WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dịch và nền văn minh nhân bản

Kinh Dịch có thể được coi là một cuốn kỳ thư của thế giới. Dịch hàm chứa nhiều qui luật liên quan đến thiên nhiên và loài người. Khó có người nào có thể tự hào thâm hiểu dịch. Từ xưa đến nay (khoảng hai ngàn năm) trải qua bao nhiêu thế hệ, các học giả vẫn còn tranh luận dài dài về Dịch. Tại sao vậy? Muốn có lời giải đáp, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của Dịch và nội dung sách Dịch, riêng cuốn Kinh Dịch do Khổng Tử biên soạn và các môn đồ Khổng phái bổ túc.

Kinh là cuốn sách, Dịch là biến đổi. Kinh Dịch là cuốn sách nói đến sự biến đổi của thiên nhiên và của xã hội nhân loại.

I. Ý nghĩa của Dịch

Từ thời cổ sử, tiền sử, các sắc dân sinh sống tại vùng đất thuộc Trung Hoa ngày nay thuộc các sắc tộc Hoa, Di và Việt.

Tộc Hoa sống du mục du cư tại vùng Tây Bắc sông Hoàng Hà; tộc Bách Việt sống định cư tại vùng châu thổ sông Hoàng Hà, còn tộc Di sống tại vùng đất ở giữa hai tộc Hoa và Bách Việt. Nhiều bộ tộc Hoa, Di và Bách Việt sống xen kẽ nhau, từ đó có sự giao lưu văn hóa và kinh tế.

Khoảng 5, 7 ngàn năm trước ngày nay, người cổ xưa (không biết là Hoa, Di hay Bách Việt) đã nhận thấy rằng trong thiên nhiên cũng như trong loài người luôn luôn có hai yếutố đối nghịch (hay đối lập) nhau như: Trời-Đất, Mặt Trời-Mặt Trăng, Sáng-Tối, Ngày-Đêm, Nóng-Lạnh, Động-Tĩnh, Cao-Thấp… Nam-Nữ, Chồng-Vợ, Ông-Bà, Cha-Mẹ, Trai-Gái, Tốt-Xấu, Thịnh-Suy, Phải-Trái, Thuận-Nghịch, Có-Không, Cương-Nhu, Lẻ-Chẵn, Tinh Thần-Vật Chất v.v…

Để diễn tả một cách tổng quát vô số cặp đối lập đó, cổ nhân đã tạo ra hai từ ngữ đối lập DươngÂm họp thành cặp đối lập Dương-Âm. Trong các thí dụ trên, từ ngữ để trước thuộc dương, từ ngữ để sau thuộc âm.

Dương=Trời, Mặt Trời, Sáng, Ngày, Nóng…; Nam, Chồng, Ông, Cha, Trai, Tốt, Mạnh v.v…

Âm=Đất, Mặt Trăng, Tối, Đêm, Lạnh…; Nữ, Vợ, Bà, Mẹ, Gái, Xấu, Yếu v.v…

Âm Dương tác động vào nhau sinh ra vạn vật như cỏ cây, chim muông, súc vật, loài người. Vạn vật sinh sôi nảy nở, phát triển và biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó gọi là Dịch, với ba nghĩa: biến dịch (thay đổi để thành cái khác), giao dịch (tác động vào nhau), bất dịch (không thay đổi=bất di bất dịch).

II. Dịch trong thiên nhiên

Sự biến đổi của các hiện tượng thiên nhiên như thế nào? Xin lấy ba hiện tưởng thiên nhiên liên quan đến Sáng-Tối, Nóng-Lạnh, Mạnh-Yếu để từ đó chúng ta có thể tìm ra những qui luật về sự biến đổi trong thiên nhiên.

1. Hiện tượng thiên nhiên về Sáng và Tối

Sáng chuyển sang tối là sự biến dịch từ Ngày sang Đêm. Ban ngày, người ta nhìn rõ mọi vật, còn ban đêm mọi vật chìm trong bóng tối nên không ai nhận rõ được các vật. Từ ban ngày đến ban đêm, có một thời gian tranh sáng tranh tối là hoàng hôn: người ta nhìn mọi vật lờ mờ. Đó là lúc giao dịch giữa đêm và ngày. Bóng tối của đêm đã tác động (một chiều) đến sức sáng của ngày, và làm giảm bớt sức sáng đó. Rồi bóng tối của đêm cứ bao phủ dần sức sáng của ngày, để cuối cùng đêm đến thì ngày không còn nữa. Nói cách khác, đêm đã “tiêu diệt“ ngày.

Thực tại cho chúng ta thấy sau đêm lại đến ngày. Từ đêm đến ngày, có một thời gian tranh tối tranh sáng là tang tảng sáng. Mọi vật bắt đầu hiện ra lờ mờ. Đó là giao dịch giữa ngày và đêm. Ánh sáng của ngày đã tác động (một chiều) vào bóng tối của đêm nên đã giảm thiểu sức tối của đêm. Cuối cùng ánh sáng của ngày đã xua đuổi bóng tối của đêm nên đêm không còn nữa. Ngày đã tiêu diệt đêm.

Chúng ta thấy rằng sau ngày là đêm, sau đêm lại là ngày, nghĩa là ngày và đêm nối tiếp nhau không bao giờ chấm dứt. Thứ tự ngày đêm không bao giờ thay đổi: đó là sự bất dịch về thứ tự ngày đêm.

Thực tại cho ta thấy rằng: Nếu chỉ có tác động một chiều, một yếu tố đối lập (hoặc ngày, hoặc đêm) sẽ bị tiêu diệt. Thực tại cũng cho chúng ta thấy rằng: cả hai yếu tố đối lập ngày và đêm đều tồn tại. Tại sao vậy?

Theo phần giải thích ở trên, có hiện tượng hoàng hôn là do tác động của đêm vào ngày; hiện tượng tang tảng sáng là do tác động của ngày vào đêm. Như thế giữa ngày và đêm đã có tác động hai chiều. Hiện tượng hoàng hôn hay tang tảng sáng có thể nói là thời gian kết hợp (hay thống nhất) của ngày và đêm (của sáng và tối). Ta nói: Ngày và đêm đã thống nhất để thành hiện tượng hoàng hôn hay tang tảng sáng.

Nhìn thẳng vào thực tại hiện tượng thiên nhiên kể trên, chúng ta rút ra được hai qui luật triết học:

a. Luật tác động một chiều dẫn đến luật đối lập tiêu diệt (một yếu tố biến mất).

b. Luật tác động hai chiều dẫn đến luật đối lập thống nhất (cả hai yếu tố đối lập đều tồn tại).

2. Nóng và Lạnh

Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến nóng và lạnh tương tự hiện tượng trên, xin chỉ nói sơ lược mà thôi.

Thực tại về thời tiết cho thấy: mùa Xuân ấm áp, mùa Hạ nóng nực, mùa Thu mát mẻ và mùa Đông giá lạnh.

Biến đổi từ nóng sang lạnh là biến dịch từ Hạ sang Đông. Giữa Hạ và Đông ta có mùa Thu mát mẻ. Đó là thời gian không còn nóng như Hạ mà cũng chưa lạnh như Đông. Ta thấy Đông đã tác động (một chiều) vào Hạ để lạnh giảm thiểu sức nóng, chuyển thành mát mẻ (nhiệt độ xuống dần để khí hậu trở thành mát mẻ trước khi sang giá lạnh). Thu là mùa giao dịch giữa Đông và Hạ. Khi khí lạnh tăng dần để đi đến giá lạnh mùa Đông thì mùa Hạ không còn nữa: Đông đã tiêu diệt Hạ.

Từ Đông đến Hạ, ta có mùa Xuân ấm áp. Khí nóng mùa Hạ đã tác động (một chiều) vào giá lạnh mùa Đông làm cho khí lạnh tan dần (nhiệt độ tăng dần để khí hậu không còn lạnh nữa, trở nên ấm áp trước khi thành nóng nực). Xuân là mùa giao dịch giữa Hạ và Đông. Khi khí nóng tăng dần để đến mùa Hạ thì mùa Đông không còn nữa. Nóng đã tiêu diệt lạnh; Hạ đã tiêu diệt Đông.

Thứ tự bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông không bao giờ thay đổi: thứ tự đó là bất dịch.

Cũng như trường hợp sáng và tối, mát mẻ là thời tiết kết hợp (hay thống nhất) của lạnh và nóng, còn ấm áp là thời tiết thống nhất của nóng và lạnh. Xuân là mùa thống nhất của Hạ và Đông. Thu là mùa thống nhất của Đông và Hạ.

Nhìn thẳng vào hiện tượng thiên nhiên của các mùa Xuân Hạ Thu Đông, chúng ta lại thấy 2 qui luật: tác động một chiều dẫn đến luật đối lập tiêu diệt, và luật tác động hai chiều dẫn đến luật đối lập thống nhất.

3. Mạnh và Yếu

Chúng ta thường nghe nói đến luật mạnh được yếu thua. Trường hợp này thường xảy ra tại núi rừng, sông biển.

Tại núi rừng, những cây cỏ mọc dưới bóng những cây lớn, cây cổ thụ, tăng trưởng èo uột hoặc bị thui chột. Sức mạnh của những cây to lớn đã tác động (một chiều) rất tai hại cho những cây nhỏ, nên những cây nhỏ đã sống èo uột, để cuối cùng bị tiêu diệt…

Các loại thú mạnh như hổ, báo tàn sát những thú vật nhỏ, yếu đuối hơn như hươu, nai, chồn, cáo v.v…

Trong sông biển, chúng ta cũng thấy luật “cá lớn nuốt cá bé“.

Những hiện tượng thiên nhiên ở núi rừng, sông biển, chỉ theo luật mạnh được yếu thua, kết quả của luật tác động một chiềuluật đối lập tiêu diệt.

Tuy nhiên những cây lớn, thú dữ, cá mạnh thuộc thiểu số trong thiên nhiên, còn các cây nhỏ, thú vật loại yếu hay tôm cá có nhiều không kể xiết. Do đó, chỉ có một số ít bị tiêu diệt, vạn vật vẫn tiếp tục sinh sôi nẩy nở không ngừng đến ngày nay và sẽ tồn tại mãi mãi về sau.

Phần trên thuộc tác động một chiều. Luật tác động hai chiều xảy ra trong vũ trụ bao la. Luật vạn vật hấp dẫn giữa các tinh tú, sức đẩy và sức hút của trái đất và mặt trăng là luật tác động hai chiều.Nếu một trong hai sức đối lập đó mạnh hơn, hai hành tinh sẽ va chạm dữ dội và vỡ tan tành. Việc đó không xảy ra nghĩa là sức đẩy và sức hút ở trạng thái quân bình. Nói cách khác, hai sức đối lập đó đã thống nhất để có tình trạng cân bằng. Do đó, dù lớn dù nhỏ, các tinh tú cũng như trái đất, mặt trăng vẫn tồn tại.

Nhờ quan sát những hiện tượng trong thiên nhiên, con người đã tìm ra những qui luật về tác động một chiều (với đối lập tiêu diệt) và tác động hai chiều (với đối lập thống nhất để cùng tồn tại). Những luật trong thiên hiên có tính cách khoa học và khách quan vận động, độc lập với không gian và thời gian, dù có con người hay không có con người, những qui luật đó vẫn xảy ra như thế, không thay đổi. Đó là bản thể của Dịch (thường chỉ gọi là phần thể của dịch).

Sang xã hội nhân loại, con người đã vận dụng các qui luật trong thiên nhiên như thế nào: đó là phần dụng của dịch. Ta cũng nên biết: Thể của Dịch là một (không thay đổi) còn dụng của dịch là vô cùng.

Đó là bất biến ứng vạn biến.

4. Nhận định

Trong các hiện tượng thiên nhiên kể trên, chúng ta chỉ thấy có hai qui luật:

a. Luật tác động một chiều dẫn đến luật đối lập tiêu diệt (một yếu tố biến mất, chỉ còn một yếu tố).

b. Luật tác động hai chiều dẫn đến luật đối lập thống nhất (cả hai yếu tố đều tồn tại).

Đó là các qui luật có tính cách khoa học và khách quan vận động, không thay đổi từ xưa đến nay, độc lập với không gian và thời gian, dù có con người hay không có con người, các qui luật trên vẫn thế.

Tuy nhiên, ba hiện tượng thiên nhiên kể trên cũng có điểm khác biệt.

Hiện tượng thiên nhiên về sáng và tối chỉ có hai qui luật kể trên và không có gì khác nữa.

Hiện tượng thiên nhiên về nóng và lạnh có sự điều chỉnh để thích hợp với con người. Nếu chỉ nói đến sự biến đổi về nóng và lạnh bốn mùa phải bắt đầu từ Hạ sang Đông. Thứ tự bốn mùa vẫn không thay đổi. Đó là luật tắc thiên nhiên. Tuy nhiên, mùa Hạ nóng nực, mùa Đông giá lạnh nên con người không ưa thích. Mùa Thu tuy mát mẻ nhưng cây cối rụng lá, các cành trơ trụi, cảnh tượng tiêu điều, không hợp lòng người. Mùa Xuân ấm áp, cây cối nẩy lộc, hoa nở đẹp đẽ, rất hợp lòng người. Do đó con người mới chọn mùa Xuân làm khởi điểm của bốn mùa theo thứ tự Xuân Hạ Thu Đông, vẫn đúng luật tắc thiên nhiên. Chúng ta có thể nói qui luật thiên nhiên khi chuyển sang nhân loại, cần có sự điều chỉnh, vì thế ta mới có câu “Thuận ý Trời, hợp lòng người“.

Sang hiện tượng thiên nhiên về Mạnh-Yéu, chúng ta thấy chỉ có luật tác động một chiều dẫn đến đối lập tiêu diệt (không có luật tác động hai chiều) đối với thực vật và súc vật, còn đối với khoáng vật, chỉ có luật tác động hai chiều (không có luật tác động một chiều).

Các hiện tượng thiên nhiên tuy nhiều vô cùng, nhưng đều qui về luật âm dương, cho mọi hiện tượng, chứ không còn qui luật nào khác nữa.

Đối lập thống nhất chỉ là tình trạng dung hòa giữa hai yếu tố đối lập để cả hai cùng tồn tại: Đó là tình trạng hòa.

Sáng tối hòa để có hoàng hôn và tang tảng sáng nên ngày và đêm đều tồn tại.

Nóng lạnh hòa để có mát mẻ của mùa Thu hay ấm áp của mùa Xuân nên Hạ và Đông đều tồn tại.

- Nông dân chỉ có thể cày cấy khi mưa thuận gió hòa.

- Loài người chỉ có hòa bình khi sử dụng chữ hòa trong giao dịch, có thể là đại hòa (như mát mẻ của mùa Thu) hay thái hòa (như ấm áp của mùa Xuân).

- Để kết luận, hai luật tắc trong thiên nhiên có thể coi là tấm bảng chỉ đường cho loài người muốn đi theo con đường dẫn đến chiến tranh hay con đường tiến tới hòa bình.

a. Nếu con người sử dụng luật tác động một chiều với luật đối lập tiêu diệt (luật mạnh được yếu thua), kết quả là tranh chấp, xung đột, chiến tranh.

b. Nếu con người sử dụng luật tác động hai chiều với luật đối lập thống nhất (thực hiện chữ hòa), kết quả là mọi người sẽ sống trong hòa bình: tinh thần hòa cả làng sẽ đưa đến đại hòa, thái hòa.

Như vậy, chiến tranh hay hòa bình tuỳ thuộc cách hành xử giữa người với người.

III. Dịch trong xã hội nhân loại

Các hiện tượng trong thiên nhiên có rất nhiều, tất cả đều do các cặp đối lập sinh ra. Người viết đã giới hạn trong ba hiện tượng thiên nhiên liên quan đến sáng-tối, nóng-lạnh, mạnh-yếu cũng đủ để trình bày các qui luật trong thiên nhiên: luật tác động một chiều dẫn đến đối lập tiêu diệt và luật tác động hai chiều dẫn đến luật đối lập thống nhất.

Đối với loài người kể từ khi thành lập xã hội, thời gian quá dài nên người viết cũng xin giới  hạn vào khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 20 đến nay cũng đủ để trình bày những biến chuyển trên thế giới.

Thế kỷ 20 là một thế kỷ đầy biến động. Khởi đầu là Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918) do Đức phát động. Nước Đức chủ trương chủng tộc ưu việt, dùng sức mạnh quân sự để nô lệ hóa Âu châu, nên đã gây chiến tranh với nước Pháp. Đức mạnh, Pháp yếu nên Pháp đã thua lúc ban đầu. Về sau Pháp được Anh và Mỹ giúp sức nên mạnh hơn Đức. Kết quả là Đức đã bại trận. Hơn hai chục năm sau, Đức liên kết với Ý và Nhật để thành lập khối Phát Xít, vẫn chủ trương chủng tộc ưu việt, dùng quân sự để khống chế toàn cầu theo luật mạnh được yếu thua, gây ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945); hậu quả là cuộc tàn sát giữa người với người (luật đối lập tiêu diệt). Lúc đầu khối Phát Xít thắng thế, đã thôn tính gần nửa thế giới, nhưng sức yếu dần; cuối cùng, Phát Xít thua kém phe Đồng Minh (Anh, Pháp, Nga, Mỹ…). Theo luật mạnh được yếu thua, phe Đồng Minh đã đánh bại khối Phát Xít. Máu và nước mắt đã chan hòa khắp nơi.

Luật tác động một chiều với luật đối lập tiêu diệt trong thiên nhiên, chuyển sang xã hội nhân loại, đã có sự điều chỉnh. Ba nước thua trận Đức, Ý, Nhật vẫn tồn tại, nhưng chế độ Phát Xít đã bị tiêu diệt không còn nữa. Những người lãnh đạl khối Phát Xít đã bị loại ra khỏi chính quyền ba nước Đức, Ý, Nhật.

Ba nước Đức, Ý, Nhật đã chuyển mình để tiến tới một chế độ tốt đẹp hơn, có thể đem hạnh phúc

cho dân chúng, nhưng chưa tìm ra con đường mới để theo.

Sau khi Phát Xít sụp đổ, thế giới còn lại hai khối Cộng Sản và Tư Bản.

Liên bang Sô Viết theo chủ nghĩa duy vật, dùng chính trị và quân sự để khống chế dân chúng trong nước và nô lệ hóa các nước chư hầu (luật tác động một chiều, luật mạnh được yếu thua, về chính trị với sự yểm trợ của quân sự). Đời sống dân chúng vô cùng cơ cực. Khối cộng sản hưng thịnh một thời gian, đã chiếm gần nửa thế giới, gây ra chiến tranh lạnh với khối tư bản. Cuối cùng, cộng sản đi đến chỗ tàn tạ, trước sức mạnh của khối tư bản. Máu và nước mắt vẫn chan hòa khắp mọi nơi.

Lý tưởng Cộng sản sụp đổ rồi. Nga và các nước Đông Âu chuyển mình để tiến tới con đường thứ ba (sau tư bản và cộng sản), tốt đẹp hơn, để đem lại hạnh phúc cho dân chúng và thanh bình cho xã hội. Họ còn đang dò tìm.

Đến thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, đa số các nước trên thế giới đều ở thế yếu, chỉ có khối tư bản ở thế mạnh, vẫn duy trì chủ trương “cá lớn nuốt cá bé“ về kinh tế. Các nước tư bản do Hoa Kỳ lãnh đạo, đưa ra chính sách toàn cầu hóa kinh tế để lập trật tự thế giới mới (tất nhiên theo luật mạnh được yếu thua). Họ có thành công hay không? Chúng ta phải dựa vào thực tại để tìm câu giải đáp.

Trong những năm gần đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức thảo luận về kế hoạch toàn cầu hóa kinh tế. Bên trong hội nghị, các nước tư bản tranh chấp nhau, vì nuớc nào cũng muốn thủ lợi cho nước mình. Các nước kém mở mang cho rằng toàn cầu hóa kinh tế chỉ làm cho các nước nghèo càng nghèo thêm. Kết quả là không có sự đồng ý về vấn đề toàn cầu hóa. Các nước lại hẹn nhau sẽ họp vào năm tới. Bên ngoài hội nghị dân chúng nhiều nước đã kéo nhau tụ tập ở phía ngoài, la hét phản đối việc toàn cầu hóa kinh tế của các nước tư bản.

Xin kể thêm ý kiến của một số sử gia về kinh tế chính trị và ký giả báo chí:

Adam Garginkle, biên tập viên tờ The National Interest, nhân viên Ủy Ban An Toàn Quốc Gia Hoa Kỳ, đã nêu lên một số kinh nghiệm cho nước Mỹ sau thảm họa khủng bố 11-9, trong một bài viết đăng báo Asia Times ra ngày 11-10-2001, có đoạn sau: “…chính phủ Hoa Kỳ, từ thời Tổng thống Bill Clinton sang thời Tổng thống George Bush đã không nhận thấy rằng toàn cầu hóa sẽ làm nẩy sinh tâm lý thù hận; trong quá trình ấy, các nước giàu cứ giàu thêm, các nước nghèo bị gạt ra rìa, mà thế giới không có biện pháp gì để xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo đó.“ (Trích báo Chính Luận, Seattle, số 250, trang 23, tuần lễ 19-26 tháng 10-2001).

Hai sử gia Kevin Orourke và Jeffrey Williamson của đại học MIT tại Mỹ, đã nêu ra những đặc điểm dẫn tới sự thoái trào của hội nhập kinh tế Bắc Đại Tây Dương trong cuốn Toàn Cầu Hóa và Lịch Sử (Globalization and History, do MIT Press xuất bản năm 2000).

Năm 2001, Harvard University Press xuất bản cuốn Sự Cáo Chung Của Toàn Cầu Hóa (The End of Globalization). Ông nêu ra hai động lực cản trở toàn cầu hóa vào thập niên 20 của thế kỷ 2000: đó là yếu kém về cơ cấu của hệ thống ngân hàng và phải ứng cản trở di dân.

Hai công trình nghiên cứu trên đều báo động rằng toàn cầu hóa không phải là tất yếu, mà có thể bị cản trở và có thể bị đẩy lùi vì những yếu tố chẳng ai lường trước được (Trích báo Chính Luận, Seattle số 251, trang 33, tuần lễ 26-10/2-11-2001.

Chúng ta thấy: chính sách toàn cầu hóa kinh tế không hợp lòng người. Các nước tư bản khó gặt hái được kết quả tốt đẹp.

IV. Nền Văn Minh Nhân Bản

Các nước tư bản chưa đạt được kết quả mong muốn về chính sách toàn cầu hóa kinh tế thì thế kỷ 20 đã chấm dứt. thế kỷ 21 khởi đầu bằng “chiến dịch khủng bố“ và “chiến tranh chống khủng bố“. Máu và nước mắt vẫn tiếp tục chảy.

Khối tư bản đi về đâu? Nhân loại đi về đâu? Chúng ta phải dựa vào thực tại để tìm ra câu trả lời. Xin trở lại quá khứ khoảng năm chục năm trước đây.

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, nhiều triết gia Hoa Kỳ đã triệu tập „“Hội Nghị Triết Học Thế Giới“ (lần thứ nhất) vào năm 1949 tại Honolulu để tìm phương thức đem lại hòa bình cho thế giới.

Triết gia lỗi lạc vào hàng đầu của thế kỷ 20 là Heidegger đã thẳng thắn tuyên bố “Văn hóa Tây phương hỏng từ nền tảng, đem truyền bá tới đâu thì chỉ gieo máu và nước mắt tới đó“.

Thế kỷ 20 đã chứng thực lời nói trên.

Nền tảng của văn hóa Tây phương là gì? Đó là nền triết học duy lý mà căn bản là luật mạnh được yếu thua. Chúng ta biết rằng duy là “chỉ một mình“, là “lẽ tự nhiên của trời đất, của thiên nhiên“, nên các triết gia chỉ lưu tâm đến những việc xảy ra trên rừng núi hay trong sông biển. Họ chỉ thấy luật rừng mạnh được yếu thua và luật biển cá lớn nuốt cá bé. Điều này đã rõ rệt khi Phát Xít và Cộng sản sử dụng luật rừng, còn tư bản sử dụng luật biển (luật của thiên nhiên). Đó là nguyên nhân của những biến động trong thế kỷ 20. Người tàn sát người bằng quân sự như Phát Xít đã thực hiện; người áp bức người bằng chính trị theo chủ trương của Cộng sản, và người bóc lột người bằng kinh tế theo chính sách của tư bản.

Văn hóa Tây phương đã gây ra các kết quả vô cùng khốc hại cho nhân loại. Do đó, nhiều thức giả thấy rằng phải có một nền văn hóa mới thay thế văn hóa Tây phương.

Theo Marilyn Ferguson trong cuốn The Aquarian Conspiracy (trang 422) của nhà xuất bản Putnam’s Sons (New York), “…theo nhận định của các thức giả hiện đại Tây phương, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên Thái Bình Dương, chẳng những về mặt kinh tế mà cả về văn hóa nữa. Kỷ nguyên này có thể tiên báo một sự kiện vô tiền khoáng hậu: Không phải là một loại trật tự thế giới mới mà là một “nền văn hóa mới“.

Nền tảng của nền văn hóa mới là gì? Chúng ta trở lại “Hội nghị Triết Học Thế Giới“ lần thứ 18 năm 1988. Hội nghị qui tụ hơn 200 triết gia thuộc 70 phái đoàn các nước. Ba phái đoàn Pháp, Hoa Kỳ và Nga có nhiều triết gia nhất. Các triết gia và giáo sư triết học đã loại bỏ các chủ nghĩa Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh và nhìn thẳng vào thực tại: vấn đề của loài người phải do con người định đoạt. Con người đã gây ra chiến tranh thì chính con người mới xây dựng được hòa bình, chứ không phải ý muốn thần linh hay Thượng Đế.

Các triết gia đã đưa ra các chủ đề về con người như sau: “Thực thể con người với tính cách là đối tượng của Triết Học“, “Thực thể con người: bản chất, tinh thần và tính cộng đồng“, “Lịch sử xã hội và con người“, “Hiện tại và tương lai của nhân loại“.

Như vậy, các triết gia đã lấy con người làm tiền đề triết học, nghĩa là lấy con người làm gốc: đó là yếu tố nhân bản (nhân=người, bản=gốc) của nền văn hóa mới, lấy con người làm gốc thì mọi hiện tượng sống được tạo ra bởi con người, vì người và cho người. Do đó, sứ mệnh của con người trong xã hội là phục vụ người, vì người, cho người, chứ không phải vì tham vọng, dục vọng, vì tiền tài danh vọng.

Dù là công dân của bất cứ quốc gia nào, con người bao giờ cũng có tính tốt và tính xấu (hay nhân tính và thú tính). Từ nhiều thế kỷ nay, con người đã để cho thú tính làm chủ tư duy và hành động, cho nên con người mới hành động như súc vật, nghĩa là dùng luật rừng mạnh được yếu thua hay luật biển cá lớn nuốt cá bé của súc vật. Chúng ta biết rằng loài vật không có văn hóa, còn con người có văn hóa. Vậy văn hóa là nội dung phân biệt giữa con người và súc vật. Con người không thể hành động như súc vật không có văn hóa. Nói cách khác, con người không thể để thú tính chỉ huy hành động của con người.

Con người cẩn phải thay đổi tư tưởng để suy nghĩ theo con người có văn hóa, nên phải thay đổi hành động. Điều này có nghĩa là con người cần phải chuyển hóa tâm thức, để nhân tính làm chủ tư duy và hành động. Con người cần phải phát huy nhân tính để nhân tính chế ngự thú tính, thì con người mới dứt bỏ được những hành động xấu xa giữa người với người. Thí dụ: con người xấc láo, cố gắng chuyển hóa tâm thức để có lễ độ với người khác thì con người đó không còn xấc láo nữa; con người gian xảo khi đã chuyển hóa tâm thức để thành người thật thà thì không còn tính gian trá nữa. Đó chỉ là dương thịnh (phát huy tính tốt) thì âm suy (tính xấu sẽ suy giảm). Trong bao nhiêu lâu nay, con người đã chạy theo tiền tài, danh vọng: con người làm nô lệ cho tiền tài danh vọng vì con người chưa làm chủ chính mình; nói cách khác, con người không có tinh thần nhân chủ nên mới chưa chế ngự được thú tính.

Tóm lại, ba yếu tố nhân bản, nhân tính và nhân chủ là ba yếu tố căn bản cho một nền văn hóa mới.

Chúng ta cũng biết rằng con người sống trong thiên nhiên phải nương dựa vào thiên nhiên để duy trìn sự sống còn. Tuy nhiên, thiên nhiên có thể tàn sát con người với bão tố, động đất, lụt lội v.v… nhưng con người không thể tiêu diệt được thiên nhiên. Con người đối lập với thiên nhiên, nhưng phải hợp tác với thiên nhiên để sống còn. Con người là một động vật trong vạn vật, nên luật tắc của thiên nhiên chi phối đời sống con người.

Chúng ta biết rằng trong thiên nhiên chỉ có hai luật tắc: Luật tác động một chiều dẫn đến luật đối lập tiêu diệtluật tác động hai chiều dẫn đến luật đối lập thống nhất. Con người đã sử dụng luật mạnh được yếu thua hay cá lớn nuốt cá bé, nghĩa là con người đã theo luật tác động một chiều với luật đối lập tiêu diệt nên loài người chỉ thấy chiến tranh và chiến tranh liên miên. Như vậy, muốn xây dựng hòa bình, con người chỉ có cách duy nhất là theo luật đối lập thống nhất. Tuy nhiên, luật tắc trong thiên nhiên cần có sự điều chỉnh khi chuyển sang xã hội nhân loại.

Con người khi đã chuyển hóa tâm thức thì nhân tính sẽ làm chủ tư duy và hành động. Trong cuộc giao dịch về văn hóa, chính trị và kinh tế giữa người với người (tác động hai chiều), con người phải tỏ ra thành tâm thiện chí khi giao dịch, phải tôn trọng lẫn nhau trong tinh thần bình đẳng (không cậy mạnh để ăn hiếp yếu) san bằng những dị biệt để thống nhất tư tưởng, rồi thống nhất hành động (đối lập thống nhất). Sau đók phải có sự phân công rõ ràng để đôi bên cùng có lợi (người được lợi điều này thì phải chịu thiệt thòi điều khác để đối phương hưởng lợi), rồi hợp tác để cùng nhau hành động sao cho đem lại hạnh phúc cho cả đôi bên. Như vậy con người phải tuân theo 3 qui luật:

1. Tác động hai chiều

2. Đối lập thống nhất

3. Phân công, hợp tác.

(Với hàm ý: thành tâm thiện chí, tinh thần bình đẳng để mưu cầu hạnh phúc cho cả đôi bên).

Một nền văn hóa mới dựa trên nền tảng triết học mà căn bản là 3 qui luật trên, sẽ đưa nhân loại đến một nền văn minh mới là nền văn minh nhân bản, lấy con người làm gốc (nhân bản) với yếu tố nhân chủ (con người làm chủ chính mình) để phát huy nhân tính (tính tốt, loại bỏ tính xấu). Thế giới sẽ đi đến hòa bình, con người sẽ tìm được hạnh phúc trong một xã hội thanh bình, thịnh vượng.

V. Thế Giới Chuyển Mình

Nền văn minh nhân bản là viễn ảnh của thế giới tương lai. Để tiến tới tương lai tươi đẹp đó, các nhà lãnh đạo đất nước phải hành động như thế nào?

Thực tại cho thấy sau cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, ba nước Đức, Ý, Nhật đã loại bỏ chế độ Phát Xít và đã chuyển mình để tiến tới một chế độ tốt đẹp ngõ hầu đẹm lại thịnh vượng cho quốc gia và hạnh phúc cho dân chúng. Năm sáu chục năm đã trôi qua, họ chưa đạt được ý muốn. Tại sao vậy?

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, ba nước Đức, Ý, Nhật đã phục hồi dần dần sinh lực để trở thành cường quốc kinh tế. Tuy nhiên, về chính trị, nhà cầm quyền vẫn chưa dứt khoát tư tưởng. Một số lớn chính khách và dân chúng vẫn còn luyến tiếc thời cường thịnh của đất nước. Họ chưa có quyết tâm từ bỏ tư tưởng “khuynh loát các nước khác“. Họ ở trong trưởng hợp “bỏ thì thương mà vương thì tội“. Tim óc họ vẫn còn bị ám ảnh bởi thời đất nước tung hoành trên thế giới, đã làm “chủ nhân ông“ gần phân nửa nhân loại, rồi ôm hận thành kẻ thua trận. Sự vươn lên sau cuộc thảm bại đắng cay luôn luôn ám ảnh đầu óc họ. Nhà cầm quyền chưa dám dứt khoát trút bỏ thú tính để chuyển sang nhân tính. Vì vậy, trong nước mới còn những đảng “Tân Phát Xít“, “Tân Quốc Xã“. Nhóm “trọc đầu“ với hy vọng trở lại con đường độc tài cũ, họ vẫn nuối tiếc chế độ cũ nên chưa có quyết tqâm tiến tới “con đường nhân chủ“. Phải cần một thời gian để họ “giác ngộ“ con đường tất yếu phải đi theo. Họ sẽ thức tỉnh, rồi mới có thể chuyển hóa tâm thức để từ bỏ thú tính, phát huy nhân tính. Đó là lúc tinh thần tự chủ xuất hiện để thực thi tinh thần nhân chủ. Triết học duy lý sẽ dẫy chết, đi vào lịch sử. Nhà cầm quyền mới có được tinh thần nhân chủ để loại bỏ thú tính còn luẩn quẩn trong đầu óc họ, để quyết tâm phát huy nhân tính. Lúc đó, nền văn hóa nhân bản sẽ đưa dân chúng vào con đường mới, để tiến tới nền văn minh nhân bản.

Nga và các nước cựu cộng sản cũng ở trong trạng thái tương tự. Sau khi lý tưởng cộng sản sụp đổ, nhà cầm quyền đi theo tư bản chủ nghĩa. Họ quên rằng tư bản chủ nghĩa đã phát sinh cộng sản chủ nghĩa, nên tư bản chủ nghĩa là chánh đề, cộng sản chủ nghĩa là phản để. Nếu nhà cầm quyền lại theo tư bản coi là tổng hợp đề thì một thời gian sau, tư bản lại là chánh đề, rồi lại có phản đề là cộng sản. Cái vòng lẩn quẩn đó không bao giờ chấm dứt. Thực tại cho chúng ta thấy nhà cầm quyền thực thi tư bản chủ nghĩa một thời gian, các cuộc bầu cử đã đưa các cựu đảng viên Cộng sản trở lại chính quyền, dưới danh xưng mới là đảng Lao Động, đảng Nhân Dân Hành Động v.v… Họ cũng lâm vào trường hợp “bỏ thì thương mà vương thì tội“. Tóm lại, các cựu đảng viên cộng sản chưa dứt khoát từ bỏ tư tưởng cũ, vẫn còn luyến tiếc thời kỳ vàng son đã chinh phục gần nửa thế giới. Họ chưa chuyển hóa tâm thức để dứt bỏ thú tính và phát huy nhân tính. Họ chưa tự chủ được để họ từ bỏ tham vọng, dục vọng. Họ chưa làm chủ được chính mình, vẫn còn làm nô lệ cho tham vọng, dục vọng. Tinh thần nhân chủ còn vắng bóng trong đầu óc họ.

Như vậy, cũng cần một thời gian nữa để cho các cựu cộng sản thức tỉnh. Đường đi tới nhân chủ  còn gian nan, nhưng khi đã giác ngộ, họ sẽ đưa đất nước đến con đường tươi đẹp; họ sẽ tiến tới nền văn minh nhân bản.

Còn thế giới tư bản thì sao? Thế kỷ 21 cũng sẽ đưa con người tư bản chuyển mình để từ bỏ “người bóc lột người“. Dần dần, họ cũng sẽ thức tỉnh để tiến tới một nền văn hóa tươi đẹp, sau đó là nền văn minh nhân bản.

Khi thế giới đã bừng tỉnh, để thực thi nhân bản, nhân tính, nhân chủ và theo 3 qui luật tác động hai chiều, đối lập thống  nhất và phân công hợp tác (với thành tâm thiện chí, tinh thần bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc cho cả mọi người) thì cấu trúc xã hội sẽ đương nhiên thay đổi từ cấu trúc Kim Tự Tháp hiện thời sang cấu trúc Hạch Tâm Thể.

Trên trường quốc tế, cấu trúc Kim Tự Tháp đưa các nước mạnh (cường quốc) ngự trị trên đỉnh, còn các nước nhỏ yếu (nhược tiểu quốc) ở đáy. Người tàn sát người, áp bức người, bóc lột người là kết quả của cấu trúc Kim Tự Tháp.

Thế nào là cấu trúc Hạch TâmThể?

Chúng ta biết rằng một nguyên tử có các điện tử dương, điện tử âm, điện tử trung hòa. Các điện tử lưu động rất tự do, nhưng rất cơ cấu trên các quỹ đạo nhất định, có kỷ luật để không bao giờ va chạm nhau. Các điện tử lưu động trên quỹ đạo, chung quanh hạch tâm của nguyên tử. Đó là cấu trúc hạch tâm thể.

Trong vũ trụ bao la, chúng ta thấy các hành tinh như Hỏa tinh, Địa cầu, Mộc tinh v.v… quay trên quỹ đạo, chung quanh trung tâm là mặt trời. Các hành tinh lưu động rất tự do, nhưng trong kỷ luật, không có cuộc “xé rào“ để va chạm nhau mà vỡ tan tành. Tất cả các hành tinh đều tồn tại nhờ cấu trúc hạch tâm thể.

Còn xã hội nhân loại thì sao?

Thực tại cho thấy xã hội nhân loại có nền tảng của gia đình tại Đông phương và cá nhân tại Tây phương. Dù theo cá nhân chủ nghĩa, con người vẫn phải sống trong gia đình, ngõ loại bỏ tính ích kỷ (thú tính) luôn luôn kèm đi kèm với cá nhân. Do đó, gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với con người.

Một gia đình phải có ít nhất hai người là một cặp vợ chồng, sau đó có thể thêm các con cái. Cha mẹ và con cái hợp thành tiểu gia đình. Lớn hơn nữa là đại gia đình gồm có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh chị em và con cái, cháu chắt v.v… Chúng ta có thể coi gia đình là một bản vị có các thành phần là cha mẹ và con cái (tiểu gia đình). Mỗi thành phần trong gia đình là một bản vị, có những cá tính riêng biệt; giờ đây lại thuộc một bản vị lớn hơn, nên mỗi người đảm nhận một trách vụ đối với gia đình. Ta gọi mỗi người đó là một cơ năng của bản vị. Mỗi cơ năng có trách nhiệm bảo vệ, củng cố gia đình, hợp tác với nhau để đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người trong gia đình, không thể vì quyền lợi của người này mà làm hại đến người khác trong gia đình.

Bản vị và cơ năng hỗ trợ nhau để tồn tại và phát triển. Cha mẹ và con cái phải có sự phân công rõ rệt và hợp tác trong hành động, mới tránh được sự mâu thuẫn phát sinh ra trong gia đình với bất cứ lý do nào. Sự mâu thuẫn đó làm gia đình mất ổn định. Gia đình sẽ sống trong lục đục, buồn nản và dễ tan rã. Cha mẹ làm tròn bổn phận của cha mẹ; vợ chồng làm tròn bổn phận của vợ chồng; con cái làm tròn bổn phận của con cái. Có việc gì khó khăn trong gia đình, tất cả mọi người cùng nhau thảo luận. Ai nấy đều coi mình chỉ là một cơ năng trong bản vị gia đình mà hành động sao cho phù hợp với trung tâm bản vị nghĩa là đem lại hạnh phúc cho gia đình. Cha mẹ có ý kiến của cha mẹ; con cái có ý kiến của con cái. Ý kiến của cha mẹ cũng như của con cái có thể đúng, có thể sai. Cha mẹ không nên lấy uy quyền của cha mẹ mà ép buộc con cái luôn luôn phải theo ý kiến của mình, có khi cổ hủ lạc hậu. Ngược lại, con cái cũng không nên  cậy mình tài cao, học rộng, là con người tiến bộ mà nhất quyết bác bỏ mọi ý kiến của cha mẹ vì đinh ninh rằng cha mẹ lạc hậu, không theo kịp thời thế.

Mọi việc khó khăn trong gia đình đều nên đem ra thảo luận giữa các cơ năng, mọi người đều bình đẳng trong việc phát biểu ý kiến. Con cái có thể trung thực bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc thảo luận, nhưng không vì thế mà con cái kém phần nhã nhặn, lễ độ, coi cha mẹ như ngang hàng rồi sinh ra bất kính đối với cha mẹ; còn cha mẹ cũng không nên ỷ thế mà nạt nộ, ức chế con cái, bắt buộc con cái lúc nào cũng phải tuân theo ý kiến của mình. Cuộc thảo luận phải được thẳng thắn, công bằng và kết thúc trong tình tương thân tương ái. Có như thế mới tránh được vấn nạn về “hai, ba thế hệ“, về “già hay trẻ“, về “lạc hậu và tân tiến“.

Tổ chức gia đình như vậy tương tự cấu trúc của một nguyên tử, cho nên ta gọi là gia đình hạch tâm. Các gia đình hạch tâm là nền tảng của xã hội dân tộc thì quốc gia đó đã thực hiện được xã hội hạch tâm. Nhà cầm quyền và dân chúng sẽ không còn xa cách nhau nữa: đó là hai cơ năng của xã hội hạch tâm, nên xã hội có đầy đủ ba yếu tố Nhân Bản, Nhân Tính, Nhân Chủ. Dân chúng sẽ sống trong một xã hội thanh bình.

Trên thế giới, các nước lớn mạnh  hay các nước nhỏ yếu chỉ là cơ năng của bản vị nhân loại, nên sẽ giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến, cùng thịnh vượng. Dân chúng thế giới có cuộc sống tươi vui, hạnh phúc trong một thế giới thanh bình.

Tất cả các quốc gia đều đạt được nền văn minh nhân bản. Nhân loại sẽ bước vào thời kỳ ổn định.

© Đào Văn Dương

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Dịch và nền văn minh nhân bản”

  1. VM says:

    Tôi cảm thấy đây là kiểu suy luận “thập cẩm” – trong đó tác giả sử dụng mọi ví dụ một cách vô cùng dễ dãi, vô cùng tùy tiện, chỉ nhằm minh họa cho suy nghĩ cá nhân của mình.

    Xã hội loài người sẽ chuyển mình thế nào không phụ thuộc vào mong ước hay phán đoán của bất cứ ai, mà phụ thuộc vào các vận động khác nhau trong đó, mà được vận hành bởi các nhóm người, theo các toan tính khác nhau và vì những mục tiêu khác nhau.

    Ảnh hưởng của văn hóa, triết học Đông Phương lên toàn thế giới do đó cũng phục thuộc vào khả năng sử dụng văn hóa và triết học đó trong việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhân loại: như về mặt hưởng thụ, giải thoát tinh thần, sáng tạo của cải vật chất, hay quản lý xã hội.

    Liệu tác giả có quan tâm đến khả năng ứng dụng thực sự của Dịch trong việc đáp ứng các nhu cầu trước mắt và lâu dài của loài người không? Nếu không có nhiều, khó có thể nói Dịch sẽ ảnh hưởng đến nền văn minh tương lai của loài người.

  2. maison says:

    Người thanh niên có tên Thái Dịch Lý Đông A vào thập niên 1940-1950 đã có lý tưởng lập nên chủ thuyết Nhân Chủ để đối lại với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản

  3. D.Nhật Lệ says:

    Ông Đào Văn Dương phải chăng là tác giả bộ sách Toán (+Nguyễn Đức Kim) thời VNCH.trước 1975 ?
    Nếu thế thi xin chúc thầy nhiều sức khoẻ để sống thọ (dù tôi chưa học với thầy 1 giờ nào) !
    Tôi thiết nghĩ bài viết này có những nhận định vào loại lý tưởng nhất,nghĩa là có thể áp dụng cho một
    thế giới gồm thánh nhân,bậc chân tu hay người đạo đức bẩm sinh hoặc rèn luyện (mà thành).Hay nói khác đi,đó là một thế giới SẼ có,chứ không phải một thế giới ĐÃ và ĐANG có.
    Từ ngàn xưa,không những các bậc đại thánh mà các triết gia vĩ đại cũng đã nghiệm ra rằng tham sân
    si là bản tính không thể tách rời của con người.Muốn tu thân thành thánh thì mỗi con người bắt buộc
    phải vượt lên 3 mối họa này.Căn cứ vào nguyên lý Âm-Dương trên kia thì cặp đối lập Thánh-Qủy có
    hiện diện song hành trên đời cũng là điều tất nhiên,hợp lý đúng quy luật của Dịch,Vận động vậy.
    (Nếu tôi nhớ không lầm thì triềt gia Heidegger là người phò chủ nghĩa phát xít Hitler).

Leave a Reply to maison

Loading...