Nobel Văn chương 2010: Mario Vargas Llosa, Gaugin và Kỳ Đồng
Như thường lệ hàng năm, sự ồn ào phản đối và đồng tình cho những nhân vật được trao tặng giải Nobel Hòa bình đã không tránh khỏi. Năm nay càng ồn ào hơn. Yes và No. Pros và Cons không còn gìới hạn trong phạm vi cá nhân tổ chức, mà lan rộng đến nhiều quốc gia. Ràng buộc lợi ích riêng đã được xem trọng hơn công lý và công bằng. Vinh dự cho một tù nhân lương tâm, Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo). Nhục cho một nước, chính quyền Trung Quốc.
Trong một bầu không khí dư luận yên tỉnh hơn, Mario Vargas Llosa, nhà văn, nhà hoạt động chính trị gốc Pêru (Nam Mỹ) được thắng giải Nobel về Văn chương 2010.
Thường khi giải thưởng Văn chương Nobel được công bố, tôi tìm đọc tác phẩm mới nhất của người đoạt giải. Rất tiếc, tác phẩm mới nhất “El Sueno Del Celta” (2010) chưa được dịch ra Anh Ngữ. Tác phẩm gần nhất “The Bad Girl” (2006). (Cô gái xấu nết) đã được dịch ra Anh ngữ nhưng nhà sách Barnes & Noble chưa bày bán. Cũng không đáng tiếc bao nhiêu. Vì, theo Kathryn Harisson, người điểm sách nhận xét về tiểu thuyết này. “The Bad Girl chỉ là truyện được viết lại hay đơn giản hơn là dùng lại (recycle) tiểu thuyết Madame Bovary của Gusta Flaubert (1856)…”.
Không có lựa chọn nào khác, đành phải mang về nhà truyện mới nhất có được, “The Way to Paradise”. (Lối về thiên đường) . Nguyên bản Spanish El Paraiso en la Otra Esquina . Dịch đúng “The Paradise in another corner”. (Thiên đường ở một góc trời khác). Tác giả viết năm 2003 do Natasha Wimmer dịch ra Anh ngữ (Farrr, Straus and Giroux. NY).
Thật là một ngạc nhiên thich thú khi đọc những chương cuối của sách này.
Mario Llosa, từ một đất nước xa xôi về địa lý, rất xa lạ về văn hóa, đã viết đã mô tả trân trọng về một người An nam yêu nước, hoàng tử Kỳ Đồng Nguyễn văn Cẩm ( An Annamite. Prince Nguyen van Cam. Chữ dùng của Mario Llosa). Kỳ Đồng, một nhân vật lịch sử, mà ngay cả người Việt chúng ta, chắc cũng không nhiều người biết, cho dù ngày tháng thường đi qua một con đuờng thân quen ở Sàigòn mang tên người, ngang qua trước nhà thờ Cứu Thế.
Đêm qua giao thừa, một cơn bão tuyết dữ dội ghé tạt qua đây. Trời lại rất lạnh dưới không độ F, gió mạnh thổi tuyết vần vũ trắng xóa mịt mù.
Sáng mồng một đầu năm Mèo, ngoài khung cửa, sân nhà xe cộ vùi sâu lấp dầy dưới tuyêt, cả tháng sau chưa mong tan sạch. Tôi đón Xuân mới không phải với hoa rực rỡ cỏ xanh tươi, mà trong một tủ lạnh thiên nhiên trắng xoá. Viết câu chuyện tản mạn văn chương khai bút.
Viết về giải Văn chương Nobel 2010 , về Mario Vargas Llosa, về tác phẩm “The Way to Paradise”. (Lối về Thiên đường). Viết về đời người họa sĩ nặng nghiệp nặng nợ Paul Gaugin. Và, Kỳ Đồng, người bạn cuối đời do số phận lạ lùng đưa đẩy của Paul. Viết thêm về thiên đường hạ giới quần đảo Tahiti, Marquesas, về hòn đảo địa ngục lưu đày trần gian Guiana. Những hải đảo xa xôi mịt mù, nơi họ sống và chết với số phận nghiệt ngã.
1. Giải Nobel Văn chương 2010
Mario VargasLlosa, một nhà văn ngoài Châu Âu và Thụy điển, tác phẩm không viết bằng Anh, Pháp ngữ, đã được trao tặng giải thưởng vinh dự nhất về văn chương chữ nghĩa, Nobel Văn Chương 2010.
Việc chọn lựa nhà văn gốc Pêru Nam Mỹ và đang mang hai quốc tịch (Tây ban Nha và Pêru) có lẽ đã làm vừa lòng hai lập trường chọn lựa mâu thuẩn từ lâu. Khuynh hướng khuynh đảo, chọn những nhà văn, nhà thơ thuộc cái nôi văn học châu Âu và của nước chủ nhà Thụy Điển.
Số người của nước Thụy Điển được trao giải nhiều hơn cả những văn tài của tất cả các nước Á Châu cộng lạị. Điển hình trắng trợn của việc ủng hộ gà nhà là vào năm 1974, Graham Green, Vladimir Nabotov và Saul Bellow bị từ chối. Để chọn ai? Khó tin. Bầu chọn hai tác gỉả không được ai biết ngoài Thụy Điển. Lại càng khó tin hơn. Cả là hai đều là giám khảo giải Nobel : Eyvind Johson và Harry Martinson. Vì thế không ngạc nhiên, trong 107 người của 103 lần trao giải, từ năm 1901 đến nay 2010, đa số khôi nguyên là những người Âu châu. Mới năm rồi, giải này về tay nữ thi sĩ Herta Muller, một người Đức chỉ nổi tiếng trong nước, nhưng không mấy ai trên văn đàn thế giới biết đến.
Hoa kỳ và giải Văn chương Nobel?
Với nền văn học khai phóng hiện đại, tiên phong trong nhiều trào lưu mới, Hoa kỳ cũng chỉ nhận được một số lần khiêm nhường. Chúng ta quen thuộc với Sinclair Lewis, Pearl S.Buck, Eugene O’neil, William Faulkner, John Steinbeck. Và đặc biệt gần gũi Ernest Hemingway qua nhiều tác phẩm được đưa lên màn ảnh Hollywood. Độc giả Việt Nam trước 1975 say mê đọc “The Old Man and The Sea”. Bản dịch hay “Ngư ông và biển cả’ của Phùng Thăng &Phùng Khánh –Ni sư Trí Hải sau này-. Tuy rằng từ Ngư Ông của bản dịch đã không phản ảnh chính xác về ngữ nghĩa và nhất là hình ảnh Ông già, The Old Man, của Hemingway.
Cho châu Âu hay toàn thế giới?
Cho đến gần đây, năm 2008, thư ký thường trực của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, Horace Engdalt, còn tuyên bố thẳng thừng kỳ thị. “Âu châu vẫn còn là trung tâm của văn học thế giới”. Chưa hết, ông ta còn giáng cho văn giới nước Mỹ một câu nặng nề. “Hoa kỳ quá cô lập, quá hẹp. Họ không chuyển tải đủ và không thật sự tham dự đối thoại văn học lớn”. Có lẽ vì lập trường huyênh hoang này, Engdalt đã bị thay thế bởi Peter Englund, người đã từ khước quan niệm mang cảm tính của vị tiền nhiệm. Ông đã làm dịu các hướng chỉ trích khi tuyên bố. “Đặc biệt trong phạm trù ngôn ngữ…có nhiều tác giả thật sự xứng đáng và có thể nhận Giải Nobel, điều này cho cả Hoa kỳ và châu Mỹ.”
Cũng vì quan điểm bảo thủ tự tôn về khu vực văn học, về chính trị và về suy diễn hẹp hòi “Ideal direction”, (Đường hướng lý tưởng) trong chúc thư của người sáng lập Afred Nobel năm 1895, mà rất nhiều những nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại đã bị từ chối. Marcel Proust, Ezra Pound, James Joyce, Vladimir Nabokob, Jorge Luis Borg, August Strindberg, Chekhov, Mark Twain…
Á châu thì sao?
Ấn Độ là nước Á châu đầu tiên và sớm nhất hãnh diện có được đại thi hào Rabindranath Tagor nhận giải Nobel văn chương năm 1913.
Trung quốc, với nền văn chương thi phú rực rỡ mấy ngàn năm. Nơi đã có những sáng tác thơ văn vượt biên giới thời gian và lãnh thổ, Tam quốc chí, Hồng Lâu Mộng, Sử Ký Tư Mã Thiên…và gần đây là những tác phẩm của Lỗ Tấn, đã không có một ai được giải. Năm 2000, Cao Hành Kiện (Gao Xingjian), một nhà văn, nhà viết kịch và phê bình, người đã từ bỏ quốc tịch Trung hoa trở thành công dân Pháp (1997) được giải. Vinh quang dành cho Pháp, nước đã chấp nhận ông (1987) và tạo điều kiện cho ông phát huy tài năng, chứ không phải cho đất nước nơi ông sinh ra (1940) và khôn lớn dưới chế độ sản sinh Cách mạng Văn hoá man rợ và biến cố đẫm máu Thiên An Môn.
Nhật bản đã được giải hai lần. Nếu chúng ta không biết nhiều về thi sĩ Oe Kenzaburo (Nobel 1994) thì lại rất quen thuộc Kawabata Yasunari (Nobel 1968) qua bản dịch truyện tình nghiệt ngã đam mê “Ngàn cánh hạc”( Thousand Cranes) của nữ sĩ Trùng Dương, cho dù truyện hay nhất của Kawabata lại là Thành Đô Xưa, (The Old Capital), Xứ tuyết (Snow Country).
Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I could add to my blog that automatically tweet my newest twitter updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would have some experience with something like this. Please let me know if you run into anything. I truly enjoy reading your blog and I look forward to your new updates.