WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Internet đi vào chúng ta như thế nào

Ở một mức độ nào đó chúng ta phải cần đến những cái này là đúng, vì chúng ta nghĩ là đúng quá nhiều loại sự vật khác nhau. Chúng ta trải nghiệm cái cảm giác đứt gãy này sâu sắc đến mức chúng ta đổ cho máy móc mà, nếu nhìn lại quá khứ một cách vô tư, dường như máy móc rất khó có thể gây ra. Có câu châm ngôn rằng, nếu bạn có cái búa, tất cả những gì bạn trông thấy đều là đinh cả; và, nếu bạn nghĩ thế giới đang bị vỡ ra, thì mọi máy móc giống như cái búa đã đập vỡ nó.

Chính là một trực giác thuộc loại này đã làm chuyển động phái cuối cùng, phái “Mãi-mãi như-đã-là” khi họ xem xét thời đại kỹ thuật số mới. Một cảm giác quá tải đến chóng mặt là kinh nghiệm trung tâm của cái hiện đại, họ nói; tại mọi thời điểm máy móc tạo nên những mạch mới để kết nối và lưu thông, có vẻ rõ ràng như những con tem bưu điện làm cho các nhà khoa học thế kỷ mười tám cộng tác được với nhau qua thư từ, hoặc cũng ham cái mới như Wi-Fi kết nối không dây giúp cho một cậu học sinh mười sáu tuổi ở New York theo học một ông thầy ở Bangalore. Những bối rối mới của chúng ta chỉ là những bối rối cũ mà thôi.

Trong số những người theo phái “Mãi-mãi như-đã-là” nhà sử học Ann Blair ở Harvard có lẽ là người có tham vọng nhất. Trong cuốn “Phải Biết Quá Nhiều: Xử lý Thông tin Học thuật trước thời Hiện đại” của bà, bà đưa ra một luận điểm rằng những gì chúng ta sắp đi qua thì những người khác đã đi qua từ lâu rồi. Chống lại lịch sử có tính biếm họa của Shirky hay Tooby; Blair biện luận rằng cái cảm giác “quá tải thông tin” không phải là hậu quả của Gutenberg mà đã có trước khi có máy in. Bà muốn chúng ta xem lại “cái cố gắng giảm thiểu quan hệ nhân quả phức tạp đằng sau cuộc chuyển đổi từ Phục hưng sang Khai sáng sang đến tác động của một công nghệ hay một hệ tư tưởng nào đó.” Dù sao, cuộc cách mạng đó chủ yếu không phải về in ấn mà về giấy: “Trong giai đoạn cuối Thời Trung Cổ, nhờ có việc sử dụng giấy cùng với việc mở rộng số người đọc bên ngoài bối cảnh tu viện và học đường, việc sản xuất ra các bản thảo tăng nhanh đến sửng sốt.” Đối với vấn đề này, trí óc của chúng ta thay đổi do sách vở ít hơn do danh mục những sách bị cấm. Những hoạt động dường như hoàn toàn thế kỷ hai mươi mốt bắt đầu khi người ta cắt dán từ bản thảo này sang bản thảo khác, tạo nên những tin tức kết hợp trong những bản tóm tắt, chuyển quanh précit. Những “công cụ tìm kiếm hiện đại ban đầu” buộc phải xuất hiện: danh sách tác tài liệu thẩm quyền, danh sách các đề mục.

Mọi người than phiền về những gì các công nghệ thông tin mới làm cho trí óc chúng ta. Mọi người nói rằng những trận lụt sách tạo ra sự bồn chồn không yên, làm đứt quãng chú ý. Mọi người than phiền rằng những cuốn sách mỏng và những bài thơ đang làm hỏng khả năng tập trung của trẻ, rằng những cuốn sách lớn làm bằng tay bị bỏ qua, bị quét qua một bên bởi các tác phẩm in, như Erasmus nói: “là ngu, dốt, ác, bôi nhọ, điên.” Người đọc tham khảo một cái thẻ danh mục trong thư viện đang sống một cuộc cách mạng cũng quan trọng, và cũng m,ất phương hướng như chúng ta. Danh mục sách là công cụ tìm kiếm của thời nó, và cần được giải thích tỉ mỉ đối với những người tìm kiếm bị lúng túng – như, trong vấn đề này, ý tưởng giống-Hemione về “tra cứu” đã làm. Việc cần thiết và khó chịu kỳ quặc này- xem xét toàn diện của nhiều cuốn sách khác nhau về chủ đề liên quan, với sự tối giản cần thiết của các tư tưởng của chúng mà nó yêu cầu, đã có từ khoảng năm 1500, và đã bị kết tội là mất tất cả mọi giá trị. Trong thời kỳ mà nhiều quyển sách lớn, kinh điển mà chúng ta không có thời gian để đọc nữa được viết ra, lời than phiền chủ yếu là không có đủ thời gian để đọc những quyển sách lớn, kinh điển.

Tác phẩm của Blai và Pettegree về quan hệ giữa trí tuệ và máy móc, và sự kết hợp của niềm hân hoan và nỗi thất vọng mà chúng ta tìm thấy trong sự va chạm của chúng, dẫn bạn đến một ý nghĩ rộng lớn hơn: ở bất kỳ thời điểm cho trước nào, chiếc máy tinh vi nhất của ta sẽ được coi như một kiểu mẫu của trí thông minh con người và bất cứ phương tiện truyền thông nào bọn trẻ ưa thích sẽ được nhận dạng như nguyên nhân của sự ngu ngốc của chúng ta. Khi có những khung cửi tự động, trí tuệ giống như một khung cửi tự động, và vì bọn trẻ trong thời kỳ khung cửi tay thích tiểu thuyết, chính những quyển sách rẻ tiền làm trí tuệ của chúng ta xuống cấp. Khi có trao đổi điện thoại, thì trí tuệ giống như một cuộc trao đổi điện thoại, và trong cùng thời kỳ, vì rạp chiếu bóng năm xu[1] ngự trị, điện ảnh làm chúng ta ngu đi. Khi các máy tính lớn[2] xuất hiện và truyền hình là cái mà trẻ con thích, thì trí tuệ giống như một máy tính lớn và truyền hình là động cơ của sự dốt nát của chúng ta. Một số máy móc luôn luôn cho chúng ta thấy Trí Tuệ, một số trò tiêu khiển lấy ra từ máy móc luôn cho chúng ta thấy sự Bất Trí.

Được vũ trang bằng những cái tương đương như thế, Mãi-mãi như-đã-là mỉm cười nhún nhường trước Tốt-hơn Bao-giờ-hết và nói, “Tất nhiên, một số máy móc mới luôn luôn làm hư hỏng mọi thứ. Chúng tôi đã đến đây trước cả rồi.” Nhưng Tốt-hơn Bao-giờ-hết có thể nói lại: “Nếu Internet thật sự làm điều đó thì sao nào?” Người mắc chứng nghi bệnh buồn phiền về cái u nhỏ này hoặc nghi ngờ tàn nhang trên da và chúng ta cười – nhưng sớm hay muộn cái u nhỏ, một chút tàn nhang sẽ thành điều chắc chắn. Thế giới thật sự đang suy tàn. “Ồ, họ luôn luôn nói điều đó về những giống người dã man, nhưng mọi thế hệ có những kẻ dã man của mình, và mọi thế hệ đồng hóa chúng,” một người La Mã khẳng định lại với người khác khi bọn phá hoại[3] đến trước cổng, và việc tiếp theo bạn biết là không có tắm nước nóng hay một cuốn sách tốt cho một nghìn năm nữa.

Và, nếu nó đã luôn là như thế, thì trước hết nó đã làm thế nào để thành như thế? Thế giới kỹ thuật số là mới, và cái được cái mất thật sự của kỷ nguyên Internet là được thấy không phải trong các nơ ron thần kinh đã thay đổi hay trong các phép thử độ thấu cảm, mà trong những thay đổi nhỏ trong tính tình, cuộc sống, cách cư xử, tình cảm mà nó tạo ra – trong cấu trúc của thời đại. Chẳng hạn có một cảm giác đơn giản, ghê sợ trong đó Internet chỉ là một thư viện lớn và không giới hạn mà chúng ta sống ở đó – như thể một người vào ngủ trong những giá sách của trường đại học, xung quanh là những quyển sách về thời sự và luận chiến và các khả năng. Có những mảng sách về xã hội học, sách khoa học, những tập nhạc cũ và những thực đơn. Và bạn có thể vào các phòng tạp chí định kỳ bất cứ lúc nào và đọc những số cũ của New Stateman. Và bạn có thể nói to với một người bạn ở ngăn bên cạnh về các điểm thắng của trận hockey. Để thấy rằng đó ít nhất cũng giống như xả những vở tuồng melo ra khỏi chủ đề đó. Sống trong một thư viện là chuyện kỳ quặc và mới lạ, nhưng thư viện thì không có gì mới lạ và kỳ quặc.

Tuy nhiên chắc chắn rằng có một cái gì bao bọc vừa vặn quanh trí tuệ của bạn thì khác với việc để cho trí tuệ của bạn bao bọc chặt lấy một cái gì đó. Chúng ta đang sống không phải trong thời đại của sự mở rộng trí tuệ mà sống trong thời đại bản ngã lật ngược. Những sự vật bình thường sống trong những chỗ khuất tối hay những góc điên rồ của trí óc chúng ta – ám ảnh tình dục và các lý thuyết âm mưu, những định kiến hoang tưởng và mê tín – thì bây giờ bầy cả ra đó: bạn nhắp chuột một lần thì có thể đọc được về việc khám nghiệm tử thi Kenedy hay kiểu chào Quốc Xã, hay những người Thụy Điển tham gia vào phi vụ hogtied. Nhưng những sự việc trước đây ở bên ngoài và là đối tượng của các quy tắc xã hội về thận trọng và tế nhị – trên hết, sự giao tiếp của chúng ta với người khác – bây giờ dễ dàng tiếp thu, được làm để cảm thấy như tác dụng đơn thuần của xung động bản năng để lại trên chính nó. (Bản thân tôi đã cảm thấy điều này, khi viết không ký tên lên một diễn đàn hockey: thật dễ dàng nói một điều gì đó ghê tởm về Gary Bettman, người cố vấn của N.H.L., với một cảm giác hân hoan vui sướng hơn là với một ý thức tỉnh táo rằng những gì mình đang nói nên làm cho dịu đi bằng một chút sự thật và suy ngẫm). Cái ác ý không giới hạn của bình luận trên Internet là thế đấy: nó không phải là nỗi tức giận mới được xả ra, mà là tất cả những gì chúng ta chợt nghĩ, và trong quá khứ nó luôn luôn được kiềm chế về mặt xã hội nhờ nhìn vào mặt người nghe – thứ âm nhạc quái đản chạy qua đầu óc chúng ta bây giờ được chơi ầm ĩ ở bên ngoài.

Một mạng xã hội khác một cách cơ bản với một giới xã hội, vì chức năng của một giới xã hội là kìm nén những thèm muốn của chúng ta, và của mạng xã hội là mở rộng chúng. Mọi thứ trước đây ở bên trong thì nay ra bên ngoài, một cái nhấp chuột, nhiều thứ trước đây ở bên ngoài thì bây giờ vào bên trong, được cảm nhận trong sự cô đơn. Và như vậy sự thanh thản, sự trầm tĩnh mà chúng ta cảm nhận từ Internet, và là cái mà tất cả phái Tốt hơn Bao giờ hết chứng thực một cách đúng đắn, ít liên quan với việc bị thúc ép bởi những người khác hơn là với việc bị ép bởi lực của đời sống nội tâm của chính bạn. Tắt máy tính của bạn đi, và bản ngã của bạn thôi không còn lồng lên nhiều như thế hay dư dội như thế nữa.

Không phải là cái xấu xa đặc biệt gì của máy móc, mà chính là có sự có mặt của chúng vây bọc xung quanh chúng ta, thúc ép chúng ta. Chỉ cần giảm sự hiện diện của máy móc, sẽ làm nhẹ bớt được rất nhiều những rối loạn. Những điểm nào, đến lượt nó, đến một chi tiết chó-không-sủa-ban-đêm có thể có ý nghĩa. Trong những quyển sách của phái Tốt hơn bao giờ hết truyền hình không phải là bị hạn chế hay bị lờ đi, nó được hoan nghênh. Khi William Power trong “chiếc BlackBery của Hamlet” đã mô tả thỏa thuận mà gia đình anh đã làm để có ngày Chủ nhật không cắm điện máy tính (Unplugged Sunday) anh kể cho chúng ta nghe rằng thỏa thuận “Không màn hình” không bao gồm truyền hình. “Đối với chúng tôi, truyền hình hầu như luôn luôn là một kinh nghiệm chung, một cách đến với nhau thay vì xa rời nhau” (Con làm ơn tắt hộ bố cái máy tính chết tiệt của con đi và vào ngồi xem ti vi cùng với cả nhà” người bố bây giờ kêu lên với thằng con tuổi teen như vậy.

Tuy nhiên mọi điều nói về sự phá hoại “nội tâm” của Internet đã được nói về truyền hình trong nhiều thập niên, và cũng lớn tiếng như vậy. Cuốn “Bốn lý do vứt bỏ truyền hình” của Jerry Mander trong những năm bảy mươi, chống chứng nghiện truyền hình và tính chất phá hoại của nó đối với đời sống nội tâm của người xem, sau đó ít lâu, George Trow gợi ý rằng truyền hình tạo ra sự vắng mặt bối cảnh, sự tan rã của khung cảnh – tóm lại, chính cái điều mà Internet đang làm bây giờ. Và Bill McKibben kết thúc cuốn sách của ông về truyền hình bằng cách so sánh việc xem truyền hình với xem những con vịt trong cái ao (xem những con vịt thích hơn), cùng một tinh thần với Nicholas Carr rời màn hình máy tính của ông để đọc “Walden”[4]

Bây giờ ti vi là một chiếc lò sưởi vô hại trong góc nhà, nơi cả nhà tụ tập để xem “Entourage.” Ti vi không chỉ dễ bảo, nó còn hết sức nhân từ. Điều đó khiến cho bạn nghĩ rằng cái làm cho ti vi trở nên xấu, khi mà nó còn là xấu, không phải là bản chất của nó mà chỉ vì nó có mặt khắp nơi. Một khi nó không phải là tất cả, nó có thể chỉ là một cái gì đó. Con quỷ thật sự trong cái máy là sự không biết chán của người sử dụng. Ngày thứ Hai không thịt tốt hơn là ăn chay bắt buộc, vì nó giúp xả bớt áp lực bằng cách ăn mà không đòi hỏi quá mức ở người ăn. Cũng như thế, ngày Chủ nhật không cắm điện máy tính tốt hơn cái ý tưởng ngắt hoàn toàn Internet, vì nó chứng tỏ rằng chúng ta có thể cảm thấy thoải mái mà không cần đến màn hình, nếu chỉ một ngày.

Hermione, kẹt trong những năm chín mươi, chưa bao giờ có chiếc iPad, và sẽ phải cố gắng lục lọi các giá sách. Nhưng có lẽ cái thiết bị của thời đại kết nối mới đã có trong tưởng tượng. Vì màn hình Internet luôn luôn giống với một palantír trong “Chúa Nhẫn” của Tolkien – “viên đá nhìn xa” mà các thuật sĩ dùng để nhìn khắp thế giới. Pháp thuật của nó thật diệu kỳ, các thuật sĩ có thể nhìn thấy tất câ. Rủi ro của nó là thật: cái xấu sẽ được ghi nhận nhanh hơn và sống động hơn cả một đống cái tốt lờ mờ. Hiểm họa không phải ở chỗ người sử dụng mất kiến thức về thế giới. Nó là ở chỗ họ có thể mất mọi cảm giác về tỉ lệ tương xứng. Bạn có thể đi đến chỗ nghĩ rằng những đạo quân của Mordor không chỉ lớn khủng khiếp và đáng sợ, chúng đúng là thế, mà còn nghĩ rằng chúng là vô tận và vô địch, điều ấy không đúng với chúng.

Những tư tưởng lớn hơn các sự vật tạo ra chúng. Những chiếc máy kỳ cục của chúng ta có thể làm hình thành ý thức của chúng ta, nhưng chính ý thức của chúng ta tạo ra những cương lĩnh của chúng ta, và hầu như chúng ta sống với chúng. Chiếc bánh nướng, như mọi người ăn sáng đều biết, thật sự không phải chất lượng của bánh hay chúng được cắt lát như thế nào, hay ngay cả người làm bánh. Vì người ta không thể chỉ sống bằng bánh nướng. Đó là tất cả về bơ.

Về tác giả: Adam Gopnik viết cho The New Yorker từ 1986. Ông bắt đầu viết phê bình nghệ thuật cho tạp chí này từ 1987. Gopnik đã ba lần nhận giải thưởng Tạp chí Quốc gia về Tiểu luận và Phê bình.

[1] Nickleodeon: loại rạp chiếu bóng thời trước vé vào cửa năm xu

[2] Mainframe: máy tính thời kỳ đầu, dùng cho nhiều người

[3] Vandal: người cố ý phá hoại các công trình nghệ thuật.

[4] “Walden” hay “Sống trong Rừng” tiểu thuyết của Henry David Thoreau

© Hiếu Tân

Pages: 1 2 3

Phản hồi