Tản mạn 2: Ngụy quân tử
Văn học (truyện Chưởng) – Điện Ảnh, (phim Cổ trang, Dã sử, Chưởng) – của Hồng Công, Đài Loan , Trung Quốc – ngoài các nhân vật Chính , Tà, Đại Ma Đầu… các tiểu thuyết gia, những đạo diễn tài năng của họ còn xây dựng một loại nhân vật khác: Quân Tử (QT) – Tiểu Nhân Bỉ Ổi (TNBÔ) và Ngụy Quân Tử (NQT).
Trước khi đi vào đề tài này, xin nói qua về 3 cụm từ trên:
Theo quan niệm Nho giáo của người Trung Hoa – được du nhập vào Việt Nam dưới thời phong kiến xa xưa: Người Quân Tử – có thể hiểu một cách đơn giản nhất: Là con người ngay thẳng, luôn hành động theo lẽ phải, không ích kỉ vụ lợi , quang minh chính đại, thể hiện đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Người Quân Tử được chế độ phong kiến xem là đứng trên ’’quan cao, chức trong’’, họ coi các đối tượng bên dưới là Tiểu Nhân – Kẻ (thấp kém về mọi mặt) – so với họ. NQT, còn có phẩm chất cao quý:
’’Giầu sang không thể lung lạc,
Gian khó không thể chuyển lay,
Uy vũ không thể khuất phục’’!
Đối nghịch với Quân Tử là Tiểu Nhân (TN)!
Khi kẻ TN tha hóa đến tột cùng sẽ biến thành ’’Tiểu Nhân bỉ ổi’’(TNBÔ) – là kẻ xấu xa, đê tiện , gây cho bạn bè, đồng đạo, người lương thiện và xã hội – tai họa khôn lường.Đặc điểm nổi bật của TNBÔ: Hành động nhằm thoả mãn ham muốn tột độ của cá nhân mình, bất chấp thiệt hại do hắn gây ra cho người xung quanh và xã hội , bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được ham muốn, ich kỉ của hắn. Nếu sự ham muốn có phạm vi rộng lớn, nghiêm trọng, kẻ TNBÔ cũng sẽ biến thành Đại Ma Đầu! (cặp nhân vật này sẽ được khảo sát ở bài viết khác).
Nằm giữa Quân Tử và Tiểu Nhân là Ngụy Quân Tử.
Ngụy là – ngụy tạo ra cái mà đối tượng không có để lừa bịp thiên hạ bằng cách lấy cái ’’đẹp đẽ’’ che bên ngoài, đậy cái ’’xấu xa’’ nằm bên trong, khiến mọi người mới nhìn thấy, tiếp cận,– lầm tưởng kẻ Tiểu Nhân Bỉ Ổi là Người Quân Tử!
Loại người này chính là NGỤY QUÂN TỬ!
Khi Ngụy Quân Tử tha hóa , ích kỉ , tàn ác, (có thể do bệnh thần kinh hoặc chứng cuồng vĩ) … hắn có sự ’’bứt phá’’ từ trong đầu, trong tim – sẽ trở thành Đại Ma Đầu!
Trong các tác phẩm của nhà văn Kim Dung, hầu như bộ sách nào, ông cũng xây dựng, khắc hoạ ít nhất một nhân vật NQT . Thế nhưng, Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ có thể xem là ’’cụ tổ’’ của các NQT khác.
Quân tử kiếm NBQ là chưởng môn phái Hoa Sơn. Gã có bộ mặt đạo mạo, phương phi, phong thái chững chạc. Khoản ăn nói diễn thuyết NBQ đạt đến cảnh giới tột cùng của sự thuyết phục đối tượng bằng ngôn từ. Khi rao giảng đạo đức, luân lí cho các đệ tử, giọng nói lúc âm nhu, khi hùng hồn, bi tráng, đanh thép . Học trò nghe như nuốt lấy từng lời…
Cần tranh thủ võ lâm đồng đạo, NBQ nắm vững các yếu điểm của từng đối tượng, xoáy sâu vào đó: Thuyết phục, lôi kéo, vỗ về, tâng bốc, nhử mồi, đe dọa hoặc lúc cần thì thẳng tay trấn áp… người tiếp xúc bị cái uy bề ngoài, cái thế tiềm ẩn thể hiện qua giọng nói ma quái lúc diễn đạt ý đồ, các đối tượng cả tin, yếu bóng vía nhanh chóng bị thu phục.
Khi thấy mối lợi có thể chiếm đoạt – (bắu vật bí kíp Tịch tà kiếm phổ – Qùy hoa bảo điển), NBQ không từ thủ đoạn bỉ ổi nào, tìm cách đoạt lấy ’’’ăn tươi, nuốt sống’’, nhưng lại che đậy rất kĩ khiến bên ngoài cứ tưởng gã là chính nhân quân tử . Điển hình của bi kịch lừa bịp này là sự đấu trí, đấu lực giữa NBQ và Tả Lãnh Thiền – chưởng môn phái Tung Sơn, đương kim minh chủ võ lậm – người ’’có chí của kẻ thất phu, cái tâm của kẻ tiểu nhân’’. Do hợm mình, hoa mắt trước danh xưng hão huyền ’’Thiên hạ vô địch’’, cho tay sai Nao Đức Nặc làm gián điệp, đoạt được kiếm phổ Tịch tà, nhưng là đồ ‚’’rởm’’ do NBQ gài bẫy, TLT không biết bị lừa , NBQ dùng Tịch tà kiếm phổ ’’thật’’ cướp được của học trò – đâm mù mắt TLT rồi cho nổ tan xác trong hang. Đến nỗi lúc nửa sống nửa chết, khi sắp tan xác, Tả Lãnh Thiền mới biết vì sao mình chết?!
Để đạt được mục đích, NBQ bất chấp thủ đoạn: Lừa bạn bè, đồng đạo võ lâm, ăn cướp, ăn cắp bắu vật của đệ tử này (Lâm Bỉnh Chi) rồi vu vạ cho đệ tử kia (Lệnh Hồ Xung) . Tệ hại hơn: Lưà dối người vợ yêu , đứa con gái thương lúc nào họ cũng coi gã như thánh thần.
Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần tác yêu tác quái trên võ lâm… Cuối cùng ’Tà không thể thắng chính’’, gã Đại Ma Đầu đã phải lãnh nhận sự trừng phạt: Cơ đồ do sư phụ giao cho xụp đổ , gia đình đang hạnh phúc giờ tan nát, vợ và con gái đều chết thảm thương, võ lâm đồng đạo phỉ nhổ… Bịp danh Quân Tử Kiếm phải đền tội dưới tay của một ni cô võ nghệ bình thường – nhưng chân truyền – dưới sự dẫn dắt của chưởng môn Lệnh Hồ Xung – người học trò yêu của gã khi xưa!
Ngụy Quân Tử Tầu – NBQ – có thể xem là nhân vât Ngụy Quân Tử lớn nhất mọi thời đại. Y là điển hình xấu xa trong việc đội lốt danh xưng Người Quân Tử. Hậu duệ của Y sinh sôi nẩy nở, phát triển ngày một đông, từ đời này sang đời khác trên chính ngay đất nước đã sản sinh ra y. Điều rất nguy hiẻm: Hình bóng Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần đang hiện diẹn, lởn vởn trong bộ máy chóp bu của giới lãnh đạo không chỉ ở đất nước sinh ra gã…. Với lối hành xử y trang NBQ trong tiểu thuyết của Kim tiên sinh, ’’Nhạc Bất Quần thời hiện đại’’ còn nâng nghệ thuật lừa dảo lên cao hơn tổ sư một bậc: Lừa dối dư luận, đe doạ bạn bè ’’đồng đạo’’, cướp của, giết người, tống tiền, cướp địa bàn (đất), biển đảo (…) của anh em, trong khi vẫn xoen xoét với ngôn từ mĩ miều đầy hình tưuợng để tung hoả mù. Nào là:’’… Quan hệ hai bên như anh em một nhà, như môi với răng, môi hở răng lạnh’’ . Nào là: ’’Huynh đệ như thủ túc’’. Nhưng ’’thằng em dại’’ chưa kịp định thần đã được ông anh cho biến thành ’’Huynh đệ như y phục’’ (1) thậm chí ’’đại huynh’’ chỉ chầu hẫu, chờ ’’thằng em dại’’ hở ra… là: Cắn – Ngoạm – Đợp ngay!
…
Điều nguy hại khác: Các ’’Chưởng môn nhân – đồng đạo’’ không hề nhận ra mà cảnh gíac, lại, bắt – cưỡng bức – các đệ tử cùng biến thành mù mở, quáng gà – đi theo , tôn sùng’’võ lâm minh chủ’’.
Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần của Trung Hoa nhanh chóng du nhập vào Việt Nam ta. Điều kì lạ: Bản sao nhân vật này ở ta ’’được nhân giống’’ hơi… bị… nhanh – nhiều! Tuy hình tượng Ngụy Quân Tử NBQ ở VN có chút biến tướng cho phù hợp với’’điều kiện của Việt Nam’’, nhưng vẫn mang đầy đủ bản chất NQT quốc tế: Nói và làm không đi đôi với nhau. Nói một đằng, làm một nẻo. Nói nhiều, làm ít thậm chí không làm, có ít xít ra nhiều. Khi cần bảo vệ hình tượng của mình trước đồng đạo , ’’NBQ Việt Nam’’ cũng xuống tay với đối tương không e dè, ngần ngại, kiêng nể…
Điều quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả: Bản chất của đám NQT này là :Lừa dối tất cả đẻ đoạt lợi . Nếu có thể ’’ăn’’ được là tìm mọi cách chiếm hoặc bày mưu tính kế cùng nhau thực hiện ăn theo – ăn chia, bất chấp kỉ cương, phép nước, đạo lí , đạo nghĩa. Nếu kể ra không thể xiết. Chỉ xin đưa 2 thí dụ điển hình được nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ tổng kết, góp phần chứng minh:
Thứ nhất:
Nhân dân ta đã chú ý đến giai tầng Ngụy Quân Tử, xếp họ vào loại người Trung Gian – nghĩa là : Cái vỏ ’’Trung’’ nhưng cái ruột lại là ’’Gian’’. Chúng đứng giữa , làm gạch nối’’Vua, quan’’ với ’’Nhân dân’’. Nhận định này được giới trí thức văn nghệ sĩ phản ảnh thông qua các tác phẩm văn nghệ: Truyện Người không đi cùng chuyến tầu của nhà văn Nguyễn Quang Thân (được Tổng biên tập Nguyên Ngọc cho in trên báo Văn Nghệ), Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy… Đặc biệt nhân dân tổng kết bằng 4 câu thơ , trở thành ca dao mới , lan truyền rộng rãi trong dân gian – một thời:
Tôn Đản là chợ vua quan (2)
Nhà Thờ – chợ của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân – chợ của thương nhân
Vỉa hè – chợ của nhân dân anh hùng!
4 câu ca dao này đã làm đề tài để đạo diễn Trần Văn Thủy sáng tạo ra tác phẩm Điện ảnh Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế, làm chói sáng lịch sử Điện ảnh Việt Nam đương đai… (3)
Thứ 2: Hồi những năm cuối 70 của thế kỉ trước. Một tết năm kia (khoảng đầu những năm 1980)… Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số xuân, ở trang cuối có bức tranh đố vui của Hoạ sĩ Bùi Phan Hồng. Bức tranh chia làm 3 cảnh:
Cảnh một: Tác giả vẽ hình chiếc đầu rồng trông dữ tơn. Hai mắt lồi ra, há miệng, nước từ bên dưới (mặt biển) bốc lên chui hết vào cái miệng rộng đầy răng nanh tông gớm ghiếc…
Cảnh thứ hai: Vẽ chiếc cột đình, trên đó con rồng quấn quanh từng khúc – đầu rồng bị mái nhà che khuất một đoạn (dường như con rồng đang leo lên trên xà nhà).
Cảnh thứ ba: Vẽ hình con mèo, đang cong người, há mồm khạc ra những tia nước bọt cùng đầu cá, xương cá – chất đống dưới đất!
Bên dười bức vẽ Họa Sĩ viết:
Bức tranh minh họa cho một câu tục ngữ của dân ta, đố các bạn biết đây là câu tục ngữ gì?
Người đọc, người xem tranh suy nghĩ một chút rồi phá lên cười, cười sảng khoái, đoạn gật gù: Hay, hay…Đúng, đúng quá… ha… ha… ha – rồi ai nấy đều đọc vanh vách:
Ăn như Rồng cuốn
Nói như Rồng leo
Làm như Mèo mửa!
Thiết nghĩ : Gía trị của tác phẩm hội họa kia đến nay – sau hơn 30 năm – vẫn còn tươi rói, chưa mất tính thời sự…
Viết đến đây, tự dưng trong lòng tôi vang lên lời bài hát của Liên Xô (cũ) với lời phỏng dịch của một nhạc sĩ nào đó mà tôi không nhớ tên:
’’… Giờ nay anh về đâu, hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn, đã dấn bước cùng ta trên đường chinh chiến…’’
Vâng, giờ này Họa sĩ Bùi Phan Hồng đang ở đâu? Vì từ sau sự kiện ’’Rồng – Mào’’ kia, độc giả Việt Nam hầu như không còn được thưởng thức tranh vui của Ông nữa!
30.4.2010
© Nhiếp Vĩnh Trang
© Đàn Chim Việt
————————————————————-
(1) – Nhại lại câu châm ngôn của dân Trung Hoa:
Huynh đệ như thủ túc/ Phu thê như y phục. (Anh em như chân tay – không thể thay chân tay/ Vợ chồng như quần áo – có thể thay quần áo bất cứ lúc nào).
(2) Sau khi thống nhất it lâu, nhân dân cả nước đói, ông phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ’’cắp rá’’ đi xin viện trợ của các nước XHCN anh em – đông Âu (mấy văn nghệ sĩ sành chuyện Chưởng gọi đùa : Phó cái bang xuất tướng (đi ăn xin). Kết qủa, dân cả nướcđược chống đói bằng cách ăn hạt lúa mạch (bo bo), bột mì, sữa bột, loại dân châu Âu dùng để nuôi gia súc…
Thế nhưng Trung ương vẫn cho Hà Nội thành lập 2 cơ sở phục vụ các loại cán bộ của mình: Đó là cửa hàng bách hóa – thực phẩm, bán có thẻ cung cấp.
- Một, nằm ở phố Tôn Đản – phục vụ các cán bộ từ Thứ trưởng trở lên…
- Một, nằm ở phố Nhà Thờ – phục vụ cán bộ từ cấp Cục, Vụ, Viện trở xuống tới các trưởng phó phòng cấp Bộ và chuyên viên 3 trở lên . Dân Hà Thành nói vui: Cửa hàng Nhà Thờ là nơi phục vụ bọn ’’Trung gian nịnh thần – Ngụy Quân Tử’’ …
- Thời đó (và tới tận bây giờ), trên các vỉa hè đường phố các đô thị lớn, chỗ nào cũng có ’’chợ’’, hàng quán phục vụ nhân dân…
(3) – 2 bộ phim này đã giành giải ĐA quốc tế. Bộ phim bị cấm chiếu nhiều năm… nhưng rồi đã chính thức được chế độ vinh danh…
Theo Hoc gia Nguyen Hien Le trong cuon Con DUong THien Ly thi hanh dong cua Ngo DInh DIem doi voi vua Bao dai la mot ten NGUY QUAN TU
Đỗ Mười you NGUOI NEW ENGLAND.mi kg biết cái quái gì thì làm ơn im lặng.Một ông vua suốt ngày chỉ lo gái-rượu-cờ bạc thì làm được gì chuyện quốc gia đại sự ? còn vụ ông ta làm cố vấn cho ông HCM thì sao ? đừng chỉ nghe đồn mà kg chịu đi tìm hiểu cho ra nhẽ.Còn cái ông Học Giả NHL và những gì ông ấy viết và có được đa số công nhận thì hãy tính sau.Mi ,ngay cả cái việc gõ tiếng mẹ đẻ mà cũng làm kg được thì hãy ngồi im chớ đừng giống như gã LMC chỉ suốt ngày nói bậy.
Nằm giữa Quân Tử và Tiểu Nhân là Ngụy Quân Tử.
Nếu thêm vào định nghĩa của nhóm chữ (bản chất của một) “ngụy quân tử” thì phân loại & sắp hạng như trên không “thuận lý” ( not logic) lắm…
Nói khác, nếu … “chúng sinh là Phật chưa thành” thì tương tự cũng thể nói “tiểu nhân là quân tử chưa thành” (cho tiểu nhân và quân tử không phải là “đối cực” thực sự)
=> “ngụy quân tử” không thể nằm giữa quân tử & tiểu nhân được … mà phải là quân tử – tiểu nhân – ngụy quân tử & “quân tử với ngụy” quân tử mới chính thực là “cặp đối kháng” ( hai đối cực thực sự)
- Chúng sinh có thể tu tập để thành Phật ( Phật giáo) ( hoặc ác quỷ) – Tiểu nhân cũng có thể tu tập để trở thành quân tử ( Nho giáo) ( hoặc ngụy quân tử) … Nhưng ngụy quân tử thì không thể nào trở thành quân tử được cũng như ma vương quỷ chúa thì không thể nào trở thành Phật được ( khác đường lối/ khác bản chất) …
=> Có thể dùng thí dụ trên để phân loại & hình dung những người kêu gọi “hoà hợp hoà giải” với việt cộng ( một rất chính xác) . Nói khác, chúng ta có thế sắp loại những người này như : a) “tiểu nhân” ( nếu họ thật lòng và chưa hiểu rõ cộng sản = ngây thơ vì hiểu biết còn kém cõi); ngụy quân tử = cộng sản trá hình .
Thiên thần & Ác Quỷ … Phật và Ma vương … THIỆN & ÁC làm sao “hòa & hợp” đây ????
Nếu thiên thần & ác quỷ , thiện và ác “giao hợp” => sẽ ra cái “giống” gì đây ?? hihihi …
Bởi vậy mà nghị quyết 36 là một thất bại có thể ‘trông thấy” trước … cũng như giấc mơ “thế giới đại đồng” của chủ nghĩa cộng sản thôi !!!… Nói khác, HÒA HỢP HÒA GIẢI ( giữa cs và khác cs) CHỈ LÀ MỘT “ẢO TƯỞNG”
NGUY-QUAN-TU chi co’ 1 nguoi, nay csvn la` ca 1TAP-DOAN CUNG NHAU CHIA-CHAC TAT-CA
LOI-LOC CUA DAT NUOC thi` goi ho la` gi ? Bon TIEU-NHAN-BI-OI nay khong tu-bo thu-doan nao
bang bat cu phuong-tien gi`,ca dieu bai-hoai, vo-luan nhat de dat tham-vong BA’-CHU-TOANDAN.
Bon ho roi cung di den diem TAN CUNG va` phai gap qua-bao “AC GIA AC BAO ” !
doc bai nguy quan tu cua tac gia nhiep vinh trang. mon an nay rat ken khach, nhung duoc cai da vao doc thi, phai la khach sop lam tien. chu nguy my tu han hoc. tra tu dien viet, nguy rat lam cai nguy, chung quy lai la nguy trang, co nghia la nup bong, va gia tao ko co that. nguy tri thuc cung la mot chu de thuong nhat nhat cua thoi su ngay hom nay. triet gia, va nha tu tuong trung hoa co dai lao tu co de cap den pham tru dao, va duc, la cap pham tru co ban nhat, la diem xuat phat dong thoi la hat nhan trong lap luan cua ong. lap truong quan diem cua lao tu la tra lai cho con nguoi ban tinh tu nhien, xoa bo rang buoc con nguoi boi quy pham dao duc. ong chu truong hoai nghi, va hoai nghi tat ca.ong cho rang con nguoi muon bao toan can tranh hien thuc bang con duong thoat tuc. trong luan giai cua khong tu, nhieu mat con han che. noi chung nguy quan tu la diem chung nhat cua viec tra hinh trong thoi dai vua quan v ngay nay……cam on tac gia rat nhieu.