WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt ở Ba Lan nói về Cách mạng Hoa Nhài

Cách mạng hoa Nhài lật đổ chế độ độc tài bất ngờ thành công tại Tunisia đang ngày càng lan tỏa sang các nước trong khu vực. Đất nước trên 80 triệu dân, Ai Cập, với hơn 2 tuần lễ biểu tình đã rũ bỏ được chế độ độc đoán sau 30 năm cai trị của Mubarak. Libya nhọc nhằn hơn, khó khăn hơn và đổ máu nhiều hơn nhưng nhiều nhận định rằng chế độ khát máu này cũng đang hấp hối. Kế tiếp, có thể là Algeria, Yemen, Maroko, Iran… với những cuộc biểu tình lẻ tẻ đang diễn ra và chính quyền các nước này đang có những động thái cải tổ xã hội, hứa hẹn thay đổi, xoa dịu dân chúng để tránh sụp đổ.

Nhưng câu hỏi mà người Việt Nam quan tâm nhất là hương Nhài liệu có lan tỏa tới Việt Nam hay không. Đã có nhiều bài viết của các nhà phân tích chính trị Việt Nam cũng như quốc tế về vấn đề này. Một số nhà hoạt động trong và ngoài nước cũng lên tiếng trả lời phỏng vấn, đưa ra những nhận định khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Câu trả lời, cho tới nay vẫn còn ở phía trước.

Người Việt tại Ba Lan nghĩ gì về làn sóng cách mạng này và đánh giá ảnh hưởng của nó ra sao? Để bài phỏng vấn mang tính khách quan và gần gũi hơn với cộng đồng người Việt, người phỏng vấn đã không gửi câu hỏi(1) tới bất kỳ ai trong nhóm những người Việt hoạt động đối lập tại Ba Lan. Đối tượng mà người phỏng vấn nhắm tới là những người bình thường, không phải thành phần ‘nhạy cảm’. Hy vọng người Việt tại Ba Lan sẽ tìm thấy đâu đó trong 5 ý kiến bên dưới một phần hay toàn bộ nhận định của mình.

Bạn đọc có quan điểm khác ư, xin mời quý bạn chia sẻ quan điểm của mình trong phần phản hồi của độc giả.

Hai câu hỏi được gửi tới cho những người tham gia phỏng vấn như sau:

1/ Anh nghĩ sao về làn sóng cách mạng đang lan rộng ở Trung Đông hiện nay, sau thành công của Tunisia và Ai Cập?

2/ Theo anh, liệu Cách mạng Hoa Nhài có thể ảnh hưởng tới, hay lan tới Việt Nam không?

Dưới đây là các câu trả lời được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái với tên gọi của các nhân vật trả lời phỏng vấn.

Hồ Văn Bính (Tiến sỹ ngành đóng tầu)

- Hiện nay chế độ DÂN CHỦ tất nhiên sẽ thay các chế độ độc tài. Vấn đề là thay bằng cách nào. Thì đây, cách mạng Hoa Nhài đã đưa đến một cách thức rất mới trong thời đại internet. Đó là vai trò của thế hệ trẻ, các mạng xã hội, và sự dũng cảm của những người bị áp bức, bị đè nén và ý thức được giá trị của mình trong xã hội. Ngoài ra có sự hỗ trợ đắc lực của các thể chế dân chủ. Tôi cũng rất kinh ngạc vì người Ả Rập gần đây không mấy tỏa sáng, thế mà họ đã tỏa sáng trong cuộc cách mạng này, và bản thân tôi rất khâm phục họ.

- Còn Việt Nam ư? Đây là một bài học cho giới trẻ, phong trào Dân Chủ VN, một bài học cho cả giới cầm quyền VN. Nếu họ càng độc tài, càng đàn áp những người yêu nước, thì một ngày nào đó sẽ có cách mạng HOA SEN chẳng hạn, sẽ lật nhào chế độ toàn trị, và có thể bằng một cách nào đó khác hơn cách mạng HOA NHÀI và điều này cũng không xa đâu.

Nguyễn Sỹ Dự (Giáo viên dậy tiếng Trung):

Nguyễn Sỹ Dự

- Sau khi cuộc Cách Mạng Hoa Nhài thành công ở Tunisia và Ai Cập đang lan tỏa sang Trung Đông rất mãnh liệt. Tại Libya, dưới ách độc tài của tổng thống Moamer Kadhafi, hàng trăm người đang phải hy sinh, nhưng nhân dân vẫn đang vùng lên quyết liệt. Khi quân đội dùng súng máy nã vào đoàn biểu tình ở thành phố Benghazi mà tổng thống vẫn im lặng đã khiến cho người dân vô cùng phẫn uất.

Ngoài Libya ra, cuộc cách mạng cũng đang lan tỏa sang các nước ở Trung Đông như Yemen, Bahrain, Aigeria, rồi Djibouti,… Chính sự thờ ơ của lãnh tụ trước những mũi súng của quân đội xả vào các đám đông biểu tình đã càng làm cho làn sóng sôi sục của người dân càng lên cao.

- Dân tộc Việt Nam ta đã bao nhiêu năm phải sống trong cảnh nghèo đói. Đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI rồi mà chính người nông dân ở một số nơi vẫn không có đủ cơm để ăn, chưa nói gì tới “ăn ngon mặc đẹp”! Dưới chế độ độc tài đảng trị, hết thảy những báo đài trong nước lúc nào cũng rao giảng để mỵ dân và lừa bịp những người không hiểu biết bằng những mỹ từ như kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng hằng năm…Nhưng hố ngăn cách giầu nghèo giữa những người lãnh đạo và người dân ngày càng rộng lớn. Cảnh “kẻ ăn không hết,người lần chẳng ra” ngày càng rõ rệt!

Có người thì sở hữu nhiều ngôi biệt thự sang trọng, trong khi đó có nhiều người vẫn phải lấy gầm cầu hay vỉa hè đường phố làm nhà. Có người dám đánh bạc một đêm hàng triệu đô, nhưng lại có những người làm quần quật cả tháng không hề biết tới ngày nghỉ để mà nhận được vài chục đô rẻ mạt!

Theo quy luật của lịch sử, ở đâu có áp bức, bất công thì ở đó có vùng lên và lật đổ. Một chính thể muốn tồn tại thì phải dựa vào đông đảo quần chúng nhân dân, chăm lo cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Dân có giầu thì nước mới mạnh.

Không có một chế độ độc tài nào có thể tồn tại được mãi mãi cả. Hoa Nhài vốn dĩ có hương thơm không ngào ngạt mà êm dịu mà âm ỷ rất lâu. Nếu như ban lãnh đạo ĐCSVN không biết thay đổi đường lối lãnh đạo là dựa vào nhân dân, thực sự đem lại quyền làm chủ, đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân, không chỉ đạo cho lực lượng CAND bảo vệ đời sống yên bình cho người dân, mà ngược lại, chỉ lo đi ăn đút lót của người dân, thậm chí còn tra khảo, đánh đập những người dân lành đến chết chỉ vì những lỗi lầm cỏn con. Những chính quyền độc tài như vậy, không sớm thì muộn tất đến ngày bị diệt vong!

Ở Việt Nam ta chưa có một đối lập chính trị mạnh, chưa có được một người xứng tầm đứng lên lãnh đạo nên Hoa Nhài chưa thể tỏa  hương vị ngay được, nhưng chắc chắn hương vị êm dịu của nó sẽ tỏa ra trên khắp mảnh đất hình chữ S khốn khổ của chúng ta!

Ngô Hoàng Minh (Phiên dịch tuyên thệ tiếng Ba Lan):

Ngô Hoàng Minh

- Các nước Bắc Phi làm được cách mạng vì họ ở gần Châu Âu. Trình độ nhận thức chính trị của họ không tồi, do vậy ở một số nước sẽ thàng công tốt đẹp. Nhưng không nhất thiết ở mọi nơi. Tunisia có truyền thống phát triển du lịch, người Châu Âu sẽ giúp họ để có lợi ích cho bản thân, đặc biệt là Pháp. Ở Ai Cập, quân đội dùng súng của Mỹ cho nên USA có thể yên tâm. Nhưng ở Libya thì chưa biết thế nào vì Kadafi có lực lượng khá hùng mạnh. Sau khi cách mạng xảy ra, có thể sẽ nhiều năm nước này không có an bình như ở Irắc. Trước đó Mỹ đã nhầm tưởng là Iran có cách mạng là có lợi, nhưng hiện nay Iran là mối đe dọa cho tòan thế giới.

- Ở Việt Nam: Phải công nhận một sự thật phũ phàng là ở VN không có lực lượng chống đối đủ mạnh. Người dân chỉ lo cho chiếc bụng của bản thân. Hiện nay chính quyền cũng đã khôn lỏi và cho người ta thỏai mái làm giàu. Chỉ hy vọng là khi kẻ cẩm quyền quá giàu, nhiều tiền, gây ra sự chênh lệch giai cấp và người dân khi quá đói thì người ta mới dám đi biểu tình, nếu ai đó chỉ ra cho họ nhìn nhận thấy sự bất công.

Hiện nay, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và sự đói khổ, họ đang được nuôi sống chỉ mới ngắc ngỏai mà vẫn sống được, nên chưa dám nghĩ đến chuyện biểu tình. Chỉ khi nào Tàu chiếm nốt Trường Sa thì lúc đó dũng khí mới nổi lên. Nếu nói về các cường quốc thì liệu ai sẽ giúp cho VN? Trung Đông và Bắc Phi có dầu hỏa, VN chả có gì. Khi vẫn còn hội chứng chiến tranh VN thì liệu USA có thèm nhòm ngó tới VN hay không, hay là vẫn sợ Tàu. Không thề tin tưởng chú Sam vì hồi 1972 và 1979 đã ngấm ngầm thông đồng với Tàu. Chì tiếc là anh Nga với tài nguyên giàu có thế mà để cho Tàu vượt mặt và họ cũng chả có lợi gì bây giờ khi giúp VN. Các anh hùng tướng tá ở VN còn quá mạnh, họ sẽ không tự nhận khuyết điểm đâu. Khốn nỗi là càng ngày, người ta càng sống lâu. Chả lẽ mong mỏi là thế hệ trước chỉ sống được đến tuổi 70?

Đặc điểm của người Châu Á là thuần tính, tin tưởng vào nhà Vua, dù Vua giỏi hay Vua dốt, vẫn cam chịu. Khởi nghĩa có thể xảy ra với điều kiện là phải có thủ lĩnh tài ba xuất hiện …

Trịnh Hoài Nam, tức Nam Địa Chủ (Giám đốc công ty kế toán)

Trịnh Hoài Nam

- Cuộc cách mạng hoa Nhài thành công cũng là điều bất ngờ đối với rất nhiều người. Khác với cuộc cách mạng của Ba lan, nó mang tính tự phát. Ở cả hai nước Tunisia và Ai Cập đều không có phe đối lập mạnh mẽ, có tổ chức như ở Ba lan. Ở Ai Cập phe đối lập có tổ chức hơn nhưng cũng không đóng vai trò lớn trong cuộc cách mạng.

Theo tôi, cách mạng ở hai nước trên xảy ra là hậu quả của những xung đột được ấp ủ lâu năm, cái chết của người kỹ sư bán hàng rong chỉ là giọt nước tràn ly. Ở các nước Bắc Phi các chế độ độc tài đều sử dụng chính sách hà khắc để cai trị dân đen, dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản quốc gia dẫn đến sự phân hóa giai cấp rất lớn trong xã hội. Bên trong là thế, bên ngoài thì dân các nước đạo hồi đều cho Israel là mối nguy cơ đe dọa lớn. Người dân cảm thấy xã tắc nguy như “trồng quả trứng”, nhân gian khổ như “dốc ngược đầu”, cuộc sống bế tắc, thanh niên thất nghiệp nhiều, cảm thấy không có tương lai. Đấy thực ra là một thùng thuốc nổ chỉ cần một ngọn lửa là cho bay hết.

Mỹ và các nước tây Âu cũng có công đóng góp tạo nên hoàn cảnh trên. Nhiều nước châu Âu vẫn cho các nước Bắc phi là vùng ảnh hưởng của mình. Mỹ giương cao ngọn cờ chống khủng bố vì lợi ích quốc gia ích kỷ của mình đã bỏ nhiều công sức tiền của để duy trì chế độ độc tài theo phương châm “Tất nhiên đấy là thằng đểu, nhưng là thằng đểu của ta.”

Phe cách mạng cũng nhờ may mà lấy được thiên hạ. Tuy không có tổ chức mà thành công được nhờ lòng kiên trì, chứng tỏ sự bức xúc trong mỗi người là rất lớn. Bề ngoài thì trước cách mạng bộ máy đàn áp của hai nước được coi là rất mạnh, nhưng lịch sử cho thấy chẳng có bộ máy nào mạnh cả khi mà đạo trời đã thay đổi. Ngay cả Trung Quốc cũng vậy, khi xưa, lúc sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn một số sĩ quan đã ngỏ ý cung cấp vũ khí cho họ.

Đấy là đang nói chuyện về cái hại trăm năm. Còn nói về cái lợi trước mắt thì nguyên nhân trực tiếp phải là kinh tế. Kinh tế của các nước khu vực hầu như không có tăng trưởng. Vừa rồi trên thế giới lại gặp nhiều hạn hán lũ lụt, động đất, mất mùa mà các nước Bắc Phi đều là những nước nhập khẩu lương thực nên cuộc sống của dân đen bị ảnh hưởng trực tiếp, đấy là thời điểm để các đại đế tan.

- Cuộc cách mạng Hoa Nhài có thể sẽ lan rộng sang các nước khu vực lân cận, nhưng đối với Việt nam và Trung Quốc theo tôi sẽ không có ảnh hưởng gì. Những nguyên nhân phân tích ở trên đều khó có thể tìm thấy ở Việt Nam. Theo tôi, trong con mắt của một người dân bình thường thì chính sách ở Việt Nam không đáng được gọi là hà khắc. Thậm chí so với Trung Quốc thì vẫn còn văn minh chán, lấy ngay thí dụ về bồi thường đất đai cũng đủ.
Về mặt kinh tế thì Việt Nam cũng là con rồng trong đám tiểu nhân. Suốt cả một thời gian dài kinh tế luôn tăng trưởng và ít nhiều cũng có ảnh hưởng tốt đến dân đen. Khác với các nước Ả Rập, điều kiện làm ăn kinh tế dễ dàng hơn nhiều. Việt Nam còn được tổ chức nào đó công nhận là có kinh tế thị trường. Cuộc sống của lớp trẻ mới ra trường thì cũng không thể gọi là bế tắc được…

Tất nhiên nói vậy thì không có nghĩa là VN hoàn toàn OK, không có một nguy cơ nào đe dọa cả. Theo tôi thì bong bóng bất động sản là nguy cơ lớn vì toàn buôn bán theo kiểu bán một con chó được một triệu đô la, nhưng thực ra là nhận được về tay hai con gà, mỗi con nửa triệu. Bong bóng nào thì cũng đến lúc phải vỡ…

Trần Quốc Quân (Đồng sở hữu trung tâm thương mại EACC, cựu nghiên cứu sinh tại Ba Lan)

Trần Quốc Quân

- Tôi theo dõi diễn biến cuộc Cách mạng Hoa Nhài với sự quan tâm sâu sắc, đầy hồi hộp và cảm xúc y như hơn 20 năm trước đã theo dõi theo diễn biến những biến động ở Đông Âu và Liên Xô sau Hội nghị bàn tròn và bức tường Berlin sụp đổ.

Nói chung tôi ghét độc tài, nhất là kiểu cha truyền con nối. Tôi hi vọng cuộc cách mạng Hoa Nhài sẽ thắng lợi tiếp ở Libya, sau đó tới những nước Ả Rập khác, chẳng hạn như syria và Iran…

- Sau cách mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi, Trung Đông và vùng Vịnh tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng tới các nước cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, CuBa và Bắc Triều Tiên nhưng khó có thể dẫn đến 1 cuộc cách mạng tương tự.

Vì ở những nước CS còn sót lại này có cơ cấu chính trị khác với những nước kể trên. Ở những nước có Đảng CS nắm quyền họ biết cách triệt tiêu sự phản kháng xã hội từ gốc, rất khó tập hợp được lực lượng. Hơn nữa, họ có quân đội và cảnh sát trung thành do đảng nắm quyền lực từ bên trong. Còn nữa là bộ máy tuyên truyền cộng sản vẫn lôi kéo được bộ phận lớn dân chúng, nên lực lượng đối lập hiện nay vẫn là thiểu số khó có thể tác động được đến đông đảo quần chúng để tiến hành một cuộc cách mạng tương tự như cách mạng Hoa Nhài.

© Đàn Chim Việt

—————————————————

Ghi chú:

(1) Người phỏng vấn đã gửi E-mail cho 10 người, 5 người trả lời (như trên), 2 người lịch sự thoái thác, 3 người hoàn toàn im lặng.

18 Phản hồi cho “Người Việt ở Ba Lan nói về Cách mạng Hoa Nhài”

  1. Phan BA says:

    Ảnh hưởng của giáo dục cộng sản thật khủng khiếp.. Họ qua đông âu, sống như chó mèo, bị người bản xứ coi thường, khinh bỉ. Nhưng khi họ về VN, họ sẵn sàn cấu kết vối những người hại họ, ngồi trên đầu họ là việt cộng, để cướp đất người nghèo, làm giàu trên xác người nghèo..Họ là doanh nhân, du học từ đông âu.

    Đám trồng cỏ hại người cũng là họ. Họ chỉ có tiền, tiền, và tiền.

  2. Thanh GD says:

    Chị Việt Hồng.
    Sao chị không phỏng vấn bác Hùng Be ấy. Bác này mà được trả lời phỏng vấn thì nổ phải biết. Tôi nghe kể hồi báo của chị đăng bài về ông Tuyển làm bác HB cáu tiết lắm gọi Tuyển Tâm ra xạc lên xạc xuống chắc vì TT qua mặt bác ấy lên báo ĐCV.

    • truong to linh says:

      Hùng Be làm gì có đủ kiến thức văn hóa vào đây đối thoại, đầu của 1 kẻ tiểu nông lên làm ngừoi nhìn đâu cũng thấy phản động

      • Hùng Thất says:

        Bác Hùng nhe nói là Tiến sĩ nhưng tôi không rõ ngành gì, bác lại còn là chủ tịch hội hữu nghị đoàn kết nữa. Sao Đàn Chim Việt không thử phỏng vấn bác xem, biết đâu bác chẳng phấn khởi trả lời. Chứ QV là báo nhà của bác. nếu có trả lời thì cũng là ta với ta, nó chẳng giá trị mà QV ít người đọc sánh sao được với Chim Việt?

  3. truong to linh says:

    Có những ngừoi ở Balan giàu có thành đạt và hiểu biết nhưng họ sợ chính quyền csvn ,có những kẻ chộp giất ít hiểu biết có chút tiền hênh hoang bản chất là từ thành phần nông dân nghèo đói miền bắc, có những ngừoi giờ đây mới đuợc ăn no mặc ấm, họ không cần biết tại sao họ phải đút lót luồn rừng rũ bỏ quê huơng ra đi , mà cái chính quyền đón tiếp họ tạo điều kiện cho họ đuợc ở lại kinh doanh sinh sống đi lại thoải mái không cần có Hộ Khẩu ,con cái họ đuợc học hành tử tế đuợc chính phủ nuớc sở tại giúp đỡ , nhân dân họ bao dung , pháp luật họ bảo vệ quyền lợi cho những kẻ đã không sống nổi trên mảnh đất quê huơng yêu dấu ví chế độ đã phải rũ bỏ ra đi.Trách họ ư …? hơi vội vã…chúng ta trách cái chế độ với bộ máy tuyền truyền nhồi sọ hẹp hòi ich kỷ với nền giáo dục tồi tan thối nát đưa con ngừoi sông trong môi truờng đầy ô nhiễm vô cảm băng hoại về đạo đức.

  4. Lữ Út says:

    Ở xứ Mỹ ” tư bản thối tha ” tự do là một điều rất là qúi , qúi đến nỗi một con hươu hoang dại lỡ lọt hố băng mà rất nhiều chuyên viên cứu nạn không quản ngại nguy hiểm cứu cho bằng được dưới sự giám sát của dân chúng tại chỗ cũng như qua truyền hình. Còn ở VN ” dân chủ nhất thế giới ” một con rùa ” linh thiêng ” bị thương đang sống trong môi trường ô nhiễm trầm trọng mà các đỉnh cao trí tuệ họp bàn mãi trong cả hai tuần vẫn chưa có được một giải pháp nào. Kết luận: tự do đối với dân VN không cần thiết ( hay không cần biết đến ). Thế nên cách mạng hoa nhài không thể có được. “Cũng bởi người dân ( có cả trí thức ) ngu qúa lợn .”( Câu này không phải của tôi, chỉ copy vào đây thôi )

Phản hồi