WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị

Chế độ chính trị là thể chế chính trị của một nước. Đó là khi một lực lượng chính trị nào đó đã lên cầm quyền trong cả nước và thiết lập ra một chính phủ nhất định. Chính phủ đó quyết định chế độ chính trị trong nước đó như thế nào, đó là thể chế chính trị của nước đó. Điều này trong lịch sử từ trước đến nay đã có sự khác nhau giữa chế độ quân chủ và chế độ cộng hòa, giữa chế độ tư sản và chế độ cộng sản. Đó là điều rất rõ ràng hiện nay trên thế giới mọi người đều đã biết, không có gì cần phải úp mở hoặc che đậy được nữa. Vấn đề là tùy theo một hoàn cảnh hay điều kiện thực tế xã hội cụ thể mà người ta buộc phải giải thích, hay buộc phải nghe sự giải thích theo cách như thế nào đó nhằm cho dễ nghe, hoặc để có thể được lọt tai ra sao thôi.

Nói khác đi, trong thời quân chủ, triều đại nào lên do dẹp yên được loạn lạc bờ cõi, do lật đổ được triều đại cũ trước đó, do giải phóng được ách ngoại xâm, vậy là khai sinh ra triều đại mới, trở thành vị vua hay vị hoàng đế mới. Tất nhiên quân chủ là cha truyền con nối, có khi triều đại kéo dài nhiều trăm năm, lúc hưng, lúc phế, có khi bị mất ngôi nhiều lúc lãng xẹt, và chuyển sang triều chính khác có thể tệ hơn, hoặc có khi cũng tốt hơn. Đã là quân chủ thì quyền thuộc vua mà không thuộc nhân dân, đó là quyền cá nhân mà không thể nào tập thể, bởi một nước không thể một ngày không có vua, và một nước cũng không thể cùng lúc có nhiều vua. Chế độ quân chủ tất nhiên cũng là chế độ độc tài, nhưng đó là độc tài cá nhân, ý vua là “ý trời”, không bất kỳ thần dân nào có thể đi ngược hay xâm hại đến được, cho rằng nó có thể phi lý ra sao. Tất nhiên người ta cũng có thể đặt ra các cơ quan hoặc cá nhân can gián vua, đó là các chức quan gián nghị đại phu ngày xưa mà ai ai cũng biết.

Nhưng tới khi xuất hiện định chế dân chủ thì mọi việc đã hoàn toàn khác. Quyền chính trong cả nước không thuộc về vua kiểu cha truyền con nối nữa, mà thuộc về toàn dân. Chính nhân dân đi bầu trực tiếp, tự do lựa chọn ra người đứng đầu đất nước để lãnh đạo mình. Ngoài ra, dân cũng bầu đại biểu Quốc hội để soạn thảo Hiến pháp, gọi là Quốc hội lập hiến. Có Hiến pháp, tức luật mẹ, luật cơ bản xong, thì hoặc Quốc hội lập hiến được chuyển qua, hoặc được bầu mới một Quốc hội lập pháp khác để làm ra pháp luật pháp nói chung, và cũng là cơ quan thường xuyên đại biểu cho dân. Cũng từ Quốc hội mà lập ra ngành Tòa án độc lập, tức là ngành tư pháp. Vậy đã có sự phân biệt ba quyền cơ bản, hay tam quyền phân lập theo kiểu dân chủ, đó là Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp như trên đây đã thấy. Đại để cả ba cơ quan này độc lập nhau, cùng là đại diện cho dân, nhưng có nguồn gốc bình đẳng nhau, nhằm để kiểm soát, hỗ trợ cùng nhau nhưng không thể xen lấn hoặc thay thế lẫn nhau. Ý nghĩa trên hoàn toàn là ý nghĩa khách quan, khoa học, vốn đã được thiết lập ngay từ đầu trong những nhà nước dân chủ tư sản sau khi phế truất được chế độ quân chủ chuyên chế. Do vậy các chế độ quân chủ đại nghị về sau cũng không đi ra ngoài nguyên tắc này, và nhà vua trong các nước đó cũng chỉ mang tính chất tượng trưng mà không còn uy quyền thực tế.

Song tới khi cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 xảy ra ở Nga, nhà nước Liên bang Xô viết hay Liên xô thành lập, thực hành theo học thuyết Mác, có nghĩa nhà nước theo chuyên chính vô sản, thì sự việc lại một lần nữa được đổi khác. Trong ý nghĩa tiến tới một xã hội cộng sản, mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa, thì nguyên tắc mới đảng cộng sản lãnh đạo lại trở thành nguyên tắc cốt cán. Có nghĩa khái niệm nhà nước tư sản với nguyên lý tam quyền phân lập bị loại bỏ. Cả ba quyền đó thật sự bây giờ chỉ được tập trung vào một xuất phát điểm duy nhất, đó là đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện. Vì nếu không làm như thế thì không tiến tới xã hội vô sản để đi lên xã hội cộng sản trong tương lai được, chỉ là một nguyên tắc đương nhiên. Đây là điều đã từng có suốt trong thời kỳ tồn tại của Liên xô và khối Đông Âu cũ trước đây, cũng như ở các nước Xã hội chủ nghĩa, tức những nước cộng sản khác. Nền dân chủ sau gọi là nền dân chủ nhân dân, hay nói khác là nguyên lý dân chủ tập trung, trong đảng cộng sản cũng như trong toàn xã hội, có nghĩa nó là một yêu cầu của chuyên chính vô sản theo ý nghĩa khách quan, và thật sự điều này cũng không có gì để phải cải chính hoặc thảo luận cả. Bởi vì nó là nguyên tắc phải có, cho tới khi hệ thống ý thức hệ theo lý thuyết của Mác trên toàn thế giới trong quá khứ đã hoàn toàn chuyển biến qua các sự kiện thực tế xảy ra mà nay ai cũng biết.

Trong tính cách ý nghĩa chính trị của các chính thể hay chế độ chính trị cơ bản qua thực tế lịch sử đã có như thế, việc hình thức các cờ xí phải cùng đi theo như thế nào cũng là điều hoàn toàn khách quan, hiển nhiên, không có gì phải thắc mắc. Thời quân chủ, cờ xí đó là cờ xí phong kiến, chỉ do nhà vua được toàn quyền lựa chọn. Thời cộng hòa hay dân chủ tư sản, cờ xí đó tất nhiên là cờ phải được toàn thể nhân dân đồng ý qua các cơ quan tối cao đại diện cho họ quyết định. Đến thời cách mạng vô sản, tất nhiên cờ chính thức phải do đảng cách mạng, tức đảng cộng sản quyết định. Bởi lá cờ phải mang ý nghĩa cách mạng. Cờ của đảng dĩ nhiên là cờ búa liềm màu vàng trên nền màu đỏ, được hiểu như nó tượng trưng cho giai cấp công nhân và nông dân, trên nền tảng đấu tranh giai cấp của cách mạng. Điều này là thống nhất trong phong trào cộng sản quốc tế. Còn cờ quốc gia hay cờ nước, dĩ nhiên cũng phải có nền màu đỏ và hình thức ngôi sao nào đó, tùy theo sự lựa chọn đặc thù riêng, nhưng nói chung nó phải gần phần nào với cờ đảng như là một ý chí xuyên suốt và thống nhất.

Ngược lại với những điều trên, cờ của các quốc gia không cộng sản, tức các nước cộng hòa hay dân chủ tư sản, thì không liên quan gì đến ngôi sao và nền đỏ cả. Đó chỉ là những màu cờ lựa chọn theo truyền thống lịch sử nào đó của các nước đó một cách tự nhiên. Như cờ ba màu của Pháp, cờ ba màu của Nga hiện nay, cờ của Anh, của Mỹ, của cả hàng trăm nước khác nhau trên toàn thế giới hiện có, kể cả cờ của miền Nam cũ trước đây là cờ vàng ba sọc đỏ mà ai từng sống ở miền Nam trước năm 1975 đều biết. Nên nói cho cùng lại, cờ ngoài ý nghĩa tượng trưng cho những xu hướng chính trị nào đó, các đảng phái hay lực lượng chính trị nào đó, ở trong những đất nước đã có chính quyền, nó còn tượng trưng cho chính quyền, hay ngay cả nó tượng trưng trong hiện tại cho chính quốc gia đó. Tất nhiên khi còn đấu tranh giành chính quyền, cờ chỉ là cờ của các khuynh hướng chính trị nhất định. Nhưng khi một lực lượng chính trị nào đó đã lên cầm quyền một cách chính thức hoặc qua một cuộc cách mạng nhất định, để lập nên một thể chế mới, thường người ta cũng có khuynh hướng vận động đưa ngọn cờ đó hay ngọn cờ mới thích hợp thành ra một quốc kỳ mới.

Cho nên, ý niệm ‘cờ xí’ chỉ là ngôn ngữ bình dân nói cho vui. Nhưng trên tinh thần nghiêm chỉnh, phải nói là cờ, hay quốc kỳ, nếu nói một cách chính thức đối với một chế độ chính trị hay quốc gia nào đó. Dĩ nhiên, chế độ chính trị và quốc gia hay đất nước, là hoàn toàn khác nhau. Bởi quốc gia, dân tộc thì mãi mãi trường tồn theo thời gian, như là điều gì thiêng liêng nhất mà những người cùng dòng máu, cùng nguồn gốc đều luôn luôn nghiêm cẩn hướng đến. Trong khi đó các khuynh hướng chính trị, các chế độ hay chính thể, thật ra có khi chỉ nhất thời, cho dù có thể tồn tại trong các thời gian dài nhưng không bao giờ bao trùm cả toàn bộ lịch sử. Bởi vậy, cả quốc hiệu, quốc ca, quốc kỳ, luôn luôn có thể đổi thay theo thời cuộc, theo các thời kỳ lịch sử khác nhau, mà dân tộc, đất nước thì luôn luôn chỉ là một. Quốc kỳ là hồn của đất nước, đó là nói một cách tương đối, ít ra cũng trong những thời kỳ, giai đoạn lịch sử ngắn hay dài nào đó, nên quốc kỳ qua lịch sử có thể thay đổi, còn đất nước, dân tộc thì qua lịch sử vẫn mãi mãi gần như nguyên xi, bất biến, tức cứ mãi mãi trường tồn.

Nói như thế, để thấy rằng lá cờ hay quốc kỳ của một nước không phải là điều đáng để cợt nhã hoặc xem thường nếu là một người nghiêm túc. Thường trong những cuộc biểu tình chống nước ngoài, hay xảy ra những chuyện đốt cờ, như đốt cờ Mỹ chẳng hạn ở một số nơi, đó cũng chỉ là chuyện nhất thời. Nhưng xứ Mỹ là xứ tự do, người ta không đặt thành vấn đề người dân sử dụng quốc kỳ trong đời sống thường ngày ra sao, miễn là không có ác ý hay tà ý, cũng như không quá hoàn toàn phi lý. Nhưng điều này ở những nước khác thường là điều cấm kỵ. Nói cách mở rộng hơn, cờ hay quốc kỳ của bất kỳ nước nào, chế độ nào, cũng đều gắn liền với sự tôn kính, lòng tự trọng, tình cảm, cảm xúc, những kỷ niệm, thậm chí cả mồ hôi, nước mắt, cả xương máu của những người liên quan trong đó. Cho nên, trừ khi trong chiến tranh, đoạt cờ chém tướng, xé rách, bắn gục cờ của đối phương giữa trận tiền là điều khác. Nhưng khi cuộc chiến đã tàn, hay khi hòa bình đã có, việc không nên xúc phạm vô lối đến những kỷ vật riêng thiêng liêng của người khác, là điều mà bất kỳ người có văn hóa, có giáo dục nào cũng đều phải tránh. Đó là ý thức nhân văn lành mạnh, cần thiết và tốt đẹp. Bất kỳ lá cờ nào đã từng tồn tại chính thức trong lịch sử, thật sự nó đều có linh hồn, đó là linh hồn của những người đã từng xả thân, đã từng chết thật bụng vì nó.

Có người nói lá cờ vàng ba sọc đỏ trước đây ở miền Nam, coi như Quốc kỳ của miền Nam, vốn đã có từ năm 1890, được vua Thành Thái đã thông qua một nghị định để thay đổi lá cờ với các ký tự Trung Quốc bằng một lá cờ mới. Nó được gọi là Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920. Về sau vào cuối triều Nguyễn, khi vua Bảo Đại chưa thoái vị đã sử dụng lại, tiếp đó là chính phủ Trần Trọng Kim, rồi tới nền cộng hòa cũ của miền Nam vẫn sử dụng chính thức lá cờ này. Nếu ý kiến này là có cơ sở khách quan, bất kỳ người nào có ý hướng nghiên cứu lịch sử cũng cần tìm hiểu để xác nhận chính xác mọi dữ liệu lịch sử liên quan thực tế của nó cụ thể ra sao. Nhưng điều này thật sự cũng chỉ còn mang ý nghĩa quá khứ, ít ra cũng ở trong nước hiện nay. Vì thực sự trong nước hiện nay, cờ chính thức của cả nước cũng như trên quốc tế, là lá cờ đỏ sao vàng như nói trên, không ai có thể phủ nhận được. Bởi về mặt chính trị, Quốc kỳ thường đi liền với chế độ, với tính cách pháp lý nhất định của chính thể đó, thì chỉ trừ những người nào chống đối lại chế độ và ở bên ngoài lãnh thổ mới có thể không kể đến nó, cho dầu nước nào, thời nào, và ở đâu cũng vậy.

Vì thế, khách quan mà nói, nếu cho cờ vàng ba sọc đỏ ở miền Nam cũ là cờ “ngụy”, và không hề có ai thực bụng hoặc đã quyết tâm đổ máu vì nó, là hoàn toàn không đúng. Cũng như cho cờ đỏ sao vàng chỉ là cờ cộng sản và trong thực tế không có ai đã đổ máu hay quyết tâm sinh tử vì nó như một lý tưởng yêu nước thật sự, cũng hoàn toàn không đúng. Bởi vì, bất kỳ cuộc chiến nào, cho dù ý nghĩa ra sao, kể cả những cuộc chiến có phần nào đó nồi da xáo thịt, thì những ý nghĩa tuyên truyền chính trị, các mệnh lệnh một chiều hay khắc nghiệt, vô tình, không phải không có. Còn những người buộc phải chấp hành theo điều đó trong mọi tình huống hay tính cách khác nhau thế nào, có ý thức hay không có ý thức, tự chủ hay không tự chủ, bó buộc hoặc tự nguyện, hoàn toàn là những ý nghĩa chỉ trong thâm tâm họ biết mà những người bên ngoài, cho dầu ở khía cạnh hay góc độ nào thật sự cũng khó hoàn toàn biết rõ. Thế cho nên, ý nghĩa khách quan, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa nhân văn, đạo đức, vẫn là những ý nghĩa thật sự sâu sắc hơn mọi cái bên ngoài, cho dù nó được biểu tượng hoặc ca ngợi ra sao đều thực chất cũng chỉ là bề ngoài hay hình thức.

Cho nên đó cũng chính là ý nghĩa của sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thực lòng ngày nay, mà nếu muốn hay cần thiết mọi người đều có thể hướng tới. Bởi vì chỉ cần một trong hai bên nào đó không thật lòng, không có mục đích đúng đắn thật sự, mọi sự hòa giải hòa hợp đều không thực hiện được, chỉ là bề ngoài, hoặc thực chất, thật sự cũng chỉ là không cần thiết. Bài này sở dĩ được viết ra không phải hoàn toàn ngẫu hứng, mà thực chất trên mạng điện tử hiện nay, dường như đang có rất nhiều các ý kiến khác nhau đang rất sôi nổi đề cập đến các lá cờ theo kiểu của một cách thượng vàng hạ cám. Nên nói cho cùng lại, về mặt lịch sử cũng như về mặt pháp lý thực tế, hiện thời lá cờ vàng ba sọc đỏ không mang ý nghĩa hợp pháp trong nước, tức trong lãnh thổ quốc nội, còn ở ngoài nước, nó có thể liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, hoàn toàn tùy nghi và được tự do sử dụng, lại là chuyện khác. Ngay cả như cờ của MTDT GPMN cũ, tức chỉ là một nửa lá cờ của miền Bắc, thì nay cũng hoàn toàn không còn mang ý nghĩa gì. Điều này cũng chính là ý nghĩa pháp lý của vấn đề. Có nghĩa sự hợp pháp hay không hợp pháp là đối với nền pháp luật trong quốc nội hiện hữu, cho dù đó là bất kỳ quốc gia nào. Còn mọi toan tính khác nhau, điều đó chỉ là ý nghĩa chính trị, và cũng không còn là ý nghĩa pháp lý, tức không mang tính chất hợp pháp nữa, khi chống lại nhà nước, ít nhất cũng là đối với chính quyền, tức là Chính phủ đang cầm quyền, đó lại là chuyện khác. Bởi thực chất, về mặt pháp lý trong nước, VNCH ngày nay không còn tồn tại nữa, ít ra cũng đã 36 năm rồi, điều đó hoàn toàn là một thực tế, không thể nào nói khác đi hay chối cãi được.

Saigòn, 08/03/2011

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

57 Phản hồi cho “Về vấn đề cờ xí và chế độ chính trị”

  1. tô huy cơ says:

    Lá cờ , từ nhỏ tôi đã nghe các cụ nói …Long ( cờ long tỉnh của triêù Nguyễn , Ly ( cờ quẻ ly của chính phủ Trần trọng Kim), Qui ( cờ đỏ sao vàng của việt cộng ), Phượng ( là cờ tương lai của Việt Nam ) . Hôì bị tù ở trại Phong quang ( 1973 – 1976 ) tôi gập anh Hoan ( ngươì khi ở toán mộc có lúc cầm dùi đục dọa quản giáo tên Tý ) , anh âý có lơì bàn đánh giá bộ mặt thật của các cá nhân lãnh đạo đcs VN và cũng bàn về lá cờ các nước trên thế giơí rất hay . Về lá cờ vàng , anh Hoan nói sẽ thua lá cờ đỏ ! còn lá cờ đỏ sẽ bị thay thế bởi lá cờ phương . Tôi cũng hay suy nghĩ về lá cờ phượng sẽ như thế nào mặc dù tôi chẳng là nhà chính trị và cũng chẳng bao giờ có mưu toan gì về chính trị . Nói như hòa thượng Thích quản Độ , chỉ là có thái độ chính trị mà thôi … tôi ghét các lãnh đạo cs , họ thao túng đảng của họ , lập ra cơ chế độc tài , cai trị đất nước rất vô lương tâm …thế thôi . Tìm hiểu lịch sử về lá cờ tôi mới thấy buồn cho nhà Nguyễn , nếu Gia Long nhìn xa như vua Thái Lan thì cơ hội thoát khỏi tư duy đại Hán còn trước Minh Trị Tiên hoàng một hoa giáp , nền văn minh phương tây mà Pháp đại diện sẽ nở rộ ở Đông nam á , TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI sẽ là nền tảng của cộng đồng Việt Nam , lá cờ XANH ( da trời – biểu tượng của TỰ DO ) TRẮNG ( bình đăng ) ĐỎ ( bác ái ) đã phất phới trên bầu trời VN hai thế kỷ trước rồi !.Đâu đất nước bây giờ rơi vào thảm họa cs đớn đau biết bao. Bây giờ về già rạo bước chân buồn trên phố phường Hà nội , đôi khi …” Dừng chân đứng lại , trời mây nước . Một mảnh tình riêng ta với ta !.”

  2. Tiếng Vọng Đêm says:

    Bài chủ viết khá hay, nhưng phần đối thoại bên dưới thì cách dùng văn của ông Võ Hưng Thanh hơi lạ, chắc hai người chỉ là trùng tên, không phải là một?

    • Võ Hưng Thanh says:

      TRẢ LỜI ÔNG TIẾNG VỌNG ĐÊM

      Văn như lụa óng trên đời
      Thơ như mây nỏn mượt mà trên không
      Cớ sao lại giống đạn đồng
      Ấy vì tự vệ tấn công lại người
      Người đánh trước ta sao im được
      Chụp phủ đầu buộc nó lặng thinh
      Ai ơi chớ có bất bình
      Nói xiêng nói xỏ mất tình làng quê !

      VHT

Phản hồi