WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cờ vàng: Biểu tượng – Mục Đích – Phương tiện – Sự lạm dụng

Biểu tượng là hình ảnh, vật thể của một nhóm người, một cộng đồng dân tộc, một phong trào, đảng phái hay quốc gia…Biểu tượng có thể được hình thành từ quá khứ hay nhằm đặt mục tiêu cho tương lai.

Trên phương diện quốc gia, biểu tượng luôn luôn là một lá cờ. Những hình ảnh, màu sắc của lá cờ phản ánh đặc tính cũng như sự thành lập đất nước, dân tộc đó.

Trong phạm vi bài viết này, xin được bỏ qua phần ý nghĩa, chỉ bàn đến những diễn biến chung quanh biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 tháng 4-1975: – Cờ vàng ba sọc đỏ

Cờ vàng được chính thức sử dụng từ ngày 02.06.1948 bởi Chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Khi hiệp định Geneve được ký kết, chia đôi Việt Nam thành 2 quốc gia riêng biệt, cờ vàng trở thành quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.

Khi cộng sản dùng vũ lực chiếm được miền Nam vào tháng 4 năm 1975, lá cờ vàng đã theo làn sóng người Việt tị nạn cộng sản đến nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Đức, Pháp.., trở thành biểu tượng của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sinh sống tại những nơi đó.

Dù chế độ VNCH không còn, biểu tượng của chế độ vẫn tồn tại trong lòng của hầu hết người Việt hải ngoại, bởi họ biết rằng suốt 21 năm từ 1954 đến 1975, máu của hàng triệu thanh niên miền Nam đã đổ ra để bảo vệ lá cờ.

Hình ảnh hào hùng của ngày dựng lại lá cờ vàng trên cổ thành Quảng Trị ngày 16.09.1972 của những người lính VNCH thuộc tiểu đoàn 6 TQLC đã làm chẩy nước mắt vui mừng, cảm động của nhiều người tham dự trận chiến khủng khiếp qua 68 ngày dai dẳng tranh nhau từng thước đất, căn nhà…

Bài hát Cờ bay trên thành phố Quảng Trị được sáng tác trong dịp này.

Từ tháng tư năm 1975 đến khoảng giữa thập niên 80, thời kỳ người Việt tị nạn CS còn đang bận bịu đối mặt với cuộc sống mới nơi xứ lạ, quê người, với học hành, công việc, ổn định đời sống, người Việt tị nạn chưa tập họp thành những cộng đồng rõ rệt, cờ vàng chưa trở thành biểu tượng rõ ràng trong sinh hoạt.

Khi cuộc sống của đa số người Việt bắt đầu an bình, sung túc, cộng đồng người Việt hải ngoại dần dần hình thành ở nhiều nơi như Orange County, San José, Houston, Washington…, cờ vàng trở nên không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng.

Việc giữ lại biểu tượng thiêng liêng, trân quý đó là việc nên làm, nó nhắc nhở các thế hệ mai sau tại hải ngoại, mãi mãi biết đến công ơn, xương máu, mồ hôi, nước mắt của cha anh đã đổ xuống để giữ vững tự do cho miền Nam suốt 21 năm.
Biểu tượng đó trở thành nền tảng tinh thần cho tự do, dân chủ, cần phải được gìn giữ một cách trân trọng, chỉ nên sử dụng trong những dịp lễ lớn, những sinh hoạt chính trị quan trọng, không thể đem phô trương một cách bừa bãi bất cứ nơi đâu như ở đại nhạc hội, ra mắt sách, cầu siêu, giảng đạo trong nhà thờ, chùa chiền…

Thế nhưng không biết từ bao giờ, nghi thức – chào quốc kỳ, hát quốc ca, phút mặc niệm các chiến sĩ VNCH đã bỏ mình vì tổ quốc, những đồng bào bỏ thây nơi biển Đông hay trong rừng rậm biên giời, trên con đường chạy trốn chế độ cộng sản…- trở nên gần như thông lệ trong bất cứ sinh hoạt nào, dù là sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, thể thao…

Không có văn bản chính thức hoặc điều luật nào được ghi lại rõ ràng trên giấy trắng, mực đen, bắt buộc phải thực hành những nghi thức trên trong các sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, thiếu nghi thức đó, mọi sinh hoạt dù diễn tiến chẳng có ngôn từ, hành động tuyên truyền cho CSVN, hoặc biểu lộ nào đó của ban tổ chức, người tham dự dính dáng đến chế độ cộng sản cũng dễ dàng bị chụp mũ, vu khống là thân cộng hay nặng nề hơn là của cộng sản.

Biểu tượng thiêng liêng đó từ từ bị lợi dụng cho những mục đích xấu xa, hoặc những trình diễn lố bịch, trơ trẽn. Biểu tượng trở thành phương tiện cho nhiều người đánh phá những người khác chính kiến, không chống cộng theo khuôn mẫu họ đặt ra.
Chuyện trình diễn xẩy ra vào cuối thập niên 90 qua thế kỷ đầu thế kỷ 21, đó là chuyện phủ cờ vàng cho người chết, đột nhiên bộc phát rôm rả với đầy đủ nghi thức cho những người từng là cựu quân nhân quân lực VNCH, công chức chế độ…, mặc dầu những người này chết trên giường bệnh, chết già, hay bị tai nạn, cũng như không hề có công trạng gì với chế độ cộng hòa miền Nam VN. Một chuyện từ 1975 đến khoảng cuối thập niên 80 chưa hề có.

Nếu tâm nguyện của người chết là được quấn lá cờ vàng lên thân xác khi chôn cất hoặc hỏa thiêu thì ta nên tôn trọng, nhưng nghi lễ cử hành lại thường nhằm mục đích làm hãnh diện, vênh vang người sống nhiều hơn là cho người chết.
Xốn mắt với chuyện ruồi bu này, thi sĩ Nguyễn Ngọc Trân, cựu thiếu úy Biệt Động Quân ờ xứ Vạn Hồ, tiểu bang Minesota sáng tác bài thơ – Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ như sau:

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.
Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã lo chi?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,
Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ.
Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ,
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.
Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai?
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

 

Bài thơ này được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc. Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, ông Trân cho biết bài thơ được sáng tác  khi thấy những hình ảnh phủ cờ tùm lum, làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ.

Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”. (Hình: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp)

Cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, tác giả bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ”. (Hình: Nguyễn Ngọc Trân cung cấp)

 

Khi nghị quyết 36 của CSVN được ký vào năm 2004, một số người càng có thêm lý do để gây sức ép, lèo lái cộng đồng theo ý họ. Bất cứ chuyện gì họ cũng có thể viện lý do chống nghị quyết 36.

Chỉ cần có hay không có sự hiện diện lá cờ vàng người ta dễ dàng vu khống, chụp mũ nhau là cộng sản hoặc chứng minh ta là người chống cộng triệt để. Ranh giới ý thức Quốc-Cộng qua đó gói gọn trong sự có mặt của lá cờ như một định lý. Định lý này có thể khiến nhiều người liên tưởng đến một sự việc bi thảm do cộng sản VN gây ra trong thời kỳ 1945-1954, đó là việc họ bắt, giết nhiều người dân vô tội chỉ vì những người này mặc quần áo bằng vải popeline trắng mà nơi mép vải có những sọc nhỏ có 3 màu xanh, trắng, đỏ. Họ kết tội những người này là gián điệp hoặc tay sai cho Pháp, những sọc nhỏ 3 màu là dấu hiệu nhận ra nhau, đó là biểu tượng của lá cờ Pháp.

Một chuyện lợi dụng lá cờ để trình diễn tinh thần chống cộng khác là chuyện vợ chồng ông Vũ Văn Tùng, chủ tịch văn bút VNHN đi họp văn bút quốc tế năm 2013 đã cắm 1 lá cờ vàng, 1 lá cờ Mỹ nhỏ trên mặt bàn trước mặt mình, trong khi tất cả thành viên quốc gia khác đều không có biểu tượng nào của nước họ.
daihan3.jpg.w560h373
Một số người lúc nào cũng dương cao lá cờ vàng, đòi hỏi giải thể chế độ cộng sản VN, dân chủ hóa đất nước, tự do cho người dân nhưng không chấp nhận những người do hoàn cảnh đất nước, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, bị kềm kẹp, tuyên truyền sai lạc về VNCH nay ý thức được sự tồn vong của dân tộc đứng lên đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam ngay trong lòng chế độ CS. Hô hô hào, kêu gọi tẩy chay những người như Bùi Tín, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải…khi những người này được cộng sản thả ra và trục xuất khỏi Việt Nam vì áp lực của quốc tế.

Họ dùng cờ vàng làm biểu tượng của tự do, dân chủ, nhưng đồng thời họ nhân danh tự do, dân chủ để chống lại chính nó.
Cuộc chiến tranh Quốc-Cộng đã chấm dứt gần 40 năm, dù muốn hay không người Việt quốc gia phải nhận rằng chúng ta đã thua người cộng sản trong trận chiến 1954-1975.

Ngày hôm nay, nếu người Việt quốc gia còn muốn tiếp tục chiến đấu chống lại chế độ cộng sản thì phải hiểu rằng cuộc chiến đấu mới này là chiến đấu cho tự do, dân chủ cho cả nước chứ không phải chiến đấu để cắm lại lá cờ vàng trên thành phố Sài gòn hay một nơi nào khác trên đất nước VN.

Cuộc chiến đấu đó đòi hỏi toàn lực của người dân mà lực lượng chính vẫn là quốc nội, lực lượng ở hải ngoại chỉ có thể làm nhiệm vụ yểm trợ. Khi chế độ cộng sản VN sụp đổ, việc chọn lá cờ nào cho cả nước sẽ do toàn dân quyết định thông qua quốc hội.

Có làm được việc yểm trợ một cách hữu hiệu thì biểu tượng cờ vàng mới có ý nghĩa thiêng liêng, xương máu của hàng triệu thanh niên miền Nam đổ xuống suốt 21 năm từ 1954 đến 1975 mới không uổng phí và anh linh của họ cũng sẽ được mãn nguyện.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

 

88 Phản hồi cho “Cờ vàng: Biểu tượng – Mục Đích – Phương tiện – Sự lạm dụng”

  1. Di Linh says:

    Ok, ok… tui bầu ông Thạch Kiếm làm tư lệnh kiêm chính ủy… à không… tham mưu trưởng phe cờ vàng!

  2. Lang à... says:

    Không còn ai nói tới vụ mang cờ Vàng đi họp Văn Bút,
    thì anh khơi lại làm cái chi chi ? Còn ấm ức ao ta?

    Sau nữa, bài thơ ” Mai tôi chết, cờ Vàng xin.,.” theo
    được biết, là của Tướng Lê Quang Lưỡng. Trong giai
    đoạn chót VNCH, Sư đoàn DÙ của ông, đã bị nhà vua
    cho xé lẻ ra, hết khả năng phối hợp tác chiến, và Tướng
    Lưỡng cũng mất quyền chỉ huy đon vi mình.

    Cảm nỗi nhục của một vịTướng không còn quân sĩ, cũng
    phải di tản trước quân thù, nên ông làm bài thơ này. Khi
    ông quá vãng, không có lễ phủ cờ, và anh em lính Dù đến
    viêng tang, được yêu cầu trước, là mặc thường phục

    Tôi không tin anh thiếu úy kia đã cảm tác ra bài thơ, bởi
    lẽ, anh phải tự biết về mình… Lang à…ấy, ấy nghĩ sao?

    ( Trung sĩ DâM TiêN)

  3. Gator says:

    Sao ý ông Thạch này giống Điếu cầy tệ:
    Ông Thạch viết: “Cuộc chiến đấu đó đòi hỏi toàn lực của người dân mà lực lượng chính vẫn là quốc nội, lực lượng ở hải ngoại chỉ có thể làm nhiệm vụ yểm trợ. Khi chế độ cộng sản VN sụp đổ, việc chọn lá cờ nào cho cả nước sẽ do toàn dân quyết định thông qua quốc hội”. Như vậy thì “cần 90 triệu dân Việt bằng lòng chọn lá cờ nào. Khó lắm ông ơi và 90 triệu người sẽ chọn cờ đỏ. Điều này se chẳng bao giờ xảy ra. Phải không quý vị. Cờ vàng có từ thời Hai Bà Trưng cơ mà.

  4. Cuồng tín Phạm says:

    Đất nước VN sau nạn thực dân đã sinh ra những đưa con cuồng tín , tương lai có thể phá nát di sản người Việt .

    Cuồng tín đã lọ nguyên bản chất , nguỵ biện dân chủ , thể hiện mộng lãnh đạo bá quyền .

    Những đứa con cuồng tín cờ Đỏ , cờ Vàng chỉ là thiểu số , gom lại chưa đến một phần mười dân Việt .

    Ngày xưa chỉ có đảng viên cs cuồng tín cờ đỏ , báo cô Miền Bắc . Rồi tiếp theo báo cô Miền Nam sau 1975 .

    Bốn mươi năm sau 75 . Hôm nay lộ diện thêm thành phần hái ngoại cuồng tín cờ vàng . Chẳng báo cô được ai , chẳng làm hại ai ? . Nhưng trước mắt , chính họ đã bôi nhọ màu cờ sắc áo năm xưa của một chế độ tự do dân chủ mà họ từng ca tụng .

    Không biết họ yêu nước được bao nhiêu , nhưng cái đầu óc cuồng tín Vàng Đỏ e rằng sẽ bất diệt . Bất diệt vì họ đang sắp hàng đến nghĩa trang .

    Nhân dân Việt chắc hẳn mong rằng , tất cả những những khuôn mặt cuồng tín cờ vàng , cờ đỏ , ăn bám tinh thần dân chủ nhân quyền của nhân loai , sớm từ giả cõi trần ai , cho thiên hạ được yên ổn sinh tồn .

    Thành phần cuồng tín vàng đỏ kích động dân Việt tiếp tục đi vào con đường tương tàn huynh đệ . Người Việt chúng ta ở trong nước hay tị nạn xin , đừng hô hào theo chúng , tin tưởng vào chúng . Bọn chúng đã bị quỷ ám , loại quỷ kích động hận thù dân tộc với danh nghĩa yêu tổ quốc .

    Cuồng tín cs đã nhấn chìm dân tộc Việt , thêm loại cuồng tín cờ vàng hôm nay e rằng VN khó có được may mắn để sinh tồn .

    Một lũ sắt máu cs , một lũ ba que thời thế , chính là bất hạnh lớn của dân tộc . Mong rằng người VN hôm nay nhận chân được những kẻ này , những kẻ dìm chết người Việt trong nước và phá nát tinh thần tị nạn cs hải ngoại vì dân chủ nhân quyền và tự do .

    • Tien Ngu says:

      Cuồng tín cờ vàng? Cuồng tín cờ đỏ?

      Nghe em…khùng này phát ngôn, mà Tiên Ngu…thương quá…
      Em có khùng, cũng khùng vừa vừa thôi em? Khùng như em mà cũng đòi lên lớp thì…chết cha rồi?

      Hát như em, vậy lấy cờ gì biểu tượng cho người Việt tự do không cs, có đủ uy tín để tập họp mọi người củng nhau chống lại cái ác láo của VC?

      Nói nghe coi?

      Cứ lớn họng chê rề cờ vàng, cờ đỏ, còn cờ của em là cờ gì? Cờ vàng chỉ là thiểu số, còn cờ em chắc đông hơn, đâu chỉ coi?

  5. Người Việt says:

    Người VN xứng đáng và có lòng với đất nước, với dân tộc thì chỉ nên nói, bàn những việc chung có liên quan đến đất nước, chứ đừng vì những tị hiềm, ác ý giữa cá nhân mà bôi bác chỉ trích nhau, sẽ chỉ nói lên sự ti tiện, bất xứng của mình, làm phiền người đọc, và bôi nhọ danh dự chung của quốc gia dân tộc.

  6. quandannambo says:

    cờ vàng
    không thễ gây hại cho bọn việt gian cộng sản
    vậy tại sao
    bọn chúng lại cố sức đuỗi theo cờ vàng ra tận nước ngoài đễ truy sát
    *
    đơn giản chĩ vì chúng sợ

    *
    cờ vàng là chứng nhân
    cho
    tội ác lịch sử của bọn chúng
    vì vậy
    còn cờ vàng thì bọn chúng hiện nguyên hình là thú dử

    *
    chĩ khi nào
    cờ vàng bị tuyệt diệt
    thì khi ấy bọn chúng mới có thễ đội lốt người
    đễ
    lừa bịp thế giới

    *
    nếu còn cờ vàng
    thì
    bọn chúng phãi giữ nguyên hình dạng 4 chân
    *
    đó là lý do
    tại sao việt cộng phãi tiêu diệt cờ vàng với bất cứ giá nào
    *
    cờ vàng

    băng đảng tội ác việt cộng

    nước với lửa
    hai bên không thễ dung nhau

    *
    cờ vàng đã thất thế
    chĩ nhờ có thế giới tự do
    mới
    tránh được cuộc truy sát của việt cộng
    *
    một điều chắc chắn
    là chĩ
    khi nào thế giới tự do sụp đỗ
    thì
    khi ấy cờ vàng mới bị hũy diệt
    *
    thế giới tự do còn đứng vững
    thì
    bọn việt gian cộng sản đừng có nằm mơ*

  7. Ban Mai says:

    Tôi cùng quan điểm là không thể sử dụng bừa bãi biểu tượng cờ Quốc Gia, là lá cờ Vàng 3 sọc đỏ, nhưng không chấp nhận lập luận của tác giả!

    1) Nghi thức “chào quốc kỳ, hát quốc ca, phút mặc niệm” là đương nhiên trong các nghi lễ chính thức của VNCH. Bây giờ, nước đã mất, người miền Nam đã tản lạc tứ xứ thì tìm đâu ra Quốc Gia để thực hành nghi lễ đó? Vì thế nghi lễ đó xuất hiện trong hoàn cảnh khác, như một số sinh hoạt của cộng đồng chẳng hạn. Thực hiện là để tự nhắc nhở và nhắn nhủ cho thế hệ kế tiếp nhớ về quê hương (đã mất) với mong muốn một ngày nào đó sẽ được quang phục! Còn, nếu không tiếp tục thực hiện trong các sinh hoạt cộng đồng thì liệu các thế hệ kế tiếp mấy ai còn nhớ đến quê hương (VNCH) vì trong nước chỉ có cờ Đỏ. Đơn giản là nếu không tìm dịp để lá cờ Vàng thường xuất hiện thì ý thức chống cộng sẽ bị triệt tiêu!

    2) Việc phủ cờ Vàng bây giờ chắc chắn không ai nghĩ đấy là do công trạng nữa mà đơn thuần chỉ là ước nguyện của người chết. Lá cờ sau khi phủ được trang trọng xếp lại, trực tiếp trao cho thân nhân, phải được coi là một chứng tích cho con cháu họ hiểu được gốc gác màu cờ và lý do người miền Nam phải tị nạn! Một nghi lễ như vậy tại sao dám bảo là bôi bác?

    3) Bài thơ của Thiếu uý Nguyễn Ngọc Trân là quan niệm cá nhân, còn việc “được” phổ nhạc thì phải xem lại! Vì nhạc sĩ Võ Tá Hân đã “giúp” phổ nhạc hàng trăm bài, đủ thể loại, do liên hệ hoàn toàn cá nhân chứ không phải do “bài thơ đó là tiêu biểu” nên được nhạc sĩ chọn lọc để phổ nhạc! Ai dám xác nhận ý nghĩa bài thơ đó là tiêu biểu của NVHN?

    4) Ý niệm cờ Quốc Gia phải từ tiềm thức phát xuất ra hành động chứ không thể là sự cưỡng bức! Những hành vi cưỡng bức phải bị lên án! Nhưng lên án cá nhân đó chứ không thể đánh đồng! Tác giả nhân danh chống “độc tài Vàng” mà đang độc tài với NVHN là không được tổ chức chào cờ, hát quốc ca, phủ cờ! Tôi chống việc “cưỡng bức” đồng bào miền Bắc phải “quấn” cờ Vàng kiểu bà nào đó quấn quanh cổ Điếu Cày. Vì quấn như thế thì người bị quấn chỉ là một mannequin nên vô nghĩa, nếu không muốn nói là làm xúc phạm đến biểu tượng Quốc Gia!

    5) Việc ô/b Vũ Văn Tùng, chủ tịch văn bút hải ngoại, để lá cờ Vàng tại bàn là đúng cho dù bàn những nước khác không có! Vì VNCH là hội viên văn bút quốc tế (PEN) chứ không phải là CSVN mà VNCH không còn nữa nên rất cần lá cờ để xác minh!

    Chuyện Vàng/Đỏ hãy đợi đến khi chế độ CSVN sụp đổ người VN sẽ quyết định!

    Xin lặp lại là tôi đồng quan điểm việc không được sử dụng bừa bãi cờ Vàng 3 sọc đỏ vì đó là biểu tượng của Quốc Gia!

    • Thạch Đạt Lang says:

      Chào bạn Ban Mai!

      1) Vấn đề chính là giáo dục trong gia đình. Nếu bạn dạy dỗ con cái, luôn nhắc nhở chúng về nguồn gốc của mình, của gia đình, giải thích cho chúng biết vì sao mình có mặt nơi đây mới quan trọng. Khi chúng lớn, dẫn chúng đi tham gia các sinh hoạt cộng đồng có cũng như không có nghi thức chào quốc kỳ.
      2)+3) Dĩ nhiên không ai xác nhận đó là ý kiến tiêu biểu nhưng tôi biết chắc chắn cò những người qua Mỹ từ 1975, hàng năm đi VN ăn chơi vài tháng, trở lại Mỹ bị bệnh chết cũng tổ chức lễ truy điệu, phủ cờ. Vấn đề chính là lòng tự trọng và nhân cách. Còn ở Mỹ ai cấm cản được ai? Có tiền thì chỉ vài ngàn là có ban quân nhạc, quân kỳ, cờ quạt xênh xang ngay
      5) Chuyện ông Vũ Văn Tùng tham dự đại hội Văn Bút Quốc Tế năm 2013 cắm 2 lá cờ Mỹ-VNCH là không đúng điều lệ của văn bút quốc tế. Từ trước đến nay từ thời ông Nguyễn Ngọc Ngạn, bà Minh Đức Hoài Trinh làm chủ tịch.. bao nhiêu lần văn bút VNHN tham dự đại hội đều không hề có cắm cờ. Đây là lần đầu tiên Ông VVT phá lệ vì đang có tranh chấp trong nội bộ văn bút VNHN.

      Cám ơn bạn đã góp ý
      TĐL

      • quandannambo says:

        ởphũ cờ là chuyện vặt vảnh
        vậy cớ sao
        thạch-đạt-lang săm soi kỹ thế
        *
        tôi nghĩ
        cái việc ướp xác mới là mất vệ sinh
        *
        chúng ta cần phãi phãn đối
        đễ
        bọn việt gian cộng sản đem đốt quách
        cái xác ướp của hồ tập chương
        đã
        nằm ngữa ở ba đình gần nửa thế kỷ
        *

        làm cho dân tộc Việt Nam phãi xấu hổ
        *
        ai đời
        đã ở vào thế kỷ hai-mốt rồi
        mà còn
        khom lưng vái lạy cái xác ướp
        *
        lạc hậu đến thế
        thì
        em thị Nở cũng phãi vén váy chào thua
        *
        thật không thễ hiễu nỗi*

      • Chiêu Dương says:

        Ông TĐ Lang.
        Kể cho ông nghe 1 câu chuyện, chi tiết có phần hạ cấp, tương xứng với ông để ông dể tiếp thu. Chuyện kể rằng :

        Gia đình cu Đá 3 đời làm cách mạng, nào là “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”, nào là “chống Mỹ cứu nước mẹ Tàu nuốt gọn Hoàng sa”, nào là v…v…; công lao với bác đảng nhà cu Đá cao như núi. Cho nên :

        Nhà cu Đá luôn có cờ đỏ treo cao. Bên trong ngôi nhà “cắt mạng” ấy, có 1 “thái tử đỏ” và 1 “công nương đỏ” con của cu Đá đang độ tuổi teen.

        Một hôm, trời oi bức nóng nực, bóng đêm đã buông mà không khí ngột ngạt khó thở, triệu chứng của 1 cơn giông sắp đến. Công nương đỏ của cu Đá đang đóng cửa, ngồi phòng lạnh xem phim sex của đám tư bổn giảy hoài không chết. Điện cúp, mất cả hứng, nóng nực bên ngoài, nóng nảy bên trong; công nương đỏ để nguyên trạng thái trần truồng bước ra khỏi phòng, cuồng nộ múa máy trong sân cho hạ cơn “ngứa ngáy trong mình”. Trời nổi sấm chớp, gió giật mạnh, lá cờ đỏ trên cao rơi xuống sân. Mưa trút ầm ầm, điện bật sáng; hàng xóm láng giềng không ai không thấy công nương đỏ của cu Đá vơ lấy lá cờ đỏ quấn ngang lưng, che mưa cho “con bướm xinh”.

        Chuyện cờ đỏ che lìn của nhà cu Đá chỉ mới vang ra đầu ngỏ thì một cơn giông khác làm cho người ta nhìn thấy “thái tử đỏ” nhà cu Đá vơ lấy cờ đỏ che chim, và… thiên hạ bàn ra tán vào chuyện nhà cu Đá lạm dụng lá cờ đỏ làm điều xằng bậy vang khắp cả phố phường.

        Có lạm dụng hay mượn tạm thì chuyện cũng nhỏ như con thỏ nếu không có chị hàng xóm tên Khoai lắm mồm.

        Không may cho cu Đá, láng giềng của gả là chị “dân oan” bị cướp đất dưới quê, không có đường sinh sống, chị ta thuê căn hộ sâu sau nhà cu Đá, ngày ngày làm cửu vạn kiếm sống qua ngày. Chị ta ghét lá cờ đỏ, bởi mảnh đất nhà chị bao năm hôm sớm một nắng hai sương bổng trở thành đất của chủ khác. Chị hỏi người ta, ai lấy đất của tui, người ta chỉ vào lá cờ đỏ cắm xiêu vẹo trong đất nhà chị và bảo “đó, giỏi thì làm con kiến kiện củ khoai đi”. Chị bất lực, chị thù dai lá cờ đỏ từ đó.

        Để hả cơn uất ức với lá cờ đỏ, mỗi ngày, sáng sớm chưa đi làm và mỗi tối, đi làm về. Chị Khoai chỉa miệng vào nhà cu Đá lặp đi lặp lại câu chửi kháy “bọn vô lại, bọn chúng bây thích ở truồng thì cứ thế mà nhong nhong ra phố, ra phường; hà cớ chi tam đại nhà mày lạy lạy cúi cúi miếng vải đỏ mà chúng bay lại dùng nó che lìn, che chim”.

        Cu Đá coi khinh mụ Khoai, nhịn được một đôi lần, cho qua, nhưng ở đời mấy ai nhịn nổi với kẻ thấp hơn mình. Một hôm cu Đá nổi dóa mắng trả : “Đồ tồi, đồ đểu, chuyện nhà tao có dính dáng gì đến con mẹ nhà mày mà mày thối miệng xía mỏ vào. Coi chừng không còn cái răng mà cạp c.’t”.

        Lời bình :Cu Đá coi khinh mụ Khoai như tớ coi khinh Thạch Đạt Lang. Cu Đá chửi đúng lắm.
        Đúng như tớ đang chửi Thạch Đạt Lang : “Đồ tồi, đồ đểu, chuyện nhà tao có dính dáng gì đến con mẹ nhà mày mà mày thối miệng xía mỏ vào. Coi chừng không còn cái răng mà cạp c.’t”.

      • Ban Mai says:

        @ Thạch Đạt Lang

        Chào anh,

        1) Tôi đang nói cờ Vàng bên ngoài ngưỡng cửa gia đình! Còn nếp sống trong gia đình là đương nhiên. Vì có ảnh hưởng giáo dục tốt của gia đình và gặp tác dụng tốt ngoài xã hội thì giới trẻ dễ nhận ra nhau là cùng ID! Chính nhờ sự kết hợp nầy sẽ giúp (hoặc làm giảm) được việc bị mặc cảm trong xã hội của người bản xứ! Một thí dụ rất nhỏ: Hẹn nhau đi picnic vì sao ban tổ chức thường cắm các chùm bong bóng tại các ngã 3, ngã 4? Vì đó là dấu hiệu chỉ đường để đi đến điểm hẹn! Dấu hiệu cờ Vàng cũng là hình thức nhận diện để đến với nhau!

        2+3) Vấn đề anh nêu ra thuộc về cá nhân cho nên không thể đánh đồng! Bè bạn tôi cũng khá nhiều và ở khắp nơi nhưng chưa nghe bất cứ ai nói đến việc dùng tiền để có lễ phủ cờ! Và, (nếu có như anh nói) tôi tin chuyện xấu hỗ đó đã bị công luận mổ xẻ từ lâu rồi! Xin hỏi bà con trên diễn đàn có ai biết chuyện trả tiền hậu hỉnh để được làm lễ phủ cờ như anh TĐL nêu ra không ạ?

        5) Tôi biết (khá rõ) lục đục nội bộ văn bút (PEN) và anh có hiểu nguyên nhân vì sao những người thực sự có khả năng không ai muốn đứng ra đại diện không? Nhưng đó là chuyện khác. Còn việc để lá Vàng cờ trên bàn là đúng! Vì PEN chỉ công nhận VNCH (VC đã tìm mọi cách để được đại diện nhưng bất thành) mà VNCH đã mất cho nên đặt lá cờ Vàng là để lưu ý PEN: Phải lên án việc VNCH bị bức tử! Một việc rất đúng như vậy tại sao không thấy lại đem so sánh với những người tiền nhiệm? Xin thưa, khi đã có định kiến “sử dụng cờ Vàng bừa bãi” thì cứ thấy cờ Vàng xuất hiện thì i như là “bừa bãi” thôi, phải thế không ạ?

        Thưa anh,

        Vấn đề chính mà tôi muốn nói là anh không thể đánh đồng! từ “Ông Bình vôi” đến chuyện nầy!

        Chúc anh an vui.

        P/S: Hehe.. cứ lén chui khỏi mùng lên đây ngoại tình với mấy cụ thế nầy thì.. chắc phải chuẩn bị dùng vỏ dừa thay chén đĩa wá! huhu.. :)

      • Tudo.com says:

        TĐL nói: NN Ngạn, MĐ Hoài Trinh không cắm cờ. . .

        Trong thời gian ông NN Ngạn và bà MĐ Hoài Trinh không cắm cờ Vàng vì chưa biết VC đang vận động Văn Bút Quốc Tế để chúng làm đại diện. Nhưng ông Tùng biết rỏ xảo trá của VC nên cắm cờ khi ông làm đại diện để xác định đây là hội văn bút Việt Nam Tự Do hải ngoại chứ không phải của VC.

        Rồi TĐL nói: “Đây là lần đầu tiên Ông VVT phá lệ vì đang có tranh chấp trong nội bộ văn bút VNHN. ”

        Vậy tụi Nga, Tàu, Cuba Cộng. . . từ chính quyền tới quốc hội đều là người của đảng chúng nó, chúng nắm từ đầu cho tới đít văn sỉ nước nó, nó muốn văn nô, bồi bút viết theo chính sách,muốn ai làm chủ tịch người đó phải làm. Nghĩa là hoàn toàn. . .”không có tranh chấp bộ”, nhưng khi dự các hội nghị quốc tế chúng đều cắm cờ nước chúng thì sao?
        Cái lối nguỵ biện láu cá, lý luận theo đơn đặt hàng của TĐL càng ngày càng lộ ra thấy rỏ rồi đó.

  8. Lamson72 says:

    Vũ Ánh không biết vô tình hay cố ý đã cho rằng Tướng Lê Quang Lưởng , Tư Lệnh SD Nhảy Dù là tác giả bài thơ “Mai tôi Chết Cờ Vàng Xin Đừng Phủ Ngụy tui có bài phản biện :

    ” Trích từ bài viết ” Vũ Ánh , Đến Hẹn Lại Lên ” (Vũ Ánh, Phủ Cờ, Cờ Phủ)

    “Phủ Cờ (Vàng) là một nghi thức trang trọng trong Lễ Nghi Quân Cách. nhằm vinh danh và ghi ơn những chiến sĩ không phân biệt cấp bậc tuổi tác binh chủng. Bất cứ chiến sĩ nào hy sinh cho Tổ Quốc, dù trên chiến trường hay không , nếu hy sinh vì công vụ, đều được thực hiện nghi thức phủ cờ. Riêng Ngụy tui trong cương vị Chi Đội Trưởng , cấp chỉ huy thấp nhất trong tổ chức của Binh Chủng Thiết Giáp Binh, tại chiến trường khi đưa tiễn những Kỵ Binh vị quốc vong thân về hậu cứ, để làm lễ an táng thì lúc nào cũng cho Chi Đội hai hàng ngang bắt súng nghiêm chào, trong khi di chuyển thi hài những Kỵ Binh được bọc trong poncho từ Thiết xa M113, giữa hai hàng quân bắt súng chào sang GMC để đưa về hậu cứ. Không có Cờ Vàng phủ, không có cả tiếng kèn đồng trang trọng đang thổi Quốc Thiều . Nhưng có nỗi ngậm ngùi thương cảm dành cho những đồng đội đã an giấc nghìn thu.

    Chẳng ai thắc mắc gì nghi thức phủ cờ. Đó là chuyện đương nhiên của Tổ Quốc, để vinh danh, để ghi ơn những người con đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc. Bây giờ “nơi tạm dung”, có một ông Tướng Tư Lệnh của một Binh Chủng lừng danh sông núi, đã mong muốn khi chết đừng phủ Cờ Vàng. Chỉ cần được đội mũ đỏ, mặc áo hoa dù đã là một hảnh diện vô cùng. Nói gì đến chức Tư Lệnh của những Thiên Thần Mũ Đỏ bách chiến bách thắng . Đã làm bạt vía quân thù trên khắp chiến trường máu lửa bốn Quân Khu. Nơi nào có cánh hoa dù , nơi đó có tiếng cười hạnh phúc, có đời sống ấm êm. Ngụy tui không sính thơ văn , chỉ biết tay cầm con rùa, tay kia cầm gậy chỉ huy thiết xa M113 hàng ngang tấn công nhưng cũng ráng đọc đôi ba vần thơ của vị Tướng (sic) chỉ huy một đội quân dũng mảnh phi thường lưu tiếng ngàn năm.

    Lý do Tướng yêu cầu đừng phủ cờ vì Tướng không chết cho quê hương, thân chiến bại nhục nhằn nơi đất tạm dung. Ôi tiếng kêu trầm thống hay tiếng kêu thảng thốt của một cánh dù bị LÔI vào đất khách. Tướng quá bi quan nên có tiếng kêu ai oán. Tướng xuất thân từ Khóa 4 Liên Trường Vỏ Khoa Thủ Đức năm 1954. Năm chia cắt đất nước. Năm mà Quân Đội Quốc Gia mới vừa được thành lập không lâu. Tướng đã dầm sương dãi nắng , đã trui rèn trong lửa đỏ, đã chạm mặt tử thần, đã bước ra từ cõi chết. Đã lăn mình vào nơi gió cát, đã từng đổ máu hồng để viết lên những trang sử hùng anh. Chỉ cần một ngày khoác chiến y. Chỉ cần một trận đánh lẻ tẻ là đã xứng đáng được phủ cờ khi nằm xuống. Huống gì hơn 20 năm làm một cánh dù bung gió. Không gian đã biết bao lần vươn dấu giày sô, đã từng đạp lên đầu giặc, đã từng bao lần xung phong nghiền nát bọn phỉ quyền VC. Thì một lá cờ phủ trên quan tài, đâu có gì quá đáng.Vâng, đồng ý với Tướng là “chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi” Không những uy nghi mà còn hào hùng, can trường lẫm liệt, lưu tiếng ngàn thu. Đó là những trường hợp không thể thực hiện nghi thức phủ cờ. Những lần lui binh Lam Sơn719 biết bao chiến sĩ VNCH đã nằm lại Căn cứ Hỏa Lực 31 như Đại úy Nguyễn Văn Đương, Pháo Đội Trưởng PD3ND, hay tại căn cứ hỏa lực 30, tại Alpha, Beta hay tại đồi Charlie nghìn thu vang tiếng Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, một đàn em của Tướng, và hơn 400 cánh dù không bọc gió trong một ngày trời ảm đạm, đã khiến cả toàn dân toàn quân ngậm ngùi tiếc nhớ. Biết bao chiến sĩ nằm lại đồi 1062 Thường Đức , hay là lần tan hàng sau cùng tại Chiến địa Phan Rang Những chiến sĩ đó có bao giờ được phủ cờ. Có bao giờ được nghe tiếng kèn truy điệu năm xưa. Dù không có, nhưng những anh hùng mũ đỏ đã hiên ngang đi vào lịch sử .

    Đó là mũ đỏ, còn mũ xanh những Cọp Biển đã làm khiếp đảm quân thù tại các chiến trường khắp 4 Quân Khu. Điển hình là Chiến Dịch Lôi Phong, hơn 3500 cọp biển yêu dấu đã nằm xuống tại Quảng Trị trong trận tái chiếm cố thành Đinh Công Tráng. Những chiến sĩ cọp biển đó có được phủ cờ hết hay không? Dù không được phủ cờ, dù xác thân nằm đâu đó trên Quốc Lộ , trên đồi Phượng Hoàng, Ái Tử , Triệu Phong hay Cửa Việt … dù không được đưa về an nghỉ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng mãi mãi chiến tích phi thường và sự hy sinh vô bờ bến của những Cọp Biển đã được đồng bào trân trọng ghi ơn. Còn Mũ Nâu , Những con cọp lừng danh với rừng núi sình lầy. Bất kỳ nơi đâu có súng nổ là có sự hiện diện người lính Biệt Động Quân. Bao nhiêu chiến sĩ Mũ Nâu đã nằm lại trên liên tỉnh lộ 7B không ai biết. Nhưng hành động can trường của họ, khi bị bắt buộc di chuyển trên tử lộ Liên tỉnh 7B cũng không làm họ nao núng. Vẫn mở đường phá chốt để đoàn người có thể đến Tuy Hòa. Những ngày cuối cùng, các Tiểu Đoàn BDQ vẫn ghìm vửng tay súng để bảo vệ vòng đai Saigon. Dù thất thế , dù không còn được yểm trợ phi pháo, đạn dược nhưng tinh thần bất khuất của người lính Mũ Nâu đã được lưu danh thiên cổ. Những Kỵ Binh mũ đen từ Tư lệnh Lữ Đoàn đến cấp chỉ huy thấp nhất là Chi Đội Trưởng vẫn còn tại hàng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng. Những người lính mũ đen đã có mặt khắp các mặt trận , lúc nào cũng có mặt bên cạnh tất cả lực lượng bộ binh để yểm trợ để hợp đồng chiến đấu trong nhị thức Bộ Binh và Thiết Giáp. Đêm tấn công qua Cổ Thành, Cán lên đa6`u giặc mà đi đến Cửa Việt . Một chiều huy hoàng tại Sa Huỳnh ruộng muối lưu dấu chiến tích . Cuộc rút quân hào hùng ở Dambe, Snoul, cuộc phản công làm bạt vía quân thù tại căn cứ Biên Phòng Đức Huê. Trận đánh gây thiệt hại nặng nề cho Sư Đoàn 341 VC tại Biên Hòa đêm 29 tháng 4 năm 1975 . Dù là Chủ lực quân, Địa Phương Quân hay Nghĩa quân những chiến sĩ đã chiến đấu thật can trường để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ đồng bào. Có nhiều chiến sĩ mất tích hay xác thân bị vùi lấp đâu đó hay tan thành cát bụi khi bị địch quân tràn ngập đã yêu cầu Pháo binh, Không Quân dập nát tuyến phòng thủ để cùng chết với địch quân chứ không chịu đầu hàng. Bao nhiêu chiến sĩ Không Quân “đi không ai tìm xác rới” Bao nhiêu thủy thủ đã thủy táng nằm vĩnh viễn tại Hoàng Sa năm nào . Những ngày cuối cùng dù là Cửa biển Thuận An hay Tư Hiền hay An Dương. Dù ở chân trời góc biển nào, các chiến sĩ QLVNCH đã nắm tay nhau cùng ngồi xuống làm thành một vòng tròn. Năm ba trái lưu đạn được mở ra để cùng nhau bước vào cõi hư vô chứ nhất quyết không chịu đầu hàng giặc. Những cái chết anh dũng như thế đâu có cờ phủ, đâu có lể nghi quân cách nhưng mãi mãi là biểu tượng can trường bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH vì nước hy sinh. Sau ngày tan chiến, rất nhiều chiến sĩ QLVNCH đã nằm xuống ở Hoàng Liên Sơn, ở Yên Thế, ở Nam Hà, ở Thanh Hóa, Xuyên Mộc, Kà Tum, Đồng Ban, Trảng Lớn, Long Giao, Long Khánh, Phú Yên, Bình Điền,Ái Tử…. Dù không được phủ cờ, dù không hy sinh trên chiến địa, dù chết âm thầm trong các trại tù cộng sản nhưng mãi mãi sự hy sinh của họ sẽ được Tổ Quốc đời đời ghi ơn…..

    Cho nên giờ đây Tổ Quốc non sông vẫn còn bị cộng phỉ dày xéo thì chúng ta vẫn phải còn chiến đấu . Không bằng súng đạn nhưng bằng nhiều cách khác nhau . Miễn sao góp phần đánh đổ bọn CS vô thần khát máu đang tâm bán rẻ non sông cho bọn Tàu bành trướng . Giờ đây cũng không còn Tổ Quốc như ngày xưa , cũng không còn chiến trường lửa đạn năm xưa để mỗi khi ngã xuống được Tổ Quốc Ghi Ơn với đầy đủ lể nghi quân cách, để được phủ cờ về với những chiến hữu năm xưa . Phủ cờ giờ không còn là nghi lễ vinh danh, ghi ơn cho người chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc mà phủ cờ ngày hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt ôm trọn hình hài những người lính chiến QLVNCH năm xưa , đã sống, đã chiến đấu hết mình cho Tổ Quốc . Cuối đời phủ cờ như xác nhận một điều linh thiêng: mãi mãi trung thành với Lý Tưởng Quốc Gia , mãi mãi là con dân của VNCH Tự Do và Dân Chủ . Với ý nghĩa đó, tất cả chúng ta những người lính chiến đã từng chiến đấu dưới Quân Kỳ VNCH hay những công dân VNCH khi về với Tổ Tiên đều có thể được phủ cờ như một sự minh định, một sự xác định rõ ràng sự Trung Thành với Lý Tưởng Quốc Gia VNCH mà chúng ta đã được may mắn sống trong màu Cờ Vàng ba sọc đỏ ….

  9. CAM Ca. says:

    1/”Biểu tượng là hình ảnh, vật thể của một nhóm người, một cộng đồng dân tộc, một phong trào, đảng phái hay quốc gia…Biểu tượng có thể được hình thành từ quá khứ hay nhằm đặt mục tiêu cho tương lai.”
    +++Cờ đỏ là biểu tương độc tài ,chuyên chính vô sản ,là cộng sản trong hệ thống csqt. Nó là Bắc hàn ,Cuba và TC , vncs.Cờ đỏ đã bị xóa sạch trên cái nôi sản sinh ra cái chũ nghĩa phi nhân đó !
    Cờ vàng là biêu tượng của một QG tự do trong khối tụ do chống lại cờ độc tài đỏ đó .
    Cờ Vàng ít nhất và ngay bây giờ ,ở hiên tại là CỜ được xem như là cơ Việt Nam Tự do dân chủ trong” tương lai”. Tập họp dưới cờ dân chủ tự do có gì mà Anh phải hùng hổ chống đối cho băng được như vậy.
    Chĩ có 2 ngọn cờ ,một cs độc tài (ĐỎ) ,một tự do dân chủ (VÀNG) thì ANH chọn 01,còn không thì CÂM ĐI thì tốt hơn.
    Cờ vàng có từ xưa, và cờ đó qua bao đỏi thay của vận nước,đã dành độc lập hay được trã lại độc lập từ thực dân Pháp qua chinh phủ đầu tiên Trân Trọng KIM (lúc này vn vuaa nhà Nguyễn đã thoái vị . Bão Đai chĩ là QT mà thôi.
    Cơ vàng từ đó qua các đời thủ tướng vẫn là cờ đối kháng đối đầu với bọn CSVN trong hệ thống CS quốc tế.Cờ vàng còn hieej diện trong 2 nền CHVN,kế thừa các nền dân chủ tự do trước đây . Cờ cũng tương j trưng cho người vn KHÔNG CỘNG SẢN.
    Vậy anh chống cỏ đỏ thì anh theo cờ nào ?
    Hay anh chống cho VUI ,cho tỏ ra đây ta có trí thức.
    Anh chống độc tài cs ,anh chống luôn QG tụ do ,
    Có nghĩa là ANH ở vói cờ đỏ ,anh chống .
    Anh ở với cờ vàng anh CŨNG CHỐNG.
    Vây ANH là AI ?Tàu hay cambuchia?
    Còn cái anh làm thơ đừng phủ cờ vàng cho ANH ta là vì ANH ta biết là mình đã không làm tròn trách nhiệm của một người lính ,của một sĩ quan giư nước VNCH trong tự do dân chủ. Anh có trách nhiệm chơ không phai Anh xóa bỏ cờ vàng khon chấp nhận cờ vàngmà anh ta đã từng chiến đấu chồn quân xâm lược Bắc kộng và vì anh ta ,vói suy nghĩ cá nhân ,nhận một phần trach nhiệm ,dù rất nhỏ, đã bỏ mất miền Nam …Đem câu thơ đó đẻ chưng minh người chiên binh vnch không chấp nhận cờ vàng là hàm hồ ,là nói lấy được ,là hạ nhục nguời chiến binh vnch ,là sĩ nhục người chết . Có phải là đò NGU không ?(Việt Dũng là người chống cộng được c đ tncs vinh danh ,khi chết cũng từ chối cờ vàng ,vì VD không phải là chiến sĩ vnch (anh ta bị tật nguyền nên không đi lính bão vệ miền Nam). Như vậy có phải anh ta hay gdd anh ta từ chối cờ vàng như suy nghĩ méo mó ,ngu muội của tác giã bài hủ lat T Đ L anh không ?hông ? Suy nghĩ chút coi !
    2/”Ngày hôm nay, nếu người Việt quốc gia còn muốn tiếp tục chiến đấu chống lại chế độ cộng sản thì phải hiểu rằng cuộc chiến đấu mới này là chiến đấu cho tự do, dân chủ cho cả nước chứ không phải chiến đấu để cắm lại lá cờ vàng trên thành phố Sài gòn hay một nơi nào khác trên đất nước VN”
    +++Cuộc chiến đấu chống cs bắc phương còn tiếp tục và nay có nhiều người bên kia chiến tuyến ,từng là kẻ thù,cũng đã tham gia ,Dù là thiểu số (mặt nổi ) nhưng nó là nguyện vọng của toàn dân. Ở trong nước ,dươi sự kềm kẹp của bạo quyền cs,người dân không trương lá cở vàng QG lên được (như PU và 01 số thanh niên)nhưng tin chắc rằng , nhân dân miền Nam (và cả nhân dân miền Bắc) đều chấp nhận biểu tương tự do.là lá cờ tự do của VNCH…Họ chiến dấu dướicờ vàng là chiến đấu cho tự do dân chủ
    Họ .chiến đấu chống cs thì họ vẫn giữ cái biểu tượng của tự do mà vì đó họ đã chiến đấu hi sinh và bị tù đày khắc nghiệt.
    Đã gọi là chiến đấu cho tự do ,dân chủ,không cs mà không có biểu tương nào thì ai biết?(VVK đòi xóa bỏ cờ vàng đẻ HHHG).Ngoài ra ,hôm nay ,cờ Vàng không còn là của miền Nam mà là của toàn dân yêu chuộng tụ do dân chủ. Chiến đấu ngày xưa là chông cộng cho nữa nước ,ngày nay là cho cả nước . Cộng sãn không còn ,cờ vàng tung bay suốt ừ Nam ra Bắc như Đông và Tây Đúc vậy. Anh nghĩ răng cờ vàng chống cộng vì Nam VN .VNCH và chỉ treo cờ vàng cho SG thôi là cái hiểu biết đó còn “HẸP” lắm ,,còn CS lắm “.
    Hãy nghĩ thoáng hơn . CỜ VÀNG TỰ DO DÂN CHỦ ngày nay không còn là của riêng VNCH mà NÓ LÀ BIỂU TƯỢNG CHUNG CHO CẢ NƯỚC, CHO NHŨNG AI CHIẾN ĐÂU GIÃI THỂ CHẾ ĐỘ PHI NHÂN CỦA CS.
    CHIẾN ĐẤU DƯỚI BIỂU TƯỢNG ĐÓ LA CHIẾN ĐÂU CHUNG ,KHÔNG NAM ,KHÔNG BẮC.
    Chĩ còn là Người VN chiến đấu cho một vn tụ do dân chũ ,hạnh phúc phú cường .
    Sau cùng ,nếu không vàng không đỏ thì anh chọ biểu tượng gì hay là không cần. CS cũng đọì bỏ cờ vàng. Như vậy T ĐL đã làm trúng ý của “mấy anh lớn bên vn” rồi . (còn ai nữa nhỉ? Lê Diến Đức vv và vv :những người cs chiến đấu “cò mồi ” (?) phải chăng ?
    (cam)

  10. Chiêu Dương says:

    Cụ Thạch mang bị gậy lang thang từ bang này đến bang khác của xứ cờ huê, lục lọi trong các thùng rác của cộng đồng NVTNCS, nhặt nhạnh một lô một lốc những mẩu bánh mì vụn đem về nhà. Tại nhà mình, cụ a-nô gọi TND, TQN, v…v… đến và hí hửng bày các mẩu bánh mì vụn lên bàn; đằng hắng phát biểu :
    _ Mấy ông bạn, đây là bánh mì, phải không ?
    Chúng bạn :
    _ OK.
    Cụ Thạch hưng phấn :
    _ Chúng bẩn thỉu và vô dụng, phải không ?
    Chúng bạn :
    _ OK.
    Cụ Thạch sung sướng, run run bờ môi :
    _ Vậy, bánh mì là thứ bẩn thỉu và vô dụng. ( !!! )

    Cụ Thạch nhảy chân sáo, đem trình làng cái “eureka” độc đáo của mình để báo công dâng đảng !

    • ABC says:

      Eureka, eureka !
      Cái người ngu nhất thế giới trong Tam-đoạn-luận, mà tôi tìm bấy lâu nay, đây rồi !

    • Builan says:

      Thế là “chúng bạn – cbđ – Ltcm (TND, TQN, v…v ) ”
      Nhất trì cho “những mâũ bánh mì vụn” là thứ bẫn thiũ vô dụng !
      Chúng rủ nhau quay về LÀNG CỖ NHUẾ tìm lại món ăn truyền thống -di truyền tổ tông nhà chúng từng nuôi chúng lớn khôn ! dạy chúng làm quân CS cướp ngày !

      https://www.youtube.com/watch?v=vCDHOynndnw#t=17

      Có nhiều lúc HỌ khôn ra, tưởng như lên đời, nhưng chẳng thể thay hôn lột xác ! ” bản chất khó mà đội thay ” !
      Tôi thương cảm ! chúc lành cho HỌ toại nguyện !

Leave a Reply to CAM Ca.