WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt học sinh tiểu học đấu tố nhau

daihocChuyện nhỏ nhưng không nhỏ. Một qui định “nhỏ” của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GD & ĐT) sẽ ảnh hưởng xấu lâu dài và sâu rộng tới nhân quyền, và văn hóa của toàn thể xã hội. Báo Giáo dục điện tử ngày 4/9/2014 có đăng một bài về sự đổi mới trong giáo dục tiểu học với tựa đề “Chính thức áp dụng không chấm điểm cấp tiểu học,” của tác giả Xuân Trung (1). Theo bài báo, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chính thức ra thông tư qui định hủy bỏ việc chấm điểm học sinh tiểu học như hiện nay và thay vào đó là biện pháp đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét. Với sự đổi mới này, ngoài biện pháp nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên, còn có đánh giá của cha mẹ, của bản thân, của đồng bạn, và của người khác nếu có (chưa biết là ai!). Bài báo viết, “Bên cạnh đó, học sinh cũng tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.” Bài báo cũng viết tiếp, “Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.” Dựa theo những qui định trên, ngoài biện pháp đánh giá của giáo viên, các biện pháp còn lại đều vi phạm luật pháp, xâm phạm quyền riêng tư (privacy), là một sự xách nhiễu tinh thần học sinh, có tính cách vô nhân đạo, vô văn hóa, và phản giáo dục.

Trước hết một cụm từ trong thông tư viện dẫn cần được tìm hiểu rõ đó là cụm từ “tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.” Cụm từ này đương nhiên bắt học sinh sau khi viết bản tự đánh giá phải mang ra đọc trước lớp. Như vậy hành vi “tự đánh giá” ở đây không khác gì hành vi “tự kiểm điểm trước tổ, đội, cơ quan hay khu phố”; và đó cũng chính là hình thức “đấu tố trước tổ, đội, khu phố hay trước nhân dân”, một biện pháp được đảng Cộng sản áp dụng từ thời cải cách ruộng đất cho tới ngày nay thỉnh thoảng vẫn được chính quyền địa phương áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến. Nói cách khác, cụm từ vừa nêu chính là hình thức bắt buộc mỗi học sinh tiểu học, theo thường kỳ, phải bị mang ra đấu tố trước toàn lớp.

Việc bắt buộc người công dân viết tự kiểm điểm mọi sinh hoạt hàng ngày của họ là một vi phạm pháp luật. Trong một xã hội pháp quyền, văn minh, người công dân không thể bị bắt buộc làm điều gì luật pháp không đòi hỏi; và luật pháp Việt Nam hiện hành thì không đòi hỏi người công dân phải viết tự kiểm điểm. Vậy thì hà cớ gì bộ GD& ĐT lại có quyền ra thông tư qui định bắt học sinh tiểu học viết tự kiểm điểm (tức tự đánh giá) thường kỳ?

Viết kiểm điểm khác viết bản tường thuật. Câu hỏi được đặt ra là khi học sinh vi phạm nội qui của trường thì giáo viên phải làm sao? Câu trả lời là nếu giáo viên chứng kiến thì sẽ cho học sinh biết hành động của học sinh là vi phạm nội qui. Học sinh có quyền hỏi vi phạm điều nào của nội qui thì giáo viên phải chỉ rõ. Và giáo viên chỉ có thể áp dụng biện pháp kỷ luật đã được qui định trong nội qui chứ không được có biện pháp kỷ luật nào khác. Trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật mà giáo viên (hay hiệu trưởng) không chứng kiến, ví dụ một học sinh báo cáo bị học sinh khác hành hung trong trường (nếu sự việc xảy ra ngoài trường thì không thuộc thẩm quyền của nhà trường), thì giáo viên phải gọi học sinh bị tố cáo lên và yêu cầu tường thuật (miệng hay văn bản). Cần phân biệt đây là bản tường thuật chứ không phải bản tự kiểm điểm. Có nghĩa là trong bản tường thuật này, học sinh tác giả của hành động không bị buộc phải nhận khuyết điểm. Việc nhận xét tác giả của hành động có khuyết điểm hay không chính là và chỉ có thể là giáo viên, sau khi chỉ ra hành vi đó vi phạm điều thứ mấy của nội qui.

Ngoài vi phạm luật pháp, việc bắt học sinh đọc bản tự đánh giá trước bạn đồng lớp để các bạn đồng lớp góp ý lại là một vi phạm vào quyền riêng tư, vốn là một quyền quan trọng được luật pháp bảo vệ. Trong bài Sự riêng tư và luật pháp (Privacy and the Law) của Micheal McFarland, tác giả viết rằng “hầu hết các chính quyền đều công nhận sự cần thiết phải bảo vệ sự riêng tư của công dân, ít nhất ở một mức độ nào đó” (2). Sự bảo vệ sự riêng tư theo luật Anh – Mỹ thì “Việc tiết lộ những thông tin riêng tư là bất hợp pháp, nếu việc tiết lộ đó khiến người đó cảm thấy khó chịu, nếu người đó không phải nhân vật của công chúng (public figure) và nếu việc tiết lộ đó không vì quyền lợi công cộng một cách chính đáng (It is illegal to reveal private facts about someone if the average person would find it objectionable to have that information made public, provided that the subject of the information is not a public figure and there is no legitimate public interest in making the information known (3). Trong giáo dục thì Hoa Kỳ có đạo luật bảo vệ quyền và sự riêng tư trong giáo dục của gia đình (The Family Education Rights and Privacy Act (1974)). Đạo luật này kiểm soát việc tiếp cận hồ sơ của học sinh trong trường học. Những thông tin này gồm điểm học, các lần bị kỷ luật, tình trạng tâm lý, bệnh tật, lý lịch gia đình, các thông tin cá nhân khác và các nhận xét, phê bình của giáo viên. Luật này cho phép học sinh hay cha mẹ (nếu học sinh còn vị thành niên, tức dưới 18 tuổi) quyền được xem hồ sơ của học sinh và yêu cầu sửa đổi những điều cần thiết. Luật cũng giới hạn người ngoài tiếp cận hồ sơ học sinh (4). Theo đạo luật này, ngay cả cha mẹ cũng không có quyền tiếp cận hồ sơ con mình khi chúng đã đủ 18 tuổi. Bởi thế, việc qui định cho phép bạn học trong lớp tiếp cận thông tin đời tư của học sinh để nêu nhận xét, đánh giá và góp ý là hoàn toàn bất hợp pháp và vi phạm trầm trọng quyền riêng tư của học sinh.

Thông tư của bộ GD& ĐT lại còn cho phép người khác, không phải là cha mẹ và bạn đồng lớp biết và góp ý về các thông tin cá nhân của học sinh lại là một vi phạm nữa vào quyền riêng tư của học sinh. Trong trường học mọi cấp ở Hoa Kỳ, việc trả bài thi, bài trắc nghiệm của học sinh, sinh viên với điểm số và lời phê bình, nhận xét, giáo viên phải úp mặt có điểm và lời phê xuống bàn để không cho học sinh khác trông thấy điểm và lời phê, vì đó là những thông tin cá nhân, tuyệt đối có tính cách riêng tư. Hành động của giáo viên Hoa Kỳ như vậy là việc thực thi hàng ngày “đạo luật bảo vệ quyền và sự riêng tư trong giáo dục của gia đình.”

Ngoài việc vi phạm luật pháp, vi phạm quyền riêng tư, việc bắt học sinh viết tự đánh giá mọi sinh hoạt hàng ngày để đem ra cho bạn đồng lớp nhận xét, đánh giá, góp ý là một hành vi sách nhiễu tinh thần (mental abuse). Thế nào là sách nhiễu tinh thần là điều người Việt Nam quá thấu hiểu, mà không cần tìm một giải thích kinh điển (academic) nào khác. Người Việt Nam nào mà không thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu tinh thần từ trong trường học, cơ quan và phường khóm, nhất là thời bao cấp. Ngay bây giờ, không còn bao cấp nữa, nhưng công an khu vực, an ninh thành phố, tổ dân phố, tổ an ninh, tổ văn hóa v.v… vẫn thường xuyên xâm nhập gia cư bất hợp pháp, không có sự đồng ý của chủ nhà, mà người dân có khiếu nại cũng không được giải quyết. Đặc biệt, trong trường học, học sinh thường bị sách nhiễu tinh thần dưới các hình thức như bị đòi hỏi quá đáng trong học tập và kỷ luật (abusive expectations), bị chỉ trích vô lý (criticism), (5). Theo Maria Bogdanos, có thêm hai trong nhiều hình thức sách nhiễu tinh thần là khi bạn bị nhắc nhở về khuyết điểm của mình và khi kẻ sách nhiễu tinh thần là kẻ không bảo vệ những thông tin riêng tư của bạn, mà lại chia sẻ những thông tin đó trong khi bạn không đồng ý (Do they remind you of your shortcomings? Do they not protect your personal boundaries and share information that you have not approved?) (6) Rõ ràng hai hình thức sách nhiễu tinh thần mà Maria Bogdanos đề cập là hai hình thức nằm trong sinh hoạt tự đánh giá của học sinh tiểu học theo đòi hỏi trong thông tư của bộ GD & ĐT.

Sách nhiễu tinh thần là hành vi vô nhân đạo và sẽ mang lại những chấn thương tinh thần có hậu quả lâu dài vì khiến người bị sách nhiễu luôn sống trong lo sợ. Người bị sách nhiễu tinh thần thường có các triệu chứng như trầm cảm (depression), tránh giao tiếp (withdrawal from social interaction), thiếu tự tin (low self-esteem), hay sợ sệt (fearfulness), luôn lo âu (increased anxiety, nervous), cảm thấy mình có lỗi (guilty feeling), không tin tưởng ai (not trusting others) (7) và mất tính độc lập (8). Hậu quả rõ ràng nhất của việc tự kiểm điểm trước tổ, đội, lớp, hay khu phố là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi người dù là dân hay cán bộ, đảng viên đều lo sợ sự theo dõi của công an, của đồng nghiệp trong cơ quan, của hàng xóm láng giềng, và của “bạn bè” trong trường học. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người ta không bao giờ tâm tình những chuyện bí mật riêng tư với đồng nghiệp trong cơ quan, với đồng chí trong cùng tổ đảng, với hàng xóm, vì sợ có nguy cơ một ngày nào đó chỉ vì một bất đồng hay tranh dành quyền lợi nhỏ, họ sẽ bị tố cáo trong cơ quan, trong tổ đảng hay trong tổ dân phố.

Không những vô nhân đạo, việc bắt người dân viết tự kiểm điểm định kỳ còn là biện pháp vô văn hóa vì nó gây chia rẽ, nghi kỵ, thậm chí hận thù giữa những người trong một lớp, trong một tổ, trong một cơ quan, trong một khu phố. Nó khiến người dân không còn dám tin ở ai. Có thể nói không ngoa, không có ai là bạn bè chí cốt dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Bạn bè hôm nay có thể chính là người sẽ tố cáo mình ngày mai. Bạn bè hôm nay, có thể sẽ là người ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí bước sang bên kia lề đường để tránh mặt, khi mình bị hoạn nạn do kết quả của tự kiểm điểm và “góp ý xây dựng” của tổ, lớp. Những ví dụ của hiện tượng này ngày nay đã được các nạn nhân phổ biến trên mạng quá nhiều khiến không cần trích dẫn. Tương tự, đòi học sinh viết bản tự đánh giá định kỳ để mang ra toàn lớp “góp ý xây dựng” chính là biện pháp đấu tố có hậu quả phá hủy văn hóa tốt đẹp của dân tộc vì sẽ tạo sự mất đoàn kết, nghi kỵ, lừa dối và hận thù trong toàn lớp.

Vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, biện pháp bắt học sinh tiểu học viết tự đánh giá thường kỳ còn là một biện pháp phản giáo dục. Để học sinh có thể phát triển toàn diện, học đường phải là môi trường thân thiện, trong đó giáo viên và bạn bè phải là những người được cá nhân học sinh tin tưởng, yêu thích. Trong bài Ước gì con tôi không phải đi du học của nhà báo Nguyễn Anh Thi, bà viết về môi trường giáo dục trung học ở Hoa Kỳ như sau, “các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái.” (9). Việc bắt học sinh viết tự đánh giá để mang ra đọc cho các bạn đồng lớp góp ý chỉ tạo mâu thuẫn, hận thù, nghi kỵ, chia rẽ giữa các học sinh. Một môi trường giáo dục như vậy rõ ràng đi ngược lại phương pháp giáo dục văn minh.

Với một biện pháp vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, vừa phản giáo dục như trong thông tư viện dẫn của bộ GD & ĐT, tại sao không thấy phụ huynh nào lên tiếng phản đối, mặc dù họ từng có nhiều kinh nghiệm đau thương của biện pháp đấu tố, kiểm điểm này? Điều này chỉ có thể hiểu được là vì quần chúng vẫn còn ngây thơ trước những ngôn từ lừa dối của cộng sản. Cũng là đấu tố nhưng có khi được gọi với tên khác là tự kiểm điểm, để rồi bây giờ lại được đổi thành một từ mới là tự đánh giá. Cộng sản vẫn là siêu lừa và người dân vẫn hết thế hệ này tới thế hệ kia mắc lỡm.

Thế thì cần phải đặt câu hỏi là tại sao giới lãnh đạo giáo dục lại áp dụng chính sách tàn bạo lâu đời như vậy với lớp học sinh tiểu học? Có quan điểm cho rằng cộng sản muốn rèn luyện dân chúng từ lúc mới lọt lòng. Người CS từng nói đi nói lại trồng người để mưu lợi trăm năm cơ mà! Nhưng cũng có quan điểm cho rằng giới lãnh đạo giáo dục thiếu trình độ. Quan điểm thứ hai này có vẻ hữu lý vì có nhiều bằng chứng cụ thể.

Giới gọi là trí thức xã hội chủ nghĩa nói chung đều thiếu trình độ. Đó là nhận xét của chính những con người xã hội chủ nghĩa đã từng được du học Liên Sô và các nước cộng sản Đông Âu. Đã có vài người trong số họ từng viết lên báo rằng con bò được mang sang Liên Sô cũng có thể trở thành tiến sĩ. Không ít bài báo của những người có hiểu biết mới đây cũng nhận định giới gọi là “trí thức xã hội chủ nghĩa” đều có trình độ kém cỏi và thiếu đạo đức khoa học, trong đó có một số bài của GS Nguyễn Văn Tuấn (dậy đại học Y Khoa Australia) (10), bài của Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng (hoạt động khoa học nguyên tử tại Nhật) (11), hay bài mới đây của luật sư Lê Công Định khi ông tự đánh giá kiến thức của chính ông (12). Thêm nữa, ngày nay môi trường đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ nhiều phần trăm là dùng luận án đạo văn. Chính các hội đồng chấm thạc sĩ, tiến sĩ cũng đồng ý không những cho đỗ mà còn đỗ hạng cao những luận văn có đạo văn. Đó là tiết lộ của Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân (13).

Không những kém cỏi về chuyên môn, đạo đức, trí thức xã hội chủ nghĩa còn hoàn toàn thiếu kiến thức tổng quát, gọi là liberal arts, trong đó cái thiếu nhất và quan trọng nhất là tư duy độc lập (critical thinking), và khả năng lý luận (logic), tức là những kiến thức để một người đi học trở thành “người” chứ không chỉ trở thành một người máy robot. Trong nền giáo dục của Miền Nam Việt Nam trước 1975, cũng như nền giáo dục của các nước tiên tiến khác trên thế giới, ngoài chuyên môn, kỹ thuật, người ta chú trọng cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức tổng quát của các bộ môn nhân văn như âm nhạc, hội họa, văn chương, triết học, luật học (ở trung học người ta gọi là môn công dân, hay công quyền (government)), tâm lý học, xã hội học, các vấn đề xã hội (social problems), kinh tế học, thống kê học cơ bản, quản trị v.v… Và đặc biệt, học sinh được học tập suy nghĩ độc lập (critical thinking) và lý luận. Khả năng này hoàn toàn không có trong môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa. Một học sinh lớp 12 đang du học tại Hoa Kỳ đã nhận xét về trường học Việt Nam như sau, “Đối với Việt Nam, hầu hết các tiết học đều như sau: giáo viên đọc, học sinh chép, về học thuộc lòng, hôm sau kiểm tra. Mọi lời giáo viên nói ra đều là “chân lý” và không thể có bất cứ tranh luận gì thêm.” (14) Một học sinh lớp 12 trong nước cũng gửi bức thư lên Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo nêu tình trạng như vậy (15). Đào tạo như thế thì bảo sao trí thức xã hội chủ nghĩa có khả năng để tìm ra những sáng kiến, đưa ra những giải pháp và hoạch định kế hoạch.

Kế hoạch kinh tế sai có thể sửa chữa sau một thời gian không lâu. Kế hoạch khoa học kỹ thuật sai có thể sửa chữa mau chóng hơn. Nhưng kế hoạch giáo dục mà sai thì di hại ít nhất vài chục năm. Ví dụ, sự sai lầm của chính sách giáo dục và những lần cải tổ kế tiếp từ sau 1975 đã di hại tới mãi bây giờ vẫn chưa tìm được giải pháp. Cái kém cỏi của trí thức giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt nam đã được khẳng định bởi ông Trần đình Sử, tổng chủ biên SGK THPT từ năm 2002 đến năm 2008. Ông Sử thú nhận nhiều khuyết điểm lớn của chính ông, trong đó khuyết điểm “viết sách trước, hoàn chỉnh chương trình sau. Nguyên văn ông Sử viết, ” tổng chủ biên SGK THPT từ năm 2002 đến năm 2008, ròng rã hơn mười năm trời, tôi đã nhận ra nhược điểm lớn của cuộc đổi mới ấy. Ngoài các nhược điểm như việc biên soạn chương trình cắt khúc tiểu học, THCS, THPT, làm theo quy trình ngược, viết sách trước, hoàn chỉnh chương trình sau, xây dựng chương trình giáo dục toàn thể cuối cùng…” (16). Sự kém cỏi này thật khó ai có thể tưởng tượng được. Ngay một người có sức học bình thường, không tốt nghiệp trung học phổ thông, trong một nền giáo dục bình thường phi xã hội chủ nghĩa, cũng hiểu rằng, chương trình phải là một tổng thể thống nhất từ mẫu giáo tới tốt nghiệp trung học phổ thông và phải hình thành trước rồi mới dựa vào đó để soạn sách. Thế mà giới lãnh đạo cải tổ giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại làm ngược lại. Làm sao hiểu nổi mức độ ngu dốt của giới lãnh đạo giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam như vậy.

Một ví dụ phản giáo dục, vô nhân đạo của việc bắt buộc học sinh tiểu học phải viết bản tự kiểm điểm (tức tự đánh giá và nhận khuyết điểm trước lớp) là bản kiểm điểm của một học sinh lớp bốn dưới đây: Bản kiểm điểm với “tội danh” “nghịch bóng bay” và “không đứng thẳng”.(17)

Theo như bản kiểm điểm của em thì em chẳng có một vi phạm gì mà chỉ nghịch bóng bay, và không đứng thẳng hàng trong giờ khai giảng. Nhưng phải nhớ rằng em mới học lớp 4. Lớp tiểu học không phải là trại lính mà bắt học sinh kỷ luật như quân đội. Vả chăng, cứ cho là việc nghịch bóng bay và không đứng thẳng trong giờ khai giảng là điều cần chấn chỉnh, thì giáo viên chỉ cần chấn chỉnh bằng động tác nhắc nhở ngắn và nhẹ nhàng ngay tại chỗ, đâu cần phải về lớp bắt viết kiểm điểm nhận lỗi, một hình thức quá nghiêm trọng, khiến em học sinh trở nên sợ sệt. Tạo cho học sinh sự khiếp sợ là biện pháp phản giáo dục.

Giải pháp đề nghị:

Đối phó với biện pháp trong thông tư viện dẫn của bộ GD & ĐT, một biện pháp vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, vừa phản giáo dục như đã trình bày, để cứu con em mình, thì chính các phụ huynh phải lên tiếng đòi hỏi bộ GD & ĐT hủy bỏ tức khắc biện pháp này. Không những vậy, mọi người dân đều cần lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải hủy bỏ mọi biện pháp có tính cách đấu tố người dân và cương quyết không chấp hành biện pháp viết tự kiểm điểm, đấu tố khi bị chính quyền đòi hỏi, nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền như chính quyền từng tuyên bố.

© Nguyễn Tường Tâm

© Đàn Chim Việt
—————————

Tham khảo:

(1) http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chinh-thuc-ap-dung-khong-cham-diem-cap-tieu-hoc-post149428.gd
Chính thức áp dụng không chấm điểm cấp tiểu học
(2); (3); (4) http://www.scu.edu/ethics/practicing/focusareas/technology/internet/privacy/privacy-law.html
Privacy and the Law / By Michael McFarland, SJ
(5); (7); (8); http://www.buzzle.com/articles/emotional-abuse-signs-and-symptoms.html Emotional Abuse: Signs and Symptoms
(6) http://psychcentral.com/blog/archives/2013/02/20/signs-of-emotional-abuse/
Signs of Emotional Abuse / By MARIA BOGDANOS
(9)http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-3072820.html?fb_action_ids=10204513860948217&fb_action_types=og.likes&fb_source=other_multiline&action_object_map=[721337434609524]&action_type_map=[%22og.likes%22]&action_ref_map=[]
Nguyễn Anh Thi – Ước gì con tôi không phải đi du học
(10)http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/03/nhung-chuyen-kho-tin-trong-nghien-cuu.html?utm_source=BP_recent
Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Nguyễn văn Tuấn
(11)-http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/01/26/intelligentsia/
Trí thức / Nguyễn Đình Đăng
(12)-http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/07/ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoc-gia-chinh.html
LS Lê Công Định: Tưởng niệm Giáo sư Vũ Văn Mẫu
(13) http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/tien-si-ngu-van-ha-thanh-van-sat-thu-diet-dao-van-n20130613133657016.htm
Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân: ‘Sát thủ diệt đạo văn’
(14) http://www.danluan.org/tin-tuc/20140828/phat-hien-kinh-ngac-cua-du-hoc-sinh-ve-ban-cung-lua-ben-my
Phát hiện kinh ngạc của du học sinh về bạn cùng lứa bên Mỹ (Theo VietnamNet)
(15) http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/chuyen-hoc-duong/tam-thu-hoc-sinh-lop-12-gui-bo-truong-bo-gddt-a46031.html
Tâm thư học sinh lớp 12 gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
(16)-http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc-duong40/can-phai-co-de-an-doi-moi-can-ban-toan-dien-ve-phuong-phap-day-hoc-thi-su-nghiep-doi-moi-giao-duc-moi-thanh-cong
CẦN PHẢI CÓ ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÌ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MỚI THÀNH CÔNG
TRẦN ĐÌNH SỬ
(17) https://danluan.org/tin-tuc/20131120/ban-kiem-diem-cua-hoc-sinh-lop-4-khien-nganh-giao-duc-viet-nam-phai-suy-ngam#comment-103778
Bản kiểm điểm của học sinh lớp 4 khiến ngành giáo dục Việt Nam phải suy ngẫm

8 Phản hồi cho “Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt học sinh tiểu học đấu tố nhau”

  1. Minh says:

    Thưa,

    Tôi thấy mọi người không nên
    chê bai nền giáo dục của Cộng phỉ
    ngày nay nữa

    So với Đổ Mười , Tổng Bí Thư
    Thành Đô liếm chân Tàu , thì các em
    ngày nay kiến thức cao hơn nhiều.

    Còn so với mấy thằng dép râu vào Nam ,
    năm 1975 mà tôi đã gặp đã thấy thì
    mấy em ngày nay có trình độ văn hóa cao
    gấp cả trăm lần…

    Cái hay nhất là bây giờ , các em
    ai cũng biết ĐẢNG TA LÁO BỎ MẸ!
    Có em còn lên youtube phân tích
    cho thấy..”độ sâu” của cái láo trong giáo dục
    về sử của cộng phỉ

    Thế là nền giáo dục của cộng phỉ tiến bộ lắm dồi!

  2. linhledeplao says:

    Một chế độ kêu gọi con cái Đấu Tố giết hại cha mẹ thì chế độ đó không có một nền giáo dục gì cả , chỉ có một hệ thống tuyên truyền giáo điều bịp bợp dưới mọi hình thức mà thôi !

  3. Saigon says:

    Xã-hội ở VN hôm nay mà kẻ tiếm quyền có thái-độ hoặc hành động gì,họ đều nhắm vào xương-máu của dân tộc.Chúng luôn dở trò nào/gì thì có việc thò tay vào túi áo của người dân,trong túi áo không có tiền thì chúng lấy mấy để thay thế.
    Chúng xem dân tộc của chúng như con chó,con mèo,hoặc con thú nào đó mà chúng muốn mổ ra làm thịt thì chúng đè xuống cắt lấy huyết và lóc thịt.Nhiệm vụ chúng chỉ có bấy nhiêu.Không có xương-máu của người dân đổ xuống cho chúng thì chúng sẻ chết tức khắc.
    Chúng chằn bao giờ có thành ý,thành tâm để xây dựng quốc gia dân tộc như những nước khác trên thế giới,chúng chỉ có phá hoại,cướp của giết người là sinh hoạt chính hằng ngày.Chúng luôn gây tang tóc,khổ đau cho dân tộc cho đến một ngày nào đó,cả đất nước có đủ xương người chất thành núi trường sơn thì chúng mới dừng tay giết hại dân tộc.
    Ngày nào còn thụ động,ngày nào còn u-mê thì đó là đều cả dân tộc mong muốn được đối xử như con thú bị thịt.

  4. nguenha says:

    Rất nhiều dự án cải tổ giáo dục,từ sách giáo khoa cho đền thi tuyển… Nhưng tất cả rồi không ra-làm -sao -cả.Thậm chí tệ nạn giáo dục càng ngày càng nhiều ,từ bằng giả cho đến nhà trường biến thành “động”, mà hiệu trưởng trở thành “tú ông’ !!Tục ngử thường nói ;”mở thêm một nhà trường thì giảm 3 nhà tù “.Nhưng ở VN dưới thời đại CS ,thì ngược lại ! Như thế nghĩa nà-nàm-sao ?? Có chi mô,
    mà băn- khoăn lo lắng,như mèo-chạy -quanh tấm -ván ! Dễ òm,muốn giáo dục có nhân bản và khai phóng thì vất “mẹ” cái hình ảnh “Già Hồ” ! HCM là nơi hội-tụ biết bao thói hư -tật xấu,thế mà cứ mải miết “học tập tầm gương đạo đức HCM”,thì làm sao khá được . Hởi trời !!

  5. Saigon says:

    Giải pháp tốt nhất,kiện toàn nhất,không rờm rà,không phức tạp,không nhiều vấn đề khác xẩy ra là:Giải thể bọn chó đẻ vgcs trên đất nước VN.Chúng còn sống,còn nhiều vấn đề không thể giải quyết,phải giải thể,đạp đỗ chúng xuống cầu xí ba đình.
    Người VN mà không làm được việc nầy thì không còn xứng đáng là con rồng cháu tiên.Không giải thể được bọn vgcs thì chỉ chờ ngày làm giấy khai sinh vào quốc tịch tàu ô.

  6. Builan says:

    Thưa bà con ; Ai không có thì giờ đọc- Có tui đọc giúp,và xin giới thiệu

    ” Giải pháp đề nghị:
    Đối phó với biện pháp trong thông tư viện dẫn của bộ GD & ĐT, một biện pháp vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, vừa phản giáo dục như đã trình bày, để cứu con em mình, thì chính các phụ huynh phải lên tiếng đòi hỏi bộ GD & ĐT hủy bỏ tức khắc biện pháp này. Không những vậy, mọi người dân đều cần lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải hủy bỏ mọi biện pháp có tính cách đấu tố người dân và cương quyết không chấp hành biện pháp viết tự kiểm điểm, đấu tố khi bị chính quyền đòi hỏi, nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền như chính quyền từng tuyên bố.”

    © Nguyễn Tường Tâm

    _ @ Đánh chết caí nết CS không chừa !!!

  7. nvtncs says:

    Khác biệt giữa QG và CS, giữa Nam và Bắc:

    “Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn.

    Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”

    Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”

    Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội.”

  8. Quỷ Đỏ Việt cộng đần độn says:

    Chính sách giáo dục của lũ quỷ Đỏ Việt cộng là chỉ cốt sao cho chế độ của chúng được muôn năm trường trị, ăn trên ngồi trốc, tha hồ tham nhũng , chớ còn chúng mù tịt , đần độn về phương cách làm cho nước mạnh, dân giàu .

    Theo tin tức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra ngày 4/9/14 thì năng suất lao động của dân Việt Nam thấp nhất Á châu, rằng chỉ bằng 1/15 so với người Singapore , rằng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan .

    Mới đây, Trương Duy Thanh – phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thưong – cho biết tập đoàn Samsung của Đại Hàn đưa ra danh sách 170 phụ kiện cho phía Việt Nam sản xuất nhằm cung ứng cho dòng sản phẩm GalaxyS4 và Tab của tập đoàn này , tuy nhiên, sau khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử ở Việt nam thì tất cả đều trả lời là không làm được vì không đáp ứng được công nghệ và giá thành.

    Trong danh sách 170 phụ kiện được đề nghị Việt Nam sản xuất có những vật dụng đơn giản như vỏ nhựa, tai nghe, sạc pin , cáp USB…

    Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu rằng ngành công nghiệp của Việt Nam đến giờ là con số không. Và rằng ngay đến cái vỏ điện thoại Samsung, con ốc vít chẳng hạn cũng không tìm được doanh nghiệp nào gia công cho, điều ấy là một thảm họa.

Phản hồi