WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VN phản đối lệnh cấm của TQ

Tầu bè của bà con Lý Sơn

Như thường lệ vài năm gần đây, cứ tới đầu mùa hè là Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, trong khu vực còn tranh chấp giữa các nước, đặc biệt là với Việt Nam.

Lệnh cấm này thường ban hành từ trung tuần tháng Năm tới tháng Tám.

Cũng như thường lệ, Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm này và cho nó là ‘vô giá trị’ là ‘đơn phương’.

Dưới dạng “trả lời câu hỏi của phóng viên”, người phát ngôn bộ ngoại Giao Việt Nam đã đưa ra một thông báo hết sức ngắn gọn, gồm vỏn vẹn 104 từ như sau:

“Ngày 15/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 01/8 tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.

Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị.”.

Lời phản đối nghe khá yếu ớt này được đăng trên trang của TTXVN.

Lệnh cấm hàng năm của Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho ngư dân Việt Nam. Bám biển, bình thường, vốn đã là công việc hết sức gian nan, nguy hiểm, lệnh cấm càng làm việc đi biển thêm khó khăn.

Trong thời gian cấm, tầu bè Trung Quốc thường tăng cường kiểm tra, tuần sát và bắt bớ tầu đánh cá Việt Nam. Những năm trước kia, hàng trăm tầu cá Việt Nam đã phải nằm bờ không dám ra khơi.

Thời gian cấm rơi vào đúng vụ cá Nam khiến thiệt hại của bà con ngư dân càng lớn hơn. Đây cũng là khoảng thời gian trời yên biển lặng, trước khi vào mùa bão lúc trời thu.

Mặc dù tuyên bố “đủ sức bảo vệ ngư dân” nhưng cho tới nay, tầu bè của bà con vẫn thường xuyên bị bắt bớ, đòi tiền chuộc tùy tiện, ngư dân bị giam giữ, đánh đập, bỏ đói, ngư cụ bị thu giữ. Những hỗ trợ cho bà con còn ở mức độ hết sức khiêm tốn.

© Đàn Chim Việt

 

 

31 Phản hồi cho “VN phản đối lệnh cấm của TQ”

  1. viet says:

    VOA-Thứ Tư, 28 tháng 9 2011- cau chuyện VN
    Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông
    Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã thực hiện chuyến đi thăm chính thức Việt Nam sau khi xảy ra vụ chạm trán giữa hải quân Trung Quốc và một tàu chiến Ấn Độ vừa đi thăm Việt Nam trở về. Việt Nam và Ấn Độ gần đây đã tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế và chiến lược, đồng thời phát triển sâu rộng hơn các quan hệ song phương nhiều mặt, kể cả trong các lĩnh vực thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ.
    Ông Dhruva Jaishankar thuộc tổ chức German Marshall Fund của Hoa Kỳ là một chuyên gia về chính sách ngoại giao Ấn Độ và cũng là một nhà nghiên cứu các vấn đề Đông Á và Đông Nam Á. Ông đã dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA một cuộc phỏng vấn, phân tích các quan hệ Việt-Ấn và những sự cạnh tranh giữa New Dehli và Bắc Kinh, hai thế lực Châu Á có đà tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhất trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Mời quý vị theo dõi chi tiết trong chuyên mục Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách sau đây.

    Vụ Trung Quốc thách thức một tàu hải quân của Ấn Độ ngoài Biển Đông mới đây khi chiếc tàu Airavat đang trên đường về nước sau khi ghé thăm Việt Nam, đã gây sự chú ý của thế giới, nhưng từ lâu Ấn Độ và Trung Quốc đã không ngừng cạnh tranh với nhau để nới rộng phạm vi ảnh hưởng và tranh giành các nguồn tài nguyên, đến mức một nhà báo viết cho tạp chí Time đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ chiến tranh có thể phát sinh từ những sự kèn cựa giữa hai thế lực kinh tế Châu Á mới nổi này.

    Từ năm 1991, Ấn Độ đã chuyển mình, đẩy mạnh phát triển để giờ đây trở thành một trong các quốc gia có đà tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu thế giới. Giống như Trung Quốc, vai trò của New Dehli trên sân khấu thế giới và phạm vi ảnh hưởng cũng được nới rộng theo đà phát triển kinh tế của nước này.”

    Nhà nghiên cứu Dhruva Jaishankar thuộc tổ chức German Marshall Fund của Mỹ nhận định: “Trong những năm đầu của thập niên 1990, Ấn Độ đã đề xuất một chính sách gọi là ‘Nhìn về hướng Đông’ (Look East Policy) tập trung vào Đông Nam Á và vùng Đông Á. Trong mấy năm qua, chính sách này đã nở rộ để giờ đây chiếm một vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại và các quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực.”

    Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna mới đây đã đến Hà nội đồng chủ tọa buổi họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Ấn. Dịp này, Ngoại trưởng Krishna loan báo thỏa thuận giữa Việt Nam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ nhằm khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông, gây phản ứng giận dữ từ Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh không nêu đích danh nước nào khi phát ngôn viên Hồng Lỗi đưa ra cảnh cáo sau đây.

    Ông Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên Nam Sa (Trường Sa) và những vùng biển phụ cận. Chúng tôi có đầy đủ chứng cớ pháp lý và lịch sử. Bất cứ công ty nước ngoài nào thăm dò dầu khí trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính phủ Trung Quốc được coi như đã xâm phạm chủ quyền và quyền lợi quốc gia Trung Quốc, và như thế là bất hợp pháp và vô giá trị.”

    Đáp lại, chính phủ Ấn Độ khẳng định các hoạt động dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông là hoạt động hợp pháp, và tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực từ Bắc Kinh.

    Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Jaishankar nói: “Tuyên bố của Trung Quốc rằng Biển Nam Trung Hoa là vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của họ đã bị thách thức, không những bởi Ấn Độ mà nhiều nước khác, kể cả Việt Nam, Hoa Kỳ, Malaysia, Philippine vv…Tôi nghĩ rằng đây là một phần nằm trong một vấn đề bao quát hơn về quyền tự do hàng hải…”

    Vấn đề Biển Đông chỉ là một vấn đề khác nữa trong mối tương quan có tính ganh đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo lời nhà nghiên cứu Jaishankar, thì trong tình hình hai thế lực mới nổi tranh giành tài nguyên hầu có thể duy trì đà phát triển kinh tế hiện tại, khó có thể tránh những vụ chạm trán về quyền lợi. Đó là chưa kể một cuộc tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa được hai bên giải quyết.

    Ông Jaishankar nói: “Hai bên đang tranh giành một vùng lãnh thổ có diện tích gần bằng nước Việt Nam…nhưng rõ rệt những sự cạnh tranh để giành các nguồn tài nguyên là một yếu tố đóng góp. Trung Quốc mua một mỏ đồng ở Afghanistan, trong khi Ấn Độ đang đấu thầu để được khai thác một mỏ sắt ở Afghanistan, phần lớn mục đích cũng là để cạnh tranh với Trung Quốc ở đó.”

    Tuy chính phủ Ấn Độ chưa tuyên bố lập trường chính thức của New Dehli về các cuộc tranh chấp Biển Đông, theo lời ông Jaishankar, Ấn Độ đã mặc nhiên ủng hộ Việt Nam khi tuyên bố quan hệ hợp tác chiến lược với nước này.

    Ông Jaishankar nhận định: “Sự thực là khi loan báo quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam, thì theo cách nào đó, đây là một thỏa thuận ngầm rằng Ấn Độ tôn trọng tuyên bố nhận chủ quyền của Việt Nam.”

    Khi được hỏi về ý nghĩa của các nỗ lực củng cố quan hệ hợp tác an ninh và chiến lược Việt Nam-Ấn Độ, ông Jaishankar giải thích: “Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ là một quan hệ nhiều mặt, kể cả chia sẻ tin tình báo, nhưng đáng lưu ý và quan trọng hơn cả là khía cạnh hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước. Thực tế của khía cạnh này chưa được rõ ràng vì có rất nhiều điều còn được giữ kín, chưa phổ biến cho công chúng, thế nhưng vụ việc xảy ra hồi tháng Bảy liên quan tới một chiếc tàu Ấn Độ sau khi đi thăm Việt Nam trên đường về nước thì bị một chiếc tàu không được nhận diện, cảnh báo rằng đây là vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc, đã khiến khía cạnh hợp tác giữa Việt Nam với Ấn Độ đặc biệt đáng chú ý.”

    Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa Ấn Độ, nước dân chủ đông dân nhất thế giới với nước cộng sản Việt Nam, một chế độ độc đảng, nhà nghiên cứu Ấn Độ nhắc đến những điểm tương đồng trong lịch sử Việt Nam và Ấn Độ.

    Ông Jaishankar nói: “Quan hệ Việt-Ấn đã có một quá trình dài, cả hai nước đều có chung lập trường chống thực dân. Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi độc lập từ nước Pháp, thế cho nên giưã hai bên đã có những cảm tình đặc biệt phát sinh từ thời đó, bất chấp sự kiện Ấn Độ là một nền dân chủ trong khi Việt Nam không phải là một nền dân chủ.Tôi không nghĩ sự khác biệt về thể chế cản trở quan hệ hợp tác Việt-Ấn. Ấn Độ có chính sách không bình luận về các vấn đề nội bộ của các nước khác, thế cho nên khác biệt đó không ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương.”
    Câu chuyện VN-Hoài Hương – VOA!

Phản hồi