WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mơ Ngô Đình Diệm qua “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”

Do chịu tác động của chiến tranh thế giới bởi các cường quốc. Dải đất bé nhỏ Việt Nam bị cắt làm đôi, phải trầm luân trải dài qua một cuộc chiến ý thức hệ, mà hậu quả của sự bất tương đồng về hệ ý thức này vẫn mãi kéo dài đến ngày nay. Dù rằng, hơi nóng của chiến tranh đã bị đẩy xa, nhưng thân phận và ước mơ của  người Việt Nam vẫn còn vàng vọt.!

Chiêm nghiệm về cuộc chiến đã qua cũng như liên hệ với hiện tình chính trị của Việt Nam, có thể nói, giấy bút ghi thành sử liệu được chất cao như  núi Hoàng Liên Sơn, hay ghép dài như dòng Cửu Long. Nhưng nổi trội lên trong muôn triệu ngôn từ  viết về lịch sử cận đại, thì hình ảnh lãnh tụ của hai miền Nam- Bắc được nhắc đến nhiều nhất. Đó là hai nhân vật lịch sử: ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.

Tuy hai người khác nhau về chính kiến, nhưng luôn luôn  gặp nhau trên cùng một điểm. Đó là điểm tranh luận của các sử gia và ngay cả trong câu chuyện  mang tính thời sự của người đời thường. May mắn hơn ông Ngô Đình Diệm, là ông Hồ Chí Minh được cả một ban nghiên cứu đảng, hay học viện hàn lâm và đầy đủ các cơ quan ngôn luận viết về mình, thì ông Ngô Đình Diệm chỉ được một số cá nhân sử gia chân chính sưu khảo và biên soạn để lưu hậu, còn phần lớn sách mực viết về ông không mấy tốt đẹp dù đa số người viết đó cho rằng, họ là người từng thân cận làm việc với ông, hay nói gần hơn họ đã từng ăn bổng lộc, hoặc chính tay họ cầm lá phiếu đi bầu cho ông.

Vậy, thế hệ mai sau biết tin ai đây? Hay, lấy điểm tựa nào của lịch sử để bàn về các vị lãnh tụ, nhằm so sánh và tìm ra người chân chính cho tương lai Việt Nam?

Không. Không đến nổi phải quá thất vọng khi trả lời cho các câu hỏi nói trên. Bởi, mọi nhân vật hay sự kiện đã được cô đọng và đúc đặc thành hai chữ Lịch Sử, thì tự nó sẽ có mặt phẳng. Hay nói đúng nghĩa hơn là thời gian và chứng cứ của sử liệu đã rất tự nhiên, rất công bằng cho câu hỏi nói trên.  Đó là bao sách vở, bao áng văn hay, bao thi phẩm tuyệt vời viết về ông Hồ Chí Minh. Hay bao lý luận sắc bén, bao cáo trạng hùng hồn, bao chỉ trích của miệng đời đối với ông Ngô Đình Diệm. Tất cả trở thành vô giá trị sau tiếng nổ… BÙM… DVD “ SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH” xuất hiện.

Trong chừng mực ngắn gọn của một bài báo, xin được dựa trên tư liệu lịch sử để tổng hợp một số điểm cụ thể mang tính giống và khác nhau giữa hai nhân vật lịch sử này.

Xuất Xứ và Quan Điểm:

Sự giống nhau của hai nhân vật lịch sử, là đều có nguồn gốc từ quê hương  nghèo nàn đất cày lên sỏi đá. Ông Hồ Chí Minh người Nghệ An, và từ đây tính theo hướng vào Nam không xa thì có tỉnh Quảng Bình là quê hương của ông Ngô Đình Diệm.

Cả hai ông đều xuất thân từ  cửa con nhà Quan, đều mang hùng tâm đại chí là: Cách Mạng, và có thể nói trường hoạn lộ của cả hai ông đều phải trải qua sóng gió lao đao. Nhưng cuối cùng cả hai ông đều toại thành chí nguyện và đạt được đỉnh cao chính trị.

Phía ông Hồ Chí Minh theo phe Cộng Sản và áp đặt thể chế này lên Miền Bắc- Việt Nam, với câu nói của ông và cũng là khẩu hiệu của đảng Cộng Sản Việt Nam do ông sáng lập là: Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do.

Phía ông Ngô Đình Diệm thì khởi xướng và thành lập chế độ Cộng Hòa tại Miền Nam – Việt Nam. Với câu nói mộc mạc nhưng cũng là chủ trương đường lối và lập trường chính trị của ông trong công cuộc xây dựng quốc gia, đó là: Không Gì Quý Bằng Nồi Cơm Của Mình.

Hoàng Đế và Mỹ Nhân:

Cả hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều đạt đến đỉnh cao danh vọng và quyền lực, nhưng trên danh chánh ngôn thuận khi hai ông mất đều sống độc thân, không có vợ con. Tuy nhiên, tiếng sét ái tình cũng như tiếng sét thiên nhiên đánh vào đâu thì để lại dấu vết ở chỗ đó! Trường hợp ái tình của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, càng ngày càng có nhiều sử gia Việt Nam và ngoại quốc, kể cả những đồng chí thân cận của ông đã trưng ra được nhiều bằng chứng để xác định rằng, ông Hồ Chí Minh đã từng cưới vợ và có lắm nhân tình mà “dân chơi” có thể tặng ông cái ái danh là “sở khanh nhưng không hào hoa”, vì ông hay hát bài “giết người trong mộng” sau khi… cơm no bò cưỡi! Chính vì điểm yếu là “ăn vụng nhưng không biết chùi mép” này của ông Hồ Chí Minh, đã làm nổi bật tính nhân thân và hạnh kiểm cho đối thủ là ông Ngô Đình Diệm.

Mặc dầu có dư luận chỉ trích về đường lối của chế độ do ông lãnh đạo, nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy một dòng sử nào phê phán về đức tính, đạo hạnh cũng như  tình cảm riêng tư của ông Ngô Đình Diệm, tất cả nhận xét của phía người bênh hay kẻ chống đều có chung một điểm là hết sức kính phục đức tính cá nhân của ông. Hay, nói một cách khác là anh hùng trong thiên hạ từ cổ chí kim chưa mấy ai vượt qua được cái câu: “Anh Hùng Khó Qua Ải Mỹ Nhân”. Ngoại trừ ông Ngô Đình Diệm đã bước qua được cái ải đầy mê hồn trận này! Nói như thế, rất dễ nhiều người cho rằng ông Ngô Đình Diệm là người khô queo về tình cảm? Không! Nếu chịu khó tìm trong sử lược nói về tâm tính, tình cảm của một người có “quyền sinh quyền sát” này, thì ông Ngô Đình Diệm bị liệt vào dạng người “keo” vì không mấy khi có tiền để tưởng thưởng cho những người phục vụ giúp mình, ngoài ra ông cũng là người có tính hay nổi giận, nhất là những ai dám cắt ngang lời ông nói. Thái độ này đã tạo cho những chính khách dưới quyền xếp ông vào loại độc tài. Còn chuyện với phái đẹp thì ông rất yếu kém và phần lớn các tư liệu xếp ông vào loại: Nhát Gái! Vì người ta ít khi thấy ông Ngô Đình Diệm bắt tay với phụ nữ, kể cả các Bà Đầm trong các Ngoại giao đoàn của Tây phương đến thăm Miền Nam Việt Nam, mặc dầu sức khỏe và tâm sinh lý của ông Tổng Thống hết sức bình thường.

Với ông Ngô Đình Diệm thì ai cũng biết cái tình lớn nhất trong con người của ông là tình mẫu tử. Ông luôn tâm sự với mọi người về hiếu nguyện lớn nhất của đời ông, là sau khi không còn làm Tổng Thống, mong ước của ông là được về Huế để phụng dưỡng Mẹ già, nếu Mẹ mất sớm thì ông tiếp tục đi tu theo Dòng Chúa Cứu Thế.

Thành Công Và Thất Bại:

Bằng mưu chước và thủ đoạn, ông Hồ Chí Minh đã biết lợi dụng cộng sản quốc tế để thành công trong việc nắm giữ độc quyền chiêu bài yêu nước. Nhưng  trả giá cho nền độc lập như đảng phái của chính ông ca ngợi, thì sinh linh nước Việt phải chết chóc quá nhiều, nhất là thành phần trí thức ái quốc thuần chính nghe theo lời kêu gọi yêu nước của ông. Hay, rà xét lại một số sự kiện đẫm máu từng xảy ra dưới thời ông Hồ Chí Minh đương nhiệm như: Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Tết Mậu Thân, thiển nghĩ về mặt chính trị và quân sự của chế độ Miền Bắc lúc bấy giờ, không cần thiết phải đi qua những bước tàn sát tập thể như đã xảy ra, mà ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản nên có chính sách ngược lại, vì những thành phần bị giết này chính là rường cột về mặt nhân văn và kinh tế để xây dựng xã hội Miền Bắc vào lúc phôi thai. Qua đó chứng minh rằng, ông Hồ Chí Minh là người có đầy đủ mưu mô để giành giật ngôi vị, nhưng hoàn toàn không có khả năng cần có của một chính trị gia thuần chính yêu nước. Chính những di hại mà ông Hồ Chí Minh để lại đã đánh mất hết tình tự dân tộc, mà mãi đến hôm nay đảng của ông muốn kêu gọi tình đoàn kết cũng không tập hợp được!

Xa hơn nữa, hậu quả lớn nhất, và trách nhiệm lớn nhất mà cá nhân ông Hồ Chí Minh phải gánh chịu trước lịch sử, đó là ông đã cam tâm đồng thuận dâng nhường Biển Đảo cho Trung Cộng qua công hàm năm 1958. Dù phản biện dưới lý luận nào, thì nhà nước Trung Cộng vẫn dùng yếu tố này để làm cơ sở pháp lý.

Khác với ông Hồ Chí Minh, tại Miền Nam vào thập niên 1950, tình hình chính trị ngổn ngang trăm mối như hiện tình của đất nước Iraq hôm nay, cũng lắm phe nhiều phái mà chính phủ Hoa Kỳ phải tiêu tán đến ngàn tỷ đô la vẫn không bình định được. Nhưng với bản lĩnh chính trị cương quyết và khôn khéo, ông Ngô Đình Diệm đã thâu tóm được quyền lực trong thái độ khá ôn hòa, không đến nỗi phải tạo ra sự chết chóc thương vong cho đồng bào, cũng như với đối thủ chính trị của ông!

Nhìn từ mọi biên độ của lịch sử, có thể nói, chính thể Cộng Hòa do ông  Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo tuy chưa hoàn hảo về mọi mặt. Nhưng đem so sánh với bất cứ quốc gia nào trên thế giới từng phải đối diện với 2 mặt, xây dựng bên trong và chống đỡ bên ngoài, thì khả năng lãnh đạo quốc gia của ông Ngô Đình Diệm thì khó có chính khách nào bì sánh được. Thời gian 9 năm, một con số  ít ỏi chưa đủ để đào tạo thành công một con người, huống hồ gì tạo dựng một chế độ! Một điều đáng kính trọng và cũng là điểm để cho bất cứ một lãnh tụ nào của Việt Nam trong tương lai đều cũng phải học hỏi ở ông. Đó là tinh thần quốc gia độc lập. Một đặc tính cần thiết không thể tách rời trong đường lối chủ trương giữ nước hay kiến quốc. Hoặc nói khác đi, là với vị thế của Việt Nam nằm sát nách một nước khổng lồ tham mộng bá quyền như Trung Cộng, thì người lãnh đạo quốc gia phải biết vận dụng mọi phương diện để không rơi vào tình trạng phụ thuộc. Xin đưa ra một chính sách mà ngay cả hai ông Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh đã từng thực hiện nhưng khác nhau, và chính sách này đã liên quan đến tình hình  chính trị  của Việt Nam hiện nay, mà nguy cơ mất nước đã hiện rõ nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn bất lực. Đó là chính sách đối với người Hoa của hai miền Nam- Bắc trong thời kỳ chiến tranh.

Khi Mao Trạch Đông thành công cuộc cách mạng năm 1949, ngay sau đó đã dõng dạc tuyên bố với thế giới, là chính quyền Trung Quốc có quyền can thiệp lên mọi quốc gia để bảo vệ công dân của mình. Thế giới đã đồng loạt phản đối về lời tuyên bố ngạo ngược này, khiến giữa thập niên 1950 chính phủ Trung Quốc phải rút lại lời tuyên bố.

Riêng tại Miền Bắc Việt Nam, ông Hồ Chí Minh hết sức lỏng lẻo trong việc quản lý người Hoa. Vào năm 1955 giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thống nhất với nhau rằng, người Hoa do nhà cầm quyền Hà Nội quản lý, và được hưởng mọi quyền lợi như người dân Việt. Nhưng không phải chịu nghĩa vụ quân sự.

Trái lại, tại Miền Nam vào năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bắt buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam, hoặc bị trục xuất. Chính sách quản lý chặt chẽ người Hoa này đã khiến giới cầm quyền Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối vào năm 1957, vì cho rằng “sự xâm phạm các quyền hợp pháp của người Hoa”. Tuy nhiên, Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa vẫn cứng rắn không thay đổi lập trường.

Từ đó cho thấy rằng, việc quản lý hay lỏng lẻo với người Hoa là một điều hết sức quan trọng. Việc quản lý không chỉ tạo điều kiện cho người Hoa hòa nhập đồng nhất với người Việt để cùng nhau xây dựng xã hội, tuân thủ kỷ cương của chế độ, mà còn bảo đảm được mặt an ninh quốc phòng lâu dài cho quốc gia xã tắc. Đó là nhãn quan viễn kiến của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhìn về tầm ảnh hưởng của quốc gia khổng lồ phương Bắc. Và mối lo ngại của ông đã biến thành sự thật cho 50 năm sau, khi ông Thủ tướng cộng sản Việt Nam mở toang cửa khẩu để rước đại họa vào cho quốc gia Việt Nam như hiện nay

Đứng trước hiện tình chính trị của quốc gia, một cận ảnh chính trị đen tối sẽ chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Nhưng không ai có thể đứng ra cáng đáng công cuộc giữ nước trước sự độc tài của giới đương quyền Việt Nam. Đồng thời, tinh thần đoàn kết quốc gia cũng bị xói mòn và tình tự dân tộc bị lở sập thì lịch sử minh chứng đúng đắn rằng: Tinh thần lãnh đạo quốc gia độc lập của ông Ngô đình Diệm là thượng sách.

Thật khó thay và biết đến bao giờ, Người Việt, Nước Việt kết tinh và hội tụ được một vị lãnh đạo mà nhân thân không bị một chút tỳ xước trong hạnh kiểm, hay trong chủ trương chính sách đã không phụ thuộc ngoại bang. Đồng ý rằng, chính thể Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo chưa hoàn chỉnh về mọi mặt. Nhưng rất đầy đủ nhiều yếu tố để khẳng định rằng, đó là Mô hình, là Kiểu mẫu cho đảng cộng sản Việt Nam thực hiện để mở ra một trang sử mới cho Việt tộc. Hay, nói một cách đích thực hơn là, để quốc gia Việt Nam tránh được nguy cơ mất nước về tay phương Bắc, thì cần phải có một con người đầy đủ uy tính và bản lĩnh chính trị như Ngô Đình Diệm, và một “bộ óc trăm năm” như Ngô Đình Nhu.

Nhân Húy Nhật của Nhị Vị vì ái quốc mà vong thân, xin kính cẩn nghiêng mình và Trọng kính: Vĩnh Biệt Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

© Nguyễn Duy Thành

© Đàn Chim Việt

 

452 Phản hồi cho “Mơ Ngô Đình Diệm qua “Sự Thật Về Hồ Chí Minh””

  1. conmeo says:

    Vatican là tập đoàn ma phi a chính trị khoác áo tôn giáo, âm mưu của Vatican là mở rộng nước Chúa, tẩy não tín đồ tuân phục Vatican không chấp nhận chế độ nếu chế độ đó không do Vatican dựng lên.
    Hãy đọc lịch sử Vatican. Vatican gây tội ác với nhân loại 2000 năm nay, phỉ báng, treo cổ, gây thánh chiến với các đạo khác.
    Vatican xúi giục Pháp xâm lược VN và sau đó là Mỹ, kêu gọi Mỹ ném bom xuống Điện biên Phủ.
    Hiện tại Vatican xúi giục giáo dân đòi đất cho Vatican!!!!.

  2. Kim Liên says:

    Một số người cho rằng người cộng sản là vô thần. Suy cho cùng khi đã làm chính trị thì không thiên về một tôn giáo nào là tốt nhất. Tuy nhiên, không theo một tôn giáo chính thống nào không có nghĩa là vô thần. Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều nhà thờ nhưng cũng rất nhiều người đi chùa. chúng ta nên học tập tính ưu việt của cả Đức Phật và cả Đức Chúa và của tất cả các tôn giáo. Như vậy, đất nước ta nhiều niềm vui hơn là nỗi đau, người dân chúng ta sẽ an lạc hơn.

    • Mơ Ngô Đình Diệm qua sự thật Hồ Chí Minh

      Chào Kiêm Liên, thấy quan điểm của Kiêm Liên na ná giống tôi nên có đôi lời để gọi là ” chia sẽ” . Trước hết, tôi xin lổi vì dùng những từ ngữ có vẻ hơi máu me cờ bạc quá! Thú thật tôi thích môn cờ tướng nên qua những bài tôi được đọc và KL cũng thấy nó có hơi hám ” dân chơi “. Vì thế, tôi đặt Thế Cờ TÀN, Ai thắng? Ai bại?

      - Ván cờ chín năm: 1945-1954, kết quả cái túi Việtnam bị cắt đôi ngang vĩ tuyến mười bảy ” 17″. Rồi mấy Ông ” Gài Sòng ” ở Paris, Moscow, Beijing,Washington,D.C. thấy ăn được có chút xíu nên lập kế Gài Sòng tiếp. . .
      - Kết quả ván cờ 30/4/1975, khỏi nói mọi người biết dân Việtnam từ Ải Nam Quan tới Phú Quốc kể cả Hoàng Sa, Trường Sa thua cháy túi luôn!
      - Hiện giờ, tôi nghi Họ đang ” Gài Độ ” thứ ba ( thông cảm, thua hai lần nên đâm ra nghi ngờ ) mà lần nầy không chỉ có mấy Ông tôi kể ở trên đâu, sẻ có nhiều Ông nhào vô ” đầu tư ” lắm! Vì thế, trong thời gian qua theo dõi tình hình và để tài ở trên, tôi thấy những ” Cao Thủ chơi cờ mướn ” ở trong nước như: Nguyễn Tấn Dũng , Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang. . . . .chơi những nước cờ ” ngoạn mục “. Còn hải ngoại thì nhiều ” Cao Thủ ẩn danh” như ” Cha, Thầy, Công Thần, Đồng Chí . . . ôi nhiều lắm . . .đi những nước cờ Bí Hiểm, Thần Sầu, Quỷ Khóc đến độ mấy anh bạn ” Trẻ ” gọi điện thoại cho tôi la ó om sòm: ” Trời ơi! Anh thấy không ? Mấy ” Chả ” chơi không còn gì để ” Chê ” hết ! Chắc chơi tới cờ TÀN quá !. Nghỉ cho cùng, mấy bạn Trẻ la cũng phải. Nếu trận cờ TÀN nầy mà dân Việtnam thua nữa, thì dân Việtnam sẻ chung suốt thế kỷ nầy và còn nhiều thế kỷ kế tiếp!
      Xin chào Kiêm Liên.

      TrầmquanĐiểm 11/6/12

  3. conmeo says:

    Với thời gian, những tài liệu lịch sử càng lúc càng nhiều và càng có tính thuyết phục để chứng minh rằng dòng họ Ngô Đình, từ cụ Ngô Đình Khả đến anh em ông Diệm, đều đã từng làm tay sai đắc lực cho quan thực dân và Hội Truyền giáo Hải ngoại Pháp. Suốt 10 năm chiến tranh (1946–1954), trong lúc toàn dân hy sinh xương máu cho Độc Lập Tổ Quốc bằng phương thế này hay phương thế khác, thì toàn thể gia đình ông Diệm chỉ làm kẻ đợi thời chờ sung rụng, mà thất bại Điện Biên Phủ của Pháp lại là cơ hội cho riêng ông ta trở lại chính trường.

    Không xuất sinh như một anh hùng tạo thời thế hay như một nhà cách mạng xả thân vì dân vì nước, mà chỉ nhờ những cuộc vận động với ngoại bang mà ông Diệm được nắm chính quyền như kẻ được “ăn cỗ sẵn” (chữ của ông Hồ Sĩ Khuê, một cộng sự viên cũ của ông Diệm) từ khi Hiệp ước Genève ra đời năm 1954 cho đến năm 1963.

    Là một chánh khách may mắn hơn tất cả những người khác của phe Quốc gia, khi lên cầm quyền gặp được đủ yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, lại được đại cường quốc Hoa Kỳ yểm trợ đủ mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội, tài chánh, đáng lẽ đó là cơ hội cho ông Diệm thực hiện chính sách vì nước, vì dân: Đoàn Kết, Tự Do, Dân Chủ, Phúc Lợi, thì ông và gia đình lại chủ trương chế độ Độc Tài, Gia đình trị, Tôn giáo trị với đường lối áp bức, bóc lột, tham nhũng, khinh thường và chà đạp nhân dân. Nhiều người từng là bạn thân, từng là đồng chí, cán bộ, ân nhân, hoặc là nhân tài của đất nước đã giúp đỡ ông, đã hy sinh cho ông khi ông còn sa cơ thất thế cũng trở thành nạn nhân của ông hay kẻ thù của ông.

    Thế rồi, năm 1963, khi anh em ông xuống tay triệt hạ một tôn giáo dân tộc có 2000 năm lịch sử và tín đồ chiếm 80% dân số, khi ông bất lực, bất tài để cho Việt Cộng chiếm trọn 85% thôn xã miền Nam (con số do chính một cựu tỉnh trưởng bà con với ông nêu ra), thì anh em ông lại âm mưu bắt tay với Hà Nội, và nhờ cậy De Gaulle để bán đứng miền Nam cho Cộng sản, hành động mà một linh mục người Bỉ bạn thân với gia đình ông gọi là chủ trương “sau ta là cơn Hồng thủy”. Quả thật tội ác của nhà Ngô và chế độ Cần Lao Công Giáo không bút mực nào tả xiết khi họ đưa đất nước đến suy vong không tài nào cứu chữa nổi như lời trách oán của ông Nguyễn Trân, một thuộc hạ cũ của ông trong cuốn Hồi ký “Công và Tội” mới được phát hành năm 1993 tại Hoa Kỳ.

    Chính cựu luật sư, cựu Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, một trí thức Công giáo cũng viết trong cuốn sách gọi là “Việt Nam Chính Sử” rằng:

    Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc đoán. Cũng không ai chối cãi rằng Đệ Nhất Cộng Hòa đã có những lạm dụng lộng hành nhớp nhúa. Và cả tội ác nữa. (tr. 48-49).

    Và người bạn thân của ông Chức, một nhà báo tên tuổi mà cũng là một trí thức Công giáo là ông Đinh Từ Thức cũng đã đưa ra nhận xét:

    Như đã trình bày nhiều lần, tình hình đất nước năm 1963 đã tồi tệ đến mức hầu như mọi người đều mong muốn phải có một cuộc cách mạng để thay đổi thời thế. (“Đọc Hồi ký Đỗ Mậu”, Văn Nghệ Tiền Phong số 281).

    Và cách mạng đã xảy ra thật như nhận xét của họ Đinh. Năm 1963, cách mạng đã do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo để lật đổ nhà Ngô sau nhiều lần vùng lên nhưng thất bại của các tổ chức quân sự có, dân sự có. Cách mạng đã đáp ứng nguyện vọng của toàn dân đến nỗi suốt ba ngày liền, từ thủ đô Sài Gòn đến một số tỉnh thị, nhân dân đã xuống đường chào mừng cách mạng thành công trong việc lật đổ nhà Ngô.

    Ký giả Hoa Kỳ Neil Sheehan cũng phải viết “Suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, chưa một lần nào quân đội quốc gia được đồng bào của họ nhiệt liệt hoan hô như cuộc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.”

    Sự thật của lịch sử rõ ràng như vậy đó, thế mà ông Nguyễn Văn Chức lại dùng những luận điệu hết sức lỗ mãng để nhục mạ các tăng sĩ Phật giáo đã đấu tranh cho sự sống còn của tôn giáo mình, và nhục mạ các tướng lãnh đã tham dự cách mạng 1963 mặc dù sau này, chính ông Chức cũng đã từng là nghị sĩ dưới chế độ của các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, v.v… những tướng lãnh đã tham dự tích cực vào cuộc lật đổ chế độ Diệm.

  4. conmeo says:

    Rời Bộ Tổng Tham mưu, trên đường trở về trung tâm thủ đô, tôi gặp nhiều đoàn biểu tình của thanh niên và sinh viên phất cờ và giơ cao biểu ngữ: “Hoan hô cách mạng thành công”, “Đả đảo độc tài Ngô Đình Diệm”, và “Hoan hô quân đội”. Trong các đoàn biểu tình có một đoàn rất đông người do luật sư Nguyễn Tường Bá (hiện ở San Jose) cầm đầu, có mang thêm cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Gần góc đường Hồng Thập Tự – Trần Quý Cáp, một đoàn biểu tình khác của sinh viên chận xe tôi lại rồi mời tôi ra khỏi xe, bồng tôi lên cao mà hô to khẩu hiệu mừng chiến thắng và ca ngợi tôi là một chiến sĩ anh hùng.

    Về đến dinh Gia Long, tôi thấy rất đông dân chúng vây quanh Dinh tràn ngập cả mấy con đường và công viên trước mặt. Họ reo hò ầm ĩ và chuyện trò vui vẻ với binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đang chiếm đóng ngôi dinh thự mà từ ngày 27–2–1962 đã tượng trưng cho uy quyền bất khả xâm phạm của chế độ Ngô Đình Diệm.

    Rời dinh Gia Long để về nhà, khi đi qua góc đường Gia Long – Hai Bà Trưng, tôi gặp lại một đoàn sinh viên khác mà phần lớn thuộc Đại Học Văn Khoa. Sau khi đập phá bức tượng Hai Bà Trưng do bà Nhu dựng lên ở công trường Mê Linh, Bến Bạch Đằng, họ náo nhiệt kéo hai cái đầu bằng đá mà họ bảo là của hai mẹ con “mệ Nhu”. Những sinh viên dẫn đầu đoàn biểu tình tuyên bố sẽ kéo hai cái đầu “mẹ con mệ Nhu” này đi khắp đường phố Sài Gòn cho dân chúng tự do chửi bới sỉ vả.

    Trên đường về, đi đến đâu tôi cũng thấy dân chúng già trẻ, lớn bé, trai gái tràn ra khắp các nẻo đường mà nét vui mừng, niềm hân hoan và nỗi xúc động hiện rõ trên từng tiếng cười, từng câu nói. Họ trò chuyện thân mật và tặng quà cho binh sĩ, họ hoan hô ca ngợi quân đội và hể hả để cho sự thống khoái ào ạt bộc phát ra ngoài.

    Thật vậy,

    “từ 7 giờ sáng ngày 2-11-1963, khi đài phát thanh Sài Gòn báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm thì già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời hò reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đã bóp nghẹt lòng dân trong chín năm trời đăng đẳng [6].

    Đó là nhận định của bác sĩ Dương Tấn Tươi. Và thi sĩ Đông Hồ thì:

    “Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy thì tưởng quần chúng nhân dân Việt Nam năm 1963 này cũng đã tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đã biết tự hạn chế, tự biết kềm hãm sức giận dữ hung hãn của mình rồi đó.” (“Tôi Tập Viết Tiếng Việt”, Nguyễn Hiến Lê, 1988, tr. 21).

    Còn theo ký giả Neil Sheehan, người theo dõi chiến tranh Việt Nam một cách sâu sắc thì:

    “Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, dân chúng Saigon tự phát hoan hô binh sĩ quân đội VNCH. Các thiếu nữ tặng hoa. Người lớn tặng bia và soda. Các bà mang trà và đồ ăn tới các công viên và trường học nơi binh sĩ đang trú đóng” (For the first time in the history of the war, crowds in Saigon spontaneously cheered ARVN soldiers. Girls gave them bouquets of flowers. Men brought them beer and soda. Woman carried pots of tea and food to the parks and schools where they were bivouacked. “A Bright Shining Lie”, tr. 371)

    Cũng trình bày về nỗi hân hoan, sung sướng của nhân dân Sài Gòn, Hilaire du Berrier viết rằng:

    Ngày 29-10, ông Nhu điện thoại khuyên vợ là “Đệ Nhất phu nhân xấu mồm xấu lưỡi” đang ở San Francisco nên đến trú ngụ tại Los Angeles, và cũng cho biết là ông không thể đi Đông Kinh để đón bà ta như đã hứa trong cuộc điện đàm hôm trước. Về Los Angeles, bà Nhu ôm lấy máy phát thanh để theo dõi tin tức tại Sài Gòn khi cuộc đảo chánh đã xảy ra (mà bà ta đã trả lời cho báo chí là cuộc đảo chánh sẽ không bao giờ thành công). Nhưng khi chế độ của gia đình bà ta bị lật đổ, bà đã khóc và lên án Hoa Kỳ đã nghiến nát những nhà lãnh đạo quốc gia vốn được dân chúng Việt Nam bầu lên. Bà Nhu thề sẽ không bao giờ đặt chân trở lại trên đất nước Hoa Kỳ nữa rồi cùng con gái là Lệ Thủy trực chỉ Rome, nơi người anh của chồng bà là Giám mục Ngô Đình Thục đang trú ngụ. Sau đó, bà về Pháp sống tại ngôi nhà sang trọng ở đường Charles Floquet, con đường hợp thời trang nhất của thủ đô Paris. Ở Sài Gòn chỉ có người cháu gái là vợ của Trần Trung Dung, mà trước đó hai năm đang điều khiển một nhà hàng ăn tại Paris, đã trách móc các ông Cậu sao không lo liệu xuất ngoại trước đi. Bà Dung âm thầm chôn cất các ông Cậu ruột tại Phú Nhuận. Những người lưu vong dưới chế độ Diệm, trong đó có những nhân vật tên tuổi như Đại tá Nguyễn Chánh Thi, tướng Dương Văn Đức, lãnh tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn, soạn sửa để hồi hương. Ông Huỳnh Sanh Thông cũng từ bỏ địa vị giáo sư tại Đại học danh tiếng Yale để về nước. Trong lúc đó, tại Sài Gòn, dân chúng vui mừng như điên cuồng (delirium of joy) làm ta nhớ lại thủ đô Paris trong ngày giải phóng khỏi Đức Quốc Xã tràn ra đường mà khiêu vũ [7].

    Cái tình cảm uất ức vì bị đàn áp, rồi được giải thoát và bộc phát ra ngoài đó là gì nếu không phải là sự thể hiện nhân bản của một thành quả cách mạng. Ý nghĩa thực sự của ngày 1–11–63 là giải thoát. Trên mặt lịch sử, nó chấm dứt những bế tắc của thế và thời để khai mở một dòng sinh mệnh mới; trên mặt dân tộc, nó chấm dứt một giai đoạn trì trệ và đen tối để dân tộc lại trở về với chức năng chủ nhân đất nước; và trên mặt thời đại, nó bỏ lại sau lưng những khuôn thước lỗi thời để sẵn sàng rung động nhịp nhàng với những phát triển hướng thượng của tương lai.

    Ngày 1–11–63 vừa đáp ứng được nhu cầu của lịch sử, vừa thỏa mãn được ước nguyện của dân tộc, vừa biến thiên theo quy luật của thời đại nên đã có đầy đủ bản chất và tính năng của một ngày cách mạng. Ngày đó, toàn quân toàn dân cùng một lòng làm tròn nhiệm vụ trong truyền thống cách mạng Việt Nam, một truyền thống chạy dài từ ngày Hai Bà Trưng phất ngọn cờ vàng chống áp bức ngoại xâm, xuyên dòng lịch sử như một dòng suối, đã đổ về miền Nam anh dũng của thế kỷ thứ hai mươi.

    Chế độ Diệm phải sụp đổ để quy luật cách mạng Việt Nam được chứng nghiệm.

    Chế độ Diệm phải tiêu tan để từ nay quân dân miền Nam có thể ngẩng đầu không thẹn với non sông.

    Cuộc cách mạng lật đổ chế độ Diệm là kết quả tổng hợp và chung quyết của nhiều sức mạnh, mà sức mạnh lớn nhất là sự căm phẫn tích lũy từ nhiều năm của nhiều người. Chín năm cai trị là gần chín năm bạo trị, mười lăm triệu đồng bào là gần mười lăm triệu nạn nhân; quân đội và phong trào đấu tranh của Phật giáo chỉ là những lực lượng có cơ duyên và phương tiện để thi hành bản án mà gần 15 triệu đồng bào đã tuyên án từ gần 9 năm qua.

  5. gia ham vui says:

    ÔNG HỒ, ÔNG DIỆM, ÔNG THIỆU có xứng cho dân Việt hy sinh tánh mạng cho họ và bè lủ tay sai . ?
    Không thích VNCH, nhưng phải chống VNCS , họ quá tệ , cả thế giới này đều rỏ thế .
    Bolsa và Hà nội , không nên đến.

    • Trực Ngôn says:

      Ông gia ham vui quá nên ‘xỉn’ mà quên chăng?

      Dân Việt chỉ hy sinh tánh mạng để bảo vệ miền Nam tự do, chứ không phải cho ÔNG DIỆM, hay ÔNG THIỆU!

      Từ khi ÔNG DIỆM, ÔNG THIỆU mất thì miền Nam tự do cũng mất theo.

      Hãy sáng suốt, tỉnh táo: ÔNG HỒ mới chính là kẻ xúi dân vào chỗ chết (chiến tranh). Đừng lầm lẫn, không nên đồng hoá ÔNG HỒ với ÔNG DIỆM và ÔNG THIỆU!

  6. Kẻ Giác Ngộ says:

    Những bí mật đang được bật mí.
    Những kẻ đâm sau lưng chiến sĩ VNCH đang bịt lật mặt:

    Đặng Phúc :Ván bài lật ngữa: Võ Văn Ái -13 tuổi, và chuyện 1000 máy bay Mỹ ngợp trời VN năm 1948!

    Việt Nam của tôi ơi
    Đến bao giờ con dân nước Việt mới mở mắt ra được để kiến quốc và giữ nước?

    • gia ham vui says:

      Đâm sau lưng cái gì??
      Đâm sau mông chiến sĩ VNCH thì có VC
      Đâm vô ngực, vào tim chiến sĩ VNCH là Lãnh đạo bất tài của họ, đau là chổ đó.
      Phải biết bỏ con ma VNCH vô thùng rác, mới có chính nghĩa và thắng được CS.

  7. conmeo says:

    Chỉ có tàn dư đảng Cần lao Công giáo mới ca tụng nhà Ngô, chứ toàn thể nhân dân MN thù ghét nhà Ngô tận xương vì đầu óc ngu nghiện đạo cuồng tín, vong bản phản quốc, không biết rằng nhân dân MN theo CS chống Tây là vì truyền thống yêu nước, ai mà chống lại việc bị ép vào đạo là chúng thủ tiêu.
    Tự do tôn giáo của chúng là thế đó. Ai mà khuyên ca hay phản đối là chúng bỏ tù như cụ Trần văn Hương, chúng độc tài chân lý không khác gì CS!.
    Con chiên, chủ chăn, chủ nông trại quốc tế Vatican độc quyền thánh thiện!!!!. Vậy mà chúng xảo trá mở miệng là tự do tôn giáo!!!!.

    • Tào Lao says:

      Chính xác 100%, vì thế người Vn gọi Ky-tô giáo là Đạo Gạo. Thành ngữ Việt nam có câu: “Muốn có gạo nhập đạo Catholic.”

      Một thời NĐD sau khi hát quốc ca bắt dân chúng phải hát bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống. Không hát nó vu là cộng sản, sẽ bị Luật 10/59 bỏ tù rồi thủ tiêu!

      • Nghịch Nhĩ Thường says:

        conmeo nói ‘nhân dân MN theo CS chống Tây là vì truyền thống yêu nước‘ là để lòi cái đuôi mèo dài thoòng ra rồi!

        Còn bảo là: ‘Một thời NĐD sau khi hát quốc ca bắt dân chúng phải hát bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống. Không hát nó vu là cộng sản, sẽ bị Luật 10/59 bỏ tù rồi thủ tiêu! thì đúng là tào lao thật!

  8. conmeo says:

    Muốn biết về cuộc chiến tranh VN hãy bắt đầu từ lúc gián điệp giáo sĩ Vatican truyền đạo vào VN, Tàu. mục đích của họ là cấu kết với thực dân Pháp để xâm lược VN. Vatican là một tổ chức ma fia khoác áo tôn giáo lừa bịp tẩy não giáo dân thù ghét tổ tiên VN, không tuân lệnh vua VN, đào tạo con chiên VN thành đạo quân thứ năm. Đến khi thực dân Pháp bị CS tống cổ ra khỏi VN thì đám con chiên chạy theo Vatican. Vatican rủ rê Mỹ nhảy vào, đám con chiên chống cộng cho Vatican chứ không phải vì dân vì nước VN.
    Chúng thù ghét dân Lương, mở miệng ra là hỏi đạo gì, sau đó là chúng thuyết phục, tuyên truyền dụ dỗ vào đạo, chúng kỳ thị như thế nhưng chúng lại đổ thừa Phật giáo, mà đạo của chúng là đạo bịp, đạo máu, gây chiến tranh tôn giáo, phỉ báng dân tộc VN.
    Đến giờ phút này chúng vẫn còn nhận chỉ thị từ Vatican, nếu Vatican kêu chúng chống ai là chúng làm theo, chứ không chỉ CS!!!!.

Leave a Reply to Kim Liên