WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu

Bản chất chính của thi ca là diễn đạt cảm xúc, tình cảm cũng như tư tưởng. Đó là ý nghĩa tại sao thơ có thể trong hình thức trình bày, mô tả, hoặc trong hình thức gợi hình ảnh và gợi ý thức, tức cảm thức, và gợi suy nghĩ, tức duy về một đối tượng. Dĩ nhiên trong ba yếu tố càm xúc, tình cảm và tư duy, tư tưởng như thế, tùy trường hợp, tùy tác giả, có thể yếu tố này lấn lướt hoặc vượt qua hai yếu tố còn lại, hay chúng chan hòa nhau, phối hợp nhau, hoặc tiết giảm nhau, mà người đọc tất nhiên cảm nhận được, hoặc ưa thích hay không ưa thích theo thị hiếu, cảm quan riêng của mình.

Chính bởi vậy, có khi nhà thơ có khuynh hướng về tính cách này, hoặc tính cách khác như trên đã nói, và cùng tùy theo khuynh hướng, trình độ thưởng lãm của người đọc, người tiếp nhận thơ cũng lựa chọn trong tính chất này hay tính chất khác, tùy theo câu thơ, bài thơ, hay tác giả, đó chỉ là ý nghĩa cảm quan hay thị hiếu, tức có đáp ứng được tâm tư, tình cảm, cảm quan nghệ thuật, hay sự đánh giá về ý nghĩa, giá trị của hình thức và nội dung của bài thơ đưa lại cho mình hay không. Nói khác đi, thơ ngoài nội dung chuyển tải, phải có hình thức nghệ thuật đúng nghĩa, đồng thời sự gặp gỡ giữa trình độ thưởng ngoạn và trình độ sáng tác là ý nghĩa không thể nào tránh được.

Tố Hữu (1920-2002)

Trường hợp Tố Hữu, từng được gọi là nhà thơ lớn, ít ra có số đông đảo người Việt Nam hiểu như thế, một nhà thơ lớn nhất thời cận đại của lịch sử văn học đất nước, thậm chí có người hiểu như xuất sắc kiểu thiên tài, một nhà thơ tiểu biểu chi đỉnh cao của nghệ thuật thi ca của giai đoạn mới, một nhà thơ cách mạng đầu đàn và tiêu biểu nhất, nói chung giống như một nhà thơ vĩ đại, có sự nghiệp để đời khó có ai vượt qua được, sẽ còn mãi trong thời gian về mọi mặt. Thực chất, điều này ra sao, về mặt cá nhân và lịch sử, về mặt văn học nghệ thuật, về mặt ý thức tư tưởng, về mặt tư duy nhận thức, nói chung là mọi mặt đều cần nên đánh giá một cách khách quan, chính xác.

 

Thơ Tố Hữu tất nhiên có nhiều, dễ gì cũng cả đến nhiều trăm bài. Tất nhiên công bằng mà nói, bình thơ hay đánh giá thơ, hoặc văn học nghệ thuật nói chung, cần phải đưa vào trong tình huống, hoàn cảnh khách quan cụ thể của nó, tức là bối cảnh xã hội, môi trường sáng tác, tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài, đó là các yếu tố tiền đề hay tiên quyết. Nhưng nói như vậy không có nghĩa nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ thuật chỉ hoàn toàn thụ động. Bởi yếu tố tài năng thật sự là yếu tố luôn luôn chủ động, tài năng là cái gì phát tiết từ trong, hoàn toàn không phải đến từ ngoài. Đây cũng là yếu tố để xem xét, nghiên cứu, đánh giá về thi ca, nghệ thuật nói chung, cũng hết sức quan trọng, không thua kém gì yếu tố hoàn cảnh lịch sử như trên kia đã rõ. Thế nhưng, chính yếu tố sau mới là yếu tố quyết định, bởi vì mọi giá trị, thành quả nghệ thuật có để đời hay không, có mang giá trị, ý nghĩa gì đến người đọc hay không, vẫn chính là tài năng, trong đó bao gồm cả ý thức, tư duy, hay tư tưởng của người sáng tác.

Một bài thơ điển hình, đáng nói đến nhất của nhà thơ Tố Hữu trong ý nghĩa nói trên, chính là bài thơ “Đời đời nhớ Ông …” mà tác giả sáng tác vào thời điểm tháng 3 năm 1953. Đọc bài thơ này, ngay khi vào đầu người ta thấy:

“Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!”

Đoạn thơ đầu này là song thất lục bát, thơ cổ điển Việt Nam, nhưng kế tiếp tác giả đưa vào hai từ nước ngoài giữ nguyên thể, thành ra giống thơ kiểu yết hậu. Đây là hình ảnh của một cậu thiếu niên hay nhi đồng xem ảnh. Ảnh đây tất nhiên phải là ảnh màu. Nhưng hình tượng nổi nét chính là đôi mắt hiền hậu và khóe miệng tươi cười. Song đó cũng chỉ là sự thể hiện qua ảnh, nhất là giữa đám thiếu niên nhi đồng, còn tính chất thực của người trong ảnh ra sao vẫn là chuyện khác. Vả lẽ bà mẹ lại cho cậu con còn bé của mình xem ảnh một lãnh tụ chính trị vĩ đại nước ngoài vào thời đó là một điều cũng rất hết sức đặc biệt rồi.

Đoạn kế tiếp tác giả viết :

“Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười”

Đoạn này đã chuyển qua ngôn ngữ hay suy nghĩ của người mẹ. Người mẹ nhớ lại khi con tập nói, tiếng nói đầu tiên là ngôn ngữ nước ngoài. Đây quả là điều kỳ diệu. Tập cho đứa bé Việt Nam phát âm tiết lần đầu, thay vì đơn âm tiết như vẫn có, đây lại là đa âm tiết, quả thật hết sức lạ lung, khó hiểu. Lại hình ảnh tiếng loa gọi ngoài đồng cũng khó hiểu nốt. Loa này là loa điện hay loa tay ? Một tin tức quan trọng về cái chết của lãnh tụ chính trị nước ngoài, hay của cả thế giới cách mạng đi nữa, cũng chỉ phải đăng báo hay phát trên đài là đủ, tại làm sao phải đi gọi loa ngoài đồng để phổ biến cho các nông dân, quả thật cũng là một ý quái lạ và hết biết mà nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả.

Bởi vậy, tác giả cũng đi sâu vào giải thích về tiếng loa xé ruột, khiến cho mọi người đều cảm thấy xé lòng, nên đó cũng là ý nghĩa tại sao làng trên xóm dưới xôn xao, bởi vì như một tin tức sét đánh, bất ngờ, khiến cho tất cả mọi người nông dân trong làng khi đó đều hoàn toàn ngơ ngẩn, không ngờ bổng nhiên trời đất tối sầm lại, trời long đất lở, vì con người vĩ đại Stalin đã không còn nữa, giống như mặt trời tự nhiên đã rụng mất khi nào. Họ hoàn toàn không biết lý do làm sao, như tác giả mô tả. Biết ông ta chết nhưng không nghĩ là ông ta chết. Bởi vì ông ta là bất tử. Thế mà điều nghịch lý bất ngờ đã xảy ra. Người bất tử này đã chết. Hay ông đi đâu nhỉ? Làm sao có chuyện lạ lung như thế nhỉ? Đó là tâm trạng hoàn toàn muốn diễn đạt của nhà thơ. Ông tự đặt tấm lòng của mình vào tấm lòng của nông dân, vào tấm lòng của nhân dân, vào tấm lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam lúc đó.

Đó là lý do tại sao khi vị lãnh tụ đó mất, đối với nhà thơ đất trời như không còn nữa. Cho nên, dù là có thương cha mẹ bao nhiêu, thương bản thân mình bao nhiêu, cũng khồng bằng lòng thương đối với một nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài. Những cái thương trước không thể không có, nhưng cũng chỉ là một. Còn cái thương sau, không biết có thật có không, nhưng nó lại đến mười. Đây là điều rất đặc sắc trong tư duy của nhà thơ Tố Hữu. Bởi thương cha mẹ là chữ hiếu truyền thống muôn đời của dân tộc. Thương bản thân là lẽ tự nhiên trên cuộc đời này, nó là quy luật sinh học, là bản năng bao triệu năm tiến hóa tự nhiên của giống loài. Thế mà các truyền thống đạo lý đó, các quy tắc khách quan đó, vẫn không thể nào lớn hơn được ảnh hưởng chính trị, không thể nào lớn hơn được ý nghĩa và giá trị của chính trị. Quả Tố Hữu là nhà thơ có tư tưởng chính trị lớn nhất không những của lịch sử mà còn của muôn đời.

Để lý giải điều trên, tức đoạn tiếp theo, tác giả viết:

“Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày”

Qua đoạn thơ này có thể thấy được sự so sánh về mặt tình cảm của tác giả, qua hình ảnh của người mẹ. Đó là tình yêu con, yêu nước, yêu tổ quốc cũng chỉ ngang bằng hay không hơn gì tình yêu đối với nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại. Lý do tại sao, vì ngày xưa mọi người dân ta đều không có sự sống đúng nghĩa, chỉ có khô héo và quạnh hiu. Chỉ nhờ lãnh tu nước ngoài đó mà ngày nay dân ta mới có được ít nhiều vui tươi. Về hình ảnh nghệ thuật, tác giả còn sử dụng rất đạt ý tứ sự đói rách tơi bời của ngày xưa. Đói rách mà tơi bời, giống như bão tố làm cho mọi vật tơi bời. Hay, hay lắm. Lại ý thơ rất xuất sắc khi tác giả thể hiện hình ảnh cụ thể nồi cơm to là nhờ có lãnh tụ. Nồi cơm to, quả là mong ước tự nhiên của người nông dân, nhất là nông dân nghèo ở nước ta. Đó là các tình cảm dung tục, tự nhiên trong cuộc đời. Nhưng đây lại là hình ảnh của thi ca, nghệ thuật, của ngôn ngữ trau chuốt, văn chương, mà ý nồi cơm to thì thật là thiên tài trong cách diễn đạt.

Chưa hết, hình ảnh được tác giả đưa ra còn hết sức độc đáo khi nói về cùm kẹp dày vò. Cùm kẹp thì đày đọa, ở đây cùm kẹp chỉ mới dày vò, quả thật tác giả đã thi vị hóa bớt đi tính khổ ải của cùm kẹp, tức cũng là một ý nghĩa của văn chương để làm cho mọi cái gì nặng nề đều được nhẹ bớt. Thế nhưng dầu sao đi nữa, cũng nhờ lãnh tụ vĩ đại mọi người mới có được tự do trong hiện tại lúc đó, tức trong tháng ngày. Tuy nhiên tác giả quên rằng ngoài các thời kỳ ngoại xâm trong quá khứ, nhân dân ta vẫn luôn được tự do, vẫn có nền độc lập, tự cường, đâu phải chỉ chờ đến ơn mưa móc của vị lãnh tụ nước ngoài Stalin mới có được điều đó. Ngay như để thoát được ách thực dân Pháp, đã có quá trình đấu tranh xương máu và hị sinh trong suốt 80 năm của toàn dân tộc, của bao nhà yêu nước anh hùng, đâu phải chỉ nhờ có công ơn của Stalin. Cho nên, hình ảnh bà mẹ, ý tứ tác giả, quả thật có thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của mình, chỉ tiếc tấm lòng yêu nước thương dân đó lại quá bé bỏng, bé nhỏ so với lòng yêu nhà lãnh tụ nước ngoài vĩ đại, giống như con chuột nhắt so với trái núi đồ sộ, cho nên không biết nó có còn ý nghĩa, giá trị gì không, hay thật sự bản chất tự thân của nó thực chất có tồn tại, tức có có hay không.

Lý do nhằm giải thích tổng thể các điều này, hay tổng thể chủ đề của bài thơ, tác giả viết:

“Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời”

Quả thật tác giả trong mong ngày mai dân có ruộng cày, ngày mai nước nhà độc lập, thì một nửa của nguyên nhân đó chính là nhờ có ơn nhà lãnh tụ nước ngoài là Stalin. Đó là thời điểm 1953, tức tác giả đang nói về tương lai, hay lúc đó điều gì tác giả mơ ước hãy còn chưa có. Đó cũng chính là hình ảnh của người mẹ nhắn nhủ đứa con, lá khi lớn lên trọn đời phải nhớ ơn chính lãnh tụ nước ngoài đó, vì là người có vai trò ý nghĩa quyết định một nửa trong việc mang lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân ta. Còn riêng bà mẹ thì vì thương ông ta nên cũng một lòng yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con. Tức tình yêu Stalin trong lòng bà mẹ mới tạo nên tình yêu tất cả. Yêu quê hương đất nước, yêu chồng con, đối với bà chẳng qua cũng chỉ vì, cũng phát sinh do tình cảm yêu quý Stalin. Bởi nếu không có tình yêu đó, bà mẹ cũng chẳng nguyện gì cả. Thay vì chính vế sau, các yếu tố sau quyết định vế trước, ở đây nhà thơ Tố Hữu đặt ngược lại. Tình yêu với lãnh tụ nước ngoài, với Stalin đối với ông quả thật là điều kiện tiên quyết, là tiền đề, là điều kiện nhất thiết phải có để có được mọi tình yêu khác. Đây đúng là nhà thơ vĩ đại của cả một dân tộc từng có bốn ngàn năm văn hiến.

Ngoài ra, về mặt thi pháp, nghệ thuật, ông dùng điệp ý rất khéo, vì khi lãnh tụ đã khuất thì không còn nữa. Quả thật là vô cùng xuất sắc, ý thơ vô cùng lai láng, phong phú, không thể nào nói được sự là trùng lắp. Lại một sự thi vị hóa, khi ông mất rồi nhưng chân ông mãi mãi là dấu son trên đường. Đúng là một nhà thơ giàu sức tưởng tượng có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc. Bước chân của nhà lãnh tụ chính trị vĩ đại để lại dấu son trên đường, còn đẹp hơn dấu son của gót chân son một người thục nữ. Ý nghĩa quái chiêu nữa là hình ảnh con đường, không biết đây là con đường cách mạng, con đương đời, con đường sự nghiệp bản thân, con đường làng bùn lầy đất cát của quê hương, hay còn đường đầy tuyết trắng và lạnh giá của xứ bạch dương. Quả là tâm hồn nhà thơ thật sự bay bổng, ý như kiểu diều gặp được gió, tha hồ mà vi vút, vung vít.

Nhưng không, tác giả cũng thể hiện ra được điều đó một cách cụ thể ngay liền sau đó. Ấy là con đường quê trong sáng tinh sương. Đây quả thật cũng là sức tưởng tượng phi thường và thật sự rất ghê hồn. Stalin đã qua đời đột ngột từ bên Nga, thế mà dấu chân ông lại tái hiện trên đường quê hương ta trong một sáng tinh sương mấy ngày sau đó như Tố Hữu nhìn thấy. Đó chính là hình ảnh khói hương nghi ngút xóm làng như ta nhìn thấy qua câu thơ. Còn hình ảnh thật sự khách quan trong thực tế ra sao, chỉ có những người nông dân, mọi người dân vào thời điểm đó biết. Dầu sao biệt tài hình tượng hóa hình ảnh trong thơ của Tố Hữu quả thật luôn luôn xuất sắc, thiên tài mà ai cũng biết. Lại còn hình ảnh vô cùng đau buồn khác là ngàn tay trắng  những băng tang. Điều này thực có hay không, chỉ có những nhà viết sử, những nhà chính trị lúc đó, những người nào thực tế chứng kiến lúc đó, vào thời điểm đó mới có thể mang lại cho mọi người một khẳng định hay bằng chứng chính xác được. Để cuối cùng tác giả kết luận ý nghĩa của sự nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời, giống như một bài thơ có hậu. Nối liền khúc ruột đây không phải là khúc ruột cách mạng, khúc ruột chiến đấu, khúc ruột đấu tranh chống xâm lăng, mà chỉ là khúc ruột nhớ thương, tức nhớ ơn đời đời với nhà lãnh tụ nước khác. Hình ảnh nối liền khúc ruột là hình ảnh cụ thể mà đầy ý nghĩa và hình tượng. Một khúc ruột dài trên toàn thế giới, cùng sự nhớ thương và sự nhớ ơn phủ trùm lên cả toàn thế giới. Quả là nhà lãnh tụ nhân loại vĩ đại nên mới khiến tác già nhà thơ cảm xúc ra một tác phẩm bài thơ hoàn toàn vĩ đại.

Nói tóm lại, thi ca và tư tưởng là điều luôn luôn gắn bó. Trừ trường hợp những loại thơ tình ái nhăng cuội, riêng tư, những tác phẩm thi ca mang tính cách tình cảm, càm xúc rộng lớn hơn, hay hướng về xã hội, cuộc đời nói chung đều không thể không có tư duy, tư tưởng. Ngay cả trong thi ca tình ái bình thường, cũng không phải không có tư tưởng. Song đó là tư tưởng loại thấp nhất, loại nhạt nhòa nhất, đó là các suy nghĩ, các quan điểm hay các suy tư về lứa đôi, tình ái. Đó là thứ tình cảm, thứ tư duy chỉ gần với tính thương ghét của bản thân, không bao giờ vượt qua được ranh giới nhỏ hẹp, hay hướng đến các chân trời rộng lớn hơn. Nhưng các thi ca về cảm xúc nhân văn, cuộc sống nói chung, thường không thể không có hay không thể tách ly với những tư duy, suy nghĩ, những càm quan nhận thức. Đành rằng thi ca là nghệ thuật, là cảm xúc bay bổng hay lắng đọng, nhưng trong cái ngọt ngào, đắm say của nghệ thuật, vẫn có ẩn nấp, che giấu cái gì đó cốt lõi hơn, quyết định hơn, đó là ý nghĩa của tác phẩm hay tư tưởng của bài thơ, tư tưởng đây là tư tưởng được biểu hiện về mặt cảm xúc, tình cảm.

Cho nên thơ ca và triết học, thơ ca và chính trị, thơ ca và xã hội, đời sống, vẫn là điều luôn luôn có trong bất kỳ thời đại hay quốc gia, xã hội nào. Đó là mối quan hệ giữa tư tưởng, cảm thức và thi ca như trên kia đã nói. Các nhà thơ lớn nhất của nước ta như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu đều luôn luôn thể hiện điều đó. Ai không từng say mê đọc tác phẩm Truyện Kiều, đọc Chinh Phụ ngâm, đọc Cung oán ngâm khúc. Cái hay ở đây không phải chỉ hình thức nghệ thuật tuyệt tác của muôn đời, tức nghệ thuật thi pháp bất tử, mà còn hay về nội dung, về ý nghĩa, tức hay về tư tưởng, nhân sinh quan, tư duy noí chung của các tác giả. Đó là những suy nghĩ về thân phận con người, về xã hội, về cuộc sống, những suy nghĩ tự mình có, những nhận thức tự mình có, mà không hề du nhập hay vay mượn một cách giả tạo, tầm thường kiểu thương vay khóc mướn. Đó là cái hồn của dân tộc thể hiện qua tình người, cái chất của dân tộc thể hiện qua tâm huyết, qua tấm lòng, qua tình cảm chân thật, qua suy nghĩ và tư duy độc lập của chính nhà thơ, không phụ thuộc vào bất cứ ai hay điều gì không phải chính là bản thân của những nhà thơ thật sự đang yêu, đáng ngưỡng phục, hâm mộ, đáng ngợi ca thật lòng, và đáng kính đó.

Nên nói cho cùng, tư tưởng, tình cảm của mọi người phải luôn là cái gì chân thực, xuất phát tự đáy lòng một cách hoàn toàn tự nhiên, trong sáng, thì điều đó mới thật sự có ý nghĩa, giá trị của bản thân mình, cho mọi người và cho xã hội. Mọi cái gì mang cách diễn kịch, vay mượn giả tạo, thường chỉ có tính thực dụng nhất thời, không thể còn mãi với thời gian, bởi nó xa lạ, không quan thiết với tình người, với tình cảm, cảm thức của mọi con người chân thực. Dĩ nhiên nhứng nhà thơ lớn có thể có tư tưởng riêng, nhưng khi ấy họ đã mang dáng dấp của những nhà triết học, nhà tư duy độc lập. Còn thông thường, những nhà thơ khác, dù vĩ đại bao nhiêu, đó vẫn chỉ là ví đại trong thơ ca, họ có thể chuyền tải tư tưởng của người khác, như tư tưởng trong các tôn giáo, các nhà tư tưởng triết học khác nhau, nhưng khi đó chúng đã trở thành tư tưởng riêng của họ, càm xúc riêng của họ, sự chia sẻ riêng của họ, sự diễn đạt hay sự vận dụng hoặc mục đích riêng của họ, đó chính là những nhà thơ. Thơ ca là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật là gì nếu không phải là sự chắt lọc, là tinh hoa, tinh túy của lòng người, của truyền thống các dân tộc, của các bức tranh về xã hội trong ý nghĩa tinh khiết, đẹp đẽ, thu hút, hấp dẫn trong chính những sự thăng hoa của tâm hồn và tình cảm.

Sài Gòn một buổi sáng trời nắng đẹp

(15/3/2011)

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt

61 Phản hồi cho “Thi ca và tư tưởng- Trường hợp điển hình trong thi ca của Tố Hữu”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Ai cho Tố Hữu là nhà thơ lớn,ngay cả đại ngôn là “thiên tài” ngoài chế độ CS.mà ông ta làm tự nguyện làm thi nô ? Khoa trương,khoác lác bịp bợm chỉ nhằm đánh tráo khái niệm để lừa đảo người dân,chứ không nhận định dựa vào những giá trị phổ qúat mà loài người bỏ ra bao nhiêu lao tâm lao lực để gầy dựng nên cho chúng ta thừa hưởng ngày hôm nay.
    Cảm xúc hay gì đi nữa thì cũng không thể không căn cứ vào giá trị Chân,Thiện,Mỹ.Cái thật nằm ở đâu khi tập con nói tên của 1 ngoại nhân thay vì theo lẽ thường là ba má v.v.? Có ở đâu trên đời
    này có kẻ định nghĩa sự tốt lành là ca tụng kẻ giết người hàng loạt Stalin khát máu ? Cái đẹp cũng
    hoàn toàn không thể có khi tìm nơi sự tàn sát dã man và chối bỏ hết nhân cách làm người tối thiểu
    cũng như bổn phận làm cha làm mẹ khi dạy dỗ con cái ! Lầm lẫn quỷ sứ với thiên thần ! Ngộ nhận
    tội lỗi với đức hạnh ! Đồng hóa lòng nhân với tà tâm ! Tác giả có ý đồ và động cơ gì ?
    Thật ra,chẳng có gì ngạc nhiên khi kẻ không có sở trường hay năng khiếu về thi ca lại nhảy bổ vào
    trường văn trận bút để….bình loạn thi ca một cách hổ lốn như thế này !

  2. YẾN NHI says:

    Anh Lành viết bài “thơ”thẩn này lúc anh ta 33 tuổi-thời đó thông tin thiếu,sự hiểu biết có hạn,và 33 tuổi cũng là trẻ ranh,có gì đáng trách đâu.
    Ấu trĩ là NÉT ĐẶC THÙ của người Việt-này nhé:CCRĐ-đánh cả vào những người công lao đầy mình.”Bài trừ mê tín dị đoan”-tàn phá bao nhiêu đình chùa miếu mạo,những công trình văn hóa đáng trân trọng của cha ông.Lại cái chiến dịch”đường thông hè thoáng” chúng phá biết bao cây xanh không đáng phá……Để ủng hộ những chiến dịch trên,phải có bồi bút ca ngợi.Đó là lẽ thường.
    Vì anh Lành làm chính trị nên nhiều người xăm soi vào anh ta,nếu anh Lành như người bình thường khác thì ai để ý làm gi.Thiếu gì câu thơ hay:
    Anh cúi xuống hôn em rồi kêu khắm,
    Đã bao ngày chưa tắm hả em?
    /Thu Bồn-Trường SQLQ 1966/,
    Hoặc thơ vô danh trong nhà vệ sinh:
    Ị cho đúng lỗ mới tài
    Nếu ị ra ngoài,kỹ thuật còn non!
    Đem so với những áng thơ của anh Lành,đâu có kém gì.

    • Võ Hưng Thanh says:

      Tôi xin phép chị Yến Nhi để viết những ý này. Bởi nếu tôi không lầm, tôi biết chị là một nhà thơ, tất nhiên là nhà thơ nữ.
      Đó là vì chị có trưng dẫn ra hai câu thơ của nhà thơ Thu Bồn, là một nhà thơ đã được nhiều người biết đến :

      Anh cúi xuống hôn em rồi kêu khắm,
      Đã bao ngày chưa tắm hả em?
      /Thu Bồn-Trường SQLQ 1966/

      Thú thật chị, và cả vong linh nhà thơ Thu Bồn nữa, nếu quả tôi không biết sai hình như nhà thơ TB đã qua đời ?

      Bởi thật ra, về nghệ thuật sáng tác thơ cũng như nghệ thuật bình thơ, bản thân hai câu thơ trên thật sự chưa đạt lắm, tức chưa đến chỗ nghệ thuật tất yếu phải có lắm.

      Có nghĩa là, đáng lẽ phải viết :

      Anh cúi xuống hôn em rồi kêu khắm,
      ĐÃ BAO NGÀY CHƯA TẮM HẢ EM ƠI !

      Như vậy thì câu thơ sẽ có vần điệu chỉnh hơn, mềm mại, giàu nhác tính và uyển chuyển hơn.
      Có nghã, đôi khi chỉ cần thừa hay thiếu một từ, một chữ, tức một tiếng thơ thôi, mà tình thế đã hoàn toàn khác hằn, phải không nhà nữ thi sĩ ?

      Hoặc chỉ cần viết cho ngăn gọn, súc tích hơn :

      ANH CÚI XUỐNG HÔN EM, KÊU KHẮM,
      ĐÃ BAO NGÀY CHƯA TẮM, EM ƠI ?

      Tức :

      ANH CÚI XUỐNG HÔN EM, KÊU KHẮM,
      ĐÃ BAO NGÀY CHƯA TẮM, HỞ EM ?

      Nếu đúng chị là thi sĩ Yến Nhi, xin chị trả lời cho vui, vì nếu đúng như thế, hình như tôi đã từng có gặp chị một lần trong trao đổi công việc lien quan về văn học ở đâu đó.

      VHT

    • Sigma says:

      Cac Bac co biet chuyen Thu Bồn Thu Ba chua ??

      • phuong duy says:

        Thu Ba ca ngợi Thu Bồn
        Thu Bồn sướng quá sờ…vai Thu Ba
        (Bùi Giáng)

      • Vó Hưng Thanh says:

        Tôi thường vẫn đánh giá Bùi Giáng dầu sao vẫn hơn Phạm Công Thiện về tài làm thơ.
        Tôi cũng đánh giá Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Tô Vũ, Đặng Thế Phong, Lưu Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên, Nguyễn Văn Đông, Lam Phương, Nguyễn Hiền … hơn hẳn Trịnh Công Sơn.
        Tôi thấy có nhiều nhạc sĩ trong sự nghiệp cuộc đời của họ, chỉ cần có một tác phẩm âm nhạc để đời cũng đã đủ. Có thể nhiều người làm thơ nhiều, viết nhạc nhiều, nhưng thực chất cồn lại với thời gian, với lịch sử chẳng được bao nhiêu, nếu không nói có khi chẳng có gì.
        Riêng đối với Bùi Giáng, tôi thấy trình độ thơ của ông cao hơn rất nhiều người, kể cả Tố Hữu hay một số nhà thơ tiền chiến nổi danh.
        Tất nhiên thơ Bùi Giáng không phải là một sự nghiệp lèn chặt, mà chỉ là những bài thơ rãi rác, thậm chí chỉ là những câu thơ rãi rác.
        Thơ nhiều người khác có khi là những chuỗi cườm, những vòng đã thô, những chuỗi vòng khoen lẽng kẽng. Nhưng thơ Bùi giáng theo tôi chỉ là các viên ngọc quý vẫn thường rời rạc, đó đây.

        Ví dụ hai câu thơ trên mà Phương Duy trưng ra, tuy chẳng cần nói thêm gì.
        Tôi cho hai câu thơ này thật sự tuyệt bút. Tuyệt bút ở chỗ nó thật sự mộc mạc, giản đơn, hồn nhiên, giản dị, nhưng lại vô cùng hóm hỉnh, sâu sắc, tự tin, khéo léo, và thật sự hết sức thông minh nếu nói được như vậy.
        Thu Ba ca ngợi Thu Bồn. Thu Bồn sướng quá, đó là tâm lý bột phát tự nhiên.
        Nhưng sướng quá thì phản ứng thế nào, đó là sờ … vai Thu Ba.
        Một câu thơ vần điệu rất chỉnh, rất nghiêm túc không chê vào đâu được.
        Nó nói lên một thái độ rất lịch sự, đàng hoàng, sờ … vai !
        Hay hay lắm, xin ngợi khen Bùi Giáng một phát, cho dầu hiện nay ông không tồn tại trên đời.
        Nói tới Bùi Giáng tất nhiên phải nhớ tới Bút Tre. Bút Tre hình như có bài thơ nhớ em ở Pleiku cũng thế. Tất nhiên còn nhiều bài khác của tác giả còn khủng hơn nhiều, về nhiều mặt khác nhau.
        Tôi nghĩ nếu Bùi quân mà có duyên được thụ giáo với Hồ Xuân Hương nữ sĩ, biết đâu thơ ông còn xuất sắc tuyệt trần hơn như thế.
        Tôi chịu kiểu làm thơ lắc nhắc, lỉnh kỉnh, lích kích, lửng tửng, coi như nửa đùa nửa thật của thi sĩ Bùi Giáng. Bùi giáng quả rất đáng mặt nhà thơ tuy rằng thơ ông phần lớn chỉ như những chùm khế ngọt, như những viên ngọc quý rời rạc, ít xâu chuỗi lại thành chùm, như trên kia đã nói.
        Thế thì thơ là ở nghệ thuật, bút pháp, hồn thơ, tầm lòng, và nhất là ở trí tuệ.
        Bùi Giáng quả có được những điều này mà nhiều nhà thơ hay được gọi là nhà thơ khác không có.
        Trở lại nhạc Trịnh Công Sơn, tôi cho rằng tài năng của họ Trinh là tài năng về kỹ thuật âm nhạc, tức kỹ thuật sáng tạo ca khúc, nhưng chưa chắc đã là tài năng về hồn nhạc tự nhiên, tuyệt hảo, siêu thời gian, giống như một số nhạc sĩ trên kia mà tôi đã lược ra một cách hoàn toàn chưa đầy đủ.

        VHT

  3. tn says:

    Xin chào “Sài Gòn một buổi sáng trời nắng đẹp”:

    Nếu nói về Stalin xin tác giả dành thì giờ research more về Aleksandr Solzhenitsyn, để cho
    người Nga phê bình chính dân tộc họ. Nhưng còn Tố Hữu làm thơ về Stalin thì vô giá trị….
    Tôi còn nhớ chúng tôi phải học thơ của HCM và TH để thi phổ thông năm 77-78 như câu
    “khóc cha khóc một khóc ông khóc mười”. Điều cuối cùng tôi xin VHT đừng đầu độc chúng tôi nữa.

  4. NGUYEN QUOC VIET says:

    Cùng các Bạn trên trang .
    Tố hữu : một nhân vật đại diện cho một một chủ thuyết vô tưởng , một nền văn hóa , giáo dục phi nhân bản , mù quáng ….. Ông và những người Đồng chí cầm bút cùng thế hệ , cùng phục vụ chung cho một Đảng Cộng sản là những kẻ sát nhân , không bằng súng , đạn mà bằng ngòi bút , với những lời hô hào , thúc dục sự thù hận , đấu tranh giai cấp và kết qủa mà ông cùng các Đồng chí của ông gặt hái được là : Sinh mạng của hàng trăm ngàn , hàng triệu người dân oan và hiện tình Đất nước , xã hội Việt nam ngày nay . Nói tóm gọn lại : tất cả những người như Ông , chỉ đáng nhận được sự khinh bỉ tột cùng và lịch sử Việt nam mai sau sẽ không bao giờ quên tên quí vị , như lịch sử nhân loại sẽ mãi không quên tên Stalin , Polpot , Hitler …..

  5. Lê Dân Việt says:

    Tác giả Võ Hưng Thanh (VHT) viết kiểu này thì có khác nào là chửi lên đầu Tố Hữu là một anh thợ thơ nịnh bợ lãnh tụ CS quá lố đâu cơ chứ? Có phải đây chính là thâm ý của t/g VHT?

    Tố Hữu mà đội mồ sống dậy đọc được bài “ca tụng” này thì cũng phải khóc dòng mấy bữa, vì khi không ông ta bị lật cái mặt lạ phản quốc hại dân, vô tổ quốc vô gia đình kiểu này thì thật là nhục mạ tổ tiên nhà Tố Hữu khôn lường.

  6. Ruyen Mac says:

    Nếu tôi không lầm, thì Ong Võ Hưng Thanh là ngưòi có hàm râu cá chốt.

  7. A TỬ says:

    Ông Võ Hưng Thanh này thọc ống đu đủ “thối” ông nhà thơ nô dịch Tố Hữu rất tới. Ông không biết chính bài thơ này mà nhà thơ Tố Hữu “nổi tiếng” là một nhà thơ nịnh bợ nổi tiếng nhất… thế giới. Xưa, nghe nói lúc ông này còn sống, chính ông ta đã “trừng phạt” những Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm… Chuyện “nâng bi” của ông VHT có trễ tràng quá không?

  8. Phạm Đức says:

    Cái gọi là thơ văn Tố Hữu

    Tố Hữu là một hiện tượng đặc trưng cho thảm kịch của văn học Việt Nam trong cái gọi là chế độ XHCN trước đây và còn đang kéo dài cho đến hiện nay. Thật vây, những vần thơ của Tố Hữu trước và sau khi tham gia vào đảng CS, và nhất là khi ông được giữ chức vụ quan trọng trong guồng máy của đảng CS, cho thấy thơ văn của ông đã mất hết tính nhân bản để chỉ là lái loa tuyên truyền cho nhà nước CS. Tố Hữu đã đánh mất bản ngã “Con Người” trong thơ văn và hơn nữa ông đã trở thành kẻ đi trù dập những nhà văn, nhà thơ vốn đã từng là những người tham gia kháng chiến như Hoàng Cầm và các nhà văn trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm…
    Những người này vẫn giữ được nhân cách của con người, không chịu khuất phục trước bạo lực hoặc vì miếng cơm, manh áo nên đã bị trả giá rất đắt.

    Tóm lại cái gọi là thơ văn của Tố Hữu chỉ là những lời tuyên truyền khoác lác hoặc là những lời tâng bốc đảng CS mà ông rất thành công khi được người ta đặt hàng. Tố Hữu đã tự biến mình thành mình thành tên Văn Nô lớnvà một tên Đồ tể lớn của Vân Học Viet Nam. Đau đớn thay người ta bắt các hoc sinh phải học và coi đó như là kinh điển của Văn Học Viet Nam và thảm kịch này vẫn đang tiếp diễn

    Phạm Đức

  9. hoài nguyễn says:

    cái mà tố hữu viết , có người ở Sài Gòn lại ca tụng là thơ và có tư tưởng , thì qủa nhiên , điều này phù hợp với một đoạn trong bài ” Bệnh anh hùng ” của ông Đinh từ Thức mà tôi vừa đọc

    ” Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”, dư luận quen gọi là Sách trắng về Nhân quyền. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn:

    - “Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%).”

    Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh. ”

    Không biết đến bao giờ Việt Nam mới khá lên được !

  10. lotxac says:

    Đứng về phương diện khách quan mà đánh giá một nhà thơ Việt-Nam trong chế độ Cộng-Sản; thì chúng tôi phải đọc nhiều nhà thơ trước đây; trong thời tiền-chiến như thơ Huy-Cận; Thơ Chế Lan Viên; thơ Hữu-Loan; thơ Xuân Diệu… Chúng tôi khi còn là một học sinh trung học; thì cũng đọc nhiều nhiều nhà thơ thời hũ Nho như: Nguyễn Du; Cao bá Quát; Nguyễn Khuyến; Nguyễn công Trứ; Tú Xương etc…
    Nếu đem hàng trăm nhà Thơ ra để xem có nhà THƠ nào XUA NỊNH một cách NHAM NHỞ; TRƠ TRẼN như nhà thơ của con người CỘNG-SẢN có cái tên khjá đẹp như TỐ-HỮU; nhưng trong tâm hồn thì chỉ có một chiều : CỘNG SẢN VÔ TỔ QUỐC; nịnh bợ một cách TRƠ TRẼN. Có thể nói một cách khác; KHUÔNG KHỔ CS GÍAO ĐIỀU; chứ không còn là một nhà THƠ để diễn tả xúc cảm; tình cảm của riêng mình; như những nhà THƠ của thời NHO; và thời tiền chiến; cũng như thời cận đại.
    Thế mà CSVN lại cho Tố Hữu là một nhà thơ lớn ? phải rồi; họ thấy Tố-Hữu biết dua nịnh Hồ, và xem Hồ là Vĩ-NHÂN sau STALIN; nên Đảng họ đưa TH vào cùng family với Stalin và Hồ một cái tên NHÀ THƯ LỚN thay vì tiếng dùng VĨ ĐẠI vì Hồ đã mang tên.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ