WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khi nào mới có dân chủ?

 

Hình: Photos.com

Không hiếm người, để bảo vệ cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay và để chống lại các phong trào tranh đấu đòi hỏi dân chủ, đưa ra lập luận: Một, đồng ý dân chủ là tốt và cần thiết; hai, mỗi nước, trong những hoàn cảnh nhất định, có những con đường đi đến dân chủ khác nhau, bởi vậy, không thể dùng một mô hình dân chủ nhất định nào đó, kể cả ở những quốc gia được xem là tiến bộ và dân chủ nhất, để áp đặt lên các nước khác; và ba, riêng ở Việt Nam, quá trình dân chủ hóa cần được tiến hành một cách cẩn thận, từng bước, từng bước một, để tránh gây nên hỗn loạn, ảnh hưởng không những đến đà phát triển kinh tế mà còn đến toàn bộ đời sống của dân chúng, thậm chí, tương lai của đất nước.

Xin nói ngay, những lập luận như vậy không phải chỉ thấy ở Việt Nam. Hầu như bất cứ nước độc tài nào cũng nói thế. Từ châu Phi đến châu Á. Từ các nước Hồi giáo ở Trung Đông đến các nước cộng sản cuối cùng còn lại trên thế giới. Ở đâu cũng có một lập luận giống nhau: dân chủ hóa quá nhanh chỉ dẫn đến khủng hoảng trên mọi mặt, và cuối cùng, một nền độc tài có khi còn tàn bạo hơn.

Một điều khác cũng cần được nhấn mạnh là những lập luận như thế không phải chỉ được đề xuất bởi nhà cầm quyền, những kẻ muốn tiếp tục duy trì quyền lực và những tham vọng cá nhân vô giới hạn của mình mà còn được ủng hộ bởi một số học giả độc lập và có rất nhiều thiện chí. Viết thế, tôi nghĩ, trước hết, đến Bernard Lewis, một học giả Hồi giáo nổi tiếng. Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ The Jerusalem Post ngày 25 tháng 2 năm 2011, nhân các vụ dân chúng xuống đường ào ạt đòi hỏi dân chủ ở Tunisia, ông nhấn mạnh: dân chúng ở các nước Hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi chưa sẵn sàng cho một chế độ dân chủ theo nghĩa là một chế độ được xây dựng trên các cuộc bầu cử tự do. Ông nêu lên hai lý do. Một lý do thuộc về lịch sử: trên thế giới, không hiếm trường hợp các cuộc bầu cử như vậy chỉ dẫn đến sự ra đời của bạo chúa. Bằng chứng đầu tiên là Hitler, kẻ lên cầm quyền nhờ một cuộc bầu cử tự do và công bình ở Đức vào năm 1932. Bằng chứng thứ hai là cuộc bầu cử khác, cũng rất tự do và công bình, ở Turkey năm 1950, cũng dẫn đến sự ra đời của chế độ độc tài Adnan Menderes hết sức khắc nghiệt. Một lý do khác thuộc về thực tế: ở phần lớn các quốc gia Hồi giáo hiện nay, nếu có bầu cử tự do và công bình, những kẻ có nhiều khả năng chiến thắng nhất là các nhóm Hồi giáo cực đoan vốn được tổ chức một cách chặt chẽ nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trong dân chúng.

Về lý mà nói, những lập luận ở trên không có gì sai cả. Không có gì hoang tưởng cho bằng việc đòi Việt Nam – hay bất cứ nước độc tài nào khác – phải dân chủ như là Mỹ, Úc, Pháp hay các nước Âu châu khác. Nền dân chủ ở các quốc gia ấy không phải tự nhiên mà có và cũng không phải nhất thành bất biến. Nó là kết quả của một lịch sử đấu tranh dằng dặc cả mấy trăm năm của dân chúng ở các nước ấy. Nó cũng là kết quả của những tương tác từ bao nhiêu yếu tố khác nhau, từ chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Nhiều yếu tố trong đó nếu không vắng mặt thì cũng què quặt ở Việt Nam. Có thể ví dân chủ như một giống cây. Mang từ miền này đến miền khác, nó cần đất đai, khí hậu, sự chăm sóc và cả thời gian nữa. Để thích nghi. Và để phát triển. Dân chủ không phải là chiếc xe ngoại cứ việc nhập về giờ trước là giờ sau đã có thể chạy bon bon trên đường phố được ngay.

Không sai về lý thuyết nhưng cái “dụng” của những lập luận như trên thì lại rất khác nhau. Trong khi một số học giả chỉ chứng minh cái khó của quá trình dân chủ hóa, các nhà độc tài lại muốn nhấn mạnh đến tính bất khả của nó. Trong khi các học giả muốn tìm kiếm những biện pháp dân chủ khác hữu hiệu hơn là việc tranh đấu cho các cuộc bầu cử tự do và bình đẳng, các nhà độc tài lại muốn gạt bỏ mọi nỗ lực dân chủ hóa để tiếp tục duy trì quyền bính và quyền lợi của mình.

Xin lấy Việt Nam làm ví dụ.

Giới cầm quyền lúc nào cũng rêu rao: nếu dân chủ tức khắc, Việt Nam sẽ hỗn loạn ngay. Kết luận: để tránh hỗn loạn, Việt Nam cần độc đảng và độc tài.

Nhưng lập luận như thế thì lại sa vào ngụy biện.

Thứ nhất, có chắc là Việt Nam sẽ hỗn loạn nếu có dân chủ ngay tức khắc? Đó chỉ là một giả thuyết. Sử dụng một giả thuyết để chứng minh, trong trường hợp này, chỉ là một sự hù dọa.

Thứ hai, liệu một sự hỗn loạn có đáng sợ bằng sự độc tài? Việt Nam thường nêu những hỗn loạn tại Thái Lan trong mấy năm vừa qua để khủng bố tinh thần dân chúng. Nhưng hầu như ai cũng thấy những cái gọi là hỗn loạn ở Thái Lan không có gì đáng sợ so với tất cả những gì người dân nước ấy có được. Biểu tình ư? Đình công ư? Một số trường hợp bạo động ư? Nhưng kinh tế Thái Lan vẫn phát triển tốt; xã hội Thái Lan nói chung vẫn yên bình; tính chất dân chủ trong sinh hoạt chính trị Thái Lan vẫn được bảo đảm dù với một mức độ rất “Á châu”.

Thứ ba, nếu việc dân chủ hóa hàm chứa nguy cơ hỗn loạn thì vấn đề là phải tìm cách loại trừ, giảm thiểu và khắc phục các nguy cơ ấy chứ không phải là từ chối dân chủ. Những cách thức như vậy khá nhiều. Trong số đó, cụ thể nhất là xây dựng dần dần các cơ chế dân chủ và vun trồng một nền văn hóa dân chủ. Không có những sự chuẩn bị như thế, tất cả mọi sự hứa hẹn đều chỉ là những sự lừa dối.

Ở Việt Nam hiện nay, đã có bất cứ nỗ lực nào nhằm thực hiện những điều đó? Tôi e là không. Tất cả những gì giới cầm quyền đang làm và muốn làm là cố gắng làm thui chột văn hóa dân chủ và trì hoãn việc xây dựng các cơ chế dân chủ.

Để người Việt Nam vĩnh viễn không bao giờ sẵn sàng cho dân chủ cả.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

9 Phản hồi cho “Khi nào mới có dân chủ?”

  1. Honma1968 says:

    VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG ” DÂN BIẾT DÂN MỚI LÀM ”
    CÓ PHẢI NHÀ SỬ HỌC VÀ ĐB QH DƯƠNG TRUNG QUỐC LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC, THƯƠNG DÂN VÀ LÀ NGƯỜI HÙNG CỦA CHẾ ĐỘ THỐI RỮA CS ,,,???

    * Thay lời muốn nói , Tôi xin chân thành biết ơn Bác đã nói thay cho Nhân Dân về sự ” TỰ DO,DÂN CHỦ VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ ” Của hơn 87 triệu ĐỒNG BÀO Việt Nam . Tôi thật sự thấy Hạnh Phúc và ước gì Giới cầm quyền , Lãnh đạo cũng hiểu được những điều như Bác .chắc Nhân Dân VN ta Hạnh Phúc và vui sướng Phồn thịnh biết bao ,,, Một lần nữa xin cám ơn Bác .

    TTO – Phát biểu trước Quốc hội sáng 6-8, nhà sử học Dương Trung Quốc dành hầu hết thời gian để trình bày ý kiến về vấn đề biển Đông. TTO xin trích đăng bài phát biểu này. Tít do TTO đặt.

    Đại biểu Dương Trung Quốc trong một lần phát biểu tại Quốc hội – Ảnh: Việt Dũng

    Tôi xin đưa ra một ví dụ để làm rõ quan điểm của tôi cũng là đề cập đến một vấn đề hệ trọng chưa được Chính phủ quan tâm đúng mức xét từ khía cạnh quan tâm đến lòng tin của dân, đó là vấn đề biển Đông.

    Vấn đề nổi bật

    Không thể không thừa nhận rằng vấn đề biển Đông, trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia lâu dài là một vấn đề nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe dọa, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm. Báo cáo Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Nhà nước nhưng rõ ràng chưa thể hiện đúng mức.

    Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không gây hoang mang, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong Báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, được phản ánh trong chương trình nghị sự Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân thông suốt. Phải đến lúc dư luận xã hội và đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng đồng hồ và không thảo luận.

    Tôi đã nói với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết, còn về những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm. Nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, những trăn trở của dân, quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.

    Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân cần sự tin cậy và thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng với nội giao. Đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa Chính phủ và nhân dân cho dù sự cảnh giác là cần thiết.

    “Dân biết dân mới làm”

    Là người làm nghề sử tôi muốn nhắc lại một sự kiện cách đây đã 65 năm. Đầu năm 1946 khi cần đối phó với một tình huống ngàn cân treo trên sợi tóc liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi một nước cờ táo bạo một cách sáng suốt là đã Ký hiệp định sơ bộ 6-3. Thấy nước cờ đấy dân chưa hiểu, thắc mắc, hoang mang, chính quyền cách mạng tổ chức cả một cuộc biểu tình có hàng vạn người tham gia tại quảng trường Nhà hát lớn, hình ảnh hiện nay vẫn còn để nguyên vẹn.

    Cho thấy dân quan tâm đến việc nước như thế nào, có cả dân quê, anh phu xe, công chức, thợ thuyền, trí thức v.v… Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp giải thích cả mấy tiếng đồng hồ, Chủ tịch nước đứng trước quốc dân nói rằng đồng bào hãy tin tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước. Học tập Bác Hồ nên nhớ cách ứng xử với dân của Bác khi vận nước khó khăn.

    Cho dù thời đại có nhiều thay đổi, mọi so sánh có thể khập khiễng thì nguyên lý “dân biết dân mới làm” và dân có điều kiện kiểm tra Chính phủ là chuyện của muôn đời. Tại sao đại biểu phải là đại biểu Quốc hội mới có thể dự được một phiên họp kín để được nghe những thông tin mà theo tôi nếu để dân biết thì tốt biết bao nhiêu. Tôi tin rằng dân sẽ tin, còn người ngoài có tin hay không đó là điều thứ yếu.

    Tôi nghĩ rằng kỳ họp Quốc hội này chúng ta nên có một hành động, nếu không phải là một nghị quyết riêng thì nên nêu trong nghị quyết chung của kỳ họp nói rõ được quan điểm của chúng ta, lập trường của chúng ta và sự ủng hộ của chúng ta đối với Chính phủ. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả tích cực vào trong sự ủng hộ đồng thuận, ủng hộ của người dân.

    Hướng ra biển Đông phải quan tâm đến đất liền

    Hướng ra biển Đông nhưng cũng phải luôn quan tâm đến đất liền, trong đó có nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta muốn giữ được chủ quyền chính trị thì phải giữ được chủ quyền kinh tế. Tại kỳ họp cuối cùng của khóa trước tôi đã đặt câu hỏi chất vấn Chính phủ rằng nền kinh tế của ta bên cạnh việc khai thác có hiệu quả những nguồn lực nước ngoài thông qua việc phát triển những mối quan hệ hợp tác nhưng có lành mạnh không, có bị lệ thuộc không?

    Biết bao nhiêu vấn đề đã được nêu lên ngay trong Quốc hội với những định lượng rất đáng lo lắng về những khả năng bị lệ thuộc đặc biệt với Trung Quốc cần được quan tâm để điều chỉnh vì chưa thấy những dấu hiệu tích cực thay đổi.

    Nêu vấn đề có vẻ tế nhị này nhưng phải trên nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, còn thiên hạ thì bao giờ cũng quan tâm đến lợi ích, lợi ích kinh tế, kể cả lợi ích chính trị bằng mọi giá.

    Chúng tôi với tư cách là một thành viên của đoàn Đồng Nai là một đại biểu Quốc hội đã đưa vào chương trình bầu cử của mình về con đường 20, chúng tôi lắng nghe ý kiến của TKV, nhưng chúng tôi cũng tự hỏi nếu chúng ta đã nói tình trạng ít hiểu biết về sử thì như chúng ta ít hiểu biết về toán, đến giữa tháng 8 này chúng ta mới bắt đầu trình văn bản mà chúng ta làm sao cuối năm nay có thể lưu thông cho con đường đi được. Các chiến sĩ cánh sát giao thông của tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi: Nếu một chiếc xe 40 tấn đi ngang qua một cây cầu 25 tấn liệu có cho đi qua không?

    Chúng tôi nghĩ đây không phải là vấn đề kinh tế mà chính là vấn đề kỷ cương mà trong đó Quốc hội phải chịu trách nhiệm. Vì chúng ta đã thông qua nghị quyết ủng hộ cho việc xây dựng công trình Bô xít mà chúng ta không quan tâm đến khả năng Bô xít đã được di chuyển như thế nào? tạo ra những tình huống khó xử như thế này…

  2. NAM BỘ says:

    Báo Tuổi Trẻ vừa đăng thông tin về bạo loạn xảy ra tại Ăng Lê là do các trang mạng kích động ( có thể sẽ cấm các trang mạng này đưa tin ) – Xem chừng mấy bác Đầy tớ trung thành của Dân dựa zô đó mà áp dụng với : ĐCV – VOA – DLB v…v Vì cứ kích dục – Mấy bác đã hạ mình là ĐÀY TỚ trung thành từ lâu zồi mà !? Đòi hỏi hoài !!!

  3. Trần Thừa says:

    Ý NGHĨA VÀ SỰ TÔN TRỌNG DÂN CHỦ

    Nói một cách dễ hiểu, DÂN CHỦ là nột danh từ chung dùng để chỉ ra những điều mà người dân của một nước được QUYỀN CÓ trên các lãnh vực thuộc Quốc gia và Xã hội như chính trị, văn hoá, kinh tế v.v…Danh từ Dân Chủ, từ đó, được loan toả trên khắp Thế Giới với chỉ ý nghĩa đơn thuần như thế. Nhưng cho đến nay, có một số nước vì tham vọng riêng của một chủ nghĩa (CNCS), một tập đoàn (Gahdafi ở Libya), những người lãnh đạo liên hệ đã lập luận theo chủ thuyết mà họ đi theo (hay tự đặt ra) để bắt người dân phải nghe theo một kiểu DÂN CHỦ RIÊNG của họ bằng những lới tuyên truyền lệch lạc Ý NGHĨA CHUNG của Dân Chủ, bằng những giải thích cục bộ chủ quan, như chưa đúng lúc, như sẽ giải quyết từ từ để tránh xáo trộn nguy hiểm, và như mỗi nước tuỳ theo trính độ dân trí, hoàn cảnh, điều kiện chính trị v.v…nên không thể đem nền Dân Chủ của nước nầy áp đặt cho nước kía? Nhưng THẬT SỰ LÀ NGĂN CẤM NỀN DÂN CHỦ TOÀN DÂN, ÁP ĐẶT KIỂU DÂN CHỦ TẬP TRUNG, NHẰM MỤC ĐÍCH DUY TRÌ QUYỀN LỰC VÀ TƯ LỢI CHO NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI CỦA CHÚNG!

    Trường hợp ở VN, đảng cs đã tự mình vẽ bùa đeo, tự tung , tự tác; thậm chí đã tự ký công hàm, ký cam kết, ký văn bản bán nước (Ký CH năm 1958 của TT.PVĐ, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc lãnh thổ của TC; ký cam kết năm 1990 của TBT.NVL xin làm một thuốc quốc của TC; ký cam kết năm 1999 của TBT.LKP nhượng hàng ngàn cây số vuông biên giới phiá Bắc cho TC, trong đó có Thác Bản Giốc và Aỉ Nam Quang; ký văn bản năm 2000 của TBT.NĐM chia cắt hàng trăm cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ cho TC; Ký văn bản năm 2008 của TT. NTD sang nhượng Mõ Boxit Tây Nguyên cho TC, và rừng đấu nguồn từ Quảng Ninh vào đến Bình Dương cho TC và Đài Loan). Về mặt Dân Tộc và Xã Hội, csVN đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác kể từ 1945 đến nay, từ vụ “ĐẤU TỐ RUỘNG ĐẤT DÃ MAN ở Miền Bắc 1953-1956, vụ GIẾT DÂN VÔ TỘI MỘT CÁCH MAN RỢ CHƯA TỪNG THẤY” ở Huế năm 1968, đến các vụ CẢI TẠO XH.XHCN VÔ CÙNG THÂM ĐỘC VÀ PHI LÝ ở miền Bắc sau 1954 và ớ miền Nam sau 1975, cho đến những bất công, tệ nạn chồng chất trên đầu người dân VN, những dùi cui, những bàn chân của công an đập, đạp lên đầu lên mặt người dân VN, những còng số 8, những lao tù xù kín, lao tù hỡ, những toà án “chuột chù”, những luật lệ “rừng xanh” luôn luôn là những thực tế và những ám ảnh kèm kẹp và hù dọa người dân VN, nhất nhất đều do chủ nghĩa ĐỘC TÀI CỘNG SẢN mà DÂN CHỦ TẬP TRUNG là một trong những CHỦ TRƯƠNG TỆ HẠI NHẤT của nó gây ra.

    Ngày nay, những tuyên truyền lừa mị và những lập luận “Gà Cồ ăn vụng cối xay” của csVN đã không còn ru ngủ và không còn qua mặt được ai. Nhân Dân VN, ngoaì công sản, đã thức tỉnh, đã nhận ra bộ mặt thật của cái gọi là “CNXH, tiền thân của CNCS” chỉ là một mớ giã tưởng để một mớ người xúm lại lợi dụng nó mà cấu xé Tổ Quốc, tàn sát Dân Tộc, cướp đoạt tài sản và đùa dỡn trên xác chết của kẻ khác; nên lòng dân đã sôi sục, từ em bé lên năm đến cụ già tám mươi bảy tuổi đã xuống đường bày tỏ sự bất tín và chống lại cái chủ nghĩa độc tôn, cái tập đòan độc tài của csVN; và các nhà trí thức, các người dân oan cũng đổng bộ viết bài bày tỏ ý kiến cải tổ chính trị cũng như gưỉ kiến nghị kêu oan. Họ đã bất chấp bị đàn áp, bất chấp bị tù đày chỉ vì quyết đấu tranh cho ý nghĩa và quyền lợi của hai tiếng DÂN CHỦ mà nhân dân VN đã và đang khao khát lâu nay.

    Thế mới thấy Chủ Nghĩa Chính Trị (Ý thức hệ chính trị), Hệ Phái Tôn Giáo, Tập Đoàn Độc Tài có nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau, nhưng “Ý NGHĨA CỦA DÂN CHỦ CHỈ LÀ MỘT”. Sở dĩ, danh từ chung DÂN CHỦ đã không thể có, hoặc bị lạm dụng ở một số nước độc tôn và độc tài là vì, phải chăng, nếu nền Dân Chủ được tôn trong một cách đứng đắn ở các nước đó sẽ làm cho quyền lực và tư lợi của những người liên hệ bị tiêu tan? Quả vậy, diễn trình lịch sử của VN, từ 1975, đã cho thấy DÂN CHỦ LÀ ĐỐI NGHỊCH, LÀ MỒ CHÔN CỦA CNCS, nếu hiểu theo nghĩa đích thực của nó, ngoại trừ cái dân chủ giã hiệu “Đa Nguyên, Đa Đảng” như chúng đã áp dụng trước đó.

    Quí trọng thay Hai Tiếng Dân Chủ, nhưng cũng khổ thay, vì quá quí trọng Dân Chủ mà nhân dân ở đâu đó, trong quá khứ hay hiện nay, đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ cũng như đấu tranh cho bằng được. Hỡi các ngưới csVN hãy nhìn lại và nhận thức chính chắn bài học Dân Chủ ở 7 nước cs Đông Ấu, Liên Xô, Mông Cổ, Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen, và Syri để chiêm nghiệm về mình mà sớm giác ngộ DÂN CHỦ, may ra còn có cơ hội hạ cánh an toàn trước khi bị thảm họa; và hãy đừng tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt của TC, cũng như nhờ Mỹ can thiệp nếu bị TC tấn công. Các người nên nhớ rằng các người đang ở giữa gọng kèm của lịch sử là Dân Tộc VN và bọn Bành trướng Bắc Kinh.

  4. TỰ DO Ư ? DÂN CHỦ Ư ???
    Tôi không nhớ và tôi cũng không biết cụm từ Tự Do Dân Chủ này có từ lúc nào với một Anh Nông dân quê mùa và thiếu học như tôi.
    Nhưng Theo trí nhớ thì hình như cụm từ này được đọc trong bản tuyên ngôn độc lập của Tổng thống Hoa Kỳ và được Ông Hồ Trích dẫn lại trong bản tuyên ngôn của mình ,khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa vào năm 1945 thì phải.
    Tôi sinh ra và lớn lên ở VN trong hai chế độ, cuộc sống thường nhật cũng chỉ lo cho gia đình ngày hai bữa cơm áo gạo tiền nên chẵn màn gì đến thế sự chính trị hay bàn dân thiên hạ.
    Nhưng cái nhức nhối trong tôi khi hiểu rằng ,giá trị cốt lõi để sống là phải hiểu mình muốn sống thế nào và cách sống của mình có làm hại tới ai không, cũng như ngược lại ai muốn làm hại bản thân mình về lợi ích vật chất hay phi vật chất
    Với gần 36 năm sống dưới chế độ CS tôi mới nôm na hiểu rằng . Thật ra chế độ CS theo như Dân đen tôi nghĩ chỉ đơn giản ” Cộng tất cả lại về vật chất cũng như phi vật chất rồi sản xuất, sản sinh ra những gì tồi tệ nhất của xã hội loài người” > Nếu các Bạn hỏi tại sao tôi lại nói như vậy tôi xin phân tích để các Bạn thấy cái tự do suy nghĩ và viết ra đây cũng có cái tính logic của nó chứ .
    Sự đơn giản của người nông dân như tôi suy nghĩ cách làm và của thuyết Cac Max, Lê Nin do Ông Hồ đem về áp dụng cho xã hội đất nước chúng ta về việc làm ăn tập thể như thế này. Theo thuyết này thì như kiểu “chúng ta có 10 người gánh chung một đôi nước vậy, trong mười người thì có Anh cao anh thấp “. Anh cao khi gánh thì chùn lưng xuống để Anh thấp kê vai vào và Anh thấp thì lợi dụng anh cao để chùn vai xuống hưởng lợi khi mệt và cứ như vậy gánh về đến nơi do phân bổ lực không đồng đều, chòng chành nên nước đổ đi hơn nữa và hiệu quả tất yếu là kém,và với khối lượng cv như vậy cuối tháng Anh cao hay thấp gì cũng được hưởng 21 kg gạo như nhau. hihi. nói tới đây chắc các bạn đã tạm thấy sự phân hóa về quyền lợi và sức lao động nó tỷ lệ nghịch rồi hén.
    Vân nhưng sự phân hóa trong xã hội chưa phải vậy mà kết thúc. Nhất là Anh “cao” ở đây Anh cao chúng ta nên hiểu là những người có tài và giỏi hơn Anh thấp. Họ đóng góp cho sự phát triển xã hội nhiều và tốt hơn Anh thấp “Tạm gọi là dòng chất xám của xã hội”. Riêng Anh thấp là những người nông dân hay tần lớp lao động mà sự đóng góp của họ cho xã hội là khiêm tốn. ” ở đây tôi không hề muốn nói như vậy là tôi phân biệt giai cấp”. Nhưng thực tế Xã hội hay đoàn thể nào cũng có người tài giỏi và người yếu kém cả . Nên sự công bằng theo thuyết làm ăn tập thể của Các Mac khi trả công cho họ ngang nhau 21kg gạo là nó đã mặc nhiên thiếu công bằng rồi.
    Và theo thuyết này khi người cao hơn gánh đôi nước họ phải chùn xuống cho người thấp cùng gánh với mình thì vô hình trung đã làm sự phát triển của mỗi người chùn xuống, kéo theo xã hội chùn xuống và hệ lụy là Việt Nam ta ngày nay vẫn nghèo khổ, lạc hậu so với những Quốc Gia quanh chúng ta . Như trước đây theo tôi biết Thái Lan là một nước nghèo ,lạc hậu so với Sài Gòn. Nhưng bây giờ thì sao? sau 35 năm CNXHCS cai trị thì chúng ta thua sút Thái Lan tới 70 năm công nghệ. Vân hiệu quả và hậu quả kinh tế do chế độ CS đem đến là vậy đó .
    Nói đến chuyện Tập thể cùng chung lý tưởng và chí hướng thì thế này. Mười người cùng cố gắn gánh đôi nước với mục đích là đổ cho đầy bồn. nhưng trong quá trình gánh làm đổ hơn phân nữa đôi nên cũng bao che cho nhau cười trừ đẻ báo công cho cấp trên lập thành tích và cũng trong hệ thống tư tưởng ấy nếu không phải là gánh đôi nước mà là tham nhũng, sách nhiễu Nhân Dân, Quang liêu , xử án ,bắn giết,bắt bớ, bỏ tù …vv Nó sẽ biến trướng thành Công nghệ tham nhũng, Áp bức Nhân Dân, quang liêu bao cấp, xử án khi đã có tuyên án trước, Bắn giết,bắt bớ đã được hoạch định sẵn, Bỏ tù đã được chỉ đạo sẵn .Vậy thì cụm từ Tự do Dân Chủ chỉ còn là cụm từ mị Dân và hại Nước thôi.
    Cũng như Ông Hồ Huy Rứa nói đường lối của cộng sản VN là kiên định con đường tiến lên CNXH. Nhưng chủ nghĩa xả hội thì làm gì có nền KT Tư Bản ” Kinh tế nhiều thành phần” Nên bị Ông tỉnh trưởng Nhật cười cho vào mặt. Vậy mà không biết nhục .
    Nên đảng Cộng Sản còn mị Dân và Quốc tế đến bao giờ nữa …Nói lại câu chuyện này cũng như chuyện tầm phào của Ông phạm Văn Đồng đã ký công hàm năm 1958 cho Trung Cộng vậy .Cái mình không có mà lại ký dâng cho giặc, thừa nhận 12 hải lý của các đảo Trung Cộng chiếm. ” Xin thưa là vào năm 1974 đảo Hoàng Sa là của ” VNCH ” . Nói tới đây tôi xin làm người nói ngọng luôn, vì không thể hiểu và nói gì hơn về cái xấu xa của CNXHCS nữa…

  5. vinh says:

    Mot bai viet dang duoc doc.

  6. Lê Thiện Ý says:

    Xin trả lời qua tựa đề bài viết : “Khi độc tài đảng trị không còn nưã mới có Tự-Do-Dân-Chủ”.
    Vì có phản dân chủ mới có nhiều quyền, nhiều tiền tài thế lực, ăn trên ngồi tróc, mới dám hỗn láo sưả đổi lịch sử; bán đất, bán biển !
    Vì sự tồn vong cuả dân tộc, CHÚNG TA CƯƠNG QUYẾT GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CS BẰNG MỌI GIÁ !

  7. ke luu vong says:

    Nói thật ra cụm từ”dân chủ hóa hàm chứa nguy cơ hỗn loạn” mà các cấp lãnh đạo VN thường nêu ra chỉ là cách “câu giờ”để bỏ đầy túi tham , chúng ta thử nhìn lại các cấp lãnh đạo cũ đã ra đi thì đời sống cá nhân và gia đình họ ra sao, chắc không người dân VN nào dù trình độ thấp nhất cũng thấy.Thật tội nghiệp cho nhân dân VN !

  8. ĐẠI NGÀN says:

    THỬ PHÂN TÍCH THỰC CHẤT CỦA Ý NGHĨA TỰ DO VÀ DÂN CHỦ

    Tính thực chất mới luôn đáng quý, có ý nghĩa và giá trị, không phải điều nhân danh hay sự ngụy biện.
    Thực chất của tự do, dân chủ, là bản thân của mỗi công dân, và toàn thể dân tộc, đất nước. Không thể chỉ có ở đằng này mà không có ở đằng kia của hai vế đó. Cho nên nếu chỉ nhấn mạnh hoặc quan trọng hóa đằng này mà coi nhẹ hay bỏ sót đằng kia đều chỉ là sự nhân danh hay sự ngụy biện. Bởi một cá nhân mà không có tự do, dân chủ là cá nhân nô lệ. Một xã hội không có tự do, dân chủ, là xã hội nô lệ. Một đất nước không có tự do, dân chủ là đất nước hay quốc gia nô lệ. Sự nô lệ này có thể là sự nô lệ cho nước ngoài, người ngoài, mà cũng có thể là sự nô lệ cho người trong nước, tức nạn ngoại xâm và nạn nội xâm. Cả hai nạn này đều cũng chỉ là sự xâm lược, nhưng nó chỉ khác nhau về nguồn gốc và tính cách, còn bản thân sự nô lệ cũng là sự mất tự chủ, tự do, độc lập, thế thôi. Thế thì, dân chủ tự do có hai bình diện. Là bình diện ý thức và bình diện thực tế. Bình diện ý thức là sự nhận thức, sự suy nghĩ, là quan điểm, quan niệm tự do, tự chủ. Còn bình diện thực tế là sự ràng buộc, khống chế các mặt khách quan, tự nhiên trong cuộc sống cá nhân, tập thể, và trong đời sống xã hội. Nhưng nói nguyên nhân của sự tự do dân chủ và không tự do dân chủ cũng có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là sự tự thoái thác, từ chối, sự tự triệt tiêu ý thức tự do dân chủ của mình. Nguyên nhân bên ngoài là do người khác như là tác nhân tạo nên điều đó. Nguyên nhân bên ngoài như sự tuyên truyền lệch lạc trong lâu dài về tự do dân chủ, có thể làm triệt tiêu mất ý thức tự do dân chủ chính đáng của các công dân trong xã hội, khiến họ thành như vô cảm, hay không còn cảm thấy yêu cầu chính đáng của tự do, dân chủ nữa. Cho nên tự do dân chủ trong xã hội không phải do toàn thể xã hội đó tạo ra, mà có thể chỉ do một số những cá nhân con người của xã hội đó tạo ra, cụ thể là những người có thế lực, người có quyền hành hay nắm quyền trong xã hội. Có nghĩa, ý thức về tự do dân chủ của mọi người, sẽ kéo theo ý thức và thực tế tự do dân chủ của toàn xã hội. Trong khi đó, ý thức về sự độc tài, độc đoán của chỉ một số người, những nắm được quyền hành, nắm được cơ chế điều hành của toàn xã hội, cũng kéo theo sự mất tự do dân chủ của toàn xã hội. Nên cuối cùng, cần hỏi chính nguyên nhân sau chót vẫn gây ra điều đó là gì. Đó chính là sự hiểu biết, sự nhận thức, ý thức, và vấn đề quan niệm. Sự nhận thức lệch lạc nào đó, sự hiểu biết không đầy đủ nào đó, ý thức không lành mạnh, không trong sáng nào đó, quan niệm cho rằng sự độc tài độc đoán là cần thiết, quan niệm sự bất bình đẳng, không tôn trọng người khác, không tôn trọng xã hội, tự mãn, tự dại, chủ quan, hay thuần túy chỉ là cơ hội chủ nghĩa, hoặc lạm dụng, lợi dụng xã hội v.v…. đều là những cơ sở hay nền tảng để nuôi dưỡng ý thức độc tài, độc đoán, mà thủ tiêu đi lý tưởng tự do, dân chủ chíh đáng và cần thiết của toàn xã hội. Nói chung có thể vấn đề vẫn là do sự suy nghĩ lệch lạc nào đó, cho tự do dân chủ là có hại hay không cần thiết trong những trường hợp nào đó. Nhưng cũng có thể chỉ là do bé cái lầm. Tức cho sự độc tài, độc đoán mới là cần thiết, là sự ổn định, còn tự do dân chủ là không thiết thức, không hiệu quả, hay có thể gây nên sự bất ổn định. Nên nói chung lại, ý nghĩa cuối cùng lại trở thành ý nghĩa của nguyên tắc hay của chính quan điểm cảm tính và thực dụng. Nếu theo cách đề cao nguyên lý, tức nguyên lý xã hội, và đề cao nguyên lý con người, thì thấy ý nghĩa của tự do, dân chủ thực chất là luôn luôn bất biến. Còn nếu chỉ theo cảm tính, hay theo tính chất thực dụng nhất thời nào đó, tất nhiên cũng sẽ có ngàn cách ngụy biện khác nhau để nhằm khống chế và triệt tiêu ý nghĩa cuối cùng của tự do dân chủ, nơi bản thân mỗi cá nhân con người, cũng như nơi toàn thể xã hội.

    Võ Hưng Thanh
    (14/8/11)

    • ĐauĐớnGiốngNòi says:

      Hồ Chí Minh có nói: “Nhân dân ta thà chết chứ quyết không làm nô lệ”, cho đến nay bọn đầu lãnh cộng sản vẫn nhắc đến câu ấy và tỏ ra là học trò trung thành của ông Hồ, với mục đích duy nhất là:
      Để cho dân Việt quên rằng chính họ là nô lệ của bọn cộng sản!
      Chúng hù dọa dân ta là dân chủ đồng nghĩa với bạo loạn, nhưng nhân dân hãy thức tỉnh, bạo loạn hay không chính là do chúng, do bọn CA chỉ biết còn đảng CS, còn mình, chúng sẽ liều chết để bảo vệ quyền lực.
      Tôi đau khổ khi phải nói, sau 66 năm cầm quyền (miền Bắc) bọn CS đã làm dân ta trở nên THAM và HÈN, ích kỉ, từ đó dẫn đến VÔ CẢM với đồng bào và Tổ quốc, mọi sự phó mặc cho CS quyết định.

Phản hồi