Biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 tại Nga: “Putin là Stalin!”
Nước Nga trong một phạm vi nào đó đã chấp nhận những tiêu chuẩn cơ bản của quyền tự do phát biểu chính kiến. Còn hơn gấp vạn lần so với CHXHCN Việt Nam, nơi mà quần chúng chỉ biểu thị lòng yêu nước của mình với chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thôi cũng bị đàn áp thô bạo.
Chân dung Đảng Cộng sản Liên bang Nga
Đảng Cộng sản Liên bang Nga (tiếng Nga là Коммунистическая Партия Российской Федерации – KPFR) là một thành viên trên sân khấu chính trị nước Nga.
KPFR là sự tiếp nối của Đảng Cộng sản Liên Xô, hoạt động từ năm 1993, với người đứng đầu là Gennady Zyuganov.
Ý tưởng nối lại hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô được sinh ra tại một cuộc họp của các nhà hoạt động cộng sản diễn ra vào ngày 13 tháng 2 năm 1993 tại một nhà nghỉ thuộc vùng lân cận của Moscow. Tháng Ba năm 1993, họ đăng ký hoạt động chính thức tại Bộ Tư pháp Liên bang Nga.
Với hơn 70 năm trong chính thể Xô Viết (kể từ năm 1917 đến ngày Liên Xô sụp đổ năm 1991), rất nhiều người Nga vẫn còn chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề với quá khứ. Đây là những người bị gạt ra ngoài lề từ những cải cách và khó khăn, những bước thăng trầm kinh tế liên tiếp của nước Nga trong suốt hơn hai thập niên qua.
Tuy nhiên, mặc dù khai thác mọi yếu điểm của tiến trình xây dựng dân chủ này, nhất là những sai lầm trong thập niên 90 dưới thời Tổng thống Boris Jeltsin, Đảng Cộng sản Liên Bang Nga vẫn không thể nào trở thành lực lượng chính trị quan trọng trên nghị trường, tỷ lệ người ủng hộ ngày mỗi giảm dần.
Kết quả mà Đảng Cộng Sản Liên bang (CS LB) Nga giành được trong các cuộc bầu cử như sau:
* Năm 1993: Bầu cử Quốc hội (Duma) – 12%
* Năm 1995: Bầu cử Duma – 22%
* Năm 1996: Bầu cử Tổng thống – 40% (vòng II cuộc bầu cử)
* Năm 1999: Bầu cử Duma – 24%
* Năm 2000: Bầu cử Tổng thống – 29% (vòng I cuộc bầu cử)
* Năm 2003: Bầu cử Duma – 12%
* Năm 2004: Bầu cử Tổng thống – 13,8% (vòng I cuộc bầu cử)
* Năm 2007: Bầu cử Duma – 11,6%
* Năm 2008: Bầu cử Tổng thống – 17,72% (vòng I cuộc bầu cử)
Hàng năm, Đảng Cộng Sản Liên bang Nga luôn luôn tận dụng các cơ hội như: ngày Quốc tế Lao động (1/05), ngày sinh Lenin (22/04), ngày sinh Stalin (6/12), ngày Chiến thắng phát xít Đức (9/05), v.v… để biểu dương lực lượng, kích động tinh thần quốc gia dân tộc, quay về với hoài niệm vinh quang của thời đế chế Xô Viết.
Ngày Quốc tế Lao động 1/05/ 2010
Người ta ước tính có khoảng 5 đến 7 ngàn người ủng hộ của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và các nhóm cánh tả khác tham gia tuần hành năm nay. Họ đi qua trung tâm thủ đô Moscow với những lá cờ đỏ, ảnh chân dung của Josef Stalin và Vladimir Lenin. Người dẫn đầu, vẫn như mọi năm, là lãnh đạo đảng cộng sản, ông Gennady Zyuganov.
Chỉ còn mấy hôm nữa, vào ngày 9 tháng Năm, sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít Đức. Có nét khác biệt so với tất cả các buổi lễ từ trước đến nay là, trong đội ngũ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ cùng với binh sĩ của Nga và các nước hậu Xô Viết khác của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), có sự tham gia của 4 nước đồng minh chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến, những thành viên của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO): Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Ba Lan.
Vì thế, trong cuộc tuần hành trong ngày Quốc tế Lao động những người cộng sản mang theo nhiều biểu ngữ chống đối như: “NATO tại Quảng trường Đỏ – một thảm họa!”, “NATO cút khỏi Quảng trường Đỏ!” và “Lễ dành cho người chiến thắng, không dành cho NATO”.
Những người biểu tình cũng phản đối chính sách kinh tế xã hội của chính phủ Vladimir Putin.
Ngoài ra, một số đảng phái chính trị khác cũng tổ chức biểu tình tại Moscow nhân ngày Quốc tế Lao động.
Thị uy lực lượng lớn nhất là đảng của Putin “Một nước Nga Thống nhất” và Công đoàn Độc lập Liên bang Nga với sự tham dự của mười mấy ngàn người, trong đó có chủ tịch quốc hội Nga Boris Gryzlov.
Đảng dân chủ đối lập Yabloko có khoảng một nghìn người đã tổ chức kỷ niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị tại trụ sở An ninh Nga ở Lubyanka.
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo Sergei Mitrokhin nói rằng, nước Nga cần một chính thể mới chống tham nhũng, chứ không phải chống lại phe đối lập.
Ngoài ra, còn khoảng một nghìn người của “Cương lĩnh Đoàn kết Thống nhất Công dân” (OGF) và tổ chức thanh niên “Chúng tôi và Tự vệ” biểu tình trên Quảng trường Bolotny đối diện Điện Kremlin. Khi diễu hành qua trung tâm Moscow, họ hô vang “Chúng tôi muốn một nước Nga khác“, “Nước Nga không có Putin, Moscow không có Luzhkov!“, “Putin – nỗi ô nhục của Nga”, “Putin – là Brezhnev, Putin – là Stalin! ” và “Chúng tôi yêu cầu một cuộc bầu cử công bằng“.
Đi đầu là lãnh đạo của OGF, Garry Kasparov, cựu vô địch cờ vua thế giới.
Lực lượng cảnh sát đặc biệt của Nga đi kèm những người biểu tình của OGF nhưng đã không có một can thiệp nào, khắc hẳn trước đây thường bị ngăn cản, trấn áp, thậm chí Garry Kasparov có lần bị hành hung và tạm giữ.
Các cuộc biểu tình trong ngày Quốc tế lao động tại Nga năm nay đã phản ánh được tính đa nguyên của xã hội Nga hiện nay.
Mặc dù còn bị dư luận thế giới phê phán duy trì chế độ chuyên chế, kiểm soát truyền thông tự do, nhưng rõ ràng trong một phạm vi nào đó, nước Nga đã chấp nhận những tiêu chuẩn cơ bản của quyền tự do phát biểu chính kiến của các tổ chức chính trị khác.
Nước Nga, đất nước mà người Việt vẫn hướng tới và quan tâm, trong lĩnh vực này hơn gấp vạn lần so với CHXHCN Việt Nam, nơi quần chúng chỉ biểu thị lòng yêu nước của mình với chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thôi cũng bị đàn áp thô bạo.
Một điều khác mà chúng ta nên suy ngẫm, đó là tương quan lực lượng của Đảng CS Liên bang Nga trên sân khấu chính trị nước Nga.
Từ điểm này ta có thể rút ra kết luận vì sao những người CS Việt Nam rất to mồm quảng cáo vai trò tiên phong, vĩ đại của Đảng CS Việt Nam như thế, mà lại sợ một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng.
Bởi vì Đảng CS Việt Nam biết chắc, khi quyền tự do tư tưởng được bảo đảm, cùng với báo chí tự do, dân chúng sẽ dễ dàng nhận rõ sự độc quyền lãnh đạo nguy hiểm như thế nào đối với đất nước. Đó là, độc quyền tất yếu dẫn tới lạm quyền, lạm quyền dẫn đến tham nhũng và đặc lợi. Kết cục, nếu có bầu cử tự do, Đảng CS Việt Nam sẽ đi theo số phận của các đảng cộng sản khác tại Nga và các nước thuộc khối cộng sản cũ.
Dưới đây là một số hình ảnh cuộc biểu tình của Đảng CS LB Nga tổ chức trong ngày 1/05/2010 tại Moscow:
Nguồn: Ảnh: AP
Bản tin: Blog Ledienduc.
Các bạn trên diễn đàn DCV nên đọc bài Biểu Tình Nhân Ngày Quốc Tế Lao Động 1 /5 tại Nga của Lê Diễn Đức để thấy sinh hoạt chính trị của nước Nga thời hậu CS.
Đọc để thấy vất bỏ CNCS không hề gây baọ loạn , đọc để thấy nguyện vọng và ý chí của toàn dân Nga , đọc để rút tiả kinh nghiệm cho VN thời hậu CS .
Cách nay không lâu khi đọc Mỹ Du Ký của Tiêu Dao Bảo Cự và đọc lời bình của Nguyễn Tường Tâm , ở đoạn kết có câu : ” Càng đi nhiều , càng thấy thương cho quê hương mình .” Chỉ với câu kết ngắn gọn , nhẹ nhàng đó , mà nó như ngàn mủi dao nhọn đâm vào tâm cang ngưòi đọc ! Thật đúng như ông , cha mình đã dạy : ” Đi một ngày đàng càng học một sàng khôn .” Có đi mới thấy xứ sở người , họ xây dựng , họ phát triển đất nước họ ra sao ? Từ giao thông , y tế đến giáo dục . Từ cách qui hoạch đô thi , dân cư , kỹ nghệ đến cái nhỏ nhất là hệ thống cống rãnh . Mọi thứ đều có độ bền vững cả trăm năm hoặc nhiều hơn nữa và mọi kế hoạch đều được trù tính , dự toán từ mười năm ,hai mươi năm hoặc xa hơn nữa .
Quan sát, học hỏi tích lủy vốn kiến thức dự phòng khi hữu sự , là điều cần cho những ai còn quan tâm đến quê hương , dân tộc . Ngoài những cá nhân , tổ chức âm thầm thực hiện hoài bảo đó, người đọc lại thấy trong bài viết Biểu Tình Nhân Ngày Lễ Lao Động 1/5/2010 tại Nga , toát ra tinh thần quan sát , học hỏi từ nước Nga thời hậu CS làm bài học kinh nghiệm thực tiễn cho đất nước VN thời hậu CS .
Nga đã dần hoàn chỉnh mô hình chính trị dân chủ , hay nói cách khác là nước Nga đã có những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng” thể chế chính trị dân chủ “cho đất nước và dân tộc họ, đã được Lê Diễn Đức chỉ ra qua cuộc tuần hành trong ngày Quốc Tế Lao Động vơi nhiều tiếng nói thuộc nhiều thành phần trong cộng đồng dân tôc Nga , kể cả tiếng nói của những người CS Nga.
Riêng VN của chúng ta, theo quan sát và dõi theo nhiều chuyển biến vài năm gần đây , có thể có những diễn biến theo thứ tự như sau :
_ Đảng CSVN sẽ đổi tên và từ bỏ chủ thuyết CS ?
_ Thay Hiến Pháp hoặc tu chính những điều trong Hiến Pháp không phù hợp với tình hình mới ?
_ Từng bước hoàn chỉnh việc thực thi luật pháp để tiến tới nhà nước pháp quyền ?
_ Chấp nhận sinh hoạt chính trị dân chủ , các đảng phái đều bình đẳng trước hiến pháp và pháp luật?
Nếu các điều nêu trên xảy ra thì các tổ chức đấu tranh , các đảng phái chính trị sẽ đối phó như thế nào ? Có kế hoặch gì cho diễn biến đó? Chẳng hạn như:
_ Hai hay ba đảng hoặc nhiều hơn nữa trong thể chế chính trị dân chủ của VN trong tương lai?
_ Bao nhiêu đảng viên thì được đăng ký hợp pháp để được công nhận là đảng chính trị?
_ Dân Chủ Cộng Hoà hay Đại Nghị , tức là bầu gián tiến hay trực tiếp bầu lãnh đạo tối cao của quốc gia ?
Còn nhiều và nhiều nữa , nếu không hoặc chưa có chuẩn bị , sẽ là trở ngại không nhỏ cho tiến trình dân chủ hoá VN.
Cám ơn bài viết Biểu Tình Nhân Ngày Quốc Tế Lao Động 1/5 tại Nga của Lê Diễn Đức làm nguồn cảm hứng cho người đọc nói lên trăn trở của mình .
5 den 10 nam nua , nhung ten tay sai stalin,lenin nhu Mao trach Dong, HCM . SE BI LOI RA ANH SANG VOI THE HE TRE NGAY NAY….chung dinh lua bip , biet mat ,biet mom va xoa bo lich su …nhung lam sao lua bip va che dau duoc cong ly va su that ….
CNCS tôn tại ở trên nỗi sợ hãi của dân chúng. Dân càng đói, càng ngu , thì càng dễ cai trị,.Công sản với mục tiêu dân nghèo là lực lượng của cách mạng, nên càng tham nhũng vơ vét, để tạo ra nhiều dân nghèo. Nguy hại lớn nhất của CNCS là đi ngược lại xu thế của loài người. Xã hội CS tạo ra cái ác, dối trá, đểu cáng, các điều xấu xa khác.
Tất cả những lãnh tụ CS đều là Stalin.
Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ có thể “SINH SI,NẢY NỞ (và tồn tại) ở những nơi (Quốc Gia)Dân tríi Thấp kém
;Đời sống mức thu nhập THẤP
Xin hãy bình tâm,vô tư nhận xét về Trình dộ Giáo dục,chuyên môn “đại đa số “các cấp “LÃNH ĐẠO”
Thành trì,pháo đài (tưởng là KIÊN CỐ Điện KREMLIN)của chủ nghĩa Cộng Sản cũng chỉ tồn tại không qua 80 năm;CS Việt Nam dù NGOAN CỐ (vì tham quyền lực,và cũng sợ bị trả thù như Bảo-Gia-Lợi (Bulgary)nhưng chắc chắn không thể bị dào thải,khi DÂN TRÍ thức tỉnh;