WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khói hương Quân sử

Hội ngộ muộn màng.

Thứ bẩy ngày 12 tháng 5-2012 vừa qua tại miền Nam Cali có một cuốn sách được giới thiệu. Khoảng 300 quan khách tham dự trong đó có đến 40 cựu đại tá của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ban tổ chức không thể đọc hết danh tính các sĩ quan tham dự. Tất cả đều là độc giả chờ đợi của cuốn sách. Đến dự để đọc một đoạn hồi ký về chính cuộc đời mình.

Cuốn sách có tựa đề là Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhưng phần quan trọng chính là tiểu sử của các tướng lãnh và đại tá. Gần như 100% tên tuổi các tướng lãnh có đầy đủ và có thể 80% các sĩ quan cấp đại tá. Tên họ, sinh quán, binh nghiệp, xuất thân, cấp bậc, gia cảnh, thuyên chuyển, di tản, tù đầy và sống chết ra sao. Lược sử này ghi lại đủ cả.

Cuốn tiểu sử của 170 tướng lãnh và gần 600 đại tá tổng cộng gần 800 người chỉ đơn thuần ghi lại các dữ kiện căn bản. Ai cũng có tên cả, không phân biệt hoàn cảnh và binh nghiệp của mỗi người. Người ở lại thì ghi năm ở tù, người di tản thì ghi là không bị tù cộng sản. Đủ cả Trung Nam Bắc.

Sách cũng ghi rõ ai chết trong tù, ai chết tại Việt Nam, ai qua đời tại hải ngoại. Thăng cấp ra sao và đã trải qua các đơn vị như thế nào. Về con số tướng lãnh thì đại tá Thống cho biết có vào khoảng 40 tướng chết trước 1975. Sau 75 có 36 vị vào tù. Số còn lại ra hải ngọai cũng đã qua đời, nay chỉ còn 6,7 chục thôi. Cấp đại tá cũng vậy.
Tác phẩm mong đợi.

Ngay từ cuối năm 1975 những người được ông phó đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại gọi là can trường trong chiến bại cũng đã từng mong có được 1 cuốn niên giám sĩ quan để gọi là ghi lại chứng tích của một đạo quân. Nhưng chẳng ai có. Vì vậy cấp bậc và binh nghiệp anh em có thể thêu vẽ tùy tiện.

Phần anh em ở trong tù, hoàn cảnh cá chậu chim lồng, tương lai bất định, ai còn nghĩ tới cái binh nghiệp của cả 1 đạo quân. Đã tan hàng nhưng không cố gắng như anh em nhẩy dù vẫn thường cất tiếng trong hàng quân. Vậy mà đã có một người tù không án kéo dài 13 năm từ Nam ra Bắc vẫn thai nghén một tác phẩm như thế. Khi đại tá Trần Ngọc Thống ra khỏi tù cộng sản, ông theo chương trình HO qua Mỹ 1991. Hành trang gồm một số tài liệu của bộ tổng tham mưu ông tìm cách đem theo và một số dữ kiện quan trọng giữ kín trong đầu. Tuy nhiên cũng phải chờ đợi 13 năm sau ban biên tập mới thành lập vào năm 2004. Ba vị sĩ quan, đại tá Thống, thiếu tá Hồ đắc Huân và trung úy Lê đình Thụy hợp tác để soạn thảo cuốn sách tưởng chừng không thể hoàn tất được.

Được 4 năm thì anh Thụy qua đời, mới 63 tuổi chưa lãnh tiền già. Còn lại bác Thống và ông Huân tiếp tục.

Bây giờ cuốn sách hoàn tất tháng 5-2012. Khổ lớn trên giấy 8×11 và dầy 900 trang. Một công trình biên khảo rất công phu.

Duyên nợ công tác.

Đại tá Thống năm nay đã 90 tuổi. Ông là niên trưởng số 1 của khóa 1 Nam Định. Người thứ nhì của khóa năm nay 89 tuổi là đại tá cục trưởng quân vận Nguyễn Tử Khanh ở San Jose. Ông Khanh vẫn quay phim chụp hình cho cả khóa. Ông Thống thì nghiên cứu soạn tài liệu. Còn các vị khác tuổi xuân từ 82 trở lên. Mới đây khóa 1 Thủ Đức và Nam Định đã họp mặt 60 năm và tuyên bố dứt khoát kỳ này làm quy mô lần cuối. Sau đó quý vị tùy tiện họp tự do. Ngày mới đến Mỹ, ông Thống sinh hoạt với anh em cùng khóa đã giãi bày nguyện ước. Trung tướng Nguyễn Bảo Trị cũng là thành viên khóa 1 đã có cơ duyên giới thiệu anh Huân và anh Thụy để làm thành một bộ ba soạn giả.

Cả ba vị đều chưa quen với công việc soạn sách và in sách tại Hoa Kỳ nhưng thiện chí có thừa. Năm 2004 khi ban soạn giả bắt đầu thì anh Thụy 59 tuổi, anh Huân 67 tuổi và ông Thống 82 tuổi. Công việc của đại tá Thống bắt đầu vào năm 82 tuổi như vậy quả thực e rằng hơi muộn. Ai ngờ đâu anh chàng soạn giả trẻ tuổi nhất lại đi trước, ủy nhiệm gánh nặng cho ông già vốn đã yếu lại còn hằn dấu vết của 13 năm tù đầy. Lá xanh lại rụng trước lá vàng.

Trong suốt 8 năm soạn sách. Viết đi viết lại, đánh máy ky cóp ngày đêm. Vẽ sơ đồ tổ chức. Tra cứu tài liệu, tất cả trong tay vị cao niên tổng quản trị của bộ Tổng tham mưu.

Ông thiếu tá Hồ Đắc Huân, là người cộng tác mật thiết với đại tá Thống trong công tác sưu tầm, soạn thảo. Ngoài ra ông phụ trách liên lạc bên ngoài. Ông đi tới đi lui gặp gỡ nhiều tướng lãnh và đại tá. Biết bao nhiêu thư từ điện thoại ngày đêm.

Được cái hầu như liên lạc với ai thì đa số đều sốt sắng cho tài liệu. Nhưng xa xôi cách trở, làm sao có được đầy đủ. Vì vậy thời gian cứ kéo dài.

Ai người độc giả.

Kể từ 1975 đến nay là 36 năm trôi qua. Những độc giả chính của tác phẩm này không thể chờ đợi. Từ đệ nhị cộng hoà chúng ta có trước sau đến 3 ông tổng thống, 1 tổng tham mưu trưởng và 4 tư lệnh vùng vào ngày cuối cùng, nay chẳng còn ai.

Còn các độc giả gần gũi cố gắng ở lại đợi chờ tác phẩm là những ai. Qua điện thoại đường dài tôi hỏi bác Thống và ghi nhận được tâm sự. Ông nói rằng ở dưới này các bạn Trần khắc Kính, bác sĩ Bẩy, thi sĩ Cao Tiêu là người vẫn bàn bạc chờ đợi sách, nhưng rồi cũng rủ nhau đi cả. Mới đây đại tá Sáu cố gắng ở lại chờ nhưng tên tuổi đã được đăng cáo phó trên báo. Còn ở trên San Jose, Nguyễn bá Cẩn khóa 1, rồi ông Bùi Đình Đạm, hết lòng khích lệ. Trước khi mất ông tướng còn điện thoại hỏi sách đến đâu rồi. Sau cùng đến ông Lại Đức Chuẩn trưởng phòng nhất cũng muốn xem qua cái bìa sách mà không kịp. Bác Thống nói trong nghẹn ngào: Ra sách được thì mừng, nhưng cũng rất buồn. Chúng tôi đi không kịp, ở tù quá lâu. Định cư trì trệ, soạn sách mất nhiều thì giờ. Làm cái gì cũng muộn màng. Để quí vị đợi chờ không được, bỏ đi hết, thật đáng tiếc. May còn ông xếp cũ là bạn đồng khóa. Tôi vẫn còn nhớ trung tướng Khuyên. Phải gửi ngay cho ông một cuốn kịp thời cũng là may.

Nội dung quân sử.

Dù tôi gọi là quân sử nhưng thực sự các soạn giả chỉ gọi là tài liệu sơ lược về tổ chức quân lực. Không đủ phương tiện đi sâu vào chi tiết của toàn quân và lại càng không đủ sức tổng hợp về chiến sử. Phải ghi nhận một cách lạ lùng là hiện nay chúng ta có khá nhiều các tác giả trẻ trung đã viết rất nhiều về chiến sử quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách tổng hợp của Hải quân, Không quân, TQLC, Nhẩy dù, Biệt động quân, các binh chủng, các đại đơn vị và các nguyệt san, tuần san chuyên về quân đội. Thiên hạ tha hồ tham khảo. Ông Huân cho biết cũng phải mua tất cả về đọc, nhưng rất tiếc không ghi nhận được nhiều tin tức liên quan đến tiểu sử các vị lãnh đạo quân đội. Tài liệu trong cuốn lược sử phần lớn tham khảo từ xuất xứ của bộ Tổng tham mưu đồng thời sưu tầm trực tiếp qua các nhân vật. Kết quả xin ghi nhận rằng quân đội có 170 vị tướng lãnh, gồm 1 thống tướng (5 sao), 5 đại tướng (4 sao), 48 trung tướng (3 sao), 49 thiếu tướng (2 sao) và 87 chuẩn tướng (1 sao). Những vị tướng này xuất thân từ nhiều nguồn gốc, nhiều quân trường, có cả tướng cảnh sát và các tướng đồng hóa từ giáo phái. Tác giả truy cứu ghi được 36 vị tướng bị tù. Tuy nhiên cũng phải tính đến các vị đã qua đời tại Việt Nam và như vậy số còn lại đi được năm 1975.

Về cấp đại tá có khoảng 900 vị. Trước 75 một số tử trận hay qua đời vì nhiều lý do. Danh sách ghi được 460 đại tá bị tù cộng sản và như vậy còn lại là con số ra đi từ 75. Trong số ở lại đi tù cho đến khi ra khỏi tù đã có thêm 10% qua đời.

Sau này có trên 400 vị hoặc vượt biên hoặc đi HO hay đoàn tụ tại Hoa kỳ. Những vị đã từng bị tù cộng sản thì cấp đại tá và tướng lãnh luôn luôn bị giam giữ từ 13 năm trở lên. Tất cả các con số kể trên được coi như lần đầu tiên công bố không thể chính xác 100% nhưng gần với sự thật nhất.

Những dữ kiện đặc biệt.

Cuốn tài liệu này đã dành chương quan trọng cho các tướng lãnh, sỹ quan và chiến binh tự vẫn vào 30 tháng 4-1975.

Danh sách các tướng lãnh được truy thăng sau khi tử trận cũng là một dữ kiện đặc biệt bởi vì có nhiều vị chúng ta chưa từng biết tên trong danh sách tướng lãnh đương thời. Tướng Bẩy Viễn tuy về sau trở thành tội đồ của đệ nhất Cộng hòa nhưng lược sử vẫn ghi đủ danh tính, tiểu sử vì các soạn giả coi đây là di tích lịch sử.

Cũng như vậy, chuẩn tướng nằm vùng duy nhất Nguyễn Hữu Hạnh cũng vẫn có tên trong tài liệu.

Trong hàng ngũ thiếu tướng người ta cũng thấy tên ông Nguyễn Cao Kỳ với ghi chú ở đoạn cuối là ông trở về Việt Nam. Một trong cuộc đời tướng lãnh nổi trôi cay đắng nhất là chuẩn tướng Lê văn Tư, một thời là tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Theo nguyên văn tác phẩm, ông tốt nghiệp khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Đà Lạt.Trải qua nhiều đơn vị cho đến 1961 là thiếu tá tỉnh trưởng Cần Thơ rồi trung đoàn trưởng của SĐ 21 BB. Năm 1965 ông tham gia đảo chính bị bắt vào tù, giáng xuống cấp binh nhì cho giải ngũ, ông về lái Taxi. Cuối năm lại được tái ngũ cấp trung tá như cũ, tư lệnh phó SĐ 7, tỉnh trưởng Gò Công, rồi qua Long An, Gia Định, tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh. Năm 1973 lên chuẩn tướng mặt trận nhưng cuối năm 74 thì bị giam ở Chí Hòa chờ điều tra. Tội danh chưa xác định. Đến tháng 4-75 thì ở lại và đi tù cộng sản.
Chuẩn tướng Lê văn Tư là anh của đại tá Lê văn Năm cũng đã làm tỉnh trưởng nhiều năm. Còn vụ án của ông Tư khi bị giam tại Chí Hòa chưa xử nên vẫn còn là 1 nghi án. Cuộc đời một tướng lãnh như ông Lê văn Tư quả thực hết sức lạ lùng. Tỉnh trưởng 4 tỉnh miền Nam, trung đoàn trưởng rồi tư lệnh sư đoàn. Cách chức xuống binh nhì, giải ngũ. Hai lần tù Việt Nam Cộng Hòa, sau cùng được tự do qua thời gian dài đi tù cộng sản. Nay định cư tại Hoa Kỳ. Ai biết được số mạng con người.

Là người đọc sách tôi xin phép nhắc riêng trường hợp chuẩn tướng Lê văn Tư phản ảnh phần số của con người, nhưng đây không phải là điển hình của hàng tướng lãnh. Ngoài ra, đại tá Thống có nhận xét hết sức đặc biệt. Ông viết riêng cho tôi:”Trong suốt cuộc chiến tranh, chỉ có 12 đại tá tử trận hay hy sinh vì công vụ. Nhưng khi hết chiến tranh rồi , số đại tá chết trong nhà tù cộng sản hay chết khi vừa ra khỏi nhà tù, chưa kịp đi định cư khoảng 50 người, gấp 4 lần lúc đang có chiến tranh” Với tin tức kể trên, chúng ta phải hiểu rằng cuộc chiến Quốc Cộng chưa hề chấm dứt sau1975. Vì sự tổn thất vẫn còn tiếp tục. Riêng với người thanh niên sinh năm 1924 tại Hà Nam, 24 năm quân vụ, 13 năm tù cộng sản, cuộc chiến vẫn còn mãi với đại tá Trần Ngọc Thống, dù năm nay ông đã 90 tuổi.

Chung cuộc.

Xin ca ngợi nỗ lực của ban biên tập hoàn tất cuốn tiểu sử sĩ quan rất cần thiết. Đây là chung cuộc của nhiều cuộc đời binh nghiệp, đây là hình ảnh của một đạo quân. Một cuốn sách chúng tôi rất hân hạnh tiếp nhận để trong viện bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng vẫn có một số đề nghị xin ghi lại trong tình xây dựng. Tôi có nói chuyện với bác Thống và anh Huân sau khi đọc xong và đọc rất kỹ cuốn sách.
Tôi nghĩ rằng sách này nên dành 3 phần riêng biệt cho lục quân, không quân và hải quân, như vậy sắp xếp thuận tiện hơn. Con số các tướng tá nên có bảng tổng kết đơn giản vào 1 trang để tiện tham khảo. Phần đại tá, hình ảnh và tiểu sử nên đi cạnh nhau. Bác nào chưa có hình thì tạm thời cứ để đó. Các tướng lãnh đồng hóa từ giáo phái nên dành một khu vực riêng. Phải nhìn nhận rằng các vị này không phản ảnh quân đội thuần túy. Đây là các nhân vật chính trị chứ không phải cuộc đời hoàn toàn theo binh nghiệp. Đó là những cấp bậc danh dự hoặc là các “hàm tướng”.

Cấp bậc sau cùng của mọi người thì đã rõ ràng nhưng chức vụ sau cùng là điều cần xét lại. Có vị suốt đời binh nghiệp chỉ qua dân sự vài tháng hay vài ngày không thể coi như đây là công việc chính. Thí dụ chuẩn tướng Chấn cục trưởng Công binh vốn là chức vụ ý nghĩa nhất trong binh nghiêp cần được ghi lại. Chuẩn tướng Chức cũng cần ghi lại là cục trưởng Công binh thay vì chức vụ dân sự hoặc là tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận

Cũng như vậy, trung tướng Khuyên thực ra vẫn chỉ là tham mưu trưởng bộ tổng tham mưu. Dù có giấy ủy nhiệm của đại tướng, nhưng thực tế ông Khuyên không hề chính thức là người thay tướng Cao văn Viên trong chức vụ tổng tham mưu trưởng cuối cùng. Những chức vụ đảm trách vào ngày cuối cùng của tướng Vĩnh Lộc hay các vị khác trong giai đoạn hỗn loạn đều chỉ là biến động thời sự khoảnh khắc mà không thực sự phản ảnh binh nghiệp.

Có thể viết thành 1 trang phụ bản kiểu như chuyện bên lề mà không phải phần chính của lược sử hay quân sử. Ngoại trừ trường hợp tổng thống Trần văn Hương và tổng thống Dương văn Minh thì dù cho không lâu dài nhưng có được sự chuyển quyền công khai và chính thức. Trang mở đầu nên có đầy đủ hình ảnh của các vị lãnh đạo quốc gia và đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân đội qua các giai đoạn. Tổng thống Diệm, chủ tịch Minh, quốc trưởng Sửu, quốc trưởng Khánh, chủ tịch Thiệu, tổng thống Thiệu, tổng thống Hương và tổng thống Minh. Các vị tổng trưởng quốc phòng và các vị tổng tham mưu trưởng cũng cần một trang như vậy.

Lẽ dĩ nhiên một cuốn sách sưu tầm về quân đội đã tan hàng với hàng trăm ngàn chiến binh tù đày chắc phải có đôi điều thiếu sót.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần của khói sương quân sử. Giá trị tinh thần trong công tác tự nguyện của các tác giả là điều quan trọng. Nhưng tinh thần không chưa đủ. Mong rằng mỗi gia đình có tên và hình ảnh trong tác phẩm nên có 1 cuốn để lưu giữ hương khói của binh nghiệp.Cuốn sách soạn và in trong 8 năm dài với nhiều tin tức và tài liệu quí giá. Vì vậy xin kêu gọi các chiến binh thân hữu của tôi, hãy liên lạc về địa chỉ H. HO. PO. BOX 1711 Westminster, CA 92684 …Giao Chỉ-San Jose Giaochi12@gmail.com

 

164 Phản hồi cho “Khói hương Quân sử”

  1. Khinh Binh says:

    Tuy đều không nói vừa lòng một số quí vị, đừng liệt tôi đứng chung với ông quandnnambo.
    Tôi nói thẳng, tôi ghét CS, tôi mang ơn lính VNCH, nhưng tôi khinh mọt số sĩ quan VNCH.

  2. nvtncs says:

    Cái mà gọi là quân đội VNCH, dưới sự chỉ huy của Dương Văn Minh, đảo chính, lật đổ chính phủ dân sự Ngô Đình Diệm, do dân bầu, và ám sát TT Ngô Đình Diệm.

    Như vậy cái mà gọi là quân đội VNCH phải nhận hoàn toàn trách nhiệm cuộc đảo chính và hậu quả của cuộc đảo chính: sự sụp đổ của miền Nam.

    Lịch sử sẽ ghi chép sự thật này.

  3. Phước Phan says:

    Vượt Thoát , Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh

    Vượt Thoát

    (03/28/2012)

    Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh

    Để tưởng nhớ đến các đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên bước đường đi tìm tự do

    Vòng tay nhân ái: Pháp, Hoa Kỳ và Đức cứu vớt thuyền nhân Việt Nam:

    1- Youtube Video: VNTV- Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn (nói tiếng Việt)

    2- Video- Medecins du monde: Tàu Pháp cứu thuyền nhân Việt Nam

    3- Youtube Video- CBS-60 Minutes. The Price of Freedom (Hoa Kỳ cứu Boat people.)

    4- Youtube Video -Tàu Cap Anamur Đức Quốc cứu vớt thuyền nhân VN

    Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi

    Hắn và vợ, tay bồng tay dắt hai đứa con còn nhỏ, lặng lẽ, bùi ngùi bước ra khỏi nhà cha mẹ, nơi mà hai vợ chồng hắn tá túc từ hơn một năm nay tại Saigon. Đồ đạc chỉ vỏn vẹn có hai cái xách tay nhỏ, đựng một vài bộ quần áo cũ và một ít thức ăn khô. Đó là ngày 23 tháng 3 năm 1980. Hắn vừa tròn được 37 tuổi.

    Trời còn tối om khoảng ba- bốn giờ sáng. Trong nhà, ngoài một cô em vợ ra thì không còn ai hay biết gì hết. Hắn dặn cô em nhờ nói lại với Pa Má, là Anh Chị cần phải về Cần Thơ gấp để xin lại căn nhà bị tịch thâu một năm trước đó vì đã đi không lọt và bị bắt…

    Đây là lần thứ ba mà hắn liều mạng lôi vợ con mạo hiểm theo hắn. Chợt một ý nghĩ loé lên trong đầu hắn, coi chừng “nhứt quá tam” hay “jamais deux sans trois” làm hắn cũng thấy ngài ngại…

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/GIA_DINH_NGUYEN_THUONG_CHANH_TRAI_TI_NAN_LeamSing1980.jpg

    Gia đình Nguyễn Thượng Chánh.

    Lần đầu năm 78, xuống cá nhỏ ngay tại bến Ninh-Kiều ở Cần Thơ nhưng chuyến đi bị gài bẫy từ đầu, nên khi vừa leo qua cá lớn đậu ngay vàm Cần Thơ thì công an đã chờ sẵn trong ghe đón tiếp nồng hậu không sót một mống nào, chẳng khác nào cá vào rọ.

    Hắn và vợ con bị nhốt hết hai ngày ở Chấp Pháp Cần Thơ nằm cạnh bờ sông, xế khỏi Trại Nhập Ngũ số 4 cũ, một quãng trên đường vô Cái Răng.

    Qua ngày hôm sau, một diễn biến thật bất ngờ xảy ra như một giấc chiêm bao: hắn và vợ con được thả ra. Đây là một cái bất ngờ tuyệt điệu chẳng khác nào cá mắc cạn được đem thả trở lại xuống nước.

    Khỏi phải nói hai vợ chồng hắn đều mừng hết lớn. Tưởng đâu là cuộc đời mình đã bị tiêu tùng rồi, nhưng có lẽ nhờ phước đức ông bà để lại hay nhờ có số may mắn gì đó mà gia đình hắn được ban lãnh đạo Đại Học vận động với công an thành phố Cần Thơ để thả gia đình hắn ra thật sớm và phải về làm tờ…tự kiểm.

    Khi miền Nam vừa đổi chủ, người gõ cũng như hàng trăm giáo sư và nhân viên giảng huấn đại học “bị mời” học tập cải tạo tại chổ trong một tuần lễ(?) tại Đại học Khoa học Saigon, cạnh bên trường Trung Học Petrus Ký.

    Ts Mai Thanh Truyết có nói rõ tâm trạng (état dâme) của các trí thức miền Nam lúc đó trong tác phẩm Tâm Tình Người Con Việt vừa mới được xuất bản tại Hoa Kỳ.

    Tâm Tình Người Con Việt. Bài học đầu tiên

    http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-189910_15-2/

    Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân “quênh hoang” với luận điệu của kẽ chiến thắng…

    Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng” như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa. Ông ta nói cái gì?

    Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẽo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản)”.(Ngưng trích. Bài học Đầu Tiên. TS Mai Thanh Truyết)

    Thời điểm đó phong trào vượt biên nở rộ khắp miền Nam. Đặc biệt là đa số giới trí thức cũ, đều bằng mọi giá tìm cách bỏ đi. Anh nào không đi thì bị thiên hạ mỉa mai và liệt vào nhóm trí thức 3N tức là hoặc nghèo hoặc nhát hoặc ngu?! Chất xám thất thoát nhiều khiến nhà nước cộng sản phải cấp bách đề ra chánh sách o bế giới trí thức cũ để khuyến dụ họ ở lại phục vụ đất nước, v.v…

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/VUOT_BIEN_2.jpg

    Vượt Biển.

    Chòm xóm không ai hay biết gì hết, nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Hú hồn hú vía!.

    Rồi hắn được cho đi làm việc trở lại tại nhiệm sở cũ là trường Đại học Cần Thơ. Vợ hắn, dược sĩ ngụy, thì cũng được…gởi gắm đi làm tại một nhà thuốc Tây quốc doanh nằm trên đường Nguyễn an Ninh ngay trong thị xã Cần Thơ, dĩ nhiên là dưới quyền sai bảo của chị thủ trưởng dược tá giải phóng. Nói là đi làm cho nó ngon vậy đó chớ thật sự ra có làm gì đâu, mà cũng chẳng có ai dám giao cái gì đâu mà làm. Hắn biết là hai vợ chồng hắn đang bị người ta theo dõi và canh chừng gắt củ kiệu lắm. Tối ngày cứ lo luây quây học tập chánh trị, họp tổ, rồi sau đó là lo ba cái vụ chầu chực để mua nhu yếu phẩm theo giá chánh thức cũng đã hết thời giờ rồi. Hắn rầu thúi ruột và hết còn biết tính sao nữa.

    Bế tắc hoàn toàn! Chỉ còn có một con đường duy nhất là phải tìm cách binh nữa. Bằng cách nào? Hắn cũng chưa biết được. Chỉ còn biết cầu xin Trời Phật và chờ phép lạ mà thôi.

    Muỗi Cà Mau nhiều dễ sợ

    Rồi một dịp may khác lại xuất hiện một năm sau tức năm 79…Xuống bãi tại Phong Điền. Ghe là một loại tam bản lớn không có mui gì hết, ớn quá chừng nhưng lỡ rồi. Ghe được thả theo dòng nước sông Hậu, tà tà hướng xuống Cà Mau để tìm đường ra biển.

    Nhưng than ôi! Kỳ nầy lại bị tổ trát một lần nữa, xui xẻo hết cỡ ngoài dự tính. Đúng là mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại thiên. Một trạm kiểm soát trên sông Ông Đốc thình lình gọi ghe tấp vào bờ để xét hỏi. Thế là bể! Cả ghe bị tóm. Hắn và tất cả bạn đồng hành đều bị áp giải vô Rạch Ráng ở Cà Mau.

    Trong chuyến đi nầy, ngoài nhóm bạn bè của hắn trong Đại học Cầnthơ như Anh Chị PL (nay còn ở bên nhà), dược sĩ TĐB (hành nghề lại tại Bắc Cali), hai vợ chồng dược sĩ C&D. và mấy đứa con, và vợ chồng Trung tá Bác sĩ HNT, Giám đốc Quân y viện Phan thanh Giản Cầnthơ cũng có mặt trong chuyến vượt biên nầy (Bs T nghe nói mấy năm trước ở Houston,Tx).

    Hắn lo cho hắn thì ít nhưng lo cho vợ và hai dứa nhỏ thì nhiều. Tất cả nhóm dàn bà con nít đều bị nhốt trong vựa lúa phía sau láng của đàn ông chừng trăm thước. Ăn uống làm sao đây? Lỡ có bệnh hoạn thì lấy thuốc đâu mà chữa trị.

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/montague1980_medium.jpg

    Montague

    Nhưng cũng may, một hai tuần sau, thì gia đình bên vợ hắn ở Saigon hay được hung tin là chuyến đi bị vướng. Tội nghiệp, Ông bà ngoại các cháu phải cực khổ tức tốc lặn lội từ Sai Gon xuống thị xã Cà Mau, rồi từ đó đón đò máy đi cả buổi mới vô tới Rạch Ráng để xin lãnh hai đứa cháu nhỏ (3tuổi và 5 tuổi) về nhà…Trời ơi! Nhớ lại thuở đó sao mà trần ai lai khổ vô cùng tận vậy.

    Sau vài tuần bị nhốt, thì vợ hắn cũng được thả về trước, còn hắn thì bị giam thêm một thời gian nữa.

    Ban ngày, họ bắt bọn hắn đi lội nước nhổ cỏ ngoài ruộng cho bỏ ghét và cũng để cho biết thế nào là lao động. Tối về láng, hắn và các bạn tù bị xiềng một cẳng lại với nhau qua một thanh sắt dài khóa lại ở một đầu phía ngoài cửa vào. Tiểu tiện phải “làm” trong lon ngay tại chỗ, xong thì chuyền cho người nằm sát vách phía bên trong, vạch tấm phên ra và hất đại xuống mương. Nhớ lại có một hôm nhân lúc đi lao động, vì đói, ai nấy lúc về cũng ham nhổ theo cả bó rau muống ruộng để ăn sống. Tối bữa đó thì đa số đều bị tào tháo rượt, phải làm ren rét tùm lum ngay tại chổ. Cuộc đời tù tội là thế đó.

    Nhưng có lẽ là cảnh khổ cực của bọn hắn không nhầm nhò gì so với hoàn cảnh của các anh em “ngụy quân ngụy quyền” bị CS trả thù và đì về tinh thần lẫn thể xác trong những trại tù cải tạo.

    Muỗi Cà Mau nhiều không thể tưởng tượng được. Mới 4-5 giờ chiều là chúng bay vo vo đen nghệch thấy mà phát sợ. Vướng lần thứ hai nầy hắn nghĩ rằng chắc phải bị kẹt lâu lắm chớ không mong gì được thả ra sớm đâu.

    Hắn thuộc gia đình ngụy quyền mà. Vợ hắn thuộc loại “tư sản mại bản” vì có nhà thuốc Tây ở Sài Gòn. Mặc dù đã bị họ kiểm kê ốp hết ráo hết trọi, của thiên trả địa, nhưng gia đình hắn vẫn nằm trong diện không được thiện cảm của chế độ đương thời cho lắm!.

    Lúc bị nhốt, tin bên ngoài từ Cần Thơ cho biết là có vài người không đồng ý xin cho hắn ra vì hắn thuộc loại quá ngoan cố hết thuốc chữa. Chắc cũng không mấy sai đâu. Người ta đã tha cho một lần rồi mà không tởn. Hắn rầu thúi ruột đi. Tương lai mù mịt. Nhưng rồi hắn thầm nghĩ, đây là một canh bạc, có lúc ăn thì cũng có lúc phải thua, đó là lẽ thường tình ở đời mà thôi.

    Cũng hên, sau khi bị nhốt hết ba tháng thì cả nhóm được Thành Hội Trí Thức Yêu Nước Cần Thơ cử Anh ba T. xuống lãnh hết ra…(Anh ba T ngày xưa là nhân viên nằm vùng trong Tòa Án Cần Thơ). Đây là việc nằm trong kế hoạch chánh trị của họ trong thời điểm đó mà thôi.

    Lần nầy thì mất hết tất cả. Te tua. Lỡ leo lên lưng cọp rồi thì không thể xuống được!.

    Nhà cửa của cải bị mất hết, mất luôn cả hộ khẩu, nên gia đình hắn chẳng còn chỗ nào ở đành phải về tá túc một cách bất hợp pháp tại nhà ông bà già vợ tại Sài Gòn. Vốn liếng, nữ trang và bao nhiêu cây dành dụm từ bấy lâu nay đều được đem chụm hết trong hai chuyến đi hụt vừa qua. Căn nhà của hắn ở đường Mậu Thân gần cầu Rạch Ngỗng Cần Thơ cũng bị mất luôn và nghe đâu được họ biếu cho Năm P trưởng ty Nông nghiệp Cần Thơ thời đó.

    Mất hết! Láng túi sạch sẽ!

    Để kiếm sống qua ngày, vợ hắn phải nấu xôi, pha cà phê bán ngay bên lề đường cạnh tiệm thuốc Tây cũ của mình tại góc đường BC/HTT Sài Gòn.

    Còn hoàn cảnh của vợ chồng người bạn là dược sĩ C. và D. cũng bi đát lắm. Họ cũng mất nhà và mất cả nhà thuốc CD ở đường Tự Đức Cần Thơ nên đành phải dẫn bầy con (nhiều lắm!) về tá túc nhà bố mẹ ở khu sân vận động Cộng Hòa Sài Gòn. Để kiếm sống, anh chị C.& D làm bánh cam rồi mỗi ngày Anh C. từ nhà, cong lưng hì hục đạp xe ra bỏ mối cho vợ chồng hắn bán tại quán cà phê lề đường.

    Đây là tình nghĩa bạn bè lúc hoạn nạn…Và đó cũng là hình ảnh thê lương của hầu hết các dược sĩ ngụy một thời le lói hết sức, nhưng lúc sa cơ thất thế thì cũng bi thảm không ai bằng!

    Lên voi xuống chó là như thế đó!.

    Từ hơn 32 năm nay hắn không thể bắt liên lạc lại được với gia đình anh chị C & D. Có người cho biết hình như gia đình dược sĩ C&D đã không có may mắn đến được bến bờ Tự Do lúc vượt biển sau nầy…Hy vọng đây không phải là chuyện đã xảy ra, nhưng năm 2011 vừa qua có một thân nhân của duợc sĩ C cho biết trên trang mạng Người Việt Boston là gia đình người em của họ đã không có được cái may mắn trên. Tội nghiệp quá.

    Còn hắn thì chạy tới chạy lui phụ giúp ba cái chuyện lặt vặt cho bà xã. Hắn xuống tinh thần mất moral, chán chường thấy rõ, nhất là mỗi khi nghe tin có một người bạn nào đó đã tới nơi yên ổn sướng quá. Hắn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, bất lực, lẻ loi và cô độc hết sức!.

    Có nhiều người khi xưa là bạn, nay thấy hắn thì lại lơ lơ là là, có lẽ họ sợ bị liên lụy đến bản thân chăng? Đời là thế!

    Sa cơ thất thế là hoàn cảnh chung của phe thua cuộc. Thôi thì cứ nghĩ đó là một sự cộng nghiệp chung của dân miền Nam phải đồng phải gánh chịu. Hy vọng có ngày rồi trời sẽ sáng trở lại…

    Và cũng vào thuở đó, người ta hô hào lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói thì ở tủ nên phong trào tăng gia sản xuất bằng cách nuôi heo bùng lên khắp nơi trong các thành phố miền Nam. Bất cứ chỗ nào người ta cũng có thể nuôi heo được hết.

    Heo và nguời ở chung với nhau. Người ta nuôi heo ngay tại Saigon trong những căn nhà lầu, trong một số villa sang trọng mà lúc đó đã đổi chủ, trong nhà bếp, trong nhà tắm, nơi sàn nước, ngoài hành lan, ngoài sân và thậm chí còn có người nuôi heo cả…trên sân thượng nữa.

    Hắn chụp thời cơ nhảy ra làm nghề chích dạo và chữa bệnh cho heo. Phần đông thân chủ của hắn là những cán bộ quyền thế của chế độ mới. Họ cho xe lại đón hắn về nhà khám bệnh cho heo, tiền bạc sòng phẳng!

    Hắn sống lây lất qua ngày để chờ thời. Hắn cảm thấy tuyệt vọng trước một viễn ảnh quá đen tối, bế tắt không còn lối thoát.

    Mỗi khi nhìn thấy ghe tàu đậu dưới sông là hắn thầm mơ tưởng viễn vong và ước ao…phải chi thế nầy, phải chi thế nọ, v.v…Hắn mơ, hắn ước, hắn cầu nguyện là có thể đưa gia đình đến một nơi nào đó. Hắn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, miễn sao nơi đó hắn có thể hít thở được không khí thật sự tự do mà thôi…

    Rồi một hôm, có một anh bạn đến móc nối hắn vì biết hắn đã từng du học nhiều năm tại Bangkok và nói được chút ít tiếng Thái, để làm thông dịch khi cần.

    …Ra đến bến xe xa cảng Miền Tây, hắn lấy vé chợ đen đi Cần thơ, nơi chôn nhau cắt rún và cũng là nơi mà hắn có rất nhiều kỷ niệm trong suốt 10 năm dạy học tại đó.

    Ngủ nhờ qua đêm tại nhà của một em học trò cũ trong một tâm trạng hết sức phập phòng lo sợ bị phường khóm xét hỏi bất tử. Trời vừa hừng sáng thì gia đình hắn lật đật ra Bến Xe Mới ở lộ 19 Cần thơ thật sớm để lấy vé đi SócTrăng. Hắn rất sợ phải chạm mặt bất ngờ với mấy em sinh viên hay người quen thì coi như bể hết.

    Tại Sóc Trăng, gia đình hắn đổi xe dong tuốt xuống Cà Mau. Tới thị xã Cà Mau khoảng 4-5 giờ chiều. Còn đang đứng lớ ngớ ở bến xe chưa định hồn không biết phải làm gì bây giờ, vừa hồi hợp lo sợ tụi cách mạng 30 và công an xét giấy đi đường và cũng vừa lo lắng không biết người liên lạc có đến đúng hẹn hay không, thì may thay hắn gặp được một hai người quen ở Đại học Cần Thơ. Họ cũng đồng một cảnh ngộ như gia đình hắn vậy. Trong chuyến đi nầy còn có cả nhạc sĩ PMC dẫn theo hai đứa con (anh PMC và các cháu hiện đang sống tại Montréal). Hắn cảm thấy hơi bớt lo đôi chút.

    Mướn chiếu ngủ đỡ giữa trời ngay tại bến xe. Nằm trằn trọc, lăn qua lăn lại suốt đêm, đầu óc thật căng thẳng, mãi đến 4 giờ sáng thì có người đến ra dấu cho từng tốp nhỏ đi theo họ xuống bãi một cách thật là lặng lẽ.

    Nối gót theo người dẫn đường đi một khoảng xa ở phía trước, hắn lôi vợ con hấp tấp bước theo, xuyên qua những con hẻm quanh co giữa các xóm nhà bình dân còn chìm đắm trong đêm khuya

    Trống ngực hắn đánh thình thịch liên hồi. Hắn sợ tất cả: sợ gặp phải tổ dân phố, sợ công an, sợ người lạ, sợ con nít và sợ luôn cả mấy con chó trong xóm.

    Tâm trạng hắn lúc đó thật là phức tạp. Hắn vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa bùi ngùi đứt ruột vì phải xa lìa đất mẹ, nhưng đồng thời hắn cũng cảm thấy vô cùng phấn khởi náo nức khi nghĩ đến mỗi bước đi tới sẽ là những bước đưa gia đình hắn đến gần một chân trời mới đầy tự do và hy vọng…

    Hắn niệm Phật thầm trong bụng. Rồi kìa, “Cá lớn” đậu chình ìn ngay tại bờ sông trước mắt. Đây là loại ghe bầu để chở hàng trên sông, dài cỡ 12 mét là cùng, có mui bịt kín khoang và ở phía đàng sau là cabine nhô cao lên để tài công lái. Hắn không nói ra nhưng trong bụng hơi lo vì không biết loại ghe này đi biển có được không?

    Thôi thì đành chịu vậy, vả lại đài radio tiên đoán tình hình thời tiết ở biển Đông và vịnh Thái Lan khá tốt. Có người còn nói tháng ba bà già đi biển vì biển rất êm vào mùa này. Mấy người tổ chức cho biết là họ đã chuẩn bị kỹ lắm đừng có lo. Máy ghe là máy Yanmar loại mới, 6 hay 7 blocs gì đó?

    Nói vậy thì nghe vậy chớ hắn nào có biết ất giáp gì đâu.

    Tất cả mọi người đều bị ếm hết trong khoang ghe, không được gây tiếng động. Mấy cháu bé đều bị cho uống thuốc ngủ trước đó hết. Trong khoang ghe, tất cả được chia nhau ngồi chen chút dọc theo hai bên vách. Mọi người đều im lặng.Sợ lắm. Trên cabine thì chỉ có tài công và Ba P.“người hướng dẫn” địa phương mà thôi (nghe đâu anh ta là đại úy công an địa phương gì đó ?)

    Tất cả có 69 người khách vừa lớn vừa nhỏ. Ghe mở máy chạy bình bịch một cách thong thả xuôi theo giòng nước Sông Ông Đốc đổ ra biển để vào vịnh Thái Lan.

    Vĩnh biệt quê hương, vĩnh biệt đất mẹ yêu dấu

    Hai bên sông, xóm làng khi ẩn khi hiện sau những rặng cây bần xanh tươi. Dưới nước, ghe xuồng và tắc ráng xuôi ngược không ngơi. Càng ra gần cửa biển lòng sông càng mở rộng ra.

    Bà con trong ghe thì không ai nói với ai lời nào cả, tinh thần mọi người đều rất ư là căng thẳng vì chưa ra tới biển. Trời đã bắt đầu tối. Đến khoảng 11 giờ khuya, thình lình từ trong màn đêm lóe lên tia sáng chớp tắt của ánh đèn Pile nào đó, rồi chẳng bao lâu không biết từ đâu đến, một chiếc xuồng nhỏ cặp sát vào ghe một cách nhẹ nhàng. Sau khi nhận một cái túi do người tổ chức giao, “người hướng dẫn” từ cabine tuột xuống xuồng và biến mất trong đêm tối.

    Sắp tới trạm biên phòng rồi, mọi người đều im lặng, ghe tắt máy tắt hết đèn và thả trôi theo giòng nước. Mọi người đều nín thở im lặng và cầu nguyện thầm trong bụng. Thật là đứng tim trong 25 phút dài bất tận trong đời hắn.

    Qua khỏi trạm kiểm soát một đổi khá xa, máy ghe được mở trở lại xả hết tốc lực về hướng cửa biển. Nhưng không bao lâu thình lình ghe bị khựng lại, hình như đụng phải vật gì ở dưới nước. Mọi người đều xanh mặt hồn vía lên mây. Có 1-2 anh em khỏe mạnh nhảy xuống nước để xem tình hình thế nào. Trời ơi ghe bị vướng đáy rồi, xui ơi là xui. Biết làm sao bây giờ?.

    Nhưng Trời cũng còn thương, lối một tiếng đồng hồ sau, nhờ con nước lớn chiếc ghe tự nhiên xút ra khỏi đáy và tiếp tục vọt ra biển với hy vọng có thể ra tới hải phận quốc tế trước khi trời sáng tỏ. Láng cháng dám gặp đám tàu đánh cá quốc doanh thì phiền phức lắm.

    Biển đây rồi, gió thổi ào ào, trời nước mênh mông vô tận. Ghe nhảy sóng một cách chòng chành, lắc lư làm nhiều người bắt đầu bị say sóng ói mửa tùm lum. Chạy theo hướng nào đây?

    Nhiệm vụ này đã được phân công cho anh T. trung úy hải quân, nhưng ra tới biển là anh ta bị say sóng như chết rồi nên không giúp ích gì được hết. Té ra anh ta chỉ làm việc trong văn phòng mà thôi chớ không có kinh nghiệm về hải hành gì hết. Có bạn nóng mũi, văng tục Đ.M. đòi quăng anh ta xuống biển cho đỡ tức. Nhưng rồi cũng bỏ qua thôi.

    Cái la bàn nhỏ xíu được lôi ra để định hướng. Người bàn thế nầy, người nói thế kia, cãi cọ om sòm. Cuối cùng thì nhắm hướng mặt trời lặng mà chạy cầu may.

    Đến quá trưa, thình lình tiếng máy nổ khác thường, lạch cạch lạch cạch rồi êm ru bà rù. Anh thợ máy bất đắc dĩ nhảy xuống tháo các bộ phận máy ra, xem cái nầy, mò mẫm cái kia, mở ra lấp vào cả tiếng đồng hồ, mồ hôi nhuể nhại, rồi thử quay máy cho chạy. Mọi người đều nín thở. Một lần, hai lần, ba lần, bốn lần…Tất cả đều im lặng chỉ có tiếng gió thổi ào ào bên ngoài ghe mà thôi.

    Vô ích: máy hư rồi! Mọi người đều vô cùng thất vọng ra mặt. Trời ơi! Làm sao đây Trời? Gió càng lúc càng thổi mạnh, trời bắt đầu kéo mây đen kịt. Những con sóng to nối tiếp nhau đợt này đến đợt khác, nhồi chiếc ghe lên xuống, lắc qua lắc lại như một cái hột vịt vậy. Ai nấy cũng đều điếng hồn hết. Thế này thì cái chết cầm chắc trong tay thôi.

    Cũng may là trên ghe có một chị đã từng đi sông đi biển rồi nên có một chút kinh nghiệm. Chị ta hướng dẫn các anh tài công bất đắc dĩ về cách bẻ càng lái để chặt sóng.

    Trước tình thế thập tử nhứt sanh, hắn và một số anh em trên ghe phải thay phiên nhau ra phía sau ghe ráng sức kềm cái càng lái. Đó là một cái cán gỗ rất dài để điều khiển bánh lái. Kềm nó cho đúng hướng rất nặng nề và rất khó khăn, vì sóng to và gió quá mạnh.

    Những lúc ghe nghiêng thì rất nguy hiểm, không khéo là bị cái càng lái gạt té xuống biển như chơi. Nhiều lúc hắn cũng xém bị hất xuống biển. Trời kéo mây đen thêm nữa. Gió bắt đầu nổi lên ào ào càng lúc càng mạnh hơn đẩy chiếc ghe đi rất nhanh, nhồi lên hụp xuống, thật kinh hãi vô cùng.

    Đàng xa hiện rõ dần dần bóng dáng lờ mờ của một hòn núi mà có người cho biết đó là đảo Thổ Châu, cách đảo Phú Quốc 100km về hướng nam. Tâm trạng của anh em lúc đó thật phức tạp, mừng lo lẫn lộn vì nếu ghe tấp vào đảo thì khỏi phải chết, nhưng lại phải bị đi tù mút chỉ cà tha.

    Nhưng tự nhiên lối một giờ sau thì gió lại đổi hướng thổi bạt chiếc ghe trở ra, đi mãi và đi mãi ra khơi…

    Thỉnh thoảng có những con cá nược phóng theo hai bên ghe như muốn lội đua cùng chiếc ghe khốn khổ.

    Nam mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn

    Hắn cảm thấy mình bất lực hoàn toàn trước hoàn cảnh bi đát nầy. Chỉ nằm chờ chết. Ôm vợ con vào lòng mà đầu óc thật ngổn ngang trăm ngàn ý tưởng không mạch lạc.

    Hắn lâm râm niệm chú…Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn, quảng đại linh cảm Bạch Y Quan Thế Âm Bồ Tát…

    Trước cái chết gần kề mình mới cảm nhận được giá trị của cái sống. Hắn nghĩ đến lúc ghe bị lật úp chắc hãi hùng lắm. Hắn cảm thấy thật ân hận khi nhìn vợ và hai đứa con còn quá nhỏ tuổi. Không lẽ nghiệp quả của mình nặng nề như thế nầy sao? Không lẽ số mình là số con rệp hay sao?

    Rồi hắn nhớ lại lá số tử vi do một thầy tử vi lập cho hắn hơn 15 năm về trước, lúc hắn vừa mới ra trường chưa có vợ con gì hết. Lá số đâu có nói là hắn sẽ phải chết thảm như vầy đâu. Hắn nhớ ông thầy có nói hắn sau nầy phải ở xa nơi chôn nhau cắt rún gì đó, ngoài ra cung mạng và cung phúc đức của hắn cũng khá tốt. Trước khi đi một ngày, vợ chồng hắn cũng có lên chùa ở miệt Phú Nhuận để trước lễ Phật sau là nhờ Thầy trụ trì xem coi có đi được hay không. Sau khi bấm độn, Thầy nói: được! Nhớ tới đây, hắn lại lên tinh thần. Hắn nghĩ chết sống đều do số mạng cả, lo làm chi cho mệt mất công…

    Mọi người trên ghe đều kiệt sức, đói khát, ngủ gà ngủ gật, chỉ chờ một phép lạ đến cứu mình mà thôi. Bao nhiêu tàu bè nhấp nhô ở chân trời để rồi cũng rẽ sang hướng khác. Tối đến, mỗi khi thấy ánh đèn đàng xa, thì bọn hắn đốt đuốc lên làm hiệu, nhưng cũng chỉ toi công vô ích, thất vọng hoàn toàn.

    Đối mặt với cướp biển Thái Lan

    Rồi thì chuyện gì sẽ đến thì nó phải đến. Qua ngày thứ ba, có một chiếc tàu đánh cá Thái Lan xăm xăm tiến tới. Đây là loại tàu khá lớn và có cả radar. Mọi người đều kinh hoàng và hồi hộp. Đàn bà con gái lo tìm dầu mỡ bôi lên mặt lên mày cho nó thúi tha ghê tởm. Tàu Thái xáp gần, trên bong lố nhố 5-7 tên có vẻ dữ dằn, rồi thì tàu cặp vào sát ghe kêu một cái rầm. Ghe bị chòng chành dữ dội và nứt một bên hông. Thật khiếp đảm không lường. Mọi người trên ghe đều ngồi yên thinh thích và hồi hộp, im lặng chờ đợi.

    Bọn Thái nhảy qua ghe, 4-5 tên cầm mã tấu, còn một tên thì cầm súng lục.

    Nhờ biết chút ít tiếng Thái lúc đi du học mấy năm ở Bangkok, nên hắn lãnh nhiệm vụ làm thông dịch và thương thuyết với bọn hải tặc.

    Lúc đầu, tụi nó hơi giật mình không hiểu tại sao trên ghe có người lại biết nói tiếng Thái. Hắn cắt nghĩa, hắn tả oán hoàn cảnh bi đát và xin tụi nó giúp đỡ. Thằng cầm súng, có lẽ là tên đầu đảng, chĩa con chó lửa vào đầu hắn và bắt buộc hắn nói lại với tất cả là phải nộp hết vòng vàng tiền bạc, bằng không thì tụi nó sẽ bụp một phát là đời hắn tiêu tùng luôn. Hắn rất lạnh xương sống. Hắn năn nỉ hụt hơi thiếu điều lạy lục tất cả mọi người trên ghe nên đưa hết tiền bạc ra để đổi lấy mạng sống. Tụi nó lục lạo, tung bới tất cả đồ đạt, mò xét khắp nơi, đổ bỏ cả thùng nước ngọt để tìm kiếm nữ trang cất dấu trong đó. Cũng may là tụi nó không có làm hỗn với ai hết. Xong rồi thì rút đi rất nhanh. Ghe bị vô nước, tuy chưa nhiều nhưng cũng phải lo tát ra.

    Không bao lâu sau thì có một chiếc tàu đánh cá khác lại đến để…ăn mót. Có lẽ là bọn hải tặc dùng máy radio thông báo với nhau. Trước khi đi tụi sau nầy còn oái oăm bắt theo một cháu bé 2-3 tuổi gì đó, không biết để làm gì khiến cha mẹ đứa trẻ quá khiếp đảm kêu gào khóc la thảm thiết. Nhưng may thay, độ một giờ sau thì tụi nó quày trở lại trả đứa nhỏ.

    Giữa trưa hôm đó thì lại có một chiếc tàu đánh cá thứ ba đến, nhưng lạ thay, tụi nó không xáp vô mà chỉ đậu ở ngoài xa cách ghe vài chục thước và ra hiệu biểu mình qua.

    Một lần nữa, hắn lại xung phong lãnh nhiệm vụ nầy. Nhảy xuống biển lội thiếu điều hụt hơi hắn mới qua được bên tàu Thái. Tụi nầy có vẻ hiền hơn mấy đám kia. Hắn trổ tài ngoại giao, quọt quẹt ba mớ tiếng Thái, nhờ họ giúp kéo ghe vào bờ. Tụi nó chịu nhưng đòi ăn tiền. Hắn lại trở về ghe, bàn với mọi người và năn nỉ người nào còn dấu được tiền bạc thì xin làm ơn làm phước bỏ ra chớ không thì chết hết cả đám. Cuối cùng thì cũng gom góp được thêm một số ít tiền đem nạp cho tụi cướp. Bọn chúng suy nghĩ sao đó không biết, nhưng cuối cùng cũng chịu. Chúng nhảy qua ghe quan sát tình hình một lúc, xong chúng hè nhau tháo cái máy ghe đem về tàu đánh cá và ra lệnh cho tất cả mọi người phải leo qua tàu của chúng, chỉ chừa lại hai người ở lại để điều khiển chiếc ghe. Sau đó thì chúng thả dây cột chặt chiếc ghe để tàu đánh cá kéo đi. Đến đây thì mọi người đều thở phào, phấn khởi lên tinh thần thấy rõ.

    Chúng nấu cơm cho ăn. Thức ăn chính là món cá chiên, ăn ngon ơi là ngon. Nước đá uống thả giàn, vì có cả hầm lận. Chúng nói chưa vô bờ liền được vì còn phải đi kéo lưới thêm một ngày nữa. Muốn sao thì mình đành phải chịu vậy. Tối đến, mưa trút xuống dữ dội như thác nước, ai nấy đều ước loi ngoi như chuột và lạnh cóng run cầm cập. Thằng nhỏ con trai ba tuổi của hắn bắt đầu sốt nóng và ho nhiều. Chắc là nó bị cảm nặng hay bị sưng phổi gì đó. Vợ hắn đè nó ra lấy dầu cù là cạo gió, rồi sau đó hắn mò được trong túi xách một hũ ampicilline, đem ra lụi cho thằng nhỏ mấy phát nó mới bớt sốt…

    Giữa đêm có tiếng la thất thanh từ chiếc ghe ở phía sau: Anh S. té dưới biển rồi. Mọi người đều hốt hoảng. Hắn báo động cho bọn Thái hay liền. Tàu bớt máy và quay ngược trở lại, rọi đèn pha rà tới rà lui khắp mặt biển. Sau một hồi tìm kiếm thì thấy nạn nhân đang ngụp lặn dưới nước. Chúng thả phao xuống và kéo anh ta lên. Khỏi phải nói người mừng nhất là vợ con của anh ta.

    Qua đêm hôm sau, khoảng 1-2 giờ khuya, thình lình chúng ngưng tàu lại. Ai nấy đều nhốn nháo lên. Có chuyện gì đây? Chúng kêu hắn lại và chỉ ở chân trời phía trước có một đốm đỏ cỡ lớn hơn đầu điếu thuốc một chút, chớp tắt đều đặn từng chập. Chúng bảo đó là ánh đèn của ngọn hải đăng nằm trên một hòn đảo nhỏ không mấy xa bờ Thái Lan cho lắm. Chúng bảo là không thể kéo mình vô đất liền được vì sợ cảnh sát Thái bắt, nên ra lệnh bắt buộc tất cả phải trở về ghe ngay lập tức.

    Ai nấy đều nhao nhao lên quá sợ vì ghe đã bị bể rồi, lại nữa đất liền còn xa quá, làm sao đây? Mọi người xúm nhau năn nỉ bọn chúng bằng đủ các thứ ngôn ngữ để xin chúng kéo tiếp vào bờ. Vô ích. Có hai ba chị dằn co khóc la dữ quá khiến chúng nổi dóa phải đè khiêng thải qua ghe. Khi mọi người trở về hết bên ghe, bọn Thái liền chặt dây và rồ máy vọt mất trong đêm tối…

    Ghe tiếp tục trôi chầm chậm theo sóng nước. Biển rất yên. Trời dần dần sáng tỏ. Đàng xa, bóng dáng của một trái núi bắt đầu xuất hiện lờ mờ ở chân trời phía trước và càng lúc càng rõ nét thêm hơn. Hầu như tất cả bọn đàn ông con trai đều kéo róc nhau lên ngồi trên mui ghe, hồi hộp chờ đợi…

    Chầm chậm và chầm chậm chiếc ghe định mệnh từ từ trôi về hướng núi… 10 giờ, rồi 11 giờ, trái núi lần lần hiện ra rõ nét thêm, có thể nhìn thấy những đám rừng trên cao chen lẫn những tảng đá to tướng xám xì xám xịt,…11 giờ ruỡi mọi người hết sức hồi hộp.

    Còn khoảng 200 mét thì tới bờ. Rồi 100 mét… Rồi 50 mét… thình lình lườn ghe chạm đá ngầm kêu rồn rột, chòng chành lắc qua lắc lại, nghiêng qua một bên và rồi dừng hẳn lại.

    Hắn và các bạn cùng phóng xuống nước chỉ tới ngang ngực mà thôi. Chân hắn vừa chạm đất thì…nước mắt hắn cũng tuôn trào ra vì quá vui mừng và quá xúc động.

    Khi tất cả mọi người trên ghe đều vô được trong bãi cát, hắn và vài người bạn mới đi vòng qua các đồi nhỏ, len lõi giữa đám cây rừng hoang dã, theo đường mòn vòng qua phía bên kia núi. Thình lình, ngước lên vách núi ở đàng xa bọn hắn thấy có bóng dáng một người đang đi lơn tơn. Hắn và mấy người bạn đều đồng loạt la lên, ra dấu bằng cách quơ tay quơ chân tới tấp.

    Người đó đã nhận thấy và đi chầm chậm về hướng của bọn hắn. Đó là một anh lính Thái có nhiệm vụ gát trạm đèn pha trên đảo hoang nầy.

    Ngoài ra không có nhà cửa của dân cư nào khác tại đây hết. Hắn bèn trình bày sơ sơ hoàn cảnh cho anh ta biết. Anh ta lập tức trở về đồn và điện vô đất liền. Anh cho biết đây là một đảo nhỏ của Thái Lan nằm ngoài khơi, không mấy xa thành phố duyên hải Rayong, 150km về phiá nam.

    Thế là kể như thoát nạn rồi, nhưng để cho chắc ăn, tối hôm đó hắn và vài người bạn lẻn xuống chiếc ghe và dùng búa đập phá cho nước vào thêm trong hầm khoang để khỏi bị cưỡng bách kéo ra khơi trở lại.

    Sáng ra, một tàu cảnh sát Thái đến đón tất cả 69 người về sở cảnh sát Rayong để lấy lời khai và làm thủ tục nhập cảnh. Chấm dứt một cuộc vượt sóng kinh hoàng! Cái giá phải trả cho sự Tự Do!…

    Ngủ tại đây một đêm, hôm sau thì tất cả mọi người đều được đưa về trại tỵ nạn Laem Sing. Đó là ngày 31 tháng 3 năm 1980.

    Ngày 22 tháng 6 năm 1980, hắn cùng vợ và hai đứa con được bốc đi định cư tại Canada, xứ lạnh tình nồng, đất lành chim đậu, cuộc đời trước mặt đổi thay và hắn vẫn tiếp tục đi… Tự Do là vô giá! Xin cám ơn TRỜI PHẬT. Merci & Thank you CANADA

    Tài liệu tham khảo thêm:

    1. Death Tolls and Casualty Statistics Vietnam – Vietnamese Boat People

    2. Vietnam, post-war Communist regime (1975 et seq.): 430 000

    3. Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.

    4. Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.

    5. Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.

    6. Estimates for the number of Boat People who died:

    7. Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum

    8. The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.

    9. The 3 Aug. 1979 Washington Post cites the Australian immigration minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975.

    10. Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.”

    11. The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.

    12. Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.

    13. Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))

    14. Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87)

    Executions: 100,000

    Camp Deaths: 95,000

    Forced Labor: 48,000

    Democides in Cambodia: 460,000

    Democides in Laos: 87,000

    Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese goverment)

    http://users.erols.com/mwhite28/warstat3.htm#Purges

    Lời bạt:

    Chuyến bay charter Wardair ngày 22/6/1980 cất cánh từ Bangkok đã đưa trên 300 người dân tị nạn Việt Nam qua định cư tại Canada. Sau khi ghé Nhật Bản (căn cứ Guam hay Okinawa?) để lấy thêm nhiên liệu, phi cơ tiếp tục bay đến Canada. Đáp xuống phi trường Edmonton (Alberta) một giờ, xong bay tiếp đến phi trường Mirabel, phía Bắc Tp Montreal.

    Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Đây là đất tự do, là tương lai của con của cháu mình.

    Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đón tất cả người tị nạn về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga,Montreal. Đây là một Immigration processing center hay nơi làm thủ tục định cư.

    Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau tất cả được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague. Đây là một thành phố 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island) nằm về phía Đông Canada.

    Nhà thờ Công giáo St Marys Parish và nhà thờ Tin Lành United Hillcrest Church tại Montague đã đứng ra bảo trợ trong một năm. Họ là những ân nhân đã dang rộng vòng tay nhân ái đón tiếp gia đình mình trong buổi ban đầu tại miền đất hứa.

    Người gõ xin mượn lời suy tư của nhà văn Phạm Tín An Ninh (định cư tại Na Uy) đã nói lên lòng biết ơn sâu xa của người tị nạn Việt Nam đối với thế giới tự do:

    “Họ là nhừng kẻ xa lạ, không cùng màu da, màu tóc, không cùng ngôn ngữ, mà lòng thông cảm yêu thương họ đã dành cho chúng tôi lớn lao biết đến dường nào. Trong lúc những “người anh em” cùng một nhà thì lại hành hạ đuổi xô chúng tôi đến bước đường cùng để phải đành lòng bỏ nước mà đi”.

    Cô con gái quá giang đêm mồng một Tết- Phạm Tín An Ninh:

    http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=160821

    Montague là một thành phố nhỏ nên buồn lắm. Tại nơi đây, người gõ đi làm lặt vặt như hái thuốc lá, hái dâu Tây và làm công nhân lao động trong nhà máy biến chế thủy sản GeorgeTown Seafoods, nhưng chỉ được 2 tháng thì bị cho nghỉ việc vì mùa Đông nhà máy đóng cửa.

    Tháng 3 năm 1981, gia đình quyết định dọn về Montreal để lập nghiệp.

    Trong một hai năm đầu, hai vợ chồng đều đi làm ( travail général) trong hãng xưởng manufacture với lương tối thiểu 3.75$/giờ. Chồng làm cho một hãng dụng cụ, phụ tùng điện và plastic tại Ville Mont Royal, Montreal. Vợ thì đi làm cho một xưởng sản xuất nử trang rẻ tiền tại Ville Saint Laurent, gần phi trường Montreal.

    Sau đó thì hai vợ chồng tìm cách đi học lại…

    (xin đọc tiếp bài Bước Chân Việt Nam)

    Nguyễn Thượng Chánh

    Subject: Vượt Thoát , Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh

    Vượt Thoát

    (03/28/2012)

    Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh

    Để tưởng nhớ đến các đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên bước đường đi tìm tự do

    Vòng tay nhân ái: Pháp, Hoa Kỳ và Đức cứu vớt thuyền nhân Việt Nam:

    1- Youtube Video: VNTV- Tàu vượt biên trong cơn hoạn nạn (nói tiếng Việt)

    2- Video- Medecins du monde: Tàu Pháp cứu thuyền nhân Việt Nam

    3- Youtube Video- CBS-60 Minutes. The Price of Freedom (Hoa Kỳ cứu Boat people.)

    4- Youtube Video -Tàu Cap Anamur Đức Quốc cứu vớt thuyền nhân VN

    Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi

    Hắn và vợ, tay bồng tay dắt hai đứa con còn nhỏ, lặng lẽ, bùi ngùi bước ra khỏi nhà cha mẹ, nơi mà hai vợ chồng hắn tá túc từ hơn một năm nay tại Saigon. Đồ đạc chỉ vỏn vẹn có hai cái xách tay nhỏ, đựng một vài bộ quần áo cũ và một ít thức ăn khô. Đó là ngày 23 tháng 3 năm 1980. Hắn vừa tròn được 37 tuổi.

    Trời còn tối om khoảng ba- bốn giờ sáng. Trong nhà, ngoài một cô em vợ ra thì không còn ai hay biết gì hết. Hắn dặn cô em nhờ nói lại với Pa Má, là Anh Chị cần phải về Cần Thơ gấp để xin lại căn nhà bị tịch thâu một năm trước đó vì đã đi không lọt và bị bắt…

    Đây là lần thứ ba mà hắn liều mạng lôi vợ con mạo hiểm theo hắn. Chợt một ý nghĩ loé lên trong đầu hắn, coi chừng “nhứt quá tam” hay “jamais deux sans trois” làm hắn cũng thấy ngài ngại…

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/GIA_DINH_NGUYEN_THUONG_CHANH_TRAI_TI_NAN_LeamSing1980.jpg

    Gia đình Nguyễn Thượng Chánh.

    Lần đầu năm 78, xuống cá nhỏ ngay tại bến Ninh-Kiều ở Cần Thơ nhưng chuyến đi bị gài bẫy từ đầu, nên khi vừa leo qua cá lớn đậu ngay vàm Cần Thơ thì công an đã chờ sẵn trong ghe đón tiếp nồng hậu không sót một mống nào, chẳng khác nào cá vào rọ.

    Hắn và vợ con bị nhốt hết hai ngày ở Chấp Pháp Cần Thơ nằm cạnh bờ sông, xế khỏi Trại Nhập Ngũ số 4 cũ, một quãng trên đường vô Cái Răng.

    Qua ngày hôm sau, một diễn biến thật bất ngờ xảy ra như một giấc chiêm bao: hắn và vợ con được thả ra. Đây là một cái bất ngờ tuyệt điệu chẳng khác nào cá mắc cạn được đem thả trở lại xuống nước.

    Khỏi phải nói hai vợ chồng hắn đều mừng hết lớn. Tưởng đâu là cuộc đời mình đã bị tiêu tùng rồi, nhưng có lẽ nhờ phước đức ông bà để lại hay nhờ có số may mắn gì đó mà gia đình hắn được ban lãnh đạo Đại Học vận động với công an thành phố Cần Thơ để thả gia đình hắn ra thật sớm và phải về làm tờ…tự kiểm.

    Khi miền Nam vừa đổi chủ, người gõ cũng như hàng trăm giáo sư và nhân viên giảng huấn đại học “bị mời” học tập cải tạo tại chổ trong một tuần lễ(?) tại Đại học Khoa học Saigon, cạnh bên trường Trung Học Petrus Ký.

    Ts Mai Thanh Truyết có nói rõ tâm trạng (état dâme) của các trí thức miền Nam lúc đó trong tác phẩm Tâm Tình Người Con Việt vừa mới được xuất bản tại Hoa Kỳ.

    Tâm Tình Người Con Việt. Bài học đầu tiên

    http://vietbao.com/D_1-2_2-67_4-189910_15-2/

    Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi trên cao…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai bia Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, tay chân “quênh hoang” với luận điệu của kẽ chiến thắng…

    Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng” như tựa đề của bài viết nầy và hình ảnh cây cổ thụ minh họa. Ông ta nói cái gì?

    Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành là…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, kẽo tôi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản)”.(Ngưng trích. Bài học Đầu Tiên. TS Mai Thanh Truyết)

    Thời điểm đó phong trào vượt biên nở rộ khắp miền Nam. Đặc biệt là đa số giới trí thức cũ, đều bằng mọi giá tìm cách bỏ đi. Anh nào không đi thì bị thiên hạ mỉa mai và liệt vào nhóm trí thức 3N tức là hoặc nghèo hoặc nhát hoặc ngu?! Chất xám thất thoát nhiều khiến nhà nước cộng sản phải cấp bách đề ra chánh sách o bế giới trí thức cũ để khuyến dụ họ ở lại phục vụ đất nước, v.v…

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/VUOT_BIEN_2.jpg

    Vượt Biển.

    Chòm xóm không ai hay biết gì hết, nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Hú hồn hú vía!.

    Rồi hắn được cho đi làm việc trở lại tại nhiệm sở cũ là trường Đại học Cần Thơ. Vợ hắn, dược sĩ ngụy, thì cũng được…gởi gắm đi làm tại một nhà thuốc Tây quốc doanh nằm trên đường Nguyễn an Ninh ngay trong thị xã Cần Thơ, dĩ nhiên là dưới quyền sai bảo của chị thủ trưởng dược tá giải phóng. Nói là đi làm cho nó ngon vậy đó chớ thật sự ra có làm gì đâu, mà cũng chẳng có ai dám giao cái gì đâu mà làm. Hắn biết là hai vợ chồng hắn đang bị người ta theo dõi và canh chừng gắt củ kiệu lắm. Tối ngày cứ lo luây quây học tập chánh trị, họp tổ, rồi sau đó là lo ba cái vụ chầu chực để mua nhu yếu phẩm theo giá chánh thức cũng đã hết thời giờ rồi. Hắn rầu thúi ruột và hết còn biết tính sao nữa.

    Bế tắc hoàn toàn! Chỉ còn có một con đường duy nhất là phải tìm cách binh nữa. Bằng cách nào? Hắn cũng chưa biết được. Chỉ còn biết cầu xin Trời Phật và chờ phép lạ mà thôi.

    Muỗi Cà Mau nhiều dễ sợ

    Rồi một dịp may khác lại xuất hiện một năm sau tức năm 79…Xuống bãi tại Phong Điền. Ghe là một loại tam bản lớn không có mui gì hết, ớn quá chừng nhưng lỡ rồi. Ghe được thả theo dòng nước sông Hậu, tà tà hướng xuống Cà Mau để tìm đường ra biển.

    Nhưng than ôi! Kỳ nầy lại bị tổ trát một lần nữa, xui xẻo hết cỡ ngoài dự tính. Đúng là mưu sự tại nhân, nhưng thành sự tại thiên. Một trạm kiểm soát trên sông Ông Đốc thình lình gọi ghe tấp vào bờ để xét hỏi. Thế là bể! Cả ghe bị tóm. Hắn và tất cả bạn đồng hành đều bị áp giải vô Rạch Ráng ở Cà Mau.

    Trong chuyến đi nầy, ngoài nhóm bạn bè của hắn trong Đại học Cầnthơ như Anh Chị PL (nay còn ở bên nhà), dược sĩ TĐB (hành nghề lại tại Bắc Cali), hai vợ chồng dược sĩ C&D. và mấy đứa con, và vợ chồng Trung tá Bác sĩ HNT, Giám đốc Quân y viện Phan thanh Giản Cầnthơ cũng có mặt trong chuyến vượt biên nầy (Bs T nghe nói mấy năm trước ở Houston,Tx).

    Hắn lo cho hắn thì ít nhưng lo cho vợ và hai dứa nhỏ thì nhiều. Tất cả nhóm dàn bà con nít đều bị nhốt trong vựa lúa phía sau láng của đàn ông chừng trăm thước. Ăn uống làm sao đây? Lỡ có bệnh hoạn thì lấy thuốc đâu mà chữa trị.

    Description: http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/03_2012/28_03_2012/montague1980_medium.jpg

    Montague

    Nhưng cũng may, một hai tuần sau, thì gia đình bên vợ hắn ở Saigon hay được hung tin là chuyến đi bị vướng. Tội nghiệp, Ông bà ngoại các cháu phải cực khổ tức tốc lặn lội từ Sai Gon xuống thị xã Cà Mau, rồi từ đó đón đò máy đi cả buổi mới vô tới Rạch Ráng để xin lãnh hai đứa cháu nhỏ (3tuổi và 5 tuổi) về nhà…Trời ơi! Nhớ lại thuở đó sao mà trần ai lai khổ vô cùng tận vậy.

    Sau vài tuần bị nhốt, thì vợ hắn cũng được thả về trước, còn hắn thì bị giam thêm một thời gian nữa.

    Ban ngày, họ bắt bọn hắn đi lội nước nhổ cỏ ngoài ruộng cho bỏ ghét và cũng để cho biết thế nào là lao động. Tối về láng, hắn và các bạn tù bị xiềng một cẳng lại với nhau qua một thanh sắt dài khóa lại ở một đầu phía ngoài cửa vào. Tiểu tiện phải “làm” trong lon ngay tại chỗ, xong thì chuyền cho người nằm sát vách phía bên trong, vạch tấm phên ra và hất đại xuống mương. Nhớ lại có một hôm nhân lúc đi lao động, vì đói, ai nấy lúc về cũng ham nhổ theo cả bó rau muống ruộng để ăn sống. Tối bữa đó thì đa số đều bị tào tháo rượt, phải làm ren rét tùm lum ngay tại chổ. Cuộc đời tù tội là thế đó.

    Nhưng có lẽ là cảnh khổ cực của bọn hắn không nhầm nhò gì so với hoàn cảnh của các anh em “ngụy quân ngụy quyền” bị CS trả thù và đì về tinh thần lẫn thể xác trong những trại tù cải tạo.

    Muỗi Cà Mau nhiều không thể tưởng tượng được. Mới 4-5 giờ chiều là chúng bay vo vo đen nghệch thấy mà phát sợ. Vướng lần thứ hai nầy hắn nghĩ rằng chắc phải bị kẹt lâu lắm chớ không mong gì được thả ra sớm đâu.

    Hắn thuộc gia đình ngụy quyền mà. Vợ hắn thuộc loại “tư sản mại bản” vì có nhà thuốc Tây ở Sài Gòn. Mặc dù đã bị họ kiểm kê ốp hết ráo hết trọi, của thiên trả địa, nhưng gia đình hắn vẫn nằm trong diện không được thiện cảm của chế độ đương thời cho lắm!.

    Lúc bị nhốt, tin bên ngoài từ Cần Thơ cho biết là có vài người không đồng ý xin cho hắn ra vì hắn thuộc loại quá ngoan cố hết thuốc chữa. Chắc cũng không mấy sai đâu. Người ta đã tha cho một lần rồi mà không tởn. Hắn rầu thúi ruột đi. Tương lai mù mịt. Nhưng rồi hắn thầm nghĩ, đây là một canh bạc, có lúc ăn thì cũng có lúc phải thua, đó là lẽ thường tình ở đời mà thôi.

    Cũng hên, sau khi bị nhốt hết ba tháng thì cả nhóm được Thành Hội Trí Thức Yêu Nước Cần Thơ cử Anh ba T. xuống lãnh hết ra…(Anh ba T ngày xưa là nhân viên nằm vùng trong Tòa Án Cần Thơ). Đây là việc nằm trong kế hoạch chánh trị của họ trong thời điểm đó mà thôi.

    Lần nầy thì mất hết tất cả. Te tua. Lỡ leo lên lưng cọp rồi thì không thể xuống được!.

    Nhà cửa của cải bị mất hết, mất luôn cả hộ khẩu, nên gia đình hắn chẳng còn chỗ nào ở đành phải về tá túc một cách bất hợp pháp tại nhà ông bà già vợ tại Sài Gòn. Vốn liếng, nữ trang và bao nhiêu cây dành dụm từ bấy lâu nay đều được đem chụm hết trong hai chuyến đi hụt vừa qua. Căn nhà của hắn ở đường Mậu Thân gần cầu Rạch Ngỗng Cần Thơ cũng bị mất luôn và nghe đâu được họ biếu cho Năm P trưởng ty Nông nghiệp Cần Thơ thời đó.

    Mất hết! Láng túi sạch sẽ!

    Để kiếm sống qua ngày, vợ hắn phải nấu xôi, pha cà phê bán ngay bên lề đường cạnh tiệm thuốc Tây cũ của mình tại góc đường BC/HTT Sài Gòn.

    Còn hoàn cảnh của vợ chồng người bạn là dược sĩ C. và D. cũng bi đát lắm. Họ cũng mất nhà và mất cả nhà thuốc CD ở đường Tự Đức Cần Thơ nên đành phải dẫn bầy con (nhiều lắm!) về tá túc nhà bố mẹ ở khu sân vận động Cộng Hòa Sài Gòn. Để kiếm sống, anh chị C.& D làm bánh cam rồi mỗi ngày Anh C. từ nhà, cong lưng hì hục đạp xe ra bỏ mối cho vợ chồng hắn bán tại quán cà phê lề đường.

    Đây là tình nghĩa bạn bè lúc hoạn nạn…Và đó cũng là hình ảnh thê lương của hầu hết các dược sĩ ngụy một thời le lói hết sức, nhưng lúc sa cơ thất thế thì cũng bi thảm không ai bằng!

    Lên voi xuống chó là như thế đó!.

    Từ hơn 32 năm nay hắn không thể bắt liên lạc lại được với gia đình anh chị C & D. Có người cho biết hình như gia đình dược sĩ C&D đã không có may mắn đến được bến bờ Tự Do lúc vượt biển sau nầy…Hy vọng đây không phải là chuyện đã xảy ra, nhưng năm 2011 vừa qua có một thân nhân của duợc sĩ C cho biết trên trang mạng Người Việt Boston là gia đình người em của họ đã không có được cái may mắn trên. Tội nghiệp quá.

    Còn hắn thì chạy tới chạy lui phụ giúp ba cái chuyện lặt vặt cho bà xã. Hắn xuống tinh thần mất moral, chán chường thấy rõ, nhất là mỗi khi nghe tin có một người bạn nào đó đã tới nơi yên ổn sướng quá. Hắn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, bất lực, lẻ loi và cô độc hết sức!.

    Có nhiều người khi xưa là bạn, nay thấy hắn thì lại lơ lơ là là, có lẽ họ sợ bị liên lụy đến bản thân chăng? Đời là thế!

    Sa cơ thất thế là hoàn cảnh chung của phe thua cuộc. Thôi thì cứ nghĩ đó là một sự cộng nghiệp chung của dân miền Nam phải đồng phải gánh chịu. Hy vọng có ngày rồi trời sẽ sáng trở lại…

    Và cũng vào thuở đó, người ta hô hào lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói thì ở tủ nên phong trào tăng gia sản xuất bằng cách nuôi heo bùng lên khắp nơi trong các thành phố miền Nam. Bất cứ chỗ nào người ta cũng có thể nuôi heo được hết.

    Heo và nguời ở chung với nhau. Người ta nuôi heo ngay tại Saigon trong những căn nhà lầu, trong một số villa sang trọng mà lúc đó đã đổi chủ, trong nhà bếp, trong nhà tắm, nơi sàn nước, ngoài hành lan, ngoài sân và thậm chí còn có người nuôi heo cả…trên sân thượng nữa.

    Hắn chụp thời cơ nhảy ra làm nghề chích dạo và chữa bệnh cho heo. Phần đông thân chủ của hắn là những cán bộ quyền thế của chế độ mới. Họ cho xe lại đón hắn về nhà khám bệnh cho heo, tiền bạc sòng phẳng!

    Hắn sống lây lất qua ngày để chờ thời. Hắn cảm thấy tuyệt vọng trước một viễn ảnh quá đen tối, bế tắt không còn lối thoát.

    Mỗi khi nhìn thấy ghe tàu đậu dưới sông là hắn thầm mơ tưởng viễn vong và ước ao…phải chi thế nầy, phải chi thế nọ, v.v…Hắn mơ, hắn ước, hắn cầu nguyện là có thể đưa gia đình đến một nơi nào đó. Hắn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, miễn sao nơi đó hắn có thể hít thở được không khí thật sự tự do mà thôi…

    Rồi một hôm, có một anh bạn đến móc nối hắn vì biết hắn đã từng du học nhiều năm tại Bangkok và nói được chút ít tiếng Thái, để làm thông dịch khi cần.

    …Ra đến bến xe xa cảng Miền Tây, hắn lấy vé chợ đen đi Cần thơ, nơi chôn nhau cắt rún và cũng là nơi mà hắn có rất nhiều kỷ niệm trong suốt 10 năm dạy học tại đó.

    Ngủ nhờ qua đêm tại nhà của một em học trò cũ trong một tâm trạng hết sức phập phòng lo sợ bị phường khóm xét hỏi bất tử. Trời vừa hừng sáng thì gia đình hắn lật đật ra Bến Xe Mới ở lộ 19 Cần thơ thật sớm để lấy vé đi SócTrăng. Hắn rất sợ phải chạm mặt bất ngờ với mấy em sinh viên hay người quen thì coi như bể hết.

    Tại Sóc Trăng, gia đình hắn đổi xe dong tuốt xuống Cà Mau. Tới thị xã Cà Mau khoảng 4-5 giờ chiều. Còn đang đứng lớ ngớ ở bến xe chưa định hồn không biết phải làm gì bây giờ, vừa hồi hợp lo sợ tụi cách mạng 30 và công an xét giấy đi đường và cũng vừa lo lắng không biết người liên lạc có đến đúng hẹn hay không, thì may thay hắn gặp được một hai người quen ở Đại học Cần Thơ. Họ cũng đồng một cảnh ngộ như gia đình hắn vậy. Trong chuyến đi nầy còn có cả nhạc sĩ PMC dẫn theo hai đứa con (anh PMC và các cháu hiện đang sống tại Montréal). Hắn cảm thấy hơi bớt lo đôi chút.

    Mướn chiếu ngủ đỡ giữa trời ngay tại bến xe. Nằm trằn trọc, lăn qua lăn lại suốt đêm, đầu óc thật căng thẳng, mãi đến 4 giờ sáng thì có người đến ra dấu cho từng tốp nhỏ đi theo họ xuống bãi một cách thật là lặng lẽ.

    Nối gót theo người dẫn đường đi một khoảng xa ở phía trước, hắn lôi vợ con hấp tấp bước theo, xuyên qua những con hẻm quanh co giữa các xóm nhà bình dân còn chìm đắm trong đêm khuya

    Trống ngực hắn đánh thình thịch liên hồi. Hắn sợ tất cả: sợ gặp phải tổ dân phố, sợ công an, sợ người lạ, sợ con nít và sợ luôn cả mấy con chó trong xóm.

    Tâm trạng hắn lúc đó thật là phức tạp. Hắn vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa bùi ngùi đứt ruột vì phải xa lìa đất mẹ, nhưng đồng thời hắn cũng cảm thấy vô cùng phấn khởi náo nức khi nghĩ đến mỗi bước đi tới sẽ là những bước đưa gia đình hắn đến gần một chân trời mới đầy tự do và hy vọng…

    Hắn niệm Phật thầm trong bụng. Rồi kìa, “Cá lớn” đậu chình ìn ngay tại bờ sông trước mắt. Đây là loại ghe bầu để chở hàng trên sông, dài cỡ 12 mét là cùng, có mui bịt kín khoang và ở phía đàng sau là cabine nhô cao lên để tài công lái. Hắn không nói ra nhưng trong bụng hơi lo vì không biết loại ghe này đi biển có được không?

    Thôi thì đành chịu vậy, vả lại đài radio tiên đoán tình hình thời tiết ở biển Đông và vịnh Thái Lan khá tốt. Có người còn nói tháng ba bà già đi biển vì biển rất êm vào mùa này. Mấy người tổ chức cho biết là họ đã chuẩn bị kỹ lắm đừng có lo. Máy ghe là máy Yanmar loại mới, 6 hay 7 blocs gì đó?

    Nói vậy thì nghe vậy chớ hắn nào có biết ất giáp gì đâu.

    Tất cả mọi người đều bị ếm hết trong khoang ghe, không được gây tiếng động. Mấy cháu bé đều bị cho uống thuốc ngủ trước đó hết. Trong khoang ghe, tất cả được chia nhau ngồi chen chút dọc theo hai bên vách. Mọi người đều im lặng.Sợ lắm. Trên cabine thì chỉ có tài công và Ba P.“người hướng dẫn” địa phương mà thôi (nghe đâu anh ta là đại úy công an địa phương gì đó ?)

    Tất cả có 69 người khách vừa lớn vừa nhỏ. Ghe mở máy chạy bình bịch một cách thong thả xuôi theo giòng nước Sông Ông Đốc đổ ra biển để vào vịnh Thái Lan.

    Vĩnh biệt quê hương, vĩnh biệt đất mẹ yêu dấu

    Hai bên sông, xóm làng khi ẩn khi hiện sau những rặng cây bần xanh tươi. Dưới nước, ghe xuồng và tắc ráng xuôi ngược không ngơi. Càng ra gần cửa biển lòng sông càng mở rộng ra.

    Bà con trong ghe thì không ai nói với ai lời nào cả, tinh thần mọi người đều rất ư là căng thẳng vì chưa ra tới biển. Trời đã bắt đầu tối. Đến khoảng 11 giờ khuya, thình lình từ trong màn đêm lóe lên tia sáng chớp tắt của ánh đèn Pile nào đó, rồi chẳng bao lâu không biết từ đâu đến, một chiếc xuồng nhỏ cặp sát vào ghe một cách nhẹ nhàng. Sau khi nhận một cái túi do người tổ ch

  4. Phước Phan says:

    “Ông giáo sư dạy Sử ” Tác giả : Vương Mộng Long ( Cựu Thiếu-Tá, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân QLVNCH ) Một chiều cuối năm 1998 tôi vào Trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến Bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại Shoreline Community College (Shoreline C. C.). So với các trường đại học cộng đồng quanh vùng, thì học phí của Shoreline C. C. tương đối nhẹ.Thật là, không có gì diễn tả nổi niềm vui sướng tột cùng của tôi buổi đầu được cắp cặp trở lại trường làm học trò. Ba mươi lăm năm sau khi rời ghế nhà trường (1963) để tình nguyện vào quân ngũ, tôi đâu ngờ còn có ngày được ngồi dưới lớp nghe lời thầy giáo giảng? Xung quanh tôi là những người trẻ tuổi vừa qua bậc trung học.Tôi làm việc mười tiếng đồng hồ một ngày, bốn ngày một tuần lễ. Ngày, ngày, vừa tan sở, tôi lại vội lái xe tới lớp. Từ ấy, tôi làm việc full-time, đi học full-time, bận bịu vô cùng. Học kỳ (quater) đầu tiên, tôi ghi danh một lớp Toán, và hai lớp Anh Văn, mỗi lớp 5 tín chỉ (credit). Tôi miệt mài trong công việc suốt ngày, và chuyên cần trong học tập mỗi đêm. Vào mùa thi, tôi thức trắng hai, ba đêm là thường. Tôi ghi danh full-time để thúc đít thằng con út. Thằng nhỏ sợ ông bố theo kịp, nên phải gắng chạy có cờ để thoát lên đại học bốn năm. Một niên khóa trôi qua. Con đường học hành của tôi đang có vẻ rộng mở thênh thang, thì bỗng dưng lại quẹo vào một khúc quanh, chỉ vì mùa Fall 2000 tôi đã ghi danh lớp History 274 “U.S. and Vietnam”. Tôi “lấy” lớp Sử Ký này với mục đích tìm hiểu xem cuộc chiến tranh vừa qua đã được các sử gia Mỹ ghi chép lại như thế nào? Từ đó, hy vọng biết được phần nào, nguyên nhân vì sao, giữa đường, Mỹ đã bỏ rơi Việt-Nam, vì sao chúng ta đã thua trận. Người từ lâu độc quyền phụ trách lớp Sử 274 là thầy Dan. Trong thời gian dài cả chục năm qua, ông giáo kỳ cựu này đã đào tạo hàng ngàn môn sinh. Những học trò của ông sau khi chuyển tiếp lên trường đại học bốn năm, đã trở thành những Thạc Sĩ, Tiến Sĩ. Lâu lâu họ lại ghé về trường xưa, thăm ông thầy cũ. Lớp “U.S. and Vietnam” mùa Fall 2000 có chừng hơn hai chục học viên, trong đó da trắng chiếm đa số. Có bốn học trò gốc Châu Á, gồm hai anh Tàu lục địa, một cậu bé H’Mong và tôi. Bạn đồng lớp với tôi còn nhỏ lắm. Họ trẻ hơn mấy đứa con tôi nhiều. Tôi cứ tưởng rằng những tài liệu lịch sử mà các thầy giáo đem truyền bá, phải nằm trong chương trình đã kiểm duyệt và cho phép của Bộ Giáo-Dục Hoa-Kỳ. Nhưng thực tế không phải vậy. Nền giáo dục của Mỹ đã đi vào tự trị từ lâu. Thầy giáo có toàn quyền lèo lái, hướng dẫn con thuyền học vấn chở học trò mình tới bất kỳ bến bờ nào mà thày đã chọn. Thầy giáo chỉ định sách giáo khoa nào thầy sẽ dạy để chúng tôi mua. Thầy phổ biến những tài liệu nào mà thầy ưng ý. Trong hai phần ba thời gian đầu của học kỳ Fall 2000, mỗi khi nói tới phong trào Việt-Minh, ông giáo sư dạy Sử không ngớt ca tụng HCM như một lãnh tụ tài ba, và vô cùng sáng suốt đã khôn khéo hướng dẫn dân tộc Việt -Nam tới chiến thắng thoát ách đô hộ của Đế-Quốc Pháp. Thầy khẳng định rằng, chính phủ Hoa-Kỳ là nguyên nhân cuộc chiến tranh Đông-Dưong lần thứ hai (1954-1975). Vì theo lời thầy, thì HCM đã năm lần gửi mật thư cho Tổng Thống Harry Truman để xin thần phục và hợp tác, nhưng Tổng Thống Harry Truman đã từ chối. Thầy cho rằng người Mỹ đã lầm lẫn trợ giúp quân Pháp trở lại tái chiếm Đông-Dương trong khi cao trào dân chủ, đấu tranh giành độc lập đang lan tràn trên toàn thế giới, và chủ nghĩa thực dân đã lỗi thời. Chúng tôi đã được cho xem những đoạn phim cũ về trận Điện-Biên Phủ, về Hiệp- Định Geneve, và về cuộc di cư năm 1954. Với những trận có âm vang quốc tế như Plei-Me, Khe- Sanh, Kontum, Bình-Long, Long-Khánh vân vân… chúng tôi chỉ được thấy những cảnh thương vong của quân đội Đồng-Minh và Việt-Nam-Cộng-Hòa. Trận Mậu-Thân, chỉ là cảnh… nhà cháy, dân chạy loạn. Tất cả những “tư liệu” này đều có thực, nhưng thầy Dan chỉ trưng bày những phần có lợi cho Việt-Cộng. Tôi chưa nghe được từ miệng thầy một lời nói tốt nào cho phía Việt-Nam Cộng-Hòa. Thầy mô tả Quân- Lực Việt-Nam Cộng-Hòa như một đội quân kém cỏi về cả tổ chức lẫn khả năng tác chiến. Với thầy Dan, chiến tranh Việt-Nam chỉ là một gánh nặng cho ngân sách Quốc-Phòng Hoa-Kỳ, một sự phí phạm công quỹ. Đã có đôi lần tôi dơ tay nêu ý kiến bênh vực quân đội ta, chính quyền ta, thì ông chỉ cười, chỉ tay vào quyển Sử dày cộm, “Book said!” Cứ cái điệp khúc “Sách dạy!” đó, ông thầy phản chiến đã lịch sự gián tiếp nhắc nhở cho tôi hay rằng, tôi là một học trò, còn ông là một vị giáo sư nói có sách, mách có chứng. Thầy hùng hồn thuật lại những lần thầy tham gia biểu tình chống chiến tranh thời 1960s và nặng lời đả kích lệnh động viên ngày đó, đã đưa hàng trăm ngàn thanh niên Hoa-Kỳ vào chỗ chết. Kết quả hai lần khảo hạch giữa học kỳ (Mid-Term) tôi đều lãnh điểm (F) bởi vì tôi chỉ làm trót lọt phần A, B, C khoanh, còn về bài tiểu luận (essay) thì tôi bị loại thẳng tay. Cả hai bài đều lãnh điểm KHÔNG (0) chỉ vì tôi đã viết không hợp ý ông thày. Ngặt một điều là, lớp History 274 này bị tính điểm đem lên trường đại học bốn năm. Bị đánh rớt lớp này thì giấc mơ chuyển tiếp lên University of Washington của tôi sẽ thành mây khói. Tôi theo học lớp này đúng vào lúc nhà trường đang sôi sục với cuộc vận động bầu cử Tổng Thống. Ông thầy dạy Sử không phải là người độc nhất có ác cảm với chiến tranh, mà Tiểu-Bang Washington tôi đang cư ngụ cũng là thành trì của Đảng Dân-Chủ. Tâm sự này kiếm cả trường chắc cũng chẳng có ai thông cảm! Thời gian này lòng tôi thật muộn phiền. Tôi tự trách rằng, mùa Fall 2000 có thiếu gì lớp tương đương với History 274 mà sao tôi lại nộp mạng vào cái lớp chết tiệt này? Đúng là bỏ tiền ra ghi danh để ngồi nghe người ta chửi mình, chửi quân đội mình. Càng nghĩ tôi càng thấy tức! Thằng con trai thấy ông bố rầu rầu bèn lân la hỏi chuyện. Khi hiểu nguồn cơn nỗi buồn của tôi, nó mới cho tôi hay, năm ngoái nó cũng ghi danh học lớp này, và đã bị một “vố” đau. Để thoát thân, từ bài thi thứ nhì nó phải viết theo ý ông giáo. Vất vả lắm nó mới kiếm được đủ điểm. Sau ngày có kết quả khảo hạch kỳ thứ nhì, tôi bỏ công xuống thư viện nghiên cứu, sao chép những tài liệu sử liên quan tới chiến tranh Việt-Nam. Tôi không màng đến vấn đề chuyển tiếp lên University of Washington nữa. Tôi chờ, nếu có cơ hội là tôi sẽ “choảng nhau” với ông giáo phản chiến này một trận, rồi muốn ra sao thì ra.Tôi lục lạo kệ sách loại chọn lọc (preference) và tìm được một quyển Sử-Ký, trong đó, chứa đựng nhiều tài liệu ghi chép rõ ràng những thành quả mà Việt-Nam Cộng-Hòa đã thực hiện được. Trong số những tài liệu quý giá đó, có cả một bài đề cập tới đơn vị tôi, Liên Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. Tôi vui mừng và cẩn thận photo copy những gi thu nhận được để dùng làm bằng chứng khi cãi lý với ông giáo sư dạy Sử. Tôi cũng tận dụng thời gian rảnh cuối tuần để sắp xếp cho có thứ tự những điều cần tranh luận. Tôi ghi sẵn những câu phê bình, những câu chất vấn thẳng thắn với thầy Dan về cung cách giáo dục học trò của ông, và về những tài liệu mà ông đã dùng để trợ huấn.Buổi học áp chót của mùa Fall chúng tôi có một giờ đầu thi A, B, C khoanh. Sau đó thày giáo phát đề bài làm ở nhà. Thời gian còn lại, thày sẽ giảng gợi ý cho bài tiểu luận. Bài tiểu luận sẽ phải giao nộp vào đầu giờ buổi học cuối cùng.Vừa nghe chuông giải lao, tôi tiến tới bàn ông giáo Sử. Dù trong bụng đã chuẩn bị sẵn một mớ ngôn từ đao to búa lớn cho một cuộc đấu khẩu sống mái, nhưng tôi vẫn dằn lòng, nhỏ nhẹ, – Thưa giáo sư. Xin giáo sư vui lòng cho phép tôi được trình bày với ông đôi điều liên quan tới sự giảng dạy của ông trong thời gian vừa qua. Tôi có thể làm phiền ông vài phút được không? Thầy Dan niềm nở, – Dĩ nhiên là được. Ông có điều gì cần cứ nói. Thấy câu chuyện đã mở đầu trót lọt, tôi mạnh miệng, – Thưa giáo sư, tôi là một người Việt-Nam tị nạn. Tôi là một cựu sĩ quan của Quân-Đội Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi còn nhớ trong bài giảng đầu tiên, thầy có nhắc đi, nhắc lại rằng, phi vụ đầu tiên của pháo đài bay B 52 trên Cao Nguyên Việt-Nam là vụ oanh tạc Thung Lũng Ia-Drang.Thầy có biết không? Cũng vào ngày hôm đó, tôi đang tập dượt lễ mãn khóa sĩ quan Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam. Và mười năm sau, trước khi tàn cuộc chiến, vùng đất mà tôi chịu trách nhiệm trấn giữ cũng bao gổm cả cái Thung Lũng Ia-Drang đó. Thầy chỉ biết tới những trận đụng độ đẫm máu trong thung lũng Ia-Drang qua báo chí, truyền thanh, và truyền hình.Còn tôi là người đã lặn lội mười năm ở đó, đã nhiều lần bị thương đổ máu ở đó, đã rơi lệ vuốt mắt cho nhiều đồng đội nằm xuống ở đó. Trong số những người nằm xuống ấy, không thiếu những thanh niên Mỹ đồng trang lứa với thầy. Nơi đó chúng tôi chiến đấu quên mình từng ngày, vì nền độc lập của đất nước tôi, và vì quyền lợi của nước Mỹ.Thầy chưa từng khoác áo nhà binh, chưa một lần có mặt trên chiến trường. Suốt đời thầy không hiểu nổi thế nào là niềm kiêu hãnh của một người lính chiến, thế nào là lòng khát khao chiến thắng, thế nào là tình huynh đệ chi binh. Suốt đời thầy không hiểu được vì sao hơn hai chục thương binh què quặt của một đơn vị Biệt Động Quân Việt-Nam Cộng- Hòa phải mở đường máu rút lui mà vẫn cưu mang theo ba người lính Mỹ, trong đó có hai người bị trọng thương; và vì sao một đại tá Hoa-Kỳ đã đưa thân che chở cho một thương binh Việt-Nam để rồi ông bị mảnh đạn vỡ đầu.Mạng lưới truyền thông thiên Cộng khổng lồ của Hoa-Kỳ đã tiếp tay với bộ máy tuyên truyền của Cộng-Sản Quốc-Tế cố tình xuyên tạc, bóp méo tất cả những c liên quan tới nguyên nhân, diễn tiến, và hậu quả của cuộc Chiến-Tranh Việt-Nam. Từ đó, tên Việt-Cộng khát máu HCM đã được tô vẽ, đánh bóng thành một vị lãnh tụ đức độ anh minh. Chính tên sát nhân này và đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã giết oan không biết bao nhiêu đồng bào vô tội của tôi trong suốt thời gian ba mươi năm chiến tranh. Nằm trong số hàng trăm ngàn nạn nhân bị giết, tù đầy, thủ tiêu, cha tôi và chú tôi cũng bị chặt đầu trôi sông trong thời gian đó. Nếu chế độ Cộng-Sản là tốt đẹp, thì đã không có một triệu dân miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp-Định Geneve năm 1954, và sẽ chẳng có những cuộc vượt biên bi thảm của hàng triệu thuyền nhân trên biển bỏ quê hương sau khi Miền Nam rơi vào tay Cộng-Sản năm 1975. Thầy chỉ mới thấy hình bé gái Kim Phúc trần truồng, vừa khóc vừa chạy, thân mình phỏng cháy vì bom Napalm của quân Đồng-Minh đánh lầm vào nhà dân, mà thầy đã thấy xót xa, cho rằng quân Đồng-Minh tàn ác. Nếu thầy ở vào vị trí của tôi, không hiểu thầy sẽ nghĩ sao? Ngày 18 tháng Tư năm 1974, sau khi tái chiếm Căn Cứ Hỏa-Lực 711, Pleiku, tôi đã tận mắt chứng kiến một cảnh dã man chưa từng thấy. Trong một căn hầm trú ẩn đầy ruồi nhặng, trên chiếc giường tre là cái xác trần truồng của một người vợ lính. Chị bị Việt-Cộng lột hết quần áo, bị hãm hiếp, rồi bị đâm chết bởi nhiều nhát lưỡi lê, ruột gan lòi lòng thòng. Trên nền đất, máu đọng thành vũng. Trong góc hầm là xác đứa con trai hai tuổi của nạn nhân. Cháu bé bị trói hai tay, hai chân bằng dây dù và cũng bị hàng chục nhát lưỡi lê đâm vào bụng, vào ngực. Hai người này vừa theo chuyến xe tiếp tế của đơn vị lên thăm chồng và cha của họ được vài ngày. Họ đã không kịp chạy khi Việt-Cộng tràn ngập căn cứ trưa 15 tháng Tư năm 1974. Câu chuyện vừa tới đây thì hết giờ giải lao, học trò trở lại lớp. Ông giáo vỗ vai tôi, – Ông cứ ngồi đây, ta sẽ tiếp tục. Rồi ông lớn tiếng cho phép lớp nghỉ sớm, để học trò có thời gian chuẩn bị bài thi viết. Chờ cho người học trò sau cùng ra khỏi cửa, thầy Dan nói nhỏ với tôi: – Ông hãy tiếp tục câu chuyện của một nhân chứng sống. Tôi mong được nghe thêm. Tôi không ngần ngại, tiếp lời: – Cám ơn giáo sư. Tôi chỉ nói những gì thấy tận mắt, nghe tận tai, và những gì xảy ra cho chính bản thân và gia đình tôi để thầy có một nhận định chính xác về cuộc chiến tranh Việt-Nam đã ảnh hưởng như thế nào đối với người dân Việt. Tôi tâm sự với thầy Dan rằng, tôi là một học trò tốt nghiệp trung học vào đúng thời điểm đất nước lâm nguy nên tôi đã tình nguyện vào quân ngũ để cứu nước. Tôi tóm lược cuộc đời chinh chiến của mình cho ông giáo nghe. Tôi thấy thầy Dan đặc biệt lưu tâm tới những chiến dịch xảy ra trên Tây-Nguyên, và ông có vẻ rất quen thuộc với những địa danh Ban-Mê-Thuột, Pleiku, Plei-Me, Đức-Cơ, Kontum. Nghe tôi nói ở Tây-Nguyên chiến trận, chết chóc xảy ra hàng ngày, ông vội hỏi,“Mỗi lần ra trận, ông có sợ không?” Tôi cứ tình thực trả lời, Sợ chứ! Vào chỗ chết, ai mà không sợ? Nhưng tinh thần trách nhiệm đã làm cho tôi quên cái sợ.Thấy ông giáo sư có vẻ muốn nghe truyện chiến trường, muốn hiểu tâm tư người đi trận ra sao, tôi đã không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của tôi trong trận Dak-Tô năm 1969. Cuối trận này tôi đã phải mở khói đỏ yêu cầu máy bay đánh ngay trên đầu mình để cùng chết với quân thù. Vào giờ phút tuyệt vọng nhứt của trận đánh đó, tôi đã nghĩ gì, tôi cũng thổ lộ cho ông giáo biết. Ông giáo sư đã từng nghe nói tới cái tên “Đường Mòn HCM” nhưng chưa bao giờ ông ngờ rằng đó là cả một hệ thống đường giao thông chằng chịt che dấu dưới rừng già dọc Trường-Sơn. Tôi đã chia sẻ với ông những cảm giác hồi hộp, căng thẳng của người có cái kinh nghiệm đi toán Viễn-Thám săn tin dọc biên giới Việt-Miên-Lào từ Khâm-Đức tới Bu-Prang vào những năm 1972-1973. Ông cũng rất hứng thú khi nghe tôi thuyết trình về kỹ thuật bắn xe tank mà Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã áp dụng trong trận Xuân-Lộc tháng Tư năm 1975. Trận Xuân-Lộc này ông có nghe qua, nhưng ông không ngờ, một trong những cấp chỉ huy trực tiếp của trận đánh lừng lẫy ấy đang ngồi trước mặt ông. Tôi không quên nói tới những lần dừng quân bên xóm làng quê nghèo nàn, nhận những bát nước chè xanh, những củ khoai luộc của đồng bào tôi đem ra mời mọc. Tình quân dân cá nước ấy đã là những liều thuốc bổ giúp tinh thần chúng tôi mạnh mẽ hơn khi đối mặt với quân thù.Tôi thuật lại cho thầy nghe, trong tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, chúng tôi đã chiến đấu kiên cường như thế nào. Và sau khi biết rằng chỉ trong vòng một tháng cuối cùng, chín mươi phần trăm của quân số hơn năm trăm người thuộc Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân đã chết vì tổ quốc, thì ông giáo đã giơ hai tay lên trời, lắc đầu thốt ra hai tiếng, “Trời ơi!” Thầy Dan cũng muốn tìm hiểu xem, sau khi mất nước thì số phận của tôi và gần một triệu quân nhân, công chức chính quyền Việt-Nam Cộng-Hòa ra sao. Ông đã trố mắt ngạc nhiên khi biết ra rằng, từ sau tháng Tư năm 1975, khắp đất nước tôi, “Trại Cải Tạo” đã mọc lên như nấm. Cái tên “Re-Education Camp” mà ông đã nghe qua, trên thực tế chỉ là những trại tù khổ sai. Những “học viên” trong các trại đó sống không khác gì những con vật, quằn quại với cái đói. Họ bị ép buộc làm việc tới kiệt lực. Tinh thần bị khủng bố, căng thẳng liên miên bởi những buổi ngồi đồng học tập, phê bình, bầu bán. Tôi thú thật với ông giáo rằng, trong thời gian đó, tôi chỉ nghĩ tới tự do; làm sao để tìm lại được tự do, dù có chết cũng cam lòng. Ông giáo đã tỏ ra say mê theo dõi truyện hai lần tôi trốn trại thất bại, cùng những cực hình mà tôi phải gánh chịu. Tôi cũng không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của vợ tôi ngày đó, một nách bốn đứa con thơ dại, vất vả, tảo tần nuôi con, chờ chồng trong 13 năm tôi bị giam giữ, tù đầy. Tôi cho ông giáo biết tôi là người sinh ra tại Miền Bắc Việt-Nam. Tháng 7 năm 1954 gia đình tôi đã cùng gần một triệu người khác di cư vào Nam để trốn lánh Cộng-Sản. Tôi cặn kẽ phân tích cho thầy rõ, sau Hiệp-Định Geneve năm đó, hai miền Nam, Bắc Việt-Nam đã thành hai quốc gia, độc lập và có chủ quyền, có biên giới. Chính HCM và đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã chủ trương, phát động và điên rồ theo đuổi một cuộc chiến tranh tiến chiếm Miền Nam . Quân đội và nhân dân Việt-Nam Cộng-Hòa chỉ làm nhiệm vụ tự vệ. Quân Mỹ và Đồng-Minh vào Việt – Nam là để phụ giúp chúng tôi chống lại một cuộc xâm lược từ phương Bắc. Chúng tôi thất trận không phải vì chúng tôi kém khả năng, thiếu tinh thần chiến đấu, mà vì người Mỹ đã phản bội, nửa đường rút quân, cắt viện trợ. Từ khi người Mỹ rút lui, chúng tôi bị bó chân bó tay, bụng đói mà vẫn phải chiến đấu. Trong khi đó, Miền Bắc lại tràn ngập lương thực, quân dụng, quân nhu, và vũ khí viện trợ từ khối Cộng. Thời gian khởi đầu chương trình Việt-Nam- Hóa chiến tranh, còn được cung ứng vũ khí, lương thực dồi dào, chúng tôi đã chứng tỏ khả năng có thể cáng đáng bất cứ nhiệm vụ nào của quân đội Đồng-Minh bàn giao lại.Để chứng minh điều này, tôi mở tờ copy từ quyển History của thư viện, trong đó có sơ đồ các cánh quân Việt-Nam Cộng-Hòa vượt biên tiến chiếm miền Bắc Cam-Bốt trong chiến dịch Bình Tây 1, 2, 3 cuối năm 1970 của Quân Đoàn II. Tôi chỉ cho ông cái dấu hiệu quân sự hình tam giác có chữ R ở giữa, cạnh trên có ba cọng râu, bên trái là con số 2, – Đây! Thưa thầy, cuối năm 1970, tại vùng 2 Chiến Thuật, chúng tôi đã đánh đuổi quân Bắc Việt tới bờ đông của sông Mê-Kông trên đất Miên. Ngày đó tôi là người chỉ huy một đơn vị trực thuộc Liên-Đoàn 2 Biệt-Động-Quân. Tôi đã đánh chiếm thành phố Ba-Kev, và đóng quân tại nơi này một thời gian. Chúng tôi đã chứng tỏ rằng khả năng chiến đấu của chúng tôi đã hơn hẳn quân đội Bắc Việt. Nhưng những năm sau, viện trợ cắt giảm dần. Mặc dầu tinh thần của chúng tôi không suy giảm, nhưng chiến đấu trong cảnh thiếu thốn thường xuyên, chúng tôi vất vả lắm. Tôi xin đan cử ra đây một so sánh để thầy thấy rõ sự khác biệt. Trước khi Mỹ rút, tháng 6 năm 1968, có một lần tôi đang dàn quân tiến chiếm một ngọn đồi thì Bộ Chỉ Huy Task Force South của Mỹ ở Đà -Lạt đã bắt tôi ngừng lại để chờ pháo binh và không quân yểm trợ. Tôi đã nhận được một phi tuần hai phi xuất F4C và sau đó là một hỏa tập tám trăm quả đạn đại bác 105 ly trên mục tiêu trước khi xung phong. Mục tiêu đó chỉ rộng bằng diện tích khuôn viên trường Shoreline C. C. này. Chỉ hơn một năm sau khi Mỹ rút, tháng 8 năm 1974, tiền đồn Plei-Me do tôi trấn giữ đã bị một lực lượng địch đông gấp chín lần vây hãm 34 ngày đêm. Plei-Me cũng chỉ rộng bằng trường Shoreline C.C. thôi. Vậy mà mỗi ngày chúng tôi đã hứng chịu từ một ngàn tới hai ngàn viên đạn pháo cối của địch. Để chống lại, ngoài hai khẩu 155 ly của quân bạn yểm trợ từ xa, tôi chỉ có hai khẩu đại bác 105 ly. Vì tình trạng khan hiếm, tôi chỉ được phép bắn theo cấp số đạn giới hạn là bốn viên cho mỗi khẩu súng một ngày. Chiến đấu trong tình trạng thiếu thốn như thế, chúng tôi vẫn chiến thắng. Thầy nghĩ sao về chuyện này? Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ? Thầy ơi! Sao thầy lại nỡ nhẫn tâm như thế! Thầy đã tiếp tay với kẻ thù, đâm sau lưng thân nhân và bạn bè đồng minh của thầy. Nhân dịp này, tôi cũng chuyển lại cho thầy nghe tâm sự của anh Bill, một bạn cựu quân nhân Mỹ trở về từ Việt-Nam năm 1973. Anh Bill hiện nay (2000) là Supervisor của hãng mà tôi đang làm việc. Đây là lời của anh ấy, “Bạn có cảm thông nỗi đau đớn của chúng tôi ngày đó không? Hôm chúng tôi cặp bờ Everett , Washington, dân chúng Mỹ, kể cả những người thân, tiếp đón chúng tôi bằng cách dơ cao ngoắc ngoắc ngón tay giữa! Đi đâu chúng tôi cũng bị nhìn với đôi mắt khinh khi. Bao nhiêu ê chề nhục nhã đổ lên đầu người thua trận. Thua trận đâu phải lỗi của chúng tôi? Có bạn tôi đã buồn mà tự tử. Rồi tôi bị giải ngũ. Thời gian ấy kiếm được một việc làm là điều khó khăn trần ai. Hãng xưởng nào cũng không mặn mà với những hồ sơ xin việc của những cựu chiến binh. Cũng may, có người bạn học thời Mẫu Giáo đã giới thiệu tôi vào làm việc cho hãng này. Lương hướng thời ấy chỉ có 3 USD một giờ cũng đã khiến tôi mừng quá lắm rồi.” Sau câu chuyện này, tôi chuyển sang phê bình cách giảng dạy của ông thầy, tôi nói thẳng với ông giáo sư rằng, bao năm nay ông đã bóp méo lịch sử của cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt-Nam, làm như thế ông đã phạm tội đối với lịch sử. Cách giảng dạy của ông đã gieo vào trí óc học trò những thành kiến sai lầm đối với Việt-Nam Cộng-Hòa, làm giảm giá trị sự trợ giúp của chính phủ và nhân dân Hoa-Kỳ đối với nước tôi.Cuối cùng, tôi hỏi ông giáo, -Thầy còn nhớ, năm ngoái, có một cậu bé Việt-Nam, mặt mày sáng sủa, lông mày rậm, tóc hớt kiểu nhà binh theo học lớp Sử 274 này không? – Nhớ chứ! Mỗi lớp chỉ có vài học trò Á Châu, dĩ nhiên là tôi nhớ! – Cậu bé Việt-Nam đó chính là thằng con út của tôi! Năm ngoái, bài tiểu luận đầu của nó bị điểm KHÔNG (0) vì nó viết theo quan điểm của một người dân Miền Nam. Những bài sau nó phải đổi cách viết, để thầy cho điểm khá hơn. Tôi là cha nó; tôi là một trong những người chứng kiến, tham gia và trực tiếp gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh vừa qua;tôi không thể làm như con tôi được. Tôi đã nói hết những đều cần nói với giáo sư, và tôi sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Ông thầy dạy Sử như bừng tỉnh cơn mơ, – Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn hai mươi năm dài, kể từ ngày những gia đình Việt-Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa-Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này. Có thể, người ta muốn quên đi quá khứ, hoặc là người ta không có can đảm nói ra. Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ. Nghe được những lời nói chân tình từ miệng ông giáo sư, lòng tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Trước mắt tôi, ông đã thành một người bạn đồng minh, ông đưa bàn tay hộ pháp ra cho tôi bắt, “Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!” Đêm ấy trên đường về nhà, lòng tôi rộn ràng như thuở nào giữa sân vận động Pleiku, sau chiến thắng Plei-Me, tôi đã đứng trước một đoàn hùng binh, quần áo hoa rừng, nhận những vòng hoa rực rỡ, tai nghe bản nhạc “Bài Ca Chiến Thắng” do ban quân nhạc Quân-Đoàn II hòa tấu. Ngày chấm dứt mùa Fall năm 2000 ông thầy dạy Sử tươi cười trao cho tôi bản tổng kết cuối khóa, trên đó điểm trung bình (GPA) lớp History 274 của tôi ghi 4 chấm (4.00). Cuối mùa Spring 2001 tôi dự lễ cấp văn bằng tốt nghiệp A. A. nơi vận động trường có mái che của Shoreline Community College. Khán đài đông nghẹt thân nhân. Vợ tôi và bốn đứa con tôi cũng có mặt ngày hôm ấy. Khi người điều hành gọi tên tôi lên bục để nhận văn bằng, cả hội trường đều ngạc nhiên vì thấy nơi hàng ghế giữa của khu giáo sư có tiếng ai gào lên như tiếng sấm, “Long! I’m proud of you!” Đến lúc bà Hiệu Trưởng bắt tay tôi thì ông giáo Dan đứng dậy, bắc loa tay hướng về sân khấu, “My soldier! I’m loving you!” Ông là một người cao lớn. Trong chiếc áo thụng đen, trông ông dềnh dàng như nhân vật chính trong phim “Người Dơi”. Những người có mặt trong hội trường buổi ấy đều quay mặt nhìn về hướng ông giáo, ai cũng ngạc nhiên vì hành động phá lệ của một ông thầy xưa nay nổi tiếng là mô phạm. Thấy ông giáo Dan réo tên tôi ầm ầm, vợ con tôi và những khán giả ngồi trên khán đài cũng vỗ tay, reo hò, la hét theo. Hai năm sau, khi tốt nghiệp B.A. từ University of Washington, tôi về thăm và báo cho ông biết, ông vui lắm. Từ đó cho tới khi tôi ngồi viết lại những giòng này (2011) hàng chục ngàn học trò đã tới, rồi giã từ Shoreline Community College. Và chắc chắn, hàng trăm lượt người trẻ tuổi đã đi qua lớp History 274. Mười một năm qua, tôi vẫn nhớ buổi tối năm nào, tôi với ông giáo sư dạy Sử đã ngồi tâm sự với nhau. Lời khen của ông, mà tôi quý như một tấm huy chương, vẫn còn văng vẳng, “Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!” Vương Mộng Long **** Tiểu sử Tác giả- Vương Mộng Long – Cựu học sinh Trung-Học Trần Quý Cáp, Hội-An. – Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 20 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam. – Chức vụ sau cùng: Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân. – Từ 1975 tới 1988 tù “cải tạo” (13 năm) từ Nam ra Bắc. – Từ 1993 định cư tại Thành Phố Seattle, Tiểu Bang Washington, USA. – Năm 2003 tốt nghiệp University of Washington, cấp bằng B.A SocialSciences and Communication. – Gia cảnh hiện nay: Một vợ, 4 con, 1 cháu nội, 3 cháu ngoại.”

  5. Phước Phan says:

    Bích Huyền
    Bích Huyền: “Bài diễn văn ngắn của Nữ Trung Tá Lục Quân/Quân Lực Hoa Kỳ Julian Trần, đọc trong buổi lễ tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong tại Nghĩa Trang Quốc Gia tại Honolulu, thủ phủ của tiểu bang Hawaii… Bài đọc ngắn, gọn, nhưng xúc tích , cảm động… nói lên được một số điều quân dân Việt Nam Cộng Hòa muốn nói… Mong mỏi có thêm nhiều người trẻ nói …và biết nói như thế… Xứng đáng là hậu duệ của QLVNCH… Xin mời Qúy Vị đọc, để tường và thẩm định… BMH Washington, D.C *************************************** Lời phát biểu của Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ Julian Trần Nhân dịp lễ Memorial Day tại National Cemetery of the Pacific (Punchbowl) Honolulu, Hawaii Ngày 27-5-2012 (Translation from the remarks in English) Kính thưa qúy Cựu Chiến Binh chiến tranh Việt Nam; các quân nhân Hải, Lục, Không quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biên Phòng và qúy quan khách. Kính thưa quý vị, Đây là một vinh dự lớn cho tôi ngày hôm nay được ở đây để bày tỏ những lời biết ơn chân thành đến những anh hùng đã chiến đấu cho nền tự do của miền Nam Việt Nam. Trước hết, tôi xin cám ơn ban tổ chức, nhất là Cô Nina và cựu Đại Tá Castagnetti đã cho tôi cơ hội được đứng nói chuyện với quý vị trong buổi chiều hôm nay. Kính thưa quý vị, Là một người lính, tôi tin là “khi đã là lính, thì suốt đời ta sẽ là lính”; thế nên theo sự suy nghĩ của tôi, quý vị không phải là những cựu chiến binh, mà quý vị luôn là người lính cho đến ngày các quý vị nhắm mắt xuôi tay. Vì thế, nếu cho tôi một cơ hội, tôi sẽ không ngần ngại được sát cánh với quý vị xông pha vào mặt trận bất cứ ngày nào, giờ nào, và bất cứ nơi đâu. Cũng như quý vị, tôi cũng đã từng xông pha ngòai mặt trận trên những vùng đất lạ xa xôi để bảo vệ cho cuộc sống và nền tự do mà chúng ta, những công dân Hoa Kỳ, được an hưởng từng ngày từng phút. Sự khác biệt giữa thế hệ của chúng tôi và thế hệ của quý vị là ít nhất, chúng tôi cũng nhận được một ít lòng biết ơn của đồng bào khi chúng tôi trở về từ mặt trận; những quân nhân của thế hệ chúng tôi là những người gặp nhiều may mắn. Nhưng còn quý vị, những quân nhân chiến đấu trong cuộc chiến ở Việt Nam – và rất nhiều những quân nhân đó đang có mặt nơi đây – những người lính đó khi trở về từ mặt trận đã phải đối mặt với sự ruồng bỏ và thù hằn của xã hội, một cái xã hội đã vội quên đi giá trị của hai chử tự do và nghĩa vụ của một công dân Hoa Kỳ. Tuy vậy, cho dù quý vị đã không nhận được lòng biết ơn của công chúng cũng như phải đối đầu với những lời tuyên truyền một chiều của giới truyền thông, quý vị đã kiên cường chiến đấu và chưa từng chiến bại trên bất cứ một trận đánh nào trong gian đọan đó, từ thung lũng Ia Drang, Khe Sanh, ngọn đồi Hamburger, Tết và còn nhiều hơn nữa. Tôi và quý vị, chúng ta là những người lính, mà là lính, chúng ta thi hành nhiệm vụ theo quân lệnh, tận lực 110% trong bất cứ hòan cảnh khó khăn nào – và có những người lính đã cho hết tất cả — những người lính đó chính là những người hiện đang nằm sâu trong lòng đất thánh nầy. Về phần tôi, đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội, không những ban cho tôi một cuộc sống tự do, mà còn cho tôi cơ hội để phục vụ trong một quân đội hùng mạnh nhất trên quả địa cầu nầy, để bảo vệ cho nền tự do và cuộc sống của người dân Hoa Kỳ. Và tôi cho rằng đây là một vinh dự to lớn nhất trong cuộc đời tôi. Vâng, đất nước Hoa Kỳ tuy không phải là một quốc gia tòan thiện tòan mỹ, nhưng tôi có thể chứng minh rằng sau hơn 35 quốc gia mà tôi đã từng đi qua, Hoa Kỳ vẫn luôn là một quốc gia tốt đẹp nhất trên trái đất nầy. Đối với những kẻ luôn than phiền về đất nước nầy; bôi nhọ quê hương nầy; nếu họ có thể tìm được một vùng đất nào trên thế giới tòan thiện hơn quê hương nầy, xin họ cho tôi biết, tôi sẽ mua cho họ một vé máy bay một-chiều, điểm đến họ tự chọn, và tôi muốn họ đừng bao giờ trở lại đất nước nầy nửa. Vì tôi rất tự hào là một công dân Hoa Kỳ và tôi không bao giờ muốn sống chung với những người đó. Tuy tôi còn nhỏ trong thời gian chiến tranh đang xảy ra tại Việt Nam, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được và yêu quý sự tự do mà chúng tôi có ở miền Nam Việt Nam. Người anh ruột và 2 cậu của tôi là sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), cũng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ cho nền tự do của quê hương mình. Nền tự do mà người dân miền Nam an hưởng trước 1975 sẽ không bao giờ có được nếu không có những sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ QLVNCH cùng sát cánh với những người lính của các quân binh chủng Hoa Kỳ, những người lính Mỹ đó giờ chúng ta gọi là cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Kèm theo đây, tôi cũng muốn gởi lời cảm ơn thành kính nhất đến gia đình và thân nhân của hơn 58,000 vị anh hùng ngã xuống và tên họ đã khắc sâu trên Bức Tường Chiến Tranh Việt Nam tại Thủ Đô Hoa Thinh Đốn. Nếu không có những vị anh hùng nầy, chúng tôi, người dân của miền Nam Việt Nam, sẽ không có thể có được một cơ hội để an hưởng nền thịnh vượng và thấm hiểu được giá trị của hai chử “Tự Do”. Tuy thời gian “Tự Do” đó có ngắn ngủi, nhưng chúng tôi đã học hỏi được cái giá trị của hai chử “Tự Do”. Và vì thế, xin quý vị nhận nơi đây lời cảm ơn chân thành nhất từ con tim của tôi cho những ngày tháng Tự Do đó mà quý vị đã cho chúng tôi . Sau chiến tranh Việt Nam, hàng trăm ngàn người dân Việt Nam đã vượt biên để tìm tự do; đã có không biết bao nhiêu những người vượt biên đã bỏ mình trên biển sâu hoặc là trong rừng sâu núi thẩm ở Lào và Cambodia trên bước đường đi tìm tự do. Những người vượt biên đó được mọi người gọi là “Thuyền Nhân,” hoặc là như tôi, những người vượt biên “Đường Bộ” vì tôi vượt biên qua ngã Cambodia. Những người tị nạn đó đã chọn “thà chết để được sống tự do;” họ chọn kiếp sống tự do vì quý vị họ đã cho họ nếm được cái ý nghĩa và giá trị của hai chử Tự Do. Thống Tướng Douglas MacArthur có nói rằng “người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tan biến theo thời gian.” Nhưng tôi muốn cho quý vị biết rằng ” quý vị có thể chết vì tuổi già, nhưng sẽ không bao giờ tan biến theo thời gian” bởi vì quý vị sẽ sống mãi trong con tim và khối óc của hàng triệu người Việt và cộng đồng Việt Nam trên tòan thế giới. Mỗi khi tôi gặp một cựu chiến binh Việt Nam, tôi luôn gởi đến họ hai tiếng cảm ơn, và tôi mong muốn tất cả mọi người điều làm giống như tôi vì những người cựu chiến binh đó đã hy sinh quá nhiều cho miền Nam Việt Nam và cho đất nước Hoa Kỳ. Tôi cũng mong muốn tất cả công dân Hoa Kỳ bày tỏ lòng cảm ơn của mình cho tất cả những cựu quân nhân cũng như những người lính đang phục vụ trong quân đội hôm nay; nếu không có họ, đất nước Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có được như ngày hôm nay; quê hương nầy sẽ không có được sự tự do mà mình đang có; và Hoa Kỳ đã không trở thành một quốc gia vĩ đại trên trái đất nầy. Xin nhận nơi đây lời chào kính trọng của tôi đến tất cả những cựu quân nhân và những người lính có mặt ở đây ngày hôm nay. Xin ơn trên phù hộ cho quê hương nầy cũng như phù hộ cho tất cả quý vị.”

  6. Phước Phan says:

    Mời quý vị đọc :
    Bích Huyền
    Bích Huyền “Văn Cuối Cùng! ………. !!!!! Tuần rồi bé Giang cũng có làm bài tập làm văn y chang tấm hình này. Đại khái thế này: ” Em ra đường nhìn thấy một người VN tay chân đều cụt không thể nắm bắt hay đi đứng đang bò lăn xin ăn, có một ông Tây đến bưng một hộp cơm gà, ông ta ngồi bẹp xuống đường bất kể, và dìu người ăn mày ngồi dậy dựa vào chân ông, ông vội lấy vạt áo thung của ông lau cái miệng nhơ nhớp và cẩn thận đút từng muổng từng muổng cơm , sự ngạc nhiên của người ăn xin hiện rỏ, ông ta vừa trợn tròn đôi mắt vừa há to miệng để ông tây đưa thức ăn vào…Sau 3 cái nuốt vội vì quá đói, ông ta đột nhiên hậm hực…thức ăn từ miệng trào ra, đôi mắt ông ta khép lại và nước mắt chảy như khe suối theo khóe mắt, ông Tây vội đặt dĩa cơm xuống đường ôm chầm lấy ông, lâm râm mấy câu …i love you baby..ilove you baby… anh ăn xin gục đầu vào ngực ông Tây khóc bật thành tiếng…và nhìn từ xa.. mặt anh ăn xin hình như bị ướt sũng… thì ra không phải nước mắt của anh ăn xin làm ướt mặt, vì nước mắt đâu nữa mà ra khi phải cố hết sức để bật thành tiếng rống khô khan vì cảm xúc quá mạnh… Chính là giọt nước mắt của ông Tây. Phải, Giang đã thấy rỏ ông ta to con dạm dỡ cho nên nước mắt của ông ta khủng thật…những giọt nước mắt ông Tây lăn trên mặt anh ăn xin đến đâu cũng đều đổi màu đen nhơ nhớp, bởi vì có lẽ cuộc đời anh ăn xin này có bao giờ được rữa mặt cho dù một lần kể từ khi tay chân lìa khỏi thân mình…! Anh Tây cởi nốt cái áo thung ra lau mặt cho anh ăn xin xong lại lau tiếp theo vào mặt ông ấy vì lệ nhòa đôi mắt làm ông không thấy đường, không biết có phải vì vậy hay vì quá thương người cảnh khó mà ông quên đi vệ sinh tối thiểu giử cho ông hay không. Dòng người tấp nập, tiếng kèn tiếng nói inh ỏi giữa khói bụi mịt mù…lạ thay! Không một ai ném cái nhìn, cái gì đang xảy ra dưới chân mình. Anh Tây vẫn bịn rịn lúc từ giã đứng lên, anh ta vụt bước đi, khi đến bức tường đối mặt anh ta ngước nhìn lên bức tường rồi lăm răm thế này: -shameful truth..! – corrupt regimes..!….Giang không hiểu ông nói gì, cứ ghi rõ từng lời như vậy. Lúc này, Giang mới khám phá ra là Giang cũng đang khóc, nước mắt Giang làm mờ chữ viết cũng vội kéo áo thung chặm cho ráo kẻo cô rầy. Bài tập làm văn tự thuật câu chuyện sống thực này Giang nộp cho thầy. Năm ngày sau, Giang được gọi lên văn phòng Giám hiệu, Giang ngồi suy nghĩ không biết điều gì thì được ban tư tưởng giáo dục dạy biểu thế này. – Có ai xúi quẩy em làm bài tập này không? – Dạ không có. – Thế em có biết làm văn thế này là vi phạm nghiêm trọng không? – Dạ không. – Em có biết như vậy là phản động, là bôi bác chế độ ta không? – Dạ cũng không. Dạ thưa thầy, em viết sự thật muh…- Thầy nổi giận đập bàn quát! Dù là sự thật em cũng không được phép viết đúng như vậy, Bác Hồ đã từng dạy 100 năm trồng người em còn nhớ không? Em đã phụ lòng bác kính yêu của chúng ta rồi… Giang về nhà lòng miên man nghĩ ngợi, chợt hiểu ra là thầy cô buộc Giang phải học tập cách nói dối, phải biết vô cảm mà không có quyền biết thương xót, phải biết nén đau thương để quen chịu đựng như mọi người, phải biết nói dối để tồn tại…Giang tự thấy xấu hổ quá! Xấu hổ cho một thằng học trò không bằng cái cử chỉ nhỏ nhường miếng bánh cho bạn của mấy đứa đánh giày ngoài chợ cầu kho….Một buổi chiều….Giang viết vài hàng cho mẹ đặt dưới gối, và hành động gian dối lần cuối cùng là đặt chiếc gối thay Giang, trùm chiếc mền kín đầu, lẻn nhà ra đi bụi đời kể từ chiều hôm ấy… Cầu Kho chiều 09 tháng 06 năm 2012 (Giang Le )

  7. Việt Anh says:

    SQ VNCH cao cấp thì cần gì phải trả lời cho ông ?Họ không thèm trả lời cho ông ! com của ông viết không ra hồn thì người ta phản bác, tôi có 1 phản hồi cho ông vậy tôi là SQ cao cấp VHCH à ? Hãy xem lại mình viết gì mà bị phản bác.

    • Builan says:

      Chỉ muốn thưa vơí Việt Anh – Tôi dã dọc nhiều coms cuả bạn.
      Tôi cố gắng hiểu xem ĐỐI TỰỢNG nhắm đến là ai – Nhiều trường hợp dễ hiêu ! Tuy nhiêu trong com nầy, vị trí nầy phaỉ tìm dò, vẫn thấy khó !!!

      Xin được góp ý
      _Trả lời AI thì lick ngay vào REPLY (đỏ) ngay dưới ý kiến đó !
      _Trường hợp hết giới han (Không có REPLY) thì chiụ khó nêu TÊN !
      * Xin hỷ xã nếu có phật lòng !
      Chúc vui khoẻ

  8. VĂN says:

    Ở VNCS tiền hưu không đủ sống, 2 vợ chồng liệt sĩ già đắt nhau đi ăn xin là chuyện …thường ngày ở huyện ( báo Tuổi Trẻ đăng). Một số là thành phần ĐƯỢC đi làm , có biên chế, thì già tiền hưu chỉ đủ …mua gạo . Còn nếu là thường dân thì già …trắng bốc , đi ăn xin vẫn là thượng sách !
    Theo như lời ông quandan nambo này thì mấy ông, bà Việt kiều sướng hơn tiên, cứ làm biếng thả ga thì cũng có tiền già để sống. Cần đíu gì về VN ?Chỉ chứng tỏ cái chế độ của xã hội Mỹ quá nhân bản ! Còn hơn tại VN thì cứ dắt díu nhau bị gậy mà đi ăn xin ! Ba thằng CAM ngồi gõ máy lương bổng bao nhiêu,khi già thì tiền già cũng chỉ đủ mua gạo, thì cũng vác bị gậy ra ngồi gốc đường là …thượng sách !

  9. Việt Anh says:

    Gừi anh Quandan nambo.
    Dạ, Em còn những 40 năm mới lãnh tiền hưu tại xứ Đập dập – Lồ ô – Làm vách.
    Nè, như bác Tiên Ngu nói , vậy chứ có xấu hổ cái xuất thân của mình không mà cứ mượn cái áo Quandan nam bo ra mà che thân ? VC thì cứ vỗ ngực mà khoe VC cho nó oai .

    • quandannambo says:

      việt anh và tiên ngu là hai cái tên ảo
      bảo tớ vổ ngực xưng tên thật à
      cứ đợi đấy

  10. Phước Phan says:

    Mời quý vị đọc bài của Lê Tất Điều( Kiều Phong) về cán bộ Nguyễn viết Ty
    Tống Cổ về Việt Nam Ăn…
    Kiều Phong

    Ông Võ văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.

    Tờ Quê Mẹ, như phần lớn những tờ báo của người Việt lưu vong, thường đem tội lỗi của Đảng Cộng sản Việt nam ra phân tích cặn kẽ, châm trích cay nghiệt. Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của những đảng viên cộng sản trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ, khoe khoang nước giàu dân mạnh, Việt nam đói rách hiện nay chính là đuốc soi đường cho nhân loại…

    Làm công việc khen ngợi một bọn độc tài, bảo vệ uy tín cho một chính quyền cỡ như chính quyền Hà nội hiện nay quả là một việc làm có tính cách Mác xít, vì nó đòi hỏi sự lao động cật lực, vất vả lắm. Còn những người làm công việc giễu cợt ở tờ Quê Mẹ thì có vẻ khơi khơi, thoải mái … Một bên chê, một bên kia ra công nâng bi, hận thù to dần. Cho đến một hôm, Nguyễn viết Ty, chủ nhiệm Đoàn Kết chịu không nổi nữa, hắn viết cho ông Võ văn Ái và tờ Quê Mẹ những dòng nguyên văn như sau:

    *“Kể từ nay tôi rất mong ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng chó lại – chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và bị tống cổ về Việt nam ăn cứt, Chủ báo Đoàn Kết Nguyễn viết Ty, 70 Rue Magazine 75006 Paris quyết liệt tranh đấu”.*

    Những lời lẽ trên đây được in trên tờ Đoàn Kết, in nguyên thủ bút của tác
    giả. Có lẽ chủ báo Nguyễn viết Ty cẩn thận, sợ không đăng chữ viết tay của mình lên thì không ai dám tin là hắn lại có được những câu văn chương xuất thần bay bướm lả lướt như vậy.

    Trước hết phải công nhận ngay một giá trị khó chối cãi của năm dòng văn
    chương có đầy đủ chó với cứt đái của chủ nhiệm báo Đoàn Kết: Nó độc đáo lắm, độc đáo không ngờ. Đoàn Kết đại diện cho tiếng nói lập trường của nhà nước cộng sản Việt nam ở Pháp, ở thủ đô văn hóa, lâu nay Đoàn Kết cũng cố gắng nhiều có đưa ra những bài văn ghê gớm, nhưng chỉ có những dòng như trên mới thực sự đại diện cho tư cách, lập trường và nền văn minh của chính phủ ta. Nó vừa độc đáo vừa cô đọng, đáng được đem về dâng cúng ở ngôi mộ của bác Hồ để bác được thêm một dịp vui mừng về nền văn chương của con cháu bác, những đứa ở xa vẫn nói và làm đúng theo lời bác dậy.

    Cán bộ Nguyễn viết Ty nên cám ơn ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ. Lâu nay chắc cán Ty có viết bài, có hoạt động văn chương với tư cách chủ nhiệm, nhưng tài nghệ của cán Nguyễn viết Ty không mấy ai rõ. Chính nhờ Quê Mẹ chọc ghẹo, chế diễu, cán Ty nổi sùng lên mà văn tài bỗng phát tiết hết ra, lồ lộ thành câu thành chữ, tinh anh của người nhà nước chỉ trong có mấy câu ngắn ngủi đã hiện rõ mồn một, khách thập phương bỗng dưng được một dịp cười chết bỏ.

    Có lẽ quí vị độc giả không nên cười nhiều vì e rằng chúng ta đang cười
    trên sự đau khổ của người khác. Cán bộ Nguyễn viết Ty, trong cơn giận dữ đã tiết lộ hơi nhiều bí mật quốc gia, bí mật của Đảng, và quan trọng nhất tiết lộ những điều anh ta chỉ dám nghĩ lén trong đầu.

    “… VỀ VIỆT NAM ĂN CỨT”. Chủ nhiệm Đoàn Kết viết như thế. Lạ quá. Những người Việt di tản còn nhớ là trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 không có ai dùng cứt làm món ăn cả. *Nay một cán bộ của nhà nước mời gọi người ta về Việt nam ăn món ấy, thế chắc là Cách mạng đã phát minh ra một món ăn mới?
    Và chắc các đồng chí Đảng viên cao cấp đã có thử cả rồi mới tính phổ biến sâu rộng trong quần chúng! *Lâu nay chúng ta cũng đã từng nghe là nhà nước không cho dân dùng cầu tiêu máy để nhà nước tịch thu phân làm phân bón, phân quí hơn vàng… nhưng quí đến độ thành ra thực phẩm cho người Cách mạng, đến nỗi một cán bộ đem món ăn đó dính liền với Quốc hiệu thì thật quả là ít ai ngờ.

    Dù sao chuyện vô tình tiết lộ về một thực phẩm mới do Cách mạng phát minh vẫn không tai hại bằng chuyện tiết lộ những điều nằm trong tiềm thức của chính Nguyễn viết Ty, cán bộ hải ngoại, chủ báo Đoàn Kết.

    “Tống cổ về Việt Nam ”… Thế thì Việt nam là một nhà tù, một địa ngục? hay là cả hai? Có thể nghĩ Nguyễn viết Ty quên tiếng Việt? Anh ta là cán bộ mới được cử ra ngoại quốc tuyên truyền, hay đã ở Pháp quá lâu? Nhưng giả thuyết quên tiếng Việt không ổn, vì anh ta là chủ nhiệm tờ báo của Đảng. Chắc chắn con người ấy còn đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ…
    “bị tống cổ về…” sau những chữ ấy là một nơi đáng sợ, đáng ghê tởm, là
    hình phạt, là cái chốn mà con người không muốn sống. Không ai nói “tống cổ về thiên đường, tống cổ về chỗ… ấm no hạnh phúc”. Người ta chỉ nói “Tống cổ mày xuống địa ngục, tống cổ mi vào tù, tống cổ nó vào chuồng cọp”. Như thế Nguyễn viết Ty đem Việt nam ra dọa “tống cổ” người ta về chả hóa ra Việt nam là chỗ đáng ghê sợ, đáng tởm lắm sao? Anh ta trong lúc thảng thốt, đã tính đồng hóa xã hội Việt nam bây giờ với một thứ nhà tù, một địa ngục, hay một chốn lưu đầy ?

    Điều khốn khó cho anh ta là, trong lúc “hốt hoảng” anh ta đã nói lên cái
    sự thực không làm ai ngạc nhiên. Cả thế giới đã tố cáo Việt nam là địa
    ngục, là nơi con người sợ chết khiếp nếu bị sống trong đó, là trại tập
    trung là nhà tù khổng lồ. Nếu hai ông Ngụy dọa nhau: tống cổ mày về Việt nam, điều ấy rất có ý nghĩa, ai cũng hiểu.

    Nhưng Nguyễn viết Ty, anh ta là cán bộ cao cấp, nhiệm vụ căn bản mà Đảng giao phó là phải ăn gian nói dối để vẽ nên một Việt nam huy hoàng, đầy tự hào, một Việt nam lôi cuốn những thanh niên dại dột kiêu hãnh trở về phục vụ. Đảng muốn anh ta nói rằng về Việt nam sống là một vinh dự … Tất cả những điều gian dối mà những tờ báo Việt ngữ ở Pháp, ở Gia nã Đại, ở Mỹ, ở khắp nơi huênh hoang lâu nay không vì cái mục đích tô son đánh phấn cho mục đích đó sao?
    Trong nhiều năm nhiều tháng nhiều ngày, nỗ lực thổi phồng sự cai trị của
    Đảng, vẽ ra những hình ảnh tổ quốc, thiêng liêng, bịa đặt những chuyện đồng bào hạnh phúc. Đùng một cái, hạ luôn Việt nam xuống thành một thứ địa ngục, một nhà tù dã man, một thứ ông kẹ đáng ghê tởm để đe dọa người ta? Cơn giận dữ, hốt hoảng của Nguyễn viết Ty quả thực là tai hại.

    Lập trường của anh ta ra sao, chắc Đảng biết rõ hơn ai hết. Nhưng đọc
    những dòng anh ta viết thì thấy cái lập trường ấy vẫn còn một chỗ hở, vẫn
    chưa kiểm soát nổi những toan tính của anh ta. Anh ta có nhiều điều giấu
    Đảng, giấu thật kỹ trong tiềm thức.

    “Về Việt nam ăn…”, “bị tống cổ về Việt nam…” những điều ấy bật ra trong cơn giận dữ hốt hoảng vì chính anh ta cũng sợ chuyện phải về Việt nam, sợ lắm, sợ đến nỗi nghĩ rằng đem điều ấy ra dọa thằng khác thì thằng khác cũng chết khiếp, cũng teo bu gi, tê liệt không dám cục cựa nữa.

    Một cán bộ cao cấp, cầm đầu một cơ quan tuyên truyền cho Đảng ở hải ngoại mà lại coi cái chuyện phải về Việt nam như một chuyện xuống địa ngục, vào lò sát sinh, vào chỗ bị hành hình. Tình cảnh ấy khôi hài và bi đát quá. Đời sống ở Tây đã làm hỏng anh ta rồi, đã đưa vào tiềm thức anh ta sự ghê tởm, khiếp hãi đất nước. Một con người mang trong tiềm thức những nỗi hãi sợ như thế mà rồi mai đây lại tiếp tục viết những bài ngợi ca đất nước tươi đẹp vinh quang, về phục vụ Tổ quốc là niềm vinh hạnh là nỗi tự hào… Đảng quen gian dối, đóng tuồng, nay cũng được đền đáp bằng những sự gian dối, đóng tuồng xuất sắc.

    Pháp là một thủ đô văn hóa, người Việt tập trung ở Pháp cũng có tầm kiến thức cao. Trong một nơi như thế, kẻ được chọn cho tiếng nói của nhà nước cộng sản Việt nam hẳn phải là một thứ cán bộ khá (ngoại trừ trường hợp đó là kẻ có họ hàng với một Đại đồng chí nào đó được cho vào trong ê kíp tuyên truyền hải ngoại để ăn chơi du hí). Một cán bộ xuất sắc và quan trọng của Đảng, trong một cơn hốt hoảng vớ vẩn bỗng dưng trút lên đất nước Việt nam những từ ngữ tục tằn, những lời tố cáo gián tiếp “về Việt nam ăn…” về Việt nam như vào nhà tù, như xuống địa ngục… Chao ôi! Cái nền nhân tài của Đảng ta xem chừng đã thưa thớt lắm rồi. “Không có chó bắt mèo chấm chấm…” thì cũng chẳng thê thảm đến nỗi thế vì con mèo dù không chu toàn bổn phận chắc cũng không đến nỗi vấy đồ dơ lên khắp nhà, lên mặt mũi mồm miệng những ông chủ nhà như thế.

    Món ăn Cách mạng mới phát minh sau năm 1975 như thế xem ra không có lợi cho trí óc. Chính trị Bộ có nên nghiên cứu một thực phẩm khác cho các nhà lãnh đạo Đảng sáng suốt hơn chăng?

    • Thiền M Lê says:

      Cám ơn ông Tuấn Phan. Bài của ông Lê Tất Điều thật hay và thấm thía.

      • phuoc phan says:

        Mắt Lệ Cho Người

        Khoảng từ vài năm đầu thập niên 1980, đời sống dân chúng Sàigòn còn vô cùng thiếu thốn, đói khổ. Có nhiều đợt tù nhân chính trị được thả về. Họ là những người sĩ quan trẻ nhưng bị bệnh tật vì thiếu thuốc men hay vì “lý lịch khá trong sáng ”, không có “nhiều nợ máu với nhân dân”. Những người tù binh trở về ấy đã được dân Sàigon rỉ tai loan tin nhau, ra bến xe, ra ga đón tiếp một cách âm thầm (như mang quà bánh, nước ngọt, trái cây, quần áo và tiền để tặng, những người phu xe xích lô chở về nhà không lấy tiền ..v…v….). Năm 1990, tôi được sang định cư tại Mỹ, một trong những tình cảm đẹp trong hành trang tôi mang theo là tình thương yêu ấy của đồng bào hai miền Nam Bắc dành cho những người trẻ tuổi anh hùng thất thế ấy- mà nhà cầm quyền CS gọi là “ngụy quân ngụy quyền”. Năm 1992, tôi được cộng tác với đài VOA, tiếng nói chính thức của chính phủ Hoa Kỳ phát thanh về Việt Nam. Tôi không bao giờ quên những người ở lại, khi đó vẫn còn đang trầm luân đói rách. Trong những bài tường thuật gửi qua làn sóng VOA, những sinh hoạt cộng đồng, những tấm lòng nhân ái tại nơi xứ người hướng về người ở lại. Những bản tin như thế, mang niềm hy vọng cho người miền Nam nhất là những người tù, người vợ, người mẹ, người con Tù nhân Chính trị.

        Ngay cả đến chương trình Câu ChuyệnThơ Nhạc mỗi tối thứ sáu của đài VOA, tôi cũng vẫn có những bài dành cho những người bất hạnh nhất trong một đất nước đã hết chiến tranh. Vâng, cho dù chiến tranh đã tàn nhưng khói của nó vẫn làm cho ta cay mắt.

        Tôi nhớ có một chương trình nói về một câu chuyện bắt nguồn từ một cảm xúc về bài thơ mà tôi đã giới thiệu trên đài. Bài thơ ấy như sau:

        Một chiều qua bến đò ngang

        tình cờ nghe bài hát cũ

        người hành khất mù và cô gái nhỏ

        cây guitar lạc phím tự bao giờ

        Cô gái hát

        nỗi đau mênh mông của người tình phụ

        chiều bay mưa hiu hắt dòng sông

        khách qua đò cuối năm lưa thưa

        có người dừng lại

        xót xa trong lòng nhưng túi rỗng không

        Mấy mươi năm rồi người con gái qua sông

        tôi viết lời ca sao buồn quá vậy?

        những câu hát cho lòng tôi thuở ấy

        ai biết bây giờ

        người hành khất hát để ăn xin

        Yêu bài thơ ấy của Đynh Trầm Ca, tôi đã biên soạn một ch/trình Thơ Nhạc “nhớ người thương binh” và sau bài thơ là ca khúc Mắt Lệ Cho Người của Từ Công Phụng. Thời gian sau đó, tôi nhận được một lá thư thính giả từ trong nước. (khi đó chưa có email nên phong thư giấy rất thô sơ, vàng úa vì loại giấy dùng rồi phải nấu lại vài ba lần, tem thư cước phí rất đắt do nhiều người chung góp).

        Trong thư kể rằng, cũng từ cảm xúc của bài thơ ấy, những người tù xưa đã kể lại một câu chuyện tình ly biệt.

        “Có hai người bạn ở trong tù, rất thân nhau. Họ là hai người bạn thời trung học. Lớn lên mỗi người một nơi, cho tới ngày gặp lại nhau thì buồn thay, lại ở trong một trại tù của người Cộng sản.

        Sau năm năm trong nhà tù, họ lại chia tay nhau. Một người được thả về mang theo chiếc vòng của người bạn còn ở lại, nhờ trao đến tay một người con gái ở quê nhà. Chiếc vòng đeo tay làm bằng vỏ đạn có khắc bông hoa điên điển. Nhưng tiếc thay, khi tìm được đến nơi thì người con gái ấy đã không còn ở địa chỉ đó nữa…” Phần cuối câu chuyện không có kết thúc, cho nên nó đã để lại cho người đọc một niềm ray rứt thương cảm khôn nguôi.

        Nhưng sau đó tôi lại nhận được thư vị thính giả khác. Ông cho biết về một người bạn cùng ở một tiểu bang , người đã nhận mang chiếc vòng của người bạn đồng tù. Người ấy có về lại tìm người bạn xưa. Còn nỗi đau nào bằng khi gặp lại người bạn học thân thiết thời thanh bình cũ, giờ đây trong một hoàn cảnh rất bất ngờ, đầy thương tâm. Người bạn xưa ấy sau khi ra tù bị mù đôi mắt, đang là một hành khất hát rong trên một bến đò… Hai người bạn cũ gặp lại nhau trong một buổi chiều cuối năm trời mưa bay rất nhẹ. Khung cảnh buồn hiu hắt cả lòng…

        Được nghe kể rằng người yêu xưa có tìm gặp nhưng người hành khất đã chối từ: “Tôi không phải là người cô muốn tìm lại, chắc người giống người mà thôi”. Khi người đàn bà ấy buồn bã qua cầu, văng vẳng từ phía sau tiếng ghi ta và tiếng hát như đuổi theo…

        “Mưa theo dấu chân em qua cầu

        Theo những cánh rong trôi trên niềm đau

        Đời em đã khép đi vội vàng

        Tình ta cũng lấp lối thiên đàng

        Như cánh chim khuất ngàn

        Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu Mưa… soi dấu chân em qua cầu

        Theo những cánh rong trôi trên niềm đau

        Thời nào yêu hết trái tim buồn

        Lời nào yêu hết trái tim buồn

        Xin giữ trong mắt lệ

        Nhòa theo từng gót chân người trông vời

        Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức,

        Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên

        Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở

        Em thấy không cõi đời vô vọng… Xin em hãy cho tôi tạ tình,

        Khi em đã đi qua quãng đời tôi

        Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn,

        Và lệ em rớt trên môi nhạt

        Đôi mắt em rất buồn,

        Đôi chúng ta rất buồn,

        Vàng câu tình cũ

        Xin gửi cho đời…

        Trong đời sống, chia ly là chuyện bình thường. Nhưng có lẽ không có cuộc chia ly nào mà không có nhiều nước mắt đớn đau kể từ năm 1975. Bao nhiêu gia đình tan nát. Hai vợ chồng đôi ngả chia xa, hai người yêu nhau muôn đời cách biệt. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng dù thời gian có xóa nhoà đi tất cả, dù không gian có cách xa, họ vẫn mãi nhớ nhau. Rồi có một phút giây nào đó gặp lại, họ nói với nhau lời tạ từ, nghẹn ngào trong hạnh phúc đắng cay, nhạt nhòa mắt lệ…

        Tháng 6/2012
        Bích Huyền

Leave a Reply to Việt Anh