay-đổi. Tại Itaq, một chính-phủ liên-hiệp đã thành-hình với sự nhượng-bộ các thành-phần thân Saddam Hussein. Tin tình-báo cho thấy những thành-phần thân-tín của Hussein từ ngoài Iraq đã hồi-hương cùng với những thành-phần thân Al Qaida; hai nhóm này đang hoạt-động mạnh trở lại và tạo bất-an cho Iraq. Hình ảnh viên tư-lệnh phó Cảnh-Sát Shamil Al Jabouri bị sát-hại ngay tại tổng-hành dinh ở Mosul và các vụ nổ bom tự-sát tại Egypt chống lại  thành-phần thiểu-số Thiên-Chúa-Giáo do nhóm Al Qaida bản-doanh tại Iraq chủ-mưu, đã cho thấy sự bành-trướng của Al Qaida.

Thế-giới, nhất là Saudi Arabia, lo-sợ khi HK rút tòan-bộ khỏi Itaq, thì Al Qaida sẽ nắm tư-thế chủ-động. Wikileaks đã tiết-lộ mối âu-lo thầm-kín của Saudi Arabia đối với Iran, nước bảo-trợ Al Qaida tại Iraq. Cuối cùng, việc hạ-bệ Saddam Hussein đến nay, gần 8 năm dài, với bao nhiêu tổn-thất nặng-nề về nhân-vật-lực của HK, chỉ có kết-quả là chấm-dứt giấc mộng một Iraq nguyên-tử của Hussein mà thôi. Một Iraq ổn-định, dân-chủ và là một đồng-minh kiểu  Kuwait  trong hoạch-định của các chiến-lược gia HK, xem như tiêu-tan. Tuy sự phản tuyên-truyền, kết-tội Bush qua việc không tìm thấy chứng-cớ về lò nguyên-tử của Hussein, đã thành-công; nhưng sự thật nay đã rõ: một Saddam Hussein khác: Mamoud Ahmadinejad, đã thay thế Hussein trong sách-lược toàn cầu của kẻ thù của HK và Tây-Phương. Thay một Iraq nguyên-tử bằng một Iran nguyên-tử không đem lại một đổi thay hệ-trọng nào trong sách-lược trường-kỳ của đối-phương trong vùng. Obama không có cái tư-phong can-trường của Bush để xử-sự với Iran như Bush đã xử-sự với Iraq.

Đối với Iran, Obama lớn tiếng cổ-võ chủ-trương chống lại mưu-định chế tạo các vũ-khí hạch-tâm của Ahmadinejad. Hầu hết các nhà lãnh-đạo Âu-Châu bày tỏ quan-điểm thuận-lợi, thậm-chí có những đề-nghị phải “chặt đứt đầu rắn”, cho những hành-động cứng-rắng, nếu có, của Obam đối với Iran; nhưng Obama đã không hành-động. Obama chỉ lặp đi lặp lại chiêu bài phong-tỏa kinh-tế xuyên qua LHQ như  một sự trừng-phạt nặng-nề đối với Iran. Tôi tin rằng, trừ khi có những dữ-kiện mới làm tôi thay-đổi quan-điểm, Obama xử-dụng chiêu-bài phong-tỏa kinh-tế để kín-đáo hổ-trợ Ahmadinejad và khối Hồi-Giáo quá-khích. Obama biết rõ phong-tỏa kinh-tế không có kết-quả nhưng là một thủ-đoạn ngoại-giao hữu-hiệu. Bắc-Hàn là một thí-dụ rất điển-hình về sự vô-hiệu của phong-tỏa kinh-tế. Thêm vào đó, có những dữ-kiện cho thấy chủ-trương thầm-kín của Obama đối với Iran. Trên trường ngoại-giao, Obama cổ-võ việc  phong-tỏa kinh-tế đối với Iran. Đằng sau hậu-trường, Obama đã làm ngơ để hàng tỷ tỷ dollars bí-mật rót vào Iran qua các trung-gian thương-mại. Ở đâu cũng có những sự trớ-trêu: bên Việt-Nam, Đại-Tướng Dương-Văn-Minh chống Bắc-Việt xâm-lăng Miền Nam nhưng lại hủy-bỏ thành-trì chống Cộng của Miền Nam để Bắc-Việt dễ-dàng xâm-nhập. Obama kêu-gọi phong-tỏa kinh-tế Iran thì lại âm-thầm đút tiền để Iran xử-dụng. Tại Liên-Hiệp-Quốc, TQ đã đồng-ý trừng-phạt kinh-tế Bắc-Hàn nhưng lại bí-mật viện-trợ để Bắc-Hàn tồn-tại đeo-đuổi mục-tiêu nguyên-tử.  Đó là sự gian-manh của các con buôn chính-trị trong việc thực-hiện mưu-đồ của chúng!

Tại Afghanistan, chúng ta phải liên-tưởng lại chủ-trương cố-hữu của TQ đối với các nước phương nam Việt Miên Lào: trong  mục-tiêu tối-hậu tiêu-diệt HK toàn-diện, TQ  không bao giờ để cho những nước này trở thành đồng-minh của HK. Tương-tự, TQ cũng không bao giờ để Afghanistan và Pakistan trở thành đồng-minh của Liên-Bang Sô-Viết trước đây hoặc của HK ngày nay. Hiểu rõ HK với một chính-sách bất-ổn giai-đoạn; và biết rõ vị-trí chiến-lược của mình, Pakistan không bao giờ đứng hẳn về phía HK. Tình-trạng giữa Pakistan và Afghanistan hiện nay gần giống như tình-trạng về hậu-cứ giữa Lào và Việt-Nam trước đây. Các lực-lượng Quetta Shuma, Haqqani, Helmatyar Clan, dùng Pakistan làm hậu-cứ an-toàn, tổ-chức các cuộc tấn-công vào những căn-cứ của HK và NATO tại Afghanistan; các hậu-cứ  mà thủ-tướng Nouri al Maliki và cả tổng-thống Asif Ali Zardari không thể và không dám thẳng tay tiêu-diệt. Ý-thức rõ điều này, HK và NATO đang cố tạo ra những “chiến-thắng” tạm-bợ hầu có thể rút về vào cuối năm 2011 trong danh-dự. Hơn nữa, quân-thù của HK, trong chiều-hướng thủ-lợi, nhìn thấy một yếu-tố chính-trị rất hệ-trọng cần-thiết đối với họ: giữ Obama tại Bach-Oác thêm 4 năm nữa để có một  HK trong thế thụ-động, hầu giúp Iran hoàn-thành chương-trình vũ-khí hạch-tâm, các thế-lực chống HK khác lan-rộng và kiện-toàn thực-lực hoặc cho đến khi TQ đủ lực kềm-chế HK. Trong một bài báo trước đây, tôi đã tiên-liệu những “thành-tựu” dàn-dựng khéo-léo  để HK rút lui trong danh-dự và để đánh bóng cho Obama trong năm 2012. Những “thành-tựu” đó đang được quảng-bá.

Tại nội-địa, tình-hình kinh-tế chưa khả-quan. Tình-trạng thất-nghiệp vẫn giữ mức trung-bình 9.5% trong khi đó, tròn năm 2010, các công-ty HK đã thuê hơn 1.4 triệu nhân-viên tại các nước khác. Sự hoàn-cầu-hóa kỹ-thuật đã không được chuẩn-bị và bảo-trợ bởi sự hoàn-cầu-hóa quyền-lực và uy-tín của HK trên thế-giới. Vụ Google là thí-dụ điển-hình. Đây là lỗi-lầm của các lãnh-đạo chính-trị tại Washington DC mà hậu-quả là tình-trạng suy-yếu của đồng dollar và sự thất-lợi mậu-dịch của HK. Tình-trạng thất-nghiệp sẽ còn kéo dài.
Sự chấm-dứt xuất-cảng việc làm ra nước ngoài đòi-hỏi một  cải-tổ toàn-diện từ lề-lối làm việc, quản-trị nhân-viên, hệ-thống lương-bổng, các lợi-nhuận phụ-trội như bảo-hiểm sức-khỏe, tiền hưu-trí, nghỉ hàng năm, vv … cho đến vấn-đề đánh thuế người dân và các công-ty cùng những điều-kiện sinh-hoạt thương-trường  ràng-buộc khác. Đây là những lý-do làm trì-trệ sự phục-hồi kinh-tế. Sự phục-hồi sẽ rất khiêm-tốn trong các năm đến vì một cải-tổ toàn-diện rất khó xảy ra. Xem một thí-dụ: trường-hợp của California. Jerry Brown không đưa ra một kế-hoạch nào để hồi-phục phát-triển nền kinh-tế của tiểu-bang mà Brown chỉ chú-trọng vào việc chận-đứng 28.1 tỷ dollars thâm-thủng ngân-sách hiện nay. Kế-hoạch của Brown cho đến nay là đánh thuế nặng hơn trên người dân, gia-tăng lệ-phí các dịch-vụ (services), cắt-giảm dịch-vụ, cắt-giảm các khoảng tiền tiểu-bang tài-trợ cho các ngành, cơ-quan, thị-xã,  v.v… mà Brown bảo người dân: “Fasten your seat belt because it’s going to be a rough ride”. Có phải rằng phục-hồi kinh-tế và phát-triển mạnh kinh-tế là cách hữu-hiệu trong việc cắt-giảm thâm-thủng ngân-sách? Cắt-giảm tài-trợ và thực-hiện các công-tác phát-triển kinh-tế  sẽ rất khó-khăn vì phe chỉ-trích Brown xem ông là “beholden to the Labor Unions” và Labor Unions là rường-cột của đảng Dân-Chủ, đảng đã dốc toàn-lực để đưa Brown trở lại Sacramento. Brown không thể thoát-khỏi ràng-buộc của Labor Unions để thổi một luồng gió mới vào thương-trường khuyến-khích các công-ty “hồi-hương” từ nước ngoài hầu chấn-hứng nến kinh-tế của tiểu-bang. Và đây không phải là tình-trạng của riêng California.

Ở cấp Liên-Bang, với một chủ-trương xã-hội chủ-nghĩa, Obama không chịu gia-hạn giảm thuế cho người dân có lợi-tức trên $250,000 đồng niên. Obama đòi người giàu phải đóng thuế nhiều hơn nữa. Có lẽ cái hận-thù giai-cấp có tính-cách cá-nhân riêng-tư đã hun-đúc cái tư-tưởng này trong Obama? Cái gì cũng có một giới-hạn. Khi cái giới-hạn này bị vượt qua vì ganh-tỵ, tư-thù, vì tham-lam hay quyền-lực, thì đòi hỏi sẽ trở nên bất-công và bất-chính. Cái luận-cứ của Obama “người giàu phải đóng thuế nhiều hơn nữa” nghe qua rất hợp-lý với đại đa-số quần-chúng mà trong ngữ-từ của chính-trị là “mị dân”.
Nhưng tại cái nước tự-do dân-chủ này, người giàu đã bị cái đa-số quần-chúng ép phải đóng thuế đủ rồi: 5%  chóp-bu  người giàu-có đã đóng 60% tổng-số thuế thâu được hằng năm. 40% còn lại của tổng số thuế đóng bởi 95% đại đa-số quần-chúng. Nhóm 5% này đã đóng thuế nhiều, đã làm cho HK giàu-mạnh, đã tạo công-ăn việc làm cho đại đa-số 95% dân-chúng HK. Họ đáng được tuyên-dương! Tôi tin rằng cái nguyên-tắc dân-chủ đã bị lợi-dụng và người giàu đã bị ép quá đáng. Đây là lý-do tại-sao tiền-nhân đã có luật  “filibuster” tại Thượng-Viện để bảo-vệ các nhóm thiểu-số tự-nhiên. Chúng ta không có “society filibuster” cho nhóm thiểu-số giàu tự-nhiên.

Obama còn dự-định tăng cái thuế truyền-sản (estate tax) lên 55% thì phải. Đây là sự xử-dụng luật  của xã-hội Mỹ để “chủ-nghĩa xã-hội-hóa” nước Mỹ. Thí-dụ, Ông cha 80 tuổi với người con  60 tuổi và đứa cháu 40 tuổi, khi qua đời để lại một gia-sản $10 triệu. Người con 60 tuổi nhận được $4.5 triệu. Khi người con 60 tuổi qua đời, đứa cháu nhận được $2.025 triệu. Từ $10 triệu đại phú xuống còn $2 triệu tiểu phú. Xuống thêm vài đời nữa, gia-đình sẽ chẳng còn gì! Với hệ-thống thuế-khóa đó, đất nước này sẽ trên đà lụn bại, nhất là trong giai-đoạn cạnh-tranh kinh-tế khó-khăn hiện nay! Đó là lề-lối cai-trị theo xã-hội chủ-nghĩa và đã thất-bại khắp nơi trong suốt thế-kỷ thứ 20.

Cái gì bí-mật đã không cho Obama thấy điều này? Rất may, quần-chúng Mỹ đã ý-thức một phần nào và cuộc bầu-cử 11-2010 đã tước đi một phần uy-quyền của Obama. Trước sự đổi thay chẳng đặng đừng, Obama đành nhượng-bộ Đảng Cộng-Hòa và thỏa-thuận gia-hạn giảm-thuế cho mọi người dân không phân-biệt  lợi-tức đồng-niên. Có phải đây là phương-châm “lùi một bước để tiến hai bước” không?

Cách nay độ 32 năm, thống-đốc Jerry Brown thời ấy đã ban-hành nhiều sắc-luật trao cho Labor Unions nhiều quyền quyết-định thể-chế lương-bổng, hưu-trí, và các lợi-nhuận khác của nhân-viên chính-quyền. Không ai thời ấy hiểu được cái thâm ý của việc tạo nên một đảng không tên  với thành-phần đảng viên không chính-thức, để phục-vụ cho những mục-tiêu khuynh-loát chính-trị. Những đặc quyền này cho Labor  Unions cũng tạo ra sự chênh-lệch thái-quá giữa tập-thể nhân-viên làm việc cho “government” và tập-thể nhân-viên làm việc cho “private sectors”.

Một thí-dụ: chẳng hạn tại San Francisco, gia-đình một nhân-viên chính-phủ với một “dependent” chỉ trả độ $10 cho bảo-hiểm sức-khỏe mỗi tháng; trong khi đó gia-đình một nhân-viên không làm cho chính-phủ phải trả $953 cho bảo-hiểm sức-khỏe. Ngày nay, cái thể-chế lương-bổng, hưu-trí và lợi-nhuận này chiếm hơn 80% ngân-sách các thị-xã.
Cái thể-chế này làm thâm-thủng ngân-sách và kiệt-quệ các dịch-vụ cho người dân trong thị-xã. Những con số này đã bị bưng-bít, người dân không hề biết cho đến khi thành-phố Vallejo phải khai phá-sản vì hơn 82% ngân-sách thị-xã này phải xử-dụng cho sở cảnh-sát và sở cứu-hỏa của thị-xã, hai cơ-sở này điều-hành bởi Labor Unions mà Labor Unions không chịu nhượng-bộ sau bao cuộc thương-thảo với hội-đồng thị-xã. Tương-tự, nhiều thành-phố khác đã khai phá-sản và sẽ có thêm những thành-phố khác nữa.

Chỉ có tiểu-bang thì không được quyền khai phá-sản. Đã có tiểu-bang phải vay tiền Liên-Bang qua quỷ ARRA (American Recovery and Reinvestment Act), hoặc xin tài-trợ từ một ngân-quỷ riêng của liên-bang gọi là “earmarks”, nhưng quỷ này nay đã bị chấm-dứt. Trong tương-lai sẽ có những đạo-luật không cho phép tiểu-bang xin “bailout” từ các ngân-quỷ của liên-bang khi bị thâm-thủng ngân-sách. Tiểu-bang phải tự “tự lực tự cường”. Tuần này, Jerry Brown trở lại Sacramento cũng nhờ lá phiếu hỗ-trợ của Labor Unions. Schwarzenegger ra đi để lại hàng chục contracts  đã bị gián-đoạn  bao nhiêu năm rồi vì không đạt được thỏa-hiệp với các đơn-vị thuộc Labor Unions.
Một thí-dụ: đơn-vị California Correctional Peace Officers Association, gồm độ 31,000 thành-viên, mà phần lương-bổng không thôi, đã chiếm $2.8 tỷ trong ngân-sách đồng niên của tiểu-bang. Trong thời-buổi kinh-tế này, trách-vụ của tân Thống-Đốc Jerry Brown thật nặng-nề. Quân-bình giữa sự trả ơn và công-tâm chức-vụ quả thật không dễ.

Nhìn toàn-bộ, trong tương-lai, tôi không nhìn thấy một viễn-ảnh tốt-đẹp cho HK, đất nước chúng ta đang sinh-sống. Chống khủng-bố để bảo-vệ an-ninh cho HK và thế-giới là rất cần-thiết nhưng phương-thức hành-động của HK là không đáp-ứng đúng nếu không muốn nói là mời gọi khủng-bố gia-tăng. Phần thất-bại của cán cân cạnh-tranh mậu-dịch nghiêng hẳn về phía HK nếu không có một đổi thay cấp-bách từ nội-địa HK. Ngay trong nước HK, những nguyên-tắc dân-chủ cùng những mô-thức đạo-lý đã bị lợi-dụng và lạm-dụng làm xáo-trộn xã-hội, tạo bất-ổn nội-an, và rồi sẽ đưa đến kiệt-quệ suy-sụp. Tôi không tìm thấy một sự an-tâm cho tương-lai con cháu chúng ta mặc dù cuộc sống hằng ngày vẫn tiến-triển như có vẻ bình-thường. Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực-tế khó-khăn và phải có can-đảm để tự sửa.Tôi không tin rằng Obama có thể giúp HK tiến lên, tốt đẹp hơn. Tôi rất sợ những ai chủ-trương “Equal distribution of wealth is good”. Ai có quyền để gom thâu tài-sản của quần-chúng, ai có quyền phân-phối tài-sản đồng-đều? Lòng tham tự-nhiên sẽ tạo ra lạm-dụng, bất-công, tiếm quyền; bản-chất cố-hữu của độc-tài.

© Phạm-Quang-Minh
© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Phiếm-đàm từ phía Phiếm-diện”

  1. Hwy Tse says:

    HOA KỲ : HỌA VÔ ĐƠN CHÍ !

    1) Hiếm khi đọc được bài viết giá trị như bài này, chứng tỏ tác giả vừa có nhận thức sâu sắc và có ÓC TỔNG QUAN… Cảm ơn tác giả và Điện Báo DCV !

    2) Chúng ta luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến trong đời sống; song, chúng ta cũng nên tiên liệu, dự đoán những gì TỆ HẠI có thể xảy ra.

    Mỹ đã và đang rơi vào vết xe đổ của đế quốc cường thịnh LA MÃ thời xưa:

    a) T.TH. George W. Bush hung hãn như lãnh chúa thời Trung cổ ; rồi kế tiếp đến..
    b) The 44th US President thì lại giống y như câu thơ của Lưu Trọng Lư : ” Con nai vàng ngơ ngác ” .
    c) Gánh nặng trọng trách hai trận chiến tại Iraq và Afghanistan vừa dai dẵng vừa hao tài, tổn mạng mà lại không có lối thoát….
    d) Đồng minh thân cận Châu Âu, Á,…. càng ngày càng xa cách, ngay cả nước Do Thái..
    e) Kinh tế suy sụp trầm trọng, hiện nay các (trên 40) Tiểu bang lần lượt tự cứu lấy mình vì tình trạng thâm hụt ngân sách cả hàng chục tỷ US$…( tình hình hỗn loạn đang xảy ra ở TB Wisconsin, kế đến có thể là TB California….)
    g) Hai ngành HP&LP, hai Đảng CH&DC đang khuynh đảo, khích bác nhau trong tình trạng càng ngày càng căng thẳng và càng xấu đi…
    h) Những biến động của tiến trình Dân Chủ tại Trung Đông và Bắc Phi hiện nay đã làm lung lay và đổ vỡ từng mảnh những đường lối, chính sách đối ngoại và cả uy thế của Hoa Kỳ.
    i) Ôi, có tệ hại cách mấy thì cũng đám DÂN THƯỜNG gánh chịu hết mà !
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,….

Phản hồi