WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ánh sáng cuối đường hầm

Putin1Putin hùng biện

Theo báo chí Nga và quốc tế cũng như báo chí ở Việt nam, ngày 19 tháng 3, Tổng thống Putin đã có một bài phát biểu gây chấn động về vấn đề Ukraine, trong đó ông đã đưa ra những lập luận hết sức đanh thép để bảo vệ cho hành động của Nga ở Crimea đồng thời thể hiện một lập trường cứng rắn, không khoan nhượng trước bất kỳ sức ép nào của Mỹ và phương Tây. Bài phát biểu của ông Putin đã nhận được những tràng vỗ tay vang dội không ngớt. Giới phóng viên, báo chí nhận xét đây là bài phát biểu mang tính lịch sử hay là bài phát biểu vĩ đại nhất của ông chủ điện Kremlin.

Trong bài phát biểu đầy thách thức, Tổng thống Putin đã khẳng định rõ ràng và chắc nịch rằng ông không hề có ý định lùi bước trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga bất chấp sức ép mạnh mẽ cùng những lời cảnh báo sắc lạnh từ Mỹ và phương Tây. Để bảo vệ cho quyết định của mình, Tổng thống Putin đã đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa Crimea và Nga. Ông chủ điện Kremlin khẳng định, chính Nga đã “bị cướp giữa ban ngày” khi Crimea vẫn là một phần của Ukraine sau sự sụp đổ của Liên Xô và rằng Crimea đã được cho đi “như một bao khoai tây”.

Putin đã nêu ra cái lỗi lịch sử vô cùng tai hại của Nhà lãnh đạo Xô viết Khrushchev đã trao Crimea cho Ukraine cách đây sáu thập kỷ. Ông nói rằng: “Hàng triệu người Nga đi ngủ ở một nước nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy lại ở nước ngoài, trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước cộng hòa cựu Xô-viết”, ông Putin phát biểu, ám chỉ đến sự kiện Liên Xô tan rã năm 1991, khiến một số người Nga phải ở những vùng đất độc lập mới. Tổng thống Putin từng gọi sự kiện này là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” thế kỷ 20. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, bán đảo Crimea ở Biển Đen là một phần không thể tách rời của Nga và luôn ở trong trái tim cũng như tâm trí của người dân xứ sở Bạch Dương. Vì thế, khi “người dân ở Crimea và Sevastopol cầu cứu Nga bảo vệ các quyền và cuộc sống của họ, chúng ta không thể phớt lờ.

Bài phát biểu của ông đã bị ngắt bởi tiếng hò reo va vỗ tay kéo dài. Sau đó ông đã chỉ trích và phản bác thẳng thừng chính sách và lập trường của Mỹ, phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tổng thống Putin nói đến chính sách “tiêu chuẩn kép” mà Mỹ và phương Tây áp dụng trong vấn đề Crimea. Ông nói chính sách can thiệp của Mỹ vào các nước khác kể từ sau Chiến tranh Lạnh như sau: “Các đối tác phương Tây của chúng ta, đặc biệt là Mỹ, tin rằng họ có thể quyết định cho cả thế giới, rằng họ có thể quyết định số phận của người khác. Hãy nhìn Belgrade. Vào cuối thế kỷ 20. Sau đó là Afghanistan, Libya. Những nước đó đã quá mệt mỏi nhưng Mỹ vẫn bất cần đạo lý.

Ông Putin hỏi một câu hỏi khó đối với Mỹ về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Câu hỏi đó là: “Vậy nguyện vọng tự do của Crimea là gì? Liệu nó có cùng giá trị như nguyên tắc tự do của Mỹ hay không?” Ông cho rằng việc Crimea ly khai khỏi Ukraine cũng chỉ giống như Kosovo tách khỏi Serbia mà thôi và bất kỳ lý lẽ nào khác chỉ là nỗ lực nhằm bẻ cong những luật lệ mà phương Tây từng cổ súy để áp dụng cho trường hợp Kosovo, Nhà lãnh đạo Nga thẳng thừng “vạch trần” chính sách của Mỹ và phương Tây. Trong một tình huống hoàn toàn tương tự như ở Crimea, họ thừa nhận việc Kosovo ly khai khỏi Serbia là hợp pháp” trong khi không thừa nhận Crimea. “Đó chính là cái họ viết ra, đó chính là cái họ rêu rao khắp thế giới, bắt mọi người chấp nhận nó và bây giờ thì chính họ lại đang phàn nàn, khiếu nại. Tại sao lại như vậy?” Ông nói: “Một người không thể uốn nắn mọi thứ để sao cho phù hợp với lợi ích của mình, lúc thì nói thứ đó là trắng lúc lại bảo là đen”.

Tổng thống Putin cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Nga vi phạm luật quốc tế trong những hành động ở Ukraine. “Ồ, rất tốt là ít nhất là họ cũng nhắc đến việc còn có luật pháp quốc tế. Cảm ơn rất nhiều. Muộn còn hơn không”.

Ông khẳng định: “Trong việc áp dụng thực tế các chính sách, các đối tác phương Tây của chúng ta, đầu tiên và trên hết là Mỹ, ưa thích dẫn dắt mọi việc không phải bằng luật pháp quốc tế mà bằng cái lý của kẻ mạnh. Họ tin vào chủ nghĩa ngoại lệ, trong đó cho phép họ quyết định số phận của thế giới và rằng họ luôn luôn đúng.

Putin chỉ trích. Sự bất chấp luật pháp của phương Tây được thể hiện rất rõ qua sự kiện Nam Tư năm 1999 khi NATO dội bom nước này mà không hề được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Nga chỉ ra. Tiếp đó là trường hợp Afghanistan, Iraq và sự bóp méo nghị quyết của Hội đồng Bảo an ở Libya, cụ thể là thay vì áp đặt vùng cấm bay ở Libya, NATO lại dội bom để bắt nước này khuất phục. Ngoài ra, còn có các cuộc “cách mạng màu” được dàn dựng lên ở Châu Âu và Thế giới Ả-rập, trong đó người ta đã bất nhẫn lợi dụng cảm giác chán ngán, mệt mỏi của người dân với nạn tham nhũng và nghèo đói.

Diễn biến mới nhất ở Ukraine cũng không khác gì, ông Putin cáo buộc: “Họ lại lừa dối chúng ta thêm một lần nữa, đưa ra quyết định sau lưng chúng ta và đặt chúng ta vào tình thế đã rồi.” Putin nói: phương Tây phải ngừng ngay các hành động kích động, kiềm chế không tung ra những phát biểu kiểu thời Chiến tranh Lạnh và thừa nhận thực tế rõ ràng rằng: “Nga là một người chơi độc lập và chủ động trong quan hệ quốc tế. Giống như bất kỳ nước nào, Nga cũng có lợi ích quốc gia cần phải quan tâm và được tôn trọng

Ánh sáng dưới đường hầm

Nga đã đưa ra giải pháp tháo gỡ cho vấn đề Ucraina các bên có thể chấp nhận đó là lời kêu gọi Ucraina thành lập nhà nước liên bang kiểu Liên xô cũ hay kiểu Mỹ hiện nay. Moscow đã lên tiếng kêu gọi Ukraine soạn thảo hiến pháp liên bang mới, mở rộng quyền hạn cho các khu vực của nước này để bảo vệ cộng đồng dân tộc thiểu số. Các nhà lãnh đạo của Nga cũng đã bày tỏ mối quan ngại về việc chính phủ lâm thời lên nắm quyền nhờ đảo chính ở Kiev không phải là đại diện cho các lợi ích của tất cả thành phần, giai cấp trong xã hội của Ukraine.

Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 17 tháng 3, Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi quốc hội Ukraine triệu tập một cuộc họp hội đồng lập hiến để soạn thảo ra hiến pháp liên bang mới. Theo đó, hiến pháp mới sẽ mở rộng quyền tự trị cho một số khu vực của nước này. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Ukraine. Bảo đảm nguyên tắc địa chính trị trung lập cho quốc gia này. Bên cạnh đó, dự thảo hiến pháp mới cũng sẽ quy định việc chuyển đổi mô hình nhà nước hiện tại thành nhà nước liên bang. Nga cũng kêu gọi Ukraine sớm tổ chức bầu cử minh bạch và công khai. Tuy nhiên, Bộ Quốc phóng Nga cũng nhấn mạnh rằng, hiến pháp cần phải “vượt qua” một cuộc trưng cầu dân ý công khai trước khi cuộc bầu cử trên toàn quốc được tiến hành. Bộ Ngoại giao Nga cho biết lời đề nghị này như là một phần của các nỗ lực giải quyết tình hình căng thẳng ở Ukraine bằng con đường ngoại giao.

Trước đó, Nga cũng đưa ra đề xuất thành lập một nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị bùng phát từ tháng 11 năm ngoái ở Ukraine. Phía Nga nói rằng: “Tình hình hiện tại ở Ukraine không phải do chúng tôi gây ra, đó là hậu quả của một cuộc khủng hoảng âm thầm từ lâu ở Ukraine, dẫn tới tình trạng phân cực xã hội và leo thang xung đột giữa các khu vực khác nhau trên đất nước này.” Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow.

Những diễn biến ở Ukraine trong thời gian qua người ta cho rằng là “cuộc đấu” giữa hai phía Nga với Mỹ, Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU, trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine nơi mà chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề này bằng hình thức một nhà nước liên bang mà các phần đất nước có các nền văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng chính trị khác nhau thì sẽ rất dễ dẫn đến các xung đột sắc tộc mà một khi đã có đổ máu là khó có thể nào cứu vãn được. Còn khi thành lập nhà nước đó thì tùy nhu cầu của người dân muốn quan hệ với quốc gia nào thì là quyền của họ, nhưng không dẫn đến thù hằn và chia rẽ.

Theo Nga thì vẫn còn có một lối thoát như vậy mà châu Âu, Ucraina và Nga đều có thể chấp nhận được. Theo Nga, các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu chỉ làm cho hai phía tổn thất mà thôi, và thế giới không đơn cực, nếu phía Mỹ và châu Âu làm vậy chỉ tự làm hại chính mình, nó không làm cho Nga thay đổi chính sách của mình.

Ngày 17 tháng 3 năm 2014.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Ánh sáng cuối đường hầm”

  1. Viet Song says:

    Các bạn ơi !
    Theo tôi chúng ta không cần phơi tâm can ra nói với tụi này. Diễn đàn công cộng thường là nơi bọn CAM dò tìm làn sóng chống đối. Từ trung ương tới hạ tầng đâu đâu cũng có cán Tàu trấn ở đó. Còn trên diện địa nơi đâu không có bọn chúng cho dân tràn qua cư ngụ. Chiến thuật gặm nhắm của mấy chú tàu phù độc chiêu hơn Putanh nhiều.
    Đã đến lúc mỗi người phải tiếp tay hành động. Hiện không còn là thời điểm đánh giặc mồm nữa…

  2. Nguyễn Thế Viên says:

    Puttin xuất thân từ an ninh CS Liên Xô. Dân tộc Nga sống 70 năm dưới chế độ độc tài CS. Những con người đã sống lâu năm trong CĐ độc tài CS không thể nào dễ dàng thoát khỏi các ảnh hưởng cuả sự tẩy não.
    Ngoài “giai cấp đấu tranh” (gây căm thù giưã các tầng lớp nhân dân), Cộng sản là bậc thầy cuả lợi dung tinh thần dân tộc và yêu nước để áp đặt sự cai trị. Vấn đề Ukraine cũng nằm trong phạm trù này.
    Nguyễn Thế Viên

  3. VietnamPlus says:

    “Mỹ và phương Tây đã đánh giá thấp ý đồ thực sự của Putin”

    Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đối tác châu Âu đang phải đối mặt với những cáo buộc rằng họ đã bị Tổng thống Nga “qua mặt”.
    Diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã diễn ra quá nhanh, với bước ngoặt là việc Liên bang Nga tiến hành sáp nhập nước Cộng hòa Crimea vào lãnh thổ của mình. Theo các chuyên gia, dường như Mỹ và đồng minh phương Tây đã đánh giá thấp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong “ván cờ Đông-Tây” tại Ukraine.
    Theo AFP, trước đây, Mỹ và các đồng minh từng hy vọng sẽ thiết lập được mối quan hệ đối tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, việc ông Putin sáp nhập Crimea vào Nga và có bài phát biểu chỉ trích trật tự thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh cho thấy người đang lãnh đạo Điện Kremlin là một đối thủ đáng gờm của Mỹ và các đồng minh. Tổng thống Mỹ Barack Obama và các đối tác châu Âu đang phải đối mặt với những cáo buộc rằng họ đã bị Tổng thống Nga “qua mặt”.
    Nóng lòng muốn kết thúc các cuộc chiến tranh hao người tốn của, đồng thời lại bị “quấy nhiễu” bởi chủ nghĩa cực đoan, vấn đề phổ biến hạt nhân và sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ, ông Obama đã quyết định “cài đặt lại” quan hệ với Nga vào năm 2009.
    Tuy nhiên, khi ông Putin trở lại cương vị tổng thống Nga cách đây 2 năm, chính sách “cài đặt lại” quan hệ với Nga của ông Obama đã lụi tàn do không nhận được sự ủng hộ từ phía ông Putin. Brent Scowcroft, cố vấn chính sách đối ngoại Mỹ, đã thừa nhận rằng ông – cũng như nhiều người khác – đã đánh giá sai về
    Cho tới nay, Washington vẫn nhận được sự hỗ trợ của Putin trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở Syria và các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đã bị ông phớt lờ khi ông sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine vào Nga.
    Fiona Hill, nhà nghiên cứu của Viện Brookings và là tác giả của một cuốn sách viết về Putin, nói: “Ông Putin cho rằng điều duy nhất ông cần là lợi ích của nước Nga”. Jan Techau, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Carnegie ở châu Âu, nhận định rằng các nhà lãnh đạo của cả hai bờ Đại Tây Dương đều đã hiểu sai về ông Putin. Ông nói: “Cả người Mỹ và người châu Âu đều đánh giá thấp ý đồ thực sự của ông Putin”.
    Hiện nay, phương Tây đã được ông Putin “đánh thức”, như lời của Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, và đang cân nhắc về một kiểu quan hệ mới với Nga.
    Trong chuyến công du châu Âu vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Obama chắc chắn sẽ phải tái khẳng định cam kết bảo đảm an ninh cho các quốc gia thời kỳ hậu Xôviết vốn là thành viên của NATO.
    Tuy vậy, ông Obama vẫn hy vọng sẽ duy trì được các mối quan hệ đối tác ngoại giao với Nga trong nhiều vấn đề, chẳng hạn như trong các cuộc đàm phán hạt nhân Iran.

  4. việt says:

    ông HOÀNG HÀ này qua làm cố vấn cho TRUNG QUỐC được đó nhe.Mai mốt TRUNG QUỐC lấy cớ VIỆT NAM đàn áp người HOA mà đem quân sang chiếm và sát nhập một số tỉnh của VN vào TQ thì thế nào ông cũng CÓ CHỨC một chổ nào đó.

    • vk mỹ says:

      Người Hoa ở đâu mà đàn áp? Vài thằng TQ sang VN làm ăn không phép bất hợp pháp, thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bố ThằngTQ cũng không dám. Mấy ổng VNCH chạy tụt quần nên lúc nào cũng mê sảng thấy bị tấn công, thấy chạy tụt quần…..? Thử hỏi 80 triệu dân VN có bao nhiêu % người biểu quyết sáp nhập vào TQ giống như Crimea (96% dân biểu quyết sáp nhập vào Nga)???? Ngu nó vừa vừa thôi cho thiên hạ nhờ! Síc./.

      • ABC says:

        Chỉ có những kẻ không có óc, còn đảng còn tiền, đang ngồi cắm đầu trên bàn phím, làm thân dư-lợn, không biết cái nhục mất nước, mới chối bỏ những sự thật sau đây:

        -Một Hà Tỉnh đầy ắp người Trung quốc
        http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ha-tinh-pro-swar-chi-10232013065235.html
        -Đất Quảng Trị tràn ngập người tàu :
        http://dahanhkhach.blogspot.com/2014/03/at-quang-tri-tran-ngap-nguoi-trung-quoc.html

        Ai chạy tụt quần đâu không thấy, chứ có những kẻ, quan thầy trung quốc mà hắng giọng, thì sợ dái chạy lên cổ !
        …như Trọng Lú, như Trần đại quang, Nguyễn chí Vịnh cùng đám ruồi nhặng như tên vk mỹ, tự TienVo, tự Vũ như Vũ này đây vậy!
        ..Sợ đến độ chỉ dám gọi là lũ tàu lạ, người lạ !
        Nhục !

      • Bọn hèn đâu rùi says:

        Chuột nhắt Nguyễn phú Trọng, nhái bén Nguyễn tấn Dũng trốn đâu rùi ? Tàu ngầm Ký Lô lặn đâu rùi ? He he

        Tàu cá Việt lại bị tấn công ở Hoàng Sa
        BBC, 6 tháng 3, 2014

        Báo trong nước cho hay một tàu cá tỉnh Quảng Ngãi với 14 ngư dân bị Trung Quốc tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa.

        Báo An ninh Thủ đô nói đây là tàu cá số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.

        Tàu cá này về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng “mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng”.

        Được biết chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.

        Vụ tấn công, theo báo An ninh Thủ đô, xảy ra khoảng 15h ngày 1/3.

        Một tàu sắt của Trung Quốc với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá Việt Nam.

        Ông Võ Văn Lựu cũng cáo buộc đã bị “đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích”.

        Ông được dẫn lời cho biết: “Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu”.

        Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người Trung Quốc, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không.

        Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.

      • Hèn nhất lịch sử says:

        Nhà văn Dương Thu Hương :” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…”.

        Tiến sĩ Hà sĩ Phu :Chỉ biểu tình ôn hòa chống kẻ xâm phạm bờ cõi mà phải xin phép mới được biểu tình thì đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ, không có nhân dân anh hùng nào lại ứng xử như con giun vậy. Dân Việt Nam quyết không chấp nhận sự nô lệ ấy

  5. Lê Phúc Thắng says:

    Bài viết của Nguyễn Hồng Hà đúng y chỉ đạo của tuyên huấn VN.

  6. Lý Chính Luận says:

    “Thùng rỗng kêu to!”.

    Putin làm cho “quốc hội” Nga biến thành một phường múa rối, quân đội Nga trở thành một phường ăn trộm, chuyên nghề đánh lén. Bản thân ông ta đã lộ rõ là tên côn đồ, hành xử theo kiểu của bọn lưu manh, thảo khấu.

    Putin có lý luận có hùng hồn đến đâu cũng không thể biện minh cho phương cách hành động của ông ta. Bài diễn văn “hùng hồn” của y đã bị ngắt 30 lần vì tiếng vỗ tay của các “đại biểu” ư? Xin lỗi, Putin có tài hùng biện, bài diễn văn có bị ngắt nhiều vì tiếng vỗ tay của người dự khán, xét ra đã “thuyết phục” bằng Hitler chưa? Nói khoa trương cái mồm cho sướng lỗ tai người nghe là nghề của phường đểu giả, sở khanh.

    Nói “hay”, phát biểu cho “hùng hồn”, để đến nỗi cử tọa phải tán thưởng mình, vẫn không có nghĩa là mình đã nói đúng.

  7. Duong Quang says:

    Tôi xin mạn phép Truong Thuong bỏ dấu cho dễ đọc.

    Cứ mỗi lần đọc báo DanChimViet.Info, nếu có dịp đọc qua các bài của Nguyễn Hoàng Hà sao tôi thấy thương hại cho NHH qua đời. Bởi vì, viết lách tàm nham không đúng sự thực, không nói lên được cái thực chất của vấn đề. Gần đây, chuyện Nga thôn tính Crimea làm cho dư luận thế giới sôi nổi. Có người vẫn nuôi trong huyết quản cái máu CS hoặc là nó đã ăn sâu vào xương tủy rồi không thể nào xoá bỏ được như Nguyễn Hoàng Hà. Hết ca ngợi sự trỗi dậy và hùng tráng của Trung Cộng và bây giờ tiếp tục ca ngợi đàn anh Nga Xô vĩ đại của NHH. Mặc dù, đây là đòn trả miếng của Putin khi đã thất bại với Ukraine, khi được khối EU và Hoa Kỳ ủng hộ. Nhưng với sự ngô nghê này của Putin chỉ chuốc lấy họa vào thân, nhất là đối với dân chúng Nga khổ cực. Cứ làm một chuyến thăm viếng Nga Xô thì biết rõ ràng là dân chúng Nga đang nghèo khổ đến cỡ nào. Nga bán khi đốt và dầu cho các nước Tẩy Ấu không dễ gì làm áp lực vì đây là miếng cơm, manh áo, cho sự sống hàng ngày của người dân Nga. Tôi đã thăm viếng Nga 3 tuần lễ bằng đường bộ (Land Tours) xuyên qua các thành phố lớn của Nga. Đến đâu, dừng chân chỗ nào nhất là vùng quê thì mới thấy họ khổ sở đến cỡ nào. Đó là, thời điểm thăm viếng vào mùa hè chứ không biết mùa đông thì họ sẽ sống ra sao. Mùa đông ở Nga lạnh buốt thường vào khoảng 40-50 độ âm, mà dân chúng Nga thì không có sưởi, nhà cửa không có hệ thống để giữ ấm (insulations) như ở Mỹ hoặc các nơi của Âu Tây. Không có nước hệ thống nước nóng mà phải ra giếng để kéo nước.

  8. Nguyễn Văn says:

    Không phải các nước giàu mạnh ngày nay trở thành yếu mà là các nước nghèo yếu ngày nay đã trở nên giàu mạnh.

    Coi chừng! Putin sẽ xâm lăng Ukraine, và điều này sẽ là chắc chắn! Vì Ukraine là khóa cửa an ninh cho Nga và là nồi cơm mà Putin muốn cướp. Mỹ và Phương Tây sẽ làm gì nếu Putin đánh chiếm Ukraine?

    Một mình Nga (Putin) không thể chống được cả thế giới, nhất là sức mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế chỉ đứng hàng thứ và sẽ không thể chịu nổi nếu xáo trộn kèo dài vì Mỹ và Phương Tây cấm vận. Putin hành động là vì Nga bị dồn vào thế nếu không bung thì an ninh Nga sẽ nguy hiểm nếu để Ukraine theo Âu Châu và gia nhập NATO. Nhưng Putin dám liều vì nhờ có kho vũ khí nguyên tử và biết Mỹ và Phương Tây sẽ không dám tham chiến. Nhưng coi chừng! Nếu quá tham không biết giới hạn, sự chiến thắng sẽ trở thành thua.

    Một khi nền kinh tế nghèo phải gánh vác chi tiêu nhiều cho quân sự thì sự tạm chiến thắng của Putin không phải là một phần thưởng. Nó chắc chắn sẽ phải trả bằng một giá khác tương xứng và sẽ di hại cho người dân nước Nga bởi sự lãnh đạo độc tài độc đoán của Putin. Tự đo dân chủ gạt hái được nhiều hơn và tồn tại lâu hơn so với xâm lăng và cướp đoạt.

    Putin thắng quân sự nhưng sẽ thua về kinh tế.
    Thời đại sức mạnh kinh tế quyết định thắng thua thay thế cho sức mạnh quân sự.

  9. Tudo.com says:

    Qua mấy bài Nguyễn Hoàng Hà phùng mang thổi Putin tới đỏ mặt mà vẫn tiếp tục thổi. Nhìn lại lịch sử nhân loại, chưa thấy thời nào mà bồi bút ca tụng lãnh tụ như Việt Cộng, Nga Cộng, Tàu Cộng, Hàn Cộng. . . . .
    Chắc NHH hy vọng thổi cho tới . . . Hoàng Hôn rồi được Putin mời qua. . . .Mút Cu ( Moscow )?

  10. Truong Thuong says:

    Cu moi lan doc bao DanChimViet.Info, neu co dip doc qua cac bai cua Nguyen Hoang Ha sao toi thay thuong hai cho NHH qua doi. Boi vi, viet lach tam nham khong dung su thuc, khong noi len duoc cai thuc chat cua van de. Gan day, chuyen Nga thon tinh Crimea lam cho du luan the gioi soi noi. Co nguoi van nuoi trong huyet quan cai mau CS hoac la no da an sau vao xuong tuy roi khong the nao xao bo duoc nhu Nguyen Hoang Ha. Het ca ngoi su troi day va “hung trang” cua Trung Cong va bay gio tiep tuc ca ngoi dan anh Nga Xo “vi dai” cua NHH. Mac du, day la don tra mieng cua Putin khi da that bai voi Ukraine duoc khoi EU va Hoa Ky ung ho. Nhung voi su ngo nghe nay cua Putin chi chuot lay hoa vao than nhat la doi voi dan chung Nga kho cuc. Cu lam mot chuyen tham vieng Nga Xo thi hay biet ro rang la dan chung Nga dang ngheo kho den co nao. Nga ban khi dot va dau cho cac nuoc Tay Au khong de gi lam ap luc vi day la mieng com, manh ao, cho su song hang ngay cua nguoi dan Nga. Toi da tham vieng Nga 3 tuan le bang duong bo (Land Tours) xuyen qua cac thanh nho lon cua Nga. Den dau, dung chan cho nao nhat la vung que thi moi thay ho kho so den co nao. Do la, thoi diem tham vieng vao mua he chu khong biet mua dong thi ho se song ra sao. Mua dong o Nga lanh buot thuong vao khoang 40-50 do am. Ma dan chung Nga thi khong co suoi, nha cua khong co he thong de giu am (insulations) nhu o My hoac cac noi cua Au Tay. Khong co nuoc he thong nuoc nong ma phai ra gieng de keo nuoc.

    • Chống Cộng says:

      Đề nghị Ban biên tập Đàn Chim Việt không đăng các bình luận viết tiếng Việt mà không có dấu.

Phản hồi