WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật Bản thành lập liên minh chống Trung Quốc

Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt [FAZ] -

Việc Trung Quốc tiến vào biển Đông và biển Hoa Đông gây lo ngại ngày một nhiều hơn. Vào chiều hôm thứ sáu này, thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ trình bày chiến lược của ông ấy về một “chủ nghĩa hòa bình chiến lược”, để đặt ra giới hạn cho Bắc Kinh.

Đảo Thị Tứ ở biển Đông. Hình: DPA

Đảo Thị Tứ ở biển Đông. Hình: DPA

Hội nghị thượng đỉnh thứ hai trong vòng một tuần sắp diễn ra ở châu Á, và vẫn tiếp tục về tình hình an ninh. Trên diễn đàn kinh tế vào cuối tuần rồi, người Đông Nam Á đã cảnh báo Trung Quốc trước một xâm nhập tiếp tục vào biển Đông. Vào cuối tuần này, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ trình bày ý tưởng của ông về một cấu trúc an ninh ở châu Á. Người Mỹ hiện diện ở đó sẽ ủng hộ ông mạnh mẽ.

Nguyên nhân là hai vụ việc vừa xảy ra trong thời gian vừa qua, đã đốt nóng lên thêm nữa cuộc giằng co quanh giàn khoan dầu Trung Quốc ở trong vùng biển do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ban đầu là những cuộc bạo động lớn ở Việt Nam, trút sự giận dữ bị đè nén lâu nay vào người Trung Hoa lục địa và nhà máy của họ ở Việt Nam. Nhưng người dân cũng chống lại cả các điều kiện lao động trong những nhà máy này. Kể từ lúc đó, xe cứu hỏa đỗ sẵn sàng ở Hà Nội, vì cảnh sát không có xe phun nước, và máy tính bị công nhân hôi của từ các nhà máy hiện được chất thành chồng trong các trạm cảnh sát. Ở hậu trường, giới lãnh đạo Việt Nam giằng co với ý định khởi kiện Trung Quốc. Nhưng việc này có thể làm giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngay từ bây giờ đã có vẻ như 60.000 việc làm ở Việt Nam bị đe dọa trực tiếp nếu như Bắc Kinh giới hạn các đầu tư ở đó. Hà Nội phải xem xét hết sức kỹ, họ dám chống lại láng giềng to lớn cho tới đâu. Hay là ngồi chịu đựng sự khiêu hích này, chờ cho tới khi thời tiết thay đổi trong tháng Tám, lúc Trung Quốc rút giàn khoan đi như đã loan báo. Đối với người Trung Quốc, cuối cùng thì Việt Nam, đồng minh của Mỹ, không gì khác hơn là một con thỏ thí nghiệm để thử sự kiên nhẫn của người Mỹ.

Nhưng vào đầu tuần, dầu đã được đổ thêm vào lửa cho tới hai lần. Một lần thì một chiếc tàu đánh cá Việt Nam đã chìm trong vùng biển quanh giàn khoan từ những lý do chưa được rõ ràng. Người Việt quả quyết tàu Trung Quốc đã đánh chìm nó. Người Trung Quốc quả quyết nó đã tấn công các tàu Trung Quốc và bị chìm trong lúc đó. Nhưng hẳn còn nguy hiểm hơn nữa là vụ suýt va chạm nhau ở xa hơn về phía Bắc: Ở đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Nhật Bản đã tiếp cận chỉ còn cách nhau 30 mét. Lần gây hấn do Trung Quốc chủ định xảy ra trong không phận mà người Trung Quốc mới đây đã tuyên bố có chủ quyền.

Abe đề nghị hỗ trợ Philippines và Việt Nam

Người Nhật nói về một “hành động nguy hiểm”, rồi người Mỹ thêm vào: “Chúng tôi không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc về một vùng nhận dạng riêng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và yêu cầu Trung Quốc không đưa ra vùng này. Thêm nữa, chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy tiếp tục cùng các nước khác tạo những biện pháp xây dựng lòng tin, kể cả những kênh trao đổi thông tin trong trường hợp khẩn cấp mà qua đó có thể đề cập tới các mối nguy hiểm nhằm làm giảm căng thẳng”, theo Bộ Ngoại giao. “Mỗi một cố gắng giới hạn sự tự do đi qua không phận quốc tế đều dẫn tới căng thẳng khu vực và tăng khả năng đánh giá sai lầm, đối đầu và những sự cố không dự định trước.” Người Trung Quốc và người Nhật tranh chấp nhau về quần đảo Senkaku, được người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và nằm trong biển Hoa Đông. Nhật Bản cũng ủng hộ cố gắng của các nước Đông Nam Á chống lại việc nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc ở biển Đông. Song song với việc đó, Bắc Kinh cũng đã công bố yêu cầu phải có giấy phép cho không phận quốc tế.

Bây giờ thì người Nhật hoạt động tích cực hơn. Abe đã định nghĩa một chiến lược của “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực”. Ông muốn chế ngự Trung Quốc qua đó, và đồng thời tìm sự gần gũi – cả về phương diện kinh tế – với Đông Nam Á. Nếu cả Ấn Độ dưới thủ tướng mới Narendra Modi của họ cũng thúc đẩy hướng tới Đông Á, thì Đông Nam Á cũng là đối tác tất nhiên của ông. “Abe sẽ công bố vào cuối tuần, nhờ trục giữa Nhật Bản và Mỹ mà muốn tiếp nhận một vai trò tích cực hơn ở châu Á”, Koichi Nakano, nhà chính trị học ở Đại học Sophia, Tokio, dự đoán.

Ngay từ bây giờ, Abe đã đề nghị hỗ trợ Philippines và người Việt, chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự xâm lấn của Trung Quốc, cả với việc gửi tàu tuần tra bờ biển. Từ khi nhậm chức năm 2012, tuy Abe đã gặp tất cả các chính phủ Đông Nam Á, nhưng chưa đến Trung Quốc. Bây giờ thì trong bài diễn văn của mình vào chiều thứ sáu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, ông sẽ nhấn mạnh tới một “đối thoại xây dựng với Bắc Kinh”, thư ký chính phủ Yoshihide Suga giải thích. Đồng thời, ông cũng sẽ nhắc nhở Trung Quốc cần phải tuân theo luật pháp hiện hành. Ngay trong một cuộc phỏng vấn trước đó, Abe đã nói rằng “hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc làm tăng thêm căng thẳng”: “Chúng tôi sẽ không bao giờ khoan dung cho một sự thay đổi hiện trạng bằng bạo lực hay cưỡng ép”, rồi ông thêm vào sau đó.

Christoph Hein sanh năm 1960, là thông tín viên kinh tế cho Nam Á/Thái Bình Dương với trụ sở ở Singapore.

© Phan Ba dịch từ Nhật báo Phổ thông Frankfurt [FAZ]

Japan schmiedet Allianzen gegen China

8 Phản hồi cho “Nhật Bản thành lập liên minh chống Trung Quốc”

  1. Bây giờ thì Nhật mới thấy “lo” mức bành trướng của Tầu nên sãn sàng viện trợ quân sự, kinh tế cho Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) để “oánh” Tầu. Nhật đang kiếm mọi cách dàn xếp cho địa bàn tranh chấp với Tầu xảy ra càng xa nước Nhật càng tốt. Riêng đối với VC từ ngày người láng giềng tốt mang cái dàn khoan dầu chặn ngang “cuống họng” của mình thì chắc đã thấy dù có cư xử theo cung cách đàn em thì đàn anh cũng chẳng thương tình, cành nhịn có càng lấn át nên đã sẵn sàng hiến mình đánh Tầu cho Nhật. Theo binh sách của TBT Lê Duẫn ngày xưa, Việt Cộng đánh Mỹ cũng là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc nữa đấy. Chắc chủ tịch Hồ nằm bên suối vàng cũng phải giật mình không biết bao giờ thì giặc nó tràn vào quảng trường Ba Đình?

  2. Thích Nói Thật says:

    Cái đề tài “Nhật Bản thành lập liên minh chống Trung Quốc” nghe hiếu chiến quá?

    Kẻ gây hấn, khiêu khích là TQ, không hải là Nhật Bản.

    Nên sửa lại cho đúng với sự kiện của nó: “Nhật Bản thành lập liên minh chống lại sự gây hấn của Trung Quốc”!

    hoặc là :

    “Nhật Bản thành lập liên minh chống lại sự bành trướng Biển Đông của Trung Quốc”!

  3. tuphuong says:

    VN mà mất vào tay TQ thì Mỹ, Nhât nguy to! Đơn giản thế thôi. Từ đó mà suy ra …các vấn đề khác./.

  4. TÚ SỤN says:

    ” Cái bé xé cái to, cái xẩy nẩy cái ung ! …. ” . từ hiện tượng sau, cộng đồng thế giới phải có biện pháp đối phó với nhừng thảm họa do ” tập đoàn ” Trung quốc đang và sẽ gây ra cho nhân loại : —– ” Bánh xe hơi ta lái mãi mà không thay, sẽ có một ngày lái trên xa lộ ( free way ) ta cảm thấy mặc dầu ta vẫn giữ tay lái thẳng nhưng xe cứ như muốn đảo sang trái,sang phải, rồi tay lái rung lên, sao vậy ? .Đem xe ra xưởng chữa, ông thợ sửa xe, sau một hồi, làm cân đo ( alignment ) rồi đóng cho một miếng sắt ( đối trọng, counterweight ) vào bánh xe, xe ta lại chạy ngon lành như thừờng. Cái ” đối trọng ” bất quá chỉ nặng có vài grams mà đã làm thay đổi hẳn tình trạng cả chiếc xe nậng hàng tấn . Thế thì cái Đập tam Khẩu của Trung quốc ( three Gorges Dam, cao lớn nhất thế giới với bồn chứa của nó, reservoir là 50 Km3 ) mặc dầu sức nặng của nó so với trọng lượng của Trái Đất thì cũng chỉ như cái đối trọng với cái bánh xe, thì hẳn nó cũng có ảnh hưởng ( đáng kể ? ) cho sự vận chuyển của Trái Đất chứ, các khoa học gia đang nghĩ tới chuyện này,không những nó chỉ gây ra thảm họa, biến đổi môi trường sống trên Trái Đất cũng có thể xuất phát từ Đập tam Khẩu, mà nó còn làm biến đổi cả ” nhân chủng (?) ? Phải chăng Đập tam Khẩu này là hậu thân của Tháp Babel ? . Nếu vậy không những phải trừ khử nó mà còn phải trừ khử cả ” con cháu ” nó đang manh nha trên vùng Biển Thái bình ? . Vậy không phải chỉ như lời Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe kêu gọi Việt Nam Philippine thành lập liên minh với Nhật để chống lại Trung quốc ( tham vọng, thảm họa … ? ), mà phải là cả cộng đồng thế giới nữa kể cả Nga Sô ( Liên Minh lại ), vì đây là lợi ích chung cho Cộng Đồng Nhân loại chứ không riêng gì chỉ cho Nhật Việt Nam Philippine hay vùng Đông Nam Á mà thôi ? Xin hãy nghĩ lại mà hành động đừng để sự thể xẩy ra quá trễ như trường hợp Tháp Babel ( Các Vi Chức Sắc các Tôn Giáo nghĩ sao ạ ? ) .

  5. Dao Cong Khai says:

    Rạn nứt với đảng CS Tàu là sự kiện ngoài ý muốn của đảng CSVN, bởi vì đảng CS Tàu là chỗ dựa và là nền tang ổn định cho đảng CSVN. Nếu bây giờ thực sự vĩnh viễn không quan hệ hữu nghị với Tàu nữa thì đảng CSVN sẽ tiến tới huỷ die^t., VC nó biết điều đó và nó vẫn đề phòng điều đó.

    Sở dĩ nó không dám đưa sự kiện ra toà án quốc tế (như Phi Luật Tân đã làm) là vì trước hết nó đuối lý do cái văn kiện thừa nhận lãnh thổ Tàu của Phạm Văn Đồng ký năm 1958; và lý do thứ 2 là vì VC nó sợ làm như vậy thì sẽ không giải quyết được sự bất hoà với Tàu và tình hữu nghị của 2 bọn CS tu.i nó bị tan thành mây khói luôn. Cứ chờ mà coi, VC nó sẽ xây dựng tình cảm với Tàu trở lại, dù có bán hết đất, nhường he^t’ nước nó cũng chấp nhận.

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Ai sẽ hòa giải căng thẳng Việt-Trung?
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140530_engelbert_oil_rig_981.shtml

    BBC – thứ sáu, 30 tháng 5, 2014

    Theo ông giáo sư Đức Jorg Thomas Engelbert của đại học Hambourg hôm 30 tháng 5 năm 2014. Ông cho rằng động thái dùng dàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông như tỏ lộ thái độ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH va đồng thời tỏ lộ cho mọi người thấy KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ THỂ KÌM HÃM HỌ.
    Nói tóm lại, một mặt để THỬ SỨC CÁC ĐỐI TƯỢNG, mặt khác lại cho biết họ KHÔNG BAO GIỜ NHƯỢNG BỘ BẤT CỨ ĐÒI HỎI CHÍNH ĐÁNG NÀO ĐI NỮA !

    Hỏi: T+ sẽ dự tính đồn trú luôn, như tăng cường lực lượng quân sự ở tại nơi đó và làm thêm các công trình khác nữa ?

    Engelbert: Có tin đồn từ các chuyên già dầu khi cho rằng khả năng dầu khí chẳng có mấy ở đó, cho nên tôi cho đó là cái cớ giả tạo để tự khẳng định mình của T+ mà thôi. T+ sẽ tuần tự thực hiện từng bước một dự án của mình, như duy trì lực lượng quân sự trong vùng này. Tốc độ dự trù trong tương lai của T+ tùy thuộc vào phản ứng của các đối tượng, như Mỹ chẳng hạn.

    Hỏi: Tập Cận Bình có phải là người ôn hòa hay diều hâu ?

    Engelbert: Trong mấy thập niên gần đây T+ có chính sách nhất quán là, KHÔNG BAO GIỜ NHƯỢNG BỘ NHỮNG TRANH CHẤP VỀ LÃNH THỔ, như với ngoài biển với Nhật Bản và ở Biển Đông với VN cùng một số nước, hoặc trong lục địa như ở Tân Cương và Tây Tạng. Chính vì thế mà các lãnh đạo kế tiếp nhau của T+ về cơ bản sẽ không thay đổi gì hết, chỉ khác nhau ở phương pháp áp dụng tùy tình thế mỗi lúc mà ứng xử.

    Hỏi: CSVN giữ im lặng về tranh chấp Biển Đông trong 4 thập niên qua cho đến tận bây giờ nổ ra vụ dàn khoan Hải Dương 981 họ vẫn còn lưỡng lự, chần chừ. Tin đồn có một phe thân T+ đã làm cản trở mọi phản ứng mạnh. Tại sao lại thế ?

    Engelbert: Dĩ nhiên có lắm phe phái: thân Tầu thân Mỹ; cấp tíên muốn đổi mới mạnh hơn và bảo thủ muốn duy trì độc đảng. Tuy nhiên hãy quan sát lịch sử để phân tích.
    Từ 54-75, Vn là một đồng minh của T+, bởi nhận viện trợ từ T+ rất nhiều, nhưng sau 75 lại ngả về phía Liên Xô. Nói tóm lại quan hệ giữa một nước nhỏ VN so với nước khổng lồ T+ ko phải lúc nào cũng dễ dàng cả.

    Hỏi; Lúc này phe thân T+ đang mạnh, nên sẽ làm cho việc kiện T+ ra Liên Hiệp Quốc sẽ khó khăn ? Phải chăng V+ sợ làm mạnh sẽ làm phá sản quan hệ hai nước, dẫn tới nhiều bất lợi cho hai đảng CS VN và Tàu ?

    Engelbert: Tôi không nghĩ có cá nhân nào chủ trương phải nhún nhường đến mức xử chìm xuống vụ xung đột hiện nay cả. Theo tôi là có BẾ TẮC ở cả hai phía. Hai bên đã tìm mọi cách phô trương thanh thế bằng quân sự, khiến cho khó có bên nào bây giờ lại đơn phương xuống thang cả.

    Hỏi: trong hoàn cảnh bế tắc đôi bên ây, liệu ai có khả năng làm trung gian giải quyết xung đột này ?

    Engelbert: ASEAN là một mẫu mực làm trọng tài để giải quyết vụ này. Rất tiếc ASEAN chưa đủ mạnh, chưa thống nhất với nhau. Khó khăn lớn nhất là ASEAN phải đồng lòng với nhau, trong đó cả chính VN nữa, bởi có những lúc chính VN cũng muốn đàm phán riêng (song phương) với T+. Kể từ nay VN phải có quan điểm dứt khoát và rõ ràng, sẽ có tác động lớn lên ASEAN.

    Hỏi: ông nghĩ sao vài trò của Úc, Ấn Độ hay ngay cả EU ra sao ?

    Engelbert: Tôi nghĩ chẳng có quốc gia nói trên nào vì Hoàng Sa hay Trường Sa mà gây chiến với T+. Nhưng ngược lại cũng không thể làm ngơ để cho T+ chiếm hết nơi này nơi khác, nhất là đối với Nhật và siêu cường Mỹ. Thực ra họ cũng bế tắc là chẳng làm sao buộc được T+ có thái độ hoà hoãn hơn trong vụ này.

    Hỏi; Thái độ hung hăn của T+ ở vùng biển Hoa Đông với Nhật, rồi ở Biển Đông với VN, Philippines … sẽ làm cho tình hình trong vùng trở nên căng thẳng ngày một tăng. Họ muốn gì trong tương lai gần và xa ?

    Engelbert: T+ đang trên đà phát triển, hiện nay là siêu cường quân sự thứ 2 sau Mỹ và họ có tham vọng vượt cả Mỹ nữa. Họ nghiễm nhiên trở thành một mối đe doạ, một thách thức với các lân bang trong vùng. Các nước lân bang đều mong muốn T+ có thái độ hòa bình thân thiện, nhưng chẳng ai có khả năng kiềm chế họ lúc này.

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Nhật giao tàu tuần duyên cho VN đầu 2015

    BBC – thứ hai, 2 tháng 6, 2014

    Việt Nam hy vọng sẽ nhận được các tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào đầu năm sau, giữa lúc Hà Nội đang tìm cách đẩy mạnh khả năng tự vệ trên Biển Đông.
    Thông tin trên được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 1/6.
    “Mọi việc đang tiến triển rất tốt và chúng tôi dự kiến sẽ nhận được tàu [từ Nhật Bản] vào đầu năm sau,” ông Vịnh được Reuters dẫn lời nói.
    Ông cũng cho biết Tokyo đang giúp huấn luyện và chia sẻ thông tin với lực lượng tuần duyên của Việt Nam.
    Trước đó, hôm 28/5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói với Quốc hội rằng chưa thể lập tức cung cấp các tàu tuần tra mà nước này không còn sử dụng cho Việt Nam trong lúc chính lực lượng tuần duyên của Nhật đang bị quá tải vì các hoạt động tuần tra trên biển.
    Trong diễn văn khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm 30/5, ông Abe đã tuyên bố sẽ “hỗ trợ hết sức mình” cho các quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển, động thái đã khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.
    (…)

    Kêu gọi các nước lên tiếng
    Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết mặc dù hoan nghênh sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, ông vẫn cho rằng các nước khác cũng nên lên lớn tiếng hơn về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
    “Tôi nghĩ rằng tất cả các nước, dù có công khai nói ra hay không, cũng đều hiểu hành động của Trung Quốc là sai trái và không đồng ý với những gì nước này đang làm,” ông được Reuters dẫn lời nói.
    “Tôi nghĩ rằng các nước khác cũng nên lên tiếng mạnh mẽ hơn, công khai hơn.”
    Nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có Malaysia vẫn tỏ ra do dự trong việc lên tiếng chống lại Trung Quốc vì lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế hai nước.
    Ông Vịnh cho biết đã có cuộc gặp với Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, người đã lặp lại “quan điểm được nêu trước đó” của Trung Quốc.
    “Tôi nói với phó tổng tham mưu quân đội của họ rằng Việt Nam không muốn có căng thẳng với Trung Quốc,” ông nói.
    “Chúng tôi không muốn xung đột để tranh giành thắng thua với họ, điều mà chúng tôi muốn là hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ.”

  8. Minh Đức says:

    Trich: “Đối với người Trung Quốc, cuối cùng thì Việt Nam, đồng minh của Mỹ, không gì khác hơn là một con thỏ thí nghiệm để thử sự kiên nhẫn của người Mỹ.”

    Bài báo này sai khi nói rằng Việt Nam là đồng minh của Mỹ. Qua những gì ông Phùng Quang Thanh phát biểu ở Shangri La 2014 thì Việt Nam là đồng minh của Trung Quốc. Và Việt Nam là con thỏ thí nghiệm để xem một đồng minh của Trung Quốc bị Trung Quốc chơi ép đến mức nào thì sẽ xảy ra một cuộc cách mạng là sụp đổ chế độ thân Trung Quốc.

Leave a Reply to TÚ SỤN