WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bất sỉ hạ vấn

Một trong những bài học tôi vẫn còn nhớ hoài, do cha tôi chỉ bảo cho tôi, đó là câu  : Bất sỉ hạ vấn. Câu này có nghiã là : Chúng ta không bao giờ lại cảm thấy nhục nhã, mỗi khi phải đi hỏi điều gì từ nơi người thấp kém hơn mình. Cha tôi vốn là người con trưởng cuả một ông đồ dậy chữ nho, nên ông hay dùng những câu chữ Hán để dậy bảo anh chị em chúng tôi. Với câu này, ông cụ còn giải thích cho rõ nghiã thêm, cụ thể như : người thợ mộc có thể chỉ dẫn cho ta cách thức đóng bàn ghế, giường tủ, hay sưả sang giàn mộc cuả căn nhà. Tụi con đi tới chỗ lạ, mà muốn hỏi đường xá, thì có thể hỏi ngay cả đứa bé lên 5-6 tuổi ở điạ phương, thì nó cũng có thể chỉ dẫn cho mình được. Bởi thế, ta không bao giờ mà vì tự ái quá độ, mà không chiụ đi hỏi người khác, dù họ ít học kém cỏi hơn mình…

Các tân khoa được Tổng Đốc thay mặt Vua ban yến tiệc (1897)

Vào năm 1965, lúc tôi đã vào lứa tuổi “tam thập nhi lập”, trong lúc tham gia với các bạn trong chương trình phát triển cộng đồng ở quận 8 Saigon, thì anh em chúng tôi có dịp sát cánh thường xuyên với bà con ở khu vực điạ phương miền ven biên đô thị này. Phải nói là tuy chúng tôi có thiện chí hăng say với công tác xã hội để phục vụ quần chúng, nhưng tất cả chúng tôi chỉ là một lũ “bạch diện thư sinh”, đâu mà có chút kinh nghiệm hoạt động với đồng bào là bao nhiêu. Mà lần hồi, nhờ sự chỉ giáo hướng dẫn cuả các bậc thân hào nhân sĩ ở điạ phương, chúng tôi mới tìm ra cách thức hoạt động cộng đồng sao cho có kết quả tối đa, nhờ vào sự hưởng ứng, tiếp tay cuả tất cả bà con già trẻ lớn bé trong cộng đồng. Rõ ràng là anh em cán bộ tự nguyện chúng tôi đã  “vừa học vừa làm”, nhờ biết lắng nghe lời chỉ bảo, góp ý cuả bà con ở điạ phương, cho nên sau mấy năm thì anh em mới có được kinh nghiệm hoạt động cộng đồng có kết quả tốt đẹp. Nhờ vậy, mà chương trình phát triển này mới đạt được một số thành quả tương đối khả quan, như mọi người đều đã có dịp biết đến.

Cái thái độ khiêm tốn, hoà nhập với cộng đồng điạ phương này đã được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn cuả Phong trào Du ca vào thời đó,  đã ghi lại trong một bài hát rất được giới thanh niên ưa chuộng và say sưa hát trong các buổi sinh hoạt tập thể. Bài hát nhan đề “Xin làm con xóm làng”, có những câu đại khái như sau :  “Chúng con xin kính mẹ già nua. Xin được yêu kính mẹ. Chúng con xin biến thành người làng. Xin làm con xóm làng…”

( Toàn văn bài hát này sẽ được ghi nơi Phần Phụ Lục kèm theo bài viết này)

Sau này vào đầu thập niên 1970, tôi được các bạn người Mỹ gửi cho một bài thơ bất hủ, mà rất được dân chúng ở Mỹ ưa chuộng, đó là bài thơ có nhan đề  bằng tiếng La tinh : “Desiderata” ( Những Điều Mong Ước). Tôi rất thích đoạn sau đây, vì nó cũng tương tự như câu “Bất sỉ hạ vấn” là nhan đề cuả bài viết này, xin chép nguyên văn tiếng Anh :

“ …And listen to others,

Even to the dull and the ignorant;

They too have their story…”

(Tạm dịch là : “ …Và hãy lắng nghe những người khác nói. Kể cả phải lắng nghe người đần độn và dốt nát; Họ cũng có chuyện riêng cuả họ đấy…)

Bài thơ Desiderata này, tôi đã có dịp giới thiệu với bạn đọc người Việt hồi đầu năm 2009 vưà qua, kèm theo bản dịch ra Việt ngữ. Quý bạn đọc nào muốn tìm đọc nguyên tác tiếng Anh, thì cứ việc mở Yahoo, hay Google, thì sẽ có ngay toàn văn bài thơ, cũng như các chi tiết rất lý thú xung quanh áng văn bất hủ này trong kho tàng thi ca hiện đại cuả nước Mỹ.

Để trở lại với lời khuyên nhủ “Bất sỉ hạ vấn”, tôi muốn ghi thêm về cái chiến dịch “Hạ Phóng” do ông Mao Trạch Đông chủ trương tại Trung Quốc ngay từ hồi thập niên 1950, sau khi đảng cộng sản Trung quốc làm chủ được toàn thể lục điạ Trung Hoa. Qua chiến dịch này, họ Mao đảy giới trí thức ở các thành phố phải đi về với nhân dân là công nhân, là nông dân ở hạ tầng cơ sở, nhằm học hỏi được thực tế cuả xã hội Trung quốc và từ đó mà biết cách phục vụ quần chúng nhân dân một cách có hiệu quả hơn. Dĩ nhiên là chiến dịch này cũng giống như vụ “Trăm Hoa Đua Nở” và sau này là “ Cách Mạng Văn Hoá”, thì đều là do cái thủ đoạn thâm độc cuả họ Mao nhằm triệt hạ mọi thành phần nhân dân nào mà không chịu quy phục theo sự lãnh đạo cuả đảng cộng sản do ông ta lãnh đạo. Vì thế, mà nước Trung Hoa đã bị tàn phá, xâu xé nặng nề, đến nỗi bị tụt hậu về mọi mặt kinh tế, xã hội cũng như văn hoá khoa học. Ở Việt nam cũng có những bước thụt lùi tương tự như vậy, cụ thể như vụ đàn áp giới văn nghệ sĩ và trí thức vào giưã thập niên 1950 qua chuyện “Nhân Văn Giai Phẩm” và vụ “Xét Lại Chống Đảng” vào giữa thập niên 1960. Mà ngay cho đến hiện nay, thì chủ trương đàn áp đối lập đó vẫn còn hoành hành rất tàn bạo, độc ác, bất kể đến sự phản ứng mạnh mẽ cuả công luận quốc tế.

Vai trò làm chất men cuả giới sĩ phu trí thức.

Cái mặt tiêu cực cuả chế độ chuyên chế độc tài toàn trị cuả người cộng sản ởViệt nam cũng như  ởTrung quốc, thì đã quá rõ rệt là lạc hậu, phản tiến bộ, vô luân và thất đức rồi. Ta khỏi cần phải nói dài dòng nhiều hơn nưã. Mà trong bài này, tôi muốn bàn thêm về cái khiá cạnh tích cực, lạc quan và tiến bộ trong lời giáo huấn cuả ông cha chúng ta, đặc biệt đối với hàng ngũ sĩ phu trí thức, mà thường được gọi là “vốn quý”, là “nguyên khí” cuả đất nước, thì họ luôn luôn phải gắn bó gần gũi với đại khối quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện được công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia cho mỗi ngày thêm vẻ vang tốt đẹp viên mãn. Có thể nói vai trò chính yếu cuả giới sĩ phu quân tử là “làm chất men, chất xúc tác”, được vùi sâu trong môi trường quần chúng hầu có thể phát huy được tác dụng là “tạo dựng được sự phấn khởi, hăng say cuả cả khối quần chúng cùng dấn thân nhập cuộc vào với sự nghiệp cứu nước và dựng nước”, phục hồi lại được cái truyền thống văn hoá nhân ái và đạo đức tốt đẹp cuả cha ông chúng ta thuở xưa. Đó là công cuộc “Gây men, vận động quần chúng” (Mass fermentation/ mobilization) nhằm tạo thành một phong trào sâu rộng trong mọi giới, mọi giai tầng cuả xã hội, đặc biệt thuộc khu vực xã hội dân sự, là khu vực biệt lập với khu vực nhà nước.

Như ta đã biết, nhu cầu thực tế (real needs) cuả một xã hội thì rất nhiều, khó mà có thể giải quyết cho thoả đáng tất cả được. Mà chỉ khi nào quần chúng cảm nhận sâu sắc được các nhu cầu đó (felt needs), thì họ mới cùng nhau ra tay để tìm cách giải quyết với tình hình đó. Vì thế, người cán bộ vận động quần chúng, thì phải đi sâu, đi sát với bà con trong cộng đồng, biết học hỏi lắng nghe về những nguyện vọng sâu kín cuả ngưới dân, hầu có thể hoà nhập vào môi trường quần chúng, để rồi khơi động được sự tham gia tự nguyện và phấn khởi cuả nhân dân vào việc cải thiện nếp sống cuả cộng đồng tại từng điạ phương một. Và muốn như vậy, thì người cán bộ phải dứt bỏ được cái thái độ “biệt lập tách rời khỏi số đông” (isolated,uprooted from the masses), để mà có thể “tái hội nhập” lại với quần chúng cơ sở căn bản trước đây cuả mình (reintegrated). Có thực hiện được sự hoà nhập đó, thì người cán bộ mới hy vọng lôi cuốn, khuyến dụ được quần chúng tự phát tham gia vào công cuộc cải tiến xã hội theo hướng nhân bản tiến bộ, như lòng mong ước cuả nhiều bạn trẻ đày tinh thần hăng say lý tưởng đối với đất nước và dân tộc ngày nay vậy./

San Jose, California, Tết Canh Dần 2010

Đoàn Thanh Liêm

Phụ Lục : Bài hát  “Xin làm con Xóm Làng”.

1 – Đơn  : Chúng con xin được yêu xóm làng. Chung: Xin được yêu xóm làng

2 – Đơn  : Chúng con xin kính mẹ già nua. Chung : Xin được yêu kính mẹ

3 – Đơn  : Chúng con xin yêu đàn trẻ thơ. Chung : Xin yêu đàn trẻ thơ

4 – Đơn  : Chúng con xin biến thành người làng. Chung : Xin làm con xóm làng./

1 Phản hồi cho “Bất sỉ hạ vấn”

  1. TaTon says:

    Cái tinhthần ”bấtnhị” trong kinh TríTuệ BátNhã của nhà Phật đã nói rõ cái điều này từ khuya rồi: ” bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm…” không dơ, không sạch, không thêm, không bớt… tấtcả đều có lẫn
    trong nhau, dù đối nghịch mà tươngsinh, cái này có thì cái kia mới có, không có một cái gì mà tự nó
    là nó cả! Tất cả mọi người mọi vật đều đồng một thể như nhau, đều vôminh tămtối, sinh ra không biết
    từ đâu, chết đi về đâu chẳng biết, nhờ một khối tếbào nhỏ bé và gồm nhiều yếutố khác tạothành, đâu
    có ai thựcsự là gì đâu? Sống, có mặt một khoảng thờigian rồi tanbiến đâu có cái kếtquả thựctế gì đâu? Nghĩa là vôtíchsự hoàntoàn, kể cả kụ Thượngđế cũng rứa thôi, thì có gì mà phân biệt
    ”trên”, ”dưới”, ”cao”, ”thấp” chứ???

    Sống đây không biết để làm chi,
    Khi chết về đâu, chả biết gì ???
    Vậy dựa vào đâu mà vênh váo,
    Cao ngạo, ta đây, cái mốc xì !!!
    Khỉ,
    Chuá khỉ!

Phản hồi