WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người ám sát tổng thống Diệm

Lời bình của nhà báo Huy Đức:  Trước 30-4, Tuổi Trẻ đã cung cấp một tư liệu rất quý về cách mà Hà Nội đối xử với Sài Gòn sau Hiệp định Geneva (Hiệp định chia cắt đất nước mà Sài Gòn không ký). Té ra trong thời gian nói rất nhiều trên báo đài về “tổng tuyển cử” Hà Nội đã âm thầm chuẩn bị ám sát lãnh đạo miền Nam

—————————————————–
Trong tập Phát súng trên cao nguyên (bộ phim Ván bài lật ngửa), người bắn phát súng về phía Ngô Đình Diệm chỉ bị bắt sau màn rượt đuổi gay cấn trên đoạn đường đèo dốc hết sức ly kỳ.

Nhưng không lãng mạn như phim, ngay sau phát súng người chiến sĩ dũng cảm Phan Văn Điền (bí danh Mười Thương và có một tên khác nữa là Hà Minh Trí) bị khống chế và bắt ngay tại chỗ.

Phát súng trên cao nguyên

Đến nay, ông Phan Văn Điền vẫn nhớ như in cái ngày 22-2-1957. Cùng với một đồng đội nữ, Điền đi lên Buôn Ma Thuột với mục đích ám sát Ngô Đình Diệm ngay trong hội chợ cao nguyên.

Trước đó, đề xuất diệt Diệm của Điền được Ban địch tình tỉnh Tây Ninh thông qua.

Suốt hai tuần lễ, Điền quần nát thủ phủ Tây nguyên với sự trợ giúp đắc lực của hai trung sĩ trung đoàn 60 từng quen biết Điền khi còn ở Tây Ninh.

Hội chợ cao nguyên được tổ chức ngay sát địa điểm đóng quân của trung đoàn 60, tạo điều kiện thuận lợi cho Điền nắm sơ đồ địa hình cũng như phương án bảo vệ Diệm.

Sau hai lần ám sát hụt trước đó, yêu cầu đặt ra lần này cho đội ám sát là phải thành công. Cũng vì vậy, lần này Diệm sẽ bị bắn bằng tiểu liên MAT thay vì súng ngắn như kế hoạch trước đó.

Sáng 22-2, Điền vượt qua hàng rào khu hội chợ. Trời Buôn Ma Thuột lạnh nên người đến hội chợ hầu như ai cũng mặc vest hay áo gió như Điền nên lính cũng tưởng Điền là cảnh sát chìm.

Vào hội chợ, Điền tìm chỗ đứng thích hợp cho việc nổ súng. Kế bên Điền là một viên thượng sĩ an ninh quân đội to cao như hộ pháp.

Đúng 8g sáng, sau khi viên sĩ quan hành lễ hô vang: “Nghiêm, nhìn cờ – chào”, tiếng quốc ca của chế độ Sài Gòn trổi lên thì Điền lòn tay vào trong áo đẩy băng đạn vào ổ súng tiểu liên rồi nâng súng nhắm vào tổng thống Diệm ngồi ở hàng ghế đầu mà siết cò.
“Đoàng”! Tiếng nổ đanh, gọn vang lên. Một bóng người trong hàng ghế đầu đổ gục xuống. Điền sững người, vì súng chỉ nổ một phát đạn chứ không đi cả băng như ý muốn.

Điền định lên đạn để bắn tiếp nhưng viên sĩ quan an ninh kế bên đã gạt chân đè sấp anh xuống đất. Điều làm anh đau nhất là người đổ gục xuống bởi viên đạn của Điền là viên bộ trưởng cải cách điền địa Đỗ Văn Công.

Ngay lúc Điền siết cò súng, Công đã di chuyển từ bên trái qua bên phải Diệm nên vô tình tấm lưng hứng trọn viên đạn thay Diệm.

Phan Văn Điền bị bắt sau cuộc ám sát đăng trên báo Life

Phan Văn Điền bị bắt sau cuộc ám sát đăng trên báo Life

Phiên tòa bí mật và 8 năm tù đày

Sau khi đánh túi bụi kẻ ám sát đương kim tổng thống, nhân viên an ninh còng tay Phan Văn Điền ném lên xe jeep đưa về tiểu khu Buôn Ma Thuột.

Chúng đẩy anh vào căn phòng và Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến (phụ trách mật vụ phủ tổng thống) xuất hiện với một viên sĩ quan biệt bộ phủ tổng thống (sau này Điền mới biết được là Phạm Ngọc Thảo, tình báo của ta cài vào).

Viên sĩ quan hất hàm hỏi: “Ai tổ chức cho anh ám sát tổng thống?”, Điền trả lời: “Thiếu tá Mai Hữu Xuân (tức giám đốc Nha an ninh quân đội Sài Gòn) và Cao Đài liên minh ở Tây Ninh”.

Sáng 23-2, Phan Văn Điền bị còng tay, bịt mắt đưa về Sài Gòn bằng máy bay quân sự, trên đó có cả các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim. Từ đây bắt đầu một hành trình chết đi sống lại dưới những ngón đòn tra tấn dã man.

Chính quyền Diệm lập một hội đồng thẩm vấn trung ương do Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo, các thành viên là những đầu ngành mật vụ, cảnh sát, tình báo…

Cứ một tiếng là thay một ca hỏi cung. Mỗi ca có cách tra tấn khác nhau như dùng tay chân, dùi cui, vuông gỗ để đánh đập; ca dùng đinh ghim chích các đầu ngón chân, ngón tay rồi dùng bông tẩm cồn để đốt; ca dùng đèn cao áp trấn hai bên thái dương cho đến khi Điền ngất lịm…

Tất cả các câu hỏi đều được Điền trả lời nhất quán việc Mai Hữu Xuân câu kết với Nguyễn Văn Hinh (nguyên thiếu tướng quân đội Sài Gòn), Nguyễn Văn Tâm (nguyên thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1951-1953), Trần Văn Hữu (thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1949-1951, đang sống lưu vong bên Pháp)… sử dụng các mặt trận tôn giáo đối lập như quân đội Cao Đài liên minh để tổ chức giết Diệm…

Sau 33 ngày, cuối cùng bản cung với nội dung trên cũng được thông qua và Điền bị ném vào phòng biệt giam.

Đến tháng 8-1958, Điền được giải lên văn phòng của Nguyễn Văn Hay (phó tổng giám đốc cảnh sát).

Ở đó, có gần chục người mặc thường phục ngồi chờ sẵn. Một người hỏi anh đúng ba câu: “Tại sao anh ám sát tổng thống? Sau khi tổng thống thoát nạn anh có lấy làm tiếc rằng tổng thống không chết không? Anh có vợ con chưa?”.

Sau này Điền mới biết đó là phiên tòa bí mật xử anh tử hình.

Sau đó, Điền bị đưa đi đày ở Côn Đảo cùng 42 tử tù và hơn 300 người bị kết án, trong đó có nhóm sĩ quan tham gia đảo chính năm 1960 ở Sài Gòn. Mãi đến năm 1965 anh mới được thả ra nhờ vụ đảo chính tháng 2-1964.

Cuộc đời bình dị của người anh hùng

Đầu năm 1967, theo phân công của tổ chức, trên đường từ Tây Ninh ra Ban an ninh Sài Gòn – Gia Định đến địa phận Củ Chi thì Điền gặp máy bay thả bom. Một quả bom không nổ, đè nát phần ống chân trái ông buộc phải cưa bỏ từ đầu gối xuống.

Dù vậy, sau đó ông tiếp tục giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Ban an ninh, điệp báo tỉnh Tây Ninh và Trung ương Cục miền Nam…

Sau ngày đất nước thống nhất, ông về công tác tại Bộ Nội vụ, rồi Công an Tây Ninh, Ban nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh và nghỉ hưu năm 1998 khi giữ chức trưởng Ban tôn giáo tỉnh Tây Ninh.

Ông Phan Văn Điền trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông Phan Văn Điền trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông vẫn nhớ rõ hai vợ chồng đã tích cóp từng viên gạch, cân sắt, bao ximăng… để sáu năm sau mới hoàn thành căn nhà trong con hẻm nhỏ ở khu phố 1, phường 1, thị xã Tây Ninh.

Năm 2005, Chủ tịch nước trao tặng ông Phan Văn Điền (nguyên cán bộ điệp báo của Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam, trưởng tiểu ban điệp báo Ban an ninh tỉnh Tây Ninh) danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nghiệm lại quãng đời vào sinh ra tử, ông nói đơn giản: “Tôi chỉ là người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà thôi”.

Năm 2009, trong một lần chở vợ bằng xe máy, vợ chồng ông bị tai nạn giao thông. Ông thì không sao, bà bị thương nặng, mặc dù não không bị gì nhưng cơ thể bất động.

Sau đó, năm 2013, trong lúc săn sóc cho vợ, ông bị tai biến và giờ đây ăn uống đối với ông cũng rất khó khăn. Mặc cho căn bệnh hành hạ, hiện nay mỗi ngày ông vẫn săn sóc cho vợ và hát cho bà nghe những bài nhạc đỏ như Tiến quân ca, Tiếng đàn ta lư, Năm anh em trên một chiếc xe tăng…

Kế hoạch không thành

Tỉnh ủy Tây Ninh từng hoạch định tới ba lần ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong tháng 10-1956, biết được tổng thống Diệm sẽ đích thân lên tòa thánh Tây Ninh để ký kết thỏa ước Bính Thân giữa chính quyền VN cộng hòa với đạo Cao Đài, Tỉnh ủy Tây Ninh quyết định giao cho đội diệt ác tìm cách giết Diệm ngay trong ngày ký kết.

Thế nhưng nhiệm vụ được giao quá gấp nên phương án không được triển khai…

Đầu tháng 12-1956, đội diệt ác đề xuất đi diệt Diệm trong đêm Noel 24-12-1956.

Trong hai năm 1954-1955, cứ đúng 12g đêm Giáng sinh, Diệm đều có mặt tại nhà thờ Đức Bà (quận 1, Sài Gòn) để dự lễ.
Lê Văn Cửu, một cán bộ đặc tình do Tỉnh ủy Tây Ninh cài làm phiên dịch trong cơ quan viện trợ Mỹ, được giao nhiệm vụ cùng đội diệt ác tìm cách tiếp cận, tiêu diệt Diệm.

Đêm Giáng sinh, thông qua các mối quan hệ của Cửu, Phan Văn Điền cùng Cửu mỗi người mang súng ngắn theo dòng người đi lễ vào trong nhà thờ Đức Bà, quỳ cách gia đình Ngô Đình Diệm chín hàng ghế (cự ly khoảng 12m).

Hai đội viên đội diệt ác khác được bố trí bên ngoài nhà thờ làm công tác nghi binh, vừa làm tài xế. Theo kế hoạch khi rung chuông tiến hành buổi lễ, Điền và Cửu đồng loạt nhắm vào Diệm để nổ súng, đồng đội bên ngoài sẽ cắt điện, đồng thời ném lựu đạn khói về phía nhà thờ để tạo cảnh hỗn loạn cho họ tẩu thoát. Thế nhưng, đêm đó Diệm không tới…

Ngọc Hậu (Tuổi Trẻ)

662 Phản hồi cho “Người ám sát tổng thống Diệm”

  1. NgườiViệtYêuNước says:

    Thời VNCH không ai dám đụng đến các Thầy, các cha, kể thời Đệ I Cộng Hoà Ngô Đình Diệm đến thời đệ II Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu cũng thế. Chỉ cần nghe tin “thầy” bị cảnh sát bắt thì Phật tử đã kéo đến biểu tình rầm rộ rồi.

    Thế mà đến thời CSVN thì các thầy, mục sư bị CA đánh như đánh kẻ cướp, ấy vậy mà chẳng thấy các thầy hay Phật tử nào kéo đến xem sụ thể ra sao, hoặc là lên tiếng phản đối!

    Không những thế, ngay cả nạn nhân là “Thượng tọa”, là “Thầy chùa”, vậy mà khi đưa tin người ta (RFA) còn hạ xuống, gọi là “Tín đồ” thì đủ hiểu là sự thể nó tàn tệ!

    Tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất bị hành hung

    Thượng toạ Thích Vĩnh Phước: Thưa anh cổng chùa này nằm sát quốc lộ 55, mà mình đã xin phép chính quyền cất cổng chùa cách đây 25 năm. Khi bị đổ và mình chuẩn bị xây lại thì họ đến dựng cái bảng Ấp văn hóa ngay cái cổng chùa của mình. Thì mình ra chụp hình để sau này khiếu nại thôi thì họ lại đàn áp mình. Có một điều vô lý là mình chỉ chụp ảnh chứ có làm gì đâu mà họ đánh mình ngay chổ đông người. Ngay bản thân tôi khi tôi đi đám chị Lê Thị Tuyết Mai, thì họ cũng bắt xe tôi ngay chổ Thủ Đức quan khỏi cầu Sài gòn một chút. Công an giao thông bắt xe tôi lại, tôi nói tôi không có đi sai, thì công an đập tôi mấy cái trên đầu luôn.

  2. Người Đưa Tin XY75 says:

    Trích “Tôi đã có may mắn trải qua một thời tuổi thơ và niên thiếu dưới nền đệ nhất VNCH từ 1955 đến 1963. Xuất thân từ một gia đình di cư 1954 đi máy bay từ Hải phòng đến SG, là một gia đình nằm trong diện tái định cư của chính phủ NĐD………..

    Đệ Nhất VNCH là một chính phủ Dân Chủ đầu tiên sau thời đại Quân Chủ , một chính phủ đầu tiên vừa thoát ra khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp, vừa bị đánh phá len lỏi của Cộng Sản dưới mặt nạ Mặt trận giải phóng miền nam , trá hình dưới mọi hình thức: từ chính khách trong hàng ngũ nội các , từ SV HS đến thầy tu, nông dân ..

    Đó là: “Bài phát biểu của bà BS Chủ tich Liên Hội NVTN tại CHLB Đức nhân ngày lễ giổ cố TT Ngô Đình Diệm ngày 15/11/2014 tại Berlin”.
    Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm

  3. Trực Ngôn says:

    Càng đọc về biến cố 01.11.1963 càng thêm khinh những kẻ vong tình bạc nghĩa, phản nước phản dân. Đất nước vì thế mà phải đại mang hoạ?

    Thân phận của Đại Tá Cao Văn Viên trong cuộc đảo chính 1-11-1963!

    Những sĩ quan cấp tá giỏi giang, có tinh thần kỷ luật và quyết tâm bảo vệ nền Đệ Nhất VNCH như đại tá Hồ Tấn Quyền, đại tá Lê Quang Tung, đại tá Cao Văn Viên, Thiếu Tá Lê Quang Triệu thì hết 3 người đã bị bọn phản loạn giết chết khi không chịu hợp tác với chúng!

  4. NgườiViệtYêuNước says:

    Anh hùng tử chí hùng nào tử!

    Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử
    (Chu Mỹ Dung)

    Những kẻ mang danh “Phật giáo” vọng ngữ;

    Hồi tưởng lại giai đoạn bi thảm đó, toà án nhân dân Phật Giáo Tranh Đấu gồm những nhà sư và các đội “Phật Tử Quyết Tử” đã đi khắp nơi và đã cuồng nhiệt gào thét các khẩu hiệu “Phật Giáo bị bách hại” “Đàn áp quý thầy” “Độc tài gia đình trị” “Mật vụ Nhu Diệm” “Diệm mà không Diệm
    (mà không cần phải đưa ra một bằng cớ nào cả).

  5. NVQG says:

    Cái chế độ thối nát bẩn thỉu nhà Ngô đã bị cả nước lật đổ chôn vùi như một bãi cứt đã lấp rồi không ai muốn bới lên mà ngửi
    Phục hưng tinh thần một dòng họ thối nát để làm gì? để đưa con cháu nhà Ngô về làm Tổng thống hả? có ngu thì cũng ngu vừa vừa thôi. Phục hưng cái dòng họ ăn mày này thì có mà bỏ mẹ
    Các anh muốn thờ cụ, thờ cái dòng họ ăn mày này thì lập riêng một bàn thờ tổ mà thờ, tại sao cứ bắt cả làng thờ
    Chỉ là một nhóm thiểu số lại đòi sửa cả lịch sử, ở ngoài Hải ngoại thì phục hồi nhặng cả lên chứ ở trong nước đâu có ai biết Diệm Nhu là cái con mẹ gì
    Xin quí bạn mần ơn đừng bới cứt lên bắt chúng tôi ngửi khổ lắm

    • tudo says:

      Gởi người….NVQG says…nếu ! thật tâm không vì lòng dạ ” tiểu nhân ” thì hảy xem thật rỏ nhửng tài liệu Quốc Tế ….rồi hảy viết hỉ….. . Chỉ kẻ nào a dua ! hùa theo đám….??? no comment…?

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Ở đời có ai mà khùng điên ngu xuẩn đến nỗi bới móc những thứ đã “chôn vùi như một bãi cứt đã lấp rồi bới lên mà ngửi” bao giờ, người ta chỉ thương tiếc những gì quý báu (đồ cổ) đã bị mất mát hay bị đánh cắp mà thôi!

      Sầu riêng là loại trái cây đặc biệt, người biết ăn thì trân trọng tấm tắc khen ngon, kẻ không biết ăn thì chê vừa “thối” vừa “nát”.

      Con chó chỉ thích gặm xương và những gì nó có thể “xực” ngay được, nó không thể hiểu biết được “giá trị” của cục vàng. Vì thế khi người ta đãi cát nhặt vàng thì nó tru lên; “
      Phục hưng tinh thần một dòng họ thối nát để làm gì?
      “.

      Nhưng khi người ta hỏi lại; mày có biết cái dòng họ này “thối nát” ra sao không, kể ra tau nghe coi, thì nó chỉ biết sủa gâu gâu!

      Đến LS Lê Công Định, Đặng Chí Hùng là những người sinh trưởng ở miền Bắc, bị CSVN bịt mắt che tai, bị nhồi sọ từ nhỏ đến lớn, mà còn biết đến cụ Ngô Đình Diệm với: “…..tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với các chính khách và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Quả thật, tôi vô cùng kính trọng hai nhân vật lịch sử anh hùng đã ngã xuống vì quốc gia ấy“. Vậy không nhẽ nick NVQG lại………………..???

  6. Vương Bá Hoà says:

    Tưởng nhớ đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một con người liêm chính, đạo đức và yêu nước nồng nàn.

    “Viết với Tổng Thống Ngô Đình Diệm”
    Mở đầu trang nhật ký, con viết cho cụ. Con nghĩ rằng cụ chưa chết, chưa thể chết được. Cụ có biết con buồn khổ suốt tuần lễ không? Dinh Gia Long bây giờ đồi với con xa lạ rồi. Cụ đã ra đi không bao giờ trở lại. Những ngày sống bên cụ, phục vụ không quên được. Con sẽ ghi lại về cụ, người con hằng yêu mến suốt đời.

    Đỗ Thọ
    Saigon, 4/11/1963”
    (Đại úy Đỗ Thọ là cháu của phản tướng Đỗ Mậu).

    ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”
    Ngô Đình Diệm

    Khi rời khỏi Dinh Gia Long thì cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có linh cảm như “mất nước” và cuộc đời của Người kể như sắp chấm dứt?

    • Choi Song Djong says:

      Cuộc đời xem nhẹ tựa lông hồng,dù biết phải đi nạp mình nhưng vẫn nhất nhất lo âu cho sự sống còn Dân Tộc-Quốc Gia.
      Người tầm thường thì cứ xem như đây là màn kịch,nhưng mong những ai kia hãy thử một lần đóng kịch để tỏ bản lãnh ? !
      Vâng, ngồi sau màn hình,bàn phím giấu mặt nói hung hăng và noi cho có,nhưng hãy thử một lần tỏ ra lòng nhân áí,yêu người yêu quê hương đồng bào ruột thịt một cách chân tình thì mới thấu hiểu thế nào là những cái gì gọi là đau đáu trong tim,tình tự dân tộc,quê hương.

  7. Người Đưa Tin XY75 says:

    Nhiều nơi ở hải ngoại đã làm lễ giỗ tưởng nhớ cố Tổng Thống Ngô Định Diệm, một người đã hết lòng vì dân vì nước:

    Giáo xứ St. Barbara tổ chức lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

    Sau nghi thức khai mạc và Thánh Lễ, Linh Mục Vũ Ngọc Long, quản xứ St. Barbara, thuyết giảng, đã đọc hai bài thơ: Sống và Chết của cụ Phan Bội Châu như sau:

    Sống:

    Sống tủi làm chi đứng chật trời?
    Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
    Sống làm nô lệ cho người khiến?
    Sống chịu ngu si để chúng cười?
    Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
    Sống lo phú quý chẳng lo đời.
    Sống mà như thế đừng nên sống!
    Sống tủi làm chi đứng chật trời?

    Chết

    Chết mà vì nước, chết vì dân,
    Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
    Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
    Chết như Tây Hán lúc tam phân.
    Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
    Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
    Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
    Chết mà vì nước, chết vì dân.

  8. NgườiViệtYêuNước says:

    Ngày 2.11.2014 cha Phêrô Nguyễn Đức Minh, chính xứ giáo xứ Waalwijk và cha Gioan Nguyễn Văn Thông, linh mục Việt Nam tại Hòa Lan, đã cùng cộng đoàn tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho các bậc tổ tiên đã qua đời, cho các nạn nhân của chế độ cộng sản, đặc biệt là cầu nguyện cho cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và các bào đệ.

    Bà Tuyết, nữ cảnh sát quốc gia nghẹn ngào chia sẻ rằng, đấy là một giai đoạn khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đấy cũng thời đất nước được thanh bình và người dân được tự do và ấm no, hạnh phúc hơn so với những thập niên sau đó.

    Ông Lê Hùng, cựu giáo sư Trường Thiên Hựu, Huế nói rằng tinh thần Ngô Đình Diệm cần phải được các thế hệ nối tiếp và ước mong có nhiều người trẻ dấn thân nghiên cứu và phổ biến tinh thần này.

    Tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Hòa Lan

    Ban Tổ chức cũng mời linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, một người sinh ra và lớn lên tại Miền Bắc Việt Nam sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm đã qua đời, lên chia sẻ và chủ tọa phần trao đổi.

    Cha khách nói rằng nước Việt Nam thế kỷ XX có 2 nhân vật lịch sử cũng là hai lãnh tụ điển hình. Ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam và ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc. Người trước hữu thần; người sau vô thần. Người trước đạo đức; người sau vô đạo đức. Người trước học hành bài bản; người sau học hành linh tinh.

    Người trước có tinh thần quốc gia dân tộc nồng nàn; người sau có tinh thần cộng sản cực đoan, quá khích. Người trước có tinh thần độc lập, tự cường; người sau có tinh thần nô lệ ngoại bang. Người trước khôn ngoan, có tầm nhìn xa trông rộng; người sau ma giáo, có tầm nhìn thiển cận, tiểu nông. Người trước quân tử; người sau tiểu nhân.

    Người trước vì dân vì nước quên mình; người sau vì mình phản dân, hại nước. Người trước vị tha, nên khoan dung với mọi người; người sau vị kỷ nên sẵn sàng loại trừ mọi người để đạt tham vọng của mình, kể cả việc chối bỏ vợ con và giết người tình và ân nhân của mình. Người trước sống có đạo đức. Người sau sống vô đạo đức. Người trước có tài lãnh đạo đất nước làm cho dân ấm no, hạnh phúc; người sau có tài lãnh đạo đảng cướp cướp bóc hệ thống làm cho người dân bần cùng, đất nước khánh kiệt. Người trước là minh quân. Người sau là bạo chúa, etc.

    Thời gian qua đi, càng ngày người ta càng thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm đích thực là người có công với dân-nước và được người có lương tri yêu mến; ngược lại càng ngày người ta càng thấy rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tội đồ lớn nhất của dân tộc, bị chính những đồng chí của ông khinh thị…

  9. Người Đưa Tin XY75 says:

    Đúng 13giờ người điều hợp chương trình kính mời mọi người trang nghiêm đứng lên chào Quốc Kỳ và hát Quốc Ca VNCH. Tiếp theo với phút mặc niệm để tưởng nhớ đến chí sỹ Ngô Đình Diệm vị Tổng Thống đáng kính trọng nhất đã vị Quốc vong thân cho dân tộc, và tưởng nhớ đến tất cả những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì chủ quyền đất nước, những người đã bỏ mình trên rừng sâu nước độc vì tù tội, những người đã chết trên biển cả, trên con đường tìm tự do.

    HÒA LAN: LỄ GIỖ 51 NĂM CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM.

    LM Nguyễn Văn Khải (DCCT Thái Hà) cũng tham dự buổi lễ này. Ngài phát biểu như sau:

    Trước nhất nói về ông Ngô Đình Diệm. Tôi là người sinh trưởng và sống ở miền Bắc, nhưng nhờ đọc sách về lịch sử nhiều và thấy như sau:

    - Ông Ngô Đình Diệm là một bậc học thức uyên thâm xuất thân từ dòng dõi quan quyền và gia giáo đạo đức.
    - Ông được đào tạo để làm quan và đã làm quan rất sớm khi mới 20 tuổi đã là Tri Huyện, năm 32 tuổi đã là một thượng thư trẻ nhất, tương đương với một vị Bộ Trưởng bây giờ.
    - Ông yêu nước thương dân vì khi làm quan ông rất thành công mở mang chỉnh đốn những nơi nào ông được bổ nhiệm đến.
    - Ông sống thanh đạm không có bồ bịch hay vợ con.
    - Ông sống rất gương mẫu và đạo đức.
    - Ông rất có tinh thần tự cường dân tộc. v. v…

    Nói chung, sách vở của cộng sản chỉ giỏi vu cáo cho ông những cái xấu xa nhưng mà chẳng có cái bằng chứng nào cả.

    Còn ông Hồ Chí minh thì sao???

    - Mặc dù chế độ cộng sản họ tự tôn ông lên hàng thần thánh, vĩ nhân, học thức, cứu nước v.v…
    - Nhưng nay nó như là cái tượng tô vôi theo dòng thời gian đã bị trời mưa nắng gió giờ lòi ra những cái xấu loang lổ như:

    - Đi đến đâu thì có vợ ở đấy, còn bồ thì vô số kể. (Sách tầu sách tây hình ảnh ghi đầy đủ)
    - Con rơi con rớt, giết vợ, giết bồ đủ thứ.
    - Lừa đảo nhân dân bán nước cho ngoại bang có bằng chứng hằn hoi.
    - Chẳng có bằng cấp chỉ giỏi lừa đảo, viết tiếng việt thì chính tả sai lên sai xuống, bằng chứng còn rõ ràng.
    - Bất hiếu với tổ tiên thờ tàu hơn thờ cha mẹ.

    Tôi chỉ nói sơ sơ thế thôi chứ thống kê ra nữa thì chỉ thêm thừa và bẩn tai qúy vị.

  10. Người Đưa Tin XY75 says:

    Lễ Tưởng Niệm lần thứ 51 cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và Bào Đệ Ngô Đình Nhu do nhóm anh em tại Frankfurt và vùng phụ cận tổ chức vào ngày 1/11/2014 tại Frankfurt, Đức Quốc.

    Phóng Sự Ảnh Lễ Tưởng Niệm 51 Năm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố Vấn Ngô Đình Nhu và những Quân Dân Chính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân, tại Frankfurt, Đức Quốc vào ngày 1-11-2014.

Leave a Reply to Choi Song Djong