WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhọc nhằn miếng cơm xứ người

 

xkld

Bác bỏ tin người lao động đi Đài Loan làm việc phải trả cái giá tới 7-8 ngàn USD/người cho thủ tục và hồ sơ, trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần hôm 14/07, Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (LĐTB & XH) Nguyễn Thanh Hòa nói “việc thu lệ phí quá cao ở thị trường Đài Loan và các nước khác là có nhưng không đến mức cao như vậy, chỉ có thể là 6. 000 USD trở xuống”.

Ông Thứ trưởng biết rõ một sự thật hoàn toàn khác, nhưng đã phải dối trá, cho dù 6 ngàn USD đối với người nghèo đã là món tiền quá lớn.

Là người đã từng dịch thuật hồ sơ cho công nhân lao động tìm kiếm việc làm tại thị trường Đông Âu, tôi nắm khá chi tiết về vấn đề này.

Một công ty, bất luận nhà nước hay tư nhân, để có giấy phép làm dịch vụ xuất khẩu lao động kỳ hạn một năm do Bộ LĐTB & XH cấp, phải trả một số tiền là 200 ngàn USD. Bao nhiêu nộp ngân sách, bao nhiêu “bôi trơn” thì chỉ có trời hoặc Bộ trưởng biết. Tại sao thời hạn một năm? Một năm là kiếm khá rồi, nếu muốn tiếp tục thì phải nộp tiếp. Nộp bao nhiêu phụ thuộc vào thu nhập. Bởi vì danh sách từng đợt xuất cảnh của công nhân đều phải qua Bộ duyệt nên không thể giấu giếm được. Cho nên, trước hết các công ty môi giới dịch vụ phải lo tìm cách thu hồi vốn.

Với mức lương lao động phổ thông, ước tính khoảng dưới một ngàn USD, ví dụ tạm lấy mức 800 USD/tháng cho một công nhân, thì theo hợp đồng chính thức, mỗi công ty môi giới từ hai phía, Việt Nam và nước ngoài, được hưởng chính thưc một tháng lương, gọi là “phí dịch vụ khai thác lao động nước ngoài”.

Thông thường, hợp đồng ký với người lao động có thời hiệu một năm và có thể gia hạn tới ba năm! Như vậy, để được đi, mỗi công nhân phải chấp nhận nộp trước “phí dịch vụ khai thác lao động nước ngoài” cho 3 năm, tức là 800 USD x 3 năm x 2 môi giới = 4.800 USD.

Khoản thứ nhì là “chi phí ngoài”, tức tiền làm thủ tục bảo hiểm, khám sức khoẻ và chiếu khán nhập cảnh. Chi phí visa này biến hoá khôn lường. Công ty môi giới có thể giữ nguyên mức chi phí thực hoặc cũng có thể nói khống lên, nhưng thường khoảng từ vài trăm tới cả ngàn đô, tuỳ theo từng quốc gia.

Công nhân buộc phải thế chấp với mục đích ngăn chặn bỏ việc làm, phá vỡ hợp đồng. Hầu hết công nhân là những người nghèo, nên họ thường phải cầm cố đất, nhà ở, hoặc tiền vay ngân hàng với lãi suất cao (tiền thế chấp từ vài ngàn USD, tới 10 ngàn hoặc hơn, cũng tuỳ theo từng nước). Số tài sản thế chấp này sẽ bị mất nếu phá vỡ hợp đồng, các công ty môi giới và ông chủ ngoại quốc được quyền ăn chia “tiền bồi thường thiệt hại”!

Như vậy, chưa biết tương lai ra sao, trước khi lên đường, mỗi công nhân phải chịu tất cả các chi phí và tiền thế chấp, nhiều hơn nhiều số 6 ngàn USD mà ông Thứ trưởng nói.

Những người nghèo đi nước ngoài lao động như bị vứt vào canh bạc và mong chờ vào sự may mắn. Nước sở tại nào có môi trường xã hội văn minh, bảo vệ quyền lợi người lao động, thì tuy vất vả nhưng còn thực hiện được một phần mơ ước. Gặp ông chủ bất nhân, chính quyền sở tại làm ngơ, coi như mất trắng và đôi khi thân tàn ma dại. Nếu chịu đựng không nổi, phải phá vỡ hợp đồng ra ngoài kiếm sống, thì người bị mất chính là họ, bởi vì ông chủ và các công ty môi giới được hưởng lợi hợp pháp số tài sản thế chấp.

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện có khoảng 500 ngàn lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành, nghề khác nhau. Trong đó, người lao động tại Đài Loan đứng đầu, với hơn 8 vạn người, tiếp đến là Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Macau, Ả rập Xê út, Cộng hòa Síp… Đáng chú ý, trong số 500 ngàn lao động có tới 215 ngàn là lao động nữ, chiếm 50,2%, chủ yếu làm việc trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội chiếm 52,9%, công nghiệp 42,2%, nông nghiệp 1,10%, thủy sản 0,13%, còn lại là các ngành nghề khác. Đây cũng là đối tượng bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm, bóc lột sức lao động nhiều hơn so với nam” (Dân Trí 22/11/2011).

Tờ điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định rằng “trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về lao động, nhưng Việt Nam vẫn xây dựng được thị trường lao động đa dạng phong phú, hàng năm đưa được số lao động ra nước ngoài ngày càng nhiều. Chỉ tính trong 3 năm (2006 – 2008) trung bình mỗi năm đưa được hơn 83.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài…”.

Với số lượng trên, khoản tiền do công nhân đóng trước khi đi, ví dụ lương bình quân 8 ngàn USD, các công ty môi giới sẽ có trong tay mỗi năm 664 triệu USD. Một mối lợi khổng lồ, không mất vốn, hơn cả buôn ma tuý vì hợp pháp. Cho nên, các công ty công và tư cạnh tranh dữ dội trong việc chạy giấp phép dịch vụ xuất khẩu lao động.

Ngày 29/11/2006 Quốc hội VN đã thông qua “Luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Điều 5 của luật này xác định “tạo điều kiện thuận lợi để công dân VN có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài” và “bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…”.

Thế nhưng, rất nhiều nguời bị ngược đãi trên đất lạ hoặc bị các công ty mối giới lao động lừa gạt. Hoàn cảnh bức bí đã khiến nhiều công nhân ở Malaysia chạy trốn ra ngoài làm điếm, bổ sung cho con số 3.456 người trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mại dâm bị bắt giữ ở Malaysia, theo bản tin của BBC 18/07, trở thành nhóm phụ nữ nước ngoài đứng đầu hành nghề này ở Malaysia.

Cách đây không lâu, tờ Việt Báo có bài “30 công nhân tại Malaysia kêu cứu vì bị ngược đãi” cho biết hàng chục hộ dân ở Trà Vinh đã kéo đến công ty môi giới, Công ty Xuất nhập khẩu và Lương thực Trà Vinh, khóc lóc, van xin công ty giúp đỡ người thân của họ được trở về nước, để thoát khỏi cảnh bị đánh đập, bỏ đói tại Malaysia.

Bài báo cũng cho biết 30 công nhân trên đã từng “hớn hở đăng ký đi sang xứ người”, vì “được sự động viên của chính quyền xã”. Sau khi được đưa lên thị xã Trà Vinh học 4 tháng ngoại ngữ và luật Malaysia, họ lên Sài Gòn khám sức khỏe và tất cả đều “trúng tuyển”. Trở về nhà, họ vay tiền ngân hàng và vay “nóng” bên ngoài để có đủ số tiền trang trải các chi phí dịch vụ và vé máy bay. Chia tay người thân vào ngày 28/11/2004, họ hân hoan với hy vọng sẽ có “đô” gửi về giúp gia đình. “Nào ngờ, ngày đầu tiên đặt chân đến Malaysia thì họ mới vỡ lẽ là mình đã bị lừa”, bài báo viết.

Tờ “The Star” của Malaysia ngày 17/3/2012 đưa tin về 42 người phụ nữ Việt Nam sống tại thành phố George Town, bán đảo Penang, Malaysia, trong một căn nhà 4 phòng, mỗi phòng chỉ đủ chỗ ngủ cho năm người, và tất cả chỉ có một chỗ đi vệ sinh duy nhất. Họ từ Việt Nam sang Malaysia lao động nhưng  không có việc làm, không có tiền gửi về giúp gia đình, một số đã ở Malaysia một năm rưỡi trong khi hộ chiếu đã hết hạn.

Vào chiều ngày 11/9, từ tầng hai của xưởng may gồm ba tầng ở thị trấn Yegoryevsk, cách thủ đô Moscow khoảng 100km về phía Đông Nam nước Nga, nổ ra vụ cháy. Thời điểm xảy ra đám cháy có hơn 50 công nhân Việt Nam đang làm việc trong xưởng. Trong số nạn nhân thương vong, có 8 nữ, 6 nam. Họ làm việc trong căn phòng nhỏ chỉ rộng khoảng 20 m2, bị ông chủ khóa cửa ngoài. Trong ngày 23/09/2012, chuyến bay VN194 của Vietnam Airline đưa hài cốt của 14 nạn nhân về tới sân bay Nội Bài, nhưng không hề thấy sự có mặt của một vị đại diện nào từ phía nhà cầm quyền, ít nhất là của Bộ LĐTB & XH.

Mới đây, 20 lao động khác bị ngược đãi ở Nga, sau hơn 4 tháng sống khổ cực nơi xứ người và gần 1 tháng chờ đợi “giải cứu”, các lao động này đã về nước an toàn.

Anh Trần Văn Giang (quê Tiên Lữ, Hưng Yên) chưa hết hoàn hồn: “Bốn tháng ở Nga với tôi là ký ức kinh hoàng. Làm việc quần quật từ ngày này sang ngày khác mà không có ngày nghỉ, dù là ốm đau. Ăn uống kham khổ, bẩn thỉu, cộng với sự đối xử bất công của người chủ Trung Quốc khiến anh em không thể tiếp tục nhịn nhục được nữa”.

Còn anh Lê Trung Kiên (quê Duy Tiên, Hà Nam) cho hay: “Trước khi sang Nga, tôi ký hợp đồng và đặt cọc 20 triệu đồng, đến nay chưa được trả đồng nào. Hợp đồng ghi ngày làm 8 tiếng/ngày, nhưng thực tế làm việc 12 tiếng/ngày, thậm chí có ngày làm tới 14 tiếng mà không có ngày nghỉ” (Thanh Niên 17/5/2012).

Vào cuối tháng 7/2013 cảnh sát nga đã bố ráp và bắt giữ 1.200 công nhân Việt của nhà máy Vinastar cư trú và làm việc bất hợp pháp. Những người công nhân đã tố cáo nhà máy giữ công nhân như “nô lệ” ở ngoại ô Moscow.

Ở Đài Loan, gánh nặng tài chính buộc những người lao động này phải làm việc cật lực và bằng mọi giá để  trả nợ nần. Họ nhanh chóng trở thành những đối tượng dễ dàng bị các ông chủ người Đài Loan lạm dụng, bóc lột.  Tiền đi vay để chi cho môi giới quá lớn đã đẩy họ vào thảm cảnh của nô lệ thời hiện đại. Đã không ít lao động bị chủ đánh đập, ngược đãi, cưỡng bức, tờ Saigontin.com viết.

Miếng ăn xứ người quả thật nhọc nhằn và chứa đầy rủi ro, tuy nhiên hàng trăm ngàn người lao động vẫn ngây thơ ôm ấp giấc mơ đổi đời, vượt qua nghèo khó. Tiền vào tay những kẻ bất nhân thật khó đòi lại, trong khi tình trạng mang con bỏ chợ là hiện tượng phổ cập.

Xuất khẩu lao động đã trở thành quốc sách, vừa có tiền khủng bỏ túi riêng vừa mang lại nguồn kiều hối lớn cho nhà nước. Và mặc dù các bi kịch ở xứ người vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Nguồn:  © Nhật báo Người Việt

 

 

8 Phản hồi cho “Nhọc nhằn miếng cơm xứ người”

  1. Nói Không Được says:

    Phải gọi là xuất khẩu nô lệ thì đúng hơn là xuất khẩu lao động.

  2. Rệp con says:

    Tâm lý kẻ nghèo giai cấp bần cố nông như đám VC và bọn tuỳ tùng a dua chỉ thích tự sướng với nhau để lấy đó làm niềm an ủi hảnh diện che lấp cái vỏ bên ngoài , làm chính trị điều hành đất nước mà không nhận sự thật nước VN là nhược tiểu , nghèo đói lạc hậu cổ hủ , dân trí thấp mấy đời mới đào tạo được , đi làm kach mệnh để làm gì , thật ra là một đám nghịch tặc làm tay sai cho ngoại bang chớ loại này biết yêu thương là gì khi đã là ( Tam Vô )

    Dân chúng tung hô hoan hô cho lắm vào giờ thấy bình minh chưa ? Làm cách mạng cho ai , đem dân mình đi nướng vay mượn tiền bạc để làm tay sai cho chúng , rốt cuộc chúng nó thanh toán sòng phẳng chứ đâu có cho free ê chề cay đắng bờ môi nhể , ngu quá sức tưởng tượng để rồi hôm nay càng ngày lún sâu mà có thấy mấy cha lảo thành cách mạng hung hăng đi theo khi tuổi còn thiếu nhi , nhi đồng sao không lên tiếng đi chớ cã đời làm cách mạng kinh nghiệm đâu sao không giãi bày ra cho mọi công dân Việt thấy để mà đánh giá mấy ông , ăn chưa no lo chưa tới hỉ mủi chưa sạch ê a đánh vần a b c còn chưa xong mà đòi làm cách mạng cách mung thật đúng là một lủ phản tặc , theo gương bác hồ tìm đường cứu nước nghe mà ngứa lổ đ.. Tự ái xằng của đám tận cùng xã hội

    Chống bọn này là không nhân nhượng phải mảnh liệt dí đầu chúng vào bài học lịch sử thực tế của đời sống nhân dân xã hội con người VN phát triển tới đâu trong thế giới này , phải đem từng tên một ra toà án Quốc tế về tội chống lại nhân dân gieo họa CS vào VN gây chia rẻ thù oán vô ích mục đích chỉ để phụng sự csqt quan thầy Nga Tàu chứ bọn này nó đâu có lo nghỉ hạnh phúc ấm no phú cường của dân

    Cái tội này qua bao nhiêu thế hệ tới khó mà dung tha , củng tại vì bọn chúng cứng đầu ương ngạnh như con thú tham mồi quyết không hề nhả ra , phải đập cho chúng nhả ra mới thôi , chúng cần được thuần hoá và dạy bảo lại từ đầu theo truyền thống dân tộc để chúng nhớ kỷ trong đầu là sẻ không bao giờ tái phạm đi làm tay sai cho bọn Nga Tàu mà cứ vênh mặt hống hách ta đây yêu nước tìm đường cứu nước giải phóng nhân dân khỏi ách nô lệ thống nhất đất nước , thối lắm hôi ngửi không được

    Chửi và chống cái bọn bá láp bá zơ VC này sẻ tiếp tục mãi mãi chửi cho chúng trắng nhã mắt ra để thấy việc làm và hậu quả chúng gây ra !

    CCCĐ là vủ khí cần thiết và tối thiểu mọi người hảy dùng nó , củng như kẻ bịnh phải dùng thuốc hợp với nó tuỳ theo mức độ cao thấp của kẻ bịnh có sáng mắt ra hay không mà thôi !

  3. Bút Thép VN says:

    Chào anh Lễ Diễn Đức

    Nội dung bài viết của Anh nó khác hẳn với cái tựa đề: “Nhọc nhằn miếng cơm xứ người“!

    Cái tựa đề nghe “nhẹ hều” khiến cho người đọc có cảm nhận là người công nhân xuất khẩu lao động VN quá vất vả để có được miếng ăn nơi xứ người, nhưng thực chất thì không phải như vậy!

    Họ đã bị cán bộ nhà nước CSVN lừa dối, bóc lột ngay từ trong nước với những thủ tục nhiêu khê, làm tiền một cách trắng trợn. Để có được hợp đồng làm việc (thật giả chưa biết) họ đã phải chi ra ít nhất theo lời “Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (LĐTB & XH) Nguyễn Thanh Hòa nói “việc thu lệ phí quá cao ở thị trường Đài Loan và các nước khác là có nhưng không đến mức cao như vậy, chỉ có thể là 6. 000 USD trở xuống” bằng cách cầm cố sổ đỏ, nhà cửa khi vay mượn!

    Đã vậy, khi sang tới nước người bị bỏ rơi, không có việc làm, hoặc bị trả lương rẻ mạt. Như vậy thì điều chính yếu là họ đã bị cán bộ nhà nước CSVN lừa dối, gạt gẫm, chứ đâu phải “Nhọc nhằn miếng cơm xứ người”?

  4. noileo says:

    Thật là không thừa để nhắc cho quý các nhà trí thức đứng giữa háng, nhắc cho quý các nhà “bác sĩ” con nít [mà bệnh tim, bệnh phổi, bệnh dạ dày, "bệnh phẩm", bệnh đếch gì... mấy nhà bác sĩ con nít này cũng chỉ có một "kết quả xét nghiệm", cũng chỉ có một "biện pháp chữa trị" là lấy con dao mổ thọc vào ngay giữa tim],

    nhắc cho các nhà ấy biết rằng, 40 năm trước, ở Việt Nam Cộng hòa không hề có những thảm cảnh như trên, không hề có bọn “viên chức nhà nước” như bọn “viên chức Bộ LĐTB & XH” cộng sản, không hề có bọn đê tiện gọi là “công ty môi giới lao động” của mấy tên đảng viên cộng sản hồ chi Minh gian tham độc ác, chuyên nghề Hồ chí Minh (*) người dân lao động, mà chúng gọi là “bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động”, không hề có bọn cướp ngày hèn hạ như bọn “sứ” cộng
    sản Hồ chí Minh

    (*)”Hồ chí Minh” là một từ mới, mói có trong “thời đại hồ chí Minh”, đuọc dùng như một động từ để diễn tả hành động “lường gạt, bịp bợm, làm chứng gian”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”…

    *****

    Cũng cần nhắc cho nhà “giáo sư” Tương Lai, nhà trí thức cộng sản chân chính mà đến nay, đã 38 năm qua, đã có biết bao sự thật đuọc bạch hóa, nhà trí thức cộng sản này vẫn không ngừng nhục mạ người dân miền nam, bịp bợm gọi cuộc bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh suốt 20 năm thảm sát hàng triệu người dân miền nam là “chiến tranh chống Mỹ”,

    đồng thời nhắc cho bọn trí thức 19-5, bọn trí thức xã hội chủ nghĩa bắc kỳ, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, vu cáo VNCH bằng các tội danh của bọn cộng sản VNDCCH vong bản ngoại lai tay sai giặc Tàu, lừa gạt thanh niên miền bắc làm công cụ chiến tranh chống mỹ cứu nước tàu, biết rằng,

    người miền nam, người lao động miền nam, công nhân miền nam, đã phải chịu thảm cảnh trên chỉ sau khi bọn cộng sản VNDCCH tiến hành cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, xâm lăng VNCH tự do, bành trướng chủ thuyết Mác Lê tội ác vào VNCH, áp đặt chế độ cộng sản VNDCCH đê tiện lên người miền nam,

    *****

    Cũng cần nhắc cho bọn trí thức giải phóng, bọn nam kỳ phản bội Hạ Đình NGuyên & Võ Thị Thắng, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh tấn Mẫm, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường…, tay sai của bọn trí thức cộng sản bắc kỳ, biết rằng, những thảm cảnh như trên đã xảy ra ở Việt nam, ở miền nam, chỉ sau khi bọn trí thức giải phóng tiến hành tội phản quốc, thông đồng vói kẻ địch VNDCCH, thông đồng với bọn cộng sản VIệt nam dân Chủ cộng hòa gian ác, rước bọn cộng sản Việt nam Dân chủ cộng hòa vong bản ngoại lai tay sai Tàu cộng vào VNCH, xâm lăng & chiếm đóng Việt Nam cộng hòa, bành trướng & áp đặt chủ thuyết Mác Lê tội ác & chế độ cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh đê tiện gian ác lên người dân miền nam….

    *****

    Ở VNCH trước kia cũng có những hãng xưởng của người nước ngoài. Công nhân VN lúc ấy nếu có ai đuọc nhận làm tại các hãng xưởng của người nước ngoài thường cho đó là một may mắn, vì đuọc mức lương cao hơn bình thường , môi trường làm vịệc tử tế, quyền của người lao động VN làm việc tại các hãng xưởng ngoại quốc đuọc luật pháp VNCH bảo vệ đầy đủ, có nghiệp đoàn của công nhân bảo vệ công nhân.

    Ngày nay, từ sau 1975 khi VNCH bị bọn cộng sản VNDCCH chiếm đóng, thì hoàn toàn ngược lại.

    Từ sau 1975, bị áp đặt dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh độc tài gian ác, công nhân VN, công nhân miền nam bị trấn lột tứ bề: nhà cầm quyền cộng sản toa rập với bọn chủ nhân người nước ngoài, hạ thấp lương công nhân đến tận cùng, ăn phần trăm trên lương công nhân, bọn đảng viên cộng sản có chức có quyền ăn phần trăm trên lương công nhân, bọn “công đoàn”, thực chất cũng là bọn đảng viên cộng sản, ăn tiền chủ nhân bênh vực chủ nhân, đàn áp người công nhân, tất cả hùa với nhau ngăn cấm công nhân đình công, cho bọn công an cộng sản Hồ chí Minh đàn áp tàn nhẫn người lao động VN khi có tranh chấp chủ/thợ

  5. tonydo says:

    Khổ quá khổ! Ông Lê Đức Diễn làm tôi không cầm được nước mắt. Các Cụ bảo gà què ăn quẹn cối xay để ám chỉ những đứa ăn bẩn. Nhưng cứ nghĩa đen mà choảng thì què quặt làm sao sống được, nếu không quanh quẩn bên cối xay. Các bố ở cái bộ lao động thương binh này lại còn cả hai chân, hai tay, còn thêm một mớ bằng cấp và đặc biệt còn có cái ĐỊNH HƯỚNG- XHCN, cái mũi tên chỉ tới mục tiêu để lo cho người nghèo. Công An ăn chặn tiền gái điếm, kể cũng ghê. Ma Cô ăn tiền bảo kê, thật cũng gớm. Nhưng ăn miếng cơm của những người phải tha phương cầu thực, kiếm từng đồng gửi về nuôi con thì chỉ có những kẻ “khốn nạn” mới làm được.
    Thơ Tố Hữu.
    Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
    Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
    Bán thân đổi lấy đồng xu
    Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng
    Trước năm 1954 Tây đồn điền có về Hà Tĩnh tuyển phu. Một số người nghèo không ruộng đất đói quá tình nguyện đi, khóc như Cha chết, Mẹ chết vì phải bỏ làng, bỏ xóm, trong đó có anh Mõ Làng.
    Người làng di cư sau 1954 vô thấy những người đi phu trước bây giờ nhà ngói, sân gạch, con cái học hành, kể cà anh Mõ Làng, mà thèm. Pháp còn xử với người bản xứ như vậy, chẳng lẽ cùng máu mủ với nhau lại không làm bằng tụi Thực Dân sao ?
    Tham nhũng thì Thời nào, Nước nào cũng có và có thể hiểu được. Tuy nhiên ăn chặn miếng Cơm của cháu bé nhiều năm không được thấy mặt Cha, Mẹ thì chỉ có những kẻ Khốn nạn mới làm được. Đang Khóc.

    • lethan says:

      Không ngạc nhiên khi có người nói chế độ Việt cộng cai trị khốn nạn gấp trăm lần bọn thực dân Pháp ngày xưa !

  6. nguenha says:

    các Tỉnh nghèo Miền Trung,hầu như nhà cửa của dân quê đều “thuộc” nhà băng cả.,nhiều nhất là Quảng-Bình,Thanh-nghệ-Tỉnh..Muốn cho con đi Lao động ở nước ngoài,từ khâu chạy chọt,chi phí hồ sơ,tiền dằn-túi trước khi đi…tính ra cả 10000đôla,chưa tính giá cả tùy theo quốc gia đến,vị chi tròm trèm hai tram triệu đồng VN!! Lấy đâu ra số tiền đó,nên người dân cầm “bằng khoán”nhà cửa ,đất đai đem thế chấp cho Ngân hang.Chưa kể “phí-bôi-trơn” đút cho ngân hang!! Chưa lúc nào người dân quê VN sống cực như bây giờ,trên đe dưới búa. Từ trước ,chúng ta cứ nghe,bộ nầy,bộ nọ…ăn hối lộ,ít khi nghe đến cái bộ Lao động-thương binh xả hội.Té ra cái Bộ nầy cũng khốn nạn,không kém phần các bộ khác.Này đây nhé,khắp dất nước chổ nào cũng có Công ty,văn phòng…tuyển Lao động nước ngoài.Tất cả cơ sở nầy đều thuộc quyền Bộ LDTBXH cấp giấy phép,đa phần là con ông cháu cha mở công ty,hoặc nhượng bán Cty. Trong những năm gần đây,một số Cty xù tiền người lao động.Nhưng tất cả đều “huề”! Cái xả hội,mà Bộ giáo dục,bộ Y-ế, nay bộ Xả hội…ăn hối lộ ,tham nhũng…thì người dân còn có chổ nào sống ..hở trời.!! Xin Trong lú chỉ giùm “môt chổ’.Khốn nạn hết chổ nói!!

  7. Le Quoc Trinh says:

    Xuất khẩu lao động

    Tên nghe rất kêu, nhưng kỳ thực chính sách này là nhắm mục tiêu giúp Nhà Nước và lãnh đạo ĐCS VN thanh toán những món nợ tài chính với khối CS Đông Âu, đứng đầu là TQ và Liên Xô. Suốt 30 năm trời chinh chiến miền Bắc (VNDCCH) đã nhắm mắt chấp nhận những món viện trợ vũ khí, lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men, thiết bị để tiến hành cuộc chiến tranh xâm nhập miền Nam, “Đánh cho Mỹ cút, Đánh cho Nguỵ nhào” đánh cho đến người lính cuối cùng …và tiền nợ chồng chất dần dần như núi.

    Do đó để tránh những áp lực do TQ đè nén từ ngày 30/04/1975 đén nay, Nhà Nước phải còng lưng trả nợ nếu không sẽ bị nhiều bài học tương tự như trận đánh Lạng Sơn 1979. Đương nhiên nông nghiệp phát triển lạc hậu, con trâu cái cày, đâu đủ để trang trải nợ nần. Công nghiệp nặng (Dung Quất) mới mở ỳ sèo lỗ lã, VinaShine đắm cìm ngập nợ …cho nên đành phải xuất khẩu con cháu ra xứ ngoài để chúng vắt sức lao động gửi chút tiền còm về nuôi gia đình, phụ Nhà Nước trả dần các món nợ quá khứ.

    Do đó đừng ngạc nhiên khi nghe ngoại tệ VN hàng năm tích luỹ từ kiều hối đạt con số 10-11 tỷ US$. Lãnh đạo VN gọi họ là khúc ruột ngàn dặm, không sai, đó là khúc ruột non dài chắt bóp chất bổ dưỡng để nuôi béo cán bộ gộc ở nhà. Nhưng có một sự thật cay đắng phũ phàng: rằng “khi khúc ruột gặp khó khăn nơi xứ nguời” thì Nhà Nước ta ngậm miệng bỏ mặc không hề tỏ ý giúp đỡ.

    Có người VN lao động ở hải ngoại khi gặp khó khăn nhận được sự cưu mang của Nhà Nước VN chưa ???

Leave a Reply to Bút Thép VN