WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nga đưa quân đội vào Ukraine

Bản đồ Crimea (hay Krym)

Bản đồ Crimea (hay Krym)

Trong một động thái cực kỳ nhanh, thượng viện Nga đã thông qua đề nghị của tổng thống Nga Putin về việc đưa quân đội và lãnh thổ Ukraine. Việc bỏ phiếu thông qua này chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ sau đề nghị của Putin.

Thực ra, đây chỉ là hành động nhằm hợp lý hóa việc đưa lực lượng quân đội tới Ukraine, mà trước tiên là tới vùng tự trị Crimea. Diễn biến ở khu vực biên giới giữa Ukraine và Nga liên tục nóng lên trong tuần lễ vừa qua, nhất là sau khi Olympic bế mạc. Trước đó, để lễ hội này diễn ra suôn sẻ, Putin cũng như chính quyền Nga giữ thái độ gần như im lặng trước những biến cố ở Ukraine.

Nhưng mấy ngày qua thì khác. Máy bay của Nga liên tục quần thảo trên bầu trời Crime và vào sâu trong lãnh thổ Ukraine. Tầu chiến Nga án ngữ ngoài khơi vì lý do “chết máy”. Quân đội Nga tập trận ngay sát biên giới Ukraine.

Sáng nay, đài báo Ukraine đưa tin, Nga đã đổ bộ 6000 quân vào Crimea, trước cả khi Thượng viện Nga thông qua việc can thiệp quân sự. Hiện với quyết định của thượng viện, không loại trừ khả năng, việc can thiệp quân sự sẽ lan rộng hơn và ở quy mô lớn hơn.

Quân đội Nga có mặt tại Crimea theo yêu cầu chính vùng tự trị này với lý do “bảo vệ kiều dân Nga”. Hiện ở Crimea có khoảng 60% dân số gốc Nga.

Ngoài việc tranh chấp ở bán đảo Crimea, nhiều tỉnh và thành phố phía đông của Ukraine, trong đó có Kharcov, Donetsk, đang có xu hướng ngả theo Nga và ủng hộ tổng thống cũ Yanukovych. Nhiều nhà phân tích chính trị lo ngại về khả năng chia cắt của Ukraine.

Song hành với hoạt động quân sự, vũ khí kinh tế bắt đầu được sử dụng: tập đoàn dầu khí Gapzrom đòi Ukraine phải trả món nợ 1,55 tỉ đô la. Tại Donetsk, cứ địa của tổng thống bị lật đổ Ianoukovitch, 10.000 người biểu tình ủng hộ Nga.

Trong khi Nga hành động rất quyết liệt thì Mỹ và EU hiện nay mới chỉ dừng ở mức độ lên tiếng yêu cầu Nga tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua cảnh cáo Matxcơva không nên « can thiệp quân sự » vào Ukraine, tân Thủ tướng nước cộng hòa tự trị Crimea(Krym) là Sergy Aksionov – được bầu phiếu kín trong một nghị viện địa phương bị một đội biệt kích vũ trang thân Nga kiểm soát – hôm nay 01/03/2014 đưa ra lời kêu gọi được tiếp vận trên truyền hình Nga. Ông ta yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin giúp đỡ để tái lập « hòa bình và yên tĩnh » tại bán đảo nói tiếng Nga ở miền nam Ukraine đang có nguy cơ ly khai.

Hiện chính quyền Ukraine giữ thái độ khá mềm mỏng trước những diễn biến quân sự từ nước láng giềng. Cuộc trưng cầu dân ý về khu vực tự trị Crimea sẽ diễn ra vào 30/3 này, sớm hơn so với thời điểm dự tính trước đó là tháng 5/2014.

Crimea là bán đảo có diện tích gần 30.000 km2, nằm giáp ranh với Nga. Đây cũng là khu vực thường xuyên có các hoạt động quân sự của Nga với sự có mặt của các hạm đội ở biển Đen. Năm 1954, Liên Xô đã trao vùng này cho Ukraine (lúc đó là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết). Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, Crimea vẫn thuộc lãnh thổ Ukraine cho tới nay.

Trước đó, lãnh thổ Crimea bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử bởi nhiều nước khác nhau.

Tổng hợp theo TVN24, RFI

57 Phản hồi cho “Nga đưa quân đội vào Ukraine”

  1. Thanh Nga says:

    Truyền thông Đức: Cô lập Nga là quyết định ngu ngốc nhất

    Truyền thông Đức coi việc các nước phương Tây đe dọa cô lập Nga để phản đối việc nước này can thiệp vào Ukraine là quyết định ngu ngốc nhất.
    Theo đó, tờ nhật báo Esslinger Zeitung khuyên rằng, phương Tây nên nắm giữ mọi cơ hội ngoại giao để hàn gắn quan hệ với nước Nga để tránh tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
    “Phương Tây không nên cắt đứt liên lạc. Thay vào đó, họ nên sử dụng mọi cơ hội ngoại giao”, tờ báo viết.
    Còn đối với tình hình ở Ukraine, trang này bày tỏ quan điểm: “Rõ ràng có một tia hy vọng được thể hiện trong cuộc trả lòi phóng vấn báo giới của Tổng thống Nga Putin hôm 4/3 vừa rồi. Ông ấy muốn một trật tự mới được thiết lập ở Ukraine. Đồng thời, ông còn bày tỏ sự cảm thông đối với những người biểu tình (ở Ukraine) và thể hiện sự hoài nghi về tương lai chính trị của Tổng thống Yanukovych. Nga muốn có quyền biểu quyết đối với tương lai của Ukraine thông qua một cuộc bỏ phiếu”.
    Còn tờ Nuernberger Nachrichten đưa tin rằng, “cuộc xung đột xung quanh Ukraine vẫn chưa hề leo thang”, và Tổng thống Putin trong buổi họp báo đã “ám chỉ tới khả năng tiến hành thương lượng với các bên”.
    “Đây nên là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong tất cả các nỗ lực ngoại giao để các bên cùng tìm ra phương án giải quyết mâu thuẫn giữa Crimea và chính quyền trung ương lâm thời ở Kiev. Do vậy, trước khi những cuộc đàm phán diễn ra, các bên không nên có những hành động khiêu khích tới Nga. Ngược lại, nước Nga sẽ có câu trả lời đáp trả lại những đe dọa đó bằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế (điển hình là việc cắt đứt cung cấp khí đốt cho các quốc gia phương Tây)”, trích dẫn bài viết trên báo này.
    Ngoài ra, tờ Esslinger Zeitung còn đưa ra đề xuất “khôi phục liên lạc” và “các nỗ lực để cố gắng hiểu Nga” có thể tạo điều kiện để giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.
    Thanh Nga (theo Itar Tass)

  2. Đức Vũ says:

    Trò chơi cân não ở Ukraine

    Nước Nga nổi tiếng với môn đánh cờ. Tổng thống Putin cũng nổi tiếng thích các màn đấu trí và cảm giác mạnh. Chẳng thế mà hai lần lên cầm quyền ông đều đối đầu trực diện với Mỹ và phương Tây, tất nhiên chỉ sau khi những lợi ích cốt lõi của Nga bị đe dọa.

    Năm 2008, trong thời kỳ Thế vận hội Olympic, Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin đã tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng 5 ngày tại Georgia. Kết cục là sự ra đời của hai nhà nước “chư hầu” thân Nga là Nam Ossetia và Abkhazia với hàng nghìn quân Nga đóng tại đó.

    6 năm sau, cũng trong kỳ Thế vận hội Olympic (Sochi 2014), nước Nga của Putin vướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga và thuộc không gian hậu Xô Viết mà Mátxcơva kiên quyết phải giữ vững. Tuy chưa có một cuộc chiến tranh thực sự (theo đúng nghĩa của từ này) diễn ra trên lãnh thổ Ukraine, song những diễn biến quân sự thay đổi hàng giờ tại cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine cho thấy nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra trong chớp mắt, chỉ cần một trong các bên có tính toán sai lầm.

    Lý do cả hai lần “động binh” của Nga, tại George năm 2008 và Ukraine năm 2014, đều nhằm “dằn mặt” chính phủ hai nước vì đã dám quay lưng với Nga để ngả sang phương Tây, đối thủ từ hơn 2 thập kỷ qua luôn tìm mọi cách muốn mở rộng vùng ảnh hưởng tới sát biên giới Nga hòng làm suy yếu vị thế của thành trì của Nga.

    Hai sự kiện, xảy ra vào hai thời điểm cách nhau 6 năm nhưng lại có cùng bản chất. Đó là việc Nga sẽ làm suy yếu các nhà nước nằm trong vùng lợi ích ưu tiên của Mátxcơva để các nước này không thể xích lại gần châu Âu. Chiến lược của Nga là sẽ chinh phạt toàn bộ không gian thuộc về mình nhưng không hoàn toàn chỉ bằng giải pháp quân sự. Nếu như ở Georgia, yếu tố quân sự đã được ông Putin đặt lên hàng đầu trong các ưu tiên lựa chọn thì ở Ukraine hiện nay, chiến lược của ông là dùng các đòn bẩy tổng hợp.

    Vì sao lại như vậy?

    Thứ nhất, thời điểm nước Nga tiến hành cuộc chiến tại Georgia là vào cuối năm 2008, từ 7-12/8. Khi đó, ông Putin đã ở những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai liên tiếp và không có cơ hội tái tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau.

    Do vậy, trước tình thế cấp bách ở Georgia và nguy cơ nước Nga sẽ bị mất vĩnh viễn các lợi ích ở quốc gia liên lục địa, nằm ở điểm nối Đông Âu và Tây Á tại vùng Caucasus phía bờ Đông Biển Đen, Tổng thống Putin với sự hậu thuẫn đắc lực của Thượng viện đã quyết định lựa chọn giải pháp chiến tranh. Chỉ có sử dụng sức mạnh quân sự, với những chiến thuật tinh vi và khí tài tối tân nhất, mới có thể nhanh chóng kết thúc “cơn đau đầu” ở Georgia.

    Và ông Putin đã tính toán đúng khi quân đội Nga không mấy khó khăn đã làm chủ được Nam Ossetia, cơ sở quan trọng cho việc đưa cả vùng đất tự trị này và Abkhazia vào vùng kiểm soát. Trong khi đó, Mỹ và NATO dù trước đó lớn tiếng sẽ bảo vệ Georgia nhưng đến lúc “nước sôi, lửa bỏng”, cả hai cũng chỉ…ngồi yên.

    Còn tình hình tại Ukraine hiện nay thì khác. Mặc dù không thể sánh với Nga cả về kinh tế và quân sự nhưng dù gì, Ukraine cũng “hơn đứt” George. Ukraine có dân số lớn thứ 3 trong nhóm nước Đông Âu (với khoảng 45 triệu người, trong đó có phần đông là người Nga hoặc gốc Nga sinh sống). Quân đội của Ukraine dù không mạnh nhưng cũng được cho là “trên cơ” Georgia. Và quan trọng nhất, rõ ràng Ukraine nhận được sự hậu thuẫn nhiều hơn từ Mỹ và phương Tây so với Georgia trước đây.

    Vì vậy, nếu chỉ tính đến giải pháp quân sự với Ukraine sẽ không phải là một lựa chọn khôn ngoan cho Mát-xcơ-va vào thời điểm này, do dù Hạm đội Biển Đen (Hắc Hải) của Nga đã giăng sẵn “thiên la địa võng” chờ Mỹ và NATO.

    Thứ hai, cuộc khủng hoảng ở Ukraine xảy ra khi ông Putin mới đang ở nửa đầu của nhiệm kỳ tổng thống thứ ba và phía trước ông vẫn còn tới hơn 6 năm nắm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất ở xứ sở Bạch Dương. Quãng thời gian đó đủ để ông Putin có thể dạy cho Ukraine bài học cay đắng về việc ngả theo phương Tây, mà không nhất thiết phải sử dụng đến sức mạnh quân sự. Việc ông Putin yêu cầu Thượng viện chuẩn thuận khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine đúng lúc căng thẳng ở Cộng hòa tự trị Crimea lên đến đỉnh điểm chẳng qua chỉ là đòn nắn gân ban lãnh đạo lâm thời Ukraine và là đòn cân não đối với phương Tây.

    Trong cuộc chơi tổng thể mà Nga đang toan tính áp dụng với Ukraine, ông Putin muốn kết hợp đồng bộ trên nhiều mặt trận.

    Về quân sự, ông “treo” sẵn khả năng điều quân sau khi khéo léo “khoe” sức mạnh của hải quân Nga trong cuộc tập trận tại Kalinningrad và lực lượng hùng mạnh của Hạm đội Biển Đen đóng tại Sevasstopol thuộc Crimea.

    Về kinh tế, Nga đóng băng khoản hỗ trợ 15 tỷ USD cho Kiev sau khi mới chỉ giải ngân được 3 tỷ USD, đồng thời hủy bỏ giá khí đốt ưu đãi bán cho Ukraine từ 1/4 hòng dồn Kiev vào thế bí. Đây là đòn chí tử đối với quốc gia Đông Âu này trong bối cảnh Mỹ và châu Âu – dù đã tỏ ra rất hào phóng – cũng mới chỉ cam kết viện trợ cho Kiev lần lượt 1 tỷ và 1,5 tỷ USD. Hiện Ukraine đang nợ Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga 1,55 tỷ USD tiền mua khí đốt, nợ công xấp xỉ 90% GDP, nền kinh tế kiệt quệ hầu như tê liệt sau nhiều tháng biểu tình bạo loạn và đang “khát” tới 35 tỷ USD để tránh nguy cơ phá sản. Đó là chưa nói đến rất nhiều nước Tây Âu đang sử dụng khí đốt mua từ Nga. Nga chỉ cần tăng giá hoặc xiết bớt van xả khí đốt là Tây Âu “run” lập cập.

    Về chính trị, Mátxcơva chỉ công nhận Tổng thống hợp hiến Yanukovych, bất chấp việc ông này đã bị Quốc hội Ukraine phế truất tuần trước. Trong con mắt của Điện Kremlin, chính phủ tạm quyền ở Kiev chẳng có ý nghĩa gì vì theo lời của ông Putin, đấy là một chính phủ “không hợp hiến, không thống nhất, không đại diện cho toàn bộ người dân, không có đủ tư cách pháp lý quốc tế cũng như tư cách quyết định vận mệnh dân tộc”.

    Thứ ba, việc nhà lãnh đạo Nga quyết định “chơi thế cờ hiểm” ở Ukraine còn xuất phát từ việc ông hiểu rõ giới hạn can thiệp cũng như hỗ trợ của Mỹ và châu Âu trong cuộc khủng hoảng ở Kiev.

    Một châu Âu chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và chia rẽ lợi ích trong hợp tác với Nga sẽ không thể có được những đòn đáp trả mạnh mẽ nếu muốn trừng phạt Mátxcơva.

    Một nước Mỹ với ngân sách quốc gia thâm thủng và quá mệt mỏi vì chiến tranh (sau các cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan) sẽ không thể mạo hiểm dấn thân vào một cuộc đối đầu mới với đối thủ nặng ký là Nga. Đó là chưa kể, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đang rất cần sự giúp đỡ của Nga trong các hồ sơ hạt nhân Iran, cuộc chiến tại Syria và việc cắt giảm vũ khí hạt nhân để kéo dài thêm danh sách các thành quả ngoại giao trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình, yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định thành bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội cuối năm nay và bầu cử Tổng thống vào năm 2016.

    Có lẽ do nắm được rõ từng điểm mạnh, yếu của mỗi bên và cũng là người luôn có những tính toán chuẩn xác nên ông Putin đã liên tiếp ghi điểm trong các cuộc cân não với phương Tây. Tại Georgia cũng vậy và tại Ukraine cũng thế.

    Theo tính toán của ông, cái giá mà Nga phải trả trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nếu có, cũng chỉ hạn chế ở việc một số nước tảy chay Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Sochi vào tháng 6, nước Nga phải đối mặt với một số cuộc tranh cãi ở Hội đồng Bảo an LHQ hay một vài biện pháp trừng phạt nào đó của Mỹ và châu Âu. Nhưng những cái giá này sẽ chẳng mang ý nghĩa gì, chẳng thể đe dọa được nhà lãnh đạo Nga vì ông đã trù liệu trước cả.

    Mỹ và Phương Tây luôn thua Nga trong những đòn cân não, tại Georgia năm 2008 cũng như tại Ukraine hiện nay.

    Đức Vũ

    • Tudo.com says:

      “Đức Vũ says:
      05/03/2014 at 11:46
      Trò chơi cân não ở Ukraine”

      Quá hay,. . .bình loạn giống như mẹ hát con khen.
      Trận nầy Putin sẻ giải phóng Âu Châu qua tới. . . .Mỹ Châu luôn.
      Bác Putin sẻ sống mải trong quần chúng ta như Bác Hồ! Đức Vũ hỉ ?

    • Trúc Bạch says:

      Trích :

      “Mỹ và Phương Tây luôn thua Nga trong những đòn cân não, tại Georgia năm 2008 cũng như tại Ukraine hiện nay”

      He he he anh Đức Vũ “nâng bi” bằng cầu này…..dân Nga (của) Putin mà nghe được thì chúng sẽ “sướng trân mình” .

      Nếu Nga của Đức Vũ mà giỏi như vậy thì đế quốc Sô Viết đã không bị xụp đổ, tan tành thành chục mảnh, lá cờ búa liềm đã không bị thay thế bằng lá cờ ba màu, thành phố Leningrad đã không bị trả về tên cũ và những nước chư hầu của Nga ở Đông Âu đã không lũ lượt “tung cánh chim tìm về tổ ấm” !

      Vụ Georgia năm 2008, chẳng qua là Mỹ và phương Tây cũng muốn quăng lại cho Nga hai miếng xương vụn là Ossetia và Abkhazia cho êm chuyện, sau khi đã lấy đi của Nga cả một vùng Đông Âu cùng ba nước giáp Nga ở vùng Baltic….

      Tình trang Crimea của Ukraina lại hoàn toàn khác với Ossetia và Abkhazia …Hôm trước đưa quân vào Crimea, Nga đã hung hổ lên tiếng là để bảo vệ kiều dân Nga, hôm nay thì chính Putin lại chối là những người lính kia không phải là quân đội Nga, mà là “nhân dân tự phát”….Điều này chứng tõ là Putin của Đức Vũ đang “đái trong quần” – Vài ngày nữa, sau khi đã thấm đòn, chắc chắn Putin của Đức Vũ không những chỉ “són đái” mà còn “vãi cả kít” nữa đấy !

      Ngoài việc bị gần như cả thế giới tẩy chay, tình hình kinh tế, tài chính của Nga trong hai ngày qua đã “đổ lệ” vì thấy bóng quan tài .

      Chờ xem đi ! “lên đỉnh”… lúc này thì hơi sớm đấy Đức Vũ ạ .

      Tội nghiệp cho anh !

      • Austin Pham says:

        Thưa anh, cái này gọi ” Premature Ejaculation ”
        Chào sảng khoái

    • Hùng says:

      Đọc bình luận của Đức Vũ rồi đọc thêm bình loạn của Tudo.com và Trúc Bạch thì càng nhận ra đầy đủ hơn lý do vì sao ngày trước chế độ chống Cộng VNCH bại trận, đầu hàng không điều kiện CSVN, và hơn 39 năm rồi mà tàn dư của chế độ VNCH gào thét bể cổ để chống CSVN mà không làm được gì CSVN, ngược lại CSVN ngày càng mạnh.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Cám ơn Đức Vũ đã lý giải rất chuẩn xác. Bravo 3x

      Cũng như Nguyễn Vũ Anh phân tich gần đây, Ukraine phải ĐI DÂY giữa Nga Mỹ và EU. Đó là thân phân nhược tiểu, mặc dù Ukraine cũng vào hạng nước lớn ở Đông Âu với nhiều lợi thế từ thời còn mồ ma CS.
      Đáng buồn là các chính khác thân Mỹ và EU đã quá non kém khi chụp được thời cơ nắm chính quyền, lại để cho phe thân Nga quay trở lại, do sự kém khôn ngoan của thời tổng thống Yushenco và thủ tướng Timoshenco

      Lại Mạnh Cường

  3. Vo ngoc says:

    Thông Phán ơi sao phải bôi mặt đá nhau vậy. Gà cùng một me chớ hoài đá nhau. Thông phán chỉ học 5 điều Bác Hồ dạy chứ đâu có học như tôi. Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người anh em VNCH đã chết từ lâu rồi chết từ ngày 30.4.1975 chết banh xác chết không kịp ngáp,và bỏ chạy trên những con thuyền bão táp. Kệ nó, nó nói gì mặc kệ nó, đã kích nó làm gì cứ coi như oan hồn nó về đòi nợ những bắn nó, giết nó mình không bắn không giết nó thì mình lên tiếng đã kích nó làm gi dù sao nó cũng là anh em miền nam với mình. Trung Quốc mới là kẻ xâm lược Hải Đảo của VN ta tại sao Thông phán không dám lên tiếng hay làm việc gì đó để giành lại Hoàng sa. Đúng là khôn nhà dạy chợ, đồ hèn

    • Nguyen Trong says:

      Bốn triệu tên Việt cộng chết cùng 600000 ngàn tên khác bị mất tích . Chết và mất tích nhiều quá đến nỗi các nhà ngoại cảm đành bó tay tìm không ra xác , nên đành dùng xác heo, xác chó, xác lợn thay thế . Hi hi hi

      Trung quốc đâu có xâm lược Việt nam . Nếu chúng xâm lược , thì tại sao bọn Việt cộng không mang tàu chiến ra chống giữ ?

      Trung quốc đâu có xâm lược Việt nam . Nếu chúng xâm lược , thì tại sao bọn Việt cộng không mang chúng ra Tòa Án Quốc Tế như Phi luật Tân đang làm ?

      Trung quốc đâu có xâm lược Việt nam . Nếu chúng xâm lược , thì đâu có cảnh lãnh đạo hai nước ôm cổ bá vai nhau cười nói hỉ hả , đâu có cảnh dân Trung quốc và hàng hóa tư do ra vào Việt nam ?

      Bọn lãnh đạo Trung quốc và Việt nam đã thỏa thuân hai nước nhập làm một rồi .
      Dư lợn viên đừng viết bá la bá láp nữa nhá . Hi hi

    • vu trung says:

      Đúng. Và chuyên đầu tiên là hãy bă’n bỏ bọn đồng chí anh em của quân xâm lược TQ đi, chúng ở ngay đấy thôi … giết hết bọn chúng rồi tính tới trung+.

  4. Trần Ngọc says:

    …Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn đề: Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine.
    Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949,
    vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến
    tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng
    Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975,
    Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn
    công Việt Nam cũng lại vì lý do địa chính trị.
    Để tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài.
    Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc.Và mọi thách
    thức đối với Trung Quốc đều là một thủ thách gay gắt đối với Việt Nam.
    Nguyễn Hưng Quốc.

  5. Nguyen Quang says:

    BBC – 10 tháng 5, 2010 : Trong kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Medvedev nói ‘tội ác của Stalin là không thể biện minh được’ và cho rằng thắng lợi là nhờ hy sinh to lớn của nhân dân.

    Trong dịp kỷ niệm lớn tại Moscow với sự tham gia của nhiều quan khách quốc tế từ Tây Âu và có cả Trung Quốc và Việt Nam, phát biểu của Tổng thống được cho là một nỗ lực mạnh mẽ nhận diện lại lịch sử thời Liên Xô.

    Nhân dân và sự thật

    Ông Medvedev cũng nhắc đến tội ác của công an Liên Xô trong vụ thảm sát các tù binh Ba Lan tại rừng Katyn năm 1940, và cho rằng đây là “trang đen tối của lịch sử”.

    Trong nhiều năm thời Liên Xô, vụ Katyn bị cấm nói đến ở toàn vùng Đông Âu dưới quyền Moscow, và vai trò của Stalin cho đến gần đây vẫn được cho là ‘công nhiều hơn tội”.

    ông Medvedev, người có cha chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô nói rằng:

    “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là chiến thắng của nhân dân, và cả Stalin hay các tướng lĩnh cũng không làm những gì quan trọng hơn điều họ đã làm được. Đúng là họ có vai trò rất nghiêm túc nhưng chính nhân dân đã làm nên chiến thắng bằng hy sinh vĩ đại, bằng vô số sinh mạng.”

    Điều quan trọng hơn, ông Medvedev nói về việc không ai muốn phục hồi chủ nghĩa Stalin:

    Trước đó, ông Medvedev đã ra lệnh mở kho hồ sơ liên quan đến vụ giết 22 nghìn sĩ quan Ba Lan tại Katyn và gọi “đây là một trang sử rất đen tối”.

    Tổng thống Nga thừa nhận “chúng ta đã để cho lịch sử bị bóp méo” và hứa sẽ để sự thật được “trình bày ra trước nhân dân”.

  6. tt says:

    mắt của mấy đứa bình luận này (reply) bị mù hay bị tiền che hết rồi. that ngu

  7. Hồ chủ tịt says:

    Nga thì đói bỏ cha, là một trong vài nước nghèo nhất Âu châu hiện nay, đang không chơi liều, Tây phương nó bao vây kinh tế thì có nước đi ăn mày.
    Những thằng giầu như thằng Nhật, thằng Đại Hàn, Đức quốc… nó khoe của. Thằng đói rách như Nga chẳng có cái gì khoe, chỉ khoe có dao găm mã tấu, bị Tây phương nó khi dể đói rách nên cũng hùng hổ ra oai cho nó bớt tủi
    Thấy quan thầy đi ăn cướp, mấy chú Vẹm cũng hý hửng, cái thân không lo, thằng Tầu đỏ nó tràn qua nó đánh tan xác bây giờ, nó mà tràn qua thì mấy thằng Vẹm (chuyên nghề ăn cắp) sẽ chẳng còn một mống

  8. Trung Hoàng says:

    Giử hoà hiếu ở một khu vực khá xa tầm tay, để có được một thuận lợi lớn hơn ở một nơi khác. Trong nước cờ Ukraine hiện nay, Hoa Kỳ đang muốn “Mượn hoa cúng Phật”, thế mà vẫn còn sợ “Phật” chẳng dám nhận kia chứ.

    Đã bị thế giới lên án là kẻ độc tài chuyên quyền, lại còn mang thêm tiếng là kẻ xăm lược. Nhìn lại cái giá mà Putin Liên Bang Nga phải trả trong thời gian vưà qua, không phải là nhỏ trước bàn cờ thế giới. Nay, Crym chẳng khác chi là khúc xương khó nuốt trong lâu dài, một khúc xương sẽ làm con đệm phân cách Liên Bang Nga với Ukraine. Cho nên, không ngại gì cái chuyện “Mượn hoa cúng Phật”.

    Bắc Kinh thì đang lo việc thanh trừng, đựơc gọi là diệt từ ruồi tới hổ. Thêm vào đó, vụ việc nhà ga Côn Minh, nơi vận hành con đường cao tốc xuyên Đông Dương như ước mơ, đặt CSBK trước cơ nội loạn có thể đột biến không ngờ trước. Khả năng chận đứng nội loạn cuả CSBK, cũng vẫn sẽ chỉ là đổ dầu vào lưả.

    Một lo sợ cho Việt Nam sẽ có một Crym trong tương lai, cũng chỉ là một cảnh báo cần thiết cho dân Việt. Nhưng chỉ riêng Hoàng Sa và Trường Sa, thêm vào Cái Đường Lưỡi Bò, nhất là nội tình bất ổn đột biến khó lường; CSBK cho dù có muốn thực hiện, nhưng e rằng lực bất tùng tâm.

    Xin trân trọng.

  9. Dân trí says:

    Phản đòn từ Mátxcơva

    Phương Tây đang “đứng ngồi không yên” trước tin Nga đã cử quân đội, xe tăng và tàu ngầm tới Ukraine. Mặc dù phạm vi điều quân, nếu có, cũng chỉ xảy ra ở Cộng hòa tự trị Crimea, song nó cũng khiến phương Tây phải giật mình trước phản đòn mạnh mẽ của Mátxcơva.

    Sau sự kiện Georgia năm 2008, tốt nhất Ukraine và phương Tây không nên khiêu khích Tổng thống Putin, nhất là với một vấn đề thuộc sân sau của Mátxcơva.

    Bằng việc đưa Crimea – nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine – vào tình trạng xung đột, dù chưa có tiếng súng nào vang lên và chưa có ai ngã xuống, ông Putin đã đi trước một bước, đồng thời đặt cả Kiev, Brussels lẫn Washington vào sự đã rồi. Đó là: nếu muốn Kiev liên kết với Liên minh châu Âu (EU) và sau đó là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), Mỹ và phương Tây sẽ phải trả cái giá đầu tiên là sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

    Những đòn đáp trả này của Nga không chỉ có hàm ý với riêng bán đảo Crimea nơi có hơn một nửa dân số là người Nga sinh sống, mà còn đối với cả các vùng đất nói tiếng Nga khác ở miền Đông Ukraine. Mátxcơva muốn trực tiếp cảnh báo chính phủ lâm thời tại Kiev rằng Ukraine không được sử dụng vũ lực chống lại người nói tiếng Nga ở Crimea hay bất cứ đâu trên đất Ukraine, không được nghi ngờ tính hợp pháp của Hạm đội Nga tại Crimea và phải cân nhắc kỹ về con đường sẽ lựa chọn trong thời gian tới.

    Chúng cũng gợi lại những biến cố chóng vánh xảy ra mùa Hè năm 2008 ở Georgia. Chỉ một tuần sau khi bị Tbilisi khiêu khích, quân đội Nga đã đánh bại quân đội Georgia, đồng thời sáp nhập hai vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia vào phần lãnh thổ rộng mênh mông do Mátxcơva kiểm soát.

    Tuy nhiên, khác với cuộc chiến ở Georgia cách đây gần 6 năm khi Nga chỉ “động binh” sau khi Tbilisi gây chiến tranh ở Nam Ossetia, lần này Mátxcơva đã quyết định giành thế chủ động. Xe tăng, tàu chiến và quân đội của Nga đã tiến vào nước Cộng hòa tự trị Crimea theo lời đề nghị của chính quyền bán đảo này, cho dù chính phủ lâm thời ở Kiev chưa hề, hay nói đúng hơn là cũng không dám, tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào tại đây. Cái sai lớn nhất của chính quyền lâm thời Kiev là họ đã quyết định loại tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ chính thức ở Ukraine và không hề có ý định trở thành đối tác tin cậy của Mátxcơva trong tương lai, điều mà ông Putin đã im lặng chờ đợi kể từ sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych.

    Nằm trong vùng tranh giành ảnh hưởng của Nga nhưng đáng tiếc là các nhà lãnh đạo lâm thời Kiev đã không rút được kinh nghiệm từ bài học xương máu ở Georgia. Tbilisi đã bị mất trắng cả Abkhazia và Nam Ossetia sau khi hướng mặt về EU và NATO. Nay Ukraine cũng đang đối mặt với nguy cơ tương tự – đánh mất Crimea – nếu vẫn muốn bước tiếp theo tiếng gọi từ phương Tây, cho dù chẳng bên nào muốn điều này xảy ra.

    Trong phản ứng tức thì nhưng hết sức bị động ngay sau quyết định điều quân của Nga, từ bên kia Đại Tây Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo nước Nga sẽ “phải trả giá” nếu sử dụng vũ lực ở Ukraine. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và NATO cũng tiến hành ngay các cuộc họp khẩn cấp để bàn về nguy cơ can thiệp quân sự của Nga, trong đó có ý kiến sẽ đưa lực lượng duy trì hòa bình của LHQ đến Crimea.

    Nhưng tất cả các phản ứng này chẳng có nghĩa lý gì với ông Putin, người đã công khai chọn cách đối đầu trực tiếp với phương Tây và đặt cược rất nhiều vào cuộc chơi tại quốc gia đáng nhẽ phải nằm trong vòng cung ảnh hưởng của mình. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra hoặc việc giúp Crimea ly khai ra khỏi Ukraine, Nga đã điều binh đến báo đảo này với quân số tăng lên hàng giờ. Các phương tiện chiến đấu tối tân cũng đã được huy động trong tình trạng sẵn sàng hoạt động. Đó là chưa kể sức mạnh bất bại của Hạm đội Biển đen đã có mặt tại đây từ năm 1783.

    Trên mặt trận kinh tế, nhà lãnh đạo nước Nga đang cân nhắc leo thang chiến tranh thương mại để buộc Kiev phải ăn trái đắng. Mátxcơva đã hơn một lần lên tiếng cảnh báo về việc có thể cắt khoản cho vay trị giá 15 tỷ USD dành cho Kiev, nhưng chưa hề một lần đề cập đến khí đốt, thứ vũ khí mạnh hơn mà nước này đang sở hữu để “chơi lại” cả Kiev và Brussels. Chỉ cần siết lại van đường ống khí đốt, hay yêu cầu Kiev phải thanh toán ngay các khoản nợ ngập đầu trong bối cảnh kinh tế Ukraine đang ngấp nghé bờ vực phá sản, Nga cũng có thể khiến cả ban lãnh đạo lâm thời Ukraine và phương Tây phải cân nhắc lại về những hành động tiếp theo của mình.

    Trước những nước cờ “sát ván” của Mátxcơva và tình thế căng như dây đàn ở Crimea, kịch bản ít đau đớn nhất đối với Ukraine là phải chấp nhận buông Crimea mà không để xảy ra đổ máu như trong cuộc nội chiến tại Nam Tư cũ. Ukraine và phương Tây đủ tỉnh táo để nhìn ra rằng một số nước cộng hòa thuộc Balcan đã giành được độc lập nhưng với giá quá đắt về sinh mạng và thiệt hại kinh tế.

    Vì thế, các bên không thể tiếp tục trả giá đắt như vậy trong trường hợp của Crimea, nhất là khi sự xuất hiện của quân đội Nga không chỉ báo hiệu nguy cơ Kiev có thể mất đứt bán đảo này, mà còn là lời cảnh báo rõ ràng rằng Nga có nhiều “đồ chơi” để đem ra thi thố với phương Tây và Ukraine chỉ là một “quân tốt” trên bàn cờ của những nước lớn.

Leave a Reply to Tudo.com