WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nobel Văn chương 2010: Mario Vargas Llosa, Gaugin và Kỳ Đồng

3. “Lối về thiên đường”. (The Way to Paradise)

Đây là một trong ba tác phẩm mới nhất của Vargas Llosa. Tên nguyên bản Spanish là El paraiso en la Otra Esquina. Thiên đường ở một góc trời khác.

Truyện xẩy ra với bối cảnh quần đảoTahiti và Pháp. Tuy là hư cấu nhưng lại kể về cuộc đời thật của bà ngoại Flora Tristan và đứa cháu Paul Gaugin. Hai số phận nghiệt ngã, có liên hệ huyết tộc, dấn thân trên hành trình gian khổ hệ lụy để tìm thiên đường lý tưởng cho mộng ước nhân sinh và nghệ thuật của mình. Cả hai đã trả giá quá đắt cho một thiên đường không hiện thực. Nhưng, các tác phẩm và cuộc đời chìm nổi của họ đã và đang là nguồn cảm hứng cho nhiều người trong sáng tạo nghệ thuật và cải cách xã hội.

Afred Hicking của The Guardian, nhận xét. Mario Vargas Llosa đã không thành công khi dùng bút pháp hư cấu để chuyển đổi những gương mặt lịch sử này trong truyện kể. Nhà phê bình văn học khác như Barbara Mujica lại cho rằng “The Way to Paradise” thiếu hẳn sự táo bạo, nhiệt tình, nhãn quan chính trị và tài kể chuyện, những sở trường của tác giả trong những sáng tác trước đó.

Truyện gồm 22 chương. Chia đều 11 chương xen kẽ, lần lượt kể về người họa sĩ hậu ấn tượng (Post-Impressionism) Paul Gaugin và Flora Tristan, một trong những người sáng lập phong trào nữ quyền của Pháp.

Mario Vargas Llosa đã xử dụng cấu trúc mới, kể chuyện của hai người trong một tiểu thuyết. Lối sắp xếp này khó cho người đọc theo dõi diễn tiến của từng nhân vật khi đọc liên tục. Tôi chọn cách đọc riêng. Đọc (cách khoảng) những chương số lẻ về Gaugin. Sau đó đọc những chương số chẳn về Flora Tristan. (Các tiểu mục phần sau do người viết thêm vào. NH)

Flora Tristan. Gia đình, xã hội?

Cha của bà là một trí thức và chính trị gia Pê ru giàu có lưu vong, mẹ là người Pháp. Khi cha chết, vì mẹ là vợ không hợp pháp nên mất quyền thừa kế. Lớn lên trong nghèo đói. Trở về Pêru để đòi quyền thừa kế gia sản kếch sù của giòng họ nội. Trong lúc gặp khó khăn bà đành chấp nhận lấy chồng là André Chazal. Thù ghét kinh tởm ông vì bản năng ham muốn tình dục thô bạo. Flora trốn nhà bỏ chồng. Từ đó dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho quyền lợi của thợ thuyền và nữ giới. Bà đã đánh đổi đời riêng của mình, bỏ phế gia đình con cái cho mục tiêu lựa chọn. Bị chính quyền và xã hội coi như là một người nội trợ bỏ nhà, một người mẹ bất xứng và một người vợ thiếu thủy chung, mất quyền nuôi dưỡng con. Người con gái duy nhất của bà, mẹ của Paul Gaugin, đã gánh chịu tất cả cơ cực. Bao nhiêu năm tháng thơ ấu sống nhờ lòng tốt của kẻ lạ hay bị nhốt trong các nhà nội trú nơi cô đã leo tường trốn chạy hay được mẹ giải cứu. Có khi phải sống với người được gọi là cha cuồng dâm thú tính. Bà đã chết trước khi đứa cháu ngoại Paul Gaugin ra đời.

Paul Gaugin. Đam mê từ tiền kiếp.

Dựa vào cuộc đời kỳ lạ hấp dẫn và nghèo túng bệnh hoạn của Paul Gaugin, năm 1919 William Somerset Maugham đã xuất bản truyện ngắn “The Moon and Sixpence”. Trong đó ông dựng nhân vật hư cấu Strickland người Anh thay cho Paul là họa sĩ Pháp. Vì lòng ngưỡng mộ người nghệ sĩ thiên tài lận đận, Maugham đã đến thăm viếng nơi ở của Gaugin trên đảo Tahiti. Sưu tập những tranh trên kính mà Paul đã vẽ trong những ngày cuối đời với đôi mắt gần như mù lòa.

Cũng từ nguồn cảm hứng đó, Mario Vargas Llosa viết lại đời của Gaugin trong “The Way to Paradise”. Khác với Maugham, Llosa đã cố gắng dựa vào các sự kiện và nhân vật thật. Đọc truyện của Llosa rất khó phân biệt đâu là hư cấu sáng tạo, đâu là người thật tên thật, việc thật. Llosa đặt mình sống thực trong bối cảnh xã hội, gia đình và cá nhân; trong tâm lý đam mê và cuồng nhiệt hay say đắm khổ đau. Để rồi sáng tạo tình huống, lý giải những biến cố của một đời người. Nhất là những rung động về tâm lý và thôi thúc của ham muốn dục tình, từ đó Paul Gaugin sáng tạo những tuyệt phẩm hội họa. Manao Tupapau (Spirit of Death Watching. 1892). Where Do We Come From? What are We? Nave, Nave Moe (Miraculous Source 1894). Where We Are Going? (1897-1898).

Paul (Eugene-Heni) Gaugin sinh tại Paris vào ngày 7 tháng 6, 1848.

Cha là một nhà báo, vì liên hệ các hoạt đông chính trị nên đã bị trục xuất khỏi nước cùng gia đình. Ông chết trên tàu giữa biển khơi trên đường lưu đày. Mẹ của ông đưa hai đứa con còn rất thơ dại đến nương tựa ông cố ở Lima. Vừa đến tuổi 17, Gaugin xin làm trên các tàu buôn Pháp, giang hồ vòng quanh thế giới, ghé qua các bến cảng say sưa với rượu chè, gái điếm. Sau sáu năm trên sóng nước, chàng trai Gaugin từ giả cuộc đời thuỷ thủ, trở về Paris và sống cuộc đời giàu có phong lưu trong nghề nghiệp ngân hàng và chứng khoán. Gia đình đầm ấm, ổn định.

Sau cái chết của mẹ, Paul Gaugin may mắn có người bảo dưỡng là Gustave Arosa. Người mà Llosa cho là người yêu của mẹ Paul. May mắn hay nghiệp chướng còn tùy. Gustave giàu có, lại là người say mê nghệ thuật với bộ sưu tập tranh giá trị. Chính vì thế, trong thời gian này, lần đầu tiên từ một người không hề quan tâm đến hội họa, Gaugin bắt đầu yêu thích nghệ thuật. Đặc biệt, bỏ tiền mua tranh các hoạ sĩ thuộc phái ấn tượng (Impresionism), Manet, Monet, Sisley, Pissaro, Renoir và Guillomin. Gaugin học vẽ lớp đêm và những ngày nghỉ, để lén lút dấu vợ, chập chững bước đầu như là nột họa sĩ tài tử.

Claude-Émile Schuffenecker, ông bạn già tốt bụng, đam mê nghệ thuật và đạo giáo Đông phương, đặc biệt là Phật giáo, đã vô tình cám dỗ, đưa Gaugin đến với hội họa. Một động cơ khác như định mệnh, như nghiệp dĩ. Khi nhìn họa phẩm Olympia của Éduard Manet, Gaugin xúc động như bị sét đánh. Ngay khoảnh khắc đó, Gaugin đã nghĩ rằng mình phải trở thành một họa sĩ. Và, sau cùng là người thầy, người bạn, hoạ sĩ ấn tượng Camille Pissaro, người đưa ông đến với giới nghệ sĩ nổi danh, trong đó có thần tượng Éduard Manet.

Những điều này đã khơi dậy mãnh liệt tiếng gọi thầm từ lâu dấu kín trong tiềm thức hay từ tiền kiếp Paul Gaugin. Đời ông qua khúc quanh mới của định mệnh. Quyết định từ bỏ vợ và năm con, từ bỏ một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Dấn thân vào con đường nghệ thuật phiêu lưu với bao truân chuyên, nghèo khó và sỉ nhục, vào độ tuổi ba mươi lăm.

Ông chơi thân và có thời gian ngắn sống chung với người họa sĩ điên khùng Hòa Lan (The mad Dutchman) Vincent van Gogh ở Arles (Pháp). Ở đây họ đã cùng vẽ nhiều họa phẩm, cùng học ở nhau. Có chung đam mê dục tình và hội họa. Họ chỉ sáng tác khi những đòi hỏi của thân xác đã thỏa mãn. Nhưng hai người lại có những cá tính khác biệt bất thường và bất đồng. Paul bỏ đi. Chính vì mặc cảm phiền muộn bị bỏ rơi của Paul, Vincent trong cơn say và trầm cảm đã cắt tai mình trong nhà thổ bên cạnh cô gái điếm gần gũi. Cũng như về sau, năm 1890 mới 37 tuổi, tự bắn vào bụng để tự sát vào lúc tài năng đang rực rỡ.

(Paul nghèo khó là do tự chọn. Vincent nghèo khó do nghiệp dĩ. Paul may mắn thỉnh thoảng bán được tranh mà sống. Vincent trong khi còn sống chỉ bán được một. Ngay sau khi chết và cho đến nay tranh Van Gogh được lùng mua với giá đắt nhất thế giới. Bức tự họa Self Portrait Without Beard (1889) bán ra với giá kỷ lục 71.5 triệu đô la năm 1998 ở New York. NH)

Pages: 1 2 3 4 5

1 Phản hồi cho “Nobel Văn chương 2010: Mario Vargas Llosa, Gaugin và Kỳ Đồng”

  1. Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I could add to my blog that automatically tweet my newest twitter updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would have some experience with something like this. Please let me know if you run into anything. I truly enjoy reading your blog and I look forward to your new updates.

Leave a Reply to nike free run uk stockists