WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]

Tiếp phần [1]

rut khoi da nangNguyên nhân và hậu quả

Phạm Huấn nói:

“Tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, đau thương khủng khiếp. Và hai Cửa Thuận An, Tư Hiền thật sự biến thành những “bãi chết”, trong vùng “Biển máu”

(Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 58).

Theo ông triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên,  nó cũng chỉ là cuộc hành quân phá sản.

Cuộc rút quân đã rối loạn, hỗn độn và thất bại ngay khi bước sang ngày thứ hai, 24-3-1975. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức thật tồi tệ và bị tê liệt từ lúc khởi đầu. Các cấp chỉ huy ở những cấp cao nhất và có trách nhiệm về cuộc rút bỏ Huế, đã không thành thật với nhau, phản bội, dối trá và bỏ rơi cấp dưới.

Kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20 ngàn Chủ lực quân, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác, cùng với cả trăm ngàn dân chúng, các lực lượng địa phương quân, công chức và gia đình họ, nhưng hai cửa Thuận An và Tư Hiền không được phòng thủ bảo vệ. Sự phối hợp và chỉ huy giữa Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn và hải quân thật lỏng lẻo. Không có lịch trình lên tầu ưu tiên, rõ ràng cho các đơn vị. Các đơn vị Quân Đội và dân chúng cứ tiếp tục đổ về hai cửa biển này để rồi chết chồng chất lên nhau”

(Phạm Huấn, sách đã dẫn, trang 57)

Nói về nguyên nhân sự sụp đổ nhanh chóng của Quân đoàn I, ông  Cao Văn Viên, cho rằng do sự rối ren của ta và nhất là lệnh của TT Thiệu không rõ ràng dứt khoát.

“Với cán cân lực lượng và địa hình thuận lợi cho CSBV, Vùng I, lực lượng VNCH không thể nào chống cự lâu dài trong cuộc tổng tấn công của địch. Nhưng phải nói, tình hình quân sự xấu đi một cách nhanh chóng vì sự sa sút tinh thần và những rối ren, lúng túng của ta, hơn là áp lực địch. Lệnh tái phối trí – tuy cần thiết – không rõ ràng và dứt khoát”

(Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 183)

Theo Tướng Viên binh sĩ nhiều người bỏ hàng ngũ đi tìm gia đình trong làn sóng người tỵ nạn, họ quan tâm lo lắng về gia đình mình hơn là lo về đơn vị và sự tấn công của CS. Làn sóng người di tản làm náo loạn cả lên đã là một trong những nguyên nhân gây ra sụp đổ nhanh chóng cho cả Quân khu.

“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Trong những ngày cuối cùng ở Vùng I, vị tư lệnh Quân đoàn không chỉ đối phó với những khó khăn về quân sự, ông còn bận tâm với vấn đề tỵ nạn. Và khi chánh quyền trung ương bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ. Như chúng ta thấy, vấn đề tị nạn làm đảo lộn tất cả kế hoạch quân sự của Vùng I.”

(Cao Văn Viên.  Những Ngày Cuối Của VNCH, trang 184,185.)

Chúng ta thấy ông Cao văn Viên có nhiều mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới hơn 8 sư đoàn (trang 160),  gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được, coi trên bản đồ ngày 19/3 (trang 166) ta chỉ còn kiểm soát được chưa tới 1/3 diện tích Quân khu I. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Chu Lai vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch. Chẳng lẽ sự tấn công ồ ạt theo thế gọng kìm trên đánh xuống dưới đánh lên của BV không phải là áp lực gây hỗn loạn cho quân dân miền nam.

Tác giả Nguyễn Đức Phương (Sách đã dẫn trang 762, 763, 764) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn khi lui binh, theo ông có 4 nguyên nhân chính.

-Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai có thể đúng tuy nhiên TT Thiệu chỉ chấp nhận lui binh cho đến giờ phút chót. Đến khi đã quá muộn ông lệnh cho Tướng Trưởng chỉ rút Sư đoàn TQLC còn tất cả bộ binh, thiết giáp, pháo binh đều bỏ lại, không có một kế hoạch nào để phối hợp Hải Lục Không quân trong trường hợp lui binh, hoàn toàn không có một sự tiên liệu nào.

-Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, TQLC được đưa vào thay thế các vị trí của Nhẩy Dù khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến  dân chúng hoang mang mất tin tưởng vào chính phủ và quân đội, binh sĩ cũng mất tinh thần, hốt hoảng khi trông thấy trước nguy cơ sụp đổ như đã diễn ra tại Vùng II.

-Chiến tranh tâm lý có lẽ là nguyên nhân quyết định sự thất thủ Quân khu 1, tin đồn cắt đất nhường cho CS dồn dập từ Vùng II, nay Huế bỏ ngỏ khiến cho dân quân càng tin là đúng, dân di tản náo loạn cả lên, quân nhân bỏ hàng ngũ để tìm kiếm gia đình khiến cho đơn vị rã ngũ nhanh chóng.

-Hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn của cuộc lui binh, thiếu khả năng vô trách nhiệm là nguyên nhân chính khiến cho kế hoạch lui binh không thể thực hiện được. Vị Tư lệnh Quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp như Phạm Huấn đã viết.

Cũng theo Nguyễn Đức Phương nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, thiếu cấp chỉ huy các đơn vị lần lượt tan hàng, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.

Phạm Huấn nhân định rằng các Tướng Việt Nam gặp trở ngại khi lãnh đạo đất nước cũng như chỉ huy mặt trận.

“Một viên chức cao cấp của Mỹ, sau này đã phát biểu về cuộc rút quân tại Huế và Đà Nẵng:

‘Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hầu như không ai có đủ kinh nghiệm, để tự mình có thể chỉ huy một cuộc hành quân qui mô với nhiều đại đơn vị trên chiến trường!’.

Sự sụp đổ mau chóng của Quân Đoàn I, vỏn vẹn trong 9 ngày, sau quyết định rút bỏ Huế lần thứ hai ngày 20-3-1975, đã làm kinh ngạc mọi giới. Những người ngưỡng mộ và kính phục Tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng, sự thảm bại này là hậu quả của quyết định sai lầm, trong chiến lược “Đầu bé Đít to’ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ, Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với những đau thương, kinh hoàng trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng”

(Sách đã dẫn, trang 103, 104.)

Cuộc triệt thoái tại hai quân khu đều đã xẩy ra những biểu hiện tiêu cực của nhiều sĩ quan cao cấp bỏ đơn vị chạy, cả một quân khu không có ai chịu trách nhiệm.

“Kể từ ngày 15-3-1975, hệ thống chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I của Tướng Lâm Quang Thi và các Tư Lệnh Mặt trận 2 chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên đã không còn giữ đúng với trách nhiệm, quyền hành và vai trò của mình nữa. Không một Tướng Lãnh, một giới chức Quân sự cao cấp nào dám nhận trách nhiệm khi cần ban hành những quyết định quan trọng. Trung tá Đào Trọng Vượng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân nói rằng: ‘Họ lặn hết. Tất cả những lệnh đều do các Sỹ quan Phòng Nhì, Phòng ba, cấp Thiếu Tá chuyển lại’.

Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân từ Quảng Ngãi ra thay thế Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, phòng thủ tuyến đầu Vùng Giới Tuyến. Lực lượng Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân với quân số 100 phần trăm, và Pháo Đội đại bác 105 ly khoảng 1500 người, từ ngày đầu tiên, cho đến ngày rút quân 23-3-1975, gần hai tuần lễ, không nhận được bất cứ một lệnh chính thức nào của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, hoặc Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến”

(Phạm Huấn sách đã dẫn, trang 41.)

Nguyễn Đức Phương cùng một nhận xét như trên.

“Theo lời của Đại tá Nguyễn Huy Lợi thuộc Biệt Khu Thủ đô thì một số sĩ quan thuộc Quân đoàn I chạy thoát được về Sài Gòn cho biết tình trạng của quân đoàn như sau ‘Cấp tiểu đoàn không biết họ phải làm gì. Trung đoàn trưởng của họ đã đi mất và chính họ không biết phải đi đâu và  không ai chỉ thị cho họ biết những gì phải làm. Sau quá nhiều chán nản tuyệt vọng, không một ai chịu trách nhiệm cho cả quân khu”

(Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 764, 765)

Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng cho rằng việc cấp chỉ huy bỏ đơn vị chạy trước là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ Quân đoàn I, theo ông tại đây cấp chỉ huy không quân nhiều người đã lên trực thăng bay về phía Nam bỏ cấp dưới ở lại.

Sự thực khó thể chối cãi được là áp lực và hỏa lực vô giới hạn của BV đã khiến quân đội VNCH phải rút bỏ nhiều tỉnh, quận để co cụm lại lập phòng tuyến mới nên càng bị mất tinh thần. Các cấp chỉ huy không thấy một tia ánh sáng nào, ngay cả TT Thiệu cũng đã mất tinh thần rối trí chứ đừng nói các cấp thuộc hạ. Biết là tình thế không thể cứu vãn nổi nên nhiều người đành phải chọn kế “tẩu vi thượng sách”.

Theo ý kiến Tướng Toàn (trang 405, Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975), mặt trận Trị Thiên bỏ ngỏ vì TT Thiệu đã chủ trương rút bỏ những vùng rừng núi ít dân để bảo vệ những vùng trù phú. QK I chỉ giữ tới Đà Nẵng. Đó là một quyết định tai hại là nguyên nhân chính đưa tới thảm kịch như trên. Trang 407 ông nói đài BBC bình luận miền nam VN có thể sẽ chia cắt ngang từ vĩ tuyến 13, miền nam khó có thể tồn tại được, nguồn tin đã thúc đẩy quân dân hối hả chạy về phương nam. Quân đoàn II bị thảm bại trên đường triệt thoái cũng đã ảnh hưởng nặng đến tinh thần QK I. Sáng ngày 20/3, TT Thiệu đã tuyên bố tử thủ Huế đến chiều lại cho lệnh rút bỏ khiến người dân không ai còn tin tưởng vào chính phủ.

Phải nói đài BBC tuyên truyền xuyên tạc với mục đích phá hoại hơn là loan tin cũng là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thảm cảnh hỗn loạn, tháo chạy tại miền Trung.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người đóng vai chính tại chiến trường Hoả tuyến có viết sách về cuộc chiến Mùa hè đỏ lửa 1972 nhưng không thấy, không nghe  nói ông viết sách về sự sụp đổ Quân đoàn I năm 1975. Về Quân đoàn I trong trận chiến này chỉ thấy ghi lại trong một bài ngắn “Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn Một” đã đăng trên nhiều báo Việt Ngữ tại Hải ngoại từ nhiều năm qua. Nhưng bài này không phải do chính Tướng Trưởng viết ra mà do một người khác ghi lại (Lê Bá Chư, Lịch sử ngàn người viết) lời thuật của Tư lệnh nên cũng không thể coi đó là hoàn toàn ý kiến của ông.

Nội dung bài viết có nhiều điểm trái ngược với các tài liệu, sách vở nói về cuộc Triệt thoái này. Mở đầu bài viết nói.

“Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh binh chủng khác. Lần này thì chỉ một mình tôi thôi”

Theo ông Cao Văn Viên, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương và cả ý kiến của Thiếu Tướng Hoàng  Lạc, Tư lệnh phó Quân khu I thì trong các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại dinh Độc Lập ngày 11/3, ngày 13/3 và 19-3 do ông Thiệu chủ tọa như đã nói trên đều có mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn quang, riêng buổi họp ngày 19-3 thì có thêm Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Tổng thống Thiệu không hề gặp riêng một Tướng nào, không nghe thấy một tài liệu nào nói như vậy. Về ngày 13/3 nêu trên, Tướng Hoàng  Lạc, phó Tư  lệnh Quân khu 1 cho biết Tướng Trưởng được mời về Sài Gòn trình bầy trước Hội đồng an ninh Quốc gia, các tài liệu của BộTTM, của Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương cũng đều nói như vậy.

Bài viết nói tiếp

“Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi…..

… Tôi trình bầy cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di bất dịch là: Phải rút khỏi Quân Đoàn 1 càng sớm càng hay….

Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt nam sẽ thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên”

Theo Tướng Cao Văn Viên, Tướng Hoàng Lạc, tác giả Nguyễn Đức Phương… trong phiên họp ngày 13/3 TT Thiệu chỉ mới lệnh cho Tướng Trưởng rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và báo cáo tình hình Quân sự của Vùng I, không nghe nói ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm 13/3 như trong bài của Tướng Trưởng. Theo ông Cao Văn Viên.

“Buổi họp ở Dinh Độc Lập vào ngày 13 tháng 3, 1975 đã được thuật lại rõ ràng ở trên. Trong dịp đó tổng thống Thiệu đã cho hai vị tư lệnh quân đoàn I và III (tướng Trưởng và tướng Toàn) biết ý định sắp xếp lại lãnh thổ VNCH sao cho phù hợp với sự cắt giảm viện trợ quân sự. Tuy nhiên tổng thống Thiệu chưa cho lệnh rút quân ở bất cứ nơi nào lúc đó, trừ việc bỏ An Lộc ở vùng III. Buổi họp ở Cam Ranh ngày 14 tháng 3 xảy ra sau khi Ban Mê Thuột mất, và tại Cam Ranh tổng thống Thiệu ra lệnh tái phối trí lực lượng của quân đoàn II để chiếm lại Ban Mê Thuột”

(Những Ngày Cuối Của VNCH trang 162)

Theo như  Nguyễn Đức Phương đã nói ở trên, Tổng thống Thiệu chỉ chấp nhận lui binh vào giờ phút chót. Ngày 13/3 ông Thiệu chỉ thị cho Tướng Trưởng trả Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tái phố trí lực lượng tại Quân khu I chứ chưa hề cho lệnh rút bỏ bất cứ một tỉnh nào. Cho đến ngày 20/3 khi tình hình Huế khẩn trương ông lệnh cho Tướng Trưởng tùy cơ ứng biến, có thể rút về bảo vệ Đà Nẵng nếu tình hình đòi hỏi.

Trong một cuộc nói chuyện với một nhà báo tại Hải ngoại, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cho rằng những bài nói về ông, khen cũng như chê có nhiều điều không đúng và ông không thích báo chí nói đến mình, như vậy bài trên đây có thể chưa chắc đã nói đúng ý của vị cựu Tư lệnh Quân khu.

Trong cuộc phỏng vấn của ông Lâm Lễ Trinh, Tướng Cao Văn Viên đã kết luận.

“Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng, như trong phim ‘Rashomon’. Một trăm nhân chứng, một trăm sự thật. Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành. Hãy để cho hậu thế lượng định và phán xét”

(Lâm Lễ Trinh, Về Nguồn, trang 276).

Xem như thế sự thật chỉ là tương đối. Cũng trong bài phỏng vấn này, theo ông Cao Văn Viên, Tướng Trưởng cho biết Bộ tổng tham mưu không tăng viện theo lời yêu cầu của Quân khu I. Tướng Viên cho điều này không đúng vì ông đã tăng cường cho Tướng Trưởng cả hai Sư đoàn tổng trừ bị Dù và TQLC rồi. Bộ Quốc phòng Mỹ trả nhuận bút cho các Tướng lãnh lưu vong Việt Nam để viết tài liệu về chiến tranh Đông Dương. Trong một phiên họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Tướng Trưởng phát biểu sở dĩ thất bại là do lãnh đạo kém, chính phủ Trung ương thiếu nhân tài. Tướng Đồng Văn Khuyên, Trần Đình Thọ bênh vực cho Bộ TTM tranh luận trả lời ông Trưởng: Bộ Tham mưu đã yểm trợ hết mình cho Quân khu I, hai Sư đoàn Tổng trừ bị Dù và TQLC đều đã được tăng phái cho Quân đoàn I.

Như chúng ta đã biết năm 1972 cũng tại chiến trường Trị Thiên, hồi ấy VNCH có đầy đủ tiếp liệu đạn dược, được yểm trợ hùng hậu của không quân chiến thuật và pháo binh mà còn phải có yểm trợ của  B-52.  Tình hình tháng 3/1975 hoả lực VNCH bị cắt giảm 70%, áp lực và hoả lực BV lại mạnh hơn 1972 nhiều. Cái khó nó bó cái khôn, lãnh thổ quá rộng, lực lượng tổng trừ bị không còn. Ngoài ra TT Thiệu cũng không muốn giữ miền Trung nhưng tinh thần buổi họp ngày 11/3/1975 tại dinh Độc Lập. Cuộc lui binh của Quân đoàn I cũng chịu chung số phận với cuộc triệt thoái Cao nguyên chỉ là hành quân phá sản đã làm sụp đổ toàn bộ Quân khu khiến cho VNCH mất hơn một nửa các lực lượng tinh nhuệ.

VNCH mất khoảng 450 xe tăng , trên 400 khẩu đại bác, đạn dược, quân trang quân dụng coi như mất hết, phần đất còn lại của miền nam không thể nào tồn tại được nếu không có yểm trợ của B-52.

Dân tỵ nạn và di tản

Theo ông Cao văn Viên vị Tư lệnh Quân khu I trong khi đương đầu với địch ông còn phải quan tâm giải quyết vấn đề tỵ nạn đang trầm trọng (Những Ngày Cuối của VNCH từ trang 174-185). Khi Kontum, Pleiku mất người dân lo sợ chính quyền cắt đất nhường cho Cộng sản, hàng chục nghìn người đổ dồn về Đà Nẵng mua vé máy bay vào Sài Gòn, hôm 14/3 các Lữ đoàn Dù được điều động để về Sài Gòn khiến dân chúng hốt hoảng kéo nhau về Đà Nẵng. Ngày 19/3 Thủ Tướng Khiêm ra Đà Nẵng giải quyết vấn đề tỵ nạn, Thủ tướng cho thành lập Ủy ban Liên bộ để lo giúp dân tỵ nạn Quân khu để binh sĩ yên tâm chiến đấu. Thủ Tướng hứa sẽ tăng nhiều tầu chở dân di tản và giúp đồng bào tỵ nạn. Trong khi ấy tại địa phương các đoàn thể, hội từ thiện, phú thương… đóng góp vào cuộc cứu trợ hiệu quả hơn của Trung ương nhưng vấn đề tỵ nạn vượt quá khả năng của họ.

Từ ngày 17/3 đường Quốc lộ Một tràn ngập người và xe cộ, tại các bến cảng, tầu chở quân như quân dụng cho chiến trường Huế Đà Nẵng bị dân và lính ép phải chở họ rời bến, giới phụ trách bến tầu phải thuyết phục họ mãi. Ngày 21/3 BV cắt đường Quốc lộ I, dân tỵ nạn bèn đi về miệt biển, tầu bè được mướn hay bị cướp để chạy loạn nhưng không đủ. Ngày 23/3 tầu Trường Thanh do Bộ tổng tham mưu mướn chở được hơn 5,000 người. Huế bỏ ngỏ đêm 25/3, dân quân rút theo bờ biển về Đà Nẵng. Tam Kỳ mất 24 /3, Chu Lai di tản ngày 26/3, dân Quảng Ngãi, Quảng Tín chạy về Đà Nẵng. Ngày 26/3 Tướng Trưởng gửi Tướng Hoàng Lạc Tư lệnh phó QK I về Sài Gòn trình Tổng thống và Thủ Tướng giải quyết ngay vấn đề tỵ nạn vì thành phố sắp rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến Đã Nẵng sẽ tự sụp đổ không cần Việt Cộng tấn công. Lưu thông trong thành phố ứ đọng, dân số trước đấy chỉ có 300,000 nay có tới hơn một triệu, cướp của giết người giữa ban ngày.

Ngày 27/3 chuyến phi cơ dân sự đầu tiên mướn của Mỹ đáp xuống Đà Nẵng nhưng mỗi khi có máy bay xuống hỗn loạn diễn ra dữ dội. Các chuyến bay dân sự phải đình chỉ, giới hữu trách cho thay bằng 4 máy bay C-130, nhưng hỗn loạn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh được một lần vào ngày 29/3. Bến tầu cũng hỗn loạn, các tầu thả neo ngoài khơi Đà Nẵng, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tầu, mỗi tầu được chừng 10 ngàn thì  nhổ neo về Cam Ranh, Vũng Tầu, Phú Quốc…

Việt Cộng pháo kích tấn công Đà Nẵng mạnh vào đêm 28 /3, dân chúng tiếp tục tìm đường lánh nạn bằng thuyền bè dưới những trận mưa pháo của địch, nhiều người chết chìm khi lội từ bờ ra tầu. Bộ TTM đề nghị Phó thủ tướng Phan Quang Đán trưng dụng 13 tầu thương thuyền để chở dân tỵ nạn và kêu gọi các nước đồng minh giúp chở dân ra khỏi vùng giao tranh . Các nước hưởng ứng lời kêu gọi nhưng không thể gửi tầu tới ngay được trong khi tình hình ngày một thê thảm. Với con số người tỵ nạn quá đông cuộc di tản không thực hiện được như ý muốn, dân tỵ nạn tràn ngập các trại  ở Vùng III và Phú Quốc.

Tướng Viên nói khi chính quyền bắt tay vào giải quyết vấn đề tỵ nạn thì đã quá trễ, nó đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự của Vùng I. Người dân bị ám ảnh của quá khứ, họ quá sợ hãi khi nhớ lại cuộc tàn sát tập thể  của CS tại Huế hồi Mậu Thân 1968 cũng như tại Đại lộ Kinh hoàng Quảng Trị năm 1972 để rồi hối hả bồng bế nhau chạy về phương nam.

Cuộc di tản náo loạn khiến cho binh sĩ hoang mang không còn tinh thần chiến đấu đã là một trong những nguyên nhân chính yếu đưa tới sụp đổ cho cả Quân khu. Thầy Mạnh Tử nói Thiên thời bất như Địa lợi, Địa lợi bất như Nhân hòa. Khi kẻ địch cất quân đánh nước ta là chúng có Thiên thời, nước ta có hào sâu, thành cao là ta có Địa lợi, nhưng khi quân địch đến, quân ta quăng gươm giáo chạy là ta không có Nhân hòa.

© Trọng Đạt

©Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài liệu tham khảo

 

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987

Ngô Quang Trưởng : Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I, do Lê Bá Chư ghi chép, (Lịch Sử Ngàn Người Viết) Sài Gòn Nhỏ Dallas ngày 26-1-2007.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản 2005.

Nguyễn Văn Toàn, Lê Bá Khiếu, Nguyễn Văn: Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954-1975

Trần Văn Nhựt: Cuộc Chiến Dang Dở, nhà xuất bản An Lộc, 2003.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới, Texas 1991.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản QĐND Hà Nội, tái bản lần thứ tư, 2003

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Lâm Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

Marilyn B. young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents – Oxford University press 2002.

Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ, Ai Còn, Ai Mất. Người Việt Dallas 7-10-2005.

Lewis Sorley: Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Nguyễn Văn Châu: Nhớ Về Quân Đoàn I, Sài Gòn Nhỏ Dallas 25-8-2006.

Phan Nhật Nam: Một Đời Trung Liệt, Ba Lần Giữ Nước, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2-2-2007.

 

 

129 Phản hồi cho “Cuối tháng 3/75 tuyến đầu thất thủ [2]”

  1. PV says:

    2. Vậy thì sau khi trở về, đã gặp gỡ làm việc với chính quyền trung ương và địa phương của Việt Nam, đi thăm một số cơ sở kinh tế, trực tiếp tiếp xúc với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tôn giáo, tín ngưỡng, những người dân bình thường, hòa mình vào đời sống của nhân dân trong nước… anh có những suy nghĩ như thế nào?
     
    Dầu còn có những mặt trái, và xã hội nào cũng có mặt trái của nó, tôi thấy những cơ sở trên nói riêng và toàn dân Việt Nam ở trong nước nói chung đang tạo nên một hình ảnh Việt Nam đang thay da đổi thịt để từng bước một bắt kịp sánh vai với các dân tộc bạn trên thế giới như Thái Lan, Mã Lai, và Nam Dương. Thí dụ, dầu biết cá nhân tôi là người bị trong sổ bị đen của Bộ Công An, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn vẫn mời tôi về Việt Nam. Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã bị một số các cựu chiến binh lên án, nhưng ông có cái nhìn đổi mới và can đảm chấp nhận búa rìu dư luận thì tôi cho rằng đó là hành vi tạo sự thay da đổi thịt của đất nước. 
     
    Về vấn đề Cồn Dầu ở Đà Nẵng, tôi đã tiếp xúc với Linh Mục Vũ Dần ở nơi đó cũng như Đức Cha Châu Ngọc Tri thì được biết không có vấn đề đàn áp tôn giáo.  Linh mục Vũ Dần trước đây là Thiếu Tá tuyên uý trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đã từng đi tù cải tạo 13 năm.  Linh mục Vũ Dần cho biết  vụ Cồn Dầu chung quy chỉ là sự tranh cãi giá cả bồi thường phần đất nhà nước lấy để đô thị hóa vùng đất quê này và hiện này nhà cầm quyền đã cho đổ đất lên tới 2 mét để làm đường.  Ngài còn cho biết trên 80% dân chúng đồng ý và một số không đồng ý. Ngài cũng cho biết ngài cũng đang tranh đấu cho những vụ ngài cho rằng giá cả không hợp lý. Nói như vậy không có nghĩa là tôi quy nạp mọi sự kiện khác đều giống như vụ Cồn Dầu. Đương nhiên còn có những vụ việc có những mặt tiêu cực cần phải phấn đấu giải quyết. Ở Houston chúng tôi hàng tuần cũng có không biết bao nhiêu vụ tố cáo các cảnh sát viên vi phạm nhân quyền, lạm dụng quyền lực, v.v. và phương thức giải quyết thành phố Houston chấp nhận là lắng nghe và đối thoại chớ không phải là quy chụp và sách động.
     
    Chính vì có những mặt trái nên cần phải đối thoại để tìm ra giải pháp. Thí dụ, Bộ Ngoại Giao đã mời tôi về Việt Nam nhưng khi vào sân bay Nội Bài và ra khỏi Việt Nam ở Sân Bay Tân Sơn Nhất, hải quan vẫn thấy tên tôi trong sổ đen nên vẫn giữ tôi lại cho đến khi Bộ Ngoại Giao can thiệp làm sáng tỏ. Thí dụ khác, trong lịch trình về Việt Nam của tôi có viếng thăm quê vợ, công an tỉnh và địa phương một ngày trước đến thăm đã gọi một vài người bà con bên vợ lên hỏi han làm nhiều người e sợ, và sau khi tôi đi, công an tỉnh và địa phương còn gọi ông bà nhạc tôi lên hỏi han vài tiếng đồng hồ rồi còn giữ passport nói rằng không làm đúng theo quy định đăng trú.  Tôi đã gọi cho Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn “đối thoại” trình bày cho thấy đó là những mặt trái cần phải khắc phục ngay, không thể để cho Bộ này nói một đường và Bộ kia làm một nẻo thì chính đó là làm mất mặt lẫn nhau cũng như không thể để cho Trung Ương là trống đánh xuôi mà địa phương thì kèn thì lại thổi ngược.  Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn lập tức đã liên lạc và giải quyết mặt trái này ngay. Một thí dụ khác, chính mắt tôi thấy người ta đút tiền vào passport thì được nhân viên hải quan duyệt xét nhanh chóng còn ai không đút lót thì phải đợi chờ.  Điều này tôi đã phản ảnh ngay trong phiên họp với Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài và nhân cơ hội này tôi cũng phản ảnh lần nữa.
     
    Nhưng không phải vì mặt trái đó mà quên đi những ưu điểm hoặc quên đi những việc tốt đang diễn ra trên quê hương Việt Nam. Nhìn vào một bức tranh thì ta cần nhìn cách tổng thể, không thể chỉ xoáy vào một vài điểm đen rồi lại hô toáng lên cả bức tranh là màu đen. Tôi đi thăm Nhà Thương Ung Thư Đà Nẵng và Làng Hoà Bình ở Nhà Thương Từ Dũ, tôi nhìn thấy có những con người đầy lòng nhân ái đang trao cả tình thương của họ cho các bệnh nhân hoặc nạn nhân làm cho tôi xúc động vô cùng. Đó là những nét đẹp của con người Việt Nam mà chúng ta cần cổ suý.

    • Refugees - California - USA says:

      Khó lắm ông Hoàng Duy Hùng ơi. Lập trường và định hướng chính trị của ông mang tư tưởng trung dung. Lập trường chính thể của CSVN là mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của các bác bên này là bằng mọi giá loại trừ vai trò của Đảng CS. Vậy thì hòa hợp ở chỗ nào đây ? CS trong nước mục đích của họ lãnh đạo đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mấy bác thì cũng muốn nước VN giàu mạnh nhưng lại muốn Đảng CS phải chết, tôi thấy vô lý lắm.

      • Nguyen Trong Dan says:

        Xin cho phép Qua được bổ Xung thêm TỪ cái câu :” Mục tiêu của các bác bên này là bằng mọi giá loại trừ vai trò của Đảng CS….” như sau :

        KHÔNG CHỈ có mấY “bác” ở Hải Ngoại mới biết chống bạo quyền Cộng sản mà DÂN MÌNH trong Xứ cũng chống Cộng Sản đó ..!

        KHÔNG TIN ” RÉ PHU GI ” hỏi anh Quang thì biết liền, danh sách dài lắm…

        Cho nên ” muốn nước VN giàu mạnh nhưng lại muốn Đảng CS phải chết” không có gì LÀ VÔ LÝ CẢ !

        THỬ MỞ TRƯNG CẦU DÂN Ý TRÊN “TOÀN QUỐC ” COI CHÍNH XÁC BAO NHIÊU NGƯỜI MUỐN ĐẢNG TA XỤP…

        CÓ CON SỐ CHÍNH XÁC CỤ THỂ BAO NHIÊU THẰNG Ở VIỆT NAM MUỐN ĐẢNG XỤP , bao nhiêu thằng muốn Đảng ta còn còn RỒI HẲN KẾT LUẬN LÀ VÔ LÝ HAY KHÔNG CŨNG CHƯA MUỘN…

        ĐỪNG CÓ KẾT LUẬN BỪA NỮA…

        Ki’nh Ba`y

    • nvtncs says:

      Bao giờ một “thằng” vô danh tiểu tốt, phó thường dân như tôi, một xu dính túi không có, được ông phó thứ trưởng mời về đi xem những khía cạnh hay, đẹp của chế độ, tôi cũng về, và cũng như ông, mỗi khi gặp trắc trở với công an địa phương tôi được gọi điện thoại nhờ ngài phó thứ trưởng can thiệp, tôi cũng sẽ về và, cũng như ông, cũng ca tụng chính phủ.
      Nói vậy thôi chứ NTDũng có mời, tôi cũng xin khước.

    • Dao Cong Khai says:

      Đúng rồi, nhất thân nhì thế. Đồng chí quen biết với thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nên đồng chí chả sợ thằng nào hăm doạ nữa. Nếu có thì có lẽ phải cỡ bộ trưởng ngoại giao trở lên mới trị nổi đồng chí… Đời chỉ có nhiêu đó thôi, có cái gốc cách mạng thì mới bảo đảm hơn.

  2. Yêu nước hay bán nước says:

    Yêu nước hay bán nước
    Yệu nước là gì? yêu nước là lật đổ cái chế độ CS thổ tả, láo khoét, bán nước cho Tầu Cộng, đảng Cộng Sản thổ tả là kẻ thù của người Việt trong nước và ngoài nước, chúng moi tiền hải ngoại, ăn cắp của dân, cái bọn ký sinh trùng sâu dân mọt nước này còn sống ngày nào thì nhân dân còn khổ
    Đồng bào đứng mắc mưu bọn CS thổ tả, chúng chỉ là những thằng ăn căp
    Hãy can đảm đứng lên đòi tự do dân chủ, đuổi cổ bọn thổ tả đi chỗ khác chơi

  3. Nguyen Trong Dan says:

    Cộng sản & Độc tài lúc nào lúc đầu cũng khoác loát khoe khoang, bao giờ dân khổ cũng bị tù đài bắt bớ trước… rồi cuối cùng thì sao? Cuối cùng thì từ thằng độc tài Cộng sản Lớn cho đến thằng độc tài Cộng sản nhỏ đều bị xụp đổ thê thảm nhục nhằn , …Thằng Độc tài Cộng sản lớn đít như Đông Đức , Liên Xô dân trí cao nên chấp nhận đổ trước , bắt tay xin lổi nhân dân trước , thằng độc tài cộng sản bé đít như Cộng sản Việt Nam, dù học thuyết sai lầm tanh banh te be..nhưng vẫn cố chấp ta đây…”Vĩ đại “Trước được Liên Xô hà hơi tiếp sức đến tận răng mà còn đói lên đói xuống , naY mặt dày mượn nợ khắp bốn phương tám huớng thì làm sao thọ lâu dài nổi mà miệng vẫn còn kêu gào…định huớng Vinh Quang…ĐÚNG LÀ MỘT LŨ BIẾT MÌNH XẮP CHẾT… NÊN CỨ GÀO VƠ VÉT CHO XƯỚNG MIỆNG.. LAN CHO’T …thiet nhục nhã bậc cha mẹ sinh thành…

  4. Yêu nước says:

    MỤC ĐÍCH CỦA BỌN RẬN “YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA NGƯỜI KHÁC”.

    Những kẻ có ý định kích động thôi thúc chính phủ Việt Nam phản ứng cực đoan chống lại Trung Quốc, chỉ nhằm mục đích duy nhất đó là tiếp tay cho Trung Quốc, đó là:
    1/ Chúng đang tạo cái cớ cho Trung Quốc bao vây cấm vận kinh tế Việt Nam làm bất ổn về kinh tế đẫn đến bất ổn về mặt xã hội.
    2/ Để Trung Quốc lấy cớ tấn công phủ đầu (chiếm thêm biển đảo) Việt Nam làm bất ổn về an ninh quốc phòng, cộng với sự bất ổn về kinh tế sẽ nhanh chóng dẫn đến bất ổn định chính trị.
    3/ Khi đó chúng sẽ có cơ hội lên nắm chính quyền, và Trung Quốc dễ bề thao túng hơn mà thôi.

    Từ đó ta có thế nói chúng chính là những cánh tay nối dài của Trung Quốc, chúng mới chính là những kẻ bán nước núp bóng dưới danh nghĩa yêu nước.

    Thực tế những gì đang xảy ra cho thấy xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội DÂN CHỦ, NHÂN QUYÊN, và chíng lợi dụng điều này để xuyên tạc vu khống chụp mũ vào các chủ trương, chính sách và đường lối đối ngoại của đảng và nhà nước ta.
    TÓM LẠI: Những gì chúng đang làm cho thấy chúng đang “đang yêu nước bằng máu của người khác” mà thôi, bởi khi có chuyện gì chúng là người trốn chạy trước tiên. RẤT MONG mọi người vạch trần bộ mặt của chúng.

    HOA PHƯỢNG ĐỎ

  5. Al Hoang trả lời says:

    Chuyến đi này giúp cho tôi hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam cũng như những người đang điều hành nhà nước này. Chuyến đi này làm cho tôi xác tín thêm con đường đối thoại để xây dựng đất nước là con đường đúng. Chuyến đi này giúp cho tôi nhận thấy khát vọng của người dân trong nước là đóng lại chương sử đau thương của năm 1975 để cả dân tộc cùng xiết chặt tay nhau xây dựng một quê hương phồn thịnh thái bình ngõ hầu có đủ tiềm lực chống lại mộng bành trướng của Trung Quốc. Tôi cho rằng cuộc chiến ý thức hệ của cả hai phe Quốc Gia và Cộng Sản, kẻ thua người thắng, là tai nạn lớn trên quê hương chúng ta, chúng ta cần rút tỉa kinh nghiệm và những bài học từ đó, và chúng ta hãy cương quyết đừng để cho tai nạn này tái diễn trên mảnh đất hình cong như chữ S này một lần nữa vì nạn nhân là dân tộc Việt Nam. Không ai thương dân tộc Việt Nam bằng chính người Việt Nam. Chúng ta đừng để cho bất kỳ một ý thức hệ ngoại lai nào làm chủ và khống chế dân tộc chúng ta mà hãy để cho Chủ Nghĩa Dân Tộc Việt mà cha ông ta dày công khai sáng xây dựng phát xuất từ Đền Hùng ngự trị trên toàn cõi đất nước này cũng như trên mọi con dân Việt, dầu họ ở trong nước này hay ở hải ngoại.

    • nvtncs says:

      Giữa người VN hải ngoại và người trong nước, không có sự chia rẽ, nhưng giữa đảng CSVN và người VN tị nạn công sản thì chưa có và không thể có sự hợp tác. Hiện nay đảng CSVN vẫn là đảng duy nhất và vẫn đang cầm quyền ở VN.
      Trả lời của Al hoàng là một trả lời vu vơ, ba phải, vô nghĩa lý.

  6. Nguyen Trong Dan says:

    Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối
    ********************************************
    “Chủ ý của tôi nhằm dành riêng cho những con người “lầm đường lạc lối” còn đang băn khoăn, lưỡng lự trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia hay đơn giản hơn trở thành 1 người Tự Do Tư Tưởng. ”

    Nguyễn Chí Đức
    *********************************************

    Kính gửi Ban Biên Tập các trang blog, website giúp đỡ nhân dân lầm than!

    Xin quí độc giả xa gần thứ lỗi về câu chuyện cá nhân của tôi dưới đây:

    Kể từ ngày 13/09/2012, tuy tôi đã làm đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nhưng tổ chức của ĐCSVN nơi tôi gửi đơn vẫn chưa có hồi đáp và trả lời dứt khoát bằng văn bản. Dĩ nhiên về mặt hình thức, tôi vẫn phải chờ quyết định chính thức để trở thành người Tự Do trong khuôn khổ dưới gầm trời Cộng Sản Việt Nam. Thực tế điều này với tôi không còn quan trọng cho dù bất luận lý do nào thì tôi cũng không bao giờ đi sinh hoạt, đóng đảng phí cho đảng này nữa.

    Tuy nhiên vấn đề tự do tư tưởng, tự do tìm kiếm những người anh-em có cùng tâm trạng, hoàn cảnh là một nhu cầu rất tự nhiên của con người trong cuộc sống. Điều này cũng tựa như những nhóm hội tự phát hay có tổ chức cùng chung một tiêu chí trong xã hội. Trường hợp của tôi ở một khía cạnh nào đó khá giống tâm trạng của những người “nghiện ma túy” cần tái hòa nhập sau khi đi trại cai nghiện trở về với cộng đồng. Chính vì vậy qua bài viết này tôi mong mỏi tìm gặp, giao lưu với những anh chị em đã từng là đảng viên ĐCSVN mà viết đơn từ bỏ hay âm thầm ra khỏi tổ chức này.

    Bên cạnh đó, nếu ai có nhu cầu cần giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm làm sao ra khỏi ĐCSVN không bị hụt hẫng, bị gia đình – thân hữu ở cơ quan (ví dụ : quân đội, công an, tuyên giáo) xa lánh thì hãy nhanh chóng liên lạc với tôi. Nói một cách khác chúng ta “bắt sóng” để tìm đến nhau, cùng sinh hoạt trong một mái ấm CLB “Bạn giúp Bạn” nhằm vượt qua những trắc trở trong cuộc sống phải đối mặt sau khi ra khỏi ĐCSVN và sự dằn vặt về tư tưởng bấy lâu nay hay những biểu hiện khó khăn khác.

    (Lưu ý: ở đây tôi không tính đến những thể loại đảng viên ra khỏi ĐCSVN vì tham nhũng, phản nước-hại dân, chạy quyền-chạy chức, tham ô-hủ hóa…)

    Các anh, các chị, các bạn của tôi ơi!

    Nếu mọi người không thực lòng tin tưởng vào chủ thuyết Cộng Sản mà vẫn phải nói/viết/giơ tay ủng hộ những chỉ thị, nghị quyết của ĐCSVN thì khổ tâm, đau đớn trong tâm can làm sao. Còn nếu như chúng ta không cảm thấy chán chường thì chúng ta huặc là người bàng quan, vô cảm huặc chúng ta quá giỏi nhẫn nhục chung qui cũng chỉ vì miếng ăn, vật chất tầm thường.

    Hoặc giả nếu bạn cảm thấy còn có những thần tượng, anh hùng khác mà bạn ngưỡng mộ hơn Hồ Chí Minh và muốn đi theo lý tưởng của thần tượng đó nhưng không dám phát biểu, bày tỏ thái độ công khai thì bạn cũng đang lừa dối chính mình. Không gì đau khổ hơn bằng việc cả cuộc đời phải sống trong sự dối trá với lương tâm của mình. Đối với cá nhân tôi điều đó là không thể và không bao giờ lặp lại sai lầm một lần nữa.

    Trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể giãi bày hết tâm tư cùng các bạn cũng như trình bày một kế hoạch dài hơi, có qui củ cho những người tạm gọi đã từng “lầm đường, lạc lối” như chúng ta. Vả lại khiến cho độc giả phải bận tâm vào chuyện mà họ đã rất rầu lòng trong cuộc sống vì họ tuy không phải là đảng viên của ĐCSVN nhưng đâu đó trong số họ lại phải chịu oan trái, tai bay-vạ gió do đảng này đã gây ra dù trực tiếp hay gián tiếp.

    Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.

    Mọi chi tiết xin liên hệ :

    Họ tên : Nguyễn Chí Đức
    Địa chỉ : F503 nhà A1 ngõ 1 phố Khâm Thiên – Hà Nội
    Facebook : http://www.facebook.com/donghailongvuong
    Email : donghailongvuong@gmail.com
    Một số bài viết trên blog : donghailongvuong.wordpress.com

    Kính đề nghị mọi người là bạn bè, thân hữu hay có ai quí mến tôi xin không thêm nick này trên Facebook trong danh sách bạn bè và tôi sẽ không trả lời bất kì tin nhắn nào nếu như không phải là cựu/đương đảng viên của ĐCSVN.

    Chủ ý của tôi nhằm dành riêng cho những con người “lầm đường lạc lối” còn đang băn khoăn, lưỡng lự trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia hay đơn giản hơn trở thành 1 người Tự Do Tư Tưởng.

    Xin mọi người tiếp tay nhằm chia sẻ thông tin cho tôi biết để tìm gặp những trường hợp dưới 60 tuổi ở ngoài đời đã từ bỏ ĐCSVN công khai huặc âm thầm vì lý do nào đó không truy cập Internet hay ẩn danh.

    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi người đã bớt chút thời gian đọc bài này!

  7. HPĐ says:

    Ngày 30/4/1975 trong chế độ VNCH đang hấp hối ngoại trưởng Hoa kỳ ông Kissinger tuôn ra một câu, Nguyên văn như sau:

    “Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao những người ấy không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể sẩy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi”

    Nhục không ?

    • nvtncs says:

      Sao ở VN có nhiều thằng ngu dốt thế này!!!
      Nếu có đủ trình độ Anh văn, hãy đọc bài này dựa trên tài liệu giải mật:
      —————————————

      Uploaded on Mar 18, 2009

      Based on a book by journalist Christopher Hitchens, The Trials of Henry Kissinger, a documentary by Eugene Jarecki, argues that the former U.S. Secretary of State and Nobel Peace Prize recipient should be tried for war crimes for his role in the overthrow of the democratically elected government in Chile in 1973, the secret bombing of Cambodia in 1969, and U.S. support for Indonesia’s 1975 invasion of East Timor, events that led to the slaughter of millions. Applying the same legal standards to which Pinochet and Milosevic have been held, Hitchens branded Dr. Kissinger as a war criminal who should be brought to justice for crimes against humanity. Narrated by actor Brian Cox, the documentary is presented in lively “60 Minutes” fashion using archival footage, background music, and a combination of interviews with Kissinger associates and journalists such as Seymour Hersh, William Safire, and Hitchens himself.

      The film attempts to maintain a balanced tone but Dr. Kissinger’s only defenders are former staff members William Shawcross and Alexander Haig and there are no interviews with Dr. Kissinger himself (who refused to be interviewed). A refugee from Nazi Germany, Kissinger. rose to prominence in American politics thanks to his realpolitik approach to improving America’s power position in the world relative to Russia and China. One of the main contentions of the film is that Kissinger, as a member of the Johnson team at the Paris Peace Talks, was also a secret advisor to Richard Nixon’s presidential campaign of 1968. In that double role, he torpedoed the Paris Peace Talks by persuading South Vietnam Premier Thiéu to back out of the talks in order to prevent the Democratic candidate Hubert Humphrey from taking political advantage of a Vietnam settlement before the election.

      Another supporting piece of evidence is that Kissinger bombed Cambodia without the knowledge of Congress, an action that led to the death of 500,000 Cambodians, the destabilization of the country and the rise of the bloody Khmer Rouge regime of Pol Pot. Jarecki also argues that Kissinger’s clandestine support of Indonesia President Suharto’s invasion of East Timor suppressed an independent movement and led to the deaths of 100,000 Timorese. Jarecki’s case is built on a series of recently declassified documents that contradict Kissinger’s written memoirs and show that Washington had supported Suharto using American weapons designed only for defensive purposes. They also indicate that Kissinger played a major role in Chile in the kidnapping and murder of General René Schneider and was deeply involved in the overthrow of the government of Salvador Allendé in Chile on September 11, 1973. Jarecki interviews Gen. Schneider’s son who reveals that he is considering pressing charges against Kissinger for his part in the murder.

      The Trials of Henry Kissinger is timely and the idea that statesman should be held accountable for their actions under International Law is a compelling issue that deserves to be debated in public forums.

      Category

      People & Blogs
      License

      Standard YouTube License

      Buy “The Trials of Henry Kissinger” on
      Amazon.com

      Top Comments

      starmanskye

      starmanskye 3 years ago

      The irony is — Kissinger adopted the very same ‘ends justifies means’ thinking that Hitler and the NAZIs used to justify their crimes. Kissinger lied, schemed, plotted and manipulated to accomplish an agenda he presumed was all-important for American interests — in the process, he repudiated America’s most crucial principles & values. Kissinger is ultimately a moral coward, rank opportunist, hypocrite and traitor to the nation as well as a conniving war criminal.
      ————————————-
      nguồn:http://www.youtube.com/watch?v=Ca-sLiPvTV0

  8. HPĐ says:

    Trong lúc tháo chạy thoát thân
    Cái thằng chủ Mỹ đã không giữ lời
    Cờ vàng đã bị bỏ rơi
    Nhưng vẫn cố bám chủ ơi cứu giùm
    Chủ Mỹ đang lúc khốn cùng
    Tung ra quả đấm vô cùng bất nhân

    • Nguyen Trong Dan says:

      Cũng nhờ tháo chạy thoát thân..
      Lưu Vong chống Cộng…lập thân đổi đời
      Nước nhà bị đói tả tơi
      Mười năm “Bao Cấp” tơi bời quốc gia …
      Lưu Vong vội gởi đô la…
      Cứu dân khỏi đói … Đảng ta. giậc mình!

  9. Mẹ VN says:

    Thưa Mẹ Việt Nam,
    Con biết ngày mai con sẽ khóc,
    Khi chụp hình thác Bản Giốc thương yêu.
    Ôi làm sao con ngăn giòng lệ máu,
    Đất phù sa Mẹ ôm ấp trái tim com.
    Mẹ ơi, Mẹ Việt Nam ơn con oà vỡ trong tim con đau nhói.
    Vì những người hải ngoại tàn phá bước con đi. Mẹ VN, xin Mẹ cứu vớt họ và con sẽ khg bao giờ thù hận.
    NPH

    • Nguyen Trong Dan says:

      Mẹ nghe con thưa , Mẹ giậc mình …
      MAY nhờ HẢI NGOẠI dân mình khá hơn …
      Kể từ ” Bao Cấp ” …..đảo điên,
      Không nhờ bên MỸ gởi tiền… ĐÓI MEO !

      Mẹ nghe con thưa… Mẹ hoảng hồn….
      TỰ DO DÂN CHỦ LẠI ĐEM CHÔN
      CON ƠI MẸ ĐẼ TOÀN DÂN VIỆT
      CỘNG SẢN Ở ĐÂU TỚI CƯỚP HỒN…

  10. Quân đội Nhân Dân says:

    Quân đội Nhân Dân ta còn tồi tệ gấp 100 lần QD VNCH, Tướng Tá cũng chỉ là phường ăn cắp của dân, cũng hùa theo Đảng ăn cướp, đè nén nhân dân
    Chưa có cái quân đội nào hèn bằng cái Quân đội nhân dân, thằng Tầu nó xả súng nó bắn ngư dân VN mà trơ mắt ra nhìn, thấy Tầu là chạy thục mạng.
    Trên thế giới chưa thấy cái quân đội nào hèn hạ, đốn mạt cho bằng cái quân đội nhân dân, chỉ biết cầm súng bảo vệ cho cái Đảng thổ tả, cái đảng ăn cướp, cúi đầu tuân lệnh bọn ăn căp, chúng ăn cắp của dân, làm giầu trtên xương máu nhân dân, trung thành với bọn ăn cắp. Đàn bà như Lê thị Công Nhân, trần khải Thanh Thủy, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần… người ta còn dám đứng lên chống cái Đảng thổ tả, thế mà quân đọi nhân dân anh hùng chỉ biết cúi đầu vâng lệnh bọn ăn căp
    Chừng nào quân đội nhân dân cầm súng lật đổ những thằng ăn cắp của dân thì mới đáng gọi là anh hùng

Leave a Reply to Refugees - California - USA