WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giới thiệu sách mới: Mao Trạch Đông – Ngàn Năm Công Tội

Nguyên tác của: Tân Tử Lăng

Nhan đề: Mao Trạch Đông Thiên Thu Công Tội

xuất bản tại Hongkong năm 2007

Bản dịch Việt ngữ của: Tủ Sách Tiếng Quê Hương

ấn hành tại Hoa Kỳ năm 2011

Thêm một lần nữa Tủ Sách Tiếng Quê Hương lại cống hiến cho công chúng bạn đọc một tác phẩm rất có giá trị của một tác giả người Trung Quốc tên là Tân Tử Lăng (Xin Ziling). Tác giả họ Tân năm nay đã gần 80 tuổi và hiện đang bị nhà nước Trung Quốc tìm mọi cách gây khó dễ, ngăn cản không cho ông tự do phát biểu quan điểm rất thẳng thắn dứt khóat của mình về đường lối phát triển quốc gia theo chủ trương “Dân chủ Xã hội”, đặc biệt rút kinh nghiệm của các nước tại Âu châu. Tác giả kiên trì kêu gọi giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc phải triệt để và công khai lọai bỏ cái đường lối “cách mạng vô sản bạo lực” do Mao Trạch Đông đề xướng từ hồi thập niên 1950.

Việc này vào năm 2010 – 2011 gần đây đang gây tranh luận sôi nổi tại Trung Quốc, giữa “phe trí thức tiến bộ” muốn Trung Quốc hội nhập với trào lưu dân chủ hiện nay trên thế giới, đối nghịch với “phe cực tả” vẫn muốn khôi phục lại cái di sản tàn bạo độc ác của họ Mao trước đây, mà cao điểm là trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa” hồi những năm 1966  trở đi cho đến lúc Mao lìa đời năm 1976. Cơ quan tuyên truyền và an ninh của nhà nước Trung Quốc đã tỏ ra ngả theo khuynh hướng cực tả này. Đây quả là mối nguy cơ cho công cuộc xây dựng dân chủ tại quốc gia có đông dân số nhất trên thế giới.

Bản Việt ngữ dày cỡ 400 trang, khổ chữ 12 được in trên giấy trắng phớt màu vàng nhẹ, với cách trình bày khá trang nhã, gáy đóng thật chắc với bìa cứng. Cuốn sách được dàn trải qua 40 chương, mỗi chương lần lượt trình bày chi tiết về các diễn tiến trong âm mưu thâm độc tai hại của Mao Trạch Đông, suốt trong hơn 25 năm giữ quyền hành gần như tuyệt đối tại lục địa Trung Hoa.

Trước khi phân tích và giới thiệu chi tiết về cuốn sách, người viết xin ghi tóm lược về tiểu sử tác giả và trích dẫn một số đọan tiêu biểu của tác phẩm được sọan thảo rất công phu bởi một nhân vật rất am hiểu về nội tình sinh họat của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc kể từ thập niên 1950 cho đến cuối thập niên 1970.

I – Tóm lược về Tiểu sử của tác giả Tân Tử Lăng.

Tân Tử Lăng gia nhập quân đội Trung Quốc rất sớm khi vừa đến tuổi trưởng thành vào đầu thập niên 1950 lúc người cộng sản vừa mới lên nắm chính quyền trên khắp lục địa Trung Hoa. Ông say mê đi theo làn sóng cuốn hút cách mạng của Mao Trạch Đông và đã lên tới cấp bậc Đại tá chuyên về việc nghiên cứu biên tập tại Trướng Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Ông về hưu vào năm 1994. Nhờ biết quá rõ những sự việc tồi tệ độc ác tàn bạo của chế độ Mao Trạch Đông, tác giả đã tỉnh ngộ và dứt khóat tìm mọi cách vạch trần những sự sự thực đau lòng đó của Mao, và cảnh tỉnh giới lãnh đạo hiện nay phải dứt khóat đi theo con đường dân chủ xã hội tiến bộ hầu đưa đất nước Trung Hoa đạt tới tình trạng thịnh vượng và phát triển bền vững hài hòa cho tòan thể dân tộc.

Tân Tử Lăng đã cực lực bác bỏ chủ trương phân biệt Dân chủ Tư sản và Dân chủ Vô sản của phe tả hiện nay ở Trung Quốc, mà vẫn còn viện dẫn cái quan điểm cực đoan lỗi thời của Lenin để làm cái “lá bùa hộ mệnh” (protective amulet) cho mình.

Quan điểm tiến bộ của ông đã được nhiều cán bộ đảng viên lão  thành có uy tín, có tên tuổi tán đồng, điển hình như Lý Nhuệ là người đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng và làm Thư ký riêng cho Mao Trạch Đông hồi thập niên 1960. Nhưng họ Tân cũng đang bị những phần tử cực tả chỉ trích và tìm cách sử dụng bàn tay của giới chức an ninh để triệt hạ ông và những người bạn đồng chí hướng tiến bộ cởi mở như ông. Vì thế mà gần đây đã có sự đàn áp nặng nề đối với giới trí thức văn nghệ sĩ, cụ thể như việc kết án tù 11 năm đối với Lưu Hiểu Ba là người vừa được trao giải thưởng Nobel về Hòa bình năm 2010.

Công cuộc tranh đấu cho những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do phát biểu mà giới trí thức đã phát động từ hồi đầu thế kỷ XXI hiện đang là chuyện thời sự được giới thanh niên sinh viên tại Trung Quốc rất quan tâm theo dõi, và tên tuổi của Tân Tử Lăng đã được nhiều người nhắc nhở đến trong các mạng lưới thông tín thường ngày.

Chính cố Thủ tướng Triệu Tử Dương cũng đã từng nêu rõ quan điểm của mình, như được ghi lại trong cuốn Hồi ký được xuất bản năm 2009, sau khi ông lìa đời vào năm 2004, đó là “chế độ Dân chủ Đại nghị là chế độ chính trị tốt nhất mà Trung Quốc phải áp dụng nhằm đưa đất nước tiến lên”.

II – Trích dẫn một số đọan văn điển hình trong tác phẩm.

Là một chuyên gia nghiên cứu lâu năm, tác giả họ Tân đã trưng dẫn ra những số liệu thông kê và sự kiện rất cụ thể, chính xác trong suốt những chương của cuốn sách. Xin ghi ra một số đọan tiêu biểu như sau :

1 – Con số 37,5 triệu người chết đói.

Đây là con số do chính Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho giải mật vào năm 2005. Tác giả đã nhắc đi nhắc lại đến trên 20 lần con số 37,5 triệu người chết đói này trong có mấy năm áp dụng chính sách “Đại Tiến Vọt”  hay “Bước Nhảy Vọt” (Great Leap Forward) do Mao áp đặt lên tòan thể các vùng nông thôn và đô thị ở Trung Quốc.

Tác giả viết trong trang 132 – 133 và các trang sau, xin trích một vài đọan tiêu biểu như sau :

Số người chết đói ở Trung Quốc trong thời gian 1959 – 1962 chiếm 5,11% dân số cả nước. 6 tỉnh nặng nhất là An Huy 18,37%, Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%….

Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác: khi chôn người chết người ta chỉ vùi sơ sài, tối đến mới bới lên xẻo lấy thịt mà ăn, hoặc tang chủ lóc thịt thân nhân trước khi mai táng…

Tàn nhẫn hơn nữa là nạn ăn thịt trẻ con…”

“Theo thống kê tương đối chuẩn xác, qua 3 năm Đại Tiến Vọt trong 73 huyện ở An Huy có 6,33 triệu người chết đói, đứng đầu cả nước về tỉ lệ này” (trích  phát biểu của ông Vạn Lý – trang 363)

2 – Cuộc phá họai của Vệ Binh Đỏ hồi giữa thập niên 1960.

Khởi đầu phong trào bằng việc đập phá tượng Thích Ca Mâu Ni trên Phật Hương Các ở Di Hòa Viên, Hồng Vệ Binh đã phá họai 4,922 trong số 6.843 di tích lâu đời ở Bắc Kinh… Lăng mộ của nhiều nhân vật lịch sử hoặc danh nhân như lăng Viêm Đế, mộ Hạng Võ, Gia Cát Lượng, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… cũng bị đập phá (trang 186)

3 – Mao Trạch Đông ra tay ám hại những nhân vật có công rất lớn như Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hòai.

Khi chân lý trong tay, Mao Trạch Đông có thể bao dung các đối thủ, đòan kết với phe chống đối. Nhưng khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai, thì ông ta không thể bao dung họ được, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết,để trừ hậu họa. Đó là lý do vì sao Mao bạc ác đến tận cùng đối với những người bạn cũ, như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hòai …”(trang 184)

“Sự ra đi của hai vị nguyên sóai hiển hách Bành Đức Hòai và Hạ Long để lại nhiều tổn thất cho Trung quốc…Điều này lại một lần nữa chứng tỏ tâm địa đen tối, xảo quyệt của con người từng được xem là vị cứu tinh cho dân tộc Trung Hoa.”(trang 197)

III – Giới thiệu về cuốn sách.

Như đã nói sơ qua ở trên, cuốn sách này đã trưng dẫn những chứng từ rất chính xác, khả tín về sự độc ác tàn bạo của Mao Trạch Đông xuyên qua bao nhiêu thủ đọan nham hiểm nhằm lọai trừ những người vốn có sự công tâm ngay thẳng muốn can ngăn những sự liều lĩnh cuồng tín quá khích của ông ta. Tác giả phơi bày hết sức rõ ràng cái tai họa khủng khiếp mà họ Mao đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc do các chính sách cực kỳ phi lý, sai trái như Bước Nhảy Vọt, Công Xã Nhân Dân, khiến gây ra nạn đói làm thiệt mạng hàng mấy chục triệu con người.

Cuốn sách chứa đày những sự kiện cụ thể, chính xác (factual) dựa trên những tài liệu thống kê, kết quả điều tra và báo cáo của các giới chức có thẩm quyền, mà ai ai cũng có thể kiểm chứng một cách dễ dàng.

1 – Có nhiều chương chỉ dài có 4-5 trang mô tả về một sự kiện cụ thể mà độc giả nào cũng có thể đọc trong 7 – 8 phút một cách mau lẹ. Đặc biệt trong hai chương 18 & 19 với nhan đề: “Địa ngục Trần gian”, tác giả đã mô tả những đau khổ đày đọa mà nhân dân Trung Hoa phải gánh chịu do chính sách ngoan cố tàn ác của họ Mao. Người dân đói khổ cùng cực đến nỗi tại nhiều nơi đã xảy ra nạn ăn thịt người, mà tàn nhẫn hơn cả là nạn ăn thịt trẻ con. Điển hình như tại một thôn trong tỉnh Tứ Xuyên có 491 nhân khẩu thôi, thế mà trong có một năm từ tháng 12/1959 đến tháng 11/1960, đã có đến 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt (trang 133).

2 – Nhiều chương khác viết chi tiết về các vụ “Mao tìm cách hãm hại thanh trừng những cộng sự thân tín trước kia của mình, từ Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hòai cho đến Đào Chú, La Thụy Khanh, Lâm Bưu v.v…  Chương 28 với nhan đề “Mao Trạch Đông chơi trò chính trị lưu manh”, tác giả đã vạch trần tất cả mưu lược thâm độc của họ Mao để đưa đến cái chết thảm thương của hai vị nguyên sóai có công trạng rất lớn của Hồng quân Trung quốc, đó là Bành Đức Hòai và Hạ Long.

3 – Trong các chương gần cuối sách, tác giả còn ghi rõ về những âm mưu của “Bè Lũ Bốn Tên: Giang Thanh – Vương Hồng Văn – Trương Xuân Kiều – Diêu Văn Nguyên” được chính Mao dàn dựng để khuynh lóat nội tình chính trị trong nước. Và kết cục, sau khi Mao lìa đời thì “Tứ Nhân Bang” này bị thanh trừng thảm bại. Kể như đây là một kết thúc có hậu: Bè lũ gian tà bị trừ diệt để cho đất nước Trung Hoa lại có cơ hội được phục sinh với một tương lai đày hứa hẹn nhờ áp dụng đường lối Dân chủ Xã hội đã được chứng nghiệm rất thành công ở Âu châu, đặc biệt ở Thụy Điển.

Viễn tượng tươi sáng trong công cuộc phát triển và xây dựng một thể chế chính trị xã hội tốt đẹp cho Trung Quốc như thế đó, tác giả họ Tân đã trình bày khá chi tiết nơi chương cuối cùng có nhan đề là “Lời Kết” dài đến trên 70 trang.

4 – Nhân tiện, người viết cũng xin lưu ý bạn đọc về sự thiếu chính xác của một vài từ ngữ liên quan đến mấy tác giả người Âu Mỹ. Lý do là vì đây là bản dịch từ nguyên tác tiếng Hoa, mà tác giả đã phiên âm danh từ tiếng Anh theo lối phát âm quen thuộc của riêng người Hoa, rồi khi chuyển từ bản tiếng Hoa ra tiếng Việt, thì đã bị biến dạng đi. Điển hình như tên nhà sử học nổi danh người Mỹ là Will Durant, thì trong bản dịch lại viết là W. Dulan (trang 340). Hay như tên của tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Road to Serfdom” (Con Đường dẫn tới Nô Dịch) là người Áo quốc có tên là Frederick Hayek, thì trong bản dịch lại ghi lệch đi là Kharyek (trang 368). Mặc dầu đây chỉ là một vài hạt sạn nho nhỏ thôi, nhưng nó cũng khiến cho độc giả thắc mắc không làm sao mà hiểu rõ được tên thật của tác giả ngọai quốc đó như thế nào.

Nói vắn tắt lại, đây là một cuốn sách biên sọan rất công phu với lối trình bày sáng sủa gọn gàng kèm theo rất nhiều chứng liệu khả tín, và những số liệu thống kê chính xác. Tác giả Tân Tử Lăng quả đã  rất thành công trong việc phô bày thật rõ nét cái thảm kịch cực kỳ đen tối do Mao Trạch Đông đã gây ra trên đất nước Trung Hoa trong giữa thế kỷ XX, mà cho đến nay vẫn còn nhiều dấu vết tai hại bi đát.

Người viết xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thực sự có giá trị này với các độc giả người Việt chúng ta. Đồng thời cũng xin ghi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương vì sự đóng góp quý báu này vào sự phân tích và tìm hiểu tận gốc rễ những vấn đề đã và đang gây ra bao nhiêu thảm họa cho con người trong thời đại hiện nay của chúng ta vậy.

California, Tháng 10 năm 2011

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

 

 

 

4 Phản hồi cho “Giới thiệu sách mới: Mao Trạch Đông – Ngàn Năm Công Tội”

  1. LeQuocTrinh says:

    VN và TQ – Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc

    Cám ơn ông Đoàn Thanh Liêm đã giới thiệu một tài liệu hay về TQ.

    Tôi nghe phong phanh chuyện TQ tàn sát gần 40 triệu người dân trong thời kỳ “Trăm Hoa Đua Nở và Cách Mạng Văn Hoá”, nay mới thật sự xác nhận qua lời nhân chứng sống. Tôi hiểu rằng Mao Trạch Đông nuôi ý chí phục hận với thế giới tư bản Âu Mỹ từ lâu (vì nỗi nhục Bát Quốc Tranh Châu: 8 nước Âu Châu nhỏ tranh nhau xâu xé TQ từ thời cuối Nhà Thanh) ông quyết chí sử dụng mọi thủ đoạn sắt đá để đưa TQ tiến lên nhanh trên con đường Cộng Sản chuyên chính, và vì tư tưởng Đại Hán ông cũng không muốn bị Liên Xô xỏ mũi trong khối CS.

    Tuy nhiên cả tỷ dân TQ dẫu có ý chí cứng cỏi kiểu “chân cứng đá mềm của VN” cùng đành chịu thua, vì tất cả những phương pháp thi đua tăng gia sản xuất đã gây ra tổn thất khủng khiếp cho xã hội, kinh tế (ví dụ: giết chim sẻ để bảo vệ mùa màng, nhưng từ đó sâu bọ sinh sôi tàn phá còn kinh hoàng hơn; trưng thu hết tất cả vật dụng bằng kim loại trong nhà, nồi niêu, xong chảo, dao kéo, để đúc máy móc vũ khí). Mọi nỗ lực đó không phù hợp khoa học tý nào, đã làm đảo lộn mọi thứ tự trong xã hội, đưa đến thất bại ê chề. Ông Mao hiểu rõ thất bại vì thiếu cơ sở khoa học, nhưng vì tinh thần “duy ý chí” mà ông cương quyết làm cho bằng được. Kết quả TQ tự mình cô lập với thế giới bên ngoài trong ba năm, mất hết mọi nền tảng nhân bản và tự mình tàn sát giết dân mình. Đó là màn kịch bi thảm TQ khởi sự từ năm 1960, nhưng trước đó họ cũng đã từng ép buộc ĐCS VN (miền Bắc) đi theo con đường sai lầm của họ qua bằng chứng chiến dịch đẫm máu CCRĐ 1954, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm và bản công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng 1958.

    Cho đến khi HK nhảy vào vòng chiến tại miền Nam VN bùng nổ chiến tranh toàn bộ với tất cả những vũ khí hiện đại thời đó (B-52, F-111, Phantom, Hàng Không Mẫu Hạm) TQ cảm thấy bị sức ép gián tiếp nặng nề, cho nên mới tìm cách sửa đổi chiến lược, họ hiểu rằng con đường CS chuyên chính vô sản là hoàn toàn thất bại, phải thay đổi đi theo con đường phát triển tư bản. Từ đó họ Mao bắt đầu ve vãn HK bằng chính sách ngoại giao Ping Pong, chính thức mời Nixon qua thăm TQ. Họ đã trở cờ chạy theo vuốt ve HK để mưu tìm đầu tư KHKT, đồng thời hất cẳng ông Liên Xô ra khỏi mặt trận Châu Á (VN), bán đứng miền Bắc VN (bằng nước cờ đánh chiếm HS 1974).

    Trong khi đó HK vì muốn gỡ gạc lại những chiến phí hao tổn trong chiến tranh VN (150 tỷ US$, 58000 binh sĩ hy sinh), muốn lấy lại lòng tin quần chúng Mỹ, và muô’n giải quyết sớm khối CS Đông Âu Liên Xô ở Âu Châu mà đành bắt tay với TQ, bán đứng VNCH. Chính sách cấm vận kinh tế VN của HK từ năm 1975, đã đưa đất nước này vào khủng hoảng kinh tế, càng kiệt quệ hơn với hai trận chiến (CamPuChia 1978 và biên giới Trung Việt 1979), VN bắt buộc phải sống bám vào Liên Xô, lôi kéo ông to đầu này vào vũng lầy kinh tế, đi đến chao đảo và sau cùng…khối CS Âu Châu đổ sụp tan tành (cuối thập niên 80).

    Tất cả lãnh đạo ĐCS VN đều hiểu rõ hiện tình hơn ai hết, nhưng vì họ lâm vào tình thế “cưỡi lưng cọp”, “phóng lao phải theo lao”, “tay đã nhúng chàm” mà ngày nay bị dồn vào thế kẹt giữa TQ và nhân dân VN. Những gì họ làm trong 60 năm chuyên chính vô sản, theo đuôi TQ, nay đã hiển lộ dần ra, họ không thể chối cãi được. Nhưng vì tham quyền cố vị và họ hiểu rõ lòng dân oán hận ngất trời cho nên họ ra sức tuyên truyền cổ vũ Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc chính là để cứu gỡ thế kẹt trong nội bộ trước tiên, trong khi phải đương đầu với ông bàng trướng khôn ngoan quỷ quyệt phương Bắc.

    Vì thế nói chuyện HHHG DT lúc này chính là vô tình rơi vài cạm bẫy của ĐCS VN.

    • NGÀN KHƠI says:

      MỘT CON NGƯỜI MÙ TỊT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

      Những việc làm của Mao Trạch Đông trong sự phát triển kinh tế TQ thời ông ta cầm quyền cho thấy ông ta hoàn toàn mù tịt về kinh tế xã hội. Có lẽ ông ta theo khuôn mẫu “kinh tế tập thể” như kiểu Lênin nên mới có những phát động ngây ngô, lố bịch như thế đó. Điều đó không có nghĩa cả hơn chín trăm triệu người TQ lúc đó không ai sáng suốt, không ai giỏi hơn Mao, nhưng cái miệng ngoa ngôn, cái óc độc đoán, cái quyền hành toàn diện của ông ta lúc đó đã át đi hay triệt tiêu đi tất cả. Ấy mới biết sự độc tài trong xã hội con người nó quái đản, phi lý, thấp kém, tệ hại là như thế đó. Lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo xã hội mà không biết gì về các nguyên lý kinh tế, nguyên lý xã hội, cái gọi là lãnh đạo đó chỉ là cái tên hão, cái dùng lừa mịt người khác, mà thực tế chỉ là sự xỏ mũi khùng điên đối với một xã hội hoàn toàn vong thân, tha hóa, xuống cấp, mê muội và hèn nhát.

      NON NGÀN
      (07/10/11)

  2. NGÀN KHƠI says:

    CÁCH MẠNG VÀ PHẢN ĐỘNG

    Đứng trước sự nghèo đói của giai cấp vô sản, thợ thuyền Anh đầu thế kỷ 18, Mác không nghĩ đến giải pháp kinh tế xã hội thực tiển, lại nghĩ đến giải pháp triết học lồng vào bản thân của chính trị phi thực tiển. Đó là học thuyết đấu tranh giai cấp và lý thuyết bạo lực của Ăng-ghen. Cái cốt lõi của quan điểm triết học này là sử dụng khái niệm biện chứng của Hegel. Đây là một sử sử dụng sai trái, vì biện chứng trong Hegel là biện chứng duy tâm, lại được Mác và Ăng-ghen cưỡng bức thành biện chứng duy vật một cách phi cơ sở, giả tạo, ngụy biện. Ý thức của Mác và Ăng-ghen rõ ràng là khuynh hướng chơi trội, lập dị, nếu không nói là thiếu trách nhiệm, thiếu chân thực hay thiếu chính đáng về mặt xã hội. Chính Lênin đã sử dụng công cụ học thuyết này của Mác trong thực tế, và sau một thời gian áp đặt ở Liên Xô, ngày nay đã cho thấy hoàn toàn không thể đi đến kết quả. Ấy chính là do nền tảng của lý thuyết hoàn toàn không có cơ sở khoa học khách quan, hay không xác thực. Nhưng điều ghê gớm nhất, chính là ở Trung Quốc, qua chính trị kiểu lý thuyết cách mạng xã hội của Mao Trạch Đông mà hiện tại ai cũng biết rõ. Mao Trạch Đông đã hiện nguyên hình là người chỉ lợi dụng học thuyết Mác. Về mặt bản thân, qua các việc làm thực tế của ông ta, cho thấy ông ta chỉ là một kẻ hầu như điên khùng, đầy dục vọng cá nhân, nhưng chớp được thời cơ thuận lợi. Đó là hoàn cảnh đất nước TQ khi ấy vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, sau khi thoát khỏi ách thống trị của Mãn Thanh để đi vào nền Cộng hòa tư sản son trẻ do Tôn Văn lãnh đạo ban đầu và khi ấy đã chuyển quyền qua họ Tưởng trong nước Cộng hòa Trung Hoa. Với một đất nước nghèo đói, lại bị nạn tham nhũng trong chính quyền họ Tưởng, lại đang thời buổi chiến tranh với Nhật, Mao Trạch Đông đã xướng lên quan điểm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, giải phóng đất nước, thế là đã lôi cuốn rất nhiều người tham gia, và sự hưởng ứng nào đó của các thành phần nông dân. Sự thành công cách mạng ban đầu của họ Mao chính là yếu tố thời cơ, núp bóng dưới một lý thuyết giả tạo, nhưng lại hợp cách trong tình huống tâm lý được tuyên truyền về thế giới đại đồng cũng như sự đi lên phát triển đất nước và giải phóng xã hội, giải phóng con người.
    Song tất cả mọi điều giả tạo đó đã được trả lời và chứng minh qua cuốn sách của tác giả Tân Tử Lăng, với cuốn sách “Mao Trạch Đông – Ngàn Năm Công Tội”, cho ta thấy tất cả mọi điều. Tác giả hiện thời theo quan điểm dân chủ xã hội, thế nhưng dưới thời họ Mao, tác giả là một thanh niên mới lớn, đã hăng say đi theo cách mạng vì mọi sự thu hút như trên đã thấy. Ông đã lên tới cấp đại tá, lại làm việc trong ngành nghiên cứu, nên những tài liệu của ông về Mao Trạch Đông chắc chắn phải có cơ sở và đáng tin cậy. Họ Mao thành công lên cầm quyền chính quả là do tham vọng cá nhân, kết hợp với thời cơ thuận lợi, với học thuyết lôi cuốn lúc đó, nhất là với thủ thuật tuyên truyền và các thủ đoạn chính trị muôn màu, đa dạng. Nên mặt trái rõ ràng của nó chính là con số 37,5 triệu người chết đói. Con số do chính Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho giải mật vào năm 2005. Tác giả cũng đã nhắc đi nhắc lại đến trên 20 lần con số 37,5 triệu người chết đói này, trong có mấy năm áp dụng chính sách “Đại Tiến Vọt”, hay “Bước Nhảy Vọt” do Mao áp đặt lên toàn đất nước Trung Quốc. Đó quả là điều hết sức phi lý và không thể tha thứ được đối với Mao. Cụ thể, chi tiết về số người chết đói ở Trung Quốc do chính sách của Mao gây ra trong thời gian 1959-1962 chiếm đến 5,11% dân số cả nước, mà 6 tỉnh nặng nhất, là An Huy 18,37%, Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%. Nhưng ghê tởm nhất, chính là nạn ăn thịt người, đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác, đến độ khi chôn người chết, người ta chỉ vùi sơ sài, chờ tối đến mới bới lên xẻo lấy thịt để ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng, Và tàn nhẫn hơn nữa, là nạn ăn thịt trẻ con. Do vậy, theo thống kê tương đối chuẩn xác, thì qua 3 năm Đại Nhảy Vọt, trong 73 huyện ở An Huy, có đến 6,33 triệu người chết đói, đứng đầu cả nước về tỉ lệ này. Riêng về khía cạnh văn minh, văn hóa, cuộc phá hoại của Vệ Binh Đỏ hồi giữa thập niên 1960, do họ Mao cầm lái, đã khởi đầu phong trào bằng chính việc đập phá tượng Thích Ca Mâu Ni trên Phật Hương Các ở Di Hòa Viên. Tổng cộng, Hồng Vệ Binh đã phá hoại đến 4.922 trong số 6.843 di tích lâu đời ở Bắc Kinh… như lăng mộ của nhiều nhân vật lịch sử, hoặc danh nhân, như lăng Viêm Đế, mộ Hạng Võ, mộ Gia Cát Lượng, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… cũng bị đập phá tuốt. Đúng là một sỉ nhục rất lớn đối với lịch sử toàn thể của Trung Quốc. Vậy thì kết luận lại, trong lịch sử ngàn năm Mao Trạch Đông có công hay tội. Đúng là chỉ có tội mà không phải có công. Bởi vì giải phóng khởi chế độ phong kiễn Mãn Thanh, là do công đầu của Tôn Văn. Thành lập nền Cộng hòa, thống nhất đất nước cũng là do Tôn Văn. Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch, nhiều lắm cũng có công kháng Nhật mà thôi. Còn nước CHNDTH, thực chất ngoài bao tệ nạn cá nhân chủ nghĩa và hết sức phản động của Mao Trạch Đông, đến Đặng Tiểu Bình cũng đã hoàn toàn đổi mới, họ Mao chỉ còn là hình ảnh bề ngoài, giống như thứ bùa chú đã lở gắn vào quá khứ mà người ta chưa bỏ được, còn thực chất chủ nghia vô sản do Mao dàn dựng và lạm dụng giả tạo thực tế đã hoàn toàn tiêu ma. Giả dụ nếu không có Mao Trạch Đông, họ Tưởng vẫn nhất thiết canh tân được đất nước theo cách bình thường, điều đó thực tế ở Đài Loan đã cho thấy. Không có Mao thì Hồng Kông vẫn phát triển một cách tự nhiên. Nói cách khách quan, họ Mao thực chất đã lạm dụng, lợi dụng công sức của nhân dân Trung Hoa để phục vụ riêng cho ý hướng tham vọng cá nhân của ông ta hơn là ông ta làm cách mạng để phục vụ đất nước TQ. Nói ngắn gọn hơn, người ta có thể thấy được rất nhiều mặt, bản thân của họ Mao đúng nghĩa là phản động hơn là cách mạng như chính bản thân Tôn Văn, một vĩ nhân thật sự của đất nước, từng cho thấy.

    ĐẠI NGÀN
    (06/10/11)

  3. Truong sa says:

    Hành động xuẩn ngốc tàn độc dã man của Mao Trạch Đông trong các thập niên 50 -60 của thế kỷ 20 tại Trung cộng là một bức tranh xám xịt ,đen tối tại sao chế độ cs Hà Nội lại đi theo lối mòn của vết xe đổ của Mao Trạch Đông nặn ra , đễ cho người Tàu vào miền bắc VN làm cố vấn trong vụ ( cải cách ruộng đất) sắt máu gây cảnh giết chóc lẫn nhau hàng vạn người ,mà gọi là đấu tranh giai cấp từ trong làng xóm ,thôn xã với nhau có khi cùng một dòng họ…cũng vì mãnh ruộng con trâu , con gà ,con chó mà đấu tố ,triệt hạ lẫn nhau …thật là một chủ thuyết đấu tranh giai cấp ghê tởm , mang màu sắc và hơi hướng của ( cách mạng văn hóa vô sản ) của Mao …Nhưng Trung cộng không dừng lại mức độ đó mà đến thời Đặng Tiểu Bình lại càng sắt máu dã man hơn, là đã dùng họng súng và xích xe tăng đễ bắn giết và chà xát lên biết bao sinh mạng của HSSV – nhân dân TQ dưới quãng trường THIÊN AN MÔN năm 1989 .Tội ác này phải được công khai và thế giới phải quy tội xét xử vắng mặt những tên đồ tể nắm quyền lực trong tay dù nó đã chết xuống mồ … mà hành xử như Hitler thời Đức Quốc Xã đễ những nhà ” độc tài ” còn hiện hữu cai trị trên thế giới nhìn đó làm gương ,nhằm giảm bớt sự tàn độc, dã man kiểu khủng bố , tội diệt chủng , chống nhân loại , đối với người dân của họ hiện nay vẫn còn bưng bít thông tin , mất dân chủ bắt người ,đánh người trong bí mật …như ở Trung Cộng – bắc Triều Tiên – VN – Cu Ba và các nước bắc Phi – Trung Đông v v…

Leave a Reply to LeQuocTrinh