WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao mãi đến giờ Trung Quốc mới phát biểu về vấn đề Ucraina?

Ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi kiềm chế trong vấn đề Ukraina.

Ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi kiềm chế trong vấn đề Ukraina.

Vấn đề Ucraina nóng bỏng gần tháng qua nhưng đến mãi hôm nay Trung Quốc mới chính thức phát biểu quan điểm về vấn đề mà họ rất quan tâm này.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ kiềm chế trong vấn đề Ukraina

Theo báo Việt Nam v à quốc tế đăng tải thì Trung Quốc cho rằng tất cả các bên liên quan đến tình hình ở Ukraina nên kiềm chế để tránh gia tăng căng thẳng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố như vậy.

Theo ông Tập thì “Trung Quốc có quan điểm khách quan và công bằng về vấn đề Ukraina. Tình hình ở Ukraina vô cùng phức tạp. Trong trường hợp này, tất cả các bên nên bình tĩnh và kiềm chế để ngăn chặn việc căng thẳng gia tăng lên một cấp độ mới” – người đứng đầu nhà nước Trung Quốc nói trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

“Phía Trung Quốc ủng hộ tất cả các đề xuất và dự án sẽ giúp tình hình Ukraina giảm căng thẳng. Con đường chính trị và ngoại giao phải được dùng để giải quyết khủng hoảng” – Chủ tịch Trung Quốc khẳng định. Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc sẵn sàng liên lạc với tất cả các bên, kể cả Mỹ.

Trước đó, trong bình luận của mình, Tân Hoa Xã lưu ý rằng “trường hợp Ukraina cho người dân các nước khác trên thế giới lại một lần nữa thấy rằng, một quốc gia lớn sẽ tan nát như thế nào vì những hành vi thô bạo và ích kỷ của phương Tây”.

Bình luận nói trong vấn đề Ukraina, Nga “bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình” và

“Ukraina đang trên bờ vực hỗn loạn và sụp đổ do phương Tây gây ra”. Trung Quốc cho rằng trừng phạt không phải là cách hay nhất để giải quyết xung đột.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nói nước này tiếp tục phát triển “hợp tác thân thiện” với Ukraina, và Trung Quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.

Ngay sau khi báo chí Trung Quốc đăng tải tin này thì hàng loạt báo của dân cư mạng chính thức và cả không chính thức Trung Quốc đã tung ra hàng loạt bài nêu quan điểm của mình. Có nhiều câu hỏi họ đã đặt ra: “Nếu ông Obama mà bị những người biểu tình Mỹ ăn vạ nhiều ngày và bao vây tòa nhà trắng và bắt ông phải từ chức khi mà ông là Tổng thống do chính họ bầu lên thì ông nghĩ sao? Và khi họ gây sức ép với ông, ông đã nhân nhượng đến mức phải chịu cho bầu cử sớm nhưng họ cũng không chịu và họ lật đổ ông, tự cử ra tổng thống tạm quyền mới. Vậy ông nói chính phủ đó có hợp pháp hay không?” Vân vân và vân vân…

Nhiều báo cho rằng Hoa Kỳ và châu Âu đã chơi tiêu chuẩn kép, một mặt cho là người dân Ucraina có quyền cử người đại diện của mình nhưng khi người Crimea cũng quyết định lấy ý kiến bầu chính phủ mới của họ và muốn sát nhập vào Nga thì họ lại lên án Nga, không chấp nhận chính thể mới đó, sau đó họ lên án Mỹ và phương Tây đã là người châm ngòi làm hỏng đất nước này. Họ cho là vấn đề khiến cho người dân Crimea muốn ly khai tách ra thành một nhà nước riêng và sát nhập vào Nga.

Nhưng bỏ qua các vấn đề mà Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về các vấn đề Ucraina, người Việt Nam và thế giới quan tâm là tại sao mãi đến bây giờ Trung Quốc mới đưa ra quan điểm của mình?

Người ta thấy có mấy lý do sau đây:

1. Trung Quốc thận trọng bởi sợ sự ủng hộ của họ với chính thể mới ở Crimea sẽ là sự châm ngòi cho những phần đất của chính Trung Quốc cũng sẽ đòi ly khai thành nhà nước riêng như Tây Tạng và vùng người Duy-Ngô-Nhĩ , Hongkong khi họ đang vùng lên đòi tách khỏi Trung Quốc. Nhưng ngược lại họ lại muốn nếu lên án sự tách dời của vùng Crimea để hội nhập vào nước Nga thì lại là tố cáo chính họ bao nhiêu năm qua vẫn muốn sát nhập bằng được Đài Loan về Trung Quốc mặc dù Hoa Kỳ và quốc tế cũng như người Đài Loan không muốn.

2. Nếu vấn đề Ucraina không được giải quyết qua thương lượng hòa bình êm thấm thì không những chiến tranh có thể không kiểm soát được giữa Ucraina được họ hậu thuẫn với Crimea được Nga bảo vệ mà còn làm khủng hoảng kinh tế thế giới khi Hoa Kỳ hối thúc các nước Phương Tây cấm vận kinh tế Nga. Chính điều này mới là mối lo của Trung Quốc hơn. Vì sao? Lúc đó Trung Quốc phải chọn một trong hai bên để làm ăn và bên nào cũng làm cho thị trường cũng như nền kinh tế Trung Quốc chết đứng. Người ta uớc tính buôn bán của Trung Quốc vào Nga hàng năm dưới mọi hình thức lên đến 300 tỷ đô-la và vào Mỹ cũng là như vậy nhưng với châu Âu thì là trên 400 tỷ đô-la.

Với Nga, tiền lớn hàng năm thu về là một chuyện nhưng Trung Quốc họ biết chính họ chịu phụ thuộc mua bán xăng dầu, chất đốt, vũ khí từ Nga là chủ yếu, còn nặng nề hơn cả châu Âu với Nga. Nếu phải dừng thì nền kinh tế của họ sẽ tổn hại rất nghiêm trọng.

Còn nếu mất mối hàng lớn từ Mỹ va châu Âu thì hàng Trung Quốc đổ vào đâu để bán? Đó là chưa kể Mỹ sẽ lấy cớ không trả món nợ khổng lồ mà họ vay.

Cho nên, cuộc cấm vận của Mỹ và châu Âu với Nga sẽ chính là cuộc cấm vận cả Trung Quốc vì họ không dám mạo hiểm đi theo các nước này để chống lại Nga.

Vậy họ muốn gì? Dư luận cho rằng họ muốn cả hai đều đổ vào cái túi vốn đã xủng xỉnh của mình cho thêm nặng hơn nữa, nhưng trong tâm tưởng sẽ muốn Nga cho Mỹ một cú trời giáng về quân sự vì họ tức giận khi Mỹ đang đứng ra bênh vực và bảo vệ Nhật, Philipines và các đồng minh khác, ngăn cản họ thâu tóm biển Đông và khu vực này trong chính sách bá quyền Biển của một Trung Quốc đang lên. Phù thủy này đang nghĩ gì và làm gì thì mọi người còn phải theo dõi tiếp.

© Nguyễn Hoàng Hà

 

 

 

7 Phản hồi cho “Tại sao mãi đến giờ Trung Quốc mới phát biểu về vấn đề Ucraina?”

  1. DâM TiêN says:

    Tư tưởng li ti bié nhiỏ của Trung sĩ Dâm Tiên …gởi ông Kissinger, tí.

    Hay hay ! Ba Lan từng là con đường tiến sát vô Liên Sô. Liên Sô tàn…
    ( Đường Tiến sát, avenue of approach, yêu tố number one chiến thuất)

    Ukraine bỗng dung trở thành gậy ông đập lưng ông cho Nga đó, Putin
    mê cái Crimea, bỗng tạo ra cái Ukraine là Avenue of approach vô Nga!

    Còn cái Avemue nào vô cùng ưu việt ở Phương Đông ? VIET NAM đó!
    Không có chiến tranh VN, không có cái vị trí lãnh thổ VN, thì Mỹ còn
    lâu mới hạ được Liên Sô, còn lâu mới áp chế được cu Trung Cộng !

    Triết lý quân sự rằng : Hể thằng Tàu mún chiếm VN, thì Mỹ…đánh !
    Nhận xét rằng: Hễ Mỹ mún chiếm trọn Việt Nam, thì thằng Tàu…phá !

    Vậy là trước sau, VN cũng sẽ hết CS, sẽ làm đầu khối Đ Nam Á, làm
    khu đệm trung lẩp giữa Tàu-Mỹ, Phương Tây, như Ukraine, Ba Lan.

    Nhưng khu đệm xài toàn dollars và nói toàn tiếng Anh Mỹ, mới hay!

    ( Dâm sẵn lòng cho .. mấy anh du kich con con ghi vô sổ tay, mà học!)

  2. Lão Độc Nhãn. says:

    TQ với lá phiếu trắng khi biểu quyết ở HĐBALHQ về vấn đề đòi độc lập của Crimea đã cho người ta thấy rỏ thái độ ngậm hột thị của TQ. Câu hỏi tại sao mãi đến giờ Trung Quốc mới phát biểu về vấn đề Ucraina là 1 câu hỏi ngớ ngẩn. Câu hỏi đặt ra đúng hơn phải là tại sao TQ lại “ngậm hột thị” trên hồ sơ Crimea ?

    Quan hệ TQ – Nga luôn được đặt trong tình huống quan hệ của 2 quốc gia này với Tây phương trong đó có Mỹ và những rắc rối biên giới của 2 nước.

    _Nếu TQ ũng hộ Nga ở Crimea hay Ucraine thì đảo Yinlong hay còn gọi là đảoTarabarov và một nửa Hòn đảo Heixiazi hay còn gọi là đảo Bolshoi Ussuriysky nằm ở ngã ba sông Hắc Long Giang và sông Ussuri sẽ có tương lai y như Crimea là điều TQ không bao giờ mong muốn.
    _ Nếu TQ ũng hộ Nga ở Crimea hay Ucraine thì họ sẽ đánh mất chiếc áo chính nghĩa “trổi dậy trong hòa bình” mà TQ đã mất khá nhiều công sức để làm trò xiếc trên vũ trường quốc tế bấy lâu nay.
    Ngược lại :
    _ Nếu TQ ũng hộ Tây phương, sẽ làm giảm khí thế người anh em Putin, biết đâu giá dầu, giá vũ khí nhập từ Nga lại bị tăng ?
    _ Nếu TQ ũng hộ Tây phương thì từ Bắc kinh nhìn ra bốn phương, tám hướng, tất cả đều là kẻ thù. Tập đâu có tự trói tay mình như vậy.
    Phù thủy này đang nín thở qua sông nên đành “ngậm hột thị” là thượng sách.
    Có nguồn tin chưa được kiểm chứng loan báo rằng “bộ chiên triền hải ngoại của TQ yêu cầu các dư lợn viên nước mẹ hảy thôi đem TQ vạ vào cái mớ bùng nhùng Crimea”. N H Hà cần kiểm chứng thông tin này.

  3. Choi Song Djong says:

    Bọn chệt là chúa của loài..thừa nước đục thả câu.Viện dẫn việc cứu hộ và chúng muốn mang tàu chiến chạy tuốt xuống vùng biển giáp mũi Cà Mâu,đương nhiên hành động này không đánh lừa được ai.Khi bỏ phiếu ở hội đồng bảo an LHQ về vụ Ukraina thằng chệt cũng không góp tiếng,vì bên nào thua thì thằng chệt cũng thắng,nay chúng bắt đầu mở mỏ thì cũng là chuyện thường.Đao phủ Pute-Tin cũng nhận ra điều ấy.Chỉ có cái làng Ba Đình bên cạnh cái nhà xí công cộng ấy là ngu nhất.

  4. Trúc Bạch says:

    “Tại sao mãi đến giờ Trung Quốc mới phát biểu về vấn đề Ucraina ?”

    Bây giờ mới đặt câu hỏi này thì hơi bị …chậm đấy !

    Theo “phân tích” của một người …bạn thì :

    - Trung Cộng (TC) còn phải chờ câu trả lời của Mỹ, xem Mỹ có đồng ý theo đề nghị (ngầm) của TC mà mắt nhắm mắt mở để TC “kết toán” các thỏa thuận đã ký kết với đảng CSVN về Biển Đông hay không ?

    Và câu trả lời của Mỹ đã được bà Jen Psaki – phát ngôn viên bộ ngoại giao – gởi đi ngày 12/3/2014 , khi bà lên án “hành đông leo thang của TC tại Biển Đông” (*)

    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140313-my-to-cao-hanh-dong-%C2%AB-khieu-khich-%C2%BB-moi-cua-trung-quoc-o-bien-dong

    (*) Đúng như dự đoán của người bạn…ta – Nhân cơ hội đang có khủng hoảng ở Crimea, TC đã (thử) “leo thang” hành động đối với Philippines tại vùng bãi Second Thomas Shoal trong khu vực quần đảo Trường Sa ngày 09/03 vừa qua – hành động này của TC là nhằm thử xem thái độ của Mỹ như thế nào đối với lời đề nghị của nó .

    Nhưng may mắn cho Philippines (và cho cả VN), Mỹ đã không vì khủng hoảng Crimea mà bỏ (qua) Biển Đông như TC mong muốn .

    Tuyên bố của bà phát ngôn viên bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ hôm 12/3 chính là câu trả lời của Mỹ .

    Cũng theo người ….bạn ta thì câu trả lời của Mỹ đã khiến cho TC hơi bất ngờ, vì TC tin rằng Mỹ sẽ vì cần sự ủng hộ của TC đối khủng hoảng Crimea mà lơ BĐông . Tuy nhiên – cũng theo sự “phân tích” của người bạn này thì TC vẫn còn hy vọng Mỹ – cuối cùng – sẽ vì “sa lầy” ở Crimea, “cầu cứu” sự ủng hộ của TC mà chiều theo yêu cầu của TC

    Đám dư lợn viên rất hồ hởi phấn khởi, và mong rằng Mỹ sẽ gặp rắc rối rồi sa lầy ở Crimea để cho TC thừa cơ mà thanh toán Biển Đông cho mau

    Đúng là đám “cháu ngoan bác Hồ” ; Một lũ phản quốc có “truyền thống” !

    • Nguyễn Văn says:

      Hehehe… Chào bác Trúc Bạch. Tôi không đọc bài chủ nhưng đọc góp ý của bác tôi cũng có vài lời góp ý cuối tuần cho vui.

      Yên chí đi bác, chính sách Mỹ đã “định” rồi, khó có thay đổi lắm. Đâu phải tự nhiên mà Mỹ tuyên bố chuyển trục về Á Châu. Dù có cắt xén ngân sách hay khó khăn gì thì Mỹ cuối cùng cũng phải dồn lực lượng về Á Châu.

      Crimea thì miễn bàn, nó trước là của Liên Xô thì bây giờ “về” Nga cũng không quan trọng. Riêng Ukraine là một quốc gia đứng giữa phân chia giữa Âu Châu và Nga. Đương nhiên bên nào cũng muốn Ukraine thuộc ảnh hưởng của mình. Người dân Ukraine không thật sự làm chủ đất nước mà bị ảnh hưởng ngoại bang. Nếu có xáo trộn thì trước tiên là người dân và đất nước Ukraine tanh bành, kế đến là quyền lợi của cả Nga và Âu Châu cũng ảnh hưởng; nhưng ảnh hưởng nhiều, dù gián tiếp, không nói ra, lại là Tàu (cần kỹ thuật) và Nhật (cần khí đốt). Chiến tranh đương nhiên là chẳng ai muốn nhưng để Ukraine tự chọn thuộc ảnh hưởng của Âu Châu (NATO) là điều Nga không bao giờ chấp nhận. Nên cuối cùng thì cũng phải đi đến một giải pháp chính trị để cùng hưởng lợi. Riêng Mỹ không có nhiều quyền lợi ở Ukraine như Nga và Âu Châu, Mỹ chỉ muốn ngăn ảnh hưởng của Nga nếu chiếm hết Ukraine thì sẽ có nguy hại cho Âu Châu như trong thời chiến tranh lạnh.

      Riêng Á Châu, bao gồm Đông Nam Á mới là quyền lợi sinh tử của Mỹ. Quyền lợi của Mỹ với Tàu tuy lớn nhưng cả hai lại không cùng một hướng. Mỹ muốn bảo vệ của mình nhưng Tàu lại muốn chiếm đoạt, bởi thế nên dẫn đến xung khắc. Tàu, một nước lớn có tiền nhưng còn lạc hậu, khả năng không giải quyết bất cứ vấn đề gì trên thế giới ngoài tiếng nói phủ quyết hay phiếu trắng. Đã thế, sức mạnh kinh tế cũng như quân sự hoàn toàn tùy thuộc vào các nước khác thì làm sao trở thành cường quốc? Riêng Mỹ, với những nền kinh tế lớn như Nhật, Nam Hàn, Indonesia, Ấn Độ, Úc …, hay ASEAN hiện tại cũng như trong tương lai; Mỹ không thể để mất, vì bỏ mất chẳng khác gì tự chặt tay mình. Mỹ tuyên bố không đứng bên nào giữa tranh chấp các nước Á Châu với Tàu, nhưng nếu Tàu cứ gây hấn thì bắt buộc Mỹ phải ra mặt, và Mỹ đã có những bước đi mà Tàu hiểu là sẽ có “đụng độ” trong tương lai.

  5. Cu Tý says:

    HOẠ TRONG PHÚC.

    Họa trong phúc khó lường khó đoán,
    Đúng thời kỳ chuyển hoá sao lường
    Hoàng Trường dương khí phô trương,
    Tạng Hồi Mông Mãn bốn phương họa gần.
    Cảnh nội loạn TAM PHÂN TỨ LIỆT,
    Nạn Hoàng Sào chi xiết rối ren,
    Trùm Sò tiền mất sao khen,
    Ngư Ông gặp cảnh xù quèn trắng tay.

    Bạo tàn bạo ác trả vay !!!

  6. SAO NGÀN says:

    CÁI THẬT VÀ CÁI KHÔNG THẬT

    Một đất nước như Ukraina, nếu có một nhà nước lãnh đạo đàng hoàng, tất nhiên đã không thể xảy ra biến cố chính trị như thế đó. Có nghĩa, bởi sự cai trị ma đầu, không xứng đáng như thế nào đó, mà cuối cùng sự cố từ dân chúng mới bùng nổ. Sự che đậy luôn chỉ có tình cách thời gian, không bao giờ có tính cách vĩnh viễn, nên trước sau cũng phơi ra cả. Sau cuộc dân chúng nổi dậy, rõ ràng là mọi thực chất đã bị phơi bày, và Tổng thống bị truất phế của Ukraina đã kêu gọi Nga đem quân vào giúp. Kể cả có sự chuẩn bị luôn kịch bản tai hại nhằm cho vùng Crimea đứng lên đòi tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga. Như vậy, người hiện giờ có thể giúp được cho Ukraina chính là Liên minh Châu Âu và Mỹ, mà không ai khác. Bởi đây mới đúng là lực lượng đứng ngoài, có thể họ cũng có lợi ích nào đó, nhưng thực tế lại không có cơ sở nào để chen vào nội bộ của Ukraina từ trước cả. Trong khi đó, lợi ích của Nga là quá rõ ràng, đó là giữ Ukraina trong vòng cương tỏa của mình, nhất là ý đồ sáp nhập miền đất Crimea vào lãnh thổ nước Nga. Vậy là mọi cái thật và mọi cái không thật giờ đây ở Ukraina đã dần dần phơi lộ ra cả. Quả thật rất tội nghiệp cho hoàn cảnh đất nước của Ukraina, chưa biết sẽ đi về đâu, có đạt đến các nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của họ hiện nay hay không, hay trong tương lai lại bị ông hàng xóm Nga cắt bớt phần Crimea, và còn tiếp tục khống chế Ukraina hoàn toàn theo ý muốn riêng của mình. Đây thật sự là tình huống đang nguy hiểm cho Ukraina, cho Châu Âu hiện giờ, kể cả cho thế giới nói chung nếu tình hình ở đây cứ càng trở nên xấu.

    NON NGÀN
    (12/3/14)

Phản hồi