WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chúng tôi không là Việt Kiều

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.

“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.

Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ thì rõ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đã chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ gì Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?

Nhận vơ như vậy không ổn, vì nhiều lý do.

Những người không còn hộ chiếu VN liệu có hải là Việt Kiều?

Những người không còn, hoặc chưa bao giờ mang hộ chiếu CHXHCN VN liệu có hải là Việt Kiều?

Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.

Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay còn mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đình, thì xem như tự đặt mình trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác thì nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đã chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”

Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm thì chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện tình xã hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”

Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đã bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?

Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Mạch Sống gửi đăng

Tags:

292 Phản hồi cho “Chúng tôi không là Việt Kiều”

  1. TTLân-Paris says:

    Cám ơn ts NĐThắng một bài viết thật chí lý, cũng như cám ơn ts đã giúp đỡ bao đồng bào lưu lạc khắp nơi trong lúc hoạn nạn, qua chương trình BPSOS. Tổ quốc sẽ ghi ơn ông.

  2. Nguyễn Văn says:

    Nói cho đơn giản là nếu bạn có passport của quốc gia nào thì bạn thuộc về người của quốc gia đó, bao gồm mọi liên hệ về pháp lý và quyền lợi.

    Luật của Việt Nam thì miễn bàn vì là luật rừng của nhà nước cộng sản. Cộng sản muốn nói hay viết gì mặc kệ. Luật Việt Nam chỉ có giá trị áp dụng đối với công dân có quốc tịch Việt Nam và dùng passport Việt Nam. Luật không có giá trị áp dụng với những người công dân nước khác, dù là người gốc Việt, trừ khi họ vi phạm luật Việt nam. Khi người Việt tị nạn du lịch về Việt Nam, bạn phải cẩn thận kẻo Việt Nam áp dụng luật rừng làm khó dễ bắt bỏ tù. Tuy vậy, Việt Nam cũng không thể lấy luật rừng giữ bạn mà không cho bạn quay về nơi bạn có quốc tịch và đang sống, nước cấp passport cho bạn sẽ can thiệp để bạn được trở về.

    “Việt kiều”, là người có quốc tịch Việt, passport Việt, đi ra nước ngoài học/làm ăn/tu nghiệp/làm việc/du lịch v.v…, hết hạn visa họ phải quay về Việt Nam. Mọi liên hệ về chính trị, pháp lý, đời sống… đều bị ràng buộc bởi luật Việt Nam. Trường hợp này gọi là VIỆT KIỀU.

    “Người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam” có phải là Việt kiều? Không! Vì họ không đi ra nước ngoài bằng passport cộng sản Việt Nam.
    Vậy người Việt tị nạn cộng sản có phải là người Việt hải ngoại? Gọi họ là “người Việt hải ngoại” nghe như đúng vì họ có nguồn gốc Việt và sống ở hải ngoại. Có lẽ ít ai phản đối!? Nhưng xét kỹ thì không đúng. Nó không đúng vì họ đã là công dân nước khác, họ chỉ còn cái gốc là người Việt. Vậy, người Việt hải ngoại, theo tôi, trên một tương quan nào đó, như nếu dùng passport Việt Nam đi ra nước ngoài, nó đồng nghĩa với Việt kiều, là công dân Việt chứ không là công dân nước khác. Nhà nước cộng sản Việt nam có quyền pháp lý đối với bạn.

    Vậy, “người Việt hải ngoại” hay “Việt kiều” phải hiểu là người có quốc tịch và passport Việt Nam. Còn người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam phải gọi cho đúng là người gốc Việt, và tên gọi cho đúng là người Mỹ, người Pháp, người Đức… gốc Việt.

    Người Việt tị nạn cộng sản Việt nam, cho tới ngày nhắm mắt, căn cước vẫn là người Việt tị nạn cộng sản Việt nam. Họ không phải người Việt hải ngoại, và càng không phải là Việt kiều như cộng sản nhận vơ!

  3. Bui lễ says:

    “… Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, thì người ấy dứt khoát đòi liên lạc với toà lãnh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” thì người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đã nói chuyện được với toà lãnh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam thì cũng báo ngay cho toà lãnh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ thì nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

    Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, thì chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

    Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

    Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam thì trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ý thức điều này và hành xử đúng cương vị thìnhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. …”

    100 % đồng ý với người viết . Chúng là là công dân Mỹ gốc Việt . Passport do USA cấp .
    Bất cứ vấn đề gì cgu’ng ta nên đòi gặp lãnh sự Mỹ là đúng . Sự cố xảy là là tại vì đa số
    những người Mỹ gốc Việt cho phép việt cộng làm vậy . Đây là sự thiếu hiểu biết và dại dột
    của một số người Mỹ gốc Việt . Nếu cần thì không nhất thiết phải về VN, đi Thái, Tàu … chơi
    cũng gio6′ng nhau thôi .

    Tớ hoàn toàn đồng ý .

  4. Người Tị Nạn VC says:

    Một bài viết quá hay – Bravo!!

    “Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

    Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

    Trân trọng,

    Người Tị Nạn VC

  5. Trúc Bạch says:

    Việt cộng gọi người Việt tỵ nạn CS là Việt Kiều là…nhận vơ theo kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ ” và với âm mưu nhằm kiểm soát những người này .

    Còn Người Mỹ gốc Việt mà tự nhận mình là Việt Kiều là …Ngu xuẩn vì tự đưa đầu vào tròng cho “nhà nước” CS kiểm soát, tự nguyện làm “công dân” của CHXHCNVN mà không có chứng minh nhân dân mang cờ….máu (và được in tận bên….Tàu)

    Với những kẻ mang thân phận “tỵ nạn CS” mà vô tình hay cố ý – dưới hình thức náy hay hình thức khác – “tự” chứng minh rằng mình không hề bị nguy hiểm khi sống với CS – khác hằn với những lời khai khi xin tỵ nạn công sản – thì coi chừng (một ngày nào đó) …sẽ được trả về VN dù chỉ phạm một lỗi rất nhỏ ở nước sở tại .

    Một số báo chì người Việt tỵ nạn cũng đã vô tình dùng hai chữ Việt Kiều để chỉ khối người luôn luôn muốn trốn chạy CS ; Cách gọi này chỉ dùng cho bọn tỵ nạn kinh tế, tỵ nạn giáo dục và tỵ nạn tình…dục mà thôi .

    Khi đi du lịch qua các nước khác, nếu gặp chuyện rắc rối ở địa phương , thì tôi đòi gặp nhân viên tòa Đại Sứ hay Lãnh Sự Mỹ , chư tôi không gặp nhân viên “đại sứ quán CHXHCNVN” ! Còn những “Việt Kiều” thứ thiệt thì phải làm ngược lại !

    TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT, NHƯNG TÔI LÀ NGƯỜI MỸ GỘC VIỆT TỴ NẠN CÔNG SẢN – ĐÃ THÀNH CÔNG DÂN MỸ, TÔI KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG DÂN CHXHCNVN NÊN TÔI KHÔNG PHẢI LÀ VIỆT KIỀU !!!

  6. tonydo says:

    Bây giờ họ không gọi Việt Kiều nữa mà là: Người Việt ở nước ngoài.
    Cứ nghe ngài Nguyễn Thanh Sơn nói thì rõ.
    Tôi gặp nhiều người có Visa Mỹ nhưng vẫn giữ chứng minh nhân dân để dùng khi về Việt Nam, trong đó có một số đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ.
    Ngày nay nhiều người vì có cơ sở làm ăn ngon lành ở Việt Nam nên chỉ cho con cái ở lại học hành…lấy vợ, lấy chồng để ở lại Mỹ, còn họ thì vẫn đi đi, về về, và chỉ lấy Visa Mỹ mà thôi.
    Những người nói trên đúng nghĩa là Việt Kiều và có lẽ ngài Trương Tấn Sang muốn nói tới những người này và các cháu sinh viên du học chăng?
    ( Trích)…Nói đi thì cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ thì lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa còn lại là lỗi của chúng ta. ( Nguyễn Đình Thắng ).
    Tôi rất hâm mộ những nhà tranh đấu trẻ tuổi tài ba, năng động như tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, luật sư Trịnh Hội.v.v.
    Vì vậy câu tôi trích của tiến sỹ Thắng cũng đáng cho phái già ta suy ngẫm.

    • tonydo says:

      Xin sửa lại Visa là Green Card hay Thẻ xanh (viết vội), tức là người được cư trú vĩnh viễn.
      Mới đây trong một bữa tiệc ngồi cạnh một vị gửi sáu người con qua học đại học, hai trong số đó đã lấy một con cái Việt kiều và một Mỹ thổ địa. Các cháu được bố mẹ mua nhà và xe cộ đàng hoàng.
      Vị này hãnh diện khoe đã có Thẻ Xanh nhưng ở Việt Nam có cơ sở, nhà cửa, dễ sống hơn nên cứ đi đi, về về năm vài ba bận thăm con.
      Một lần ngồi máy bay từ Việt Nam qua lại Mỹ, có một ông trung niên ngồi cạnh nhờ gọi thức ăn. Anh ta kể, em được anh chị bảo lãnh đã lâu, vì có cơ sở làm mì gói ở Sài Gòn nên em phải ở lại để vợ con qua trước, bây giờ vợ em đã có Thẻ Xanh nên em qua để Cổ về coi công việc, ba bốn tháng nữa khi được Thẻ Xanh thì em sẽ về và gửi mấy đứa nhỏ lại cho anh chị trông coi dùm, vì học hành ở Mỹ vẫn tốt và có tương lai hơn ở Việt Nam nhiều.
      Và còn nhiều vị như hai người ở trên, chắc bà con ta cũng gặp hoài.
      Những người này thì đúng là Việt Kiều của đại đồng chí Trương Tấn Sang là cái chắc, còn gì nữa.

  7. nguenha says:

    Xin mạn phép trả lời Cô bé SV về câu hỏi “làm cách nào để chính quyền VN đến với Việt Kiều”. Thật ra
    nên nói lại “cách nào để chính quyền VNCS đến với người Việt gốc Mỹ “.Viết như thế thì rỏ rang hơn.
    Sau đây là một vài “trở ngại”:
    -khi vào QT Mỹ ai củng phải tuyên thệ :Tôi không là CS!
    -CHINH DANH: Nhà nứơc VN là nhà nước của ĐCS. Do DCS đặt ra.Đảng là tối thượng. Đó không phải nhà nước của Dân được bầu lên một các Dân chủ. Điều nầy Bạn dễ nhận ra. Không có Chình danh thì
    nói không ai nghe. Nếu có đến với ai,chẳng qua là “lấy lệ”.
    Muốn vượt qua những trở ngại trên,là DCS hảy trở về vị trí của một Đảng Chính trị thuần nhất: Không có quân đội,không CA…giao quyền điều hành đất nước cho Dân. Xem ra điều nầy rất khó, vì đẢNG “SINH RA” TỪ BẠO LỰC,bây giời từ bỏ “bạo lực” thì Đảng không bao giờ chap nhân. Vậy nên tôi
    đề nghị với Cô bạn SV, nên chuyển đổi Đề-tài nghiên cứu :” làm cách nào giựt sập chế độ CSVN”.Nghiên cứu như thế,ích nước lợi nhà hơn. Chứ còn tìm cách đến với “Việt kiều” để mà chi ??Trong lúc người gốc Việt ở nước ngoài,đa phần không ai muốn chơi với Hủi (CS) nửa.

  8. LeQuocTrinh says:

    Tôi không phải là Việt kiều

    Đúng chính xác, tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của ông Nguyễn Đình Thắng trên cơ sở công pháp quốc tế, và từ nay xin xác nhận tôi là người Canada gốc Việt.

    Trong hai chữ Việt kiều, thì “kiều” có nghĩa là ở xa, là người mang quốc tịch Việt Nam ở xa tổ quốc, thế thôi. Luật pháp VN lỏng lẻo mập mờ đánh lận con đen, trên văn bản công khai, Nhà Nước VN chỉ chấp nhận một quốc tịch duy nhất nếu có người ngoại quốc (hay quốc tịch ngoại quốc gốc Việt) xin vào quốc tịch VN. Tuy nhiên vì muốn lợi dụng và khai thác kinh tế, nên rất nhiều cơ quan ngoại giao sẵn sàng cung cấp quốc tịch VN cho những người còn giữ quốc tịch gốc ngoại quốc, tạm gọi là “lưỡng tịch”. Tôi có nhiều bạn bè từng khoe có hai passeport trong tay, khi đi du lịch về VN để hưởng lợi (giá vé máy bay, tiền thuê khách sạn, vé đi tàu, đi xe lửa, làm giấy tờ mua bán đất đai, nhà cửa, vv…).

    Nhưng họ quên đi một chi tiết quan trọng là khi bị bắt giữ ở VN vì họ mang quốc tịch VN trên người, họ sẽ không có lý do đòi hỏi công lý vì danh chính họ đã không rõ ràng. Họ chỉ nghĩ đến những lợi nhuận nhỏ trước mắt, tự cho mình khôn ngoan.

    Cám ơn ông Nguyễn Đình Thắng,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  9. nguenha says:

    Bài viết mô tả một Sự thật Pháp lý. Nhưng nếu tôi không lầm, có lần Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có “khuyến cáo” Người Mỹ(gốc Việt) không nên về VN.Vì Nhà nước CS vẩn xem người Mỹ (gốc Việt) có quốc tịch VN.(trừ khi có đơn xin từ bỏ Quốc tịch ).Trong tuyên cáo nầy không nghe nói những người gốc Việt chưa bao giờ là Công dân CHXHCNVN !.Chính điều này “làm khó” cho Mỹ, mổi khi can thiệp Công dân của họ.

  10. Người Buôn Mộng says:

    Ai là Việt kiều?

    Trên truyền thông Việt ngữ, càng ngày hai chữ “Việt kiều” càng thấy xuất hiện nhiều hơn. Chúng ta nên hiểu và sử dụng danh xưng này như thế nào để được chỉnh về chính trị (politically correct)?

    “Kiều” có nghĩa là ở hải ngoại, được dùng làm tĩnh tự cho các danh tự, như: “Kiều dân” là người dân sống ở bên ngoài ranh giới quốc gia mà người ấy được sinh ra (native land); “Kiều hối” là tiền bạc ở ngoại quốc; “Kiều vận” là vận động dân mình ở ngoại quốc.

    Chữ “kiều” đã được dùng trong các chữ “Pháp kiều”, “Hoa kiều”, “Mỹ kiều”, và “Việt kiều yêu nước”. Dười thời Đệ Nhất Cộng Hoà, người Hoa sinh sống ở nam Việt Nam được chính thức gọi là Hoa kiều. Suốt trong cuộc chiến Bắc-Nam Việt Nam (1954-1975), nhà cầm quyền Hà Nội gọi các thành phần người Việt ở hải ngoại có những sinh hoạt phản chiến, hỗ trợ, hay có lợi cho cộng sản Việt Nam là “Việt kiều yêu nước”.

    Tương tự, người Thái sinh sống ở ngoài Thái Lan là Thái kiều, và người Phi không ở nước Phi là Phi kiều. Trong hoàn cảnh chính trị quốc gia bình thường, liên hệ giữa chính phủ một nước với kiều dân của họ tốt đẹp, và không có vấn đề gì làm hai bên phải bận tâm: Khi những viên chức của chính phủ một quốc gia xuất ngoại công cán ở nơi xa có kiều dân của họ sinh sống, các viên chức cao cấp thuờng được kiều dân tiếp đón tưng bừng như các hình ảnh thấy trên các bản tin thời sự. Ngược lại, khi các kiều dân có dịp về thăm nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình, họ thường được đối xử bình thường – có khi còn được biệt đãi – bởi các viên chức chính phủ, nhất là ở các cơ quan liên hệ đến hải quan, du lịch, hay thông hành.

    Chữ “kiều” sẽ trở nên khúc mắc hơn khi một quốc gia bị các biến cố chính trị đưa đến các cuộc di dân có khi là ngoài ý muốn tự nguyện của một số các công dân ra khỏi biên giới quốc gia, hay khi quốc gia bị chia thành các chế độ chính trị đối nghịch. Thí dụ: Hiện có hai nước Hàn quốc: Bắc Hàn, và Nam Hàn, cùng là hội viên của Liên Hiệp Quốc. Như vậy, nếu xét đến liên hệ giữa các Hàn kiều, và hai chính phủ đối nghịch chính trị, cũng như khác biệt về luật lệ quốc tịch, và di dân của Nam và Bắc Hàn, cần phải phân biệt có hai loại Hàn kiều: Nam Hàn kiều, và Bắc Hàn kiều.

    Cũng tương tự như Hàn kiều, trường hợp các Hoa kiều của Trung Cộng, và Đài Loan cũng cần phải được phân biệt cho rõ ràng, để có thể tránh được những hiểu nhầm vô tình, hay “vơ đũa cả nắm”, có thể đưa đến những hậu quả chết người: Một Nam Hàn kiều trên đất Mỹ vi phạm những điều kiện của luật lệ di trú nếu bị trục xuất về Bắc Hàn thì khác gì như bị án tử hình?

    So với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trường hợp khúc mắc liên hệ đến hai chữ “Việt kiều”. Lý do là vì Việt Nam là quốc gia độc nhất trên thế giới có tỉ lệ dân Việt ở hải ngoại tương đối cao (khoảng 3 triệu, so với 84 triệu trong nước), mà hầu hết thành phần này lại là nạn nhân của chính phủ đang cầm quyền ở Việt Nam, hậu quả của biến cố 1975. Vốn là tị nạn chính trị chế độ cộng sản, người Việt ở hải ngoại luôn luôn tìm mọi cách để biểu lộ cho người dân trong nước, dân bản xứ, cũng như cộng đồng thế giới biết họ không chấp nhận những ngưới cầm quyền ở Hà Nội là đại diện chính thức, và hợp pháp cho quốc gia Việt Nam. Các viên chức của Hà Nội khi đi công cán ở hải ngoại thường bị các kiều dân “dàn chào”, biểu tình phản đối, làm cho bĩ mặt trước truyền thông quốc tế. Ngược lại, khi về thăm Việt Nam, người Việt ở hải ngoại thường bị các viên chức có thẩm quyền ở hải quan, liên hệ đến thông hành, và du lịch cố ý ấn định giá vé, lệ phí cao hơn gấp hai, gấp ba so với cho người trong nước, làm khó khăn để bòn tiền trà nước, để ý bằng con mắt nghi ngờ, cùng các biện pháp kỳ thị khác.

    Trong thời chiến, trước khi chiếm được miền Nam, cộng sản Hà Nội đã dùng một số “Việt kiều yêu nước” để tuyên truyền cho chiêu bài “Chống Mỹ, cứu nước” của họ. Thật ra, “Việt kiều yêu nước” chỉ là “người Việt thân cộng ở hải ngoại”.

    Ngày nay, Hà Nội lại muốn tiếp tục “mập mờ đánh lận con đen” muốn lợi dụng nguồn tài nguyên (như ngoại tệ, và kiến thức kỹ thuật) càng ngày càng gia tăng của người Việt ở hải ngoại để duy trì chế độ. Họ dùng chữ “Việt kiều” để gọi chung tất cả 3 triệu người Việt ở hải ngoại, với tà ý “xập xí, xập ngầu” với đồng bào ở trong nước, cũng như cộng đồng thế giới rằng 3 triệu người Việt ở hải ngoại vẫn là “Khúc ruột ở xa ngàn dặm”, ám chỉ họ được sự công nhận, và hỗ trợ của 3 triệu “Việt kiều”. Những ai còn nghi ngờ ý đồ của Hà Nội xin hãy tìm đọc kỹ nội dung bộ luật hiện hành về quốc tịch của Hà Nội để thấy rằng: Cộng sản Hà Nội không nhượng bộ một ly nào đối với người Việt trong cũng như ngoài nước. Bộ luật quốc tịch Việt Nam cộng sản vẫn khăng khăng qui định: Người Việt nào chưa được giấy phép của Chủ tịch Nước từ bỏ quốc tịch Việt Nam vẫn là công dân Việt Nam, dù đã vào quốc tịch bất cứ nước nào. Hà Nội không chấp nhận song tịch, mà xác quyết người Việt có quốc tịch nước ngoài vẫn là người còn quốc tịch Việt Nam, nên vẫn bị luật lệ Việt Nam chi phối. Hà Nội còn triệt để hơn nữa khi áp dụng luật này cho các con cháu thế hệ thứ hai sanh tại ngoại quốc của người Việt ở hải ngoại: Những thiếu niên Việt sanh tại Mỹ, Pháp, Úc, v.v., con cái của cha mẹ có quốc tịch của các nước ấy, vẫn bị nhận vơ là “con dân” của cộng sản Hà Nội! Trên thế giới thử hỏi có chính phủ nào vừa vô lý, vừa trâng tráo, và nham hiểm như vậy không?

    Trong khi đó, mỗi khi người Việt ở hải ngoại có vấn đề với các cơ quan thẩm quyền sở tại – thí dụ như về giấy tờ cư trú, di dân, hay mỗi khi bị dân bản xứ kỳ thị ở các quốc gia Đông Âu – các viên chức ở sứ quán của Hà Nội lại hoặc bất lực, hoặc cố ý quay mặt làm lơ, không hành xử nhiệm vụ thuộc phạm vi công vụ của mình.

    Để tránh sự lợi dụng của nhà cầm quyền Hà Nội, cũng như những thành phần thân cộng ở hải ngoại, chúng ta, nhất là những người Việt đã có quốc tịch của nước sở tại (như Pháp, Đức, Anh, Úc, Mỹ), nên minh xác rõ ràng rằng chúng ta là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt, cựu tị nạn cộng sản (nếu thích hợp)”, chứ không phải là Việt kiều gì hết! Con em của chúng ta được sinh ra ở hải ngoại là “người Pháp (hay Đức, hoặc Anh, hay Úc, hoặc Mỹ) gốc Việt”, tự động có quốc tịch, và là công dân của nước mà chúng đã được sanh ra. Không kể một thiểu số thân cộng, hầu hết người Việt ở hải ngoại không những không là “Việt kiều”, mà còn công khai cương quyết chống lại các kế hoạch kiều vận của bạo quyền Hà Nội, đồng thời tiếp tay hỗ trợ cho các chiến sĩ tranh đấu cho tự do, nhân quyền, và dân chủ ở trong nước.

    Cũng đừng quên rằng, vì có quốc tịch của nước mà chúng ta sinh sống, đổi lại những quyền lợi đáng kể mà tất cả các công dân của nước đó đều được hưởng hàng ngày, chúng ta có bổn phận thực thi những nghĩa vụ công dân như đóng thuế, đi bầu, tôn trọng hiến pháp cũng như luật lệ, và phục vụ quyền lợi dân tộc và quốc gia sở tại.

    Tóm lại, vô tình chấp nhận không đúng nghiã những từ ngữ Hà Nội láu cá sử dụng – như hai chữ “Việt kiều” – chẳng khác gì như để mình rơi vào bẫy xập tuyên truyền của bạo quyền gian manh.

    San Diego, Hoa Kỳ

    • nghienphan says:

      Cảm ơn Bác Người Buôn Mộng đã lý giải vấn để Việt kiều rất chính xác và rõ ràng.

Leave a Reply to Người Tị Nạn VC