WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ký túc xá

Ký túc xá của học sinh ở vùng cao huyện Nam Trà My, Quảng Nam - Ảnh: Tấn Vũ.

“Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng – nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuột… Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mức, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có…

Ngoài những bạn học người kinh, ký túc xá còn nhận những học sinh người Rhadé, những Y Bliêng, Y Phơm, Y Bih, R’om Rock, Nay Phin… Họ đồng phục kaki vàng và trao đổi trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp… Những buổi chiều trong sân trường, Y Phơm hay biểu diễn môn bắn ná cho chúng tôi xem và mách rằng: “Thằng Y Bliêng đó, nó giầu lắm. Nhà nó có năm con voi và nhiều con trâu…

Ở ký túc xá ăn, học, ngủ đều đúng giờ giấc nhưng khi thích chúng tôi vẫn lén nhẩy rào hay chun rào ra phố xem xi-nê…”

(Võ Hồng. Người Về Đầu Non. Sài Gòn: Văn, 1968).
Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1922. Hình ảnh những bạn học sắc tộc Rhadé của ông, hồi đầu thập niên 30 (“đồng phục kaki vàng và trò chuyện bằng tiếng Pháp”) ngó bộ bảnh bao thấy rõ và nghe cũng hơi có vẻ hoang đường!
Hơn một phần tư thế kỷ sau, tôi mới chào đời. Đây cũng là thời điểm mà người Pháp đang buộc phải rời khỏi VN. Khi tôi bắt đầu chương trình trung học, vào đầu thập niên 1960, ở Đà Lạt, bạn cùng lớp cũng có nhiều người thiểu số nhưng không ai biết một chữ tiếng Tây nào ráo trọi. Chúng tôi trò chuyện, tất nhiên, đều bằng tiếng Việt.

Các bạn người Thượng nhà ở rất xa, tận quận Đơn Dương hoặc Lạc Dương, cách trường đến vài chục cây số. Họ đều sống trong ký túc xá, ở cuối đường Hoàng Diệu, gần thác Cam Ly.

Từ đây, nếu không có xe đạp, và muốn xem chiếu phim – ở rạp Ngọc Lan, Ngọc Hiệp, Hoà Bình – phải đi bộ hơn cả giờ đồng hồ. Vé vào cửa cho trẻ em tuy không mắc lắm nhưng vẫn là một số tiền lớn đối với lũ trẻ con. Chúng tôi thường chỉ chơi đá banh, hay bóng rổ, tại sân trường. Hai môn thể thao này không tốn đồng nào, và rất hợp với tính hiếu động của đám học trò.

Tôi thân với K’Bien, H’ Bri, và Ya Ram. Ba anh đều lớn hơn tôi vài tuổi, đều rất khoẻ mạnh, và đều luôn luôn hơi có vẻ ngơ ngác như ba chú nai tơ giữa sân trường. Chúng tôi bao giờ cũng ở cùng phe, trong bất cứ cuộc chơi nào, và luôn luôn là phe … thắng cuộc.

Trong việc học tập chúng tôi vẫn ở cùng phe nhưng là phe thất bại. K’Bien, Ya Ram và H’ Bri không phải là những học sinh xuất sắc. Tôi cũng vậy. Cả ba anh đều siêng năng, chịu khó làm bài. Tôi thì chăm chỉ … “cóp” lại của cả ba. Họ chả bao giờ được điểm cao. Tôi, tất nhiên, cũng thế!

Thỉnh thoảng tôi có ghé ký túc xá của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri chơi. Đây là một toà nhà lớn, kiến trúc mô phỏng theo kiểu Nhà Rong ở Tây Nguyên nhưng cột chống xây bằng những trụ ciment hình vuông và lợp mái đỏ au.

Ba anh đều không có phòng riêng nên chúng tôi hay tha thẩn vào rừng, đốt một đống lửa nhỏ (theo thói quen của người miền núi) rồi ngồi quanh tán dóc. Nói cho chính xác thì chỉ có mình tôi tán (dóc) K’ Bien, H’ Bri, và Ya Ram chỉ chăm chú nghe, thỉnh thoảng mới điểm chuyện bằng những nụ cười hiền lành hay thích thú.

Món quà tôi mang đến cho bạn thường là kẹo Nougat và bốn điếu thuốc lá hiệu Ruby Queen. Gía bán lẻ của loại thuốc này, vào thời điểm đó, là 3 đồng 4 điếu. Thiệt là vừa vặn.

Rồi tôi bỏ học ngang để đi … Tây nhưng đi không tới. Có người hàng xóm, quê ở Tân Châu (Châu Đốc) nói với tôi rằng nhà ông ấy sát cạnh biên giới. Từ đó, có thể “bò”qua Cao Miên dễ dàng như chui rào qua nhà hàng xóm. Tôi sẽ bị bắt và bỏ tù vì tội nhập cảnh bất hợp pháp. Thời gian giam giữ ngắn thôi, và khi được phóng thích, tôi có thể xin họ trục xuất mình … qua Pháp! “Vì Cao Miên là một quốc gia trung lập nên em xin đi đâu cũng được.”

Tôi không đủ khôn ngoan để hỏi xem: tại sao thể chế của một quốc gia trung lập lại cho phép nhà cầm quyền trục xuất người nhập cảnh bất hợp pháp, qua một nước thứ ba (dễ dàng) như ném đồ vào thùng tác như vậy? Tôi cũng không rõ tại sao mình lại có “nhu cầu” phải … đi đến tận bên Tây lận?

Tôi chỉ nghe ông Cung Trầm Tưởng nói lại là “Trời mùa Đông Paris, suốt đời làm chia ly,” nên háo hức muốn ghé (qua) coi chơi cho biết – thế thôi. Vậy là tôi chôm hai lượng vàng của mẹ để thực hiện chuyến đi (giang hồ vặt) đầu đời.
Chúng tôi đến Châu Đốc khi ngày vừa tắt nắng. Từ đây, về tới nhà ông hàng xóm – ở Tân Châu – phải đi bằng đường thủy. Ngay khi vừa ngồi trên trên chiếc tắc ráng, lênh đênh trên sông Cửu, tôi đã hình dung ra ngay cảnh … Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy:

Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người

Nhìn về đường cố lý
Cố lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi …
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng …
Mẹ tôi, may mắn, không đến nỗi phải mong con đến “bạc lòng.” Chuyến thăm nhà của ông hàng xóm thành công tốt đẹp nhưng giấc mộng hải hồ của tôi thì không. Sau vài ngày sum họp gia đình – mời bà con láng giềng, anh chị em, chú bác nhậu không ngừng (và tưng bừng) để mừng đoàn tụ – vào một đêm tối trời ổng dắt tôi ra hè sau, chỉ tay vào khoảng không, nói bâng quơ:
Đó, cứ theo hướng này đi chừng tới sáng là qua tới bên bển. Có điều tui nghe nói lúc này tình hình hơi căng thẳng nên chú em phải thận trọng chút xíu.”

Để minh hoạ cho “tình hình hơi căng thẳng” giữa hai quốc gia Miên/Việt – thỉnh thoảng – một quả hỏa châu lại loé sáng trong đêm, cùng với những tràng đạn nổ vu vơ ở xa xa. Tôi lạnh cẳng nên đổi ý.

Sau khi tiêu sài đến đồng bạc cuối cùng của hai lượng vàng vừa bán vài tuần trước, tôi thất thểu trở về … mái nhà xưa. Bố mẹ tôi mừng còn hơn tìm lại được một … viên kim cương thất lạc! Tôi cũng trở lại trường cũ nhưng thầy hiệu trưởng, rõ ràng, không mừng vui gì cho lắm. Ổng quyết định cho tôi thôi học vì vắng mặt nhiều ngày không xin phép:

“Trường chớ bộ chợ sao mà trò muốn tới giờ nào thì tới.”
Từ đó, tôi không bao giờ có dịp gặp lại những người bạn cũ. Tính tôi lại chóng quên nên hình ảnh của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri cứ nhạt nhoà dần rồi biến mất luôn không biết tự lúc nào.

Gần nửa thế kỷ sau, khi tóc đã điểm sương – có bữa – tôi tình cờ chợt nhìn thấy lại những gương mặt quen thuộc, trông y như những người bạn cũ của mình, vào thưở ấu thời, qua một thiên phóng sự bằng hình (Sự Học Ở Vùng Sâu Vùng Xa) của nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần – số ra ngày 1/6/2011.

Ký túc xá của học sinh ở vùng cao huyện Nam Trà My, Quảng Nam – Ảnh: Tấn Vũ.
Tôi biết hoàn cảnh sống không sáng sủa của những đồng bào thiểu số ở đất nước mình dưới chế độ mới nhưng không thể hình dung ra được là con cháu của K’Bien, Ya Ram và H’ Bri … phải chịu cực khổ đến thế chỉ vì mong muốn được cắp sách đến trường – theo như nguyên văn lời tường thuật của bài báo thượng dẫn:

Ký túc xá ở Mường Lý (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

Chúng tôi đến xã Mường Lý khi địa phương này đang mùa giáp hạt. Xã hiện có gần 300 học sinh tiểu học, THCS phải trọ học tại trường – đông nhất huyện. Bữa ăn trưa của các em Vàng A Sự, Vàng A Tu, Vàng A Mỵ ở căn lều trống hoác cạnh Trường THCS Mường Lý chỉ có cơm với muối trắng, chan nước lạnh.

Mỗi tháng em phải về nhà hai lần lấy gạo – Sự kể – Tụi em tự kiếm thức ăn, đứa nào nhà khá thì có thêm một, hai chục ngàn mỗi tháng để mua vài con cá khô, đậu phụ cải thiện. Ở nhà bố mẹ và các em vẫn phải ăn độn ngô, sắn, bạn em nhiều đứa không đủ gạo ăn. Nhưng chúng em chỉ có con đường học thôi.

Thầy Nguyễn Văn Hà, Trường THCS Mường Lý, kể: ‘Cuối tuần, thầy trò chúng tôi lên rừng đào măng, hái rau dại, trứng kiến để các em cải thiện bữa ăn’. Sống ở lều tạm, thầy trò ở đây còn lo mùa mưa thì lũ quét, lũ ống hất lều xuống sông Mã, mùa khô thì nguy cơ cháy rình rập, bởi các túp lều làm bằng tre, nứa lợp lá, nằm sát nhau rất dễ bắt lửa.”

Giờ ăn ở ký túc xá Lồ Sử Thàng (Lào Cai) - Ảnh: Hoàng Điệp

Nhìn hình ảnh những ký túc xá ở Việt Nam, bây giờ, khiến tôi liên tưởng đến quãng đời học trọ của nhà văn Võ Hồng (hồi đầu thế kỷ trước) mà muốn ứa nước mắt:

“Sau khi đỗ tiểu học, tôi thi vào Trung -học. Những bạn của tôi ở từ các tỉnh tới, nói nhiều giọng khác nhau: Quảng – nam, Quảng -ngãi, Thừa -thiên, Bình – thuận, Ban- mê- thuộ t… Sau mỗi kỳ nghỉ Tết mỗi kỳ nghỉ Hè, lũ bạn đi học mang theo quà địa phương của mình. Bạn Quảng-nam mang theo khoai lang khô và bánh tổ, bạn Quảng-ngãi mang theo đường phổi, bạn Phan-thiết mang theo nước mắm nhĩ, còn rim mức, kẹo mè, bánh in, bánh cốm thì gần như không ai không có…

Ngoài những bạn học người kinh, ký túc xá còn nhận những học sinh người Rhadé, những Y Bliêng, Y Phơm, Y Bih, R’om Rock, Nay Phin… Họ đồng phục kaki vàng và trao đổi trò chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp… Những buổi chiều trong sân trường, Y Phơm hay biểu diễn môn bắn ná cho chúng tôi xem và mách rằng: “Thằng Y Bliêng đó, nó giầu lắm. Nhà nó có năm con voi và nhiều con trâu…

Ở ký túc xá ăn, học, ngủ đều đúng giờ giấc nhưng khi thích chúng tôi vẫn lén nhẩy rào hay chun rào ra phố xem xi-nê… ”
Người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1956. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng chính sách cai trị hà khắc, và chủ trương ngu dân của chủ nghĩa thực dân, vẫn còn để lại ít nhiều căm phẫn trong tâm khảm của dân tộc Việt. Mai hậu, chúng ta cần phải “bao lâu” mới có thể quên được hết những tội ác (tầy trời) mà chủ nghĩa cộng sản đã gây ra trên đất nước này?

© Tưởng Năng Tiến

10 Phản hồi cho “Ký túc xá”

  1. nguyenha says:

    Cám ơn Tưởng năng Tiến.Dưới chế dộ CS làm gì có Ký-túc-Xá,chỉ có Trại tập trung!! Tất cả ăn ở như
    “heo” nhưng lại dặt dưới sự kềm tỏa của Dòan,của Dội…Dó không phải là trại-tập-trung hay sao???

  2. Hồ Cẩu says:

    Nhìn các hình và đọc bài báo này lại nhớ về sự nguy nga của cái Mả Hồ (còn gọi là Lăng Bác) nơi để cái xác khô của kẻ tự nhận là Cha già Dân tộc.

  3. quan says:

    Nhìn cảnh này lại nhớ đến chuyện bôi vẽ xây tượng hết 410 tỷ tiền VN tại quê hương này mà đau lòng, đúng là bọn quan chức và mấy thằng họa sỹ rởm của chương trình xây tượng đài 410 tỷ mất hết tính người, không có một gam lương tâm.

  4. Nguyễn Kình Ngư says:

    Em có nghe nói hình như ngày xưa Anh có đi lính VNCH phải không ạ ?, Anh có thể “tự sự” về quảng đời oai hùng phong sương của Anh (và đồng đội) cho em được tường tận được không ạ ? Em rất hâm mộ Anh, kính chúc Anh luôn đồi dào sức khỏe, hạnh phúc

  5. Thái Bình says:

    Thời đi học, lứa chúng tôi học trong những ngôi nhà tranh vách đất, ghế ngồi bằng hai thân cây tre ghép lại. Nhưng đó là chuyện của 35 năm trước. Không ngờ hôm nay sau khi đất nước thống nhất đã 36 năm, các em học sinh phải học và sống trong những căn nhà quá tồi tàn. Nó hoàn toàn trái ngược với cuộc sống của những kẻ cầm quyền.

    • Lữ Út says:

      Các em học sinh ở VN ngày nay, đặc biệt ở Nam Trà My cái nôi của công cuộc ” Chống Mỹ Cứu Nước “, phải có lời cám ơn thế hệ của “chú Thái Bình “, nhờ có quyết tâm của các chú, một lòng theo Đảng, mà các em mới có ngày nay !

  6. Tại sao HS cục khổ.Rất đơn giản bọn tham nhũng độc tài CS đã cướp hết của các em thử hỏi vụ Vinashin thất thoát 4 tỷ USD vụ Securency cha con LĐT bỏ túi cả chục triệu USD .Số tiền này có thể xây mấy ngàn trường to đẹp còn hơn trường Võ Hồng học cách đây 50 chục năm nhiều

  7. Quỳnh Tiên says:

    Tội ác là phải đền chứ đâu phải để quên, đúng không chú TNT? Nếu ngày ấy (rạng đông) tới con sẽ tìm tới thăm Ba Dũng đầu tiên, ở bên cạnh, lo từng miếng ăn miếng uống đàng hoàng (nếu có thể), con gần bên nhà (ở quê) của hắn mà. Lúc đấy là con trúng số lớn, để xem hắn sống thế nào, chết thế nào cho xem.

    • Thằng Mõ says:

      Rất đơn giản cháu Quỳnh Tiên ơi. Hắn và đồng bọn có thể vẫn sống sung sướng một thời gian ngắn nữa. Nhưng chắc chắn là sẽ chết giống như ” Sadam Hussen, Bin Laden…” hay mới đây nhất là ” Gadafi ” thôi !!! Vì tội ác của bọn chúng với nhân dân Việt Nam chồng chất còn cao hơn núi, lấy hết nước biển đông rửa cũng không sạch nổi !!!

Leave a Reply to quan